1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề di dân tự do tới tỉnh dak lawk từ năm 2004 đến nay

137 542 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Mục tiêu: Từ nay đến năm 2010 bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất đai phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, giải quyết việc

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh, những người đã truyền thụ và mở mang cho tôi những kiến thức quan trọng và quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn.

Lời cảm ơn đặc biệt, tôi xin gửi tới thầy giáo TS Nguyễn Duy Thụy đã dành nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,

giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.

Tôi xin gửu lời cảm ơn và lòng biết ơn chân thành tới cơ quan, gia đình, bạn bè và tất cả những người thân đã luôn động viên, khuyến khích trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Xin chân trọng cảm ơn!

Vinh, tháng 10 năm 2015

Tác giả Nguyễn Tất Thịnh

Trang 4

Phụ lục 1: Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 190/2003/QĐ-TTG NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM

2003 VỀ CHÍNH SÁCH DI DÂN THỰC HIỆN QUY HOẠCH, BỐ TRÍ DÂN CƯ

GIAI ĐOẠN 2003 - 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 223/BNN-ĐCĐC ngày 30 tháng 01 năm 2003) và ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Tư pháp và ủy ban Dân tộc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Phê duyệt chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai

đoạn 2003 - 2010, bao gồm những nội dung sau:

1 Mục tiêu:

Từ nay đến năm 2010 bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất đai phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống của người dân; hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng dân di cư tự do; đồng thời hình thành các điểm dân cư mới, có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội một cách bền vững cho người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

2 Phạm vi áp dụng:

Chính sách này áp dụng cho việc di dân nhằm thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư theo kế hoạch của Nhà nước thuộc khu vực nông thôn Riêng trường hợp di dân và ổn định dân cư tại các xã biên giới Việt - Trung thực hiện theo quy định tại Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

3 Đối tượng áp dụng:

Trang 5

a) Hộ phải di dân vì điều kiện sản xuất và đời sống quá khó khăn, bao gồm:

hộ du canh du cư; hộ mất đất ở, đất sản xuất do thiên tai; hộ sống ở nơi đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt; hộ di dân đến khu kinh tế - quốc phòng và hộ dân cần phải đưa ra khỏi các khu rừng đặc dụng.

b) Hộ di dân đến các xã biên giới, hải đảo.

c) Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, trí thức trẻ đang làm nhiệm vụ ở các vùng dự án di dân, có nhu cầu đưa gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con) đến định cư lâu dài hoặc lập gia đình mới và

tự nguyện định cư lâu dài tại vùng dự án.

d) Hộ tự nguyện di dân đến các vùng kinh tế mới để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và phát triển ngành nghề khác.

d) Hộ di dân tự do đang ở trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần phải chuyển ra khỏi các khu rừng đó.

4 Nguyên tắc chung thực hiện chính sách:

a) Nhà nước tạo điều kiện xây dựng kết cầu hạ tầng thiết yếu, phát triển các dịch vụ sản xuất để khuyến khích các hộ tham gia khai hoang, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và phát triển ngành nghề khác.

b) Tập trung đầu tư và ưu tiên hỗ trợ cho cộng đồng dân cư vùng dự án và các hộ chuyển đến định cư ở xã biên giới, hải đảo, các hộ ở vùng bị thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn và các hộ cần phải bố trí lại nhằm ổn định sản xuất và đời sống tại chỗ cho đồng bào, hạn chế dân di cư tự do.

Điều 2 Những chính sách cụ thể

1 Nguyên tắc và nội dung hỗ trợ:

a) Đất ở và đất sản xuất: Ban Quản lý dự án tổ chức khai hoang hoặc giao cho hộ tự khai hoang để bố trí đất ở, đất sản xuất cho hộ di dân tại nơi định cư mới ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân tỉnh) quy định cụ thể về mức diện tích đất bố trí cho các hộ Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ thực hiện theo quy định hiện hành.

b) Chi phí di chuyển người, hành lý, thuốc phòng bệnh, ăn uống trên đường

di chuyển tính theo cự ly di chuyển.

c) Hỗ trợ làm mới hoặc chuyển nhà từ nơi ở cũ đến nơi định cư mới.

d) Cấp tiền mua lương thực trong thời gian 12 tháng đầu tính từ khi đến vùng

dự án.

đ) Xây dựng giếng nước hoặc ống dẫn nước, bể chứa nước.

e) Hỗ trợ mua sắm công cụ sản xuất; giống cây lương thực, phân bón cho vụ đầu; tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công Ngoài nội dung hỗ trợ nêu trên hộ di dân khi đến nơi dịnh cư mới được hưởng các quyền lợi khác như người dân tại chỗ.

2 Mức hỗ trợ cụ thể:

Trang 6

a) Đối với hộ di dân thuộc các đối tượng quy định tại mục a, b, c khoản 3 Điều 1 của Quyết định này được hỗ trợ.

- Hỗ trợ khai hoang xây dựng đồng ruộng hoặc nương cố định: từ 2 triệu đồng/ha đến 5 triệu đồng/ha.

- Hộ di dân đến xã biên giới: 15 triệu đồng/hộ.

- Hộ di dân ra hải đảo: từ 50 triệu đồng/hộ đến 100 triệu đồng/hộ.

- Hộ di dân do điều kiện sống và sản xuất quá khó khăn đến các dự án trong tỉnh và ngoài tỉnh: từ 2 triệu đồng/hộ đến 8 triệu đồng/hộ.

- Ngoài mức hỗ trợ nêu trên hộ di dân đến vùng trũng thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long được hỗ trợ thêm 700.000 đồng/hộ để mua 01 chiếc xuồng làm phương tiện đi lại; hộ di dân từ vùng đồng bằng, trung

du, miền núi lên vùng cao được hỗ trợ thêm tiền di chuyển 500.000 đồng/

hộ (tên xã, huyện thuộc vùng cao theo quy định của Uỷ ban Dân tộc) b) Đối với hộ thuộc đối tượng tự nguyện di dân đến các vùng kinh tế mới để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và phát triển ngành nghề khác:

- Tự lo chi phí di chuyển, làm nhà ở, đầu tư cho sản xuất và đời sống.

- Về đất ở, đất sản xuất: nếu là hộ thuộc diện nghèo thì được Ban Quản lý dự

án khai hoang hoặc giao cho hộ tự khai hoang để bố trí đất ở, đất sản xuất và được cấp có thẩm quyền giao đất không thu tiền sử dụng đất Các

hộ khác được Ban Quản lý dự án khai hoang bố trí đất ở, đất sản xuất và được cấp có thẩm quyền giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất theo quy định hiện hành Mức diện tích đất để bố trí cho các hộ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

c) Đối với hộ di dân tự do đang ở trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần phải chuyển ra khỏi các khu rừng:

- Nếu hộ tự nguyện chấp hành theo bố trí của chính quyền các cấp ở địa phương nơi đến thì được xem xét giao đất ở, đất sản xuất theo mức và điều kiện giao đất do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

Trường hợp là hộ dân tộc thiểu số, đời sống quá khó khăn thì được xem xét

hỗ trợ thêm kinh phí để di chuyển, mua lương thực trong thời gian đầu, mua giống cây lương thực, phân bón và giải quyết nước sinh hoạt Mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định nhưng không quá 3 triệu đồng/hộ; được xem xét hỗ trợ làm nhà ở áp dụng theo quy định tại Quyết định số 155/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân tộc thuộc diện chính sách ở các tỉnh vùng Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở.

- Đối với hộ không chấp hành định cư theo bố trí của chính quyền các cấp ở địa phương thì ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dân đến tiến hành cưỡng chế

ra khỏi các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và thông báo cho chính quyền địa phương nơi có dân đi tự bố trí kinh phí, tổ chức đón họ trở lại nơi ở cũ (nơi có đăng, ký hộ khẩu thường trú) và tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định lại đời sống và sản xuất.

3 Chính sách hỗ trợ cộng đồng vùng dự án:

Trang 7

a) Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng bao gồm: đường giao thông nội vùng, thủy lợi nhỏ, phòng học, trạm y tế, công trình cấp nước sinh hoạt, xây dựng trạm hạ thế và đường dây điện từ trạm hạ thế đến trung tâm khu dân cư hoặc trạm thủy điện nhỏ ở những nơi có điều kiện, khai hoang đất ở, đất sản xuất tại những vùng dự án di dân tập trung b) ở những xã tiếp nhận các hộ thuộc đối tượng quy định tại mục a, khoản 3 Điều 1 của Quyết định này, đến định cư xen ghép thì xã nhận dân được

hỗ trợ một khoản kinh phí là 20 triệu đồng/hộ để làm các việc:

- Điều chỉnh đất ở và đất sản xuất để giao cho các hộ mới đến, bao gồm: khai hoang, đền bù theo quy định khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất để giao cho hộ.

- Xây dựng mới hoặc nâng cấp một số công trình hạ tầng thiết yếu như: lớp học, trạm xá, thủy lợi nội đồng, đường dân sinh, công trình cấp nước công cộng Việc lựa chọn xây dựng thêm hoặc nâng cấp công trình phải có sự bàn bạc dân chủ, thống nhất với nhân dân trong xã hoặc thôn bản.

Điều 3 Trách nhiệm của hộ di dân:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của chính quyền địa phương nơi đi, nơi đến b) Thực hiện đầy đủ các quy định về di dân, chế độ đăng ký hộ tịch, hộ khẩu tại nơi định cư mới; sử dụng đất đai và các tài nguyên theo đúng pháp luật; đoàn kết, tôn trọng phong tục, tập quán và tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc tại nơi định cư mới.

c) Sử dụng kinh phí hỗ trợ của nhà nước đúng quy định và có hiệu quả.

Điều 4 Về nguồn vốn đầu tư:

- Ngân sách Trung ương đầu tư cho các dự án: di dân ra biên giới, hải đảo; di dân vì điều kiện sản xuất quá khó khăn; di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở nơi diện tích đất hoang hóa còn lớn, tập trung, có khả năng tiếp nhận nhiều dân cư ngoài vùng.

Đối với dự án ổn định dân di cư tự do, tùy từng trường hợp cụ thể để xem xét việc đầu tư.

- Ngân sách địa phương đầu tư thực hiện các dự án di dân nội vùng nhằm thực hiện việc bố trí lại dân cư, khai thác đất hoang hóa phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển ngành nghề.

Điều 5 Tổ chức thực hiện:

1 Trách nhiệm của các bộ, ngành:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh:

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư toàn quốc.

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về di dân tại các địa phương; đề xuất các giải pháp để tổ chức quản lý và thực hiện có hiệu quả chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư.

Trang 8

- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh về quy hoạch và tổ chức quản lý, thực hiện dự án di dân theo quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện chính sách di dân quy định tại Quyết định này.

- Xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức chuyên ngành từ trung ương đến địa phương đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước về di dân.

b) Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tổng hợp kế hoạch dài hạn và hàng năm về di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của từng ngành và bố trí vốn đầu tư cho các dự án di dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có kế hoạch cụ thể

để triển khai thực hiện Quyết định này.

d) Đề nghị ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tổ chức vận động nhân dân, tham gia giám sát các cấp, các ngành thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư.

2 Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh:

a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về di dân, bố trí dân

cư, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Chỉ đạo việc lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện dự

án di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư, công bố các dự án, chính sách di dân và hướng dẫn nhân dân tham gia thực hiện; hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện di dân báo cáo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.

c) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hiệu quả về hỗ trợ và đầu tư nhằm tạo điều kiện để người dân sớm ổn định sản xuất và đời sống tại nơi định cư mới.

d) Huy động và lồng ghép các nguồn vốn bao gồm vốn đầu tư phát triển, vốn

sự nghiệp để đầu tư cho dự án từ Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm, Chương trình 135 ; bố trí nguồn vốn được ngân sách trung ương đầu tư và ngân sách địa phương, nguồn vốn vay tín dụng, vốn viện trợ (nếu có) trên cùng một địa bàn để thực hiện dự án và đảm bảo hiệu quả đầu tư.

đ) Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi lừa đảo, dụ dỗ đồng bào rời bỏ quê hương di cư tự do gây hậu quả xấu hoặc

vi phạm pháp luật.

e) Xây dựng, củng cố cơ quan chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ di dân, quy hoạch, bố trí dân cư của địa phương.

Điều 6 Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng

Công báo Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 7 Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan

thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các ngành có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban

Trang 9

nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

Trang 10

và một số tỉnh khác" các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng tích cực chỉ đạo và

tổ chức thực hiện Chỉ thị Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để nâng cao nhận thức cho người dân, vận động nhân dân định canh định cư, nhiều biện pháp hỗ trợ đã được triển khai thực hiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích đồng bào phát triển sản xuất, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xây dựng nếp sống văn hóa mới, ổn định đời sống tại quê hương Vì vậy, tình trạng dân di cư tự do đã giảm dần cả về quy mô và số lượng Giai đoạn năm

1991 - 1995 bình quân mỗi năm có hơn 16 vạn người di cư tự do, từ năm

1996 2000 giảm xuống còn 9 vạn người/năm, hai năm 2001 - 2002 chỉ có hơn 4 vạn người Riêng từ đầu năm 2003 đến nay chỉ có hơn 4.000 người di

do đang ở phân tán, chủ yếu trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, cần phải được sắp xếp, bố trí lại theo quy hoạch và kế hoạch.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

- Đời sống của đồng bào ở một số vùng miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng ven biển còn quá khó khăn, đa số hộ dân thuộc diện nghèo, thiếu điều

Trang 11

kiện sản xuất để ổn định lâu dài, nhất là thiếu đất canh tác, thiếu nước phục

vụ sản xuất và sinh hoạt; một số dân tộc vẫn còn tập quán du canh du cư.

- Công tác tổ chức quản lý dân cư ở một số địa phương nói trên còn nhiều yếu kém, chưa nắm chắc tình hình biến động dân cư Những khó khăn bức xúc về đời sống, sản xuất và một số nguyện vọng chính đáng của đồng bào chưa được quan tâm và giải quyết kịp thời.

- Việc quản lý đất đai, công tác bảo vệ rừng của các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, như việc triển khai giao đất giao rừng, quy hoạch bố trí đất đai trên từng địa bàn còn chậm được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế Nhiều nơi vẫn còn tình trạng các nông, lâm trường, các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân bao chiếm nhiều đất nhưng sử dụng chưa hiệu quả; tình trạng mua bán đất trái pháp luật chưa được xử lý triệt để.

- Sự phối hợp giữa địa phương có dân đi và đến để cùng khắc phục tình trạng di cư tự do còn thiếu chặt chẽ, các biện pháp khắc phục, ổn định số dân di cư tự do đã đến các địa bàn chưa phù hợp với thực tế và chỉ đạo của Chính phủ.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản chấm dứt tình trạng dân di cư tự do, ổn định và nâng cao đời sống đối với những hộ dân di cư tự do ở những nơi cần bố trí, sắp xếp lại theo quy hoạch

và kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các nhiệm

vụ sau đây:

I ĐỐI VỚI CÁC TỈNH CÓ DÂN ĐI

1 Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục nhân dân hiểu rõ chủ trương đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước, làm cho mọi người thấy được việc di cư tự do làm ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gây khó khăn cho địa phương có dân đến Đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến là người dân tộc thiểu số đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, biết cách làm ăn, tăng thu nhập, ổn định đời sống tại chỗ một cách bền vững và xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ.

2 Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, như: Chương trình 135, Chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chương trình của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng, dự

án trồng mới 5 triệu ha rừng Tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt chính sách

hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày

20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ dân tộc thiểu số

có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống sớm thoát nghèo; thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, ưu tiên đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn có nhiều dân

di cư tự do, chú trọng đầu tư hỗ trợ trực tiếp phát triển sản xuất và ổn định đời sống.

Trang 12

Các địa phương cần tiến hành ngay việc rà soát lại quỹ đất đai và quy hoạch, lập

dự án, chủ động sắp xếp bố trí lại dân cư tại chỗ là chủ yếu Trong đó ưu tiên những đối tượng khó khăn về đất sản xuất; nước sinh hoạt; vùng có nguy cơ

bị thiên tai đe dọa và những hộ ở phân tán, cư trú trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày

16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 - 2010.

3 Tăng cường quản lý dân cư, thường xuyên nắm chắc hộ khẩu, nhân khẩu, biến động về lao động, dân cư trên địa bàn, nhất là cấp huyện, xã và các thôn bản; kịp thời phát hiện những hộ gia đình, cá nhân di cư hoặc có thể di cư tự do để vận động nhân dân yên tâm ở lại và có chính sách hỗ trợ kịp thời.

4 Thực hiện đúng chính sách tôn giáo và tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tôn giáo, vấn

đề dân tộc, lợi dụng những khó khăn trước mắt của đồng bào để lôi kéo, kích động, môi giới dân di cư tự do.

5 Uỷ ban nhân dân các tỉnh có dân đi có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi dân đến bố trí, sắp xếp, hỗ trợ kinh phí để nhanh chóng

ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào, giải quyết dứt điểm việc đăng ký

hộ khẩu theo quy định của pháp luật cho hộ ở nơi mới, đồng thời giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân của tỉnh mình đã di cư tự do, nay có nguyện vọng trở về quê cũ để họ ổn định đời sống.

Yêu cầu các địa phương chỉ đạo kiên quyết không để tiếp tục xảy ra tình trạng dân di cư tự do Địa phương nào, cơ sở nào để dân di cư tự do phải chịu trách nhiệm trước cấp trên quản lý trực tiếp, đồng thời phải có trách nhiệm phối hợp với các địa phương nơi đến để giải quyết những hậu quả tiêu cực do dân

di cư tự do gây ra.

II ĐỐI VỚI CÁC TỈNH CÓ DÂN ĐẾN

1 Tăng cường việc chỉ đạo và bố trí, phân công cán bộ, phối hợp chặt chẽ với cán bộ ở cấp cơ sở để kịp thời phát hiện dân di cư tự do, phân loại đối tượng, thông báo kịp thời cho các tỉnh có dân đi để phối hợp giải quyết.

2 Bố trí sắp xếp dân di cư tự do hiện đang ở phân tán không theo quy hoạch vào các vùng dự án được quy hoạch Hướng dẫn, tạo điều kiện cho dân sớm ổn định sản xuất và đời sống; đồng thời phối hợp với các tỉnh có dân đi, giải quyết dứt điểm việc đăng ký hộ khẩu, đảm bảo cho người dân thực hiện đầy

đủ quyền và nghĩa vụ công dân.

3 Tăng cường quản lý đất đai theo hướng rà soát lại quy hoạch bố trí, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh, huyện, xã; thực hiện giao đất, giao rừng theo quy định; kiên quyết xử lý việc khai phá, mua bán, sang nhượng đất đai trái phép, thu hồi diện tích đất đai theo quy định để phục vụ bố trí, sắp xếp dân cư, phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương Các địa phương còn quỹ đất chưa

sử dụng cần có phương án khai thác, xây dựng các dự án đón nhận lao động, dân cư nơi khác đến lập nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch.

4 Thực hiện tốt công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm và xử lý những trường hợp phá rừng, nhất là những vùng rừng đặc dụng, rừng phòng

Trang 13

hộ Cần có những biện pháp kiên quyết di chuyển các hộ gia đình di cư tự do

ở các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng đến các địa điểm đã được quy hoạch theo Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

5 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách và pháp luật về người dân tại chỗ và dân di cư tự do nâng cao hiểu biết, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc để cùng nhau xây dựng quê hương.

III CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

1 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc xây dựng

và thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về điều chỉnh, bố trí lại dân cư gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Trước mắt, hướng dẫn các địa phương xây dựng và phê duyệt dự án bố trí lại dân cư theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn

2003 - 2010; đồng thời nghiên cứu xây dựng chính sách và chỉ đạo hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho mục tiêu ổn định sản xuất và đời sống, quy hoạch, bố trí lại dân cư.

2 Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí cho các ngành, các địa phương xây dựng và thực hiện các dự án ổn định, điều chỉnh bố trí lại dân cư, trước hết ưu tiên những vùng dân đến có đời sống quá khó khăn và những vùng dân có xu hướng dân sẽ di cư tự do đến nhiều, để các ngành, các địa phương bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch; đồng thời hướng dẫn quản lý nguồn vốn này đúng mục tiêu, đối tượng và có hiệu quả.

3 Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp ở địa phương quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu cả nơi đi và nơi đến; xem xét đăng ký hộ khẩu kịp thời cho đồng bào theo sự bố trí, sắp xếp của chính quyền địa phương; phát hiện

và xử lý kịp thời những phần tử xấu lôi kéo, kích động dân bỏ làng xã di cư

tự do.

4 Uỷ ban Dân tộc chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các chính sách dân tộc, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của đồng bào; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để có những biện pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng dân tộc để đồng bào nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

5 Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

6 Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng các khu kinh tế quốc phòng bảo đảm mục tiêu quốc phòng, kinh tế và ổn định dân cư; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để giải quyết tình trạng dân di cư tự do.

Trang 14

7 Các Bộ: Lao động - thương binh và xã hội, Y tế, Văn hóa - thông tin, Giáo dục

và đào tạo, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và môi trường theo chức năng của mình có kế hoạch giúp đỡ các vùng khó khăn xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân cư, tham gia vào giải quyết tình trạng dân di cư

tự do.

8 Các đoàn thể quần chúng, cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bố trí lại dân cư, về quyền và nghĩa vụ của công dân để đồng bào hiểu rõ, có trách nhiệm cùng tham gia với Nhà nước giải quyết tình trạng dân di cư tự do Công tác phát thanh và truyền hình đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần phải tăng thời lượng phát sóng các chương trình, cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp, để phù hợp với phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc.

9 Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Công an, Quốc phòng, Lao động - thương binh và xã hội, Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng của mình có kế hoạch triển khai chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung Chỉ thị này.

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

Trang 15

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ……… 3

MỞ ĐẦU……… 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

5 Phương pháp nghiên cứu 13

6 Đóng góp của Luận văn 14

7 Bố cục của Luận văn 14

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH DAK LĂK VÀ QUÁ TRÌNH DI DÂN TỰ DO ĐẾN TỈNH DAK LĂK TRƯỚC NĂM 2004 15

1.1 Khái quát về tỉnh Dak Lăk 15

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 15

1.1.2 Dân cư, dân số, thành phần dân tộc và kinh tế - xã hội 25

1.1.3 Văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng 32

1.2 Nhìn chung về quá trình di dân tự do đến tỉnh Dak Lăk từ năm 1975 đến năm 2003 35

Tiểu kết chương 1 39

CHƯƠNG 2 DI DÂN TỰ DO ĐẾN TỈNH DAK LĂK TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY 41

2.1 Khái niệm và lý thuyết về di dân 41

2.1.1 Khái niệm về di dân 41

2.1.2 Lý thuyết về di dân 42

2.1.3 Các tiêu chuẩn xác định khái niệm, đặc trưng, nguyên nhân, hiệu quả và tác động của di dân 44

2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Dak Lăk đối với vấn đề di dân tự do 48

2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 48

2.2.2 Các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Dak Lăk 58

2.3 Quá trình dân di cư tự do tới Dak Lăk từ năm 2004 đến nay 64

2.3.1 Tình hình dân di cư tư do tới Dak Lăk từ năm 2004 đến nay 64

2.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào di cư tự do 78

Tiểu kết chương 2 83

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH DI DÂN TỰ DO VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 85

3.1 Tác động của quá trình di dân tự do tới tỉnh Dak Lăk 85

3.1.1 Tác động tích cực 85

3.1.2 Tác động tiêu cực 92

Trang 16

3.2 Một số khuyến nghị và giải pháp để giải quyết tình trạng dân di cư tự do 102

3.2.1 Quan điểm giải quyết vấn đề di dân tự do của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Dak Lăk 102

3.2.2 Những giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng dân di cư tự do 103

3.2.3 Một số khuyến nghị để giải quyết tình trạng dân di cư tự do 107

Tiểu kết chương 3 109

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC

Trang 17

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 1.1 Tổng hợp dân di cư tự do đến Dak Lăk từ năm 1976 - 2003

(Phân theo thời gian)

Tr 38

Hình 1.1 Số hộ và số nhân khẩu dân di cư tự do đến Dak Lăk thời

kỳ 1976 - 2003

Tr 38

Hình 1.2 Địa bàn xuất cư của dân di cư tự do đến tỉnh Dak Lăk Tr 39

Bảng 2.2 Tổng hợp dân di cư tự do đến tỉnh Dak Lăk giai đoạn

2004 - 2013 (phân theo tỉnh đi)

Tr 68

2004 - 2013 (phân theo huyện đến)

Tr 70

Bảng 2.4 Tổng hợp dân di cư tự do đến tỉnh Dak Lăk giai đoạn 2004 - 2013

(phân theo thành phần dân tộc)

Tr 72

Bảng 3.1 Sự biến động của lực lượng lao động tỉnh Dak Lăk qua

các năm

Tr 86

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tỉnh Dak Lăk nằm trên cao nguyên phía Tây miền Trung của ViệtNam, là một cao nguyên thấp, độ cao trung bình là 500m so với mức nướcbiển Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, dân số 1.827.786người (tính đến năm 2014) Tỉnh Dak Lăk hiện có 47 dân tộc anh em cùngsinh sống gồm các dân tộc thiểu số tại chỗ như Êđê, M’nông, Ja Rai,…bên cạnh đó còn có các dân tộc thiểu số phía Bắc như Mường, Thái, Tày,Nùng, Dao, H’Mông, Sán Dìu, Sán Chay, Hà Nhì… và dân tộc Kinh từcác địa phương trong cả nước về đây sinh cơ lập nghiệp

Dak Lăk là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh

tế, đặc biệt là kinh tế nông - lâm nghiệp Chính vì vậy, từ sau ngày miềnNam giải phóng, đất nước thống nhất, với chính sách phát triển kinh tế -

xã hội, Đảng và nhà nước chủ trương đưa đồng bào các dân tộc vào DakLăk cùng đồng bào các dân tộc tại chỗ xây dựng Dak Lăk giàu mạnh.Dân số Dak Lăk tăng nhanh và kinh tế xã hội Dak Lăk có những thayđổi quan trọng

Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, do nhu cầu của cuộc sống,

sự di dân, đặc biệt là di dân tự do tăng mạnh, tác động tích cực cũngnhư tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Dak Lăk

Tỷ lệ tăng dân số bình quân hằng năm trong thời kỳ giữa haicuộc tổng điều tra dân số 1989 và 1999 là 6,20%, trong đó tỷ lệ tăng

tự nhiên là 2,99% và tăng cơ học là 3,21% [26,tr.7] Tỷ lệ tăng cơ họcchủ yếu là dân di cư tự do từ các tỉnh khác đến khai hoang, phá rừng

Theo ngôn ngữ M’nông: Dak là nước, dòng nước, suối nước, hồ nước Lăk là tên của một hồ

nước lớn trong địa bàn của tỉnh Dak Lăk là hồ nước có tên là Lăk Hiện nay có nhiều cách viết khác nhau như Đắk Lắk, Dak Lak, Dak Lăk… Ở đây chúng tôi thống nhất cách viết Dak Lăk.

Trang 19

lấy đất sản xuất nông nghiệp Hiện nay quá trình di dân tự do đến DakLăk vẫn tiếp diễn theo xu hướng tăng dần tỷ lệ dân di cư là dân tộcthiểu số ở các nơi khác.

Nơi xuất cư của dòng di dân tự do chủ yếu từ các tỉnh miền núiphía Bắc và khu IV cũ, nhất là địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khókhăn Thành phần dân di cư tự do chủ yếu là các dân tộc thiểu số phíaBắc (Tày, Nùng, Thái, Dao, H’ Mông…)

Chính làn sóng di cư đã làm cho cơ cấu, thành phần và số lượng dântộc ở Dak Lăk biến đổi nhanh Năm 1907, ở Dak Lăk có khoảng 80.000nhân khẩu, trong đó người Ê đê chiếm đa số với khoảng 40.000 người(chiếm 50%) Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975), dân sốtỉnh Dak Lăk là 336.000 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

là 164.544 người (chiếm 48,8% dân số) Tính đến ngày 01/4/2014, dân sốtỉnh Dak Lăk 1.827.786 người với 47 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộcKinh chiếm tỷ lệ đông nhất với 1.161533 người, thứ hai là dân tộc Ê đê có298.534 người, thứ ba là dân tộc Nùng có 71.461 người, thứ tư là dân tộcTày có 51.285 người, dân tộc M’nông có 40.344 người, dân tộc H’Mông

có 22.760 người, dân tộc Thái có 17.153 người [61,tr.1]

Mỗi dân tộc di cư đến Dak Lăk bằng nhiều hình thức, mang theonhững nền văn hóa tộc người, phương thức sản xuất… khác nhau Việc didân tới tỉnh Dak Lăk đã tác động lớn đến vấn đề chính trị, kinh tế, xã hộicủa tỉnh, tạo nên bức tranh văn hóa phong phú cho tỉnh Dak Lăk Mặt khác,quá trình di dân từ nơi khác đến đã làm xáo trộn đến vấn đề đất đai, tácđộng xấu đến môi trường sinh thái, làm phức tạp vấn đề tôn giáo, xã hội…đặt ra những bài toán phức tạp trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội, ổnđịnh an ninh quốc phòng Những tác động xấu trên đã bị các thế lực thùđịch lợi dụng, khai thác, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm phức tạpthêm vấn đề an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tỉnh Dak Lăk

Trang 20

Nghiên cứu Vấn đề di dân tự do tới tỉnh Dak Lăk từ năm 2004

đến nay nhằm làm rõ các giai đoạn di dân, nguyên nhân di dân tự do;

các nguồn di dân tự do; vai trò của chính quyền và quan hệ của dân di

cư với cư dân tại chỗ; vai trò và tác động của bộ phận dân di cư tự dođối với việc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Dak Lăk

Hiện nay, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề

di dân tự do đến Dak Lăk nhưng chỉ mới đề cập đến từng khía cạnh

mà chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệthống về quá trình di dân tự do tới tỉnh Dak Lăk từ năm 2004 đến nay

Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Vấn đề di dân tự do tới

tỉnh Dak Lăk từ năm 2004 đến nay làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi mong muốn cungcấp những cơ sở khoa học và thực tiễn làm luận cứ cho việc xây dựngchính sách đúng đắn, phù hợp đối với công tác di dân, quản lí vấn đề dân

di cư tự do nhằm mục đích phát triển bền vững kinh tế, xã hội, chính trị,quốc phòng và an ninh của tỉnh Dak Lăk

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát của luận văn là phác thảo quá trình di dân tự

do tới tỉnh Dak Lăk từ năm 2004 đến nay

Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu quá trình di dân tự do tới tỉnh Dak Lăk từ năm 2004 đến nay;

- Làm rõ nguyên nhân, mục đích của việc di dân tự do tới tỉnhDak Lăk từ năm 2004 đến nay;

- Nêu bật vai trò cũng như hệ lụy của sự di dân tự do đối với vấn đềchính trị, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng của tỉnh Dak Lăk từ năm

2004 đến nay;

Trang 21

- Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp giúp cho việc hoạch địnhchính sách về di dân tự do và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Dak Lăk.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là: Dân di cư tự do tới tỉnh Dak Lăk

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Tỉnh Dak Lăk; ở đây chúng tôi chỉ trình bày vềkhông gian của tỉnh Dak Lăk sau năm 2003 khi tỉnh Dak Lăk đượctách thành 2 tỉnh là Dak Lăk và Đắk Nông

+ Về thời gian: Từ năm 2004 đến nay (2014) Tuy nhiên đề tài có

đề cập về khoảng thời gian trước năm 2004, để làm rõ hơn các vấn đềcần nghiên cứu.

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong lịch sử hình thành và phát triển, vùng đất Tây Nguyên đãtrải qua nhiều biến cố và những thay đổi lớn lao Có thời kỳ, vùng đấtTây Nguyên nằm tách biệt, khép kín với bên ngoài, nhưng cũng có môtthời kỳ dài chịu ảnh hưởng của phong kiến Chăm, Khơme, TriềuNguyễn và sau đó lại chịu áp bức bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ Vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu về vùng đất này chưa đượcnhiều và sâu sắc như những vùng miền khác của đất nước

Trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị nước ta trước đây, đã có nhữngphát hiện, điều tra khảo sát thực địa và nhiều công trình nghiên cứumang tính chất chuyên ngành như khảo cổ học, dân tộc học, địa lý lịch

sử của các nhà khoa học và những sĩ quan trong quân đội thực dân vềvùng đất và con người Tây Nguyên nhằm mục đích phục vụ cho cáccuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp

Đến trước năm 1975, ở miền Nam đã xuất hiện thêm một số côngtrình nghiên cứu về Tây Nguyên Trong đó, vào thập niên 60 của thế kỷ

Trang 22

XX có một số công trình của các tác giả người Mỹ nghiên cứu về con

người và vùng đất Tây Nguyên nói chung như: Hickey với The highland

people of south Vietnam: Social and economic the development, Santa Monica, Califonia Rand co., 1967 (Người Thượng ở Nam Việt Nam

phát triển kinh tế và xã hội); Minority Group in the republic of Viet Nam

(Những nhóm thiểu số ở Việt Nam Cộng Hòa)

Ngoài ra cũng phải kể đến những tác phẩm của các tác giả ngườiViệt ở Miền Nam và các cơ quan của chính quyền Sài Gòn trước giảiphóng có nội dung liên quan trực tiếp đến các vấn đề kinh tế, xã hội ở

Tây Nguyên như: Nghiêm Thẩm, Tìm hiểu đồng bào thượng, Tập san Quê Hương số 25/1964; Paul Nur, Sơ lược về chính sách Thượng vụ

trong lịch sử Việt Nam, xuất bản tại Sài Gòn, 1966; Cửu Long Giang

-Toàn Ánh, Cao Nguyên miền Thượng, xuất bản tại Sài Gòn, 1974; Ksor

Đê, Chương trình kiến điền đất đồng bào Thượng, Luận văn tốt nghiệp

Học viện Hành chánh quốc gia, Ban đốc sự Hành chánh khóa XVII

(1969-1972), Sài Gòn, 1972; Y Si Niê, Công cuộc kiến điền đất đồng

bào Thượng, Luận văn tốt nghiệp Học viện Hành chánh quốc gia, Ban

đốc sự Hành chánh khóa XVIII (1970-1973 ), Sài Gòn, 1973; Lê Đình

Chi: Vấn đề đồng bào sơn cước tại Việt Nam cộng hòa,… Tác giả của

những công trình, bài viết này dù vẫn còn một số quan điểm riêng, nhưngbước đầu cũng đã phác họa được phần nào chân dung về con người vàvùng đất Tây Nguyên.Vì thế tư liệu được các tác giả sử dụng trong cáccông trình, bài viết trên đã giúp ích rất nhiều cho chúng tôi trong việcthực hiện đề tài

Trên các sách báo, tạp chí khoa học được xuất bản ở miền Bắc trướcnăm 1975 cũng có một số bài giới thiệu khái quát về từng lĩnh vực của tình

hình văn hóa, xã hội Tây Nguyên như: Lê Ngọc Ái, Một số nét về xã hội

người Ba Na, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1/1969; Vị Hoàng, về sự phân

Trang 23

bố dân cư, nguồn gốc, tên gọi và tổ chức xã hội người Sơ Đăng ở phía bắc Kom Tum, Tạp chí dân tộc học số 1/1974; Nguyễn Quốc Lộc, Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tạp chí Dân tộc học số 2/1975…

Nhìn chung, đã có những công trình và bài viết nghiên cứu về TâyNguyên nói chung, về vấn đề di cư đến Tây Nguyên từ trước đến năm

1975 nhưng chỉ mới cung cấp những hiểu biết ban đầu về vùng đất, conngười và tình hình kinh tế, xã hội ở đây

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất(năm 1975), việc nghiên cứu, tìm hiểu về vùng đất Tây Nguyên nóichung, về vấn đề di cư của các dân tộc thiểu số đến Tây Nguyên và DakLăk nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta chú ý quan tâm đặc biệt Cácchương trình điều tra, nghiên cứu về Tây Nguyên đã được tiến hành mộtcách có hệ thống hơn và đã mang lại những kết quả quan trọng

Nhiều công trình mang tính chất tổng quát hoặc đi sâu vào từng vấn

đề cụ thể đã được công bố Đặc biệt là kể từ khi toàn Đảng, toàn dân vàtoàn quân ta thực hiện đường lối đổi mới đất nước (năm 1986), các chủtrương, chính sách của Đảng, của nhà nước, các công trình nghiên cứucủa các nhà khoa học về Tây Nguyên nói chung và Dak Lăk nói riêngxuất hiện ngày càng nhiều, trong đó, hướng nghiên cứu quan trọng, thuhút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu là tập trung vào hiện trạng vànhững chuyển biến đang diễn ra trong lĩnh vực kinh tế xã hội, nhất là vấn

đề di cư đến Tây Nguyên, Dak Lăk qua các thời kỳ lịch sử có thể phânthành các nhóm công trình như sau:

1 Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội Tây Nguyên

Sau giải phóng miền Nam (năm 1975), nhận thức được tầm quantrọng của việc nghiên cứu Tây Nguyên, Uỷ ban khoa học xã hội ViệtNam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tiến hànhnghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, thực hiện

Trang 24

Chương trình Tây Nguyên I với đề tài nghiên cứu các thành phần dântộc ít người (được thực hiện từ năm 1978-1983) Một số kết quả chủyếu trong quá trình nghiên cứu đó đã được xuất bản như: Đặng

Nghiêm Vạn (Chủ biên): Các dân tộc Gia Lai - Công Tum, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1981; Mạc Đường (Chủ biên):Vấn đề dân tộc ở

Lâm Đồng, Sở văn hóa tỉnh Lâm Đồng xuất bản, 1983; Viện dân tộc

học: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía nam), NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1984

Đặc biệt trong năm 1984, Ban chỉ đạo nghiên cứu kinh tế - xã hộiTây Nguyên thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập,chịu trách nhiệm chỉ đạo những đề tài kinh tế - xã hội, văn hóa củachương trình Tây Nguyên II (Chương trình cấp nhà nước, mang mã số48-09, sau đổi thành 48C, được thực hiện từ năm 1984-1988) Trongchương trình này, ba cuộc hội thảo về kinh tế - xã hội Tây Nguyên đãđược tổ chức Cuộc hội thảo lần thứ nhất ở Buôn Ma Thuột được tổchức trước đó vào năm 1982 đánh dấu bước mở đầu quan trọng củaquá trình nghiên cứu về Tây Nguyên Cuộc hội thảo lần thứ hai ởPleiku, tổ chức vào năm 1985, đã đặt ra được một số vấn đề cơ bản vàcấp bách về kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên trên chặng đường đầu củathời kỳ quá độ lên CNXH Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã giới thiệu

những báo cáo chọn lọc trong cuốn “Một số vấn đề kinh tế- xã hội Tây

Nguyên’’ (1986) Cuộc hội thảo lần thứ ba được tổ chức tại Đà Lạt

vào tháng 11/1988 Các báo cáo khoa học tại Hội thảo lần này được

bổ sung và chọn lọc, nhất là những báo cáo nghiên cứu toàn vùng TâyNguyên, những chuyên khảo tiêu biểu cho từng loại vấn đề, được tập

hợp trong công trình tập thể dưới tiêu đề “Tây Nguyên trên đường phát

triển’’ do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1989, trong đó,

Trang 25

bước đầu quan tâm và đưa ra những lo ngại và khuyến cáo cho tìnhtrạng di dân và tăng dân số cơ học ở Tây Nguyên.

Tháng 8 năm 2001, Trung tâm Khoa học và xã hội nhân vănquốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợpvới Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học tại thànhphố Plâyku với chủ để “Luật tục - hương ước và những vấn đề pháttriển kinh tế - xã hội của buôn làng các dân tộc Tây Nguyên’’ Hộithảo tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trên địa bànbuôn làng các dân tộc tại chỗ như Giarai, Bana, Êđê, M’Nông,Xêđăng… (hiện chiếm khoảng trên 20% dân số và cư trú trên toàn bộcác huyện, xã của khu vực Tây Nguyên) Một số báo cáo khoa học tạiHội thảo được Nhà xuất bản Khoa học xã hội giới thiệu trong cuốn

“Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây

Nguyên’’ (2002)

Bên cạnh đó ngoài các báo cáo trong các Hội thảo khoa học đãnêu, nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu Tây Nguyên đã được triển

khai theo hướng chuyên sâu như: Lê Duy Đại: Dân cư Tây Nguyên

dưới góc độ dân số học tộc người, Luận án Phó tiến sĩ Lịch sử, Hà

Nội, 1993; Nguyễn Pháp: Hướng phát triển nền nông nghiệp và nông

thôn ở Tây Nguyên, NXB nông nghiệp, Hà Nội, (1997); Viện nghiên

cứu Chính sách dân tộc và miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định

hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa; Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2009), Một số tư liệu về kinh tế xã hội Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi giáp Tây Nguyên; Bùi Minh Đạo (2012), Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

Về bài viết đăng trên các tạp chí khoa học có thể kể đến: Đặng

Nguyên Anh: Các hình thái di cư và phát triển kinh tế ở việt nam,

Trang 26

những vấn đề kinh tế thế giới , Tạp chí Xã hội học, số 3/1998; Đặng

Nghiêm Vạn, Một số vấn đề xã hội cấp bách cần giải quyết : Vấn đề

sở hữu ruộng đất ở Tây Nguyên, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội

số 1/1998; Đặng Nghiêm Vạn, Sở hữu đất đai ở Tây Nguyên, Tạp chí

Dân tộc học số 1-2/1998… Ngoài ra còn có các bài viết liên quan đếnTây Nguyên của Mạc Đường, Bế Viết Đẳng, Nguyễn Tấn Đắc, LêDuy Đại, Bùi Minh Đạo… đăng trên các Tạp chí Dân tộc học, Tạp chíNghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội…; cuối cùng

là các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương, các báo, tập san củađịa phương đã bổ sung nguồn tư liệu quý cho đề tài

Nhóm công trình này tuy không nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề di

cư nhưng nội dung sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá nguyênnhân, tác động của vấn đề di cư vào Tây Nguyên nói chung và vấn đề di

cư vào tỉnh Dak Lăk nói riêng

2 Nhóm công trình nghiên cứu về di dân nói chung và di dân tự do đến Tây Nguyên, Dak Lăk nói riêng

Từ thập niên 90 đến nay, khi tình trạng di dân tự do vào Tâynguyên nói chung và Dak Lăk nói riêng diễn ra mạnh mẽ và trên quy môlớn, việc nghiên cứu di dân tự do vào Tây Nguyên và Dak Lăk được đẩymạnh và chú trọng hơn Một số bài nghiên cứu và sách chuyên khảođược ấn hành Nhiều đề tài, dự án được triển khai Đáng chú ý là các

công trình của Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá

trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb Thế giới, Hà

Nội; Các bài viết của Đặng nghiêm Vạn, Lê Duy Đại, Lê Mạnh Khoa,Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Tiến Dũng, Nguyễn Xuân Du, Nguyễn An Vinh

(1986) in trong sách “Tây Nguyên trên đường phát triển”, Nxb Khoa học

xã hội; Trung tâm dân số và nguồn lao động, Di dân tự do và các biện

pháp tác động, Hà Nội (1994); Nguyễn Văn Tiệp (chủ biên) (2010), Một

Trang 27

số vấn đề kinh tế xã hội và quan hệ tộc người ở Đắk Lắk, Nxb Đại học

quốc gia TP Hồ Chí Minh…

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề di

cư tự do đến Tây Nguyên và Dak Lăk Tuy nhiên số lượng không nhiều

và tập trung vào hai hướng sau:

Nghiên cứu trường hợp tộc người di cư cụ thể trong khoảng thời gian

nhất định như: Nguyễn Thế Huệ (2002), Dân số và phát triển của tộc

người Brâu và Rơ Măm ở Tây Nguyên, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà

Nội

Nghiên cứu chuyên sâu một số khía cạnh cơ bản của vấn đề di cưcủa người dân tộc thiểu số đến Tây Nguyên như: đề tài cấp bộ của

nhóm nghiên cứu Viện Dân tộc học: Di dân tự phát của các dân tộc

thiểu số từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên do PGS.TS Khổng

Diễn làm chủ nhiệm (1999), trong đó, trên cơ sở làm sáng tỏ thựctrạng kinh tế xã hội và môi trường của các dân tộc thiểu số miền núiphía bắc ở nơi xuất cư, phân tích những tác động tích cực và tiêucực của di cư tự phát đến kinh tế, xã hội, môi trường Tây Nguyên,đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp góp phần giải quyết vấn đề didân ở vùng đất này Cùng với đó là công trình sách chuyên khảo

của tác giả Nguyễn Bá Thủy về Di dân tự do của các dân tộc Tày,

Nùng, H’ mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đăk Lăk (2004),

trong đó, làm sáng tỏ bước đầu một số vấn đề liên quan đến di dân tự docủa bốn dân tộc vào Dak Lăk như: đặc điểm kinh tế xã hội của các dântộc di cư và tại chỗ, nguyên nhân di cư, một số tác động của di cư…

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp luận của chủnghĩa Duy vật lịch sử và chủ nghĩa Duy vật biện chứng, cũng nhưquan điểm của Đảng và nhà nước về di dân, đồng thời áp dụng cách

Trang 28

tiếp cận và phương pháp nghiên cứu liên ngành lịch sử - kinh tế - vănhóa - xã hội học và địa lý lịch sử

Tuy nhiên, đây là một đề tài lịch sử nên phương pháp nền tảng,phương pháp chủ yếu nhất được sử dụng là phương pháp lịch sử vàphương pháp logic Ngoài ra có sự kết hợp chặt chẽ với các phươngpháp chuyên ngành, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, điều trakhảo sát thực địa… nhằm đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sựkiện, đồng thời làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với cácyếu tố liên quan

6 Đóng góp của Luận văn.

Dựng lại bức tranh về quá trình di cư tự do tới tỉnh Dak Lăk từ 2004đến nay

Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình di dân tự do,cũng như tác động của quá trình di dân tự do đối với kinh tế, văn hóa và

xã hội của tỉnh Dak Lăk Từ đó góp phần làm cơ sở tham khảo cho Đảng

bộ và chính quyền tỉnh Dak Lăk trong việc đề ra và thực hiện các chínhsách về di dân tự do phù hợp với tình hình của tỉnh, đồng thời phát huynhững mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của vấn đề di dân tự do

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1 Khái quát về tỉnh Dak Lăk và quá trình di dân tự dođến tỉnh Dak Lăk trước năm 2004

Chương 2 Di dân tự do tới tỉnh Dak Lăk từ năm 2004 đến nayChương 3 Tác động của quá trình di dân tự do và một số khuyếnnghị, giải pháp

Trang 29

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH DAK LĂK VÀ QUÁ TRÌNH DI DÂN TỰ

DO ĐẾN TỈNH DAK LĂK TRƯỚC NĂM 2004

1.1 Khái quát về tỉnh Dak Lăk

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Dak Lăk nằm trên cao nguyên phía Tây miền Trung của ViệtNam, là một cao nguyên thấp, độ cao trung bình là 500 mét so với mặtnước biển, trải dài từ vĩ độ 11O45’ đến 13O25’ Bắc, trải rộng từ kinh độ

107O12’ đến 108O54’ Đông, Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáptỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phíaTây giáp tỉnh Đăk Nông và tỉnh Mundun Kiri - Vương quốcCămpuchia với 73km đường biên giới chung Tổng diện tích tự nhiêntoàn tỉnh Dak Lăk là 13.125 km2, chiếm 27,6% diện tích vùng TâyNguyên và 3,9 % diện tích tự nhiên của cả nước

Dak Lăk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về các mặt kinh tế,chính trị, văn hóa, an ninh và quốc phòng không chỉ đối với TâyNguyên mà còn đối với cả nước Với vị trí địa lý như vậy, giao thông ởDak Lăk tương đối thuận lợi với nhiều tuyến đường giao thông quantrọng nối với các tỉnh thành trong cả nước Quốc lộ số 14 nối Dak Lăkvới các tỉnh phía Bắc và phía Nam: Quảng Ngãi - Bình Định - KonTum - Gia Lai - Dak Lăk - Bình Phước - Bình Dương và Thành phố HồChí Minh, là con đường huyết mạch của tỉnh Đường bộ còn có quốc lộ

số 26 nối liền thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Dak Lăk với thànhphố Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa Quốc lộ số 27 nối liền trung tâmtỉnh với huyện Lăk ở phía Nam tỉnh và thành phố Đà Lạt của tỉnh LâmĐồng Đường 26 nhỏ nối liền đường 26 (tại M’Drak) với đường số 7(tại Củng Sơn tỉnh Phú Yên) Các tuyến đường quốc lộ nay nối liền

Trang 30

Dak Lăk với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ,Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh Các hệ thống tỉnh lộ nhưtỉnh lộ 1 từ trung tâm tỉnh đi Buôn Đôn, Ea Súp; Tỉnh lộ 2 đi KrôngAna; Tỉnh lộ 8 đi CưM’gar Ngoài ra một số con đường mới mở nốithành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lăk với tỉnh Phú Yên và tỉnhMondulkiri của Vương quốc Campuchia Hệ thống tỉnh lộ và đườnggiao thông nông thôn khá nhiều, tương đối bằng phẳng và có thể đi lạitrong cả hai mùa.

Đường hàng không ở Dak Lăk cũng được xây dựng khá sớm Sânbay Buôn Ma Thuột có đường băng dài 1800 mét với các tuyến: Buôn

Ma Thuột - Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng, Buôn

Ma Thuột - Hà Nội, Buôn Ma Thuột - Vinh giúp cho Dak Lăk có thểliên lạc nhanh chóng với các trung tâm kinh tế và chính trị của cả nước,rất thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa

1.1.1.2 Địa hình, đất đai

Địa hình: Tuy là một tỉnh cao nguyên song Dak Lăk là một vùng

cao nguyên thấp với độ cao trung bình là 500 mét so với mặt biển.Trung tâm của cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng tạo thànhmột bình nguyên rộng lớn, nối liền với nhiều đồng cỏ trải dài về phíaĐông Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia khiếncho sông Sêrêpôk chạy qua đây tạo thành những thác nước lớn PhíaNam là miền đồng trũng có nhiều đầm, hồ, rộng nhất là hồ Lăk với trên

500 ha Hai con sông Krông Ana và Krông Nô tạo thành một vùng lưuvực rộng hàng vạn ha đất màu mỡ

Những núi cao và đồi dốc của Dak Lăk tập trung ở khu vực giápgiới tỉnh phía Nam và phía Đông Ranh giới giữa Dak Lăk và LâmĐồng có dãy Cư Yang Sin cao 2.445 mét, dãy Chư Ta Dung (CưDgiu)cao 1982 mét; Ranh giới giữa Dak Lăk và Gia Lai có dãy Chư Lê Gia

Trang 31

(CưDlieya) cao 1229 mét; dọc theo phía Đông của tỉnh là núi đồi củadãy Chư Mư (CưH’mu) cao 2051 mét Các dãy núi cao đó tạo thànhmột vòng cung rừng núi hiểm trở bao bọc chu vi phía Đông và ĐôngNam của tỉnh, ngăn cách với các tỉnh vùng trung châu ven biển.

Tỉnh Dak Lăk nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, địa hìnhcủa tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc và được chia racác vùng chính:

Địa hình vùng núi cao nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện

tích xấp xỉ 1/4 diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, ngăn cách giữa caonguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Dak Lăk với cao nguyên Lâm Viên, DiLinh tỉnh Lâm Đồng Vùng này có nhiều dãy núi cao trên 1500 m,trong đó cao nhất là dãy Cư Yang Sin 2445 m, Lang Biang 2167 m, cácnúi có đỉnh nhọn, dốc đứng, đường phân thủy kéo dài liên tục nên địahình mang sắc thái hiểm trở với những khối núi non hùng vĩ Đây làvùng sinh thủy lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn có lượngnước dồi dào như sông Krông Ana, Krông Nô và là vùng có thảm thựcvật thường xanh quanh năm gồm các khu rừng gần như nguyên sinhvới nhiều loại thực vật quý hiếm

Địa hình vùng núi thấp, trung bình nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh,

gồm một số ngọn núi cao trung bình 600 - 700 m theo hướng Bắc - TâyBắc, Nam - Đông Nam Đây là vùng ngăn cách giữa thung lũng sông

Ba tỉnh Gia Lai với cao nguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Dak Lăk Địa hìnhmang sắc thái khá mềm mại bởi quá trình bào mòn, xâm thực phát triểnmạnh tạo nên những quả núi hình bầu dục, không liên tục Thảm thựcvật chủ yếu là rừng cây lá rộng, đã bị khai thác khá nhiều cho mục đíchsản xuất nông nghiệp

Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh,

địa hình bằng phẳng, thường phần giữa cao và dốc thoải về hai phía

Trang 32

Nhìn chung địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, nơi nhiềumạng lưới thủy văn phát triển chia cắt bề mặt cao nguyên thành nhiềuđồi dốc thoải, có đỉnh bằng sàn sàn nhau Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn:Cao nguyên Buôn Ma Thuột: Là cao nguyên rộng lớn ở trung tâmtỉnh chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây trên 70

km, phía Bắc cao gần 800 m, phía Nam 400 m, phía Tây khoảng 300

m Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, độ dốc từ 3 - 150 rất thích hợpcho việc phát triển nông nghiệp

Cao nguyên phi bazan M’Đrăk (hay còn được gọi là cao nguyênKhánh Dương) nằm ở phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, chạy sátchân núi cao và được cấu tạo chủ yếu là đá granit và một phần đá bazanphun trào Độ cao trung bình 450 - 500 m, độ dốc từ 3 - 150, phần nhiều

từ 8 - 150 Trên bề mặt nổi lên các đỉnh núi thấp, trung bình, nhìn tựanhư lòng chảo, cao xung quanh và thấp dần ở trung tâm

Địa hình bán bình nguyên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, là vùng

đất rộng lớn nhất trong tỉnh kẹp giữa 3 cao nguyên: cao nguyên Buôn

Ma Thuột ở phía Đông; cao nguyên Dak Nông - Dak Mil ở phía Nam;cao nguyên Plei Ku ở phía Bắc và phần phía Tây giáp Campuchia Bềmặt ở đây được bóc mòn, san phẳng tạo thành địa hình khá bằng phẳng,đồi lượn sóng nhẹ với độ cao trung bình từ 200 - 300 m

Địa hình vùng đồng bằng, trũng ở vị trí phía Nam của tỉnh, giữa

cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi Cư Yang Sin, có độ cao 400

-500 m so với mặt biển Đây là thung lũng thuộc lưu vực sông Sêrêpôknhư sông Krông Ana, Krông Nô, bao gồm các bãi phù sa mới xen lẫnđầm hồ và các bậc thềm phù sa cổ Vùng này tiếp nhận nước từ núi CưYang Sin đổ xuống, ven rìa các khối bazan rỉ ra nên thường bị ngậpúng và lầy thụt

Trang 33

Đất đai

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1978 và kết quả điều tra bổsung chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO -UNESSCO năm 1979 thì trên lãnh thổ của tỉnh Dak Lăk có 8 nhóm đấtchính với 18 đơn vị đất khác nhau, trong đó đất đỏ bazan chiếm36,52% diện tích tự nhiên của tỉnh và 55,6% quỹ đất bazan của toànvùng Tây Nguyên Dak Lăk nằm ở trung tâm vùng đất bazan của TâyNguyên có tổng diện tích đất đỏ khoảng 700.000 ha chiếm 40% đấtcùng loại của cả nước Phần lớn đất ở đây có tầng dày trên 70 cm, thích

hợp với cây công nghiệp nhiệt đới và cây lấy gỗ [87, tr.12] Đặc biệt

cây cà phê, cao su rất thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Dak Lăk nênnăng suất và chất lượng cao hơn nhiều vùng khác, thuận lợi cho việcphát triển vùng chuyên canh lớn sản xuất cây công nghiệp dài ngày vàngắn ngày Đây là tiềm năng và là một thế mạnh của tỉnh

Đất đỏ bazan ở Dak Lăk có hàm lượng mùn rất cao, kết cấu viêncục và độ xốp 65%, tỷ số trọng lượng riêng 0,9cm3, hàm lượng độ ẩmtrong tầng đất mặt vào mùa khô vẫn đạt 40%, được xếp vào loại đấttốt nhất trên thế giới, là nguồn tài nguyên quý hiếm, khẳng định thếmạnh của Dak Lăk là cây công nghiệp

Bên cạnh đó, địa hình đa dạng khiến cho Dak Lăk không chỉ mạnh

về cây công nghiệp mà còn có điều kiện phát triển cây lương thực Vớitrên 60.000 ha đất phù sa màu mỡ, Dak Lăk có thể làm hai đến ba vụlúa trong một năm và hiện tại phần lớn đã được sử dụng trồng 2 vụ, cómột số nơi đã trồng được ba vụ nhờ có hệ thống thủy lợi tốt Nhữngvùng đất phù sa canh tác cây lương thực này lại tập trung trên các địahình bằng phẳng, thường ở lưu vực các dòng sông, do đó thuận lợi choviệc cơ giới hóa và thủy lợi hóa

Trang 34

Với tập quán du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số, việckhai phá, đốt nương làm rẫy và do hậu quả của chiến tranh để lại, cácloại cây gỗ bị phá bỏ nhường chỗ cho thảm cỏ tự nhiên phát triển tạonên những đồng cỏ rộng mênh mông ở phía Đông có giá trị chăn nuôinhư cỏ mỡ, cỏ lông, rẽ quạt với sản lượng khá cao từ 80 - 100 tấn/1

ha mở ra cho ngành chăn nuôi đại gia súc có điều kiện phát triển với

quy mô lớn [5, tr.14] Điều đó khiến cho Dak Lăk có thế mạnh để phát

triển cả trồng trọt và chăn nuôi trong kinh tế nông nghiệp

1.1.1.3 Rừng

Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiềuthuận lợi nên Dak Lăk có ưu thế về rừng Thảm thực vật ở đây pháttriển rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại khác nhau Tínhđến năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn tỉnh là 601.114

ha, trong đó đất rừng trồng là 50.624 ha, đất rừng tự nhiên của DakLăk có diện tích trên 550.490 ha, là rừng nhiệt đới xanh quanh nămchiếm phần lớn diện tích đất đai toàn tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện

và thành phố có trữ lượng gỗ trên 60 triệu mét khối với nhiều loại gố quýnhư cẩm lai, giáng hương, cẩm xe, gõ, trắc mun, kiền kiền, sao, dổikhộp, thông 3 lá Đây là nguồn tài nguyên quý không chỉ riêng của tỉnh,của vùng mà còn chung của cả nước Hiện nay các khu rừng này đượcquy hoạch thành các vườn quốc gia, rừng đầu nguồn để bảo vệ môitrường thiên nhiên sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm nhằmphục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch danh lam thắng cảnh

Là một tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nên số lượng và chủngloài động vật cũng nhiều vào bậc nhất Hiện tại Dak Lăk còn rất nhiềuđộng vật quý hiếm như; voi rừng, hổ, báo, trâu, bò rừng, nai, hoẵng,thỏ, lợn rừng, ong mật, tê giác, trăn, chim Theo báo kết quả điều tratài nguyên rừng của Chi cục lâm nghiệp tỉnh Dak Lăk thì chỉ riêng ở

Trang 35

huyện Ea Súp đã có tới 73 loài chim thuộc 33 họ, 14 bộ và 42 loài thúthuộc 22 họ, 9 bộ

Nhìn chung, Dak Lăk là tỉnh có nguồn tài nguyên rừng rất phongphú và đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm Tuy nhiên donạn phá rừng cùng với việc săn bắn, khai thác bừa bãi đã làm chonguồn tài nguyên phong phú này có nguy cơ bị cạn kiệt

Lòng đất Dak Lăk có nhiều khoáng sản có giá trị như cao lanh,vàng, chì, than bùn, đất sét Đây là điều kiện để phát triển ngànhcông nghiệp khai khoáng Sét cao lanh có trữ lượng ước tính 60triệu tấn phân bố ở M’Drăk, Buôn ma Thuột Sét gạch ngói ước tínhtrên 50 triệu tấn phân bố ở Krông Ana, Buôn Ma Thuột và nhiều nơikhác trong tỉnh Các khoáng sản như vàng (Eakar), chì (EaH’leo),phốt pho (Buôn Đôn), than bùn (Chu Đăng), đá ốp lát, đá xây dựng,cát xây dựng … có trữ lượng không lớn phân bố nhiều nơi trongtỉnh [87, tr.14] Tuy nhiên, quá trình thăm dò khai thác khoáng sản cầnchú ý đến thảm thực vật trên bề mặt của các mỏ, cân nhắc thận trọng vềhiệu quả kinh tế và môi trường khi tiến hành khai thác Nếu khai thác lộthiên phải có kế hoạch trả lại lớp phủ bề mặt sau khi khai thác

1.1.1.4 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Tuy nằm ở gần đường xích đạo khu vực khí hậu nhiệt đới giómùa, nhưng khí hậu Dak Lăk mát mẻ, ôn hòa hơn so với nhiều tỉnhkhác Hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài suốt 6 - 7 tháng

từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, có tháng mưa tầm tã, liênmiên, lượng mưa trung bình trên 1500 mm chiếm tỷ lệ 80 -85%lượng mưa trong cả năm, thuận lợi cho cây trồng Lượng mưatrung bình hàng năm ở Dak Lăk là 1800 mm, lượng bốc hơi trungbình là 1386 mm, chiếm hơn 70% lượng mưa cả năm, độ ẩm trung

Trang 36

bình là 82%, số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao (khoảng

2139 giờ), năm cao nhất khoảng 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng

1991 giờ; Mùa khô kéo dài trong 5 - 6 tháng, từ tháng 11 dươnglịch năm nay đến tháng 4 năm sau Mùa này có số giờ nắng trungbình cao hơn (1167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ) và được bắt đầu

từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ bằng 15 - 20%lượng mưa cả năm, kèm theo gió mùa Đông Bắc, mát lạnh nhưngnắng và khô hạn nên khí hậu mùa khô rất khắc nghiệt [87, tr.6 ].Khí hậu Dak Lăk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới giómùa, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên, rất thuận lợicho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng đadạng, phong phú Tuy nhiên, hàng năm luôn có 2 mùa là mùa mưa vàmùa khô rõ rệt: mùa mưa có lượng mưa lớn tập trung thường gây lũquét, úng cục bộ; mùa khô gây khô hạn ảnh hưởng đến cây trồng vàsản xuất nông lâm nghiệp Vì vậy, trong sản xuất nông lâm nghiệp cần

bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, hạn chế tối đa thiệt hại

Do có thảm thực vật lớn, nhiều sông suối nên khí hậu tương đối

ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24OC, tháng nóng nhất

và tháng lạnh nhất chỉ chênh nhau từ 3 - 5OC [87, tr.5] Những nămgần đây do khai thác gỗ nhiều, thảm thực vật giảm dần, lượng nướcsông suối giảm nhiều nên khí hậu ngày càng thay đổi, khắc nghiệthơn, mùa khô kéo dài hơn Vấn đề giữ nước và cấp nước trong mùakhô có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của dân

cư Dak Lăk

Khí hậu Dak Lăk với nhiệt độ ôn hòa gần như quanh năm đã tạo

ra các vùng sinh thái rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâmnghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng phong phú Tuy nhiên do đặcđiểm vị trí địa lý, khí hậu Dak Lăk biến động và phân hóa mạnh mẽ

Trang 37

theo từng vùng, từng kiểu địa hình khác nhau Một số nơi đã xảy rahiện tượng đột biến dị thường với những biểu hiện đặc trưng của cácyếu tố nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm.

về hướng Tây Bắc, nhập với sông EaH’leo đổ vào sông Mê Kông ở tỉnhStrung Treng (Campuchia) Hệ thống thứ ba là một số sông nhỏ khác chảy

về hướng Nam đổ vào sông Đồng Nai Hệ thống sông suối trên địa bàntỉnh khá phong phú, tương đối đồng đều, do địa hình dốc nên có nhiềuthác cao thuận lợi cho việc phát triển thủy điện Tuy nhiên cũng do yếu tốđịa hình dốc như vậy mà khả năng giữ nước kém Thời tiết và lượng mưa

ở Dak Lăk phụ thuộc theo mùa Mùa khô nhiều gió, lạnh và khô hạn,lượng nước xuống thấp, nhiều con suối nhỏ hầu như không còn nước nêncác mực nước sông suối lớn thường xuống rất thấp Ngoài các sông lớn,

hệ thống suối cũng phân bổ khá đều trên địa bàn tỉnh Các suối này hầuhết bắt nguồn từ các dãy núi cao và đổ ra các sông lớn Suối ở đây khảnăng sử dụng nước rất hạn chế, phần lớn có nước trong mùa mưa, cạn kiệttrong mùa khô

Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnhhiện nay có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo có diện tích lưu vựcrộng, năng lực tưới lớn như hồ Lăk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea Sô, KrôngBuk hạ, Ea Súp thượng, v.v Các hồ này có ý nghĩa rất lớn trong sảnxuất nông nghiệp cũng như đời sống của nhân dân Tổng trữ lượng

Trang 38

nguồn nước mặt trên lãnh thổ tỉnh khoảng 38,8 tỷ m3, trong đó lượngmưa chuyển vào dòng chảy khoảng 15 tỷ m3, nhưng do mưa theo mùa

và phân bố không đều đã dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ vào mùamưa, thiếu nước vào mùa khô Việc xây dựngcác công trình thủy lợitrên đất bazan rất tốn kém nên việc giữ nước cho mùa khô ở đây cònnhiều hạn chế

Nước ngầm

Tài nguyên nước ngầm ở vùng đất bazan tương đối lớn, đặc biệt

ở cao nguyên Buôn Ma Thuột có 2 tầng chứa nước khác nhau Đây lànguồn cung cấp nước cho dòng nước mặt vào mùa khô Hiện nay đangđược sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, kinh tế vườn các vùng trồng càphê thông qua hệ thống giếng khoan, giếng đào Tuy nhiên do diệntích trồng cà phê ngày càng tăng, nhu cầu về tưới nước trong mùa khôlớn, việc chặt phá rừng hàng loạt, khai thác bừa bãi đã dẫn đến mứcnước ngầm ngày càng sút giảm xuống sâu trong lòng đất Vì vậy trongtương lai cần có chương trình nghiên cứu cụ thể, sát thực tế để cónhững giải pháp thích hợp tránh gây tác động xấu đến môi trường, bảo

vệ tài nguyên nước ngầm và tạo nước bổ sung (bảo vệ rừng đầunguồn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc …) nhằm khai thác được lâudài và hiệu quả nguồn nước ngầm

Dak Lăk có cảnh quan thiên nhiên kì thú và một nền văn hóa đadạng của nhiều dân tộc tạo ra một tiềm năng du lịch lớn, nhất là thápDray Sáp, làng voi Buôn Đôn, hồ Lăk, các điểm du lịch sinh thái Việcphát triển dịch vụ và du lịch có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tếkhác, đặc biệt là thương mại Khách du lịch đến Dak Lăk, ngoài việc đitham quan các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu các phong tục tập quán,truyền thống lịch sử của địa phương còn có nhiều nhu cầu khác như ăn

ở, đi lại, mua sắm … Do đó các thế mạnh về du lịch của tỉnh sẽ kéo theo

Trang 39

sự phát triển một số ngành kinh tế khác Tuy nhiên, để biến tiềm năngthành hiện thực đòi hỏi cả một chiến lược đồng bộ trong việc đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, năng lực quản lý, điều hành…Tóm lại, với diện tích đất đai rộng lớn, địa hình và khí hậu, thủyvăn đa dạng đã tạo ra những vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp vớinhiều loại cây trồng Đặc biệt trong tỉnh có quỹ đất đỏ bazan lớn, độphì cao, tầng đất dày, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp lâunăm có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu Tất cả đã làmcho Dak Lăk vừa có sự giàu có, hùng vĩ của cao nguyên cây côngnghiệp và những cánh rừng đại ngàn, vừa có sự trù phú của nhữngvùng đồng ruộng màu mỡ trồng cây lương thực, thực phẩm Tàinguyên Dak Lăk nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, phong phú vềthể loại hứa hẹn một tương lai cho nhiều ngành kinh tế như: Trồng câycông nghiệp, cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi đại gia súc, côngnghiệp khai thác và chế biến gỗ, chế biến giấy, ngành mây tre xuấtkhẩu, ngành chế biến dược liệu

1.1.2 Dân cư, thành phần dân tộc và kinh tế - xã hội

1.1.2.1 Dân cư, thành phần dân tộc

Dak Lăk là một tỉnh có nhiều dân tộc, theo Niên giám thống kêcủa Cục thống kê tỉnh Dak Lăk năm 2014, Dân số Dak Lăk1.827.786 người với 47 dân tộc đang cư trú, sinh sống trên địa bàn.Đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 70,02%, kế đến là dân tộc Êđêchiếm 14%, Nùng 3,92%, M’Nông 3,44%, Tày 3,05% và các dân tộckhác như Thái, Dao, Jarai, Mường, Sán Chay

Dak Lăk cũng như nhiều tỉnh khác ở Tây Nguyên, dân cư thưathớt và chủ yếu là dân cư nông nghiệp Càng ngược về quá khứ, mật

độ dân số lại càng thấp Năm 1907 ở Dak Lăk có khoảng 80.000 nhânkhẩu trong đó người Êđê chiếm đa số với khoảng 40.000 người [5,

Trang 40

tr.13] Năm 1931 dân số toàn tỉnh tăng lên tới 100.000 người Saunăm 1954 dân cư Dak Lăk có sự xáo động lớn với sự định cư củanhiều làng, bản của người Kinh, người Tày, Nùng từ miền Bắc vào vàcác tỉnh miền Trung lên do chính sách cưỡng ép di cư của thực dânPháp, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn

Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), dân số toàn tỉnh Dak Lakkhoảng 336.000 người trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 164.544 người,chiếm 48,8% Đến cuối năm 2003 dân số toàn tỉnh có 2.003.520 người,tăng 5,68 lần so với năm 1976 gồm 43 dân tộc anh em sinh sống.Riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ như Êđê, Jarai, M’nông có59.332 hộ với 349.954 khẩu, chiếm hơn 18,60% dân số toàn tỉnh, tăng2,13 lần so với năm 1976 Cuối năm 2003, tỉnh Dak Lăk được chiathành 2 tỉnh là tỉnh Dak Lăk và tỉnh Dak Nông, do đó dân số tỉnh DakLăk có sự thay đổi Theo niên giám thống kê tỉnh Dak Lăk, năm 2014dân số của tỉnh là 1.827.786 người với 47 dân tộc, bao gồm ngườiKinh, các dân tộc thiểu số tại chỗ như Êđê, M'nông, Jarai, và các dântộc từ nơi khác đến như Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Hà Nhì Các dântộc trong tỉnh tuy không hình thành nên những lãnh thổ tộc ngườiriêng biệt nhưng mỗi dân tộc thường tập trung ở một số vùng nhấtđịnh Người Kinh có mặt ở hầu hết các vùng trong tỉnh Người Êđê làdân tộc tại chỗ đông nhất cư ngụ ở vùng trung tâm, vùng Bắc - ĐôngBắc Người M’Nông sống chủ yếu ở khu vực phía Tây Nam tỉnh.Người Jarai, Bana tập trung ở vùng giáp giới tỉnh Gia Lai NgườiTày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Cao lan, Sán chỉ, H’Mông ở thànhtừng cụm nhỏ rải rác trên nhiều địa bàn trong tỉnh

Trong 20 năm trở lại đây dân số của tỉnh có nhiều biến động lớn

Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm trong thời kỳ giữa 2 cuộc tổngđiều tra dân số 1989 và 1999 là 6,20% trong đó tăng tự nhiên là 2,99%

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách di dân trong quá trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2006
2. Đặng Nguyên Anh (2009), Di dân và lao động – việc làm trong phát triển bền vững Tây Nguyên, Tạp chí xã hội học, số 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân và lao động – việc làm trong phát triển bền vững Tây Nguyên
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Năm: 2009
3. Anne De Hautecloque Howe (2004), Người Ê Đê, một xã hội mẫu quyền (Nguyên Ngọc, Phùng Ngoc Cửu dịch), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Ê Đê, một xã hội mẫuquyền
Tác giả: Anne De Hautecloque Howe
Nhà XB: Nxb Văn hóa dântộc
Năm: 2004
4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Dăk Lăk (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Dăk Lăk 1930- 1954, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộtỉnh Dăk Lăk 1930- 1954
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Dăk Lăk
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
Năm: 2002
5. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Dăk Lăk (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Dăk Lăk 1954- 1975, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộtỉnh Dăk Lăk 1954- 1975
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Dăk Lăk
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
Năm: 2002
9. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên trên đường pháttriển bền vững
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
10. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2008), Kinh tế - xã hội Tây Nguyên (2007 - 2008), Văn phòng tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế - xã hội Tây Nguyên (2007 - 2008)
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2008
13. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc vàchính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trịQuốc gia
Năm: 2002
16. Mai Ngọc Cường (2013), Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn – thành thị ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách xã hội đối với di dân nôngthôn – thành thị ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
17. Cục đinh canh định cư và vùng kinh tế mới (2000), Di dân, Kinh tế mới, Định canh định cư – Lịch sử và truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân, Kinhtế mới, Định canh định cư – Lịch sử và truyền thống
Tác giả: Cục đinh canh định cư và vùng kinh tế mới
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 2000
18. Cục đinh canh định cư và vùng kinh tế mới (1999), Hệ thống các văn bản chính sách về công tác định canh định cư, di dân và phát triển kinh tế mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thốngcác văn bản chính sách về công tác định canh định cư, di dân vàphát triển kinh tế mới
Tác giả: Cục đinh canh định cư và vùng kinh tế mới
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
21. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2004. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2004
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê
22. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2005. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2005
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê
23. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2006. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2006
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê
24. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2007. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2007
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê
25. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2008. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2008
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê
26. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2009. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2009
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê
27. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2010. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2010
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê
28. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2011. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2011
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê
29. Chi cục thống kê tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê năm 2012. Nxb Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm2012
Nhà XB: Nxb Tổng cục thống kê

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w