1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của việt nam từ năm 1986 đến nay

58 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 520,5 KB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT- ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank - AFTA: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area - APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bì

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

- AFTA: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

- APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-PacificEconomic Cooperation)

- ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast AsianNations)

- CEPT: chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của AFTA (CommonEffective Preferential Tariff)

- EU: Liên minh Châu Âu (European Union)

- FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

- FPI: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment)

- HDI: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

- IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Moneytary Fund)

- MDGs: Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals)

- NGO: Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization)

- ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

- SEV: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tiếng Nga: Совет экономической

взаимопомощи Sovyet Ekonomičeskoy Vzaimopomošči, SEV (СЭВ, SEW); tiếng Anh:Council of Mutual Economic Assistance, COMECON hoặc CMEA)

- TNC: Công ty xuyên quốc gia (Transnational corporation)

- VDG: Mục tiêu phát triển Việt Nam (Vietnam Development Goals)

- VNĐ: Việt Nam Đồng

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 3

1 Sự cần thiết của đề tài

a Thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam

- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền kinh tế, thủ tiêu dân cơ chế kinh tế cũ từ năm 1986 Những thành quả và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm sau Đổi Mới đã đem lại những tiến bộ trong thu nhập của đại bộ phận nền kinh tế - xã hội nhưng bên cạnh đó còn tồn tại vấn đề mang tính cấp thiết đó là một bộ phận không nhỏ người dân vẫn phải sống trong điều kiện nghèo đói

2.Tình hình nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu

5 Đóng góp của đề tài

6 Bố cục của đề tài

CHƯƠNG 1: 5

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 5

1.1 TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

1.2 NGUYÊN NHÂN

1.2.1 Nguyên nhân chủ quan

1.2.2 Nguyên nhân khách quan

1.3 CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM

1.3.1 Những chính sách của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo

1.3.2 Những thành tựu của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

1.3.3 Những hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ 1986 đến nay

KẾT LUẬN 44

CHƯƠNG 2:

Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

a Thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam

- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoádần nền kinh tế, thủ tiêu dân cơ chế kinh tế cũ từ năm 1986 Những thành quả và sự tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm sau Đổi Mới đã đem lại những tiến bộtrong thu nhập của đại bộ phận nền kinh tế - xã hội nhưng bên cạnh đó còn tồn tại vấn đềmang tính cấp thiết đó là một bộ phận không nhỏ người dân vẫn phải sống trong điều kiệnnghèo đói

- Nghèo đói và khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày càng giatăng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn về chính trị - kinh tế - xãhội trong tương lai gần nếu không có chính sách đúng đắn và biện pháp kịp thời

- Xoá đói giảm nghèo là một công cuộc lâu dài, cần có sự nhìn nhận đánh giá tổngquát để nhìn nhận rõ những thành tựu để phát huy và những khuyết điểm để có biện phápkhắc phục

b các chính sách phúc lợi xã hội ở Việt Nam hiện nay

- An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm

vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bấtthường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

- Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyền của mỗingười dân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, mà còn làmột nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển

Trang 4

* Khảo sát về mức sống tại Việt nam1992-93: Thông tin cơ bản, Đói nghèo và sựPhân chia các nguồn nhân lực - Ngân hàng thế giới (World bank, 12/ 1994, cập nhật năm2000

* Khảo sát về mức sống tại Việt nam 1997-98: Thông tin cơ bản, Đói nghèo và Sựphân chia các nguồn nhân lực - Ngân hàng thế giới (World bank, 4/ 2001)

* Các vấn đề được lựa chọn của Việt nam, Báo cáo của cán bộ khu vực số 99/55,Quỹ Tiền tệ quốc tế (1999) Washington D.C

*.Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo ở Việt nam - Bản tổng kết 10 tài liệu vềChương trình nghiên cứu Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo của Cơ quan Phát triểnQuốc tế của Vương quốc Anh (DFID), do John Thoburn and Richard Jones thực hiện

* Báo cáo của UNDP về tốc độ xoá đói giảm nghèo của Việt Nam và các thành tựutrong mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG) (tháng 9 năm 2003)

* Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta - thành tựu, thách thức và giải pháp – Phạm GiaKhiêm - Tạp chí Cộng sản (số 2+3 – 2006)

* Khảo sát mức sống ở Việt Nam 1997-98 – phân tích, Hà Nội 1999/VN Vũ TuấnAnh, Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Các công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề đói nghèo ở ViệtNam và các thành tựu cũng như hạn chế của Chính Phủ Nhưng chưa có công trình nào đisâu phân tích, tổng kết, nghiên cứu về thực trạng của công cuộc xoá đói giảm nghèo củaViệt Nam từ năm 1986 - bắt đầu thời kỳ Đổi Mới, mở cửa nền kinh tế Do đó, đề tài này

sẽ đi sâu phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986đến nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Trên cơ sở phân tích lý luận chung, đề tài đánh giá thực trạng công cuộc xoá đóigiảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986, đưa ra một cái nhìn tổng quan để từ đó gợi mởmột số giải pháp nhằm củng cố và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thờikhắc phục những tồn tại và thiếu sót trong hơn 20 năm qua

- Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyền của mỗi ngườidân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, mà còn là một nhiệm

vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển Tuy nhiên, mức độ, quy mô,

Trang 5

phạm vi an sinh xã hội và phúc lợi xã hội của các nước có sự khác nhau, tùy thuộc vàoquan niệm, chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển và chính sách của mỗi quốc gia.

4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu

- Đối tượng: công cuộc xoá đói giảm nghèo và các chính sách phúc lợi xã hội ở ViệtNam

- Phạm vi nghiên cứu: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 trởlại đây Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủyếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020

5 Đóng góp của đề tài

- Đánh giá, phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt nam

- Gợi mở một số giải pháp nhằm phát huy các thành tựu cũng như khắc phục các hạnchế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam

- Bảo đảm phúc lợi và An sinh xã hội cho tất cả mọi người Các chính sách An sinh xãhội và phúc lợi xã hội

6 Bố cục của đề tài

Đề tài có cấu trúc gồm ba chương:

Chương 1: Thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986đến nay

Chương 2 : Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là mộtnội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020

CHƯƠNG 1:

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.

Trang 6

Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới nền kinh tế xã hội từ năm 1986 với dấumốc là Đại hội Đảng VI (12/1986) Từ đó cho đến nay, nền kinh tế Việt nam liên tục tăngtrưởng và gặt hái được nhiều thành tựu trong cả kinh tế lẫn xã hội Sự phát triển kinh tếcùng với chính sách tạo lập công bằng của Nhà nước cũng làm thay đổi diện mạo tìnhhình đói nghèo tại Việt Nam Thu nhập của người dân đã tăng lên đáng kể, cho tới nay,năm 2009 đã vượt hơn 1000 USD/người Công tác xoá đói giảm nghèo được tiến hành vàduy trì đều đặn hàng năm, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng chúng ta cũng cần nhìnnhận lại tình trạng đói nghèo của Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới đến nay đểthấy được quá trình biến đổi và các vấn đề đối với tình trạng đói nghèo hiện nay.

1.1 TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

Trong những năm 1986 – 1990, Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế

- xã hội nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử do sai lầm trong các chính sách kinh tế

vĩ mô duy ý chí Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất không phù hợp gây nên lực cảnđối với sự phát triển kinh tế Kinh tế phát triển chậm và không ổn định, tốc độ tăng trưởngthu nhập quốc dân bình quân thời kỳ 1986 – 1990 là 3.9%/năm, GDP tăng 4,4%/năm,nhưng lạm phát vẫn còn rất cao, tuy đã được đẩy lùi, từ 774,7% năm 1986 xuống còn67,5% năm 1990 Thu nhập bình quân đầu người rất thấp, tỷ lệ tiết kiệm nội địa hầu nhưkhông đáng kể (2,9% GDP, GDP Việt Nam 1986 là hơn 4 tỷ USD) Thâm hụt ngân sáchlớn, chiếm trên 8% GDP Hàng hoá thiết yếu khan hiếm, thị trường nhỏ hẹp, đời sốngnhân dân toàn quóc nói chung là rất khó khăn Cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn cácngành nghề kinh tế, xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng cả về lượng lẫn về chất, năng suấtlao động sụt giảm nghiêm trọng

Nhưng trong giai đoạn 1986 – 1990, nhờ thực hiện tốt Chương trình lương thực,thực phẩm nên sản xuất lương thực đã có bước phát triển đáng kể từ 18 triệu tấn quy thócmỗi năm (1984 – 1987) đã tăng lên đạt 21,5 triệu tấn (1989 – 1990) Sản lượng lươngthực bình quân đầu người 1986 – 1990 đạt 310kg/người, riêng năm 1989 đạt 332,4kg/người, năm 1990 đạt 324,4 kg/người Nhưng vấn đề lớn ảnh hưởng tơi mức thu nhập

Trang 7

bình quân đầu người chung của cả nước giai đoạn này là tốc độ gia tăng dân số còn khácao, trung bình trên 2%/năm (Bảng 2.1).

Bảng 1.1 Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số việt nam 1976-2002

(Nguồn: - Việt Nam dân số và phát triển NXB Thống kê, Hà Nội, 1996

- Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991-2000 Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 2001

2 Tổng quan kinh tế 2 xã hội 20012 2001 Tổng cục Thống kê)

Trong giai đoạn 1991-2000, tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm,nền kinh tế dần khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng tươngđối cao, liên tục và toàn diện, GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 1991 – 1995 tăng8,2%/năm và cả giai đoạn 1991 – 2000 là 7,56%/năm Đến năm 2000 tổng sản phẩmtrong nước đã gấp 2,07 lần năm 1990, đạt và vượt mức mục tiêu tổng quát đề ra choChiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000 là tổng sản phẩm trongnước gấp 2 lần Đồng thời, tỷ lệ tăng dân số đã giảm rất nhanh và đạt mức tăng 1,7%mỗi năm Do đó, tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người cao nhất trong 3 thập kỷ qua là5,86% bình quân mỗi năm

Sự đổi mới trong cơ chế quản lý và vận hành nền kinh tế cùng chủ trương xâydựng công bằng xã hội gắn với phát triển kinh tế của Việt Nam những năm sau mở cửa đã

Trang 8

làm đổi thay sâu sắc diện mạo kinh tế - xã hội Nhìn tổng thế, tỷ lệ người nghèo theochiều hướng giảm dần Chỉ trong 5 năm, giai đoạn từ 1992 – 1993 đến 1997 – 1998, tỷ lệngười nghèo ở Việt Nam đã giảm gần một nửa, đây thực sự là một tốc độ giảm nghèođáng kinh ngạc Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh ở khu vực thành thị (- 63,1%) Khu vựcnông thôn, tỷ lệ người nghèo giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao so với tỷ lệ dân số Vềkhu vực địa lý thì vùng Đông Nam Bộ có mức độ giảm nghèo nhanh nhất (-76,8%) vàchiếm tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước (7,6%), nguyên nhân do đây là vùng kinh tế trọngđiểm, tập trung các trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn của cả nước, giải quyết công ănviệc làm và tăng thu nhập cho người dân Vùng Miền núi phía Bắc thời kỳ này tuy đã cóbước tiến đáng kể trong việc giảm số hộ nghèo tới một phần tư (-25,4%) nhưng vẫn làvùng có tỷ lệ người nghèo cao nhất cả nước (58,6%) (Bảng 2.2).

Bảng 1.2 Những thay đổi trong tình trạng đói nghèo, chia theo đặc điểm kinh

Đồng bằng sông CửuLong

Theo dân tộc

Trang 9

Người Việt (Kinh) 55.1 31.7 -42.5

Nguồn: Justino and Litchfield, 2002

Theo thành phần dân tộc thì các dân tộc thiểu số vẫn chiếm tỷ lệ nghèo đói caonhất cả nước khi so sánh với cộng đồng người Kinh và người Hoa Tốc độ giảm nghèocủa các cộng đồng dân tộc thiểu số cũng chậm nhất Điều này được lý giải là do sự chênhlệch về trình độ sản xuất, tri thức và hạn chế về không gian cư trú của các cộng đồng dântộc thiểu số với người Kinh và người Hoa Họ sống xa các trung tâm văn hoá – kinh tế -chính trị nên rất khó có điều kiện học hỏi tiếp thu các tri thức kinh nghiệm đồng thời cơ

sở hạ tầng và giao thông liên lạc thời điểm này vẫn là rất khó khăn

Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục thống kê thực hiện chothấy tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam theo chuẩn quốc tế (gồm cả nghèo về lương thực,thực phẩm và nghèo về phi lương thực, thực phẩm) đã giảm mạnh trong hơn một thập kỷqua, từ 58% năm 1993 xuống 37,4% vào năm 1998; 28,9% năm 2002 và 24.1% năm2004.Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB),trong vòng 15 năm từ

1992 đến 2007, tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ 60% xuống còn dưới 20% Tỉ lệthu nhập thực sự đã tăng lên 7.3%/năm trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2007 Nhưng bêncạnh đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra một sự thật là tình trạng nghèo đói

ở Việt Nam xảy ra chủ yếu ở khu vực nông thôn và tiến độ xoá đói giảm nghèo cho cácdân tộc thiểu số diễn ra còn chậm Các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13% số dân nhưng họchiếm đến 39% số người nghèo

Biểu đồ 1.3 Mức độ nghèo của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004

Trang 10

Đơn vị: %

Qua biểu đồ 2.3, ta thấy từ năm 1993 đến 2004, tỷ lệ nghèo chung tại khu vựcnông thôn tuy giảm dần theo từng năm nhưng vẫn thường cao hơn tỷ lệ nghèo tại khu vựcthành thị, cao nhất là gấp gần 5 lần và thấp nhất là cao gấp 2 lần, cao hơn so với tỷ lệnghèo chung của cả nước Còn xét theo tỷ lệ nghèo lương thực thì ta lại thấy mốt diệnmạo đói nghèo hoàn toàn khác, đó là tỷ lệ nghèo lương thực nói chung toàn quốc là thấp,

do các chương trình về lương thực thực phẩm và chính sách bảo đảm an ninh lương thựccủa chính phủ được thực hiện tốt Sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển nhanh,tổng khối lượng lương thực gia tăng dần và có sự tích luỹ theo từng năm cùng với tốc độgia tăng dân số tự nhiên đã được hạn chế khiến lượng lương thực bình quân đầu ngườităng đều, kéo theo tỷ lệ nghèo về lương thực giảm nhanh chóng

Bảng 2.4 cho ta thấy, theo tỷ lệ nghèo của các khu vực địa lý giai đoạn 1993 –

2004, thì khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và khu vực ven biển BắcTrung Bộ vẫn là những khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao nhất Đó là do những khu vực này

bị hạn chế bởi yếu tố địa lý và khí hậu khắc nghiệt, xa các trung tâm kinh tế - văn hoá,cản trở quá trình phát triển kinh tế và cơ hội tiếp cận thị trường của người dân địa

Trang 11

phương Các khu vực có tỷ lệ nghèo thấp nhất cũng là những khu vực có các vùng kinh tếtrọng điểm, các nguồn lực chủ yếu được đầu tư vào phát triển công nghiệp và các ngànhcông nghiệp là mũi nhọn của kinh tế, đó là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Châu thổSông Hồng.

Bảng 1.4 Tỷ lệ nghèo tại Việt Nam theo khu vực giai đoạn 1993 – 2004

Đơn vị: % (dân số)

Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tính toán dựa vào số liệu thu nhập bình quân đầungười của hộ gia đình và chỉ số giá tiêu dùng của từng khu vực thành thị/nông thôn quacác năm loại trừ yếu tố biến động giá để đưa ra một báo cáo về tình hình nghèo đói ở ViệtNam Số liệu căn cứ kết quả chính thức Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 vàkết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004, Tổng cục Thống kêtính toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướngChính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 Chuẩn nghèo mới áp dụng chogiai đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhậpbình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị cóthu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống Theo quy định này, ước tính

Trang 12

năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc;Các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ

lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%)

Bảng 1.5 Tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho

(Nguồn: Tổng cục Thống kê tháng 7 năm 2005 “Thông cáo báo chí về tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010”)

Theo Tổng cục Thống kê ước tính, đến đầu năm 2006, Việt Nam không còn tìnhtrạng nghèo cùng cực nữa và toàn quốc còn khoảng 4,6 triệu hộ nghèo (chiếm 26-27%tổng số hộ trong cả nước), trong đó ở thành thị có 500.000 hộ (chiếm 12% số hộ ở thànhthị) và ở nông thôn có 4,1 triệu hộ (chiếm 31% số hộ) Trong Chương trình mục tiêu quốcgia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Chính phủ đã đề ra các chỉ tiêu chủ yếu hướngđến trong giai đoạn 2006 – 2010 về tình hình đói nghèo là:

• Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005

Trang 13

• Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu

• 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi

• 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư

• 1,5 triệu người được miễn giảm phí học nghề

• 15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm

• 19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường

• 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm

Trong 5 năm 2001 – 2005, GDP tăng bình quân 7,5%/năm, GDP bình quân đầungười đạt khoảng 10 triệu đồng (khoảng 640 USD), vượt mức bình quân của các nướcđang phát triển có thu nhập thấp (500 USD), và cho tới hết năm 2008, GDP bình quân đầungười của Việt Nam đã vượt ngưỡng 1000 USD/người/năm, đạt mức của nước có thunhập trung bình và tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 13% (tương đương 2,4 triệu hộ),giảm gần 2% so với năm 2007, tạo việc làm được cho 1,7 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệpthành thị giảm còn dưới 5,1% Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trên 50 huyện có tỷ lệ nghèotrên 50%, gần 30 huyện trên 60%, 10 huyện trên 70% và 1 huyện trên 80% tỷ lệ nghèo

1.2 NGUYÊN NHÂN

Mặc dù có sự tiến triển tích cực trong số liệu về số người nghèo kể từ khi ViệtNam tiến hành Đổi Mới, tỷ lệ người bị đói hầu như không còn và tỷ lệ người nghèo đãgiảm đáng kể theo đà phát triển của nền kinh tế nhưng khoảng cách giữa tiêu chuẩn nghèo

và khá giá của đa số người dân vẫn còn là bấp bênh, khả năng tái nghèo vẫn còn cao khi

có các tác động tiêu cực từ khách quan bên ngoài Đói nghèo vẫn chưa bị xoá hẳn hoàntoàn mà luôn thường trực cận kề đối với đa số người dân vừa thoát khỏi mức sống nghèo

và cận nghèo Đó là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động tới tình hìnhnghèo đói ở Việt Nam

Trang 14

1.2.1 Nguyên nhân chủ quan

1.2.1.1 Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu

Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôntrong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp Đất nước ta

là đất nước có hơn 70% là nông dân sản xuất nông nghiệp (đóng góp nông nghiệp trongtổng GDP chỉ 20%), chủ yếu vẫn theo kiểu thủ công, chưa cơ giới hoá được toàn diện, đờisống nông dân còn thấp, dân trí không đồng đều, nhìn chung trình độ văn hoá và nhậnthức xã hội có nhiều hạn chế

Bảng 1.6 Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam (1995-2007)

( Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006, 2007, 2008 )

Bảng 1.7 Số lượng lao động nông nghiệp hàng năm (2001 – 2006)

Đơn vị: nghìn người

Năm Số lao động nông Năm Số lao động nông

Trang 15

cận được các thông tin thị trường, họ hầu như không biết ý nghĩa của việc gia nhập các tổ

chức thương mại và thị trường tự do khu vực như WTO hay AFTA, v.v đối với họ là gì,sản xuất thiếu định hướng chiến lược, canh tác theo phong trào khiến nông dân gặp phảitình trạng được mùa mất giá hay được giá lại bị mất mùa Người nông dân không nắmđược các thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu khiến nhiều vụviệc sản phẩm nông nghiệp Việt Nam bị nước ngoài trả lại hoặc cấm nhập khẩu do viphạm các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước đó

Canh tác nông nghiệp thiếu các hỗ trợ mang tính kỹ thuật kiểm định chất lượng nông sản,khiến sức cạnh tranh nông sản Việt Nam thấp, thu nhập người nông dân bấp bênh, lãngphí nguồn lực lớn Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ và kiến thức kỹ thuậtcanh tác mới vào sản xuất nông nghiệp còn thấp Sản xuất nông nghiệp vẫn dựa chủ yếuvào sức kéo, kinh nghiệm cổ truyền, thiếu các công cụ cơ giới nông nghiệp hỗ trợ từ khâusản xuất cho đến khâu bảo quản, nên năng suất lao động nông nghiệp vẫn thấp hơn so vớicác nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan Hiện

có tới 75,21% lao động chưa qua đào đào tạo nghề., trong đó phần lớn là lao động nôngnghiệp Dịch vụ tài chính cung ứng cho quá trình sản xuất nông nghiệp chưa hoàn chỉnh,trong khi nhu cầu về vốn sản xuất của người nông dân là rất lớn Bên cạnh đó là sự thiếuquan tâm chú trọng đầu tư và chính sách thu hút đầu tư xã hội vào nông nghiệp, nôngthôn và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản xuấttrong ngành nông nghiệp, khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam không được cảithiện (hiện chỉ có từ 6 – 7 % nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp và

Trang 16

các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp) Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn chấtlượng thấp xuống cấp cũng là một trở lực đối với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.

Biểu đồ 1.8 Cơ cấu lao động nông nghiệp 2001 - 2006

Tốc độ tăng trưởng của

Tốc độ tăng trưởng của

Trang 17

(Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006, 2007, 2008 )

Qua bảng 2.8 ta thấy trong vòng 12 năm (1995 – 2007) tốc độ tăng trưởng trongngành nông nghiệp luôn thấp nhất trong cơ cấu GDP Trong khi ngành công nghiệp vàdịch vụ luôn có sự tăng trưởng nhanh và đều đặn thì ngành nông nghiệp phát triển với tốc

độ không ổn định (dao động từ 3 – trên 5%/năm) và đóng góp cho sự tăng trưởng GDP làrất nhỏ so với hai ngành còn lại

1.2.1.2 Nền kinh tế phát triển không bền vững

Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là donguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốnđầu tư trong nước còn thấp Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay cácdoanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại,

Trang 18

đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đàotạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhànước.

Trong thời kỳ từ sau khi Việt Nam thực hiện chinh sách Đổi Mới, việc huy động và

sử dụng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được đa dạng hoá Đầu tư nước ngoài và đầu tư

tư nhân bắt đầu được thu hút mạnh hơn và chỉ trong vòng một thập kỷ đã chiếm gần 50%trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội Nhưng đầu tư lại dần có xu hướng chạy theo sốlượng Các ngành, các địa phương, thậm chí ở cả cấp cao coi đầu tư là nhân tố cơ bản tạo

ra tăng trưởng Từ đó, bằng mọi cách tăng vốn đầu tư để đạt được tốc độ tăng GDp đã đề

ra, ít quan tâm đến hiệu quả, chất lượng phát triển, đến khả năng của nền kinh tế, nhất làkhả năng cân đối của ngân sách nhà nước Năm 1995, hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội ICOR (Incremental Capital Output Ratio, tức tỷ lệ vốn đầu tư đã bỏ ra để tạo

ra một đơn vị giă tăng GDP) là 3,39 thì đến những năm 2000 – 2004 là 5, tức là hiệu quảđầu tư so với năm 1995 đã giảm gần một nửa Hiệu quả vốn đầu tư nhà nước còn thấp hơnhiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, trong đó đầu tư nhà nước có hệ sô ICOR caonhất, sau đó là đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân có hiệu quả hơn cả.

1.2.1.3 Nền kinh tế dễ bị tổn thương và rủi ro

Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chếphòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn laođộng, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biếnđộng của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầuvào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chínhkém minh bạch, quan liêu, tham nhũng

1.2.1.4 Sự chênh lệch về các điều kiện phát triển và thu nhập giữa các vùng miền và các nhóm dân cư trên cả nước

Trang 19

Nhờ có quá trình Đổi Mới và các thành tựu trong phát triển kinh tế những nămqua, ở Việt Nam đã có khoảng 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số, đã thoátkhỏi cảnh nghèo đói Tuy nhiên, kèm theo đó là sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa cácvùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc ở Việt Nam đang ngày càng cao, bấtbình đẳng xã hội gia tăng Một thực tế trái ngược là Việt Nam càng có thêm nhiều ngườigiàu, nhưng người nghèo lại cũng nghèo đi vì bị gạt ra ngoài rìa công cuộc phát triển kinh

tế UNDP nhận định, người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115% Năm

1990, thu nhập của những hộ nghèo nhất VN chiếm 8% tổng thu nhập quốc dân Năm

2006, tỷ lệ này sụt xuống chỉ còn 5,6% Ngược lại, năm 1990, thu nhập của những hộ khágiả nhất chiếm 42,7% tổng thu nhập quốc dân thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã chiếm gầnnửa, lên 49,3% Các thành phố là nơi tập trung số người giàu có nhiều nhất cả nước(chiếm 20% dân số) Theo số liệu thống kê năm 2004, thu nhập bình quân đầu người mộttháng (theo giá thực tế) của dân thành thị là 815.400 đồng, còn của dân nông thôn là378.100 đồng; riêng vùng Tây Bắc là thấp nhất, chỉ có 265.700 đồng Chi tiêu cho đờisống bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của thành thị là 594.500 đồng, còncủa nông thôn là 283.500 đồng Cũng có nghĩa là về thu nhập cũng như chi tiêu, thành thịđều gấp hơn hai lần so với nông thôn

Một thực tế nữa là 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêuquốc gia; và 10% dân số giàu nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 20% dân

số nghèo nhất chiếm 9% thu nhập và chi tiêu quốc gia, còn 20% dân số giàu nhất chiếm44,3% thu nhập và chi tiêu quốc gia Chênh lệch giữa 10% dân số giàu nhất với 10% dân

số nghèo nhất là 6,9 lần Theo xếp hạng một cách không chính thức những người giàunhất nước Việt Nam năm 2007 dựa trên ước đoán về giá trị số cổ phiếu cũng như bất độngsản của họ thì tổng giá trị tài sản của 10 người giàu nhất Việt Nam là tương đương 14 000

tỷ đồng, tức khoảng 900 triệu USD (thời giá 2007)

Giữa các nhóm dân cư thì những người ở các vùng nông thôn, vùng miền núi hẻolánh, nhất là người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số là có thu nhập thấp nhất Nó biểu hiện

Trang 20

sự bất bình đẳng về thu nhập: giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng nông thôn vớinhau, giữa người Kinh và người các dân tộc khác Trong đó, bất bình đẳng giữa ngườiKinh và người dân tộc thiểu số là lớn nhất Năm 2004, có 14% người Kinh thuộc diệnnghèo đói Con số này ở cộng đồng dân tộc thiểu số là trên 60% Chỉ có 4% người Kinhsống dưới mức nhu cầu dinh dưỡng cơ bản, trong khi đó, có tới hơn 30% người dân tộckhông được cung cấp đủ lương thực ở mức tối thiểu Thống kê của Ủy ban Dân tộc Miềnnúi cũng cho thấy, trong 10 năm (1994-2004), tỷ lệ người nghèo đói có xuất thân từ cácnhóm dân tộc thiểu số đã tăng lên gần gấp đôi Hiện nay, người dân tộc chiếm 14% dân

số, và chiếm tới 39% tổng số người nghèo trong cả nước Sự bất bình đẳng thu nhập đó là

do năng suất, tốc độ phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp luôn thấp hơn trong côngnghiệp và dịch vụ Từ đó dẫn đến hệ quả thu nhập của cư dân nông thôn và miền núi thấphơn cư dân thành phố Còn tồn tại khoảng cách lớn về tri thức, kỹ năng chuyên môn giữangười được tiếp cận với giáo dục tốt và người không có cơ hội đó Do yếu tố địa lý, ngườidân tộc thiểu số chủ yếu quần cư ở vùng nông thôn hoặc miền núi Nguồn thu nhập của

họ phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp, đặc biệt vào tài nguyên rừng Trong khi đó, sởhữu đất rừng của họ bị hạn chế, và phần lớn đất đai cũng đã không còn cây rừng do bịkhai thác trong nhiều năm Và do yếu tố xã hội Cho tới gần đây, người dân tộc thiểu sốvẫn không được tiếp cận rộng rãi với y tế và giáo dục cơ bản Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệtrẻ em dân tộc đến trường đều thấp hơn nhiều so với trẻ em dân tộc Kinh Chênh lệch nàylớn hơn ở trẻ em gái Không đầy 30% người trưởng thành ở các cộng đồng dân tộc thiểu

số tốt nghiệp THCS, so với con số 50% ở người Kinh

1.2.1.5 Khả năng quản lý thiếu hiệu quả của Nhà nước

Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, chi tiêu cho hành chính quá lớn, trình độ quản lý vàhoạch định chiến lược yếu kém Sức ỳ của cơ chế quản lý hành chính quan liêu kiểu cũvẫn còn là trở lực đối với công tác quản lý, giám sát, thanh kiểm tra các chương trình kinh

tế - xã hội Thất thoát và lãng phí là những tiêu cực thường thấy trong các công trình cóvốn Nhà nước Khả năng dự báo các diễn biến trên thị trường của các cơ quan chuyênmôn còn yếu Cán bộ công chức tham gia công tác quản lý và hoạch định không được tạo

Trang 21

đầy đủ điều kiện tốt nhất như lương, chế độ, v.v… khiến họ không nhiệt tình với côngviệc và dễ nảy sinh tham nhũng tiêu cực trong bộ máy Nhà nước Một lượng lớn các cán

bộ có trình độ cao ở các cơ quan nhà nước nhưng chuyển sang làm việc cho khu vực tưnhân do chế độ lương bổng thấp không thoả mãn được nhu cầu sống của họ

1.2.2 Nguyên nhân khách quan

1.2.2.1 Chiến tranh lâu dài

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâudài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhânlực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, bị thương tật,hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, đi tản cư trong một thời gian dài Theođánh giá, đã có khoảng 3 triệu người Việt Nam bị chết trong 30 năm chiến tranh (1945 –1975) và hiện nay vẫn còn khoảng 350 000 đến 850 000 tấn bom mìn, vật nổ chưa nổ cònsót lại ở Việt Nam bao gồm các loại bom, đạn pháo, cối, tên lửa, nằm rải rác trên khắp 64tỉnh thành trong cả nước Cho tới thời điểm này, ước tính mới chỉ xử lý được 20 - 25% sốlượng bom mìn, vật nổ và khoảng 9 - 12% tổng diện tích đất đai bị ô nhiễm Tàn dư nặng

nề nhất của các cuộc chiến tranh vừa qua đó chính là hậu quả của chất độc đioxin (hay

còn gọi là “Chất độc màu da cam”) Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải

khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67%tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất cóchứa tạp chất độc điôxin Các chất diệt cỏ và phát quang thông thường được phân huỷ saumột tháng đến dưới một năm, riêng hợp chất điôxin có trong chất da cam rất bền vững,với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa Với

số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dàivới nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môitrường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên Cho tới nay, cótrên 3 triệu người Việt Nam là nạn nhân của chất độc da cam/điôxin và số lượng nạn nhâncòn tiếp tục tăng lên Bên cạnh những hậu quả đối với con người, chất độc da cam/điôxin

Trang 22

còn gây thiệt hại cho hệ sinh thái, do môi trường và đất đai tại nhiều khu vực vẫn còn bịnhiễm chất độc này Hiện nay, khu vực có lượng chất độc da cam/điôxin cao nhất là ở sânbay Đà Nẵng khi lượng độc tố ở đây cao gấp 365 lần mức cho phép Và Việt Nam tuy cònnghèo nhưng cũng phải chi phí một lượng tài chính khá lớn hàng năm để thực hiện côngtác làm sạch môi trường những nơi bị nhiễm dioxin, chi phí cho việc khám chữa bệnh vànuôi dưỡng những người chịu hậu quả do chất độc màu da cam Tức là nguồn lực xã hộiphải san xẻ cho các hoạt động bù đắp thiệt hại chiến tranh, đó là chưa kể đến chi phí phải

bỏ ra để xây dựng mới lại hầu như hoàn toàn các cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong chiếntranh

1.2.2.2 Thất bại về chính sách kinh tế trong thời gian dài

Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước, từ 1975 – 1986, việc ápdụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá,lương, tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suykiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạmphát tăng cao có lúc lên đến 700% năm Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức,ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu,công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanhthiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao Đây

là giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa Hàng hóađược nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự dotrên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địaphương khác Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu đượcthiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người Lương đôikhi cũng được trả bằng hiện vật Vì vậy, đây được coi như một giai đoạn thất bại và tùđọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XX Nguyên nhân là do nền kinh tế lạchậu, áp dụng nền kinh tế một thành phần, không có tính cạnh tranh Các công ty nhà nướclàm việc không hiệu quả, do cách thức phát lương cho công nhân viên mang tính bìnhquân Nạn tham ô, tham nhũng làm nhà nước thất thoát tiền rất lớn, để lại hậu quả nặng nề

Trang 23

nghiêm trọng, đất nước kém phát triển, tụt hậu rất xa so với nước ngoài, đời sống nhândân đói khổ, thiếu thốn Số lượng hàng hoá phân bổ theo đầu người mỗi năm càng giảm,chất lượng càng thấp, tất yếu dẫn tới sự triệt tiêu động lực phấn đấu sản xuất của ngườilao động Các quy luật thị trường không được coi trọng.

1.2.2.3 Vốn Nhà nước được sử dụng thiếu hiệu quả làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốnđầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước Đến thời

kỳ đổi mới, do quá trình chuyển đổi nền kinh tế còn nhiều vấn đề bộn bề, cùng với trình

độ, ý thức sử dụng vốn nhà nước của các cán bộ cơ quan quản lý và sử dụng vốn thấp nêntình trạng vốn bị sử dụng lãng phí và thiếu hiệu quả trong các dự án đầu tư là khá phổbiến Chưa kể tới tình trạng tham nhũng do mặt trái của thời kỳ mở cửa kinh tế mang lại.Các chương trình đầu tư cho an sinh – phúc lợi xã hội do bị thất thoát, rút ruột, thamnhũng đã không bảo đảm được tiến độ, chất lượng, không tạo được lực đẩy cho sự pháttriển kinh tế, làm suy yếu sức cạnh tranh nền kinh tế, tình trạng nghèo đói không đượcgiải quyết, công tác xoá đói giảm nghèo gặp trở ngại

1.2.2.4 Lao động không được đào tạo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế

Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động,không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộkhẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố

Do vậy, một lượng lớn lao động nông thôn bị dư thừa do không kiếm được việc làm khác,khó khăn khi kiếm môi trường làm việc khác Theo thống kê của Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội có khoảng trên 70% lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ mù chữ của lao độngViệt Nam là 4% Trong tỷ lệ mù chữ này lại có sự cách biệt quá cao giữa các vùng miền

và khu vực Trong 8 vùng lãnh thổ thì vùng có tỷ lệ lao động mù chữ cao nhất là Tây Bắc

Trang 24

(17%) và Tây Nguyên (10%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung Bộ(1,9%) Sự cách biệt này càng trở nên kéo dãn khi so sánh nông thôn - thành thị, đồngbằng - miền núi, vùng sâu, vùng xa Lực lượng lao động Việt Nam dồi dào nhưng chấtlượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế Tỷ lệ lao độngqua đào tạo mới chỉ là trên 24%; trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề nói chungmới chiếm hơn 15%

1.3 CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM

1.3.1 Những chính sách của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo

1.3.1.1 Mục tiêu của chính sách

Để thực hiện thành công chiến lược dài hạn xoá đối giảm nghèo, Nhà nước ViệtNam mà cụ thể là chính phủ đã đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo,nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, và mức sống cũng như thu nhập của người dân,

đó là Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo – CPRGS, gồm các mụctiêu sau:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong khi đảm bảo các tiến bộ

và công bằng xã hội, tập trung vào phát triển nông nghiệp và các vùng nông thôn, đảmbảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, tăng hỗ trợ cho các vùng kém phát triển, vàhạn chế khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa các vùng và các dân tộc thiểu số

+ Tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi khuvực kinh tế bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI),

và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Tiếp tục cải cách cơ cấu gồm: cải cách doanh nghiệp nhà nước; ngân sách nhànước, ngân hàng thương mại; các tổ chức tín dụng và tài chính; tự do hóa thương mại -

Trang 25

song phương, các cam kết thông qua việc gia nhập AFTA, và Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO); thúc đẩy tăng thu nhập, phát triển thị trường để phân phối hàng tiêu dùng

+ Thực hiện cải cách hành chính công gồm: cải cách thể chế, cải cách hành chính,cải cách khu vực công chức, và cải cách tài chính công để tăng trách nhiệm giải trìnhtrong khu vực công chức và hành chính, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ côngcộng và đảm bảo sự công bằng xã hội

+ Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và giảm sự bất bình đẳng; ưu tiên chochất lượng và khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ y tế, giáo dục và phát triển;bảo vệ môi trường, kiềm chế lây nhiễm HIV/AIDS; bình đẳng giới và cải thiện cuộc sốngcủa các dân tộc thiểu số Tập trung vào dân nghèo thành thị - đặc biệt về vấn đề việc làm,thu nhập và nhà ở, và đảm bảo sự tiếp cận công bằng tới các dịch vụ

+ Giảm mức độ dễ bị tổn thương và cải thiện năng lực của các nhóm dễ bị tổnthương nhằm phòng chống rủi ro tốt hơn bằng cách phát triển và mở rộng mạng lưới bảotrợ và an sinh xã hội cho người nghèo và đưa ra một phương thức toàn diện hơn trongphòng chống thiên tai

+ Thiết lập một hệ thống các chỉ số định lượng và định tính về phát triển kinh tế xãhội và giảm nghèo (tính đến các yếu tố giới và nhóm xã hội) để giám sát và đánh giá việcthực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo – CPRGS

Ngoài ra, Chính phủ cũng vạch ra 12 Mục tiêu phát triển về xã hội và giảm nghèo– VDG cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 như sau:

1 Giảm tỷ lệ hộ nghèo:

+ Đến năm 2010, giảm 1/2 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc tế so với năm 2000, cónghĩa là giảm từ 32% năm 2000 xuống còn 15 – 16% vào năm 2010

Trang 26

+ Giảm 3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực – thực phẩm so với năm 2000, nghĩa làgiảm từ 12% năm 2000 xuống còn 2 – 3% vào năm 2010.

+ Đến năm 2010, giảm 3/5 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000 theo tiêu chuẩn củaChương trình mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm

2.Phổ cập và cải thiện chất lượng giáo dục

+ Tăng tỷ lệ nhập học vào tiểu học đúng tuổi lên 99% vào năm 2010

+ Hoàn thành việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và tăng số lượng trườnghọc cả ngày ở cấp tiểu học vào năm 2010

+ Tăng tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đúng tuổi lên 90% vào năm 2010

+ Tăng tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi lên 50% vào năm 2010

+ Phấn đấu xoá mù chữ cho 100% số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40% vàonăm 2010

3 Bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ và đảm bảo quyền cho trẻ

em nữ

+ Xoá bỏ chênh lệch về giới ở cấp giáo dục tiểu học và trung học của các dân tộc ítngười vào năm 2010

+ Tăng số đại biểu phụ nữ trong các cơ quan dân cử các cấp

+ Tăng thêm 3 – 5% số phụ nữ tham gia trong các cơ quan, các ngành (kể cả các

bọ, cơ quan trung ương, các doanh nghiệp) ở tất cả các cấp trong 10 năm tới

+ Thực hiện quy định ghi tên của cả chồng và vợ trong giấy chứng nhận quyền sửdụng đất

Trang 27

+ Giảm mức độ dễ tổn thương của phụ nữ trước hành vi bạo hành trong gia đình.

4 Giảm tỷ lệ sinh, tử vong và suy dinh dưỡng cuả trẻ em

+ Giảm tỷ lệ sinh để đạt mức thay thế bình quân trong cả nước chậm nhất vảo năm2005; vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010

+ Giảm tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống còn 20/1000 vào năm 2010

+ Giảm tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 27/1000 vào năm 2010

+ Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 20% vào năm 2010

+ Giảm tỷ lệ trẻ sinh thiếu cân (dưới 2,5 kg) xuống còn 5% vào năm 2010

5 Sức khoẻ sinh sản của các bà mẹ

+ Giảm tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ xuống còn 70/100 000 vào năm 2010, trong đóđặc biệt chú trọng tới các vùng khó khăn

+ Cải thiện tình trạng sức khoẻ bà mẹ sau khi sinh nở

6 Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

+ Kiềm chế mức tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS vào năm 2005 và đến năm 2010,giảm một nửa mức tăng tỷ lệ lây nhiễm

+ Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt; giảm đến mức tháp nhất tỷ lệ mắc bệnh

và tử vong của bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch

+ Phòng chống tai nạn chấn thương và các tác hại của thuốc lá

7 Đảm bảo bền vững về môi trường

Trang 28

+ Phủ xanh đất trống đồi trọc, đưa tỷ lệ che phủ rừng lên trên mức 43% năm 2010,tăng diện tích cây xanh ở các khu đô thị.

+ Từng bước sử dụng công nghệ sạch trong các ngành kinh tế; phấn đấu đến năm

2010, đạt 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc đượctrang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môitrường; 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường

+ Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa vànước thải ở các khu chế xuất, có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môitrường, 80-90% chất thải rắn được thu gom; xử lý được trên 60% chất thải nguy hại và100% chất thải bệnh viện; xử lý cơ bản sự cố môi trường trên các dòng sông

+ 95% dân cư thành thị và 85% dân cư ở các vùng nông thôn sử dụng nước sạch

8 bảo đảm các công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng

và xã nghèo

+ Cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu(thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinhhoạt, chợ, v.v ) bảo đảm đến năm 2010 cho 100% xã ngèo có các cơ sở hạ tầng thiết yếu

+ Đến năm 2010, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh với sốlượng 60 lít/người/ngày, 75% gia đình có hố xí hợp vệ sinh

9 Tạo việc làm

+ Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động/năm, đạt tổng số trong 5năm 2006 – 2010 là 8 triệu việc làm Nâng tỷ lệ lao độngnwx trong tổng số việc làm mớilên 50% vào năm 2010

+ Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010

Trang 29

+ Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống dưới 5% trong tổng sốlao động trong độ tuổi vào năm 2010.

10 Phát triển văn hoá – thông tin, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn văn hoá của đồng bào các dân tộc ít người

+ Tăng thời lượng chương trình và giờ phát sóng phát thanh, truyền hình tiếng dântộc

+ Nâng cao trình độ dân trí, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyềnthống của đồng bào các dân tộc ít người Bảo tồn và phát triển khả năng đọc, viết tiếngdân tộc ở những vùng có tỷ lệ dân tộc ít người cao

+ Hỗ trợ người dân thuộc các dân tộc ít người tham gia nhiều hơn vào làm việc tạicác cơ quan nhà nước

+ Dảm bảo giao quyền sử dụng đất cho tập thể, cá nhân ở vùng dân tộc ít người vàmiền núi Củng cố và mở rộng các hoạt động y tế, văn hoá, thông tin về cơ sở phục vụđồng bào dân tộc

11 Giảm khả năng dễ bị tổn thương và phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đôi tượng yếu thế và người nghèo

+ Cải thiện thu nhập của người nghèo, nhất là các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ

+ Đến năm 2010, bảo đảm các gia đình trong khu vực đo thị được cấp chứng nhậnquyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà trên khu đất hợp pháp

+ Cải cách chính sách và cơ chế bảo hiểm xã hội, khuyến khích sự tham gia củacộng đồng vào các hình thức bảo hiểm tự nguyện

Ngày đăng: 28/08/2017, 16:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Tạp chí kinh tế và dự báo, Bộ kế hoạch và đầu tư, Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010, NXB Thống Kê, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng phát triểnkinh tế Việt Nam đến 2010
Nhà XB: NXB Thống Kê
4. Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo, NXB Lao động, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo
Nhà XB: NXB Laođộng
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UNDP, Đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và lập kế hoạchcho tương lai
2. Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê, 2007 Khác
6. Các websites: www.agroviet.gov.vn www.cpv.gov.vn www.chinhphu.vn www.gso.gov.vn www.moet.gov.vn www.edu.net.vn www.dcrd.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w