Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
338,06 KB
Nội dung
1
Hồ ChíMinhvớicuộcvậnđộngnôngdân
từ năm1930đếnnăm1954
Nguyễn Thị Kim Dung
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Lịch sử
Chuyên ngành: HồChíMinh học; Mã số: 60 31 27
Người hướng dẫn: PGS.TS.Vũ Quang Hiển
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Tìm hiểu vị trí, vai trò của nôngdân Việt Nam thời thuộc địa. Nghiên cứu
tư tưởng HồChíMinh về nôngdân và cuộcvânđộngnôngdântừnăm1930đếnnăm
1954. Đánh giá hiệu quả cuộcvânđộngnôngdân theo tư tưởng HồChíMinhtừnăm
1930đếnnăm1954. Đưa ra phương hướng và biện pháp vậndộngnôngdân trong bối
cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Keywords. Tư tưởng HồChí Minh; Vậnđộngnông dân; Giai đoạn 1930-1954
Content.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư là nông dân. Có thể nói,
lịch sử phát triển của đất nước là lịch sử của phát triển vănminhnông nghiệp, trong đó
nông dân là chủ thể làm nên những trang lịch sử hào hùng suốt hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc.
Dưới chế độ phong kiến, nôngdân là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược, lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc
địa là nôngdân và công nhân, nhưng đông đảo nhất vẫn là nông dân. Đế quốc và
phong kiến thống trị, bóc lột nhân dân ta thì chủ yếu là thống trị và bóc lột nông dân.
Vì thế mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa thế lực đế quốc và
phong kiến với cả dân tộc Việt Nam mà đông đảo là nông dân. Giải phóng dân tộc là
giải phóng đông đảo nông dân. Vậy nên, giai cấp nôngdân là lực lượng có vai trò quan
trọng của cách mạng Việt Nam.
Xuất phát từ đặc điểm nôngdân Việt Nam, HồChíMinh rất quan tâm giáo dục
nông dân, lãnh đạo họ đi theo cách mạng, từng bước đem lại lợi ích thiết thân cho
2
nông dân, xây dựng, củng cố khối liên minh công nông thành đạo quân chủ lực của
cách mạng. Trong các giai đoạn cách mạng, nôngdân luôn là lực lượng hùng hậu nhất
đi theo Ðảng, đóng góp vô cùng to lớn về tinh thần và sức lực, tính mạng và của cải,
vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của
dân tộc.
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm vóc chiến lược
của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Văn kiện các Ðại hội Ðảng thời kỳ đổi mới và nhiều chỉ thị, nghị quyết, hội
nghị Trung ương đều thể hiện rõ chủ trương chiến lược nhất quán đối vớinông nghiệp,
nông dân, nông thôn. Đảng từng bước xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát
triển toàn diện kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tiến đến khẳng định
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa nông nghiệp và
kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trong trước mắt và
lâu dài.
Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng HồChíMinh về nôngdân và vậnđộngnông
dân trong kháng chiến là hết sức cần thiết, nó góp phần không nhỏ vào việc phát huy
hơn nữa vai trò của nôngdân trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước.
Vì những lý do trên tôi chọn vấn đề: “Hồ ChíMinhvớicuộcvậnđộngnông
dân từnăm1930đếnnăm 1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu tư tưởng HồChíMinh về nôngdân và vậnđộngnôngdân đã có
nhiều công trình nghiên cứu như:
*Về vấn đề nông dân, có một số công trình đáng chú ý sau:
- Nguyễn Văn Hiệp (1993), Tư tưởng HồChíMinh về vấn đề nôngdân và sự
vận dụng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới (1981-1991), Luận văn thạc sĩ khoa học
lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh.
- Đoàn Thế Hanh (1996), Một số vấn đề nôngdân qua báo chí tiếng Việt trong
những năm 1936-1939 : Luận án PTS KH lịch sử.
- Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, hội
nông dân ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.
- Nôngdân và nông thôn Việt Nam thời cận đại (1990.) Nxb Khoa học xã hội.
3
- Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2001), Tư tưởng HồChíMinh về vấn đề nông
dân, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
- Hội Nôngdân Việt Nam(2000), Bác Hồvớinông dân, nôngdânvới bác Hồ.
Nxb Chính trị Quốc gia.
- Hội Nôngdân Việt Nam (2008), HồChíMinhvới giai cấp nông dân, NXB
Lao động - Xã hội
*Về vậnđộngnông dân, có một số công trình đáng chú ý sau:
- Mai Phương Thảo, Tư tưởng HồChíMinh về nôngvậnvới công tác vậnđộng
nông dân ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học. ĐH KHXHNV, HN.
- Ban Dânvận Trung ương (1995), Tư tưởng dânvận của Chủ tịch HồChí
Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
- Ban dânvận Trung ương (2005), Vận dụng tư tưởng HồChíMinh vào công
tác dânvận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, HN
- Lê Kim Việt, Công tác vânđộngnôngdân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước : LA TS KH Lịch sử.
- Một số vấn đề về công tác vậnđộngnôngdân ở nước ta hiện nay (2000), Nxb
Chính trị Quốc gia.
* Ngoài ra còn một số tác phẩm liên quan đếnvấn đề nôngdân như:
- Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản vớivấn đề nôngdân trong cách mạng Việt
Nam, NXb Sự thật.
Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình trên đã nêu lên được quan
điểm của HồChíMinh về vai trò, vị trí của giai cấp nông dân, làm sáng tỏ tư tưởng Hồ
Chí Minh về nông dân, trong đó có công tác vậnđộngnông dân; nghiên cứu thực trạng
nông dân, cũng như công tác vậnđộngnôngdân trong giai đoạn hiện nay; làm rõ
những ưu điểm, khuyết điểm của các chủ trương chính sách vậnđộngnôngdân trong
giai đoạn hiện nay.
Các tài liệu trên là nguồn tài liệu quý hỗ trợ tác giả cũng như các nhà khoa học
nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về đề tài.
Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng HồChíMinh về vậnđộngnôngdân cũng như
thực tiễn vậnđộngnôngdântừnăm1930đếnnăm1954 chưa được nghiên cứu một
cách chuyên biệt, có hệ thống nhằm rút ra những kinh nghiệm quý báu cho công tác
vận độngnôngdân ở nước ta hiện nay.
4
Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Hồ ChíMinhvớicuộcvậnđộngnôngdântừnăm
1930đếnnăm 1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
- Làm sáng tỏ hơn nội dung của tư tưởng HồChíMinh về nông dân, vậnđộng
nông dân và cuộcvậnđộngnôngdân theo quan điểm của Người qua các thời kỳ cách
mạng từnăm1930đếnnăm1954.
- Làm rõ thêm giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng HồChíMinh về nông
dân và vậnđộngnông dân.
- Khẳng định phương hướng và biện pháp vậnđộngnôngdân trong bối cảnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu vị trí, vai trò của nôngdân Việt Nam thời thuộc địa
- Nghiên cứu tư tưởng HồChíMinh về nôngdân và cuộcvậnđộngnôngdântừ
năm 1930đếnnăm1954.
- Đánh giá hiệu quả cuộcvậnđộngnôngdân theo tư tưởng HồChíMinhtừ
năm 1930đếnnăm1954.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung cơ bản của tư tưởng HồChíMinh về nôngdân và vậnđộngnông
dân trong cách mạng và kháng chiến (1930 - 1954).
- Hiệu quả cuộcvậnđộngnôngdân trong các thời kỳ 1930 - 1945 và 1945 -
1954.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: từ1930đếnnăm1954 là thời kỳ cả nước thực hiện
một chiến lược cách mạng chống đế quốc và tay sai, giành và giữ độc lập dân tộc.
- Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cuộcvậnđộngnôngdân phục vụ sự nghiệp giải
phóng dân tộc 1930 - 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954.
5. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Tác giả dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng
sản Việt Nam về nôngdân và vậnđộngnôngdân để nghiên cứ nội dung của đề tài.
5
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận HồChí Minh, trong đó đáng chú ý là quan điểm
thực tiễn và sự thống nhất lý luận với thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp: lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, đối
chiếu…. để giải quyết các nội dung liên quan đến đề tài.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn trình bày khách quan, khoa học nhận thức của HồChíMinh về nông
dân, đặc biệt là nôngdân Việt Nam dưới thời thuộc địa.
- Tư tưởng HồChíMinh về vậnđộngnông dân, biện pháp vậnđộngnôngdân
từ năm1930đếnnăm1954.
Qua đó khẳng định giá trị của tư tưởng HồChíMinh về nôngdân và vậnđộng
nông dân, góp phần tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng HồChíMinh trong giai
đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần nghiên cứu di sản tư tưởng HồChíMinh về nôngdân và
vận độngnông dân.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc vậnđộngnông dân, phát
huy vai trò của nôngdân trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8 tiết.
CHƢƠNG 1
HỒ CHÍMINHVỚICUỘCVẬNĐỘNGNÔNGDÂN
TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930 -1945)
1.1. Quan điểm của HồChíMinh về vị trí, vai trò và đặc điểm của giai cấp nông
dân Việt Nam
Sinh ra và lớn lên giữa một vùng nông thôn nghèo, thương dânHồChíMinh
sớm hiểu được nỗi thống khổ của người dân, nhất là nông dân, đồng thời cũng thấy
được sức mạnh lớn lao của họ.
6
Trên đường đi tìm chân lý cách mạng cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách áp bức
bóc lột của đế quốc Pháp và phong kiến, tại Pháp, HồChíMinh đã gặp Luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Qua Luận cương này, HồChíMinh thấy rõ vấn
đề dân tộc ở thuộc địa thực chất là vấn đề nông dân, giải phóng dân tộc chủ yếu là giải
phóng nôngdân khỏi ách áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến.
Quan điểm của HồChíMinh về vị trí, vai trò của nôngdân Việt Nam được thể
hiện như sau:
- Nôngdân là nền tảng của vấn đề dân tộc
- Giai cấp nôngdân Việt Nam có ý thức cộng đồng sâu sắc và tinh thần yêu
nước nồng nàn, là đội quân chủ lực của cách mạng
- Giai cấp nôngdân Việt Nam gắn bó chặt chẽ với giai cấp công nhân, là
đồng minh của giai cấp công nhân.
1.2. Quan điểm của HồChíMinh về vậnđộngnôngdân trong cách mạng
giải phóng dân tộc
Để huy động được đông đảo nôngdân tham gia vào cách mạng giải phóng dân
tộc cần phải tuyên truyền vậnđộngnông dân, làm cho họ hiểu được mục tiêu của cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa họ vào một tổ chức để giác ngộ, khơi gợi tinh thần
yêu nước từ phía họ.
Hồ ChíMinh cho rằng “vận độngnông dân, là phải vận thế nào cho toàn thể
nông dânđộng nghĩa là làm cho nôngdân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình,
làm cho nôngdân vào Hội nôngdân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của
mình và tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc”
1.3. Vậnđộngnôngdân tham gia cách mạng giải phóng dân tộc (1930 -1945)
1.3.1.Vận độngnôngdân tham gia phong trào cách mạng 1930 – 1931
Nét nổi bật của Việt Nam đầu những năm1930 là ảnh hưởng nặng nề của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới tới đời sống kinh tế xã hội. Đời sống của người nôngdân
vô cùng cực và khốn đốn. Đó là những nguyên nhân trực tiếp là bùng nổ phong trào
cách mạng 1930 - 1931.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của HồChí Minh, phong trào đấu tranh của công
nhân, nôngdân và các tầng lớp nhân dân lao động bùng lên mạnh mẽ. Cao trào cách
mạng diễn ra trên 25 tỉnh thành khắp cả nước và đạt tới đỉnh điểm trên đất Nghệ Tĩnh.
7
Phong trào đấu tranh của quần chúng công nông, đặc biệt là việc thành lập các
Xô Viết tại Nghệ An - Hà Tĩnh được HồChíMinh đặc biệt quan tâm theo dõi. Tuy ở
xa Tổ quốc, nhưng Người tìm mọi cách liên lạc với Ban Lãnh đạo của Đảng ở trong
nước, thường xuyên chỉdẫn cho Trung ương về kế hoạch chống khủng bố, bảo vệ dân,
bảo vệ tổ chức đảng, đồng thời liên tiếp gửi các báo cáo khẩn thiết đề nghị Quốc tế
Cộng sản, các Đảng Cộng sản hãy quan tâm hơn nữa đến phong trào cách mạng Đông
Dương, kịp thời viết thư động viên phong trào, góp ý kiến và trao đổi kinh nghiệm đấu
tranh, giúp đỡ về tinh thần và vật chất. Người yêu cầu Quốc tế Cộng sản ra lời hiệu
triệu các Đảng Cộng sản, trước hết là Đảng Cộng sản Pháp mở một chiến dịch chống
khủng bố trắng ở Đông Dương.
Ngày 29-9-1930, HồChíMinh gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản
báo cáo về phong trào ở Nghệ Tĩnh.
Ngày 5-11-1930, trong thư gửi Quốc tế Nông dân, HồChíMinh báo cáo cụ thể
về phong trào nôngdân ở Đông Dương và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người tố cáo chính
quyền thực dân và theo dõi sát sao những nôngdân bị khủng bố giết hại, và kêu gọi
giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp ủng hộ và giúp đỡ. Người
đánh giá cao ý chí quật cường của nhân dân Nghệ Tĩnh và tìm mọi cách chỉ đạo, uốn
nắn, giúp đỡ phong trào.Những ý kiến chỉ đạo của Người đã hạn chế tổn thất, phát huy
thắng lợi, giữ vững khí thế đấu tranh của quần chúng nhân dân, đồng thời rút được
kinh nghiệm cho các phong trào cách mạng sau này.
1.3.2.Vận độngnôngdân tham gia cuộcvậnđộngdân chủ 1936 – 1939
Trước nguy cơ chiến tranh phát xít, ngày 25-7-1935, Đại hội lần thứ VII của
Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva, vạch rõ kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân
thế giới là chủ nghĩa phát xít và đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản thế giới: phải đấu
tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hòa bình.
Nguyễn Ái Quốc vô cùng phấn khởi vì đã thấy trong nghị quyết nhiều quan
điểm phù hợp với những suy nghĩ, tìm tòi của mình về đường lối chiến lược, sách lược
của cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, đặc biệt là vấn đề phải hình
thành cho được một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc, đòi dân chủ,
cơm áo và hoà bình.
Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần thứ hai tại Thượng Hải (Trung
8
Quốc), xác định yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dânĐông Dương là tự do, dân chủ,
cải thiện đời sống. Đảng phải nắm lấy những yêu cầu đó để phát động quần chúng đấu
tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
Phong trào Đại hội Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng hoàn toàn phù hợp
với nguyện vọng tự do dân chủ của nôngdân và được nôngdân hưởng ứng sôi nổi. Ở
nông thôn, các hình thức tổ chức của nôngdân rất đa dạng: hội cấy, hội gặt, hội hiếu
hỉ, hội góp họ, phường đi săn, hội chèo, nhóm học chữ quốc ngữ… Những hình thức
này đã thu hút đông đảo nôngdân lao động đoàn kết trong một tổ chức, cùng đấu tranh
giành quyền lợi của giai cấp mình.
Như vậy, phong trào đấu tranh của nôngdân trong những năm đầu vậnđộng
dân chủ đã tạo nên sức mạnh đánh thẳng vào quyền lợi kinh tế của kẻ thù buộc chúng
phải lùi bước, làm cho nôngdân và nhân dân lao động gắn bó, tin tưởng vào Đảng và
chủ tịch HồChí Minh.
1.3.3.Vận độngnôngdân tham gia cao trào cách mạng 1939 - 1945
Bước vào cuộcvậnđộng tiến tới giành chính quyền đầy khó khăn, thử thách, vai
trò quan trọng và sự hy sinh to lớn của giai cấp nôngdân ngày càng thêm nổi bật.
Hội nghị tháng 11-1939 và hội nghị lần thứ VII Ban Chấp Hành Trung ương
Đảng 6-11-1940 đánh dấu sự thay đổi chiến lược và phương pháp cách mạng, mở đầu
cho thời kỳ vậnđộng cách mạng mới.
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước sau 30 năm hoạt động ở nước
ngoài. Người đã triệu tập hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương họp tại Pắc Pó, Cao Bằng (5-1941) xác định “cần phải thay đổi chiến
lược”, tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Thực hiện chủ trương của Đảng, nôngdân các huyện trong cả nước đã tiến hành
phá kho thóc chia cho dân bị đói. “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” là khẩu hiệu đấu
tranh kinh tế và đấu tranh chính trị, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân
dân đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.
Qua đó, chứng tỏ Đảng và HồChíMinh không những nắm vững nghệ thuật chỉ
đạo cách mạng, biết gắn khẩu hiệu hành động trước mắt với mục tiêu cơ bản của cách
mạng, nhờ đó đã động viên hàng triệu quần chúng nhất là nôngdân lên trận tuyến đấu
tranh để giành chính quyền.
9
Tháng 8-1945, Nguyễn Ái Quốc Gửi thư kêu gọi đồng bào: “Giờ quyết định
cho vận mệnh của dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà
giải phóng cho ta” [32, tr. 554].
Đáp ứng lời kêu gọi thiêng liêng đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng với khát vọng
độc lập tự do, nhân dân giành lấy chính quyền.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945 đặt dấu chấm hết chế độ phát xít bù
nhìn, đồng thời tạo điều kiện chuẩn bị bảo vệ thành quả cách mạng trước âm mưu và
hành động xâm lược của thực dân Pháp và các thế lực đế quốc khác.
Ngày 2-9-1945 Chủ tịch HồChíMinh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại
quảng trường Ba Đình, khai sinh ra Nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, khẳng định
trước thế giới: Nước Việt Nam đã trở thành một nước tự do, độc lập. Nước Việt Nam
có quyền được hưởng tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập và tự do ấy.
CHƢƠNG 2
HỒ CHÍMINHVỚICUỘCVẬNĐỘNGNÔNGDÂN
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)
2.1. Nhiệm vụ, vai trò của giai cấp nôngdân và quan điểm của HồChíMinh về
vận độngnôngdân trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
2.1.1. Hoàn cảnh Việt Nam sau khi giành độc lập và nhiệm vụ, vai trò của giai cấp
nông dân
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt NamDân chủ cộng hòa,
nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐôngNam Á ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại
của lịch sử dân tộc Việt Nam. Giai cấp nôngdântừ kiếp nô lệ bước lên địa vị người
làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, cũng như nhân dân cả
nước, giai cấp nôngdân Việt Nam sau ngày đất nước độc lập, đứng trước những khó
khăn rất lớn.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã để lại hậu quả nặng nề, sản xuất nông
nghiệp lạc hậu, đất bị bỏ hoang, nạn đói hoành hành. Nền tài chính kháng kiệt…Về
mặt xã hội, các di hại của nền văn hóa nô dịch rất nặng nề, hơn 90% dân số, mà đại đa
10
số là nôngdân mù chữ, tạo nên một mặt bằng dân trí thấp để cho những tệ nạn xã hội
có điều kiện thâm nhập vào đời sống nhân dân. Nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, mê
tín dị đoan…có ở nhiều nơi từnông thôn đến thành phố.
Cùng với những khó khăn chồng chất về kinh tế, xã hội và đời sống, nôngdân
Việt Nam còn đứng trước những khó khăn to lớn về chính trị, quân sự, đó là nguy cơ
bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động bên ngoài nô dịch.
2.1.2. Quan điểm của HồChíMinh về vậnđộngnôngdân trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954)
Hồ ChíMinh cho rằng nhiệm vụ trước mắt là “Loài người ai cũng dĩ thực vi
tiên” (nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi bản” (Nghề nông làm gốc)”.
Dân muốn no thì phải giồng giọt nhiều. Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông
nghiệp” [33, tr. 114].
Với quan điểm đó nên ngay từ khi mới giành được chính quyền, Đảng, Chính
phủ và Chủ tịch HồChíMinh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm khắc
phục những khó khăn, cải thiện đời sống của người lao động. Bởi để phát huy sức
mạnh của nôngdân trong cuộc chiến đấu mới trước tiên phải làm cho nôngdân có
cuộc sống ấm no.
Vai trò của nôngdân và nông nghiệp còn được Chủ tịch HồChíMinh khẳng
định một lần nữa trong bức thư gửi điền chủ nông gia đề ngày 11-4-1946: “Việt Nam
là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong
công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào
nông nghiệp một phần lớn.
Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [33,
tr. 215].
Như vậy, HồChíMinh đã chỉ cho nôngdân thấy nền nông nghiệp đóng góp rất
lớn vào công cuộc xây dựng nước nhà. Nước ta giàu mạnh một phần không nhỏ phục
thuộc vào sự phát triển của nông nghiệp. Qua đó khẳng định vai trò hết sức quan trọng
của giai cấp nông dân.
[...]... chiến chống Pháp cho thấy HồChíMinh đã có chủ trương, biện pháp và hình thức vậnđộngnôngdân đúng đắn, phù hợp với tình hình mới 3.2 Giá trị của tƣ tƣởng HồChíMinh về vậnđộngnôngdân Trên bình diện lý luận và thực tiễn, những vấn đề nôngdân mà HồChíMinh đề cập đến là vấn đề nôngdân ở thuộc địa Quan niệm của HồChíMinh về vậnđộngnôngdân trong cách mạng xuất phát từ sự phân tích đánh giá... giữa dân tộc Việt Namvới chủ nghĩa đế quốc Quá trình thực thi vậnđộngnôngdân theo tư tưởng HồChíMinh cho phép kết luận rằng: muốn vậnđộngnôngdân thành công thì phải bám sát thực tiễn đất nước, giương cao ngọn cờ tư tưởng HồChíMinh kiên quyết chống giáo điều trong vậnđộng và phát triển lực lượng nông dân, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm cách mạng thế giới Có một chủ trương vậnđộngnông dân. .. tháng, Nxb Nông thôn 16 3 Ban Chấp hành hội Nôngdân Hải Dương (2000), Lịch sử phong trong trào nôngdân và Hội nôngdân Hải Dương (1930- 1996), Nxb Chính trị quốc gia HN 4 Ban chấp hành Hội Nôngdân Hà Nội (1993), Lịch sử phong trong trào nôngdân và Hội nôngdân Hà Nội (1930- 1992), Nxb Chính trị quốc gia HN 5 Ban Dânvận Trung ương (1995), Tư tưởng dânvận của Chủ tịch HồChí Minh, Nxb Chính trị quốc... vị trí, vai trò của nôngdân cần quán triệt tư tưởng Hồ ChíMinh về nôngdân và vậnđộngnôngdân trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng để làm cơ sở vạch ra các chủ trương, chính sách có hiệu quả để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng References 1 Bác Hồvớinôngdân Hà Nội (1990), Hội Nôngdân Sở Văn hoá và thông tin Hà Nội 2 Ban công tác nông thôn Trung ương, Nôngdân Việt Nam trước và... 42 HồChíMinh (2003), Về tài nguyên đất đai và phát triển nông nghiệp nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia HN 43 HồChíMinh (1966), Về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Sự Thật 44 Hội Nôngdân Việt Nam (1998), Lịch sử phong trong trào nôngdân và Hội nôngdân Việt Nam (1930 - 1995), Nxb Chính trị quốc gia HN 45 Hội Nôngdân thành phố Hà Nội (2000), Lịch sử phong trong trào nôngdân và Hội nông. .. Hội nôngdân Hà Nội (1930 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia HN 46 Hội Nôngdân Việt Nam (2000), Bác HồVớinông dân, nôngdânvới Bác Hồ, nxb Chính trị quốc gia HN 47 Vũ Quang Hiển, Giai cấp nôngdân Việt Nam trong cao trào cách mạng năm1930 và Xô Viết Nghệ -Tĩnh 48 Vũ Quang Hiển (1994), Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết vấn đề nôngdân của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ, Tạp chí khoa...2.2 Vậnđộngnôngdân xây dựng đời sống mới và kháng chiến chống Pháp (194 51954) Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch HồChíMinh đối với người nôngdân trước hết là vấn đề ruộng đất Bởi ruộng đất là nguốn sống chính của người nôngdân Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch HồChí Minh, chính quyền các cấp đã thực hiện ngay việc tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân. .. chiến với quyết tâm “không hợp tác với địch” Có người tự đốt nhà mình để ra vùng tự do tham gia kháng chiến Cùng với việc tích cực lao động sản xuất đóng góp ngày càng nhiều cho kháng chiến, giai cấp nôngdân còn chủ động bảo vệ sản xuất, bảo vệ xóm làng CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Vai trò của HồChíMinh đối vớicuộcvậnđộngnôngdân trong cách mạng Việt Namtừnăm1930đến năm. .. ra sức tăng gia sản xuất, cứu đói, giai cấp nôngdân tích cực tham gia cuộcvậnđộng xây dựng đời sống mới” do Chủ tịch HồChíMinh phát độngCuộcvậnđộng này nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng yêu lao động, yêu chính nghĩa, căm ghét bóc lột, xây dựng đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” Cuộcvậnđộng đã làm thay đổi diện mạo của những vùng nông thôn lạc hậu trước kia thành những làng... Đĩa CD Rom) 37 HồChíMinh Toàn tập (2009), tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Đĩa CD Rom) 38 HồChíMinh Toàn tập (2009), tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Đĩa CD Rom) 39 HồChíMinh Toàn tập (2009), tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Đĩa CD Rom) 40 HồChíMinh Toàn tập (2009), tập 11, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Đĩa CD Rom) 41 HồChíMinh Toàn tập (2009), tập 12, Nxb Chính trị quốc . tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và cuộc vân động nông dân từ năm 1930 đến năm
1954. Đánh giá hiệu quả cuộc vân động nông dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm. tưởng Hồ Chí Minh về nông dân, vận động
nông dân và cuộc vận động nông dân theo quan điểm của Người qua các thời kỳ cách
mạng từ năm 1930 đến năm 1954.