Nhận thức rõ vai trò và vị trí của giai cấp nông dân trong cách mạng Việt Nam, Đảng với vai trò là người tiên phong dẫn đường đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện sứ mệnh cao cả vừa x
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ KIM DUNG
ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN BẮC
GIAI ĐOẠN 1954-1965
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Văn Thịnh
HÀ NỘI - 2012
Trang 4MỤC LỤC
Chương 1: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1960 14
1.1 Một số nét khái quát về công tác vận động nông dân của Đảng 14
1.1.1 Vai trò của nông dân Việt Nam trong lịch sử 14
1.1.2 Công tác vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng 15
1.2 Chủ trương vận động nông dân miền Bắc tiến hành cách mạng ruộng đất, thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế 1954-1957 18 1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội miền Bắc và chủ trương của Đảng 18
1.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện 32
1.3 Chủ trương vận động nông dân miền Bắc tham gia cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội (1958-1960) 47
1.3.1 Chủ trương cải tạo nông nghiệp theo CNXH của Đảng 47
1.3.2 Đảng vận động nông dân tham gia phong trào hợp tác hóa nông nghiệp 53
Tiểu kết chương 1 60
Chương 2: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1961-1965 62
2.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương vận động nông dân của Đảng 62
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 62
2.1.2 Chủ trương của Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1961-1965 64
2.2 Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng, phát triển kinh tế và làm tốt nghĩa vụ chi viện cho miền Nam 76
2.2.1 Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng và phát triển kinh tế 76
Trang 52.2.2 Đảng lãnh đạo nông dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chi viện cho
tiền tuyến lớn miền Nam (1961-1965) 95
Tiểu kết chương 2: 101
CHƯƠNG 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 104
3.1 Một số nhận xét 104
3.1.1 Ưu điểm 104
3.1.2 Hạn chế 112
3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử 116
Kết luận 125
Tài liệu tham khảo 128
Phụ lục 145
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giai cấp nông dân luôn luôn có vai trò đặc biệt, là lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân, đồng thời cũng là đội quân chủ lực của cách mạng Vì vậy, trong mọi thời kỳ cách mạng, công tác vận động nông dân luôn được coi là một trong những nhiệm
vụ cấp bách nhất của Đảng Khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp nông dân, Lênin viết: “Nhân tố thắng lợi không phải ở chỗ công nhân, tức vô sản, hoàn toàn chiếm ưu thế trong dân số toàn quốc và ở tính tổ chức cao hơn của
họ mà là ở chỗ vô sản được sự ủng hộ của những người nông dân nghèo khổ…”[132, Tr 424] Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam cũng chứng tỏ rằng, không có sự tham gia của giai cấp nông dân, thì đội tiền phong của cách mạng Việt Nam - giai cấp công nhân khó có thể giành được bá quyền lãnh đạo cách mạng, khó có thể tập hợp được lực lượng dân tộc đông đảo xung quanh mình để hình thành mặt trận dân tộc thống nhất, nguồn sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước
Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, ngay từ đầu, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã nhận thấy vai trò đặc biệt to lớn của giai cấp nông dân và vấn đề liên minh công nông đối với cách mạng Việt Nam Không giống giai cấp nông dân các nước phương Tây, giai cấp nông dân Việt Nam mang những đặc điểm riêng của một nước nông nghiệp lạc hậu nhưng có truyền thống đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất vì nền độc lập của dân tộc Thời thuộc Pháp, giai cấp nông dân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột nặng nề: ách áp bức của giai cấp địa chủ, tư sản và thực dân Pháp nên mối thù dân tộc và mối thù giai cấp hòa quyện làm một
Trang 7Chính vì vậy, trong tiến trình cách mạng Việt Nam, công tác vận động nông dân của Đảng có ý nghĩa chiến lược cách mạng sâu sắc Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã xác định vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng là vấn đề tập hợp nông dân Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng đã chỉ rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến…” [105, tr 3] Vì vậy, trong đường lối lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi trọng vấn đề vận động nông dân và luôn đề ra những chủ trương chính sách vận động giai cấp nông dân trở thành lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng
Từ sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cùng nhân dân miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước Nhận thức rõ vai trò và vị trí của giai cấp nông dân trong cách mạng Việt Nam, Đảng với vai trò là người tiên phong dẫn đường đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện sứ mệnh cao cả vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm tròn nhiệm
vụ hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam kháng chiến chống
đế quốc Mỹ xâm lược Đây cũng là giai đoạn lịch sử quan trọng khẳng định vai trò to lớn và thành công của Đảng trong việc đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn để vận động nông dân miền Bắc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, gần 70% dân
số là nông dân, sống trên địa bàn nông thôn Chính vì vậy, để tăng cường hiệu quả công tác vận động nông dân, khai thác tốt tiềm năng nông nghiệp phục vụ chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng coi việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một mục tiêu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 8đất nước Rõ ràng, trong lịch sử cũng như hiện tại, vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn luôn giữ vị trí quan trọng cần phải được nhìn nhận một cách thật sự khoa học Trong đó, việc tổng kết kinh nghiệm vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu
Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Đảng với cuộc vận động nông
dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, đã có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu đề cập đến vấn
đề nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965 Ở những mức độ khác nhau, các công trình đó có đề cập đến một số chủ trương chính sách của Đảng đối với nông dân miền Bắc trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế miền Bắc và làm nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam trong giai đoạn 1954-1960
Trước hết, là các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước:
Nguyễn Duy Trinh, (1976), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Nxb Sự thật; Nguyễn Duy Trinh (chủ biên),
(1966), Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1955-1965), Nxb Sự thật; Trường
Chinh, Võ Nguyên Giáp (1959), Vấn đề dân cày, Nxb Sự thật; Trường Chinh (1969), Kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đưa phong trào
hợp tác hoá nông nghiệp vững bước tiến lên, Nxb Sự thật; Trường Chinh
(1953), Về phóng tay phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất
của Đảng và Chính phủ năm 1953 Bài nói chuyện tại Hội nghị nông vận Trung ương; Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, (1974), Tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự
thật; Nguyễn Chí Thanh, (1963), Ra sức phấn đấu đưa nông dân miền Bắc
nước ta tiến lên, Nxb Sự thật Các tác phẩm cung cấp nhiều tài liệu quý giá có
Trang 9giá trị để đề tài đi sâu nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong cuộc vận động nông dân miền Bắc từ 1954 đến năm 1965
Thứ hai, các công trình của các tác giả trong nước viết về phong trào
nông dân và lịch sử phong trào nông dân ở các địa phương: Trịnh Nhu (chủ
biên), (1998), Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Việt Nam 1995), Nxb Chính trị quốc gia; Nguyễn Thành Công (chủ biên) (1998), Lịch
(1930-sử phong trào nông dân tỉnh Hoà Bình (1930-1995) Nxb Chính trị quốc gia;
Lê Huy Hoà (chủ biên), (2000) Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông
dân Hải Dương (1930-1996) Nxb Chính trị Quốc gia; Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Hà Nội (1930-2000): Sơ thảo, Nxb Hà Nội, 2000;
Nguyễn Thị Má (chủ biên) (2000), Lịch sử Hội nông dân và phong trào Nông
dân Hải Phòng (1930-2000), Nxb Hải Phòng; Lại Duy Mộc (chủ biên),
(2010) Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Thái Bình (1930 - 2010) Nxb Chính trị Quốc gia; Trịnh Nhu (chủ biên), (1993), Lịch sử phong trào
nông dân và Hội nông dân Thanh Hoá 1930-1932, Nxb Chính trị quốc gia;
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang Bắc Giang (2000), Lịch sử
phong trào nông dân và Hội nông dân tỉnh Bắc Giang (1930-2000); Ban dân
vận TW, (1999), Sơ thảo công tác dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam
(1930-1996), Nxb chính trị Quốc gia Các công trình trên đã trình bày một
cách khái quát về phong trào nông dân cả nước và phong trào nông dân các tỉnh miền Bắc
Thứ ba, một số công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí: Vũ
Quang Hiển (1994), Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết vấn đề
nông dân của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ Tạp chí khoa học-Đại
học Tổng hợp Hà Nội, số 2-1994; Lý Việt Quang, (2005) Kinh nghiệm lãnh
đạo của Đảng trên lĩnh vực nông nghiệp ở miền Bắc những năm 1945-1957,
Tạp chí Lịch sử Đảng Số 3; Nguyễn Trọng Phúc, (2005) Sự chi viện của
Trang 10miền Bắc đối với miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Lịch sử
Đảng, Số 4 - 2005 Mạch Quang Thắng (1988), “Giai cấp nông dân Việt Nam
trong cuộc vận động cách mạng của Đảng” Tạp chí Lịch sử Đảng số 4;
Trương Thị Tiến (1990), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề nông dân” Tạp chí khoa học - Đại học Tổng hợp, số 5, 6 - 1990; Văn Tạo (1993), “Cải cách
ruộng đất thành quả và sai lầm” Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3-1993; Ngoài ra, còn có nhiều luận án, luận văn đề cập tới vấn đề nông dân
như: Luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Đức Ngọc, (2007) Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc từ 1954 đến 1960, luận án đã làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc khôi
phục và phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở miền Bắc ở miền Bắc giai đoạn 1954-1960; Luận án Tiến sĩ Lê Thị Quỳnh
Nga (2010), Quá trình thực hiện chủ trương cách mạng ruộng đất của Đảng
ở tỉnh Thanh Hoá (1945-1957) Luận án đã tập trung làm rõ chủ trương tiến
hành cải cách ruộng đất của Đảng và quá trình thực hiện chủ trương này ở Thanh Hóa, trong đó luận án đã đúc kết chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm trong việc tiến hành cải cách ruộng đất của Đảng; Luận văn Thạc
sĩ Lịch sử của Nguyễn Công Loan (1995), Sự chi viện của hậu phương lớn
miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước Luận văn đã làm rõ vai trò hậu phương lớn của miền Bắc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và những đóng góp to lớn về sức người, vật chất của nhân dân miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam; Luận án
Tiến sĩ sử học của Nguyễn Đình Lê (1996), Biến đổi cơ cấu xã hội miền Bắc
trong thời kỳ 1954-1975; Luận án Tiến sĩ sử học của Trần Tăng Khởi (2001), Quá trình nhận thức của Đảng về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc những năm 1954-1975; Luận án Tiến sĩ sử học của Lê Kim Việt,
(2002), Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công
Trang 11nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước; Luận án Tiến sĩ Triết học Nông Văn Kế
(2008), Đặc điểm Hội nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây
dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay
Các luận văn, luận án nêu trên, đã nghiên cứu tổng thể công cuộc cải cách ruộng đất và công cuộc xây dựng và phát triển XHCN ở miền Bắc từ 1954-1975, đánh giá thành tựu, rút ra những kinh nghiệm, dưới nhiều góc độ khác nhau và làm rõ vai trò miền Bắc trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà Trong các công trình đó cũng đã đề cập và trình bày một số vấn đề có liên quan đến chủ trương chính sách của Đảng vận động nông dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục, phát triển kinh tế nông nghiệp và chi viện cho miền Nam Tuy nhiên, trong hầu hết các công trình đã công bố, vấn
đề Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965 vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học và toàn diện Chính vì vậy, những thành tựu mà các công trình trên đạt được là nguồn tài liệu, tư liệu quý để giúp tác tác giả tham khảo,
kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là: các chủ trương, chính sách về nông dân và công tác vận động nông dân miền Bắc của Đảng giai đoạn 1954-1965, cũng như một số diễn biến chính của phong trào nông dân miền Bắc trong giai đoạn này
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: xung quanh vấn đề nông dân, Đảng có nhiều chủ trương, chính sách lớn, không chỉ trong vấn đề kinh tế, chính trị, mà cả trong vấn đề văn hóa, xã hội… Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ trương và giải pháp vận động nông dân miền Bắc của Đảng
Trang 12trên một số lĩnh vực, như: trong cải cách ruộng đất và trong khôi phục, phát
triển kinh tế; trong phong trào hợp tác hóa, thực hiện cải tạo nông nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội và trong việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam
Về thời gian: chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đến năm 1965 Tất nhiên, là một đề tài lịch sử, luận văn sẽ
mở rộng nghiên cứu đến trước năm 1954 để làm rõ một vài vấn đề cần thiết
Về không gian: trên phạm vi toàn miền Bắc
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Từ thực tiễn vận động nông dân thời kỳ 1954-1965, luận văn góp phần làm rõ thêm vai trò và vị trí của giai cấp nông dân miền Bắc, đồng thời khái quát những ưu điểm, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu trong công tác vận động nông dân của Đảng
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và hệ thống hóa nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài nhất là
tư liệu lưu trữ
- Làm rõ chủ trương vận động nông dân của Đảng trong CCRĐ, khôi phục kinh tế, cải tạo nông nghiệp và làm nhiệm vụ chi viện cho miền Nam
- Những diễn biến chính của phong trào nông dân, thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm chủ yếu trong công tác vận động nông dân thời kỳ này
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân là tài liệu định hướng cho việc nghiên cứu đề tài
- Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị định của chính phủ, tài liệu lưu trữ ở Cục lưu trữ quốc gia là nguồn tài liệu gốc để nghiên cứu
Trang 13- Các công trình của các viện: Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Quân
sự, Viện Sử học Việt Nam là những tài liệu tin cậy
- Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đăng tải trên báo chí là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp luận của đề tài
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
6 Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
Luận văn trình bày một cách có hệ thống và tương đối toàn diện các chủ trương chính sách của Đảng và quá trình tổ chức vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965
Góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò nông dân miền Bắc trong thắng lợi sự nghiệp xây dựng bảo vệ miền Bắc XHCN và chi viện cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Bước đầu khái quát ưu điểm và hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm
từ công tác vận động nông dân của Đảng trong lịch sử góp phần thực hiện tốt chủ trương vận động nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
7 Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương và phần kết luận
Chương 1: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954 - 1960 Chương 2: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1961 - 1965 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm
Trang 14Chương 1: ĐẢNG VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN BẮC
GIAI ĐOẠN 1954-1960
1.1 Một số nét khái quát về công tác vận động nông dân của Đảng
1.1.1 Vai trò của nông dân Việt Nam trong lịch sử
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với bao thế hệ, bằng sức lao động sáng tạo của mình, giai cấp nông dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Không chỉ là đội quân chủ lực trên mặt trận đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc
mà họ chính là những chủ nhân đầu tiên khai phá, mở mang bờ cõi, xây đắp nên một nền văn hiến độc đáo, giàu bản sắc dân tộc với những giá trị văn hóa tinh thần phong phú và bền vững của dân tộc Việt Nam
Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, giai cấp nông dân cũng vừa đóng vai trò là lực lượng chủ yếu cung cấp nguồn nhân lực, vật lực cho các cuộc kháng chiến, vừa là người tổ chức chiến đấu ngay tại quê hương mình, biến mỗi làng xã, thôn, ấp thành pháo đài kiên cố, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ độc lập dân tộc
Về vai trò của nông dân, C.Mác cho rằng: nếu giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân thì bài ca cách mạng của họ sẽ trở thành bài “ai điếu” Và V.I.Lênin mở rộng, khẳng định thêm: nếu giai cấp công nhân không được giai cấp nông dân ủng hộ, chỉ một mình đơn độc chống kẻ thù thì chắc chắn sẽ thất bại Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta nhờ thấy rõ được vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân, dựa vào dân, yêu thương dân, đã biết phát huy truyền thống “cố kết cộng đồng” và “đoàn kết toàn dân” nhằm tạo nên sức mạnh của cả dân tộc và rút ra được những luận điểm quan trọng như: “khoan thư sức dân đó là kế sâu bền gốc rễ, đó là
Trang 15thượng sách giữ nước” (Trần Hưng Đạo), hay “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” ( Nguyễn Trãi)…
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định nông dân là lực lượng đông đảo nhất của phong trào dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, lại chịu ách áp bức của thực dân Pháp và tay sai (phong kiến và địa chủ) nên sẵn sàng đứng lên cùng giai cấp công nhân tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ Đánh giá vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong cách mạng, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng khẳng định: “Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về thực chất là cuộc cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo” [90, tr.13]
Xác định vai trò rất quan trọng của giai cấp nông dân trong tiến trình cách mạng nước ta, trong đường lối lãnh đạo của Đảng luôn luôn coi trọng vấn đề vận động nông dân là vấn đề chính và cấp thiết nhất
1.1.2 Công tác vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng
Công tác dân vận là một trong những hoạt động quan trọng của Đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Theo Hồ Chí Minh, “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc của Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” [104, tr 698] Như vậy, công tác dân vận
là sự kết hợp giữa công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục với công tác tổ chức, xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng phong trào quần chúng
Trang 16Công tác dân vận bao gồm nhiều bộ phận, như: Công tác vận động công nhân, trí thức, thanh niên, phụ nữ… trong đó, công tác vận động nông dân là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác dân vận của Đảng
Từ đó, có thể hiểu: công tác vận động nông dân của Đảng là một hoạt
động nhằm tuyền truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị cho nông dân; tập hợp thu hút nông dân và tổ chức các phong trào nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
là quá trình xác lập mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và giai cấp công nhân với giai cấp nông dân Nhận định về tầm quan trọng của công tác dân vận, Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “Vận động nông dân là phải vận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của
giới mình, làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc” [104, tr 711]
Như vậy, nội hàm của khái niệm vận động nông dân của Đảng bao gồm:
- Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị cho nông dân Giải thích cho nông dân hiểu được đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm, và quyền lợi của mình
- Tập hợp, thu hút lực lượng nông dân tham gia các tổ chức cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với giai cấp nông dân Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững chắc
- Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nông dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nông vận là phải:
- Tổ chức nông dân thật chặt chẽ
Trang 17- Đoàn kết nông dân thật khăng khít
- Huấn luyện nông dân thật giác ngộ
- Lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, của tổ quốc” [104, tr 710]
Công tác vận động nông dân là trách nhiệm chủ yếu và trực tiếp của các cấp ủy và tổ chức đảng Khi chưa có chính quyền, các tổ chức đảng tiến hành vận động nông dân thông qua cương lĩnh hoạt động, qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải tìm mọi cách tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, giải thích cho nông dân hiểu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, tự nguyện, tự giác đi theo Đảng Còn khi có chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị Vì vậy, Đảng tiến hành vận động nông dân thông qua toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị, bao gồm các tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Trong tiến trình cách mạng nước ta, Đảng và Bác Hồ đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết đúng vấn đề nông dân và luôn coi trọng công tác vận động nông dân, do đó đã sớm xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tạo thành đội quân chủ lực của cách mạng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám (1945), thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và trong công cuộc đổi mới đất nước
Nhìn lại quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng có thể rút ra bài học về công tác vận động nông dân như sau:
Thứ nhất, phải đánh giá đúng vai trò to lớn của giai cấp nông dân trong
cách mạng
Trang 18Thứ hai, muốn phát huy vai trò của nông dân trong cách mạng phải tập
hợp nông dân vào một tổ chức của nông dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Thứ ba, phải luôn luôn chăm lo đến lợi ích thiết thân của giai cấp nông
dân
Thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã cho thấy, trong các chủ trương đường lối của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu và lợi ích thiết tha của giai cấp nông dân nên họ một lòng tin theo Đảng, liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, là động lực thúc đẩy cách mạng giành thắng lợi Ngược lại, nếu nguyện vọng của người nông dân không được giải quyết tốt thì tinh thần cách mạng của nông dân không những bị suy giảm mà phong trào cách mạng cũng gặp khó khăn Vì vậy, những bài học cách mạng trên đây về công tác vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc đối với cuộc vận động nông dân miền Bắc của Đảng giai đoạn 1954-1965 của Đảng nói riêng và trong thời kỳ đổi mới đất nước nói chung
1.2 Chủ trương vận động nông dân miền Bắc tiến hành cách mạng ruộng đất, thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế 1954-1957
1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội miền Bắc và chủ trương của Đảng 1.2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội miền Bắc
Chiến thắng đông xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc quá độ lên CNXH, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị
Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân trên cả nước còn chưa hoàn thành Nhân dân ta vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh
Trang 19cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất đất nước
Bước vào giai đoạn lịch sử mới, nông dân miền Bắc đứng trước một bối cảnh lịch sử có những thuận lợi mới và những khó khăn mới
Thuận lợi mới rất cơ bản là trải qua chín năm chiến đấu dũng cảm kiên cường của nhân dân ta, miền Bắc đã có hòa bình và được hoàn toàn giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhân dân có quyền làm chủ đất nước nên rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để bắt tay ngay vào công việc kiến thiết đất nước và khôi phục kinh tế: chống đói, khai hoang phục hóa, khôi phục lại các xí nghiệp, khôi phục lại hệ thống giao thông vận tải, phát triển văn hóa giáo dục, y tế, củng cố chính quyền cách mạng vững mạnh đủ sức quản lý, điều hành công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà
Trên thế giới, hệ thống XHCN ngày càng phát triển Liên Xô, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và tiếp tục giúp đỡ nhân dân ta trong giai đoạn cách mạng mới Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới hết lòng ca ngợi và ủng hộ cách mạng Việt Nam Những thuận lợi căn bản đó đã cổ vũ, động viên nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm và khôi phục và phát triển kinh tế, đưa miền Bắc đi lên CNXH
Tuy nhiên, miền Bắc bước vào giai đoạn lịch sử mới trong hoàn cảnh đất nước có những khó khăn rất gay gắt về nhiều mặt của một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, vừa trải qua cuộc kháng chiến kéo dài chín năm và đang chuyển sang giai đoạn cách mạng mới Trước đó, cùng với các dân tộc trên thế giới, Việt Nam cũng phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai do chủ nghĩa phát xít gây ra Vì thế, nền kinh
Trang 20tế vốn đã lạc hậu hàng trăm năm so với các nước tư bản chủ nghĩa, nay lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề Sau năm 1954, giai cấp nông dân miền Bắc dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH trước những thử thách nhất định của một nền kinh tế suy sụp, đổ nát do thực dân Pháp gây
ra
Nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu, nguồn sống chính của nhân dân miền Bắc bị thiệt hại nghiêm trọng 1.430.000 ha ruộng bị bỏ hoang chiếm 14,3% diện tích canh tác Tám công trình đại thủy nông và nhiều công trình vừa và nhỏ bị phá hủy [99, tr 54] Phần lớn ruộng đất chỉ làm 1 vụ, năng suất rất thấp Trâu bò sức kéo chủ yếu trong nông nghiệp thì hàng vạn con bị giết hại, trong khi đó (năm 1954) miền Bắc chưa có máy kéo Kỹ thuật canh tác hết sức thô sơ, lạc hậu Những đồng bào công giáo bị dụ dỗ ép di cư vào Nam
để lại hàng chục nghìn ha ruộng đất bị bỏ hoang Trong điều kiện đó nạn đói xảy ra nghiêm trọng Tháng 10-1954, có tới gần nửa triệu người bị đói, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, hiệu quả khôi phục sản xuất và trật tự an toàn xã hội
Công nghiệp và thủ công nghiệp miền Bắc vốn nhỏ bé, lạc hậu lại bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại Khi ta vào tiếp quản Hà Nội chỉ còn nhà máy điện, nhà máy nước tiếp tục hoạt động Nền công nghiệp do Pháp để lại vừa ít ỏi, lại lạc hậu về kỹ thuật và thiếu hẳn các ngành then chốt của công nghiệp nặng
Giao thông vận tải, mạch máu chính của nền kinh tế quốc dân hầu như
bị ngừng trệ Chỉ có 102 km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng hoạt động, còn 1153km đường sắt các tuyến khác bị phá hủy Đường ôtô hầu hết bị phá hoại cùng 3500 cây cầu lớn, nhỏ trên các tuyến bị phá sập Đường thủy cũng trong tình trạng bị ngừng trệ do lâu ngày không được nạo vét, nhất là các cảng
Trang 21sông, cảng biển; các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy hư hỏng, cũ nát, thiếu phụ tùng thay thế nên năng lực vận tải không lớn Giao thông vận tải ách tắc, tê liệt, làm cho xã hội và các ngành kinh tế vốn đã khó khăn lại càng trở nên tiêu điều do không vận chuyển, lưu thông được
Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ, nâng giá, lũng loạn thị trường diễn ra phổ biến Nhà nước mới nắm được 40,5% khối lượng hàng hóa bán buôn và 22,5% hàng bán lẻ Sản xuất ngừng trệ, lưu thông phân phối khó khăn, hàng hóa khan hiếm Tiền tệ chưa thống nhất, nền kinh tế quốc dân
ở miền Bắc mất cân nghiêm trọng
Xã hội miền Bắc sau khi Pháp rút đi không mấy thuận lợi cho khôi phục kinh tế Đời sống nhân dân rất khó khăn, nhiều người lâm vào cảnh đường cùng, không có việc làm, số người không biết chữ đông, trình độ khoa học kỹ thuật thấp Năm 1955, miền Bắc mới có 30 kỹ sư và cán bộ kỹ thuật, cơ sở y
tế thấp kém, năm 1955 chỉ có 115 bác sĩ, 3796 y sĩ, 78 cơ sở điều trị [92, tr 56] Thực dân Pháp còn lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để gây thêm những khó khăn phức tạp, chia rẽ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Tình hình đó ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc sau chiến tranh
Mặt khác, thực dân Pháp và tay sai ra sức phá hoại miền Bắc Chúng cài gián điệp, đốt phá kho tàng, phá hoại những công trình công cộng, những di tích lịch sử và văn hóa (như chùa Một Cột - Hà Nội, cầu Phủ Lạng Thương - Bắc Giang, nhà máy nhiệt điện Uông Bí…) Chúng vơ vét tài sản vật tư, tháo
dỡ máy móc thiết bị, mang theo hoặc hủy hoại hồ sơ, tài liệu gây khó khăn cho ta trong việc kiểm kê, điều hành công việc và hoạt động sau này Chúng đóng cửa nhà máy, hãng buôn, công sở, trường học, làm cho sinh hoạt ở thành phố, thị xã ngừng trệ Chúng còn tung tin xuyên tạc, bôi nhọ chế độ miền Bắc, bịa đặt tin “Chính phủ Việt Minh cấm đạo”, “Chúa đã vào Nam”… để dụ dỗ,
Trang 22cưỡng bức gần một triệu đồng bào di cư vào Nam Ở miền núi, chúng tổ chức nhiều nhóm thổ phỉ hoạt động gây rối ở Hoàng Xu Phì, Xin Chải, Chiềng Lao thuộc vùng Tây Bắc; Hoành Bồ, Ba Chẽ thuộc vùng Đông Bắc Những âm mưu và thủ đoạn đó làm cho miền Bắc vốn đã kiệt quệ, xơ xác, tiêu điều do chiến tranh nay lại càng khó khăn hơn
Tóm lại, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, xây dựng chế độ mới với đặc điểm lớn nổi lên là đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau Đứng trước những nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn, phức tạp, Đảng đã sớm nhận thức được những yêu cầu khách quan của công việc khôi phục kinh tế miền Bắc sau chiến tranh, tích cực chuẩn bị xây dựng miền Bắc vững mạnh về mọi mặt làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và đưa cả nước đi lên CNXH
1.2.1.2 Chủ trương của Đảng vận động nông dân tiến hành CCRĐ và khôi phục kinh tế
Cho đến giữa thập niên 50, miền Bắc về căn bản vẫn là một xã hội phong kiến Quan hệ sản xuất chủ yếu duy trì trong nông nghiệp là Phát canh-thu tô Nông dân là giai cấp chiếm đa số trong xã hội (90%) Tuy nhiên, họ chỉ sở hữu khoảng 3/10 ruộng đất Trong khi đó, 7/10 ruộng đất còn lại nằm trong tay địa chủ là giai cấp chỉ chiếm chưa đầy 5% dân số
Chính sách giảm tô, thoái tô do Chính phủ tiến hành ở vùng tự do có làm cho cuộc sống của nông dân trở nên dễ thở hơn Tuy vậy, trên thực tế mâu thuẫn Nông dân - địa chủ vẫn còn nặng nề, vì vấn đề mấu chốt của mâu thuẫn này là sở hữu ruộng đất vẫn chưa được giải quyết Tại hội Nghị Trung ương lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (1-1953), dự thảo cương lĩnh CCRĐ được hình thành Đảng đã quyết định tiến hành CCRĐ ngay mà không chờ kết thúc chiến tranh Lý do là kháng chiến có thể còn kéo dài,
Trang 23Đảng muốn đưa cách mạng tới thắng lợi cuối cùng phải dựa vào sức mạnh của giai cấp nông dân
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II 1953), Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh chủ trương trên Tháng 12 năm 1953, Quốc hội thông qua Luật CCRĐ và tiến hành làm thí điểm ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên) từ tháng 12/1953 đến tháng 3/1954
(11-Trong phiên họp ngày 15/3/1954, Hội đồng Chính phủ đã thông qua quyết định thành lập Ủy ban CCRĐ Trung ương với một Chủ nhiệm (Phạm Văn Đồng - Phó Thủ tướng), ba Phó Chủ nhiệm (Trường Chinh - Tổng Bí thư, Nghiêm Xuân Yêm - Bộ trưởng Bộ Canh nông, Hồ Viết Thắng - Thứ trưởng Bộ Canh nông) cùng 16 ủy viên
Chính sách cơ bản CCRĐ:
- Triệt để thu không bồi thường ruộng đất của đế quốc và Việt gian
- Trưng thu ruộng đất công
- Trưng mua ruộng đất của địa chủ không hợp tác với địch, để lại cho họ một phần để tự làm mà sống
- Đối với địa chủ mà nông dân yêu cầu tịch thu không bồi thường thì Chính phủ xét và phê chuẩn
- Địa chủ nào phản đối sẽ bị đánh đổ
Trang 24Nghị quyết của Bộ Chính trị (9-1954), xác định: chia ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ là chính sách bất di, bất dịch của Đảng Nông dân chiếm đa số trong nhân khẩu nước ta Nếu không được nông dân ủng hộ một cách trung thành thì không củng cố được nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không những chiến tranh mà trong thời bình cũng thế [55, tr.297] Về mối quan hệ giữa CCRĐ và khôi phục kinh tế, Nghị quyết chỉ rõ: “Nếu không thực hiện việc tiêu diệt chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ thì không thể tạo điều kiện căn bản để phục hồi và phát triển kinh tế” [55, tr.297] Tuy nhiên, trước tình hình mới Bộ Chính trị đưa ra chủ trương
“phải sửa đổi một vài điểm trong Luật CCRĐ và trong phương thức thi hành luật đó” [55, tr 297]
Đối với ruộng đất phát canh của phú nông có thể đặt vấn đề trưng mua
ở nơi nào cần thiết để cho bần, cố nông có thêm ruộng đất Nhưng trưng mua ruộng đất của phú nông cần khác biệt với trưng mua ruộng đất của địa chủ
Về vấn đề thời gian và yêu cầu hoàn thành CCRĐ ở vùng tự do cũ trước đã quy định, nay cũng cần phải điều chỉnh Bộ Chính trị cho rằng, nếu kéo dài thời gian CCRĐ sẽ không có lợi cho việc củng cố hoà bình, phục hồi kinh tế, đẩy mạnh sản xuất Do vậy cần phải rút ngắn thời gian CCRĐ, phấn đấu trong vòng hai năm hoàn thành CCRĐ ở vùng ta kiểm soát - miền Bắc (không kể vùng dân tộc thiểu số)
Đến cuối năm 1954, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng còn
ra nhiều chỉ thị hướng dẫn một số vấn đề cụ thể trong công tác CCRĐ, như:
Chỉ thị ngày 3/11/1954 của Bộ Chính trị: “Về mấy vấn đề cần chú ý trong khi
xử trí bọn địa chủ có tội ác trong phát động quần chúng giảm tô và CCRĐ”;
Chỉ thị ngày 7/12/1954 của Ban Bí thư: “Về việc chỉnh đốn chi bộ nông thôn
trong CCRĐ”
Trang 25Căn cứ vào chủ trương của Đảng, tháng 9/1954, Uỷ ban CCRĐ Trung
ương ra Nghị quyết về: “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện CCRĐ”
được Hội đồng Chính phủ thông qua Trong Nghị quyết này có một số sửa đổi
bổ sung, như: rút khẩu hiệu “đánh đổ Việt gian phản động”, thay bằng khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ cường hào gian ác”, thu hẹp diện đấu tranh, sửa đổi phương pháp đấu tranh, tăng cường tác dụng của toà án nhân dân và ngày 1/3/1955, Chính phủ đã ban hành Điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, đưa ra các tiêu chuẩn quy định thành phần các giai cấp, như địa chủ, phú nông, trung nông, bần và cố nông Đây là khâu đặc biệt quan trọng, khâu then chốt trong CCRĐ
- Địa chủ là những người chiếm hữu nhiều ruộng đất, tự mình không tham gia lao động chính hoặc chỉ tham gia lao động phụ, nguồn sống chính nhờ vào bóc lột nông dân theo lối phát canh thu tô hoặc thuê người làm Địa chủ có người kiêm cho vay lãi, kiêm công thương nghiệp, nhưng cách bóc lột chính và thông thường của địa chủ là phát canh thu tô
- Phú nông là những người chiếm nhiều ruộng đất, tự mình tham gia lao động chính, nhưng nguồn sống chính vẫn dựa vào lao động thuê hoặc thu tô Những người có ít ruộng nhưng lĩnh canh rồi cho thuê cũng xếp vào phú nông
- Trung nông: có ruộng đất đủ để sống, không bóc lột, cũng không đi làm thuê
- Bần nông: thiếu ruộng đất, phải lĩnh canh, nộp tô
- Cố nông: không có ruộng đất, phải bán sức lao động để sống
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3-1955), chủ trương căn bản hoàn thành CCRĐ trước tháng 7-1956 Một phần tư cán
bộ trong biên chế của Đảng và Nhà nước được huấn luyện, bồi dưỡng tăng
Trang 26cường cho công tác CCRĐ, một số điểm cần thiết trong chính sách ruộng đất được bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, được Quốc hội thông qua
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
II (8-1955) xác định: CCRĐ là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh củng cố miền Bắc CCRĐ chẳng những đưa lại quyền làm chủ ruộng đất cho nông dân, mà còn tạo điều kiện để khôi phục và phát triển sản xuất, củng cố quốc phòng, củng cố cơ sở Đảng và chính quyền ở nông thôn, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất Sau Hội nghị này, CCRĐ đã phát triển với tốc độ nhanh, trên diện rộng (từ tháng 6-1955 đến tháng 7-1956, đã tiến hành đợt 4 và đợt 5 với
2579 xã chiếm 77,8% tổng số xã CCRĐ)
Cùng với việc tiến hành CCRĐ Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến khôi phục sản xuất nông nghiệp, coi “việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp là vấn đề then chốt, là cơ sở của việc cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo lương thực cho nhân dân, phồn thịnh kinh tế, mở rộng giao lưu hàng hóa” [55, tr 294]
Khi chiến tranh chưa kết thúc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã họp Hội nghị Trung ương lần thứ 6 để thống nhất trong toàn Đảng về việc kết thúc chiến tranh bằng phương pháp đấu tranh ngoại giao và bước đầu
đề ra những nhiệm vụ mới trong thời gian tới Về nhiệm vụ cách mạng nước
ta trong thời gian tới, trong báo cáo tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
3) Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng, ra sức phục hồi sản xuất chuẩn
bị điều kiện kiến thiết nước nhà [53, tr 171]
Trang 27Những nhiệm vụ và công tác trên được Tổng Bí thư Trường Chinh phân
tích cụ thể hơn trong báo cáo: “Để hoàn thành nhiệm vụ và đẩy mạnh công
tác trước mắt” Trong bản báo cáo đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ cần kíp của chúng ta
là phải tranh thủ thời gian, tạo mọi điều kiện ra sức phục hồi kinh tế, tăng cường công tác kinh tế tài chính” [54, tr 206] Cụ thể: “Nhiệm vụ của chúng
ta là: phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, phục hồi và phát triển công thương nghiệp, giao thông, vận tải, xây dựng nền tài chính vững chắc để đạt tới ổn định vật giá, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện tiến tới thăng bằng thu chi” [54, tr 206]
Đề cập đến sản xuất nông nghiệp, bản báo cáo nêu: “Phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp để cung cấp cho công nghiệp, cung cấp cho nhu cầu của kháng chiến và đời sống nhân dân” [54, tr 207] Phương hướng phục
hồi sản xuất nông nghiệp được xác định là căn cứ theo 10 chính sách khuyến
khích sản xuất nông nghiệp ở những xã chưa CCRĐ và cần đặc biệt chú ý
những nơi đã CCRĐ và nơi mới giải phóng Báo cáo của Tổng Bí thư Trường Chinh cũng chỉ rõ muốn đảm bảo sản xuất nông nghiệp được thuận lợi, chúng
ta phải chú ý phòng lụt, phòng hạn, phòng sâu bệnh Phải kịp thời sửa chữa lại những hệ thống nông giang bị địch phá hoại đồng thời phát triển tiểu thủy nông củng cố, bảo vệ đê điều Đối với những nơi CCRĐ thì phải xây dựng các tổ chức đổi công, HTX cung tiêu, rồi dần dần tiến lên HTX nông nghiệp Như vậy, từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6, chủ trương khôi phục kinh
tế nói chung, khôi phục nông nghiệp nói riêng ở miền Bắc đã được Trung ương Đảng đề cập Vai trò quan trọng của khôi phục nông nghiệp và nội dung biện pháp tiến hành khôi phục đã được Đảng bước đầu nêu ra Tuy nhiên, ở thời điểm này, cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn chưa chính thức kết thúc, chiến tranh vẫn có thể mở rộng và kéo dài Nhiệm vụ chính trước hết của cách mạng lúc này là đấu tranh để lập lại hòa bình trên toàn quốc Do đó chủ
Trang 28trương khôi phục kinh tế nói chung, khôi phục nông nghiệp nói riêng chưa được Hội nghị Trung ương 6 tập trung đề cập nhiều
Chủ trương phục hồi sản xuất nói chung và phục hồi sản xuất nông nghiệp nói riêng ở Hội nghị Trung ương lần thứ 6 tiếp tục được Đảng bổ sung tại Hội nghị Bộ Chính trị từ ngày 5 đến ngày 7/9/1954 Hội nghị đã phân tích tình hình mới của cách mạng, chỉ ra những đặc điểm mới là hòa bình được lập lại, miền Bắc được giải phóng Từ sự phân tích trên, Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ chung của Đảng hiện thời: “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình, ra sức hoàn thành CCRĐ, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc” [55, tr 287]
Về công tác phục hồi kinh tế quốc dân, Hội nghị xác định mục tiêu của việc phục hồi kinh tế: “Trong thời kỳ đó, từng bước phục hồi nền kinh tế quốc dân lên mức trước chiến tranh, rồi trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao và phát triển sản xuất lên nữa” [55, tr 294]
Quan điểm này thể hiện tư duy kinh tế sắc bén của Trung ương Đảng, xuất phát trên cơ sở nhận thức sâu sắc và đúng đắn về vai trò trọng yếu của nông nghiệp và yêu cầu cấp bách của việc khôi phục nông nghiệp trong thời điểm hiện tại của cách mạng miền Bắc Quan điểm này thực sự là cơ sở cho những chủ trương chính sách nông nghiệp đúng đắn của Đảng trong những năm khôi phục kinh tế
Trong Hội nghị Trung ương 7 mở rộng (khóa II), chủ trương khôi phục nông nghiệp tiếp tục được Đảng chú trọng Hội nghị nhận định: “Khôi phục kinh tế, nâng cao sản xuất là để hàn gắn những vết thương chiến tranh, đảm bảo cung cấp trong thời bình, dần dần nâng cao mức sống của quần chúng, tạo thêm điều kiện tăng cường lực lượng và chuẩn bị xây dựng nước nhà” [57, tr 211]
Trang 29Riêng đối với khôi phục sản xuất nông nghiệp, Hội nghị nêu rõ: “Muốn khôi phục kinh tế, trước hết phải khôi phục và nâng cao sản xuất nông nghiệp Trong nông nghiệp, phục hồi và nâng cao sản xuất lương thực là chính” [57, tr 211] Đây là sự tiếp nối quan điểm đặc biệt coi trọng vai trò nông nghiệp và khôi phục nông nghiệp đã được Hội nghị Bộ Chính trị 9-1954 đề ra Điểm mới ở đây được Hội nghị Trung ương 7 nhấn mạnh đó là vai trò của sản xuất lương thực trong bối cảnh nạn đói trở nên nghiêm trọng, giải quyết cái ăn trở thành vấn đề cấp bách nên Trung ương Đảng quyết định nhấn mạnh rõ hơn vai trò của sản xuất lương thực
Trước tình hình nạn đói đang diễn ra nghiêm trọng, Hội nghị đã thống nhất đề ra những biện pháp cần thi hành gấp rút: vận động nông dân sản xuất hoa màu và trồng rau cho chóng được ăn; trưng vay của địa chủ cấp cho nông dân bị đói ăn để có khả năng sản xuất; vận động, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong nông dân; bảo hộ hoa màu, mùa màng, trừng trị những kẻ phá hoại sản xuất, những kẻ đầu cơ tích trữ, quản lý, kiểm tra đúng, chặt chẽ việc cấp phát gạo cứu tế, trừng trị thật nặng những kẻ tham ô và ngăn ngừa việc bớt lại cho vào quỹ của địa phương; dùng các quỹ nghĩa thương, quỹ đoàn thể cho nông dân thiếu ăn vay để tiếp tục sản xuất; giữ gìn và sửa chữa đê điều, sửa chữa và tăng cường hệ thống nông giang; tổ chức dân cứu chữa cho những người bị
Trang 30chính và nghiệp vụ của cán bộ kinh tế tài chính” [57, tr 212], nhằm đáp ứng yêu cầu khôi phục kinh tế nói chung trong đó có khôi phục nông nghiệp Chủ trương khôi phục kinh tế nông nghiệp được Đảng tiếp tục bổ sung tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa II), diễn ra từ ngày 13 đến ngày 20-8-1955 Hội nghị chỉ ra mục đích, yêu cầu, phương châm chung và nhiệm vụ chung của việc khôi phục kinh tế Về mục đích yêu cầu Hội nghị xác định: “thực hiện chương trình hai năm khôi phục kinh tế nhằm phục hồi mức sản xuất năm 1939, hàn gắn vết thương chiến tranh, giảm bớt dần những khó khăn và nâng cao dần dần mức sống của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế có kế hoạch sau này” [59, tr 578]
Riêng về sản xuất nông nghiệp, Hội nghị tiếp tục quan điểm coi trọng đặc biệt vai trò nông nghiệp và khôi phục nông nghiệp của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9-1954 và Hội nghị Trung ương 7 mở rộng (khóa II), Hội nghị cho rằng cần phải “nhận thức đầy đủ về tính chất đặc biệt trọng yếu của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta hiện thời và khá lâu sau này nữa” [58,
tr 537] Hội nghị nêu rõ, có dựa vào sản xuất nông nghiệp mới giải quyết vấn
đề lương thực nhằm chống đói, phòng đói, đồng thời góp phần bình ổn vật giá, trước hết là giá thóc gạo Cũng nhờ dựa vào sản xuất nông nghiệp để khôi phục và phát triển thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp và công nghiệp, tăng xuất khẩu Bên cạnh đó dựa vào sản xuất nông nghiệp để tìm công ăn việc làm cho một phần lớn người thất nghiệp, đồng bào miền Nam ra, bộ đội và nhân viên cần đưa sang sản xuất… Mặt khác, sản xuất nông nghiệp liên quan đến đời sống tới đại đa số người dân nước ta, đặc biệt là giai cấp nông dân Khôi phục sản xuất nông nghiệp là làm cho đời sống nông thôn thêm no ấm, tươi đẹp, làm cho nông dân thêm mến yêu, tin tưởng ở Đảng, Chính phủ, là củng cố công nông liên minh Do vậy, Hội nghị khẳng định: “sản xuất nông nghiệp là mấu chốt của việc khôi phục kinh tế quốc dân, mấu chốt của toàn bộ
Trang 31công tác kinh tế tài chính của chúng ta Khôi phục sản xuất nông nghiệp về kinh tế cũng như về chính trị là nhân tố trọng yếu bậc nhất để củng cố miền Bắc làm trụ cột cho cuộc đấu tranh chính trị hiện nay” [58, tr 537-538]
Hội nghị cũng đặc biệt chú ý về mối quan hệ giữa khôi phục nông nghiệp và khôi phục công nghiệp Hội nghị nhận định do nông nghiệp là cơ
sở để khôi phục và phát triển công nghiệp nên cần phải ra sức khôi phục và phát triển nông nghiệp ăn nhịp với yêu cầu khôi phục và phát triển sản xuất công nghiệp Phải tránh tình trạng vì nông nghiệp tiến chậm mà công nghiệp phải chậm bước theo Khi công nghiệp khôi phục và phát triển khá thì sẽ giúp nông nghiệp phát triển [58, tr 538]
Hội nghị chỉ ra cần có sự giúp đỡ của các cơ quan Đảng, Nông hội các Đoàn thể nhân dân (công đoàn, thanh niên, phụ nữ), quân đội Bộ Nông Lâm,
Bộ Công thương, Bộ Giao thông công chính (thủy lợi, đường vận tải, bưu điện, kiến trúc), Bộ Tuyên truyền…để toàn Đảng, toàn dân nhận rõ nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho Bộ Tuyên truyền: phải coi trọng việc khôi phục kinh tế mà mấu chốt là sản xuất nông nghiệp, là công tác rất trọng yếu ở miền Bắc Phải có một kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân có nhận thức đúng về sản xuất nông nghiệp và những vấn đề lớn hiện nay của sản xuất nông nghiệp Phải gây một phong trào sâu rộng làm cho toàn Đảng, toàn dân hướng về sản xuất nông nghiệp và nông thôn Phải chống xu hướng xa rời nông thôn, coi nhẹ sản xuất nông nghiệp [58, tr 540]
Chủ trương khôi phục nông nghiệp tiếp tục được đề cập tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 mở rộng (khóa II) Hội nghị đã chỉ ra những thành tựu
và hạn chế của sản xuất nông nghiệp: Đó là việc chỉ đạo chưa toàn diện; việc lãnh đạo và tổ chức sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật để tăng năng suất còn kém; chưa đặt đúng mức và kịp thời việc khôi phục và phát triển cây công nghiệp,
Trang 32chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nên chưa đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh về nguyên liệu công nghiệp, thủ công nghiệp Cụ thể là về cây công nghiệp, chúng ta chậm khôi phục khi đã có điều kiện, thiếu chính sách cụ thể
để khuyến khích, việc tổ chức thu mua nhiều thứ chưa hợp lý, việc chuẩn bị giống chưa đầy đủ Về chăn nuôi, chúng ta đặt vấn đề chậm và nhiều chỗ không sát thực tế, thiếu chính sách và kế hoạch cụ thể để khuyến khích, hướng dẫn Về lâm nghiệp, việc khai thác gỗ và các lâm sản phụ đủ nhu cầu nhà nước và nhân dân, khai thác gỗ chưa đi đôi với bảo vệ và trồng rừng Nghề đánh cá bị xem nhẹ Cải cách miền biển có sai lầm khiến cơ sở đánh cá
bị giảm sút Ngư dân gặp nhiều khó khăn, đời sống thiếu thốn, chưa được giúp đỡ đúng mức về thuyền, lưới, tiền vốn Việc xây dựng nông, lâm quốc doanh có khuyết điểm lớn là xây dựng trong khi chưa nghiên cứu kỹ, chưa chuẩn bị đủ cán bộ quản lý, kỹ thuật về điều kiện ăn ở, vệ sinh cho công nhân Quản lý rất kém, tiêu tốn nhiều mà kết quả thấp Tổ chức tổ đôi công ở nhiều nơi gò ép, hình thức nên dễ bị tan rã [62, tr 726-727]
Hội nghị xác định nhiệm vụ cụ thể của công tác khôi phục nông nghiệp sang năm 1957: “Trên cơ sở thực hiện tốt công tác sửa sai trong CCRĐ, chủ yếu là xác định quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, củng cố và phát huy thành tích của CCRĐ, củng cố và phát triển dần dần các tổ đổi công, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực, đồng thời bảo đảm sự phát triển toàn diện của ngành nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh trồng cây công nghiệp” [62,
tr 737-738]
1.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện
1.2.2.1 Đảng vận động nông dân miền Bắc tiến hành CCRĐ
Khi hòa bình lập lại, miền Bắc mới chỉ tiến hành xong năm đợt phát động quần chúng giảm tô ở vùng tự do cũ và làm xong đợt một thí điểm CCRĐ ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên); đợt một CCRĐ vẫn đang
Trang 33tiến hành ở 53 xã thuộc hai tỉnh Thái Nguyên và Thanh Hóa Vì vậy Hội nghị
Bộ Chính trị tháng 9-1954 chủ trương “ra sức hoàn thành CCRĐ” để củng cố miền Bắc và Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) tháng 3-1955 đã quyết định hoàn thành CCRĐ trước tháng 7-1956, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc
Đảng và Nhà nước đã huy động và huấn luyện một phần tư cán bộ trong biên chế của bộ máy Đảng và Nhà nước đưa về nông thôn phát động quần chúng nông dân thực hiện giảm tô, giảm tức và CCRĐ Các đội công tác giảm
tô và CCRĐ thi hành đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn là: dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông, xóa bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ Trong đó, Nông hội xã, tổ chức chính trị xã hội của nông dân ở xã, được Chính phủ và Quốc hội giao cho chức năng là cơ quan chấp hành chính sách ruộng đất của Đảng
và Nhà nước ở nông thôn
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cuộc CCRĐ được tiến hành theo vết dầu loang, làm từng đợt trong từng thời gian nhất định, cho nên mỗi đợt nông dân
ở một số địa phương nhất định tham gia CCRĐ
Trong đợt hai từ 23-10-1954 đến 15-1-1955, nông dân ở 210 xã bao gồm
22 xã thuộc Thái Nguyên, 100 xã thuộc Phú Thọ, 22 xã thuộc Bắc Giang và
66 xã thuộc Thanh Hóa, tham gia CCRĐ
Trong đợt ba từ 18-2 đến 20-6-1955, nông dân ở 466 xã bao gồm 106 xã thuộc Phú Thọ, 84 xã thuộc Bắc Giang, 65 xã thuộc Vĩnh Phúc, 22 xã thuộc Sơn Tây, 115 xã thuộc Thanh Hóa và 74 xã thuộc Nghệ An tham gia CCRĐ Trong đợt bốn từ 27-6 đến 31-12-1955, nông dân ở 859 xã bao gồm 17
xã thuộc Phú Thọ, 16 xã thuộc Bắc Giang, 111 xã thuộc Vĩnh Phúc, 60 xã thuộc Bắc Ninh, 71 xã thuộc Sơn Tây, 98 xã thuộc Hà Nam, 47 xã thuộc Ninh
Trang 34Bình, 207 xã thuộc Thanh Hóa, 5 xã thuộc Nghệ An, 227 xã thuộc Hà Tĩnh tham gia CCRĐ
Trong đợt năm từ 25-12-1955 đến 30-7-1956, nông dân ở 1720 xã bao gồm: 88 xã thuộc Bắc Ninh, 149 xã thuộc Hưng Yên, 217 xã thuộc Hải Dương, 294 xã thuộc Thái Bình, 83 xã thuộc Kiến An, 9 xã thuộc Hải Phòng,
40 xã thuộc Hồng Quang, 47 xã thuộc Hà Nội, 163 xã thuộc Hà Đông, 171 xã thuộc Nam Định, 45 xã thuộc Ninh Bình, 19 xã thuộc Thanh Hóa, 250 xã thuộc Nghệ An, 6 xã thuộc Hà Tĩnh, 118 xã thuộc Quảng Bình và 21 xã thuộc Vĩnh Linh tham gia CCRĐ
Đợt năm CCRĐ diễn ra trên một địa bàn rộng lớn xấp xỉ ½ số xã toàn miền Bắc, có dân cư đông trên sáu triệu người, tại 20 tỉnh và thành phố lớn thuộc vùng có nhiều đồng bào công giáo, vùng giáp giới tuyến quân sự tạm thời Vì vậy, đợt năm được Đảng, Chính phủ, Mặt trận tổ quốc và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, coi đó là “Chiến dịch Điện Biên chống phong kiến ở miền Bắc”, “đợt quyết định của phong trào, đồng thời cũng là đợt rất gay go và phức tạp” [131, tr 240] Ngày 1-12-1955, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam gửi thư đến các cán bộ CCRĐ để khích lệ
“những chiến sĩ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam đi đầu trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, địa chủ…những người thợ bồi đắp cho nền tảng Mặt trận thêm củng cố”
Nông dân từ bao đời nay vốn có ước mơ được giải thoát khỏi ách áp bức
và bóc lột của địa chủ phong kiến, có ruộng đất cày cấy cho nên đã tích cực, nhiệt tình tham gia đường lối và chính sách CCRĐ của Đảng Đội công tác CCRĐ về làng, lập tức xóm làng bừng bừng khí thế đấu tranh chống giai cấp địa chủ Đâu đâu cũng vang lên lời ca: “Nông dân là quân chủ lực, đội quân hùng hậu, không có nông dân thì kháng chiến không thể thành công…” [131,
tr 241] Nông dân đã tỏ rõ sức mạnh “long trời lở đất” của giai cấp mình
Trang 35trong cuộc đấu tranh chống giai cấp địa chủ Nông dân nhất là bần cố nông,
đã tích cực tham gia công tác CCRĐ trong cả bốn bước: từ học tập, tuyên truyền chính sách, ôn nghèo gợi khổ, tố khổ, bắt rễ, xâu chuỗi, bước đầu chỉnh đốn tổ chức cho đến phân định thành phần giai cấp, phân rõ ranh giới giữa nông dân với địa chủ, đấu tố địa chủ cường hào gian ác đầu sỏ, rồi đến tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất và tài sản của địa chủ đem chia cho nông dân và cuối cùng là chỉnh đốn tổ chức ở xã
Nông dân, nhất là bần cố nông, nô nức gia nhập Nông hội xã vì Nông hội xã chẳng những là cơ quan chấp hành chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ở nông thôn mà trên thực tế còn nắm toàn bộ quyền lực chính trị ở
xã dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đội công tác giảm tô và CCRĐ Nông hội xã còn điều hành việc của chính quyền xã như: chỉ huy lực lượng du kích và công an, tổ chức tuần tra, canh gác, điều hành công việc sản xuất, thu thuế… Tính đến cuối năm 1955, qua đợt bảy giảm tô ở 1.372 xã thuộc 19 tỉnh, thành
đã phát động quần chúng giảm tô, có 1.662.017 nông dân gia nhập Nông hội, trong đó 48% là phụ nữ và 60% là bần, cố nông Tính đến cuối đợt ba CCRĐ (6-1955) có 762.672 nông dân tham gia nhập Nông hội ở những xã đã CCRĐ [21] Tính chung toàn bộ cuộc CCRĐ đã có tới gần năm triệu nông dân gia nhập nông hội, trong đó trên 60% là bần cố nông Bần cố nông đóng vai trò chủ yếu trong Nông hội, nắm chức vụ quan trọng nhất: Bí thư Nông hội xã và trên 2/3 ủy viên Ban Chấp hành Nông hội xã
Trong thời gian 3 năm 10 tháng (kể từ đầu cho tới khi hoàn thành), ta đã tiến hành 8 đợt giảm tô và 5 đợt CCRĐ CCRĐ được tiến hành ở 3653 xã (xã mới chia lại) thuộc 22 tỉnh, bao trùm cả đồng bằng và trung du miền Bắc, gồm 2.435.518 gia đình, 10.700.000 nhân khẩu và 1,5 triệu ha ruộng đất (tức phần lớn ruộng đất của miền Bắc) Đã tịch thu, trưng thu và trưng mua 810.000 ha ruộng đất, trên 100.000 trâu bò, 1,8 triệu nông cụ chia cho 2,2
Trang 36triệu hộ nông dân lao động gồm 9,5 triệu người (tức 72,8% số hộ ở nông thôn được chia ruộng đất) [99, tr 138] Thắng lợi này đã tạo tiền đề củng cố, phát triển miền Bắc về mọi mặt
Thắng lợi của CCRĐ đã xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn và đưa nông dân lao động đến địa vị nắm trọn vẹn quyền làm chủ về chính trị ở nông thôn dưới sự chỉ đạo của Đảng Theo tổng kết của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, thì trong CCRĐ “kết nạp 37.456 đảng viên trong số đó 99,2% là bần,
cố nông, 0,8% là trung nông, đã xây dựng được 285 chi bộ mới và đào tạo được 59.950 cán bộ và cốt cán mới Đã kết nạp thêm hơn 20.000 đoàn viên thanh niên lao động, 2.700.000 hội viên nông hội, 1.931.430 hội viên phụ nữ, xây dựng 190.249 tổ đổi công” [65, tr 548] Điều đó cho thấy CCRĐ góp phần quan trọng vào xây dựng chế độ mới, khôi phục kinh tế
CCRĐ thắng lợi chẳng những thỏa mãn lợi ích và nguyện vọng của nông dân mà còn có tác dụng to lớn đối với việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, mở đường thuận lợi cho việc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên CNXH
Tuy nhiên, công tác CCRĐ (và công tác chỉnh đốn tổ chức gắn liền với CCRĐ) đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài đã gây tổn thất lớn cho nhân dân và hạn chế nhất định những thành quả của CCRĐ, có hại đến chính sách đại đoàn kết dân tộc Các sai lầm đó gồm:
Một là, vi phạm đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, một số chính
sách đã không phản ánh đúng thực tế lúc đó Đối với giai cấp địa chủ, ta không phân biệt đối xử đúng mức với địa chủ có công với kháng chiến, địa chủ có con em đi bộ đội, viên chức nhà nước Xâm phạm lợi ích của trung nông, có nơi bị đả kích Do có sự gò ép phải tìm ra địa chủ theo tỉ lệ dân số nên có hiện tượng trung nông bị quy kết thành phú nông, phú nông thành địa
Trang 37chủ… Chỉ thị 43/CT-TW tháng 7/1956 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Phú nông bị gọi là “thằng”, là “tên” Bà con của họ thị bị coi là “liên quan đến phú nông”,
ra đường không có ai chào hỏi, không ai tiếp xúc vì sợ mất lập trường
Nhiều địa chủ kháng chiến không được công nhận hoặc có công nhận thì cũng vẫn bị đối đãi như các địa chủ khác
Có nơi con cái địa chủ là thương binh, bộ đội phục viên cũng bị đối đãi như địa chủ
Có những tầng lớp khác không phải địa chủ nhưng đã bị coi là có bóc lột thì cũng bị đối đãi không khác địa chủ là mấy” [60, tr 324] Tình hình đó đã làm cho lực lượng chống phong kiến mỏng, mất đoàn kết, biến bạn thành thù
Hai là, cường điệu việc trấn áp phản cách mạng đi đến trấn áp lan tràn
cả những người nông dân vô tội, đánh cả vào nội bộ Đảng
Ba là, không dựa vào tổ chức cũ, không giao cho tổ chức đảng địa
phương lãnh đạo công tác giảm tô và CCRĐ nên không nắm được tình hình Mắc bệnh chủ nghĩa thành phần và khuynh hướng trừng phạt, lạm dụng các biện pháp phát động quần chúng, nặng đấu tố, nhẹ giáo dục, phổ biến hóa cách làm bắt rễ, xâu chuỗi, không kết hợp biện pháp hành chính với phát động quần chúng, ở nhiều nơi xảy ra tình trạng dùng nhục hình, mặc dù Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở: dùng nhục hình là dã man
Sai lầm lớn nhất là trong việc chỉnh đốn tổ chức Nhiều cán bộ, đảng viên thuộc giai cấp nông dân bị xử lý oan, trong đó có một số bị bắt, bị giam cầm, thậm chí bị tử hình, nhiều chi bộ bị tan rã Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II nhận định: đây là một tổn thất đau đớn nhất,
“hàng trăm chi bộ bị giải tán, nhiều đảng viên bị xử lý oan sai, trong đó một
số có công và được quần chúng mến phục Kết quả là trong một thời gian tương đối dài, một số cơ sở của ta ở nông thôn bị tạm thời suy yếu, sự đoàn kết trong đảng bị tổn thương nặng” [65, tr 557]
Trang 38Về mặt chính trị, “những sai lầm trong CCRĐ, làm cho uy tín của Đảng
và Chính phủ bị giảm sút trong quần chúng phần nào, tinh thần phấn khởi và lòng tin tưởng của cán bộ và quần chúng bị hạn chế, tình đoàn kết trong nông dân lao động tạm thời bị sút kém và quan hệ trong Mặt trận dân tộc thống nhất có lúc bị ảnh hưởng Tất cả những điều đó không có lợi cho sự nghiệp củng cố miền Bắc mà còn ảnh hưởng không tốt đến cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà” [65, tr 557]
Nguyên nhân của những sai lầm đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II chỉ ra là: “Nhận thức lý luận về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến trong cách mạng Việt Nam có chỗ không rõ, do chủ quan ta đã không xuất phát đầy đủ từ yêu cầu của nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến và những thay đổi quan trọng ở nông thôn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám để định ra một số chủ trương, chính sách cụ thể về CCRĐ và chỉ đạo thực hiện cuộc phát động quần chúng thực hiện CCRĐ Một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng là trong một thời gian dài những nguyên tắc sinh hoạt của một Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị vi phạm, chế độ dân chủ tập trung, phương pháp lãnh đạo tập thể không được luôn luôn tôn trọng, dẫn đến chủ nghĩa mệnh lệnh trong công tác” [65, tr 557-558]
Tháng 4-1956, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa II) đã phát hiện sai lầm của công tác CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức và đã ra chỉ thị sửa chữa sai lầm
Ngày 18/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ, nói rõ thắng lợi và sai lầm của CCRĐ Người nói: “Chúng ta cần phát huy những thắng lợi đã thu được, đồng thời chúng ta phải kiên quyết sửa chữa những sai lầm”
“Ai bị vạch sai lên thành phần địa chủ, phú nông cần vạch lại cho đúng
Trang 39Đảng viên, cán bộ và nhân dân ai đã bị xử trí sai thì cần phải khôi phục, đảng tịch, quyền lợi và danh dự cho họ
Đối với địa chủ, phải chiếu cố những địa chủ kháng chiến ủng hộ cách mạng và địa chủ có con là bộ đội, cán bộ
Nhưng nơi đã nâng diện tích hoặc sản lượng quá mức cần phải điều chỉnh lại cho đúng
Việc sửa chữa phải kiên quyết và có kế hoạch Việc gì sửa được ngay thì phải làm ngay Việc gì chưa sửa được ngay thì phải kết hợp trong kiểm tra lại
mà làm” [106, tr 236]
Tuy nhiên, những sai lầm đó, do quá nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới tình hình nông thôn, đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có những chủ trương, chính sách cụ thể cho công tác sửa chữa sai lầm Trước yêu cầu đó, Tháng 10-1956, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 chủ trương kiên quyết sửa chữa sai lầm trong CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức, phát huy những thắng lợi và thành quả đạt được, đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn gây tinh thần phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất hoàn thành tốt công tác CCRĐ Hội nghị khẳng định: “Chúng ta không sợ vạch rõ sai lầm, khi đã thấy sai lầm thì chúng ta kiên quyết sửa chữa được” Hội nghị đã đề ra hàng loạt chủ trương, biện pháp để sửa chữa sai lầm, khôi phục danh dự, quyền lợi cho những người bị xử oan và thi hành kỷ luật một số cán bộ có trách nhiệm Việc Đảng dũng cảm và công khai tự phê bình và thừa nhận sai lầm của mình trước nhân dân, đồng thời có ý thức trách nhiệm cao trong công tác sửa sai đã gây lại lòng tin trong nhân dân, trước hết là đông đảo nông dân miền Bắc Một lần nữa, trong thử thách gay go, giai cấp nông dân miền Bắc lại chứng tỏ lòng tin yêu với Đảng Bà con nông dân đã cùng với Đảng bình tĩnh, thận trọng sửa chữa sai lầm và phát huy những thắng lợi của CCRĐ
Trang 40Đến cuối năm 1957, công tác sửa sai đã đem lại những kết quả tốt đẹp Nông thôn dần dần ổn định lại, nội bộ Đảng đoàn kết, lòng tin của nông dân đối với Đảng được khôi phục Nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tích cực tham gia phong trào đổi công xây dựng nông thôn mới XHCN, chính quyền nhân dân được ổn định và sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Đến lúc này, CCRĐ mới thật sự hoàn thành
Về sau Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1991), đã kết luận thêm về vấn đề thắng lợi, sai lầm và nguyên nhân sai lầm của CCRĐ như sau:
“Căn cứ trên những kết quả đạt được và căn cứ vào hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ, thì việc tiếp tục giải quyết vấn đề ruộng đất, xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến là cần thiết
Căn cứ tình hình thực tế nông thôn miền Bắc nước ta sau năm 1954, căn
cứ vào số ruộng chia cho nông dân trong CCRĐ, căn cứ tác hại rất nghiêm trọng của sai lầm CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức, thì chủ trương CCRĐ như đã làm là không cần thiết Đó là vì, trước khi tiến hành CCRĐ, giai cấp địa chủ, chế độ phong kiến đã căn bản bị xóa bỏ và mục tiêu người cày có ruộng đã căn bản thực hiện với tỉ lệ hơn 2/3 ruộng đất vào tay nông dân, với quyền làm chủ của nông dân trong nông thôn đã được thực hiện từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp Kinh nghiệm ở miền Nam sau khi hoàn toàn giải phóng cho thấy, mặc dầu vấn đề ruộng đất có những phức tạp, nhưng có thể thực hiện mục tiêu người cày có ruộng bằng con đường thích hợp” [32, tr 72]
Mặc dù có những sai lầm nghiêm trọng, song cuộc CCRĐ bao gồm cả sửa sai cho thấy nông dân là lực lượng chủ yếu của cách mạng và nông thôn
là địa bàn trọng yếu của Đảng và Nhà nước trong mọi thời kỳ cách mạng