1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng với cuộc vận động nông dân miền bắc giai đoạn 1954 – 1965

18 764 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 459,39 KB

Nội dung

Đảng với cuộc vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954 1965 Trần Thị Kim Dung Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Thịnh Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tập hợp và hệ thống hóa nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài nhất là tư liệu lưu giữ. Làm rõ chủ trương vận động nông dân của Đảng trong cải cách ruộng đất (CCRĐ), khôi phục kinh tế, cải tạo nông nghiệp và làm nhiệm vụ chi viện cho miền Nam. Những diễn biến chính của phong trào nông dân, thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm chủ yếu trong công tác vận động nông dân thời kỳ này. Keywords. Lịch sử Đảng; Đường lối lãnh đạo; Giai cấp nông dân; Chính sách của Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giai cấp nông dân luôn luôn có vai trò đặc biệt, là lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân, đồng thời cũng là đội quân chủ lực của cách mạng. Vì vậy, trong mọi thời kỳ cách mạng, công tác vận động nông dân luôn được coi là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng. Khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp nông dân, Lênin viết: “Nhân tố thắng lợi không phải ở chỗ công nhân, tức vô sản, hoàn toàn chiếm ưu thế trong dân số toàn quốc và ở tính tổ chức cao hơn của họ mà là ở chỗ vô sản được sự ủng hộ của những người nông dân nghèo khổ…”[132, Tr. 424]. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam cũng chứng tỏ rằng, không có sự tham gia của giai cấp nông dân, thì đội tiền phong của cách mạng Việt Nam - giai cấp công nhân khó có thể giành được bá quyền lãnh đạo cách mạng, khó có thể tập hợp được lực lượng dân tộc đông đảo xung quanh mình để hình thành mặt trận dân tộc thống nhất, nguồn sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, ngay từ đầu, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã nhận thấy vai trò đặc biệt to lớn của giai cấp nông dânvấn đề liên minh công nông đối với cách mạng Việt Nam. Không giống giai cấp nông dân các nước phương Tây, giai cấp nông dân Việt Nam mang những đặc điểm riêng của một nước nông nghiệp lạc hậu nhưng có truyền thống đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất vì nền độc lập của dân tộc. Thời thuộc Pháp, giai cấp nông dân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột nặng nề: ách áp bức của giai cấp địa chủ, tư sản và thực dân Pháp nên mối thù dân tộc và mối thù giai cấp hòa quyện làm một. Chính vì vậy, trong tiến trình cách mạng Việt Nam, công tác vận động nông dân của Đảng có ý nghĩa chiến lược cách mạng sâu sắc. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã xác định vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng là vấn đề tập hợp nông dân. Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng đã chỉ rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến…” . Vì vậy, trong đường lối lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi trọng vấn đề vận động nông dân và luôn đề ra những chủ trương chính sách vận động giai cấp nông dân trở thành lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng. Từ sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cùng nhân dân miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. Nhận thức rõ vai trò và vị trí của giai cấp nông dân trong cách mạng Việt Nam, Đảng với vai trò là người tiên phong dẫn đường đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện sứ mệnh cao cả vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đây cũng là giai đoạn lịch sử quan trọng khẳng định vai trò to lớn và thành công của Đảng trong việc đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn để vận động nông dân miền Bắc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, gần 70% dân số là nông dân, sống trên địa bàn nông thôn. Chính vì vậy, để tăng cường hiệu quả công tác vận động nông dân, khai thác tốt tiềm năng nông nghiệp phục vụ chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng coi việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một mục tiêu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Rõ ràng, trong lịch sử cũng như hiện tại, vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn luôn giữ vị trí quan trọng cần phải được nhìn nhận một cách thật sự khoa học. Trong đó, việc tổng kết kinh nghiệm vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Đảng với cuộc vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Đến nay, đã có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965. Ở những mức độ khác nhau, các công trình đó có đề cập đến một số chủ trương chính sách của Đảng đối với nông dân miền Bắc trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế miền Bắc và làm nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam trong giai đoạn 1954-1960. Trước hết, là các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Nguyễn Duy Trinh, (1976), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Nxb Sự thật; Nguyễn Duy Trinh (chủ biên), (1966), Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1955-1965), Nxb Sự thật; Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp (1959), Vấn đề dân cày, Nxb Sự thật; Trường Chinh (1969), Kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đưa phong trào hợp tác hoá nông nghiệp vững bước tiến lên, Nxb Sự thật; Trường Chinh (1953), Về phóng tay phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ năm 1953. Bài nói chuyện tại Hội nghị nông vận Trung ương; Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, (1974), Tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật; Nguyễn Chí Thanh, (1963), Ra sức phấn đấu đưa nông dân miền Bắc nước ta tiến lên, Nxb Sự thật. Các tác phẩm cung cấp nhiều tài liệu quý giá có giá trị để đề tài đi sâu nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong cuộc vận động nông dân miền Bắc từ 1954 đến năm 1965. Thứ hai, các công trình của các tác giả trong nước viết về phong trào nông dân và lịch sử phong trào nông dân ở các địa phương: Trịnh Nhu (chủ biên), (1998), Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Việt Nam (1930-1995), Nxb Chính trị quốc gia; Nguyễn Thành Công (chủ biên) (1998), Lịch sử phong trào nông dân tỉnh Hoà Bình (1930-1995). Nxb Chính trị quốc gia; Lê Huy Hoà (chủ biên), (2000). Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Hải Dương (1930-1996). Nxb Chính trị Quốc gia; Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Hà Nội (1930-2000): Sơ thảo, Nxb Hà Nội, 2000; Nguyễn Thị Má (chủ biên) (2000), Lịch sử Hội nông dân và phong trào Nông dân Hải Phòng (1930-2000), Nxb Hải Phòng; Lại Duy Mộc (chủ biên), (2010) Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Thái Bình (1930 - 2010) Nxb Chính trị Quốc gia; Trịnh Nhu (chủ biên), (1993), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Thanh Hoá 1930-1932, Nxb Chính trị quốc gia; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang Bắc Giang (2000), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân tỉnh Bắc Giang (1930-2000); Ban dân vận TW, (1999), Sơ thảo công tác dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam (1930-1996), Nxb chính trị Quốc gia. Các công trình trên đã trình bày một cách khái quát về phong trào nông dân cả nước và phong trào nông dân các tỉnh miền Bắc. Thứ ba, một số công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí: Vũ Quang Hiển (1994), Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết vấn đề nông dân của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ. Tạp chí khoa học-Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2-1994; Lý Việt Quang, (2005). Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực nông nghiệp ở miền Bắc những năm 1945-1957, Tạp chí Lịch sử Đảng Số 3; Nguyễn Trọng Phúc, (2005). Sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lịch sử Đảng, Số 4 - 2005. Mạch Quang Thắng (1988), “Giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc vận động cách mạng của Đảng”. Tạp chí Lịch sử Đảng số 4; Trương Thị Tiến (1990), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề nông dân”. Tạp chí khoa học - Đại học Tổng hợp, số 5, 6 - 1990; Văn Tạo (1993), “Cải cách ruộng đất thành quả và sai lầm”. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3-1993; Ngoài ra, còn có nhiều luận án, luận văn đề cập tới vấn đề nông dân như: Luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Đức Ngọc, (2007). Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc từ 1954 đến 1960, luận án đã làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở miền Bắcmiền Bắc giai đoạn 1954-1960; Luận án Tiến sĩ Lê Thị Quỳnh Nga (2010), Quá trình thực hiện chủ trương cách mạng ruộng đất của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá (1945-1957). Luận án đã tập trung làm rõ chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất của Đảng và quá trình thực hiện chủ trương này ở Thanh Hóa, trong đó luận án đã đúc kết chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm trong việc tiến hành cải cách ruộng đất của Đảng; Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Công Loan (1995), Sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Luận văn đã làm rõ vai trò hậu phương lớn của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và những đóng góp to lớn về sức người, vật chất của nhân dân miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam; Luận án Tiến sĩ sử học của Nguyễn Đình Lê (1996), Biến đổi cơ cấu xã hội miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975; Luận án Tiến sĩ sử học của Trần Tăng Khởi (2001), Quá trình nhận thức của Đảng về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc những năm 1954-1975; Luận án Tiến sĩ sử học của Lê Kim Việt, (2002), Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước; Luận án Tiến sĩ Triết học Nông Văn Kế (2008), Đặc điểm Hội nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay. Các luận văn, luận án nêu trên, đã nghiên cứu tổng thể công cuộc cải cách ruộng đất và công cuộc xây dựng và phát triển XHCN ở miền Bắc từ 1954-1975, đánh giá thành tựu, rút ra những kinh nghiệm, dưới nhiều góc độ khác nhau và làm rõ vai trò miền Bắc trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong các công trình đó cũng đã đề cập và trình bày một số vấn đề có liên quan đến chủ trương chính sách của Đảng vận động nông dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục, phát triển kinh tế nông nghiệp và chi viện cho miền Nam. Tuy nhiên, trong hầu hết các công trình đã công bố, vấn đề Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965 vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học và toàn diện. Chính vì vậy, những thành tựu mà các công trình trên đạt được là nguồn tài liệu, tư liệu quý để giúp tác tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là: các chủ trương, chính sách về nông dân và công tác vận động nông dân miền Bắc của Đảng giai đoạn 1954-1965, cũng như một số diễn biến chính của phong trào nông dân miền Bắc trong giai đoạn này. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: xung quanh vấn đề nông dân, Đảng có nhiều chủ trương, chính sách lớn, không chỉ trong vấn đề kinh tế, chính trị, mà cả trong vấn đề văn hóa, xã hội… Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ trương và giải pháp vận động nông dân miền Bắc của Đảng trên một số lĩnh vực, như: trong cải cách ruộng đất và trong khôi phục, phát triển kinh tế; trong phong trào hợp tác hóa, thực hiện cải tạo nông nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội và trong việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Về thời gian: chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đến năm 1965. Tất nhiên, là một đề tài lịch sử, luận văn sẽ mở rộng nghiên cứu đến trước năm 1954 để làm rõ một vài vấn đề cần thiết. Về không gian: trên phạm vi toàn miền Bắc. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Từ thực tiễn vận động nông dân thời kỳ 1954-1965, luận văn góp phần làm rõ thêm vai trò và vị trí của giai cấp nông dân miền Bắc, đồng thời khái quát những ưu điểm, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu trong công tác vận động nông dân của Đảng. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hóa nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài nhất là tư liệu lưu trữ. - Làm rõ chủ trương vận động nông dân của Đảng trong CCRĐ, khôi phục kinh tế, cải tạo nông nghiệp và làm nhiệm vụ chi viện cho miền Nam. - Những diễn biến chính của phong trào nông dân, thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm chủ yếu trong công tác vận động nông dân thời kỳ này. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân là tài liệu định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. - Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị định của chính phủ, tài liệu lưu trữ ở Cục lưu trữ quốc gia là nguồn tài liệu gốc để nghiên cứu. - Các công trình của các viện: Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Quân sự, Viện Sử học Việt Nam là những tài liệu tin cậy. - Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đăng tải trên báo chí là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp luận của đề tài. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… 6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài Luận văn trình bày một cách có hệ thống và tương đối toàn diện các chủ trương chính sách của Đảng và quá trình tổ chức vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965. Góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò nông dân miền Bắc trong thắng lợi sự nghiệp xây dựng bảo vệ miền Bắc XHCN và chi viện cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bước đầu khái quát ưu điểm và hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm từ công tác vận động nông dân của Đảng trong lịch sử góp phần thực hiện tốt chủ trương vận động nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. CHƢƠNG 1: ĐẢNG VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DẦN MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1960 1.1 Một số nét khái quát về công tác vận động nông dân của Đảng Công tác dân vận là một trong những hoạt động quan trọng của Đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo Hồ Chí Minh, “Dân vậnvận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc của Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”. Như vậy, công tác dân vận là sự kết hợp giữa công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục với công tác tổ chức, xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng phong trào quần chúng. Công tác dân vận bao gồm nhiều bộ phận, như: Công tác vận động công nhân, trí thức, thanh niên, phụ nữ… trong đó, công tác vận động nông dân là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác dân vận của Đảng. Trong tiến trình cách mạng nước ta, ĐảngBác Hồ đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết đúng vấn đề nông dân và luôn coi trọng công tác vận động nông dân, do đó đã sớm xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tạo thành đội quân chủ lực của cách mạng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám (1945), thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và trong công cuộc đổi mới đất nước. 1.2 Chủ trƣơng của Đảng về vận động nông dân tiến hành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế 1954-1957. 1.2.1 Tình hình kinh tế -xã hội vàchủ trương của Đảng Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới: miền Bắc quá độ lên CNXH, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mĩ và các lực lượng tay sai thống trị. Bước vào giai đoạn lịch sử mới, nông dân miền Bắc đứng trước một bối cảnh lịch sử có những thuận lợi mới và những khó khăn mới. Đứng trước những nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn, phức tạp, Đảng đã sớm nhận thức được những yêu cầu khách quan của công việc khôi phục kinh tế miền Bắc sau chiến tranh, tích cực chuẩn bị xây dựng miền Bắc vững mạnh về mọi mặt làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và đưa cả nước đi lên CNXH. Tại hội Nghị Trung ương lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II (1-1953), dự thảo cương lĩnh CCRĐ được hình thành. Đảng đã quyết định tiến hành CCRĐ ngay mà không chờ kết thúc chiến tranh. Chủ trương tiến hành CCRĐ được bổ sung tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II (11-1953), Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3-1955), đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (8-1955) xác định CCRĐ là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh củng cố miền Bắc. Sau Hội nghị này CCRĐ đã phát triển với tốc độ nhanh, trên diện rộng. Cùng với việc tiến hành CCRĐ Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến khôi phục sản xuất nông nghiệp, coi “việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp là vấn đề then chốt, là cơ sở của việc cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo lương thực cho nhân dân, phồn thịnh kinh tế, mở rộng giao lưu hàng hóa” 1.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện Trong thời gian 3 năm 10 tháng (kể từ đầu cho tới khi hoàn thành), ta đã tiến hành 8 đợt giảm tô và 5 đợt CCRĐ. CCRĐ được tiến hành ở 3653 xã (xã mới chia lại) thuộc 22 tỉnh, bao trùm cả đồng bằng và trung du miền Bắc. Đã tịch thu, trưng thu và trưng mua ruộng đất (810.000 ha), trâu bò (trên 100.000), nông cụ (1,8 triệu) chia cho 2,2 triệu hộ nông dân lao động Thắng lợi này đã tạo tiền đề củng cố, phát triển miền Bắc về mọi mặt, đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nông dân , tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, công tác CCRĐ đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài đã gây tổn thất lớn cho nhân dân và hạn chế nhất định những thành quả của CCRĐ. Tình hình đó đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có những chủ trương, chính sách cụ thể cho công tác sửa chữa sai lầm. Trước yêu cầu đó, Tháng 10-1956, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 chủ trương kiên quyết sửa chữa sai lầm trong CCRĐ. Việc Đảng dũng cảm và công khai tự phê bình và thừa nhận sai lầm của mình trước nhân dân, đồng thời có ý thức trách nhiệm cao trong công tác sửa sai đã gây lại lòng tin trong nhân dân, trước hết là đông đảo nông dân miền Bắc. Một lần nữa, trong thử thách gay go, giai cấp nông dân miền Bắc lại chứng tỏ lòng tin yêu với Đảng. Bà con nông dân đã cùng với Đảng bình tĩnh, thận trọng sửa chữa sai lầm và phát huy những thắng lợi của CCRĐ Đến cuối năm 1957, công tác sửa sai đã đem lại những kết quả tốt đẹp. Nông thôn dần dần ổn định lại, nội bộ Đảng đoàn kết, lòng tin của nông dân đối với Đảng được khôi phục. Đồng thời với việc CCRĐ, nông dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc việc khôi phục sản xuất nông nghiệp, góp phần quyết định vào việc khôi phục kinh tế trên toàn miền Bắc. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích nông dân miền Bắc tăng gia phát triển sản xuất. Chính phủ đã ban hành 10 chính sách khuyến khích nông nghiệp ở những xã chưa CCRĐ và 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ở những nơi đã CCRĐ, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi… Sau ba năm khôi phục kinh tế, nền nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng khá cao. Sản lượng lương thực tăng 57%, bình quân đầu người đạt 303kg/năm hoàn thành vượt mức đề ra. 1.3 Chủ trƣơng vận động nông dân miền Bắc tham gia cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội (1958-1960). 1.3.1 Chủ trương cải tạo nông nghiệp theo CNXH của Đảng. Xuất phát từ nhận thức: muốn nhanh chóng xoá bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, nhanh chóng chặn đứng con đường phát triển tự phát của CNTB ở nông thôn, vận dụng kinh nghiệm của các nước XHCN. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 (Khoá II), tháng 11/1958, Đảng đã đưa ra chủ trương cải tạo và phát triển nông nghiệp trên phạm vi toàn miền Bắc, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển và cải tạo kinh tế. Hội nghị coi hợp tác hoá là khâu then chốt để phát triển nông nghiệp. Tháng 6-1959, tại kỳ hợp thứ 10, Quốc hội khóa I, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về HTHNN ở miền Bắc. Nghị quyết của Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh HTHNN là con đường duy nhất đưa nông dân tiến lên CNXH. 1.3.3 Đảng vận động nông dân tham gia phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp Thực hiện chủ trương của Đảng, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể đẩy mạnh cuộc vận động nông dân tham gia phong trào đổi công và hợp tác hóa. Cả miền Bắc sống động khí thế tiến lên cao trào cách mạng XHCN, nông dân nhất là bần cố nông đã hăng hái gia nhập HTX nông nghiệp. Đến giữa năm 1959, cao trào HTX nông nghiệp ở nông thôn bắt đầu hình thành. Đến cuối năm 1960, trên phạm vi toàn miền Bắc căn bản đã hoàn thành xây dựng HTX bậc thấp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân, chiếm 85,4% tổng số hộ, với 76% tổng diện tích canh tác nông nghiệp. Cũng vào thời điểm đó, đã có 4.346 HTX bậc cao. Tại một số địa phương đã thí điểm xây dựng HTX quy mô toàn xã. Đó là sự kiện lịch sử lớn lao của phong trào cách mạng của nông dân cũng như toàn miền Bắc. Chế độ bóc lột tồn tại hàng ngàn năm ở nông thôn bị xóa bỏ. Giai cấp nông dân có bước nhảy vọt lớn: từ nông dân cá thể trở thành nông dân tập thể. Việc cải tạo XHCN đã có tác động tích cực góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện có chiến tranh. HTX đã đảm bảo những điều kiện cần thiết về tinh thần, vật chất và chính trị cho những người tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tuy nhiên, trong phong trào HTHNN, do chủ trương cải tạo nóng vội, duy ý chí, vi phạm nguyên tắc tự nguyện, do mô hình HTX sản xuất nông nghiệp có nhiều khuyết tật, tư liệu sản xuất tách ra khỏi người nông dân khiến họ không thật hăng hái tham gia sản xuất, do công tác quản lý HTX có nhiều thiếu xót, tệ quan liêu, lãng phí, tham ô phát sinh… khiến cho năng suất lao động và thu nhập của xã viên nông dân chưa cao, thậm chí có khi có nơi còn bị giảm so với nông dân làm ăn cá thể. Nông dân hăng hái tham gia HTX chủ yếu do nhiệt tình cách mạng, lòng tin vào Đảng và Chính phủ, tức là dựa vào tình cảm, chứ chưa phải là do sự thuyết phục của thực tế sản xuất tập thể đã hơn hẳn sản xuất cá thể. HTX chưa có tính thuyết phục cao đối với nông dân. Vì vậy trong những năm 1958-1960, đã có hàng nghìn hộ nông dân xin ra khỏi HTX. Vậy là ngay buổi đầu, HTX nông nghiệp có một số dấu hiệu chưa lành mạnh. CHƢƠNG 2: ĐẢNG VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1961-1965. 2.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng vận động nông dân của Đảng. 2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử Giai đoạn 1961-1965 là giai đoạn miền Bắc bước vào giai đoạn mới với nhiệm vụ đẩy mạnh xây dựng CNXH theo đường lối Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, trọng tâm là thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965), đồng thời tăng cường chi viện sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai. 2.1.2 Chủ trương của Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1961-1965. Tháng 9/1960, Đảng triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, họp tại Hà Nội nhằm xây dựng cách mạng XHCN ở miền Bắc và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Dưới ánh sáng Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đường lối phát triển nông nghiệp và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (1961-1965), Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 4-1963 về “kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965)”Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 và 12 về chuyển hướng sự chỉ đạo xây dựng kinh tế trong điều kiện có chiến tranh phá hoại. Các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nói trên chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng CNXH và đồng hành cùng nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 2.2 Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng và phát triển kinh tế và làm tốt nhiệm vụ chi viện cho miền Nam 2.2.1 Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng và phát triển kinh tế Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III và Nghị quyết lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa III về phát triển nông nghiệp, giai cấp nông dân tập thể miền Bắc đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, mở rộng quy mô HTX, tăng năng suất, khai hoang, tăng vụ, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật từng bước củng cố HTX. Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm, Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Tổng số vốn Nhà nước đầu tư cho sản xuất nông nghiệp tăng từ 69 triệu đồng năm 1960 lên 158,5 triệu đồng năm 1965 Đến năm 1965, 3/4 xã viên nông dânmiền Bắc đã chuyển từ các HTX bậc thấp lên các HTX bậc cao, qui mô thôn hoặc toàn xã. Sau 5 năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nông nghiệp miền Bắc từng bước xóa bỏ tình trạng một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp. Tính tự túc, tự cấp từng bước bị phá vỡ, thay vào đó là nền sản xuất có kế hoạch với khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng cao. Thắng lợi lớn nhất của nền nông nghiệp miền Bắcgiải quyết được phần lớn nhu cầu về lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và một phần cho xuất khẩu. Hàng năm cung cấp hàng triệu tấn lương thực, rau quả cho Nhà nước phục vụ đời sống cán bộ, công nhân viên chức và kịp thời chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Tuy nhiên, việc chuyển hàng loạt HTX từ bậc thấp nên bậc cao, tập thể hóa ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân, không chỉ ở vùng đồng bằng mà cả ở miền núi, trong khi các điều kiện tiền đề chưa chín muồi đã làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong mô hình HTX NN. Thêm vào đó, năm 1965 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nền nông nghiệp tập thể hóa đứng trước thử thách và khó khăn mới. Những khó khăn do chiến tranh cộng với những mâu thuẫn bên trong mô hình HTX NN đã làm cho nông nghiệp miền Bắc bước vào thời kỳ giảm sút ở những giai đoạn sau. Trên thực tế, trải qua 5 năm củng cố và phát triển, phong trào HTH NN vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra; chưa xây dựng được niềm tin vững chắc đối với nông dân. Vào năm 1962 đã nảy sinh một hiện tượng đáng chú ý: một số HTX ở Hải Phòng bước đầu thực hiện hình thức khoán hộ. Song xu hướng này lập tức bị chặn lại. Cùng với cuộc vận động nông dân miền Bắc, xây dựng, củng cố và phát triển hợp tác hóa nông nghiệp, Đảng tiến hành vận động nông dân miền Bắc đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới ở miền núi. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã nêu bật tầm quan trọng của sự nghiệp xây dựng kinh tế miền núi đối với công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đề ra những phương hướng lớn phát triển kinh tế miền núi nhằm: “làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số” Hưởng ứng cuộc vận động của Đảng, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương…, các thành phố Hà Nội, Hải Phòng đều có kế hoạch vận động và tổ chức đồng bào đi tham gia phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Đến cuối năm 1964, đã có 70 vạn nông dân miền xuôi đi tham gia phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Nhờ vậy, diện tích trồng trọt ngày càng được mở rộng, lao độngdân cư được phân bố hợp lý hơn trước, góp phần vào việc khai thác khả năng tiềm tàng của miền núi. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân cũng được bố trí tốt hơn. Sự đoàn kết giữa các dân tộc trên miền Bắc cũng được thắt chặt hơn trên cơ sở sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau ngày càng có hiệu quả 2.2.2 Đảng lãnh đạo nông dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam (1961-1965) Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân miền Bắc đã cùng một lúc hoàn thành tốt hai nhiệm vụ chiến lược đó là: Nông dân miền Bắc vừa là hậu phương lớn, chi viện mọi mặt cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mỹ, mặt khác nông dân miền Bắc ra sức xây dựng kinh tế, phát triển hợp tác hóa nông nghiệp, phấn đấu đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến chống Mỹ, “lực lượng thanh niên xung phong với hơn 180.000 người, trong đó riêng miền Bắc là 175.000 người chủ yếu là thanh niên nông thôn, đã mở hơn 100 con đường với tổng chiều dài hơn 4000 km, bảo đảm giao thông ngày đêm trên 3000 km đường, trong đó có 2526 trọng điểm địch đánh phá thường xuyên” Từ năm 1961 đến năm 1963, miền Bắc đã đưa được vào Nam hơn 40.000 cán bộ, chiến sĩ chiếm hơn 50% số quân tập trung toàn miền. Vận chuyển 165.000 khẩu súng, hơn 7000 tấn lương thực, 34.000 tấn thuốc men và hơn 2.000 tấn vật tư khác Hưởng ứng lời kêu gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Khắp miền Bắc rộn ràng một khí thế lao động sản xuất vì miền Nam, phong trào thi đua rộng khắp trong các ngành các giới như: “thanh niên ba sẵn sàng”, “phụ nữ ba đảm đang”, “thiếu niên làm nghìn việc tốt”… Do vậy, mỗi một chiến sĩ, mỗi một chuyến hàng, mỗi một hạt gạo được đưa tới chiến trường miền Nam không chỉ là vật chất đơn thuần mà gửi gắm trong đó là bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng của của đồng bào, chiến sĩ, đặc biệt là trong giai cấp nông dân miền Bắc. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 3.1 Một số nhận xét 3.1.1 Ưu điểm Một là dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân miền Bắc đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp Hai là, thông qua phong trào hợp tác hóa (1958-1965), giai cấp nông dân tập thể được hình thành và phát triển nhanh chóng. Ba là: Đảng đã động viên được đại bộ phận nông dân miền Bắc tham gia vào các phong trào thi đua lớn trên các lĩnh vực nhằm phát huy cao độ tinh thần yêu nước, cách mạng của nông dân. Bốn là: Đảng đã vận động nông dân miền Bắc tham gia thực hiện nghĩa vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 3.1.2 Hạn chế - Một số sai lầm của CCRĐ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất và nhiều mặt của đời sống xã hội. - Chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa chủ quan, nôn nóng nên chất lượng, hiệu quả thấp. 3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử - Xác định đúng vị trí, vai trò của giai cấp nông dân là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của công tác vận động. - Đánh giá đúng tình hình, xác định đúng chủ trương, lựa chọn đúng hình thức, bước đi và cách thức vận động nông dân. - Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đảng viên đáp ứng yêu cầu của công cuộc vận động. - Khi mắc sai lầm, khuyết điểm, Đảng phải dũng cảm thừa nhận sai lầm trước nhân dân, đồng thời có ý thức trách nhiệm cao trong công tác sửa sai. KẾT LUẬN Giai đoạn 1954-1965, là một trong những giai đoạn lịch sử vẻ vang nhất của giai cấp nông dân miền Bắc trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Đây là thời kỳ nhân dân miền Bắc cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa tiến hành khôi phục kinh tế, xây dựng miền Bắc đi lên CNXH, vừa làm nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong điều kiện đó, Đảng đã tiến hành cuộc vận động nông dân miền Bắc từng bước hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của Đảng và lịch sử đặt ra. Nhờ những chủ trương vận động đúng đắn của Đảng, giai cấp nông dân miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN và thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 1954-1965, những thắng lợi của CCRĐ đã đem lại phần lớn ruộng đất cho đại bộ phận nông dân, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng thiết tha của người nông dân nên khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất, xây dựng CNXH và tham gia cách mạng một cách triệt để. Trên cơ sở sức mạnh tập thể của giai cấp nông dân miền Bắc, Đảng đã tiến hành thành công phong trào HTHNN trong nông thôn miền Bắc, tạo nền tảng vững chắc để miền Bắc đi lên xây dựng CNXH và trở thành hậu phương lớn chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng đã vận động nông dân miền Bắc đẩy mạnh sản xuất, thực hiện chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Đánh giá những thắng lợi quan trọng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "trong 10 năm khôi phục, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới". Những thay đổi căn bản đó đã đưa miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tề và quốc phòng lớn mạnh góp phần to lớn cổ vũ động viên tinh thần và cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam từng bước đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngụy quyền tai sai trên chiến trường miền Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được, thời kỳ này cũng còn những khuyết điểm, hạn chế nhất định, đó là những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ đã làm cho tiến độ khôi phục kinh tế chậm lại, ảnh hưởng tới sự phấn khởi, tin tưởng của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Trong cải tạo nông nghiệp còn có biểu hiện chủ quan, nóng vội, gò ép nông dân vào HTX từ đó dẫn đến tình trạng một số nơi nông dân không mặn mà với HTX, làm ẩu, làm dối để đối phó với HTX, làm mô hình HTX ngay từ ngày đầu đã bộc lộ những dấu hiệu bất ổn. Việc ồ ạt đưa HTX lên bậc cao đã bộc lộ nhiều nhược điểm, bất cập trong quản lý, mô hình HTX chưa tìm được giải pháp có hiệu quả. Mặc dù đó là những sai lầm trong sự phát triển đã được Đảng nhận thức và khắc phục trong quá trình lãnh đạo, song chính những sai lầm đó đã ảnh hưởng phần nào đến thế đi lên của cách mạng. Từ thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc với những thành công và hạn chế, luận văn bước đầu rút ra một số kinh nghiệm chủ. Những kinh nghiệm này tuy được đúc kết từ quá trình Đảng vận động nông dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xây dựng CNXH thời kỳ 1954-1965, nhưng vẫn cho ta ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc trong thời kỳ đổi mới xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. References 1. Hoàng Anh (1967), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp ở miền Bắc nước ta trong điều kiện hiện nay. Nxb Sự thật. 2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995). Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 3. Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ (2006). Biên niên Lịch sử Chính Phủ Việt Nam, tập 2 (1955-1976), Nxb Văn hóa Thông tin. 4. Ban Dân vận TW, (1999). Sơ thảo công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-1996). Nxb chính trị Quốc gia. 5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2003). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930- 2000). Nxb Chính trị Quốc gia. 6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, tập 2 (1955-1975). Nxb Chính trị Quốc gia. 7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định (2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định (1930-1975). Nxb Chính trị Quốc gia. [...]... thức của Đảng về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc những năm 1954- 1975 Luận án Tiến sĩ lịch sử, Học viện CTQGHCM 119 Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, hội nông dân ở Việt Nam Nxb: Nông nghiệp, 120 Nguyễn Đình Lê (1996), Biến đổi cơ cấu xã hội miền Bắc trong thời kỳ 1954- 1975: Luận án PTS KH lịch sử 121 Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Hà... hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1954- 1975) Nxb Chính trị Quốc gia Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Phòng (1996), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập 2 (1955-1975) Nxb Chính trị Quốc gia Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1954- 1975) Nxb CTQG Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng. .. Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang Bắc Giang (2000), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân tỉnh Bắc Giang (1930-2000) Báo cáo về tội ác diệt chủng của đế quốc Mỹ ở miền Bắc Việt Nam (1968) Nxb Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết phong trào hợp tác hóa nông nghiệp 1957-1967 Hồ sơ 99, Ban nông nghiệp Trung ương, TTLTQGIII Báo cáo tình hình phát động quần... Việt Nam 1954- 1965, Nxb Khoa học xã hội 123 Nguyễn Thị Má (chủ biên), (2000) Lịch sử Hội nông dân và phong trào Nông dân Hải Phòng (1930-2000) Nxb Hải Phòng, 124 Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, 2000 125 Một số văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp Nxb Chính trị Quốc gia, HN 1963 126 Lại Duy Mộc (chủ biên), (2010) Lịch sử phong trào nông dân và... tập 2 (1954- 1975) Nxb Chính trị Quốc gia Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Thanh Hóa (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 2 (1954- 1975) Nxb Chính trị Quốc gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1930-2005) Nxb Chính trị Quốc gia Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Nghệ An (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, tập 2 (1954- 1975)... 4-2009 146 Quân và dân miền Bắc anh hùng lập chiến công oanh liệt bắn rơi 1000 máy bay Mỹ Nxb QĐ ND, 1966 147 Chu Hữu Quý, (1996) Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt nam Nxb Chính trị quốc gia 148 Sai lầm trong cải cách ruộng đất Hồ sơ Hội nghị Hội đồng Chính phủ, A1 số Q 052 H004, TTLTQGIII 149 Lê Văn Sang (chủ biên), (2000) Bác Hồ với nông dân, nông dân với Bác Hồ Nxb Chính... về vấn đề vận động hợp tác hóa nông nghiệp phát triển sản xuất kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 396-399 Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), “Chỉ thị của Ban Bí thư về việc căn bản hoàn thành hợp tác xã nông nghiệp trong mùa thu”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 446-459 Đảng Cộng... của Đảng Lao động Việt Nam”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 904-945 Đảng Cộng sản Việt Nam (1961), “Nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân 1961”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 205-214 Đảng Cộng sản Việt Nam (1961), “Nghị quyết của Bộ Chính trị về nhiệm vụ và phương hướng công tác hợp tác hóa nông. .. biên), (2008) Lịch sử hội Nông dân và phong trào nông dân huyện Tiên Lãng (1930 - 2007) Nxb Hải Phòng 143 Trần Phương (chủ biên), (1968), Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam Nxb KHXH, Hà Nội 144 Lý Việt Quang, (2005) Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực nông nghiệp ở miền Bắc những năm 1945-1957, Tạp chí Lịch sử Đảng Số 3 - tr.50-52 145 Lý Việt Quang (2009) Chủ trương của Đảng về vấn đề ruộng đất... Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận về tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ và một số vấn đề lịch sử Đảng thời kỳ 1954- 1975, (ngày 25-5-1994) Lưu tại Viện Lịch sử Đảng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần (2001), Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống mỹ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 34 Benedict J, Một số vấn đề về nông nghiệp nông dân nông thôn ở các nước và Việt 35 36

Ngày đăng: 15/01/2014, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN