1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ huyện sóc sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng từ năm 1996 đến năm 2010

29 475 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 402,65 KB

Nội dung

Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010 Ngô Thị Lan Hương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Lịch sử Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn: PGS. Lê Mậu Hãn Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hê ̣ thống ho ́ a những quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn về vấn đề xây dựng Đảng trong như ̃ ng năm 1996 - 2010. Trình bày quá trình Đảng bô ̣ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010; nêu lên những thành tựu , những ưu điểm và hạn chế của Đảng bô ̣ huyện trong việc thực hiện . Khái quát một số kinh nghiệm lịch sử trong quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Keywords. Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Đảng; Xây dựng Đảng; Thời kỳ 1996-2010; Sóc Sơn; Đảng bộ huyện Content. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử trưởng thành và đấu tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam là “một pho sử bằng vàng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Từ khi ra đời, Đảng đã được lịch sử trao cho sứ mệnh lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Các đảng phái khác do đường lối và tổ chức kém đã không thể tồn tại trước sự đàn áp, khủng bố tàn khốc của chính quyền thực dân đế quốc và phong kiến tay sai, duy chỉ có Đảng ta đứng vững, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Đảng đã không ngừng lớn mạnh, lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vĩ đại. Ngày hôm nay, sự nghiệp Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn, kì diệu. Đó là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến tác động tích cực từ những thành quả trong công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước ta trên con đường đổi mới. Từ thực tiễn này, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng” [36, tr 137]. Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Nói đến Sóc Sơn là nói đến một quê hương giàu truyền thống cách mạng, cần cù, bền bỉ vươn lên chiến đấu với cái đói, cái nghèo trong nhiều năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Sóc Sơn đang hăng hái vượt qua mọi khó khăn, thử thách của lịch sử và thời đại để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ huyện Sóc Sơn đã lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại cần khắc phục. Những thành tựu và những việc chưa làm được của Đảng bộ Sóc Sơn trong việc lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ chính trị qua các thời kì gắn liền với kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương trong những năm qua, đồng thời cùng là tiền đề cho Sóc Sơn bước vào thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH của đất nước. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng cần phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với tình hình thực hiện ở các địa phương trong cả nước nhằm rút ra những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Sóc Sơn nói riêng và cả nước nói chung là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong việc gắn chặt lí luận với thực tiễn. Trong thời gian qua, nhờ được tiếp xúc với nhiều nguồn liệu và được nghe, được thấy những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, được sống trong niềm tin tưởng của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, đặc biệt với lòng tri ân và biết ơn vùng đất đã sinh ra và nuôi nâng mình, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Tôi hy vọng với luận văn này, tôi sẽ góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu và đánh giá về quá trình thực hiện công tác xây dựng Đảng ở địa phương và qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Sóc Sơn với vấn đề xây dựng Đảng nói riêng và lãnh đạo toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội của huyện nói chung trong thời gian qua và trong tương lai. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xây dựng Đảng là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng thu hút sự quan tâm của Đảng ta và các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu tâm huyết với Đảng. Ngoài các cuốn sách lý luận chung về công tác xây dựng Đảng của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giai đoạn mới còn có nhiều công trình quan trọng về xây dựng Đảng như: Đảng Cộng sản Việt Nam 70 năm xây dựng và trưởng thành, của đồng chí Lê Khả Phiêu (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước của Bùi Đình Phong (2001) Nxb Lao Động, Hà Nội; Xây dựng chỉnh đốn Đảng chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, của Lưu Quang Quán (cb) (2004)… Các tác giả đã dày công nghiên cứu và đưa ra những luận điểm mang tính tổng quát về công tác xây dựng Đảng. Thư viện khoa Lịch sử - Trường KHXH &NV cũng lưu trữ khá nhiều công trình nghiên cứu là các luận văn, khoá luận về vấn đề xây dựng Đảng của Đảng nói chung và của các Đảng bộ địa phương như: Công tác tổ chức cán bộ của Đảng thời kì 1986- 1996 của Phan Đức Tuệ (2000); Đảng lãnh đạo thực hiện công tác tưởng thời kì 1986-2000 của Nguyễn Thị Thu Hương (2001); Đảng bộ thành phố Việt trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng thời kì 1996-2000 của Đoàn Thị Khánh Hà (2002);… Các tác giả đã dành công sức tiếp cận, nghiên cứu vấn đề xây dựng Đảng trong từng thời kì nhất định và từng lĩnh vực của công tác xây dựng Đảng ở các địa phương khác nhau. Ở Sóc Sơn những năm gần đây, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phối hợp với các địa phương, cho ra đời các cuốn lịch sử Đảng bộ xã và Lịch sử Đảng bộ huyện Sóc Sơn (3 tập) khái quát giai đoạn 1930-2010. Đặc biệt, năm 2005, Ban chấp hành Đảng bộ huyện cho xuất bản cuốn Kỷ yếu Đảng bộ huyện Sóc Sơn từ Đại hội đến Đại hội (1933-2005), khái quát lần lượt các Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn các nhiệm kì vừa qua. Tuy nhiên, đối với vấn đề thực hiện nhiệm vụ xây dựng ĐảngSóc Sơn thì chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào mà chủ yếu mới được đề cập trong các báo cáo của Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo và các ban ngành có liên quan. Những báo cáo đó là nguồn tài liệu quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận, liệu và cả những gợi ý khoa học để tác giả thực hiện luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về sự nhận thức, các chủ trương, biện pháp, kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong những năm từ 1996 đến năm 2010, từ đó làm rõ thêm lịch sử Đảng bộ Sóc Sơn thời kì này, nhất là trong lĩnh vực xây dựng Đảng. Luận văn cũng bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ Sóc Sơn thực hiện nghiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010 để Đảng bộ huyện tiếp tục thực hiện nhằm đạt được những thành tựu cao hơn nữa về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Dựa trên các nguồn liệu về xây dựng Đảng Luận văn tiến hành mô tả lại một cách khách quan, toàn diện quá trình thực hiện các nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong những năm 1996 – 2010, nêu lên những nhận xét về tác động của việc thực hiện xây dựng Đảng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương cùng với những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương trong giai đoạn này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Luận văn nhằm nghiên cứu những chủ trương, kế hoạch, biện pháp của TW Đảng, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương trong những năm 1996 - 2010, kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện những chủ trương trên. * Phạm vi: Về mặt nội dung: Luận văn tìm hiểu quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trên các phương diện: chính trị - tưởng và tổ chức. Những thành tựu, hạn chế của công tác xây dựng Đảng được phản ánh qua việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trên cơ sở những thành tựu và những hạn chế đó bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác xây dựng ĐảngSóc Sơn hiện nay. Về mặt thời gian: Luận văn tìm hiểu quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời gian 15 năm từ năm 1996 đến năm 2010. Về mặt không gian: Luận văn tìm hiểu quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trên địa bàn huyện. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn liệu * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng cộng sản nói chung và tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng; những quan điểm về xây dựng Đảng trong thời kì CNH - HĐH đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử nói chung, của chuyên ngành lịch sử Đảng nói riêng. * Nguồn liệu: Để thực hiện đề tài, luận văn chủ yếu dựa vào văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII, IX, X; Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XII, XIII, XIV; Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn khoá VII, VIII, IX, X. Bên cạnh đó còn có các cuốn sách lý luận chung về công tác xây dựng Đảng của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng của Ban bí thư TW Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn hê ̣ thống h óa những quan điểm , chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn về vấn đề xây dựng Đảng trong như ̃ ng năm 1996 - 2010. - Trên cơ sơ ̉ ca ́ c nguồn liê ̣ u li ̣ ch sư ̉ , đặc biệt là nguồn liệu gốc, luận văn đã trình bày quá trình Đảng bô ̣ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010; nêu những thành tựu, những ưu điểm và hạn chế của Đảng bô ̣ huyện trong việc thực hiện. - Luận văn nêu lên một số kinh nghiệm lịch sử trong quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng. Đó cũng là những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1996 – 2000) Chương 2: Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (2001 – 2005) Chương 3: Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (2006 – 2010) Chương I ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 1.1. Khái quát về Đảng bộ huyện Sóc Sơn và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trước năm 1996 1 1.1. Khái quát về Đảng bộ huyện Sóc Sơn Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Đất và người Sóc Sơn gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, cần cù chịu khó trong lao động, kiên cường bất khuất trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Chính khí thiêng sông núi cùng với quá trình lịch sử dựng xây và bảo vệ quê hương đã hình thành và hun đúc nên những truyền thống quý báu của người dân nơi đây. Ngay từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước cho đến đầu thế kỷ XX, vùng đất Sóc Sơn là bản doanh, là chiến tuyến của ông cha ta chống giặc ngoại xâm. Bằng sự trực tiếp tham gia hoặc giúp đỡ quân triều đình, nhân dân Sóc Sơn đã thể hiện tinh thần yêu nước, hy sinh vô cùng anh dũng, góp phần làm nên nhiều chiến công to lớn trong lịch sử dân tộc. 1.1.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trước năm 1996 Giữa năm 1977, Chính phủ có quyết định hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú, trong đó huyện Kim Anh và huyện Đa Phúc nhập thành một huyện, lấy tên dãy núi Sóc Sơn - địa danh lịch sử nổi tiếng đã đi vào huyền thoại để đặt tên cho huyện. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, tháng 10-1977, Huyện uỷ, UBND lâm thời huyện Sóc Sơn chính thức ra mắt và hoạt động. Lúc này, Đảng bộ huyện Sóc Sơn có 5.493 đảng viên, Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời huyện có 24 đồng chí do đồng chí Nguyễn Xuân Duyệt - Uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phú được cử làm Bí thư huyện uỷ. Đảng bộ huyện Sóc Sơn khi chuyển giao về Hà Nội gồm 84 cơ sở đảng với 4.730 đảng viên. Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ Hà Nội, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn có những bước phát triển mới. Huyện uỷ đã tiếp tục triển khai thực hiện Thông tri 22 và Chỉ thị 72 của Ban bí thư TW Đảng (khoá IV) về chỉnh đốn Đảng; chất lượng tổ chức cơ sở Đảngđảng viên được nâng lên; sinh hoạt chi bộ được cải tiến gọn nhẹ, thiết thực và dần đi vào nề nếp. Các cấp uỷ Đảng đã vận động toàn Đảng bộ và nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Công tác kỷ luật Đảng và phát triển Đảng được đẩy mạnh, “năm 1979 đã xử lý kỉ luật 77 đảng viên, kết nạp được 85 đảng viên mới” [9, tr 81]. Với những nỗ lực đạt được trong công tác xây dựng Đảng, trong những năm qua, Đảng bộ huyện được đánh giá là Đảng bộ khá. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và ý chí, dồn sức mạnh vào các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm, trưởng thành từ hoàn cảnh khắc nghiệt của một huyện nghèo đang đi trên con đường đổi mới. Đảng bộ đã thấy được những khó khăn, kiểm điểm và từ đó đề ra những phương pháp, giải pháp đúng đắn để khắc phục, đưa công tác xây dựng ĐảngĐảng bộ Sóc Sơn phát triển tốt hơn, tạo tiền đề tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng huyện nhà vững bước tiến lên trong thời kì sau - thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước (1996-2010). 1.2. Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1996 – 2000) 1.2.1. Chủ trương của TW Đảng, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn * Chủ trương của TW Đảng Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng được triệu tập. Đại hội đã đánh giá tổng quát những thành tựu của đất nước sau 10 năm đổi mới và đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển trong những năm tiếp theo. Đại hội đã đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới, trong đó nhấn mạnh: “lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảngnhiệm vụ then chốt” [37, tr 462]. Sự khẳng định này một mặt tỏ rõ sự quyết tâm của Đảng cầm quyền trên cơ sở nhận thức rõ hơn vai trò quyết định của công tác xây dựng Đảng bởi “những thắng lợi và thành tựu, những thất bại và tổn thất của Cách mạng đều gắn liền với trách nhiệm của Đảng” [37, tr 461]. Đại hội đã đề ra mục tiêu trong thời kỳ tới là tạo được chuyển biến căn bản trong việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. * Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội Ngày 7-5-1996, 398 đại biểu đại diện cho 14 vạn đảng viên đã tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ thành phố Hà Nội. Đại hội tập trung trí tuệ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tổng kết một bước sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô theo đường lối đổi mới của Đảng, từ đó đề ra nhiệm vụ cơ bản của Thủ đô trong nhiệm kỳ 1996-2000: “Đổi mới, chỉnh đốn Đảng trên tất cả các mặt công tác xây dựng Đảng trong toàn Đảng bộ [16, tr 742]. * Chủ trương của Đảng bộ huyện Sóc Sơn Thực hiện đường lối CNH - HĐH của Đảng, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của TW và Thành phố về tiến hành Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ VII đã họp từ ngày 6-2 đến ngày 9-2-1996 tại Hội trường UBND huyện. Về dự Đại hội có 248 đại biểu thay mặt cho 8.016 đảng viên trong toàn huyện, cùng thảo luận, phân tích nghiêm túc những ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộxây dựng phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1996-2000. Với tinh thần nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật đó, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 1996-2000. Đại hội xác định: “Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng là một yếu tố quan trọng và quyết định” [6, tr 32]. Do đó, “công tác xây dựng Đảng là vấn đề then chốt, phải xây dựng Đảng bộ đủ trình độ, trí tuệ, có bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn Cách mạng mới” [7, tr 32]. 1.2.2. Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng * Xây dựng Đảng về mặt chính trị - tưởng Một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là bằng thuyết phục, giáo dục, bằng công tác tưởng và bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức Đảng. Vì vậy, công tác chính trị - tưởng của Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong những năm 1996-2000, Đảng bộ huyện Sóc Sơn luôn tập trung quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục chính trị - tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong huyện. Do tích cực đổi mới và sáng tạo phương pháp triển khai, công tác chính trị - tưởng đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến lớn về nhận thức tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Song bên cạnh đó, công tác này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần được khắc phục trong nhiệm kỳ tới. * Xây dựng Đảng về mặt tổ chức Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Huyện uỷ đã xây dựng Đề án: “Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đặc biệt là chi bộ nông thôn”. Đề án đã xác định mục tiêu, nội dung cụ thể hướng dẫn các chi, Đảng bộ cơ sở đổi mới quá trình tổ chức sinh hoạt của chi bộ mình. Năm 1997, 1998, Huyện uỷ tiếp tục triển khai, đôn đốc các cơ sở Đảng thực hiện Chương trình 09-CTr/TU và giai đoạn II Chương trình 14- CTr/TU của Thành uỷ về đổi mới, chỉnh đốn tổ chức Đảng. Các chương trình này đều được thực hiện điểm, rút kinh nghiệm trước khi đưa vào triển khai trong toàn huyện. Hàng tháng, tất các các đồng chí uỷ viên Ban chấp hành Huyện uỷ đều đến dự họp với một chi bộ cơ sở để lắng nghe ý kiến Đảng viên và có ý kiến chỉ đạo để nâng cao chất lượng sinh hoạt. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, sau khi tiến hành thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII, Đảng bộ Sóc Sơn đã tập trung chỉ đạo kiện toàn bộ máy cán bộ các sở, ban ngành và UBND các cấp. Thực hiện Nghị quyết TW 3 (khoá VIII) và kế hoạch 16-KH/TU của Thành uỷ về Chiến lược cán bộ trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, tháng 10/1997 Huyện uỷ Sóc Sơn đưa ra Chương trình 02/CTr-HU về “Chiến lược cán bộ và công tác cán bộ đến năm 2000 và sau 2000”. Muốn xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng thực sự vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, Đảng bộ huyện Sóc Sơn luôn quan tâm đến đội ngũ đảng viên, bởi lẽ chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của tổ chức cơ sở Đảng. Công tác phát triển Đảng được Đảng bộ đặc biệt quan tâm với mục đích: “mở rộng và củng cố đội ngũ đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, trẻ hoá đội ngũ đảng viên, góp phần xây dựng đội ngũ cơ sở đảm bảo tính kế thừa liên tục trong Đảng” [44, tr 8]. Đề án phát triển đảng viên mới được Huyện uỷ đề ra năm 1995 và tiếp tục được thực hiện và đạt kết quả tốt trong giai đoạn 1996-2000. * Xây dựng Đảng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện Sóc Sơn nhận thức đúng đắn được rằng: quá trình đổi mới, chỉnh đốn Đảng phải gắn chặt với nhiệm vụ kinh tế - xã hội; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng cũng như toàn Đảng bộ. Chính vì vậy, với những nỗ lực trong việc xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo thực hiện và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chính trị mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII đề ra, qua đó khẳng định vị trí và vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương. Tiểu kết chương 1 Như vậy, trong 5 năm qua, từ một huyện nghèo đang vươn lên trên con đường đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Sóc Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có những khó khăn trong công tác xây dựng Đảng. Nhận thức được vai trò của công tác xây dựng Đảng “là nhiệm vụ then chốt” trong việc thực hiện các “nhiệm vụ trọng tâm” phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trên cơ sở đánh giá tình hình công tác xây dựng Đảng trong những năm trước 1996, Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ VII đã xác định được những nhiệm vụ cụ thể của công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn mới. Từ những chủ trương đúng đắn đó, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ Hà Nội, quá trình xây dựng ĐảngĐảng bộ huyện Sóc Sơn từ năm 1996 đến năm 2000 đã đạt được nhiều thành tựu: “công tác chính trị - tưởng được đẩy mạnh, đáp ứng được nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH, đội ngũ đảng viên phát triển, cơ bản đã phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu của mình; đội ngũ cán bộ từng bước được chuẩn hoá theo yêu cầu nhiệm vụ…” [69, tr 10]. Những thành tựu này đã được phản ánh đúng đắn bằng sự khởi sắc của bộ mặt kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ chính trị được Đảng bộ hoàn thành ở mức cao, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, công tác xây dựng ĐảngSóc Sơn giai đoạn 1996-2000 còn nhiều mặt hạn chế: “công tác chính trị - tưởng chưa [...]... hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VI, lưu tại văn phòng Huyện uỷ 6 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (1991), Lịch sử Cách mạng huyện Sóc Sơn, Nxb Tiến Bộ, Hà Nội 7 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (1996) , Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VII, lưu tại Văn phòng Huyện uỷ 8 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn. .. cơ sở Đảng 2.2 Quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng 2.2.1 Thực hiện các nội dung của công tác xây dựng Đảng * Xây dựng Đảng về mặt chính trị - tưởng Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ VIII cùng với các chương trình, đề án của cấp trên cũng như của Đảng bộ huyện đề... quả của công tác xây dựng Đảng Chương 3 ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2006 - 2010) 3.1 Chủ trương của TW Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn về công tác xây dựng Đảng 3.1.1 Chủ trương chung của Đảng Từ ngày 18/4 đến ngày 25/4 năm 2006, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng long trọng được khai mạc tại thủ đô Hà Nội Đại hội X của Đảng đánh dấu thời... huyện, song đó cũng là động lực để Đảng bộ huyện Sóc Sơn tiếp tục phấn đấu làm tốt công tác xây dựng Đảng trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI (20012005) Chương II ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2001 - 2005) 2.1 Chủ trương của TW Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn về công tác xây dựng Đảng 2.1.1 Chủ trương chung của Đảng Với tinh thần tiến công Cách... uỷ 3 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (1986), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV, lưu tại Văn phòng Huyện uỷ 4 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (1989), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn trình trước Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ V, lưu tại văn phòng Huyện uỷ 5 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (1991), Báo cáo... đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ VIII (2000-2005), lưu tại Văn phòng Huyện uỷ 9 Ban chấp hành Đảng bộ (2000), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn, tập II, 1954-2000, Nxb Tiến Bộ, Hà Nội 10 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (2005), Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX nhiệm kỳ 2005 -2010, lưu tại Văn phòng Huyện uỷ 11 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (2005),... 70 Huyện uỷ Sóc Sơn (2008), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2008, lưu tại Văn phòng Huyện uỷ 71 Huyện uỷ Sóc Sơn (2009), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2009, lưu tại Văn phòng Huyện uỷ 72 Huyện uỷ Sóc Sơn (2010) , Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ. .. kinh tế - xã hội của huyện nhà 3.2 Quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng 3.2.1 Thực hiện những nội dung của công tác xây dựng Đảng * Xây dựng Đảng về mặt chính trị - tưởng Ccông tác xây dựng Đảng về chính trị - tưởng trong những năm 2006 2010 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Thứ nhất, Huyện uỷ Sóc Sơn đã tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và... tiếp của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, được sự đồng lòng giúp sức của nhân dân toàn huyện, cùng với các Đảng bộ địa phương trong cả nước, Đảng bộ huyện đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng Đảng nhằm làm trong sạch vững mạnh Đảng bộ Trong những năm 1996- 2010, Đảng bộ huyện Sóc Sơn đã thực sự coi trọng và có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng Đảng Những chủ trương đúng đắn về công tác xây dựng Đảng được... yếu Đảng bộ huyện Sóc Sơn từ Đại hội đến Đại hội (1933-2005), Nxb Tiến Bộ, Hà Nội 12 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (2010) , Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ X nhiệm kỳ 2011-2015, lưu tại Văn phòng Huyện uỷ 13 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (1996) , Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Nxb Tiến Bộ, Hà Nội 14 Ban chấp hành Đảng bộ

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w