Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
469,05 KB
Nội dung
Đảngvớicuộcvậnđộngphụnữtừnăm1986
đến năm2009
Trần Thị Minh Hải
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Lịch sử Đảng; Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Quang Hiển
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Tìm hiểu diễn biến và kết quả cụ thể của phong trào phụnữ cả
nước giai đoạn 1986 - 2009 dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm rõ những
đóng góp to lớn của phụnữ cả nước trong sự nghiệp đổi mới và phát triển
đất nước. Qua đó, khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo trong đường lối Đổi
mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở nhận xét về ưu điểm và hạn
chế rút ra được những bài học kinh nghiệm để công tác vậnđộngphụnữ
của Đảng ngày càng hiệu quả và thiết thực.
Keywords: Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Đảng; Phụ nữ; Thời kỳ
1986 -2009
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử loài người, phụnữ luôn là một bộ phận quan trọng. Bằng lao
động sáng tạo của mình, phụnữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú
thêm cuộc sống con người. Phụnữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội: từ sản xuất vật chất đến những sáng tạo mang giá trị
tinh thần và hơn hết thảy người phụnữ có thiên chức là tái sản xuất ra bản thân con
người để duy trì và phát triển xã hội.
Phụ nữ Việt Nam có bề dày truyền thống tốt đẹp, trong thời bình là những
người lao động cần cù thông minh, những người vợ, người mẹ hiền đảm đang, đến khi
đất nước bị xâm lăng phụnữ hăng hái tham gia tranh đấu. Trong suốt chiều dài lịch sử
dân tộc, phụnữ Việt Nam đã khẳng định được vai trò đặc biệt của mình trong những
thời kỳ cam go nhất của dân tộc cũng như trong điều kiện khắc nghiệt của đời sống.
Càng trong khó khăn, phụnữ Việt Nam càng phát huy sức mạnh tiềm ẩn của mình,
một sức mạnh vừa mang tính quyết liệt, vừa mang tính nhân bản.
Chiếm hơn một nửa dân số, phụnữ luôn là một lực lượng quan trọng trong
công cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhận thức sâu sắc vị trí và vai trò
của người phụnữ trong đời sống cũng như trong đấu tranh, Đảng ta đặc biệt quan tâm
đến vấn đề vậnđộngphụnữ tham gia thực hiện các mục tiêu của cách mạng, gắn liền
nhiệm vụ giải phóng phụnữvới giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1986, Đảng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Sự thành công của
công cuộc đổi phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Có trong mọi
tầng lớp, mọi giai cấp, phụnữ là một lực lượng to lớn mà Đảng luôn chú trọng tổ chức
và lãnh đạo.
Thế kỷ XX trôi qua với biết bao thay đổi to lớn trong lịch sử loài người, thế kỷ XXI
được đánh giá là thế kỷ của phụnữ dưới góc độ là“sự khẳng định của phái nữ trên tất cả
các lĩnh vực và vai trò của họ trong việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như
bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ” [73, tr.285]. Chính vì vậy, trong
bối cảnh hiện nay công tác vậnđộngphụnữ cần phải được Đảng quan tâm hơn bao giờ hết.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng vớicuộcvậnđộngphụnữtừnăm
1986đếnnăm 2009” làm luận văn Thạc sĩ với mục đích thông qua việc nghiên cứu chủ
trương vậnđộngphụnữ và phong trào phụnữ trong thời kỳ đổi mới để rút ra được
những ưu điểm và hạn chế cũng như những bài học kinh nghiệm để công tác vậnđộng
phụ nữ của Đảng ngày càng có hiệu quả hơn và thiết thực hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trình bày về chủ trương đường lối vậnđộngphụnữ của Đảng đã có những công
trình:
- Văn kiện Đảng về công tác vậnđộngphụnữ (1930 – 1969), Nhà xuất bản Phụ
nữ (1970). Đây là cuốn sách tập hợp các Văn kiện, Nghị quyết, hoặc các trích đoạn
trong Văn kiện hay Nghị quyết của Đảng về công tác vậnđộngphụnữtừ khi Đảng
thành lập đếnnăm 1969. Cuốn sách tập hợp những chủ trương, đường lối của Đảng
mang tính lý luận đối vớicuộcvậnđộngphụnữ chứ không phải là một công trình
nghiên cứu.
- Những quan điểm cơ bản trong công tác vậnđộngphụ nữ, Nhà xuất bản Phụ
nữ (1995), đã trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng trong công tác vậnđộngphụ
nữ tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Vai trò và nhiệm vụ của phụnữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng
của Lê Duẫn, Nhà xuất bản Sự thật đã nêu bật quan điểm và chủ trương vậnđộngphụ
nữ của Đảng trước yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ.
- Phụnữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới của
Lê Hải Triều, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin (2007). Cuốn sách đã tập hợp khá đầy đủ
đường lối, chủ trương, quan điểm vậnđộngphụnữ của Đảng và trình bày một cách hệ
thống sự đóng góp to lớn của phụnữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và
công cuộc xây dựng đất nước từnăm 1930 đếnnăm 2000.
Về các phong trào lớn của phụnữ trong thời kỳ đổi mới đã được trình bày trong
một số tác phẩm:
- Hai mươi năm một chặn đường phát triển của phụnữ Việt Nam (1975 – 1995)”
của Lê Minh, Nhà xuất bản Phụnữ (1996). Cuốn sách viết về phong trào phụnữ Việt
Nam từ sau ngày thống nhất đất nước đếnnăm 1995 dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hội
Liên hiệp Phụnữ Việt Nam qua đó khẳng định sự trưởng thành và ngày càng lớn mạnh
của Hội liên hiệp phụnữ Việt Namvới vai trò là một trong 6 tổ chức chính trị quần
chúng của Đảng.
- Phụnữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI do Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia (2002) đã tổng kết các phong trào phụnữ trong những năm
1986 – 2000 và đánh giá những khó khăn, thuận lợi, những thời cơ và thách thức cũng
như những hành trang của phụnữ Việt Nam bước vào thế kỷ mới.
Những cuốn sách này về cơ bản đã tổng kết được phong trào của phụnữ Việt
Nam trong 20 năm đầu đổi mới. Tuy nhiên, các tác phẩm này lấy đối tượng nghiên cứu là
Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam - tổ chức cao nhất đại diện cho quyền lợi của phụ nữ, vì
thế các phong trào của phụnữ cũng được tiếp cận dưới góc độ là hệ quả của quá trình đổi
mới và trường thành của Hội Liên hiệp phụnữ Việt Nam .
Về các công trình nghiên cứu Đảngvớicuộcvậnđộngphụnữ cho đến hiện nay
không nhiều. Đáng kể nhất là Luận văn khoa học Lịch sử của Nguyễn Thị Hà, (2008)
“Đảng vớicuộcvậnđộngphụnữ 1930 – 1945” tư liệu Thư viện Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn Hà Nội đã đi sâu nghiên cứu đường lối vậnđộngphụnữ của Đảng và
diễn tiến phong trào đấu tranh của phụnữ dưới sự lãnh đạo của Đảng giai đoan 1930 -
1945. Tuy nhiên, Luận văn mới chỉ dừng lại đường lối vậnđộngphụnữ của Đảng thực
hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc. Khoá luận cử nhân “Bước đầu tìm hiểu công tác
vận độngphụnữ của Đảng ở Miền Bắc thời kỳ 1965 – 1975” của tác giả Nguyễn Thị Sưa
(1987), tư liệu khoa lịch sử đã nghiên cứu đường lối vậnđộngphụnữ của Đảng ở Miền
Bắc cũng như những đóng góp to lớn của phụnữ Miền Bắc vào công cuộc kháng chiến
chống mỹ cứu nước. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về phong trào phụnữ
chủ yếu ở Miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ như: “Phụ nữ Miền Nam trong đấu
tranh chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” của Vũ Thị Thuý
Hiền, Tư liệu khoa Lịch sử; “Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 – 1975)” của Nguyễn thị Ngọc Lâm, Tư liệu Khoa lịch sử; “Vai trò của
phụ nữ Miền Nam trong cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ cứu nước” của Dương
Ngọc Ánh, Tư liệu Khoa Lịch sử.
Bài tham luận của tác giả Đặng Thị Vân Chi “Đường lối vậnđộngphụnữ của
Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc” (Hội thảo quốc tế Việt
Nam học lần II: Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại,
tháng 7/2004). Bằng cách tiếp cận tư liệu báo chí và ấn phẩm, tác giả đã bước đầu tiếp
cận với đường lối vậnđộngphụnữ của Đảng trong những năm 1930 – 1945. Tuy nhiên
bài viết chỉ giới hạn cuộcvậnđộngphụnữ của Đảng trong lĩnh vực báo chí chứ chưa
khai thác một cách toàn diện cuộcvậnđộngphụnữ của Đảng giai đoạn này.
Như vậy, vấn đề Đảngvớicuộcvậnđộngphụnữ trong thời kỳ đổi mới (1986 –
2009) cho đến nay theo tìm hiểu của tác giả chưa có một công trình nghiên cứu ở trong
và ngoài nước nào thực hiện. Vì vậy, đây là một đề tài còn rất mới mẻ. Chọn đề tài
“Đảng vớicuộcvậnđộngphụnữtừnăm1986đếnnăm 2009”, tác giả đã thừa hưởng
thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là: những quan điểm cơ bản về vậnđộngphụ
nữ trong cách mạng của Chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các phong
trào của phụnữ dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụnữ Việt
Nam, quan trọng hơn đó là những đánh giá về vai trò và đóng góp của phụnữ Việt Nam
trong 20 năm đầu công cuộc đổi mới đất nước. Do tính mới mẻ của đề tài, đòi hỏi tác
giả phải đi sâu nghiên cứu một cách nghiêm túc và độc lập.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Mục đích
Thông qua việc tìm hiểu chủ trương đường lối vậnđộngphụnữ của Đảng để một
lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán của Đảngtừ trước tới nay là: luôn coi bồi
dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy sức mạnh và chăm lo phát triển mọi mặt của phụnữ
là nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng.
Qua việc tìm hiểu diễn biến và kết quả cụ thể của phong trào phụnữ cả nước giai
đoạn 1986 - 2009 dưới sự lãnh đạo của Đảng, luận văn sẽ làm sáng tỏ những đóng góp
to lớn của phụnữ cả nước trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Qua đó,
khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo trong đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Trên cơ sở nhận xét về ưu điểm và hạn chế rút ra được những bài học kinh
nghiệm để công tác vậnđộngphụnữ của Đảng ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương, đường lối vậnđộngphụnữ của Đảng trong thời gian từnăm1986
đến năm2009.
- Những chủ trương, biện pháp, kế hoạch của Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam
nhằm thực hiện đường lối của Đảng về vậnđộngphụ nữ.
- Các phong trào của phụnữ cả nước trong thời gian này dưới sự chỉ đạo của Hội
Liên hiệp Phụnữ Việt Nam.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Hoàn cảnh lịch sử có ảnh hưởng đến việc xây dựng chủ trương và thực hiện
những chủ trương đường lối của Đảng trong công tác vậnđộngphụ nữ.
- Thời gian: giai đoạn 1986 – 2009 sở dĩ tác giả chọn mốc thời gian này vì:
Năm 1986 là năm diễn ra Đại hội lần thứ VI của Đảng. Đại hội đã đề ra đường lối
đổi mới đất nước một cách toàn diện. Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội được Đảng
nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ hơn. Các mục tiêu của đất nước được Đảng xác
định phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế. Đây cũng là mốc đường lối phụ
vận của Đảng có nhiều thay đổi nhằm phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.
Năm 2009 là mốc thời gian đương đại gần nhất tác giả có thể nghiên cứu
được.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này với mục đích làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng
đối vớicuộcvậnđộngphụnữ trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2009) trên phạm vi cả nước, tác
giả giới hạn nghiên cứu và khảo sát đường lối chủ trương của Đảng qua các Văn kiện, Nghị
quyết, Chỉ thị về vậnđộngphụnữ của Đảng trong thời kỳ 1986 – 2009 và sự chỉ đạo của
Đảng và Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam đối với từng phong trào cụ thể diễn ra trong giai
đoạn này.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng và nhà nước về vậnđộngphụnữ là cơ sở lý
luận, phương pháp luận để tác giả xem xét vấn đề.
Nguồn tài liệu cơ bản và quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để thực hiện luận
văn này là toàn bộ Văn kiện (Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, XIX, X, Văn kiện
Đảng toàn tập: Tập 2, 45, 47, 50, 51), Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về vậnđộngphụnữ
và các văn kiện Đại hội Đại biểu Phụnữ toàn quốc V, VI, VII, VIII, XIX, X, các báo
cáo tổng kết phong trào phụnữ của Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam trong suốt thời gian
từ năm1986đếnnăm2009.
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu với những nhận định, nhận xét, đánh giá,
kết luận của các nhà nghiên cứu là những tài liệu tham khảo giúp tác giả có nhận thức
sâu sắc hơn về chủ trương đường lối của Đảng đối vớiphụ nữ.
Bên cạnh đó, các bài báo trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu gia đình và
giới; Khoa học và phụ nữ…., các cuốn sách nghiên cứu về đường lối cách mạng của
đảng cũng như các bài báo về phụnữ là nguồn tài liệu phong phú đưa đến cái nhìn đa
chiều về các vấn đề của chị em phụ nữ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Đảng vớicuộcvậnđộngphụnữtừnăm1986đếnnăm 2009” tác giả
đã sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp.
Trước hết, về phương pháp luận, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm kim chỉ nam để xem xét, nghiên cứu các vấn đề.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như:
+ Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, đây là phương pháp quan trọng nhất mà
tôi đã sử dụng bởi với đề tài này, các nguồn tài liệu đóng vai trò quyết định trong nội
dung của luận văn.
+ Phương pháp hệ thống,
+ Phương pháp logich,
+ Phương pháp lịch sử.
5. Đóng góp của đề tài:
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên trình bày một cách có hệ
thống và toàn diện về chủ trương, đường lối lãnh đạo công tác vậnđộngphụnữ của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình đổi mới. Qua đó, khẳng định và làm rõ vai trò
của Đảng trong việc tổ chức, hướng dẫn và lãnh đạo phụnữ tích cực tham gia vào việc
thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Thông qua các phong trào cụ thể của phụnữ
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nêu lên những đóng góp của phụnữ cả nước vào sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Bên cạnh đó, Luận văn góp thêm một nguồn sử liệu phong phú phục vụ việc
nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung và nghiên cứu về phụnữ nói riêng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cuộcvậnđộngphụnữ trong mười năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986
– 1996)
Chương 2: Cuộcvậnđộngphụnữ trong sự nghiệp đẩy mạnh Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (1996 – 2009)
Chương 3: Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm
References
1. Bùi Hoàng Anh (2000), Phụnữ Việt Nam và Khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
2. Đỗ Thị Kim Anh (2001), Hội Nghị Khoa học nữ lần thứ VI, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội
3. Ban Bí thư (2006), Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 4/1/2006: Về lãnh đạo Đại hội phụ
nữ các cấp tiến tới Đại hội phụnữ toàn quốc lần thứ X, Lưu tại Kho lưu trữ Trung
ương Đảng, Hà Nội
4. Ban Bí thư (2004), Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 37/CT-TW về công
tác cán bộ nữ, Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội
5. Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam, (1993), Báo cáo công tác vận
động phụnữnăm 1992, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội
6. Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1994), Báo cáo phong trào phụ
nữ và công tác vậnđộngphụnữnăm 1993 của Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam, Lưu
trữ Trung ương Hội, Hà Nội
7. Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1996), Báo cáo phong trào phụ
nữ và công tác vậnđộngphụnữnăm 1995 của Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam, Lưu
trữ Trung ương Hội, Hà Nội
8. Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1998), Báo cáo đánh giá phong
trào phụnữ và kết quả hoạt động của các cấp Hội năm 1997, Lưu tại Bảo tàng phụ
nữ, Hà Nội
9. Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1992), Dự thảo báo cáo công tác
vận độngphụnữnăm 1992 ,Lưu tại Bảo tàng phụ nữ, Hà Nội
10. Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1994), Dự thảo phong trào phụ
nữ và công tác vậnđộngphụnữnăm 1994 của Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam, Lưu
tại Bảo tàng phụnữ Việt Nam, Hà Nội
11. Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụnữ tỉnh Quảng trị (2007), Lịch sử phong trào phụ
nữ Quảng Trị (1930 – 2005), Nxb Thuận Hoá, Huế
12. Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụnữ tỉnh Đồng Nai (2004), Lịch sử phong trào phụ
nữ Đồng Nai (1930 – 2000), Nxb Đồng Nai, Đồng Nai
13. Ban nữ công, Công đoàn Bưu điện Việt Nam, (2005), Kỷ yếu Hội nghị tổng kết
phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà” và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của
phụ nữ ngành bưu điện (2001 – 2005), Nxb Bưu điện, Hà Nội
14 . Ban phụnữ quân đội, (1996), Sổ tay cán bộ hội, Nxb Quân đội nhân dân
15. Ban thư ký Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam(1986), Báo cáo phong trào phụnữ và
sự hoạt động của các cấp Hội năm 1985, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội
16. Ban thư ký Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1987), Dự thảo báo cáo tình hình
phong trào phụnữ và sự hoạt động của các cấp Hội năm 1986, Lưu trữ trung ương Hội,
Hà Nội
17. Ban thư ký Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1988), Báo cáo tình hình phong trào
phụ nữ và sự hoạt động của các cấp Hội năm 1988, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội
18. Ban thư ký Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1989), Báo cáo tổng kết phong trào
phụ nữ và sự hoạt động của các cấp Hội năm 1988, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội
19. Ban thư ký Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1990), Báo cáo tình hình phong trào
phụ nữ và sự hoạt động của các cấp Hội năm 1989, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội
20. Ban thư ký Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1991), Dự thảo báo cáo tình hình
phong trào phụnữ và sự hoạt động của các cấp Hội năm 1990, Lưu trữ trung ương Hội,
Hà Nội
21. Ban tổ chức cán bộ Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1986), Báo cáo về công tác cán
bộ nữ, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội
22. Ban tổ chức cán bộ Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1992), Một số vấn đề về cơ sở
Hội và các loại hình tập hợp hội viên, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội
23. Ban tổ chức cán bộ Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1989), Đề cương đổi mới tổ
chức hoạt động của Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam trong tình hình hiện nay, Lưu trữ
Trung ương Hội, Hà Nội
24. Ban tổ chức cán bộ Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1999), Kế hoạch triển khai thực
hiện Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng – Khoá VIII kỳ họp thứ 6 (lần 2) trong hệ thống
tổ chức Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội
25. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX
của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
26. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2006), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội X
của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
27. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11 NQ/TW , ngày 27 tháng 4 năm 2007: Về công
tác phụnữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Lưu tại Kho Trung
ương Đảng, Hà Nội
28. Bộ Chính trị (2001), Chỉ thị số 65-CT/TW ngày 02 tháng 4 năm 2001: Về lãnh đạo
đại hội phụnữ các cấp tiến tới Đại hội Phụnữ toàn quốc lần thứ IX Các quy định pháp
luật mới về quyền của phụnữ và trẻ em, Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội
29. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 29-11-1997: Về lãnh đạo thực hiện
công tác xoá đói, giảm nghèo, Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội
30. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
31. Lê Văn Cẩn, Chu Thị Xuyến, Đoàn Văn Thái (2001): Bình đẳng cống hiến vì sưn
phát triển của nữ thanh niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội
32. Đặng Thị Vân Chi (2004), Đường lối vậnđộngphụnữ của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong cách mạng giải phóng dân tộc 1930-1945, Việt Nam học, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế
Việt Nam lần thứ II : Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện
đại. 14-16/7-2004. T2 Nxb Thế giới, tr318-330.
33. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2009: Chương
trình hành động của Chính phủ (Giai đoạn đếnnăm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-
NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụnữ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ), Lưu trữ Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ
nữ Việt Nam, Hà Nội
34. Công đoàn Bưu điện (2005), Các văn bản về chế độ, chính sách liên quan đếnnữ cán
bộ công nhân viên ngành Bưu điện, Bưu điện, Hà Nội
35. Nguyễn Thế Công (2003): Điều kiện làm việc và sức khoẻ nghề nghiệp của lao động
nữ, Nxb Lao động, Hà Nội
36. Nguyễn Văn Cư, (2004), Ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
37. Lê Duẫn (1974): Bài nói của đồng chí Lê Duẫn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
38. Trần Dương (2005): Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Nxb
Thông tấn, Hà Nội
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[...]... đẳng của Phụnữ trong Pháp luật Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 78 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ VI, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 79 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ VII, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 80 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Phụ nữ, Hà... phong trào phụnữ và công tác vận độngphụnữ năm 1995 của Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam, Lưu tại Bảo tàng phụ nữ, Hà Nội 96 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết hoạt động Hội và phong trào phụnữ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội 97 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam – Ban chấp hành tỉnh Hội Hoà Bình (1999), Lịch sử phong trào phụnữ tỉnh Hoà... Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam , Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ VI, Lưu tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Hà Nội 90 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1992), Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ VII, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 91 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1997), Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 92 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (2002),... hiệp Phụnữ Việt Nam (2007), Sổ tay hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 75 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1999), Vượt nghèo (Viết về những phụnữ điển hình trong phong trào xoá đói giảm nghèo), Nxb Phụ nữ, Hà Nội 76 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (2001), Một số luật và Công ước quốc tế liên quan đến quyền phụnữ và trẻ em (1999), Nxb Phụ nữ, Hà Nội 77 Hội Liên hiệp Phụ nữ. .. các cấp Hội phụnữ 6 tháng đầu năm 1999, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội 62 Đoàn chủ tịch Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (2002), Tài liệu tập huấn triển khai Nghị quyết Đại hội phụnữ toàn quốc lần thứ IX, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội 63 Phạm VănĐồng (1961), Vai trò của phụnữ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 64 Nguyễn Thị Hà (2007), Đảngvớicuộc vận độngphụnữ 1930 –... (1930 – 1996), Nxb Phụ nữ, Hà Nội 98 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam - Hội Liên hiệp Phụnữ tỉnh Bắc Kạn (2007), Lịch sử phong trào phụnữ tỉnh Bắc Kạn (1930 – 2005), Nxb Lao Động, Hà Nội 99 Hội Liên hiệp Phụnữ tỉnh Bắc Ninh (2000), Lịch sử phong trào phụnữ tỉnh Bắc Ninh (1930 – 2000), Nxb Phụ nữ, Hà Nội 100 Hội Liên hiệp Phụnữ thành phố Vinh (2006), Lịch sử phong trào và tổ chức Hội phụnữ thành phố Vinh... Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ IX, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 82 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ X, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 83 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1992): Điều lệ Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (Do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII sửa đổi, bổ sung và thông qua), Nxb Phụ nữ, Hà Nội 84... Đảng Lao động Việt Nam (1970): Văn kiện Đảng về công tác vận độngphụnữ (từ năm 1930 đến 1969), Nxb Phụ nữ, Hà Nội 46 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (2008), Báo cáo Chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá V tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thưa VI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 75-85 47 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng. .. hiệp Phụnữ Việt Nam (1999): Pháp luật về quyền kinh tế của phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 85 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1990), Báo cáo về công tác cán bộ nữ, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội 86 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam , Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội phụnữ Việt Nam lần thứ VIII, Lưu tại Bảo tàng phụnữ Việt Nam, Hà Nội 87 Hội Liên hiệp Phụ. .. quyết Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ IX, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 93 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (2007), Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụnữ toàn quốc lần thứ X, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 94 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1990), Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các Hội quần chúng, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội 95 Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1/2/1995),