LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU , XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU , XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 4
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia .4
1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 4
1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia 5
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu 7
1.1.3 Các công cụ và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 8
1.1.3.1 Các công cụ và biện pháp của Nhà nước 8
1.1.3.2 Các biện pháp của doanh nghiệp 12
1.2 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 14
1.2.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam 14
1.2.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế nước ta 15
1.2.2.1 Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia 15
1.2.2.2 Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế 17
1.2.2.3 Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: 18
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ THỰC TRANG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT 20
2.1 Tổng quan về kinh tế và ngành thủy sản tại Nhật Bản 20
2.1.1 Tổng quan chung nền kinh tế Nhật Bản 20
Trang 22.1.2.1 Khái quát chung 21
2.1.2.2 Khai thác thủy sản 22
2.1.2.3 Nuôi trồng thủy sản 24
2.1.2.4 Chế biến thủy sản 24
2.1.2.5 Tiêu thụ 27
2.1.3 Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản 32
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 34
2.2.1 Những quy định về nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 34
2.2.1.1 Các quy định thương mại chung của Nhật Bản 34
2.2.1.2 Hệ thống thuế quan của Nhật Bản 35
2.2.1.3 Hệ thống phi thuế quan của Nhật Bản 39
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 48
2.2.1 Cơ cấu sản phầm thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật bản 48
2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam vào Nhật Bản 51
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN 53
3.1 Khó khăn và thách thức từ thị trường Nhật Bản 53
3.2 Những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản 55
3.2.1 Phía nhà nước 55
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO 55
3.2.1.2 Hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại 56
3.2.2 Phía các doanh nghiệp 57
3.2.2.1 Cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu tại Nhật cho các sản phẩm thủy sản của mình 57
Trang 33.2.2.2 Sử dụng có hiệu quả hệ thống Internet phục vụ cho hoạt
động xuất khẩu 57
3.2.3 Tăng cường nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng 58
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin 58
3.2.3.2 Thành lập bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu 59
3.2.4 Đa dạng mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành .60
3.2.5 Nâng cao chất lượng sản phẩm 60
3.2.6 Giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm - nâng cao khả năng cạnh tranh 61
3.2.6.1 Đảm bảo nguyên liệu, giảm chi phí gia tăng do giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng 61
3.2.6.2 Tận dụng tối đa các lợi thế 61
3.2.7 Tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm 62
3.2.8 Xâm nhập thị trường Nhật Bản bằng thương hiệu 63
3.2.9 Nâng cao vai trò của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP 64
3.2.10 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản 66
Trang 4CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU , XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia
1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Theo nhà kinh tế học Adam Smith, phân công lao động xã hội dẫn đếnchuyên môn hoá sản xuất, sẽ tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứngkhông chỉ đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài đểtrao đổi với hàng hoá mà trong nước sản xuất không hiệu quả Còn theo họcthuyết “lợi thế so sánh” của David Ricardo thì khi một quốc gia sản xuất mặthàng có lợi thế so sánh và trao đổi nó với quốc gia khác thì vẫn đem lại lợi
nhuận cho cả hai quốc gia Như vậy, xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động tất
yếu xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định Ta
có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu như:
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước (từnước này sang nước khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanhtoán (tiền ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả haiquốc gia) hoặc trao đổi lấy một hàng hoá khác có giá trị tương đương
Theo điều 2 NĐ57/1998 của Chính phủ Việt Nam: Hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng của thương nhân Việt Nam với thươngnhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt độngtạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá
Tóm lại, xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản
Trang 5thuần tuý là một chức năng của hoạt động thương mại Hoạt động xuất khẩu
có thể đem lại những lợi nhuận lớn cho nền sản xuất trong nước, tuy nhiêncũng có thể gặp nhiều rủi ro
1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia
Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một
bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết địnhđến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới Vì vậy việcđẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hànghoá nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của mỗi quốc gia, đóngvai trò vô cùng quan trọng Những vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nềnkinh tế đó là:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình Trong xu thế thế giới đang dần tiến tới quá trình chuyên
môn hoá thì việc tận dụng được lợi thế so sánh của riêng mình đóng vai tròtiên quyết quyết định đến vị trí của từng quốc gia trên thị trường quốc tế Đốivới các nước đang phát triển như Việt Nam thì lợi thế so sánh chính là điềukiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá nhân côngrẻ v v Dựa trên những lợi thế so sánh này, sản xuất ra những sản phẩm xuấtkhẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới, từ đó góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế
Thứ hai, hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng và tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Ngày nay, việc dự trữ ngoại tệ nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất quan
trọng, vì trong quan hệ mua bán trên thị trường thế giới hiện nay các nước đều
sử dụng các ngoại tệ mạnh trong giao dịch để đảm bảo cho sự phát triển bềnvững Dự trữ ngoại tệ dồi dào còn là điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình
ổn định nội tệ và chống lạm phát Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu
Trang 6còn kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tạo nguồn vốn để cácquốc gia có thể nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụcho quá trình công nghiệp hoá đất nước.
Thứ ba, hoạt động xuất khẩu góp phần định hướng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngày này, quá trình phân công lao động quốc tế ngày
càng phát triển đã thúc đẩy hoạt động chuyên môn hoá, hợp tác hoá ở tầmquốc tế, điều này đòi hỏi mỗi quốc gia cần lựa chọn mặt hàng xuất khẩu saocho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó sẽ giúp các quốc gia có định hướngchiến lược đối với các ngành sản xuất trong nước Đây là một điều có ý nghĩaquan trọng vì việc định hướng các ngành sản xuất trong nước là một điềukhông dễ làm và không ít các quốc gia đã có những bước đi sai lầm trong việchoạch định chính sách phát triển kinh tế Định hướng vào các ngành sản xuất
có lợi thế sẽ dần dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao dần tỷtrọng của ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu mang lại nguồn thucho ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất khẩu
Thứ tư, hoạt động xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân Xuất khẩu tác động tới đời
sống con người trên rất nhiều mặt Đầu tiên, sản xuất hàng xuất khẩu sẽ là nơithu hút rất nhiều lao động vào làm việc với thu nhập cao Xuất khẩu còn tạo
ra nguồn vốn để nhập khẩu những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ chođời sống và nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân Đồng thời xuất khẩucòn góp phần thay đổi thói quen làm việc và nâng cao tay nghề cho nhữngngười lao động sản xuất hàng xuất khẩu
Cuối cùng, hoạt động xuất khẩu góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao uy tín hàng hoá trong nước trên thị trường thế giới, nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế Trong quá trình hội nhập
quốc tế, hoạt động giao lưu buôn bán ngày càng phát triển đã góp phần thặtchặt quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia, giúp các quốc gia ngày cànghiểu rõ hơn về nhau Bên cạnh đó, để có thể không ngừng nâng cao tỷ trọng
Trang 7kim ngạch xuất khẩu đòi hỏi các nhà sản xuất luôn phải tận dụng được lợi thế
so sánh của mình đồng thời phải đầu tư đổi mới điều kiện sản xuất để từ đónâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước trên thị trường thế giới.Việc các sản phẩm xuất khẩu có một vị thế nhất định trên thị trường, chiếmđược lòng tin của khách hàng cũng là một hình thức chúng ta quảng cáo vềquốc gia mình, từ đó góp phần nâng cao được vị thế của quốc gia trên trườngquốc tế
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá diễn ra vô cùng phong phú và đa dạng,những hình thức xuất khẩu hàng hoá chủ yếu là:
* Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán (người sản xuất, người cungcấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ,điện tín) để bàn bạc thoả thuận về hàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịchkhác
* Xuất khẩu qua trung gian:
Là hình thức mua bán quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trunggian thứ ba, và người thứ ba này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định.Người trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới
* Xuất khẩu tại chỗ:
Là hình thức xuất khẩu ngay tại đất nước mình để thu ngoại tệ Đó là việcbán hàng và thực hiện các dịch vụ cho người nước ngoài,và thanh toán bằngngoại tệ Hàng xuất khẩu tại chỗ có thể dùng ngay tại chỗ hoặc được ngườimua đem ra nước ngoài
* Hình thức tái xuất khẩu
Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác những hànghoá đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất Mục đíchcủa thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hoá ở nước này bán đắt
Trang 8Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập
- tái xuất và hình thức chuyển khẩu, trong đó:
Hình thức tạm nhập – tái xuất được hiểu là việc mua hàng của một nước
để bán cho nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, làm thủ tụcnhập khẩu hàng hoá vào, rồi sau đó làm thủ tục xuất khẩu mà không qua giacông chế biến
Hàng hoá chuyển khẩu được chia thành hai loại Một là, hàng hoá sau khinhập cảnh xin với hải quan cho vận chuyển đến một địa điểm hải quan khác
để làm thủ tục hải quan nhập khẩu Hai là, hàng hoá ở nơi vận chuyển ban đầu
đã làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu vận chuyển đến một nơi xuất cảnh, dohải quan nơi xuất cảnh giám sát quản lý cho qua
* Gia công xuất khẩu
Là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó người đặt hàng giacông ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bánthành phẩm theo mẫu và định mức cho trước Người nhận gia công trongnước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách Toàn bộsản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công đểnhận tiền công
1.1.3 Các công cụ và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
1.1.3.1 Các công cụ và biện pháp của Nhà nước
a Trợ cấp xuất khẩu
Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước giành sự ưu đãi
về mặt tài chính cho xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp Mụcđích của trợ cấp là giúp các nhà kinh doanh giảm được chi phí hàng hoá xuấtkhẩu, để bán hàng với giá hạ, tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm
* Trợ cấp trực tiếp: Là thực hiện sự ưu đãi cho các nhà kinh doanh sản
xuất hàng xuất khẩu được sử dụng đầy đủ với giá hạ các công trình hạ tầng
Trang 9(điện, nước, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện vận tải ) cũng nhưthực hiện bù giá (trợ giá) xuất khẩu.
* Trợ cấp gián tiếp: Là hình thức Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế
vĩ mô kết hợp với bảo hộ bằng các biện pháp quản lý hành chính để hỗ trợcho xuất khẩu Ví dụ ở các nước trong vùng Đông Nam Á (như: Malaysia,Indonesia, Thái Lan…), Chính phủ sử dụng biện pháp gián tiếp như điều hoàcung cầu bằng cách hỗ trợ về tài chính và thông qua hệ thống kho đệm củaChính phủ, đẩy mạnh việc mua hàng vào lúc giá rẻ….Ngoài ra, Nhà nước còn
sử dụng các biện pháp giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, giúp các nhà xuấtkhẩu tìm kiếm thị trường, đầu tư vào khoa học kỹ thuật…
Trong quá trình tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế hiệnnay, vai trò của trợ cấp trực tiếp ngày càng bị thu hẹp và vai trò của trợ cấpgián tiếp đối với các nhà xuất khẩu ngày càng gia tăng Trợ cấp trực tiếp bịthu hẹp như vậy một mặt do cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các Chính phủ Ví
dụ như Mỹ đòi EC phải giảm mạnh trợ cấp nông sản cho nông dân ở EC từ30%-50% trong 15 năm tới nếu không Mỹ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa cứngrắn Mặt khác, trợ cấp trực tiếp bị thu hẹp còn là để đảm bảo có sự cạnh tranhcông bằng giữa nhà sản xuất trong nước và các nhà sản xuất nước ngoài
b Chính sách tỷ giá hối đoái để thúc đẩy xuất khẩu
Tỷ giá là giá cả của đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ củamột nước khác, đó là quan hệ so sánh sức mua giữa hai đồng tiền của haiquốc gia khác nhau Tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động do nhiều yếu tốkhác nhau ảnh hưởng Nếu tỷ giá hối đoái giảm tức là sức mua của đồng tiềnnội tệ so với ngoại tệ bị giảm Khi ấy, nếu như các điều kiện khác thay đổi giá
cả hàng hoá sản xuất trong nước chuyển đổi ra ngoại tệ sẽ thấp hơn trước, tức
là trở nên rẻ đi một cách tương đối Điều đó sẽ làm cho sức cạnh tranh củahàng xuất khẩu tăng lên Như vậy tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm cho hoạt độngxuất khẩu trở lên thuận lợi hơn Và ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng sẽ làmcho hoạt động xuất khẩu trở lên khó khăn hơn
Trang 10Tuy nhiên, tỷ giá chỉ giảm đến một mức độ nào đó thì mới có lợi cho nhàxuất khẩu vì nhà xuất khẩu cũng sẽ đồng thời là nhà nhập khẩu nguyên vậtliệu Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khiến giá sản phẩm nhập khẩu tăng lên gây ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh sản xuất Vì vậy để kinh doanh xuất nhậpkhẩu hiệu quả, doanh nghiệp phải quan tâm đến hai loại tỷ giá, đó là tỷ giáxuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu.
Tỷ giá xuất khẩu: Được xác định bằng tỷ số giữa giá bán buôn công nghiệp
cộng với thuế xuất khẩu bằng tiền nội tệ và giá bán hàng xuất khẩu theo điềukiện FOB tính bằng ngoại tệ
Tỷ giá nhập khẩu: Được xác định bằng tỷ số giữa giá bán buôn hàng nhập
khẩu tại cảng bằng tiền nội địa và giá nhập khẩu theo điều kiện CIF tính bằngngoại tệ
Nhà kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ có lợi khi tỷ giá hối đoái công bố trênthị trường hối đoái nhỏ hơn tỷ lệ giá nhập khẩu và lớn hơn tỷ giá xuất khẩu
c Tín dụng xuất khẩu
* Nhà nước là người đảm bảo tín dụng xuất khẩu: Là hình thức khuyến
khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước đứng ra lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu,quỹ này thực hiện việc gánh vác mọi rủi ro, mạo hiểm cho các nhà xuất khẩubán hàng hoá cho nước ngoài với phương thức thanh toán trả chậm hoặc tíndụng dài hạn Tác dụng của hình thức đảm bảo tín dụng xuất khẩu là:
- Khi khả năng thanh toán ngay đối với hàng nhập khẩu có giá trị lớn bịhạn chế thì việc bán chịu hay bán trả chậm với lãi suất nhẹ cho phép tăng khảnăng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việc Nhà nước lập ra các quỹ bảo hiểmxuất khẩu cho phép thương nhân mạnh dạn bán chịu cho khách hàng nhờ vậy
mà gia tăng kim ngạch xuất khẩu
- Nâng được giá trị hàng xuất khẩu vì giá bán chịu hàng hoá bao gồm:giá bán trả tiền ngay cộng với phí tổn trả chậm
Trang 11Hiện nay hình thức Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu được thựchiện khá phổ biến ở nhiều nước nhằm mở rộng xuất khẩu, xâm chiếm thịtrường mới Đặc biệt việc xuất khẩu máy móc thiết bị với thời hạn đảm bảotín dụng có khi tới 15-20 năm.
* Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu: Là hình thức mở rộng xuất
khẩu bằng cách Nhà nước cho bên nước ngoài vay vốn với quy mô lớn (lãisuất ưu đãi) để bên nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng hoá của nước chovay Nguồn vốn vay thường lấy từ ngân sách Nhà nước và việc cho vaythường kèm với các điều kiện kinh tế - chính trị có lợi cho nước cho vay.Tác dụng của hình thức là giúp cho thương nhân đẩy mạnh xuất khẩu vì
có sẵn thị trường tiêu thụ hàng hoá, đồng thời giúp cho việc mở rộng các quan
hệ về kinh tế và văn hoá giữa nước cho vay và nước được vay
d Chính sách thuế quan
Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủnhà
Thuế quan có tác dụng điều tiết khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu Bởilượng hàng hoá xuất nhập khẩu nhiều hay ít phụ thuộc vào sức tiêu thụ hànghoá, yếu tố này bị phụ thuộc vào giá cả Một bộ phận quan trọng tạo thành giá
cả hàng hoá ngoại thương đó chính là thuế quan Thuế quan đánh thấp haycao sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranhcủa hàng hoá trên thị trường Như vậy, bằng cách cắt giảm các loại thuế giátrị gia tăng và thuế quan xuất khẩu, Chính phủ đã tạo điều kiện khuyến khíchcác nhà xuất khẩu xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài để từ đó ổn định kimngạch xuất khẩu
Trang 121.1.3.2 Các biện pháp của doanh nghiệp
Các công cụ và biện pháp của Nhà nước đóng vai trò như những điềukiện nền tảng giúp tạo môi trường thuận lợi để các nhà xuất khẩu thúc đẩyxuất khẩu hàng hoá Tuy nhiên, để sản phẩm có một chỗ đứng bền vững trênthị trường nước ngoài, giá trị xuất khẩu ngày càng tăng thì ngay trong cácdoanh nghiệp cũng phải thực hiện những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hànghoá Các biện pháp đó là:
a Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là một trong những biện pháp quantrọng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp Tính cạnh tranh củasản phẩm sẽ quyết định khả năng thâm nhập thị trường quốc tế, vị trí và thịphần của doanh nghiệp trên thị trường này Tính cạnh tranh của sản phẩmbiểu hiện ở các mặt như: chất lượng sản phẩm, giá cả, thương hiệu, đóng góibao bì, mức độ vệ sinh công nghiệp và an toàn sinh thái của sản phẩm
Vì vậy, một doanh nghiệp muốn tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng hoásang thị trường nước ngoài, đặc biệt là những thị trường khó tính, phải đầu tưnâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượngquốc tế, đồng thời vẫn phải đảm bảo có một mức giá cạnh tranh trên thịtrường thế giới Tiếp đến, doanh nghiệp cần phải xúc tiến xây dựng thươnghiệu của riêng mình, đây là một yếu tố rất quan trọng để xúc tiến xuất khẩubởi có nhiều thị trường yếu tố đầu tiên để người tiêu dùng quyết định mua sảnphẩm chính là thương hiệu chứ không phải giá cả (ví dụ như người tiêu dùngcủa thị trường EU) Bên cạnh đó, ngày nay người tiêu dùng còn rất quan tâmđến vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường của sản phẩm Những sản phẩmkhông gây ô nhiễm môi trường sẽ nhận được sự ưu ái nhiều hơn của Chínhphủ và người tiêu dùng nước nhập khẩu Tập trung vào yếu tố bảo vệ môitrường của sản phẩm cũng là một phương thức nhằm thúc đẩy xuất khẩu
b Xúc tiến thương mại
Trang 13Xúc tiến thương mại là một trong các biện pháp chủ yếu mà doanh nghiệp
áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu Hoạt động chủ yếu của công tác xúc tiếnthương mại là doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế Tại đâycác doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm của mình với kháchhàng quốc tế Để hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả, các doanhnghiệp cần phải tham gia hội chợ, triển lãm một cách bài bản Một số côngviệc phải làm khi tham gia hội chợ, triển lãm đó là: lựa chọn hội chợ triểnlãm, lựa chọn những mẫu trưng bày phù hợp với thị trường, chuẩn bị đầy đủcatalogue, quà tặng, các tài liệu quảng bá v v
Bênh cạnh đó, doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp xúc tiếnthương mại khác như: đa dạng hoá các hoạt động quảng cáo sản phẩm, thựchiện Marketing qua mạng, thiết lập và sử dụng trang web trong kinhdoanh v v…
c Đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộtham gia hoạt động này phải có trình độ cao Một doanh nghiệp muốn thúcđẩy xuất khẩu hàng hoá cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách xuấtkhẩu có chuyên môn cao, nghiệp vụ tốt, am hiểu việc kinh doanh, giỏi ngoạingữ Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải dành nguồn đầu tư để đàotạo các cán bộ xuất khẩu
Cử các cán bộ có liên quan tới hoạt động xuất khẩu tham gia các khoá đàotạo ngắn hạn về nghiệp vụ xuất khẩu, các lớp học ngoại ngữ, các lớp chuyênngành về kinh tế có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp còn có thế mời các chuyên gia tham gia tư vấn cho đội ngũ cán
bộ công ty Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể phối hợp với các trường họcđào tạo các học viên, sinh viên là cán bộ tương lai của công ty mình
d Doanh nghiệp mở rộng việc liên doanh liên kết
Đối với mỗi doanh nghiệp, thị trường thế giới là thị trường rộng lớn và có
sự cạnh tranh gay gắt Khách hàng nước ngoài có thế đặt những đơn hàng với
Trang 14khối lượng và giá trị vượt quá khả năng cung cấp của doanh nghiệp Vì vậy,
để đáp ứng khách hàng quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu các doanh nghiệp cầnkhông ngừng mở rộng liên doanh, liên kết Các doanh nghiệp trong nước hoạtđộng trong cùng lĩnh vực kinh doanh có thể liên kết với nhau tạo thành cáchiệp hội ngành hàng Các thành viên của hiệp hội cùng sản xuất sản phẩmhoặc tham gia các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội địa có thể liên doanh với các doanhnghiệp của nước mà mình xuất khẩu sang Điều này giúp cho các doanhnghiệp nội địa dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài, tận dụng kênh phânphối của doanh nghiệp ở nước sở tại Trên cơ sở đó, đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp
1.2 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1.2.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nước được mang ra nướcngoài tiêu thụ.Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúc đẩynền kinh tế phát triển.Xuất khẩu có cai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăngtrưởng và phát triển nền kinh tế
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu :Để phục vụ cho sự nghiệpcông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần phải có một nguồn vốn lớn đểnhập khẩu máy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu
từ các nguồn :xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạtđộng du lịch ,các dịch vụ có thu ngoại tệ ,xuất khẩu lao động Xuất khẩu lànguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩysản xuất phát triển Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúpcho việc gia tăng nhu cầu sản xuất ,kinh doanh ở những ngành liên quan
Trang 15khác.Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ ,giúp cho Sảnxuất ổn định và kinh tế phát triển.vì có nhiều thị trường => Phân tán rủi ro docạnh tranh
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào chosản xuất ,nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trongxuất khẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất ,tìm ranhững cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năngsuất
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đờisống người dân Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốcdân,từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa => nhân tố kích thích nềnkinh tế tăng trưởng Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trongnền kinh tế ,nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩulàm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu => Là nhân tốkích thích nền kinh tế tăng trưởng
1.2.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế nước ta
1.2.2.1 Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷsản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng Trongcác hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng Sản lượngkhai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quânhằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 -2003) Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khaithác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sảnxuất Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên pháttriển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 16Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắpmọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt Đến năm
2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôithuỷ sản Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha.Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mớiđược xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệuchống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá,chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quảsang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷsản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cátráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè Nuôi nước ngọt đang cóbước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điểnhình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tếcao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôichuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạtnhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bánthâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh
tế khác Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liêntục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm2003
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bướctiến không ngừng Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh
tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượtmức:
Tổng sản lượng thuỷ sản tấn 1.600.000 2.174.784
Trang 17Trong đó:
- Sản lượng khai thác hải sản
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
- -
1.000.000 600.000
1.454.784 720.000
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản triệu USD 900 - 1.000 1.478,6
Thu hút lao động thuỷ sản nghìn người 3.000 3.400
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngànhcông nghiệp, xây dựng và dịch vụ Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dầnchuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanhtheo hướng công nghiệp hoá
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)
Năm Toàn quốc Công nghiệp - Xây dựng
Trang 181.2.2.2 Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về
mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thếgiới Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng
ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷsản đã tạo dựng được uy tín lớn Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ,Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thườngxuyên của ngành Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thịtrường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giátrị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế củangành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiềubài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộnghơn vào khu vực và thế giới
1.2.2.3 Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo:
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật chongười dân Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗingười dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩmthịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người) Cũng giống như một
số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyểnsang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản Có thể nói ngành thuỷ sản cóđóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạtviệc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các
Trang 19công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cảnước
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy,mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người Tỷ lệ tăng bình quân số lao độngthường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quâncủa cả nước (2%/năm)
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷsản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lựclượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệpxoá đói giảm nghèo Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm,tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhậpđáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nôngthôn, miền núi Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệlên đến 90%
Từ những phân tích trên cho thấy việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản đốivới nước ta có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Trang 20CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ THỰC TRANG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
NAM SANG NHẬT
2.1 Tổng quan về kinh tế và ngành thủy sản tại Nhật Bản
2.1.1 Tổng quan chung nền kinh tế Nhật Bản
Với dân số 127,2 triệu người, GDP đạt 545,5 ngàn tỷ yên ( 4.326,4 tỷUSD), GDP bình quân đầu người đạt 34.012 USD (2003), Nhật bản là thịtrường tiêu thụ lớn thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ, đồng thời cũng là nướcnhập khẩu lớn với kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên tới 350 - 400 tỷ USD.Trong nền kinh tế Nhật Bản, dịch vụ có vai trò quan trọng nhất, hàng năm cácngành dịch vụ chiếm tới trên 60% GDP của Nhật Bản, tiếp theo là các ngànhcông nghiệp, nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong GDP Tỷtrọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Nhật Bản như sau: công nghiệpchiếm 30,9%, nông nghiệp chỉ chiếm 1,4%, dịch vụ chiếm 67,7% ( 2005).Cán cân thương mại của Nhật Bản luôn nghiêng về xuất khẩu Nhật Bản xuấtkhẩu chủ yếu là các loại thiết bị điện, điện tử, máy móc thiết bị, phương tiệnvận tải trong khi nhập khẩu lớn nguyên, nhiên liệu và nông sản
Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệunhập khẩu ( khoảng 90% nhu cầu năng lượng của Nhật Bản phải nhập từ nướcngoài, đặc biệt là dầu mỏ) Thành tựu kinh tế Nhật Bản chủ yếu tập trungtrong ngành chế tạo Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, xe máy và
là một trong những nước hàng đầu về đóng tầu, sản xuất sắt thép, sợi tổnghợp, hóa chất, xi măng
Các đối tác thương mại lớn của Nhật Bản là các nước Châu Á, Bắc Mỹ( chủ yếu là Hoa Kỳ) và EU Nhật Bản xuất khẩu chủ yếu sang Châu Á( chiếm 45% - 50% kim ngạch xuất khẩu của nước này ) , nhất là sang các
Trang 21nước và vùng lãnh thổ Đông Á gồm các nền kinh tế mới công nghiệp hóa( Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore ) và Trung Quốc, trong khicũng nhập khẩu chủ yếu từ các nguồn này ( Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU ) và từTrung Đông.
2.1.2 Khái quát về ngành thủy sản tại Nhật Bản
2.1.2.1 Khái quát chung
Là quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới, có thói quen ăn thuỷsản từ thời khai quốc nên Nhật Bản coi thuỷ sản là nguồn thực phẩm chínhcủa họ Vì vậy, nghề cá Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc cungcấp, quản lý và tái thiết nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sự ổn định bền vữngnguồn thực phẩm trong nước
Từ thập kỷ 50 đến những năm đầu thập kỷ 80, Nhật Bản đã đẩy mạnhviệc phát triển nghề cá, đặc biệt là nghề khai thác cá biển Nghề cá Nhật Bảnhoạt động trên phạm vi rộng lớn, bao gồm khai thác ven bờ, khai thác xa bờ
và khai thác viễn dương Ngoài ra, nghề nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nghềnuôi biển đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triểncủa ngành nuôi trồng thuỷ sản thế giới Nhật Bản còn dẫn đầu thế giới vềcông tác bảo vệ nguồn lợi biển và nhân giống thuỷ sản từ năm 1951, nhằmnâng cao sản lượng và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản Các chính sách và hệ thốngpháp luật về nghề cá và thương mại thuỷ sản của Nhật Bản cũng được hìnhthành và thay đổi cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nướcnày
Từ năm 1972 đến năm 1988, sản lượng thuỷ sản của Nhật Bản luôn dẫnđầu thế giới và xuất khẩu thuỷ sản cũng tăng mạnh Đây là thời kỳ hoàng kimcủa nghề cá Nhật Bản Sản lượng thuỷ sản đạt đỉnh cao nhất vào giữa thập kỷ
80 và đã từng đáp ứng được trên 80% nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của nuớc này
Từ năm 1989, sản lượng thuỷ sản có xu hướng giảm trong 5 năm liền,đến năm 1993 đạt 8,71 triệu tấn, tương đương với mức sản lượng 8,67 triệu
Trang 22tấn của năm 1967 (25 năm trước) Năm 1990, tổng sản lượng thuỷ sản đạt11,18 triệu tấn, Nhật Bản lùi xuống thành nước cung cấp thuỷ sản đứng thứ 2thế giới, sau Trung Quốc (gần 18 triệu tấn)
(Nguồn: Annual Report on the Developments in Japan’s Fisheries in FY 2002, 2003, 2004 )
2.1.2.2 Khai thác thủy sản
Sản lượng và giá trị khai thác thuỷ sản
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, năm
1980, tổng sản lượng khai thác của Nhật Bản đạt 10,9 triệu tấn, đến năm
1990, tổng sản lượng khai thác giảm nhẹ xuống mức 10,8 triệu tấn Đến năm
2000, giảm 45% so với 1990, đạt 5,02 triệu tấn và tiếp tục giảm thấp nhất vàonăm 2002, đạt 4,43 triệu tấn Tuy nhiên năm 2003, tổng sản lượng khai thác
đã tăng lên mức 4,72 triệu tấn, gần bằng mức sản lượng của năm 2001(4,75triệu tấn)
Bảng 2: Sản lượng khai thác TS của Nhật Bản, 1980-2003
(Nguồn : Báo cáo của Bộ Nông Lâm ngư Nhật Bản)
Trang 23 Đội tàu
Đội tàu lưới vây lớn và quan trọng nhất, gồm các tàu cỡ lớn và cỡ vừa,khai thác ở cả vùng khơi và viễn dương Đội tàu lưới kéo có quy mô lớn thứ
2, khai thác ở khắp các vùng thềm lục địa thế giới
Đội tàu lưới vây rất có hiệu quả đối với khai thác cá hồi Các đội tàu lớn như
là đội tàu câu mực ống khơi và đại dương; Đội tàu câu cá ngừ gồm câu vàng
và câu tay; Đội tàu lưới rê khai thác cá hồi và mực nang
Số phương tiện khai thác trên biển của Nhật Bản là 132.000 (Báo cáo của BộNông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, 2004), giảm 30% so với 15 năm trước Chủyếu giảm các tàu dưới 30 tấn đối với nghề cá ven bờ, tàu trên 50 tấn đối vớinghề đánh cá vừa và nhỏ Tuy nhiên, giảm mạnh nhất lại là các tàu cỡ lớn trên
3000 tấn do sản xuất kém hiệu quả
Ngư trường
Ngoài ngư trường xung quanh Nhật Bản, các đội tàu còn hoạt động ở cácvùng biển xa thuộc các vùng thềm lục địa quốc tế ở như Thái Bình Dương,Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
Đối tượng khai thác thuỷ sản
Đối tượng chủ yếu của nghề lưới vây là cá thu, cá nục, cá cơm, cá trích Cángừ là đối tượng chính của cả nghề vây và nghề câu Cá tuyết, cá bơn và cácloài cá đáy khác là sản phẩm chính của nghề lưới kéo Cá hồi và sứa là đốitượng chủ yếu của nghề lưới đăng Bạch tuộc, mực nang, mực ống là đốitượng chính của nghề lưới rê và nghề câu Ngoài ra là các đối tượng đánh bắtchính của nghề bẫy là các loài giáp xác như tôm hùm và cua, cầu gai, Đặcbiệt cá thu đao là đối tượng khai thác của nghề bẫy mạn tàu rất phát triển ởNhật Bản
Trang 24
2.1.2.3 Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (bao gồm cả khai thác thuỷ sản nướcngọt) của Nhật Bản tăng trưởng hàng năm với mức kỷ lục 1,4 triệu tấn năm
1994, sau đó có xu hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
và tiền tệ đặc biệt vào năm 1998 Trong mấy năm gần đây, sản lượng nuôitrồng thuỷ sản của Nhật Bản giữ ở mức trên dưới 1,3 triệu tấn
Bảng 3: Sản lượng thuỷ sản nuôi của Nhật Bản, 1990- 2003 (bao gồm cả
khai thác thuỷ sản nước ngọt)
Đơn vị 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
1000 tấn 1369 1389 1349 1340 1370* 1315 1291 1311 1440* 1360* Triệu USD 3848 5686 5019 4703 4128 4562 4450 4468 4589 4429
(Nguồn: Thống kê của FAO)
* Bổ sung theo số liệu của Bộ Nông Lâm Ngư Nhật Bản
Hiện nay, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Nhật Bản đứng thứ 3 thếgiới (sau Trung Quốc và Ấn Độ), trong đó chủ yếu là sản lượng nuôi biển
Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi thuỷ sản của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các loài có giá trịcao Mặc dù sản lượng nuôi thuỷ sản của Nhật Bản chỉ bằng 1/3 sản lượngnuôi của Ấn Độ nhưng giá trị của chúng lại lớn hơn 1,4 lần Đối tượng thủysản nuôi của Nhật Bản có tới trên 80 loài, trong đó có 35 loài cá, 4 loài tôm
he, 2 loài tôm hùm, 8 loài cua, một số loài bào ngư và nhuyễn thể có vỏ khác.Nhóm loài nuôi đạt sản lượng cao nhất là nhuyễn thể có vỏ như sò, điệp, traingọc; Nhóm loài thứ hai là cá biển, đặc biệt cá cam, cá tráp, cá chình , cá bơn,
cá hồi, và tiếp đến là một số loài rong biển như rong đòn gánh, rong mứt
2.1.2.4 Chế biến thủy sản
Năng lực chế biến thuỷ sản
Nhật Bản là nước có công nghệ chế biến thực phẩm phát triển hàng đầuthế giới Ngành chế biến thuỷ sản của Nhật Bản đã phát triển từ những năm
Trang 25công nghệ chế biến thuỷ sản ra nước ngoài, nơi có sẵn nguyên liệu và laođộng rẻ Các cơ sở sản xuất chế biến thuỷ sản trong nước dần dần bị co hẹplại và chuyển hướng sang hoạt động liên doanh tại các nước đang phát triển
Ngành chế biến thuỷ sản của Nhật Bản đã áp dụng chương trìnhHACCP, nhưng gặp nhiều khó khăn do quy mô các nhà máy phần lớn là nhỏ.Hơn nữa họ còn đương đầu với tình trạng các sản phẩm thuỷ sản đã chế biếnbán chậm do sức mua hạn chế của các hộ gia đình Tiêu thụ các mặt hàng chếbiến sẵn như bánh cá, chả cá hấp, cá hồi muối và những sản phẩm muối khác
đã giảm đáng kể, trong khi tiêu thụ các mặt hàng sơ chế đông lạnh tươi tăng.Trong năm 2002, tiêu thụ hàng thuỷ sản xông khói tăng Các mặt hàng ướpmuối giảm, chủ yếu giảm cá thu ướp muối
Trong giai đoạn 1991 đến 2001, doanh số tiêu thụ và thu nhập hằng năm củahoạt động chế biến thuỷ sản ở Nhật Bản tăng từ mức 18% (1991) lên 35%(2001) Trong 3 năm gần đây tình trạng buôn bán thuỷ sản trong nước giảm
và bất ổn định về nguyên liệu có ảnh hướng lớn đến hoạt động kinh doanh chếbiến thuỷ sản của các doanh nghiệp ở Nhật Bản
Chủng loại sản phẩm :
Trong năm 2003 Nhật Bản đã tăng sản lượng chế biến thuỷ sản tự cungcho nhu cầu trong nước, chiếm 57% tổng tiêu thụ thuỷ sản, tăng 4% so vớinăm trước
Trang 26Bảng 4: Các sản phẩm thuỷ sản chế biến của Nhật Bản, 2002-2003
( Nguồn : Production of Processed Fishery Products, 2003, Ministry of Agricultural,
Forestry and Fishery )
Chú thích : (1) là các sản phẩm hải sản đã được sơ chế đông lạnhnguyên con giống như nguyên liệu hải sản gốc hay được đóng gói bảo quảnđông lạnh, cấp đông dưới 1800C sau khi luộc Số liệu của nhóm sản phẩm này
Trang 27bao gồm cả các sản phẩm chế biến cắt lát và tôm đã bóc vỏ, các thực phẩmluộc chủ yếu là nguyên liệu cho các sản phẩm rán và tempura.
2.1.2.5 Tiêu thụ
Hệ thống tiêu thụ
Tại Nhật Bản, ít nhất 70% sản phẩm thuỷ sản được phân phối thôngqua thị trường bán buôn, nhưng hầu hết thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu như cángừ, tôm, cá hồi đông lạnh được phân phối theo các kênh chuyên biệt
Khối lượng buôn bán ở các chợ lớn (các trung tâm buôn bán ở 10 thànhphố lớn) trong 2 năm 2003- 2004 đã giảm 8% so với 5 năm trước, mức giátrung bình cũng giảm 9%
Có hai loại chợ bán buôn thuỷ sản được điều chỉnh bằng luật thị trườngbán buôn thuỷ sản gồm Chợ bán buôn trung ương (chợ phục vụ cho trên 20vạn dân, do Tổng cục thuỷ sản quản lý và Chợ bán buôn địa phương (do tỉnh,thành phố quản lý) Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có chợ cá quy mô nhỏ nhưngkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuỷ sản
Trang 28Sơ đồ 1: Kênh phân phối thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu
Nhà bán buôn chuyên doanh
Nhà bán buôn trung gian Nhà chế biến
Nhà nhập khẩu (các công ty thuỷ sản và các công ty thương mại)
Trang 29Nhà nhập khẩu
Thị trường nơi sản xuất
Nhà chế biến
Cửa hàng bán buôn
Người tiêu dùng
Trang 30Sơ đồ 3: Kênh phân phối cá ngừ nhập khẩu
Người mua Trung tâm bán buôn
Tokiô
Tàu vận chuyển nước ngoàiCông ty thương mại
chợ
Người bán buôn cấp 1
Đấu giá
Các chợ bán buôn khác
Người bán buôn cấp 1
Người bán buôn cấp 2
Đấu giá
Các chợ buôn bán nhỏ
Ngành công nghiệp dịch vụ về thực phẩm, các nhà mua số lượng lớn,
các kho chuyên dụngNgười tiêu dùng
Trang 31và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới Sushi và Sashimi là các món ăn truyềnthống được ưa thích nhất của người dân Nhật Bản, thường được tiêu thụ nhiềuvào dịp cuối năm và những ngày Tết, hay dịp Tuần lễ Vàng cuối tháng 4, đầutháng 5 – mùa hoa Anh Đào nở và dịp lễ hội Bon trong tháng 8.
Ngoài ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ở Nhật Bản còn phải kểđến là “surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, cũng được tiêu thụ vớikhối lượng rất lớn Đây là các sản phẩm được chế biến từ thịt cá xay hoặc thịttôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua, chả cá hay các loạibánh cá khác…
Mức tiêu thụ
Mức tiêu thụ thuỷ sản ở Nhật Bản giảm theo thời gian kể từ năm 1995,
có thể được tính bằng tổng sản lượng thuỷ sản trong nước cộng với khốilượng thuỷ sản nhập khẩu trừ đi khối lượng thuỷ sản xuất khẩu
Trang 32
Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người của Nhật Bản luôn đứngđầu thế giới Năm 1993, mức tiêu thụ tính theo đầu người về thuỷ sản là 67,8
kg, gấp 5 lần mức trung bình của thế giới (13,4 kg/người.năm) Hằng năm,mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷsản, chiếm khoảng 13% tổng tiêu cho thực phẩm
Trong giai đoạn 1995 -1998, tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của NhậtBản đạt mức cao nhất là 70,4 kg/người.năm, lớn hơn nhiều so với Mỹ (20,9kg/người.năm) Tuy nhiên, từ năm 1998 trở lại đây mức tiêu thụ thuỷ sảnNhật Bản đã giảm một cách rõ rệt, một phần do nền kinh tế suy yếu, thu nhậpcủa các hộ gia đình người Nhật giảm, phần khác sản lượng trong nước bị hạnchế bởi sự thu hẹp phạm vi và quy mô hoạt động của các nghề khai thác thuỷsản
2.1.3 Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản
Kể từ ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21/9/1973, cho đến năm
1991, Nhật Bản mới quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam
Quan hệ thương mại Việt - Nhật đã có những bước phát triển khá tốt đẹptrong thời kỳ 1991 – 2001 Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới của Việt Nam,
hỗ trợ Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM,ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật )
Trang 33Tổng số vốn ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam từ năm 1991đến
2004 là 1.108,1 tỷ yên (trong đó vốn vay: 967 tỷ yên; viện trợ không hoàn lại81,1 tỷ yên; hợp tác kỹ thuật 60 tỷ yên) Năm 2005, vốn ODA của Nhật Bảntài trợ cho Việt Nam là 835,6 triệu USD trong tổng số vốn ODA 3,747 tỷUSD của các nhà tài trợ, nguồn hỗ trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam.Năm 2006, ODA của Nhật Bản tiếp tục tập trung vào hỗ trợ cải thiện các điềukiện hạ tầng ở Việt Nam Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã đồng ý triểnkhai giai đoạn hai Sáng kiến chung, trong đó chú ý đến những vấn đề liênquan đến vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và thời gian thực hiện có thể kéo dài thêmhai năm nữa
Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại
Hà Nội, ông Kenjiro Ishiwata cho biết có năm lý do để các doanh nghiệpNhật Bản tăng đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đó là vịtrí địa lý (kết nối hai thị trường lớn Trung Quốc và ASEAN), ổn định chínhtrị, lương nhân công thấp (mức lương hấp dẫn), lao động cần cù, và Việt Namrất có thiện cảm với Nhật Bản Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vàoViệt Nam đã tăng mạnh cả về các dự án cấp phép mới cũng như các dự ántăng vốn kể từ nửa cuối năm 2004
Theo JETRO, trong 10 tháng đầu năm 2005 đã có 77 dự án FDI mới củaNhật Bản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 259,6 triệu USD Nhật Bản lànước đứng thứ 5 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, chiếm hơn 9% tổng
số vốn cấp phép mới Bên cạnh đó, 73 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt namcũng đã mở rộng hoạt động của mình với tổng số vốn bổ sung là 409 triệuUSD Hay nói cách khác, Nhật Bản chiếm hơn 24% tổng số vốn bổ sung ởViệt Nam trong thời gian này
Đối với nghề cá Việt Nam, viện trợ của Nhật Bản sẽ được sử dụng ưutiên cho 14 dự án trong giai đoạn 2006 – 2010
Các dự án trên hướng tập trung vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đánh giá,tăng cường thể chế quản lý vùng ven biển và cải thiện đời sống vùng ven biển