• Hệ thống tiêu thụ
Tại Nhật Bản, ít nhất 70% sản phẩm thuỷ sản được phân phối thông qua thị trường bán buôn, nhưng hầu hết thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu như cá ngừ, tôm, cá hồi đông lạnh được phân phối theo các kênh chuyên biệt.
Khối lượng buôn bán ở các chợ lớn (các trung tâm buôn bán ở 10 thành phố lớn) trong 2 năm 2003- 2004 đã giảm 8% so với 5 năm trước, mức giá trung bình cũng giảm 9%.
Có hai loại chợ bán buôn thuỷ sản được điều chỉnh bằng luật thị trường bán buôn thuỷ sản gồm Chợ bán buôn trung ương (chợ phục vụ cho trên 20 vạn dân, do Tổng cục thuỷ sản quản lý và Chợ bán buôn địa phương (do tỉnh, thành phố quản lý). Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có chợ cá quy mô nhỏ nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuỷ sản.
Sơ đồ 1: Kênh phân phối thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu Nhà bán buôn chuyên doanh Nhà bán buôn trung gian Nhà chế biến
Nhà nhập khẩu (các công ty thuỷ sản và các công ty thương mại) Nhà bán buôn
Nhà bán buôn Siêu thị/ Cửa
hàng bán lẻ
Người tiêu dùng
Sơ đồ 2: Kênh phân phối sản phẩm tôm, cua
Kênh phân phối sản phẩm tôm, cua
Người nuôi/ khai thác Nhà bán buôn
Nhà bán buôn trung gian
Các tổ chức xuất hàng
Nhà nhập khẩu
Thị trường nơi sản xuất
Nhà chế biến Cửa hàng bán buôn Người bán lẻ Các nhà hàng Quán ăn Nhà bán buôn Nhà bán buôn trung gian Thị trường nơi tiêu dùng Người tham gia mua bán Người tiêu dùng
Sơ đồ 3: Kênh phân phối cá ngừ nhập khẩu
Người mua Trung tâm bán buôn
Tokiô
Tàu vận chuyển nước ngoài Công ty thương mại
Người bán buôn cấp 2 Người buôn bán nhỏ lẻ bên ngoài
chợ Người bán buôn cấp 1 Đấu giá Các chợ bán buôn khác Người bán buôn cấp 1 Người bán buôn cấp 2 Đấu giá Các chợ buôn bán nhỏ
Ngành công nghiệp dịch vụ về thực phẩm, các nhà mua số lượng lớn, các kho chuyên dụng
• Xu hướng tiêu thụ
Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi.
Xét về lượng hàng tiêu thụ, xu hướng nghiêng về các sản phẩm hải sản, nhất là cá biển (cá nổi), tiếp theo là nhuyễn thể có vỏ, cá đáy, giáp xác và cá biển khác. Loại sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến và cá tươi, các sản phẩm đông lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn. Một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phải dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu vì cung cấp trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao như sản phẩm “Sashimi” và “Sushi” từ cá ngừ, cá chình, cá song hay tôm, mực, bạch tuộc. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm “shushi” và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới. Sushi và Sashimi là các món ăn truyền thống được ưa thích nhất của người dân Nhật Bản, thường được tiêu thụ nhiều vào dịp cuối năm và những ngày Tết, hay dịp Tuần lễ Vàng cuối tháng 4, đầu tháng 5 – mùa hoa Anh Đào nở và dịp lễ hội Bon trong tháng 8.
Ngoài ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ở Nhật Bản còn phải kể đến là “surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, cũng được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Đây là các sản phẩm được chế biến từ thịt cá xay hoặc thịt tôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua, chả cá hay các loại bánh cá khác….
• Mức tiêu thụ
Mức tiêu thụ thuỷ sản ở Nhật Bản giảm theo thời gian kể từ năm 1995, có thể được tính bằng tổng sản lượng thuỷ sản trong nước cộng với khối lượng thuỷ sản nhập khẩu trừ đi khối lượng thuỷ sản xuất khẩu.
Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người của Nhật Bản luôn đứng đầu thế giới. Năm 1993, mức tiêu thụ tính theo đầu người về thuỷ sản là 67,8 kg, gấp 5 lần mức trung bình của thế giới (13,4 kg/người.năm). Hằng năm, mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng tiêu cho thực phẩm.
Trong giai đoạn 1995 -1998, tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của Nhật Bản đạt mức cao nhất là 70,4 kg/người.năm, lớn hơn nhiều so với Mỹ (20,9 kg/người.năm). Tuy nhiên, từ năm 1998 trở lại đây mức tiêu thụ thuỷ sản Nhật Bản đã giảm một cách rõ rệt, một phần do nền kinh tế suy yếu, thu nhập của các hộ gia đình người Nhật giảm, phần khác sản lượng trong nước bị hạn chế bởi sự thu hẹp phạm vi và quy mô hoạt động của các nghề khai thác thuỷ sản.