0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Hệ thống phi thuế quan của Nhật Bản

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU , XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 39 -48 )

Bao gồm các điều luật , công ước như sau • Luật vệ sinh thực phẩm

• Luật kiểm dịch • Luật JAS

• Luật khai thác thuỷ sản áp dụng cho các tàu nước ngoài

• Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên/ Luật tái sử dụng bao bì, dụng cụ chứa

• Luật phòng chống biểu thị thông tin không đúng • Luật đo lường

• Luật bảo vệ thực vật

• Luật kiểm soát chất độc hại • Luật ngoại hối, ngoại thương

• Luật liên quan đến các biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ nguồn lợi cá ngừ

• Luật kiểm dịch động vật/Luật phòng bệnh dại • Luật an toàn thực phẩm

• Luật bảo vệ động vật hoang dã

• Công ước quốc tế về khai thác tài nguyên biển • Công ước Oa - sinh – tơn

Nhật Bản là nước có nhiều quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với từng nhóm mặt hàng thuỷ sản, Nhật Bản đều đề ra các quy định pháp lý tương ứng:

Mã HS Nhóm mặt hàng Quy định tương ứng

0301 Cá sống *1

0302 Cá tươi/ ướp lạnh Luật vệ sinh thực phẩm

0303 Cá đông lạnh Luật kiểm dịch

0304 Philê và thịt cá tươi/ ướp lạnh/ đông lạnh 0305 Cá khô/ ướp muối/ ngâm nước muối/

xông khói; Bột cá

Luật vệ sinh thực phẩm 0306 Giáp xác sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/ khô/

ướp muối/ ngâm nước muối/ hấp/ luộc *2 Luật vệ sinh thực phẩm 0307 Nhuyễn thể sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/

khô/ ướp muối/ xông khói

Luật kiểm dịch 1603 Chất chiết xuất từ cá/ giáp xác/ nhuyễn thể

1604 Cá chế biến; Trứng cá muối/ chế biến Luật vệ sinh thực phẩm 1605 Giáp xác/ nhuyễn thể chế biến

1212 Rong, tảo Luật vệ sinh thực phẩm

Luật bảo vệ thực vật

*1 Tuân theo Công ước Oa-sinh-tơn (xem công báo ngày 31/3/1998 của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản)

*2 Tuân thủ Luật JAS, Luật đo lường, Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, Luật tái sử dụng bao bì/dụng cụ chứa, Luật phòng chống quà khuyến mãi bất hợp pháp và biểu thị thông tin không đúng

Qui định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản ra đời năm 1947 và được sửa đổi, bổ sung lần gần đây nhất là ngày 30/5/2003. Mục đích của Luật vệ sinh thực phẩm là ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Luật vệ sinh thực phẩm cho phép những trường hợp nhập khẩu thực phẩm ≤ 10 kg để tiêu dùng cá nhân được miễn thủ tục kiểm dịch.

Trước đây, đối với các sản phẩm thuỷ sản, Nhật Bản chỉ quan tâm đến tiêu chuẩn vi sinh (khuẩn Escherichia Coli). Nhưng do tình trạng hiện nay nhiều nước sản xuất đã sử dụng quá nhiều hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thực phẩm và bảo quản sản phẩm, dẫn tới dư lượng hoá chất, kháng sinh khá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng, Nhật

Bản đã đưa ra các quy định mới, cụ thể đối với từng mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu; lập danh sách các hoá chất, kháng sinh bị cấm, định lượng cụ thể cho những hoá chất và kháng sinh được phép sử dụng; lên danh sách hoá chất/kháng sinh/phụ gia được phép/không được phép có trong thực phẩm…

Chỉ định cụ thể của Nhật Bản đối với một số mặt hàng thuỷ sản:

• Cá tươi - không được có dư lượng CO2;

• Cá nóc - phải có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu;

• Cá philê, sashimi đông lạnh - không được phép có trực khuẩn colon bacillus, khống chế trực khuẩn (bacillus) dưới 100.000/1 gam;

• Mặt hàng chế biến chín đông lạnh - không được phép có Escherichia Coli, khống chế trực khuẩn (bacillus) dưới 3.000.000/1 gam;

• Bánh cá - không được có trực khuẩn Coli, lượng Kali nitơrat dưới 0,05 g/kg;

• Hải sản đông lạnh (kể cả sản phẩm hấp chín rồi đông lạnh như bạch tuộc) - không được phép có trực khuẩn Coli, khống chế vi khuẩn (bacterial) dưới 100.000/1 gam;

• Hàu - khống chế vi khuẩn (bacterial) dưới 50.000/1 gam, khống chế Escherichia Coli dưới 230/100 gam;

• Quy định kiểm tra khuẩn Escherichia Coli trong tôm, cua nhập khẩu đã được bãi bỏ từ ngày 1 tháng 4 năm 2001.

Qui định của Nhật Bản về kiểm dịch thực phẩm

Luật kiểm dịch chỉ áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ nơi đang có dịch bệnh hoặc bị nghi ngờ có dịch bệnh.

Tất cả các mặt hàng thực phẩm tại khu vực đang bị dịch, khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải có giấy chứng nhận an toàn - vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp.

Tại Nhật Bản, việc đóng gói và dán nhãn hàng hoá đúng quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp việc thông quan được tiến hành suôn sẻ. Nhật Bản cấm sử dụng rơm rạ để đóng gói sản phẩm. Tất cả các sản phẩm thực phẩm phải dán nhãn xuất xứ - ghi rõ tên nước xuất xứ, nếu chỉ ghi tên khu vực thay cho tên nước xuất xứ sẽ không được chấp nhận.

Luật Đo lường của Nhật Bản quy định: Trên nhãn các sản phẩm nhập khẩu và trên các chứng từ có liên quan tới lô hàng nhập khẩu đều phải ghi rõ khối lượng (tổng khối lượng và khối lượng tịnh của mỗi kiện hàng) và ghi kích thước theo hệ thống mét.

Từ tháng 4/2002, Luật vệ sinh thực phẩm đã quy định: Tất cả các thực phẩm mà trong thành phần của nó có một số loài hải sản gây dị ứng (như: mực nang, bào ngư, tôm, cua, cá thu, cá ngừ) đều phải dán nhãn biểu thị.

Luật JAS (Japanese Agricultural Standard) qui định các tiêu chuẩn về chất lượng, cụ thể là đưa ra các quy tắc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng. Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào tháng 5 năm 1970.

Các quy định áp dụng đối với các sản phẩm được phát hành định kỳ. Do chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài ngày càng nhiều nên phạm vi bao quát của Luật JAS ngày càng mở rộng.

Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm chế biến. Người Nhật Bản rất tin tưởng chất lượng của các sản phẩm được đóng dấu JAS. Tuy nhiên vẫn có nhiều sản phẩm không được đóng dấu nên để giúp người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm, trên nhãn cần ghi rõ ràng, cụ thể các thông tin như sau:

•Tên sản phẩm •Tên nước xuất xứ

•Nguyên liệu cấu thành sản phẩm •Khối lượng tịnh

•Thời hạn sử dụng •Phương pháp chế biến •Phương pháp bảo quản

•Tên và địa chỉ của nhà sản xuất

•Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu/phân phối

• Ðối với sản phẩm khai thác phải ghi phương pháp khai thác; đối với sản phẩm nuôi trồng phải mô tả phương pháp nuôi trồng.Riêng với các sản phẩm đông lạnh thì phải có chữ “Rã đông“

Qui định của Nhật Bản về chất lượng sản phẩm

Nhật Bản là một trong những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới về chất lượng sản phẩm. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân hay màu sơn bị mờ thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hoá hỏng.

Luật trách nhiệm sản phẩm (TNSP) ra đời, quy định trách nhiệm của nhà sản xuất/kinh doanh/nhập khẩu sản phẩm phải bồi thường cho người tiêu dùng vì những thiệt hại do sử dụng sản phẩm bị lỗi. Luật có hiệu lực kể từ tháng 7 năm 1995. Nhìn chung, số vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm đang có chiều hướng gia tăng.

Điều 1 của Luật TNSP quy định: Nếu một sản phẩm có khuyết tật, gây thương tích cho người hoặc gây thiệt hại về tài sản thì nạn nhân có quyền đòi nhà sản xuất bồi thường nếu chứng minh được sản phẩm có khuyết tật, thiệt hại đã xảy ra và quan hệ nhân quả giữa khuyết tật của sản phẩm với thiệt hại đã xảy ra.

Khái niệm “khuyết tật” có thể hiểu một cách đơn giản là những thiếu sót về tính an toàn dẫn tới thiệt hại về người và của. Vì vậy, muốn biết một sản phẩm có khuyết tật hay không, người ta xem xét độ an toàn của nó trong điều kiện bình thường.

Các vụ ngộ độc thực phẩm khiến cho người tiêu dùng rất coi trọng vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đối với các mặt hàng thuỷ sản sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, Nhật Bản yêu cầu phải dán nhãn ghi rõ thành phần nguyên liệu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất/nhập khẩu/phân phối… để trong trường hợp cần thiết có cơ sở kiểm tra và truy cứu trách nhiệm.

Đầu năm 2003, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Nhật Bản được thiết lập. Đến cuối năm 2003, Nhật Bản đã thử nghiệm hệ thống này trên 5 sản phẩm nông nghiệp và 2 sản phẩm thuỷ sản.

Để thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, Nhật Bản đã có những quy định về nhãn mác rất khắt khe đối với các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu. Ngoài ra, Nhật Bản còn yêu cầu các nước sản xuất thực phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phải thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với Nhật Bản.

Quy định của Nhật Bản về bảo vệ môi trường và nguồn lợi

Tiêu chuẩn để được đóng dấu “Ecomark”của Nhật Bản

Giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất coi trọng vấn đề môi trường. Năm 1989, Cục môi trường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài), các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”. Để được đóng dấu này, sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

(1) Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường (hoặc gây ô nhiễm không đáng kể)

(2) Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường

(3) Chất thải sau khi sử dụng sản phẩm đó không gây hại cho môi trường (hoặc gây hại rất ít)

(4) Sản phẩm có đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo bất cứ cách thức nào khác

Bộ Luật thuỷ sản của Nhật Bản

Là luật khung liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động có liên quan đến thuỷ sản. Tại mỗi lĩnh vực là những luật điều chỉnh riêng, ví dụ: Luật cảng cá, chợ cá; Luật sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản bền vững; Luật về hợp tác xã nghề cá... Bộ Luật thuỷ sản Nhật Bản được ban hành năm 1963 và sửa đổi, bổ sung ngày 22/6/2002.

Mục tiêu của Bộ Luật thuỷ sản: Bảo đảm sử dụng nguồn lợi thuỷ sản bền vững, phát triển bền vững ngành thuỷ sản nhằm cung cấp ổn định sản phẩm cho nhân dân.

Đối tượng chịu sự điều chỉnh: Toàn bộ các hoạt động thuỷ sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến và lưu thông, phân phối (nghề câu cá giải trí tại Nhật Bản cũng được coi là đối tượng quản lý)

Yêu cầu đối với người kinh doanh thuỷ sản: Phải coi trọng phát triển bền vững, có chính sách thu hút và đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản.

Yêu cầu đối với khâu chế biến, tiêu thụ: Phải có chính sách coi trọng người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng những mặt hàng thuỷ sản có chất lượng cao, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Các làng cá của Nhật Bản phải có chính sách nâng cao điều kiện sống, đẩy mạnh hoạt động làng nghề.

Nhật Bản triển khai chính sách hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng thuỷ sản từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông. Ngoài Luật, các văn bản dưới Luật luôn được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường và xã hội.

Luật khai thác thuỷ sản áp dụng cho các tàu nước ngoài

Nếu tàu nước ngoài cập cảng Nhật Bản với thuỷ sản được đánh bắt tại hải phận Nhật Bản thì phải xin phép Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản. Nếu thuỷ sản được chuyên chở từ nước ngoài đến thì không cần có giấy phép này nhưng phải xin giấy chứng nhận xuất cảng (PC - Port Clearance).

Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; Luật tái sử dụng bao bì/dụng cụ chứa

Áp dụng cho các trường hợp sử dụng bao bì đóng gói/dụng cụ chứa. Chất liệu của bao bì và dụng cụ chứa phải ghi rõ ràng, xúc tiến việc thu hồi có phân loại để tái sử dụng hoặc tái chế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Kể từ tháng 4/2000, các bao bì/dụng cụ chứa làm bằng giấy và nhựa sẽ chịu sự chi phối của Luật này.

Quy định của Nhật Bản liên quan đến bình đẳng thương mại

Luật phòng chống quà khuyến mãi bất hợp pháp và biểu thị thông tin không đúng

Hàng hoá bán trên thị trường Nhật Bản không được phép phóng đại nội dung quảng cáo hoặc phản ánh sai sự thật nhằm gây ngộ nhận là sản phẩm tốt.

Trường hợp biểu thị thông tin không rõ ràng khiến khách hàng không nhận biết được nước sản xuất cũng bị Nhật Bản cấm.

Luật chống bán phá giá của Nhật Bản

o Bán phá giá tại thị trường Nhật Bản

Là hiện tượng một loại hàng hóa nào đó được xuất khẩu vào Nhật Bản với giá thấp hơn giá bán của hàng hoá này tại thị trường nước xuất khẩu.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Một số trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định, như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu, từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh... Đối với các trường hợp khác, bán phá giá là việc làm bất đắc dĩ do nhà sản xuất, xuất khẩu không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng... nên đành bán tháo để thu hồi vốn. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, Luật chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá.

Hầu hết các nước nhập khẩu đều coi việc bán phá giá hàng hoá xuất khẩu từ nước ngoài là hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả và thị phần của hàng hoá đó tại thị trường nước nhập khẩu. Song, nếu nhìn ở góc độ khác, bán phá giá cũng có mặt tích cực đối với nền kinh tế của nước nhập khẩu: Người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi vì giá rẻ; trường hợp hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác thì giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định cho ngành sản xuất đó... Vì thế, không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị Nhật Bản áp dụng Luật chống bán phá giá.

o Điều kiện thực thi các biện pháp chống bán phá giá tại Nhật Bản Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định khi chứng minh được 3 nội dung sau:

Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;

Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể;

Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại của ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU , XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 39 -48 )

×