1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NƯỚC NGA DƯỚI SỰ TRỊ VÌ CỦA V.PUTIN

108 468 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 875,58 KB

Nội dung

Với triết lý phát triển “ phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết xã hội, xây dựng một nhà nước hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo a

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ Niên học 2005-2009

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

LỜI NHẬN XÉT

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn……….……….……….… …3

Chữ viết tắt……….….… ……4

Mở đầu……… … 5

Chương I: Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga……….…12

I.1 Tiểu sử trước khi trở thành Tổng thống Nga…….…12

I.2 Pu-tin trở thành Tổng thống Nga……… 14

Chương II: Cải cách kinh tế và chính trị……… 18

II.I: Hoàn cảnh nước Nga trước thềm thế kỷ XXI……… 18

II.II Cải cách kinh tế……… 20

II.II.1 Đường lối cải cách kinh tế……… 20

II.II.2 Những thành tựu đạt được……….…….…24

2.1 Ổn định kinh tế vĩ mô……….….….25

a, Thặng dư cán cân thương mại……… 25

b, Cải cách hệ thống thuế đồng thời ổn định thu chi……… ……… 25

c, Kìm hãm lạm phát, phát triển kinh tế thị trường tài chính tiền tệ……… 26

2.2.Kinh tế đối ngoại……… 28

II.II.3 Những hạn chế của nền kinh tế thị trường Nga……… …30

3.1.Tỷ lệ các lĩnh vực phi thị trường cao……… 30

3.2 Cơ chế kinh tế lạc hậu, nguyên nhiên liệu hóa nền kinh tế 32

3.3 Khả năng cạnh tranh kém do các lĩnh vực khoa học, công nghệ cao chưa được quan tâm đúng mức……… 32

3.4 Liên kết giữa nền kinh tế Nga với nền kinh tế thế giói còn đang ở mức thấp, kém hiệu quả……… 33

Trang 4

II.III Cải cách chính trị……… …36

II.III.1 Cải cách hành chính……… 36

1.1.Nâng cao quyền lực chính quyền trung ương…36 1.2 Cải cách chính phủ……… 43

II.III.2 Chỉnh đốn các đảng phái……… 49

II.III.3 Xử lý các ông trùm……… 52

II.IV Tình hình xã hội……….57

II.IV.1 Một số thành tựu trong giai đoạn……… 57

II.IV.2 Hạn chế về mặt xã hội……….….59

2.1 Phân hóa xã hội ngày càng tăng………… ….59

2.2 Thiếu hụt nguồn nhân lực cho phát triển….….61 Chương III: Chính sách đối ngoại……….………62

III.I Cuộc chiến tranh che-sni-a lần 2……… 62

III.I.1 Nguyên nhân……….……….62

III.I.2 Diễn biến………67

2.1 Trên mặt trận chiến trường………67

2.2 Trên mặt trận ngoại giao……… 74

III.I.3 Kết quả……… …….….…78

III.II Chính sách đối ngoại……… ……….79

III.II.1.Những vấn đề trong chính sách ngoại giao của Nga………79

III.I.2 Chính sách ngoại giao hai cánh……… 81

Chương IV: Kết luận………101

Tài liêu tham khảo……… 105

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Vậy là 4 năm của thời sinh viên đã sắp kết thúc, 4 năm học với thật nhiều kỷ niệm vui buồn, từ một đứa học trò nhút nhát giờ đây em đã thực

sự lớn khôn, đã chuẩn bị bước lên bục vinh quang để nhận tấm bằng đại học

Đó là công ơn của cha mẹ, của những người thân đã hết lòng giúp đỡ em Đặc biệt là của các thầy cô khoa lịch sử Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình dìu dắt em trong suốt 4 năm qua Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đặc biệt là các thầy cô trong khoa Và trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận em đã nhận được sự giúp

đỡ rất nhiều từ thầy Lê Phụng Hoàng – giáo viên hướng dẫn đề tài của em

Em đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy Thanh – giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, anh Bình – Việt kiều Nga, hai chị gái của em đã giúp đỡ, động viên em rất nhiều

Với kiến thức có hạn của em trên nhiều phương diện như về phương pháp nghiên cứu, về khả năng tư duy, hạn chế về tài liệụ và khai thác tài liệu,… chắc chắn bài viết của em còn nhiều thiếu xót vì thế em rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý chân thành từ các thầy cô

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Em kính chúc tất cả thầy

cô, anh chị sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc

TPHCM, ngày 30 tháng 03 năm 2009

Sinh viên: Lưu Thị Yến

Trang 6

CHỮ VIẾT TẮT

NATO: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

SCO: Tổ chức Hợp tác Tượng Hải

SNG: Cộng đồng các quốc gia độc lập

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

EU: Liên minh châu Âu

LGU: Trường đại học Tổng hợp quốc gia Lêningrat

TTX: Thông tấn xã

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

ĐCS: Đảng cộng sản

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

KGB: Cơ quan tình báo Liên Xô

Trang 7

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga nổi lên như một thừa kế xứng đáng của đất nước Xô Viết hùng mạnh ngày nào Cả thế giới đã từng thán phục một dân tộc Nga vĩ đại với những loại vũ khí tối tân đủ sức đối đầu với Mỹ, là đối trọng đáng nể nhất của Mỹ trên trường quốc tế Lãnh đạo nước Nga trong gần

10 năm với cương vị Tổng thống thứ hai của Liên Bang Nga rộng lớn, Boris En-xin đã để lại cho người kế vị Pu-tin một nước Nga rộng lớn về lãnh thổ nhưng lại là “một con Gấu đang ngủ đông” Nhưng Pu-tin đã làm nước Nga thay đổi, vị Tổng thống này đã đánh thức con Gấu Nga sau một giấc ngủ dài Với triết lý phát triển “ phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết xã hội, xây dựng một nhà nước hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện

vị thế của Nga trên trường quốc tế”, Pu-tin đã đưa nước Nga đến với những cải cách, cải tổ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách ngoại giao và Liên Bang Nga đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình an ninh được cũng cố, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, vị thế của Nga trên trường quốc

tế được nâng cao Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được Liên Bang Nga phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề tồn tại trên con đường phát triển của mình Cả thế gới đang hướng về nước Nga với cái nhìn tò mò

Trên cơ sở đó tôi đã quyết định chọn nước Nga làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình

Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế thế giới vì thế nghiên cứu các vấn đề của thế giới nói chung và của Nga nói riêng là công việc quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước Là một người học tập, nhiên cứu và dạy học lịc sử trong tương lai chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến lịch sử thế giới để áp dụng vào bài daỵ Lịch sử của mình sau này về

Trang 8

phần lịch sử hiện đại Vì thế nghiên cứu lịch sử Liên Bang Nga giai đoạn hiện đại là một công việc cần thiết Tôi tin rằng với những hiểu biết của mình thông qua khóa luận này Tôi sẽ có kiến thức sâu hơn về nước Nga, có cái nhìn đúng hơn, toàn diện hơn về đất nước này và vị Tổng thống trẻ tài năng Pu-tin Tôi hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu cung cấp cho những người muốn tìm hiểu về nước Nga có thêm hiểu biết về đất nước này

II GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Với đề tài “Nước Nga dưới sự trị vì của V.Pu-tin 2000-2004” cho khóa luận tốt nghiệp này người viết chỉ xin được giới thiệu một cách Tổng quát nhất

về đất nước Nga trong những năm 2000-2004 Phác họa bức chân dung vị Tổng thống Pu-tin đã dẫn dắt nước Nga trong 4 năm ở nhiệm kỳ thứ nhất của ông Khắc họa bức tranh toàn cảnh nước Nga với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao với những chính sách cải cách cải tổ đất nước của vị Tổng thống mới và những thành tựu mà các chính sách đó mang lại làm cho nước Nga thức tỉnh sau một giấc ngủ dài

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Công việc đầu tiên của Tôi là xác định đề tài cho khóa luận của mình và giới hạn của nó, từ đó Tôi bắt đầu tìm kiếm và thu thập tài liệu, từ các sách nghiên cứu, từ Thông tấn xã Việt Nam, từ Internet và Tôi còn có một lợi thế đó là Tôi có một người quen là Việt kiều Nga, đang sống và làm việc ở Matxcơva đã 11 năm Tôi hỏi người đó về nước Nga về quan điểm của người Nga đối với Tổng thống Pu-tin và sự thay đổi của nước Nga Nhờ người đó tìm tài liệu trên trang báo điện tử của Nga rồi dịch cho Tôi Từ tài liệu thu thập được Tôi bắt tay và công việc nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu mà Tôi đã sử dụng đó là phương pháp lịch sử, phương pháp lô gíc, phương pháp so sánh, phương pháp định tính, định lượng

Đối với phương pháp lịch sử, Tôi đã trình bày từng vấn đề theo trình tự thời gian, dẫn các sự kiện cụ thể như những quyết định, những chính sách được ban hành vào thời gian nào, đặc biệt Tôi đã trình bày cuộc chiến tranh Che-sni-a theo phương pháp lịch sử là chủ yếu

Trang 9

Kết hợp chặt chẽ với phương pháp lịch sử, phương pháp lô gíc là không thể thiếu trong bài nghiên cứu Tôi không trình bày đơn thuần là lịch sử của nước Nga trong 4 năm 2000-2004 mà Tôi trình bày nó theo những hiểu biết của mình Tôi đi từ trung tâm của vấn đề Lấy phương pháp lô gíc để làm rõ vấn đề, sâu chuỗi các vấn đề và đưa ra kết luận cần thiết cho vấn đề được nêu giúp cho người đọc dễ hình dung và bao quát vấn đề

Phương pháp so sánh được thể hiện ở chỗ, Tôi đã đọc nhiều tài liệu, so sánh tài liệu tìm ra điểm chung và điểm riêng từ đó đưa điểm cần thiết vào trong khóa luận của mình Hay Tôi đưa ra số liệu về cùng một vấn đề ở những nước khác nhau, từ đó so sánh và rút ra kết luận,…

Cuối cùng là phương pháp định tính định lượng Những sự kiện,

số liệu là không thể thiếu trong một bài nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội Bài nghiên cứu của mình Tôi đã đưa rất nhiều số liệu cụ thể lấy từ các nguồn tư liệu để làm dẫn chứng cho từng vấn đề được nêu

Đó là 4 phương pháp cơ bản nhất mà Tôi đã sử dụng vào bài nghiên cứu của mình Bài viết còn nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý giúp đỡ

IV LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước viết về Pu-tin và nước Nga, tôi xin giới thiệu một số sách mà tôi đã từng đọc và dùng để viết khóa luận này:

Trong cuốn sách “Sáu lần gặp người đứng đầu nước Nga” do tác giả Đào Vân Phương dịch, là cuốn sách được xuất bản trước khi Pu-tin đắc cử Tổng thống Nga, ghi lại những tự thuật và bước đường công danh của ông Qua

đó, Pu –tin đã bộc bạch một cách kín đáo về cuộc đời của mình Cuốn sách này cung cấp cho tôi tư liệu làm phần tiểu sử của Pu-tin Cuốn sách chỉ đơn thuần

là những câu hỏi và câu trả lời chứ không khái quát không hệ thống lại một vấn

đề nào

Tác giả Hồng Thanh Quang với cuốn “Vladimir Pu-tin sự lựa chọn của cước Nga”, có tới 17 chương, đã giới thiệu bức chân dung của Pu-tin, những chính sách của Pu-tin khi ông lên cầm quyền và những thành tựu trong 2

Trang 10

năm đầu tiên đẫn dắt nước Nga Cuốn sách đã cung cấp cho tôi nguồn tư liệu

để tôi viết về Put-tin về nước Nga trong những năm đầu tiên trên cương vị Tổng thống của Nga Cuốn sách chỉ giới thiệu khái quát Pu-tin cũng như những việc làm của ông khi lên nắm quyền

Cuốn của Trần Thế Lam( dịch) với tên “100 bài báo nước ngoài về tin”, gồm 4 phần 1 với tựa đề “Pu-tin con đường dẫn đến quyền lực” gồm 25 bài báo nước ngoài đã giới thiệu chân dung vị Tổng thống Pu-tin, sự mến mộ của người Nga và bạn bè quốc tế dành cho ông Phần 2 với tên “ Pu-tin với nước Nga hôm nay” với 39 bài báo được dẫn đã giới thiệu bức tranh nước Nga với những chính sách cải cách, cải tổ, phát triển kinh tế và những thành tựu mà nước Nga đạt được trong những năm 2000-2002 Phần 3 “Pu-tin xác lập vị trí nước Nga” đã giới thiệu vị thế nước Nga trên trường quốc tế qua 8 bài báo được dẫn Chương cuối cùng với tựa đề “Chính sách ngoại giao của Pu-tin” đã dẫn 27 bài báo nói về chính sách ngoại giao của Pu-tin, về cái nhìn của thế giới đối với chính sách ngoại giao đó, đặc biệt là với Mỹ, NATO, Châu Âu Cuốn sách là những bài báo của quốc tế vì thế cái nhìn, cách đánh giá khác nhau phiến diện tùy theo từng bài, cuốn sách chưa đưa ra một cái nhìn chung nhất, một nhận định chung của người viết sách Đây là nguồn tài liệu gốc rất quan trọng giúp cho tôi trong quá trình nghiên cứu về nước Nga trong những năm 2000-2002

Pu-Cuốn “Pu-tin và những người cộng sự” do Đỗ Hương Lan dịch, gồm 3 phần, tôi quan tâm nhìn tới phần một và hai với nội dung viết về cá nhân,

về gia đình và bạn bè thân thiết của ông cũng như những chiến hữu đã sánh bước cùng ông trên con đường sự nghiệp Cuốn sách chỉ giành đề cập tới thân thế của Pu-tin, tới bạn bè, cơ quan mà ông đã tham gia

Cuốn của tác giả Côchetcốp với tên “Nước Nga trước thềm thế

kỷ XXI”, đã giới thiệu về nước Nga những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế

kỷ XXI Cái nhìn khái quát cần thiết giúp chúng ta tìm hiểu về nước Nga trong những năm tiếp theo

Cuốn “Nhân vật số 1 V.Putin” của tác giả nước ngoài do Vũ Tài Hoa,

Trang 11

Nguyễn Văn Phước, Lê Hiền Thảo dịch đã khắc họa bức chân dung Pu-tin với tính cách, tài năng từ thời niên thiếu cho tới bây giờ Những bài phỏng vấn của phóng viên đối với Pu-tin và phu nhân của ông, những chính sách của ông về thành tựu sau 2 năm lên nắm quyền Cuốn sách chỉ mới giới thiệu khái quát nhất về những vấn đề đó nhưng đó cũng là một nguồn tài liệu quan trọng để chúng ta nghiên cứu về Pu-tin và nước Nga

Tác giả Trương Dự với cuốn “Sự trỗi dậy của một con người”, đã cung cấp cho tôi nguồn tài liệu rất quan trọng về cuộc đời, sự nghiệp, thân thế của Pu-tin Về cuộc chiến tranh Che-sni-a, về chính sách phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực và thành tựu mà chính sách đó mang lại Tuy nhiên chính sách chỉ viết từ 2002 trở về trước Cuốn sách viết hay và đầy đủ nhưng tôi vẫn muốn bổ sung, tìm hiểu kỹ hơn về nước Nga, về Pu-tin trong những năm của nhiệm kỳ thứ nhất của ông

Tác giả Trung Hiếu dịch cuốn “Các đời Tổng thống Nga” đã cung cấp cho chúng ta tư liệu để chúng ta có cái nhìn về nước Nga, về En-xin trong những năm cuối của thế kỷ XXI Trong đó có những lời tự bạch của En-xin, những thắc mắc của ông và của những người cộng sự trong nhiều lĩnh vực Đặc biệt, cuốn sách cũng giới thiệu Pu-tin, người được En-xin chọn là người thừa

kế trên cương vị Tổng thống, về sự ưu ái của En-xin dành cho Pu-tin, đọc cuốn sách chúng ta còn hiểu tại sao Pu-tin lại được lựa chọn và trở thành Tổng thống một cách khá dễ dàng Nói thật cuốn sách quá dày nhưng đọc thật khó bởi vì cuốn sách không đưa ra từng lĩnh vực, từng vấn đề để phân tích, giảng giải Đa

số là những bài viết với tên kỳ lạ

TS Nguyễn An Hà (chủ biên) với cuốn “Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI”, với 200 trang ngắn gọn, xúc tích các tác giả đã giới thiệu một cách khái quát và khá đầy đủ về bức tranh đất nước Nga trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao về những thành tựu và hạn chế do cuộc sống cải cách, cải tổ mang lại Đặc biệt còn dự báo phát triển của nước Nga tới năm 2015 Cuốn sách viết khá hay nhưng vẫn còn nhiều điểm quan trọng chưa được nêu

Trang 12

Tác giả Ngô Oanh với “Nước Nga thời Pu-tin” với hơn 300 trang chia làm hai phần Phần một với tựa đề “Chân dung V.Putin và vị thế của nước Nga”, đã giới thiệu một cách khá toàn diện tình hình nước Nga với những thành tựu rực rỡ dưới bàn tay trị vì của Pu-tin và tình cảm của người dân Nga dành cho vị Tổng thống vĩ đại của họ Phần hai với tựa đề “Thực trạng và những khoảng tối”, đã phản ánh khá rõ những mặt hạn chế của nước Nga lúc này Cuốn sách là nguồn tư liệu để ta nhìn nhận về nước Nga một cách toàn diện hơn

Đó là những cuốn sách cơ bản nhất, ngoài ra còn nhiều tài liệu khác rất quan trọng lấy từ Thông tấn xã hay trong các trang web Nhất là các tài liệu trên internet cung cấp những số liệu để làm dẫn chứng cho đề tài nghiên cứu Đọc, suy ngẫm rồi bắt tay vào nghiên cứu tôi đã cố gắng khai thác thật tốt các tài liệu mình có Tuy nhiên với đề tài khá rộng “Nước Nga dưới sự trị vì của V.Putin 2000-2004” tôi đã đề cập khá toàn diện về nước Nga dưới cái nhìn của mình, vì thế bài viết còn rất nhiều hạn chế và thiếu xót Rất mong được sự giúp

đỡ của người đọc

V BỐ CỤC

Luận văn của em được trình bày theo một bố cục sau:

Phần mở đầu Chương I: V Ladimir Pu-tin trở thành Tổng thống I.1 Tiểu sử trước khi trở thành Tổng thống Nga I.2 Pu-tin trở thành Tổng thống

Chương II: Cải cách kinh tế và chính trị II.I: Hoàn cảnh nước Nga trước thềm thế kỷ XXI

II.II Cải cách kinh tế II.II.1 Đường lối cải cách kinh tế II.II.2 Những thành tựu đạt được II.II.3 Những hạn chế của nền kinh tế thị trường Nga

Trang 13

II.III Cải cách chính trị II.III.1 Cải cách hành chính II.II.2 Chỉnh đốn lại các đảng phái II.III.3 Xử lý các ông trùm

II.IV Tình hình xã hội II.IV.1 Một số thành tựu đạt được trong giai đoạn 2000-

2004

II.IV.2 Hạn chế về mặt xã hội Chương III: Chính sách đối ngoại III.I Cuộc chiến tranh che-sni-a lần 2 III.I.1 Nguyên nhân

III.I.2 Diễn biến

III.I.3 Kết quả

III.II Chính sách đối ngoại

III.II.1 Những vấn đề trong chính sách đối ngoại II.II.2 Chính sách ngoại giao hai cánh

Chương IV: Kết luận Tài liệu tham khảo

Trang 14

CHƯƠNG I: VLADIMIR PUTIN TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG NGA

1 Tiểu sử trước khi trở thành Tổng thống Nga:

Vladimir Pu-tin sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952 ở Lêningrat Cray là Sankt – Peterburg dân tộc Nga

Năm 1975, Pu-tin tốt nghiệp khoa Luật Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Lêningrat (LGU), sau đó là học viện Cờ đỏ của Tổng Cục IKGB Liên Xô Những năm 1990 ông tốt nghiệp nghiên cứu sinh LGU, là phó tiến sĩ kinh tế

Những năm 1975-1990, ông phục vụ trong KGB Liên Xô, bắt đầu từ chức hạ sĩ Ủy nhiệm tác chiến Phần lớn quãng đời công tác của mình ông làm việc tại Sở Dresden và Leipzig – Cộng hòa dân chủ Đức

Năm 1990, Pu-tin trở về nước và được chuyển vào bộ phận “hậu bị quân tức chiến” của KGB và làm trợ lý Phó hiệu trưởng LGU về các vấn đề Quốc tế cũng trong năm đó Pu-tin nhờ vào các mối quan hệ quốc tế cho chủ tịch hội đồng Lêningrat- Anatoli Sobchak

Năm 1991 Pu-tin ra khỏi hàng ngũ Đảng Cộng sản do có lệnh cấm hoạt động Sau đó ông ra nhập phong trào “Sự lựa chọn của nước Nga” Ông trụ ở đó cho đến khi chuyển sang Đảng phái khác “Nước Nga – ngôi nhà của chúng ta” (Ngôi nhà của chúng ta – nước Nga) Tháng 5 năm 1995, nhờ sự tiến cử của Sobechak, Pu-tin đã được bầu làm chủ tịch chi nhánh phong trào

“ngôi nhà của chúng ta – nước Nga” tại Sankt – peter burg, và thành thành viên trong hội đồng chính trị của Đảng phái này Tháng 6 năm 1997 Pu-tin thôi giữ chức vụ này

Từ tháng 8 năm 1991 sau khi Sobchak được bầu làm Thị trưởng Sankt – Peterburg, Pu-tin trở thành Chủ tịch Ủy ban quan hệ kinh tế đối ngoại thuộc Tòa Thị chính Sankt – Peterburg

Từ năm 1992-1994 Pu-tin giữ chức vụ Phó Thị trưởng Sankt – Peterburg và kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban kinh tế đối ngoại

Trang 15

Tháng 3 năm 1994 đến tháng 6 năm 1996 Pu-tin là Phó Thị trưởng thứ nhất và thuộc thành phần chính quyền thành phố Vẫn kiêm Chủ tịch chức vụ Ủy ban kinh tế đối ngoại

Tháng 6 năm 1996 Pu-tin từ chức sau khi Sobchak thất bại tại cuộc bầu cử tỉnh trưởng Sankt – Peterburg tháng 5 năm 1996 và ông cũng không muốn làm quân của Vladimir Iakolev mặc dù ông này đề nghị ông giữ nguyên chức vụ

Ngày 26 tháng 3 năm 1997, Pu-tin được đề bạt làm Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm soát của Tổng chánh văn phòng Tổng thống Nga Ngày

19 tháng 9 năm 1997, Pu -tin được đưa vào thành phần của Ban Liên ngành thuộc Hội đồng an ninh Nga về an ninh kinh tế

Ngày 25 tháng 5 năm 1998, ông được bầu làm Phó Chánh văn phòng thức nhất phụ trách các khu vực

Ngày 24 tháng 7 năm 1998, ông trở về cơ quan an ninh và trở thành Giám đốc FSB của Nga

Ngày 29 tháng 3 năm 1999, ông đồng thời giữ chức Thư ký Hội đồng an ninh Nga

Từ ngày 9 đến ngày 16 tháng 8 năm 1999, Pu-tin trở thành Phó Thủ tướng của Chính phủ của Chính phủ Nga, sau đó trở thành Quyền Thủ tướng khi Chính phủ của Sergei Stepa Shin bãi miễn

Ngày 16 tháng 8 năm 1999, Đu Ma quốc gia chấp thuận Pu-tin làm Thủ tướng Chính phủ Nga

Từ tháng 9 năm 1999, Pu-tin làm chủ tịch Ủy ban thừa hành của Liên minh Nga và Bách Nga

Ngày 31 tháng 12 năm 1999, sau khi En-xin từ chức, Pu-tin giữ chức vụ Quyền Tổng thống

Ngày 25 tháng 1 năm 2000, ông được bầu làm Chủ tịch hội đồng Ngày 26 tháng 3 năm 2000, với 73% số phiếu bầu Pu-tin chính thức trở thành Tổng thống Nga

Trang 16

2 Pu-tin trở thành Tổng thống Nga

Tháng 8 năm 1999, Tổng thống En-xin đề cử Pu-tin làm Thủ tướng Chính phủ Nga, đồng thời tuyên bố ông là người kế nhiệm của mình Ngày 10 tháng 8 năm 1999, vừa mới trở thành Thủ tướng Nga, Pu-tin bày tỏ với phóng viên tại điện Krem-li, rằng ông dự định tranh cử tại cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức vào năm 2000, “Tôi chắc chắn sẽ tham gia bầu cử” Cùng ngày hôm đó, để bày tỏ thái độ ủng hộ Putin, En-xin đã phát biểu trên truyền hình tuyên bố ông đã “ký sắc lệnh về bầu cử Đu-ma quốc gia Cuộc bầu

cử Đu-ma sẽ được tiến hành vào ngày 19 tháng 12” Nguyên nhân En-xin làm như vậy là vì bầu cử Đu-ma Nga đã trở thành màn diễn trước của bầu cử Tống thống Khi ấy, có thực lực cạnh tranh nhất và sức ảnh hưởng tương đối lớn trong Đu-ma có:

1, Liên minh “Tổ Quốc – Toàn Nga”

2, Đảng Cộng sản Nga

3, Nhóm I-a-pô-lu

Ba tổ chức có thế lực này về cơ bản đều chống En-xin Phong trào “Ngôi nhà của chúng ta-nước Nga” do En-xin ủng hộ thành lập năm 1995 thì rơi vào cảnh thân cô thế cô khó mà vào được Đu-ma Nhưng điều có lợi với En-xin tuy một phần hai số nghị sĩ Đu-ma là do hệ thống chính đảng bầu ra, nhưng một phần hai là do các khu vực bầu cử địa phương bầu ra, mà trong các quan chức địa phương có rất nhiều người thân với điện Krem-li

Xét tình hình đó, En-xin ngay lập tức yêu cầu Phó chủ nhiệm thứ nhất Phủ Tổng thống tranh thủ thời gian tổ chức thế lực địa phương thân Tổng thống lai, tổ chức một liên minh chính trị mới, làm suy yếu các thế lực chính trị khác trong bầu cử Đu-ma và bầu cử Tổng thống, đảm bảo chắc chắn thực hiện

ý đồ chính trị phò trợ Pu-tin lên Ngày lập tức liên minh “Đoàn kết” đã được thành lập liên thủ với “Ngôi nhà của chúng ta – nước Nga” để tham gia bầu cử Đu-ma

Ngày 19 tháng 12 năm 1999, cuộc bầu cử Đu-ma khóa 3 Liên Bang Nga chính thức bắt đầu Ngày 23 tháng 12, Ủy ban bầu cử công bố kết

Trang 17

quả cuối cùng của cuộc bầu cử Đu-ma, 62% cử tri đã tham gia bỏ phiếu, bầu ra 440/450 ghế của Đu-ma quốc gia, 6 Đảng phái giành được trên 5% phiếu được vào Đu-ma Đảng Cộng sản Nga là 24,29%, Liên minh “Đoàn kết”, 23,24%; Liên minh “Ngôi nhà của chúng ta – nước Nga” 13,12%; Liên minh lực lượng cánh hữu 8,6%; Liên minh Zhri-nốp-xki 6,4%, nhóm I-a-pô-lu 5,98% các khu vực bầu cử địa phương có 122 ứng cử viên độc lập trúng cử

Kết quả này khiến cho điện Krem-li tràn ngập niềm vui, phe thân En-xin và Pu-tin giành được Tổng cộng 31,89% số phiếu bầu, chiếm hơn 100 ghế trong Hạ viện Nga

Tám ngày sau cuộc bầu cử Đu-ma Nga, để cho việc Pu-tin đắc cử càng thuận lợi hơn, En-xin đã đưa ra một quyết định khiến người khác giật mình Ngày 31 tháng 12 năm 1999 đúng vào lúc tiếng chuông báo hiệu năm

2000 sắp sửa vang lên, En-xin đột nhiên tuyên bố từ chức, và ra lệnh cho Pu-tin làm quyền Tổng thống Liên Bang Nga Mục đích của quyết định này của En-xin là khiến cho những ứng cử viên Tổng thống khác trở tay không kịp Vì theo

kế hoạch cũ cuộc bầu cử Tổng thống của Nga cần tiến hành vào tháng 6 năm

2000, mà theo Hiến pháp Nga, sau khi Tổng thống từ chức, cần tiến hành bầu

cử Tổng thống mới trong vòng ba tháng, vì vậy họ rất khó có thể có sự chuẩn

bị đầy đủ cho bầu cử Hiến pháp Nga còn quy định, người ứng cử cần có được chữ ký ủng hộ của một triệu cử tri mới có thể chính thức đăng ký làm ứng cử viên Do bầu cử sớm hơn nên số lượng chữ ký giảm đi một phần hai, kỳ hạn cuối cùng là ngày 18 tháng 2 Nhưng cho dù vậy, trong một kỳ hạn ngắn như thế thu nhập được chữ ký của 500 ngàn người cũng khó Khi ấy ngoài Pu-tin còn có 11 người tham gia ứng cử

Là quyền Tổng thống, Pu-tin có ưu thế tuyệt đối so với những người này

Thứ nhất, việc Pu-tin một mình đảm trách hai chức vụ quan trọng

là Tổng thống và Thủ tướng, tập trung tất cả quyền lực chấp hành cao nhất của nhà nước vào mình, trở thành nhân vật có thực quyền hàng đầu ở Nga

Thứ hai, lập trường cứng rắn trong cuộc chiến tranh Che-sni-a

Trang 18

của Pu-tin đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quân đội

Thứ ba, về thế lực chính trị, phong trào “Đoàn kết” giành được toàn thắng trong bầu cử Đu-ma, coi như là hậu thuẫn chính trị kiên cường cho việc Pu-tin tranh cử Tổng thống Ngoài phong trào “Đoàn kết” ra, trong cuộc

đọ sức với các phe đối lập, Pu-tin còn nhận được sự ủng hộ của lực lượng cánh hữu và một phần lực lượng trung gian

Thứ tư, trong thời gian trước bầu cử ba tháng, Pu-tin còn có nhiều

cơ hội để lôi kéo cử tri Chẳng hạn, ông có thể nâng lương và tiền dưỡng lão cho nhân dân Nga một cách hợp lý với cương vị một nhà lãnh đạo đương nhiệm

Thứ năm, Pu-tin không có giánh nặng lịch sử Pu-tin không có dây dưa gì với những chính quyền Liên xô, làm chính trị cũng tương đối thanh liêm, bất cứ vấn đề gì trước đây cũng không gắn vào người ông Phe đối lập khó tìm ra sơ hở để ra tay với ông

Thứ sáu, là ngôi sao mới nổi trên chính trường, Pu-tin còn chưa kịp phạm sai lầm, điều này khiến cho ông có được sự ủng hộ của các cử tri có khuynh hướng chính trị các loại

Thứ bảy, sau khi En-xin xuống, một số ông trùm trước kia ủng hộ điện Krem-li cũng sẽ chuyển sang đầu quân cho Pu-tin

Cuối cùng, Pu-tin còn có ưu thế về tuổi tác và sức khỏe so với các đối thủ khác nhất là Gui-ga-nốp của Đảng Cộng sản

Trong các ưu thế đó, ưu thế lớn nhất vẫn là chiến tranh với sni-a Để đảm bảo cho việc chắc thắng trong trúng cử, Pu-tin đã xây dựng ban

Che-cố vấn của mình gồm những người mà ông đích thân chọn: nốp; Xec-gây-I-a-nốp; Luật sư Pe-tre-pua Gi-man-Gu-sáp; Mưu sĩ chính trị và Tổng chỉ huy tranh cử là Chu-bai Để khiến cho tiếng tăm của Pu-tin đạt tới đỉnh điểm vào khi bầu cử tháng 3 các bậc tinh anh của ban cố vấn này đã áp dụng một loạt hành động Như nghiên cứu tỉ mỉ sở thích của công chúng, bảo đảm Pu-tin có thể đưa ra phán ứng nhanh chóng và tích cực đối với những ý kiến chủ đạo của xã hội Nga; Vận dụng tinh thần yêu nước, đốc thúc Pu-tin ban

Trang 19

Mi-kha-ni-ca-si-a-bố học thuyết quân sự mới, cũng chặt chẽ hơn cho quân Nga trong tháng 2, thể hiện với mọi người quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của Pu-tin; khởi động bộ máy tuyên truyền, khiến cho các phương tiện Thông tin đại chúng Nga về Tổng thể đều bày tỏ ủng hộ và tán thành đối với công tác của Pu-tin, cho dù có một số phê phán cũng là trong một không gian hết sức có hạn

Ngày 14 tháng 2 năm 2000, Pu-tin trình Ủy ban bầu cử Trung ương giấy tờ có 500 ngàn chữ ký ủng hộ của cử tri hợp pháp và tình hình thu nhập tài sản của mình Ông chính thức trở thành ứng cử viên của cuộc bầu cử Tổng thống Nga khóa 3

Ngày 25 tháng 2, Pu-tin dùng hình thức thư công khai đăng cương lĩnh tranh cử Tổng thống của mình trên các báo lớn của Nga Trong bức thư này ông đã trình bày những mặt ưu tiên chủ yếu của chính sách mà ông sẽ thực hiện Những mặt ưu tiên đó được khái quát thành: “Đánh thắng chiến tranh Che-sni-a”, “Tăng cường vị thế của đất1 nước”, “Tấn công tội phạm”,

“Xóa bỏ nghèo nàn” Những mặt ưu tiên này đã được cử tri bỏ phiếu hưởng ứng nhiệt liệt

Ngày 26 tháng 3 năm 2000, cuộc bầu cử Tổng thống Liên Bang Nga diễn ra đúng kế hoạch, kết quả bầu cử đúng như mọi người dự đoán: Pu-tin chính thức được bầu làm Tổng thống Liên Bang Nga, nước Nga từ đây bước vào “Thời đại Pu-tin”

1

:2,Tr 216

Trang 20

CHƯƠNG II: CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ

CHÍNH TRỊ

II.1 HOÀN CẢNH NƯỚC NGA TRƯỚC THỀM THẾ KỶ XXI

Di sản mà đương kim Tổng thống Liên Bang Nga Pu -tin thừa kế được từ người tiền nhiệm Boris En -xin không phải là “món quà” quá ngọt ngào, mà đó là một hoàn cảnh “cười ra nước mắt”

Đứng trên mọi góc độ mà nhận xét thì Liên Bang Nga đang phải trải qua những thử thách rất to lớn và phức tạp Sau hơn 8 năm kể từ khi Liên Bang Xô Viết tan vỡ và thế giới được coi như đã bước vào thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh”, Nga vẫn chưa tìm lại được tiếng nói đầy sức nặng của một cường quốc thực sự từng có dưới thời XHCN Thế yếu của nước Nga đã bị bộc lộ rõ ràng trước năm Châu khi phương Tây , đứng đầu là Mỹ , tiến hành cuộc chiến tranh trên không chống Liên Bang Nam Tư -quốc gia chung gốc Slavơ với người Nga và Thông qua quá trình “Đông tiến” khó có gì cưỡng nổi hiện nay của NATO Dù các nhà lãnh đạo NATO có nói gì đi c hăng nữa thì Nga cũng không thể tin là việc NATO mở rộng sang sát biên giới của Nga là vì quyền lợi của người Nga Tiềm lực vũ khí hạt nhân của Nga còn lại từ thời Xô Viết chủ yếu chỉ đủ để khiến các đối thủ của nước Nga dè chừng hơn là thực sự kinh sợ Phương Tây nói Pu-tin phải nhận từ En-xin “một đất nước có lịch sử bị xâu xé , với địa lý bị xáo trộn , với một dân số giảm sút và một nền kinh tế hoang tàn” 1

Nợ nước ngoài của Nga c ó lúc lên tới mức kỷ lục 166 tỉ USD, tức chia bình quân mỗi người Nga bị nợ nước ngoài khoảng 1100USD

Các lực lượng vũ trang dường như đã mất oai phong bách chiến bách thắng từng có trong quá khứ và luôn gặp khó khăn khi phải đối phó với những rối loạn an ninh trong nước Vấn đề che-sni-a vẫn không thể giải quyết triệt để Các phần tử vũ trang cực đoan

vẫn tồn tại và gây ra những vụ khủng bố ở nước Nga Trong tương lai Che-sni-a có lẽ vẫ n là quả mìn nổ chậm đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga, đặc biệt là trong bối cảnh Mat -xcơ-va vẫn chưa xây dựng được một chiến

Trang 21

lược thích hợp với khu vực Cáp -ca-dơ trong thời đại mới Mặc dù danh chính ngôn thuận thì cuộc chiến tranh Che-sni-a vẫn đã kết thúc và hiện nay những gì đang diễn ra tại Che -sni-a chỉ là một chiến dịch tiêu trừ quân khủng bố nhưng mối nguy hiểm từ súng đạn , bom mìn từ đây đối với nước Nga có vẻ như không thay đổi Nga hiểu rằng không chỉ sự hiện hữu của những nhóm khủng bố ly khai mà còn ở cả tình hình kinh tế - xã hội rất tồi tệ của Che -sni-a sẽ không bỏ súng cho tới khi họ tìm được cách kiếm sống hòa bình

Nền kinh tế ở Nga ở thời “hậu Xô Viết” từng bị coi như sụp đổ

và thiếu vắng những yếu tố khả dĩ có thể giúp hoàn toàn phục hồi Trong những năm 90, GDP của Nga giảm 50%, chỉ còn tương đương 1/10 của Mỹ Đời sống nhân dân lao động Ng a đã bị bần cùng hóa , mặc dù bộ mặt thương trường dường như trở nên nh ộn nhịp và phong phú hàng hóa hơn Nếu ở giữa thập niên cuối của Thế kỷ XX , mới chỉ có 20% số người Nga sống dưới mức nghèo nhất lên tới tháng 7 năm 1999, tỉ lệ này là 57% Sự chênh lệch thu nhập giữa 10% số người giàu nhất với 10% số người nghèo nhất lên tới 14 lần Các biến động trên chính trường không làm thay đổi đáng kể mức sống của người dân và đó là nguyên nhân chính khiến cho họ ít quan tâm tới bầu cử và các sự xáo trộn chức vụ trong Nội Các Nga, điều đó dẫn tới sự bàng quan phổ cập đối với chính trị, luôn rất có hại cho bất cứ quốc gia nào Pu-tin đã nói về “có ý nghĩa

to lớn hơn cái dạ dày của họ” nhưng nếu không mang lại ấm no cho dân chúng thì mọi hình thức chính trị đều bị phá giá

Từ một nhà nước bị moi rỗng ru ột và nhiều năm phải nhờ vào những khoản tín dụng quốc tế để có thể tồn tại thì không dễ để xây nên một xã hội tự do , nở hoa và giàu có Hơn ai hết , đương kim Tổng thống Nga đã nhìn thấy rất rõ sẽ điều đó , chính vì thế Pu -tin vẫn phải đặt cho mình một chương trình nghị sự với những mục tiêu cụ thể hơn Thông qua những việc làm cụ thể , từ hai xác lập uy và lực Pu-tin nhận thấy rõ ít nhất ba bài học mà “triều đại En-xin” để lại cho ông Đó là ba lý do đã đẩy nước Nga vào cảnh “cười ra nước mắt” thời “hậu Xô Viết” : một là không đánh giá hết hoặc phủ nhận những thành tựu của Liên Bang Xô Viết ; hai là không lường trước hết những cái giá phải trả cho các cuộc thử nghiệm thời “kinh tế thị trường mang màu sắc Tư

Trang 22

Bản hoang dã” ở thập niên cuối cùng của Thế kỷ XX ; ba là tham vọng “ đẽo chân cho vừa giày” và mơ ước sao y bản chính từ những mô hình ngoại quốc

mà không chú ý đến hoàn cảnh của nước Nga

Trong khi đó bước sang Thế kỷ XXI , sự vận động và phát triển của Thế giới chịu tác động mạnh mẽ của các xu hướng sau:

Một là, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, mang tính hai mặt tích cực và tiêu cực , đang lôi cuốn hầu hết mọi quốc gia , bất luận ở trì nh độ phát triển nào, tham gia vào quá trình này ; toàn cầu hóa kinh tế với sự phổ biến nền kinh tế thị trường trên cấp độ toàn cầu diễn ra cùng với các quá trình tự do hóa kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế khu vực, song phương và đa phương

Hai là, cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới phát triển nhanh nền kinh tế thế giới đang trong bước chuyển sang kinh tế tri thức và xu thế này cũng không còn là vấn đề riêng của các nước phát triển

Ba là, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chính phổ biến của sự phát triển thế giới kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh , mặc dù vậy , các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vẫn còn xảy ra ở một số nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau

Bốn là, cấu trúc chiến lược quốc tế đã phát triển từ nhất siêu đa cường sang đa cực hóa vừa có nhân tố trỗi dậy của EU , Nga, Trung Quốc và

Ấn Độ, vừa có sự gia tăng chủ nghĩa đơn cực và bá quyền của Mỹ

Trước những thay đổi lớn của bối cảnh quốc tế Nga và các nước lớn đều cần có sự điều chỉnh chiến lược và những điều chỉnh này đến lượt mình lại tác động tới tình hình phát triển của thế giới nói chung và các nước và các khu vực

Đứng trước tình hình trong nước “cười ra nước mắt” và tình hình thế giới có nhiều biến động, Pu-tin lên cầm quyền phải đánh con gấu Nga đang trong giấc ngủ đông dậy hòa mình vào khu rừng thế giới

II.II: CẢI CÁCH KINH TẾ

II.II.1 ĐƯỜNG LỐI CẢI CÁCH KINH TẾ

Cùng với những cải tổ trong hệ thống chính trị nhằm tăng cường

Trang 23

quyền lực của nhà nước Liên bang, việc thực hiện cải cách kinh tế thị trường, phát triển kinh tế để cải thiện đời sống nhân dân nâng cao vị thế của Nga được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Tổng thống Pu-tin Từ năm 2000, công cuộc cải cách kinh tế thị trường đã được đẩy lên một bước Thông qua chương trình cải cách kinh tế toàn diện Chương trình này được tiến hành theo bước tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước, duy trì sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế nhằm mục tiêu tăng cường quyền lực mọi mặt của đất nước, cải thiện đời sống nhân dân Những nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình này là:

- Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường, tăng cường điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm khắc phục tình trạng vô chính phủ trong phát triển kinh tế xã hội và sự buông lỏng trong các hoạt động kinh tế xã hội tuân thủ nguyên tắc

“ Nhà nước ở mức độ cần thiết và tự do ở mức độ cần thiết”

- Tập trung những biện pháp cải cách nhằm giải quyêt những vấn đề đặt

ra cho nền kinh tế và ổn định xã hội như: cải thiện môi trường đầu tư, giải

quyết vấn đề nợ, chống lạm phát và ổn định đồng rúp, xây dựng thị trường tiền

tệ và thị trường chứng khoán, cải cách hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

- Hiện đại hóa khu vực sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp hưu cơ giữa các biện pháp điều tiết kiểm soát của nhà nước với việc cải cách thị trường

ở nông thôn, cải cách chế độ sở hữu đất đai

Đó là con đường phù hợp với nước Nga mà Pu-tin đã lựa chọn Ông bỏ qua con đường “Đi theo con đường cũ của chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô cũ”

và “Bắt trước thể chế chính trị kinh tế của các nước phương Tây như Anh, Mỹ” hai con đường không phù hợp với Nga bấy giờ

Pu-tin cho rằng mục tiêu hiện đại hóa kinh tế là đạt tới tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh, khiến cho cơ cấu kinh tế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Vì vậy, chính phủ Nga cần phải đẩy nhanh bước đi cải cách kinh tế

1 Tăng cường lập pháp, bảo đảm môi trường đầu tư và kinh doanh ưu việt Tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng đối với tất cả các chủ thể kinh tế trong

Trang 24

toàn quốc Sẽ xóa bỏ tuyệt đại đa số trợ cấp trực tiếp và gián tiếp đối với doanh nghiệp thua lỗ và xóa bỏ sự nâng đỡ của nhà nước có tính kỳ thị

2 Khẳng định và bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư hữu, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, và sẽ áp dụng biện pháp công khai hóa xuất khẩu tư bản

3 Cải cách hệ thống tài chính tiền tệ, đạt tới ổn định tài chính tiền tệ trung hạn Cải cách chế độ ngân hàng, nâng cao tính ổn định của ngân hàng, thực hiện trình tự phá sản đối với ngân hàng thua lỗ, hoàn thiện chế độ thu thuế của cơ quan tín dụng, tạo điều kiện thực hiện toàn diện tiêu chuẩn quốc tế về trình tự giám sát ngân hàng, thực hiện tiêu chuẩn quốc tế về chế độ hoạch toán,

kế toán và bảng biểu, thu hút vốn nước ngoài Phát triển thị trường chứng khoán, khuyến khích phát triển cơ quan đầu tư và thu hút những nhà đầu tư mới lâu dài, hoàn thiện cơ chế điều tiết của thị trường chứng khoán

4 Mục tiêu của cải cách chế độ thu thuế và thuế quan là cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thực hiện cân bằng ngân sách nhà nước Cân bằng gánh nặng thu thuế của lợi nhuận và quỹ thù lao lao động, xóa bỏ phần lớn ưu đãi thu thuế, quy định cơ quan thu thuế xuyên khu vực, xây dựng và hoàn thiện chế độ người nộp thuế thống nhất, phát triển tin học hóa quản lý hành chính thu thuế Chính sách thuế quan sẽ phù hợp với lập trường đàm phán ra nhập WTO của Nga, thúc đẩy nền kinh tế Nga hòa nhập vào hệ thống kinh tế thế giới và cải thiện cơ quan thuế

5 Tăng cường quản lý tài sản quốc hữu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản quốc hữu, hoàn thiện chế độ đại diện lợi ích của nhà nước trong cơ quan quản lý công ty cổ phần Sửa đổi luật tư hữu tài sản quốc hữu Liên Bang Nga, hoàn thiện trình tự doanh nghiệp 100% vốn quốc hữu Liên Bang chuyển đổi thành công ty cổ phần

6 Thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế, từ việc ủng hộ doanh nghiệp không

có thành tích chuyển sang phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm lưu động sức lao động, ủng hộ sự phát triển của những ngành mới nổi lên (trước hết là ngành nghề sáng tạo và tin học), khuyến khích doanh nghiệp và doanh nghiệp lũng đoạn tự nhiên sắp xếp lại và cải cách Nhà nước còn khuyến khích mở rộng

Trang 25

xuất khẩu, khuyến khích sáng tạo, bảo đảm điều kiện pháp luật, kinh tế và tài chính ưu việt cho các hoạt động sáng tạo Nhà nước ủng hộ phát triển đầu tư rủi

ro và sáng tạo chế độ bảo hiểm rủi ro, bảo vệ quyền sở hữu tài sản tri thức, tạo điều kiện thực hiện ngành nghề khoa học kỹ thuật cao phát triển vượt trội, phát huy đầy đủ tiềm lực khoa học kỹ thuật và tri thức Phát triển sự nghiệp cơ sở giao Thông và Thông tin, hình thành hành lang giao Thông quốc tế có sức cạnh tranh, nâng cao trình độ tin học hóa của xã hội Chia tách công ty cổ phần dầu mỏ khí đốt và thống2 nhất công ty hệ thống năng lượng, đối với vận tải đường sắt thực hiện chia tách giữa đường sắt và vận tải, tự do hơn nữa đối với thị trường bưu chính viễn Thông Phát triển hệ thống công nghệ năng lượng chất đốt, bảo đảm cơ cấu hợp lý cân bằng năng lượng chất đốt của nhà nước Phát triển hệ thống công nghiệp quốc phòng, bảo đảm học thuyết quân sự, kế hoạch xây dựng quân sự và kế hoạch nhu cầu vũ khí của lực lượng vũ trang đã được xác định, tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật và tính hiệu quả của nền công nghiệp quốc phòng, xây dựng mô hình Tổng hợp công nghiệp quốc phòng nhất thể hóa cỡ lớn, tăng cường đầu tư đối với thiết kế và nghiên cứu khoa học quân sự, tận dụng có hiệu quả thực lực công nghiệp quốc phòng để phát triển hiệu quả các ngành kinh tế dân dụng Thực hiện chính sách nông nghiệp hiện đại, cần thực hiện phương trâm kết hợp giữa nhà nước ủng hộ, nhà nước điều tiết và thị trường điều tiết đối với nông thôn và chế độ sở hữu đất đai

Sau 4 năm tiến hành cải cách, Pu-tin đã đánh giá thành tựu đạt được như sau: “Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 1999 đến nay tăng 29,9% GDP hàng năm tăng cao, nhưng chưa đủ Một trong những thành tựu cơ bản của Nga đạt được trong những năm gần đây là Nga không còn phụ thuộc vào tài chính và đồng nội tệ ổn định Hiện nay, Nga cần phải giải quyết nhiệm vụ để đồng rúp

có khả năng chuyển đổi Vấn đề nợ lương và chậm trả lương hưu triền miên đã được giải quyết hoàn toàn Trong vòng 3 năm mức lương tối thiếu tăng 3 lần Hiện tượng bãi công không còn nữa Nổi lo sợ trước những hậu quả nhậy cảm của các cuộc cải cách trong xã hội đã được khắc phục Mặc dù có những thay đổi trên quy mô lớn, nhưng chúng ta mới chỉ thiết lập được nền tảng cho bước

2

TTX, số o38, ngày 19/2/2004

Trang 26

đột phá quyết định trong việc phát triển kinh tế của đất nước”2

II.I.2: NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC

2.1 Ổn định kinh tế vĩ mô

Có thể nói thành tựu lớn nhất về kinh tế trong giai đoạn 2000-2004 của Liên Bang Nga chính là đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô Cùng với chuyển đổi sở hữu tự do hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, việc nhà nước sử dụng các công cụ vĩ mô như cán cân thương mại, chính sách ngân sách, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư nước ngoài để điều tiết nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường bền vững được coi là nội dung cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn của các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung kế hoạch sang kinh tế thị trường Việc tiến hành đồng bộ chương trình cái cách kinh tế toàn diện, cùng với ổn định hệ thống chính trị Và những biến động trên thị trường thế giới về nguyên nhiên liệu những năm đầu thế kỷ XXI là những yếu tố quan trọng góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô của Nga

Bảng 1: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Nga giai đoạn 2001-2004 3

Tăng sản lượng cộng nghiệp

35,1

4,7

3,7

2,6

2,3

15,1

3

7,3

7 12,5

1,7

1

2

35,9

4,

2

11,7

6

3

: 13,Tr 82

Trang 27

1999)

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

36,6

121,7

9,

0

2,8

47,8

135,3

8,1

76,9

155,5

8,6

0,1

124,5

171,7

8,

2 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong 4 năm vừa qua là rất ấn tượng, năm 2001 tăng 5,1%, các năm tiếp theo là 4,7%, 7,3% và 7,2% GDP

a, Thặng dư cán cân thương mại:

Nga là nước đứng hàng đầu trong số các nước xuất khẩu dầu lửa và khí đốt Nhờ giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng, cán cân thương mại của Liên Bang Nga liên tục thặng dư Xuất khẩu năm 2003 đạt mức

136 tỉ USD, năm 2004 tăng lên 178 tỉ USD, trong đó nhiên liệu năng lượng chiếm 60,4%, kim loại và sản phẩm kim loại chiếm 17,9% Sản lượng công nghiệp năm 2001 là 4,9% thì 2004 tăng lên gần gấp đôi (8,2%) Cán cân thanh toán từ 35,1 tỉ USD năm 2001 lên 60,1 tỉ USD năm 2004, dự trữ ngoại tệ tăng gấp 3 lần từ 36,6 tỉ USD năm 2001 lên 124,5 tỉ USD năm 2004

b,Cải cách hệ thống thuế đồng thời ổn định thu chi ngân sách là ưu

tiên hàng đấu, nhằm bảo đảm ổ định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển bền vững Tuy nhiên trong thời gian dài khủng hoảng kinh tế, thu chi ngân sách luôn thâm hụt , do tình trậng không thanh toán thuế, trốn thuế nợ đọng, ngân sách tràn lan không hiệu quả Bước sang thế kỷ XXI, chính sách ngân sách Liên Bang Nga dưới thời Pu-tin được cải tổ theo hướng tăng cường nguồn thu nhập thông qua cải cách hệ thống thuế, thu chi ngân sách cũng hướng tới tăng cường hiệu quả thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu

Đạo luật cải tổ hệ thống thuế được thông qua năm 2001, mục đích là tiếp tục đơn giản hệ thống thuế, giảm nhẹ các khoản đóng góp xã hội, thúc đẩy các pháp nhân và thể nhân đóng thuế Hệ thống thuế của Nga trước đây thường chỉ chú trọng tới chức năng bảo đảm nguồn thu của ngân sách, tác động tiêu cực

Trang 28

tới các chức năng khác của thuế như thúc đẩy cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, giờ đây đang tiến tới thực hiện hài hòa chức năng này, đảm bảo cải thiện khả năng cạnh tranh cũng như môi trường đầu tư của kinh tế Nga là một trong những nước đi tiên phong trong việc giảm thuế thu nhập xuống còn 13%

Đồng thời, cải tổ chính sách ngân sách vẫn tiếp tục theo hướng chuyển

từ quản lý chi tiêu ngân sách sang quản lý hiệu quả sử dụng ngân sách Năm

2005, chính phủ Nga đã bắt đầu xây dựng hệ thống quy định và tiêu chí về đánh giá kế hoạch và công tác của các cơ quan ngân sách, trên cơ sở đó sẽ thực hiện Tổng kết hàng năm và điều chỉnh chính sách trong các linh vực cụ thể Việc xây dựng chính sách ngân sách phải hướng tới đạt được những kết quả cụ thể của chính sách đang thực hiện và phải mang tính dài hạn Mặt khác, chính phủ cơ cấu lại mạng lưới ngân sách khổng lồ, hiện có tới 35 ngàn cơ quan, đang ngày càng phình ra trên khắp liên bang Hướng tới phải cắt giảm hàng loạt các cơ quan này để không chỉ cải thiện chính sách ngân sách theo hướng hiệu quả mà còn góp phần cải cách hành chính, giảm bớt rào cản cũng như chi phí giao dịch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Việc cải thiện chính sách ngân sách không chỉ tạo thuận lợi phát triển ngoại giao mà đã góp phần cải thiện ngân sách của Liên Bang Nga, ngân sách luôn thặng dư, nợ nước ngoài ngày càng giảm Năm 2000 là năm trong suốt quá trình cải tổ ngân sách Nga thoát khỏi tình trạng thâm hụt, đạt mức thặng dư 2,5% Năm 2004 việc nợ lương giảm hơn 40% và ngân sách Liên Bang thặng

dư hơn 750 tỉ rúp hay 4,9% GDP Năm 2004, các khoản thu ngân sách đạt 20,1% GDP, các khoản chi ở mức 15,19%, thặng dư ngân sách đạt 5,09% GDP (theo bảng 1)

c Kìm hãm lạm phát, phát triển thị trường tài chính tiền tệ

Những yếu tố thuận lợi trong cán cân thương mại và ổn định ngân sách cùng với những cải tổ trong hệ thống ngân hàng, tài chính Đã góp phần cũng

cố đồng rúp, phát triển thị trường tài chính tiền tệ của Nga

Trong chính sách tỉ giá, Liên Bang Nga đã duy trì được sự giao động tỉ

Trang 29

giá ở mức độ thích hợp, hạn chế những dao động đột biến tác động tiêu cực tới nền kinh tế Ngân hàng Trung ương Nga phấn đấu để biến động tỉ giá vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nga, vừa tác động tích cực tới sản xuất hàng hóa, kích cầu ở thị trường trong nước

Tỷ lệ lạm phát đã được kìm chế, liên tục giảm từ 18,6% năm 2001 xuống 12% năm 2003 và còn 11,7% năm 2004 Dự trữ ngoại tệ năm 2004 lên đến mức kỷ lục 182,2 tỉ USD tạo điều kiện để duy trì tỉ giá đồng rúp trong những hoàn cảnh gay go nhất

Chính sách của nhà nước trong mối quan hệ với lĩnh vực ngân hàng dựa trên cơ sở duy trì và cũng cố những cơ chế thị trường đã bắt đầu xuất hiện trong các hoạt động của các tổ chức tín dụng và đã sử dụng những biện pháp điều tiết gián tiếp tác động tới quá trình này Chính phủ Nga đã thực hiện chính sách can thiệp từ từ trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích:

- Bảo đảm sự ổn định hệ thống và tạo ra các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh Hoạt động của ngân hàng cần phải dựa trên những lợi nhuận và tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh

- Khuyến khích ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhân dân, phát triển các lĩnh vực mới của thị trường dịch vụ ngân hàng, hướng tới việc tạo ra các sản phẩm phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường

Nhìn chung, những năm đầu thế kỷ XXI, Liên Bang Nga đã đảm bảo phát triển đồng bộ bốn nội dung sau: hoàn thiện pháp luật; phát triển hạ tầng ngân hàng tài chính; hoàn thiện hệ thống điều tiết và kiểm soát các ngân hàng, hoàn thiện lĩnh vực tài chính quốc gia (thuế, chi tiêu công, đầu tư)

Hệ thống ngân hàng thương mại và quỹ bảo hiểm được cải tổ, năm 2003 sản của các tổ chức tín dụng tăng 35%, cải thiện lòng tin của nhân dân, các khoản tiết kiệm tăng 47% Thành tựu quan trọng nữa là có khoản chuyển đổi tiết kiệm sang đầu tư, cung cấp vốn cho phát triển sản xuất, tín dụng cho sản xuất trong mấy năm từ 1,8 ngàn tỉ rúp lên 2,3 ngàn tỉ rúp Thị trường cổ phiếu năm 2003 chiếm 45% GDP, trong năm 2003 các doanh nghiệp Nga Thông qua

Trang 30

thị trường chứng khoán thu hút được 11,4 tỉ USD, trong đó từ trong nước là 2,7

tỉ USD

2.2 Kinh tế đối ngoại

Trong những năm 2000-2004, kinh tế đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Nga, thể hiện qua tỉ trọng nhập trên GDP, tỉ

lệ đóng góp vào tăng trưởng cũng như sự đóng góp ngoại tệ cho dự trữ quốc gia Nga đã liên kết khá chặt chẽ với thị trường thế giới, Nga xuất khẩu hơn 50% sản lượng thép, 75% sản lượng phân bón, khoảng 30-40% sản phẩm công nghiệp giấy, bột xenlulo, hóa chất Nga là nước đứng đầu trong số các nước xuất khẩu dầu lửa và khí đốt Xuất khẩu dầu thô chiếm 70% Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga Lĩnh vực kinh tế đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Nga và giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, xã hội quan trọng giai đoạn hiện nay

Một thành tựu quan trọng khác là thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga trên thị trường quốc tế cũng như trong nước

Ngay từ tháng 7 năm 1991, Nga đã ban hành luật đầu tư nước ngoài và

đã trải qua nhiều điều chỉnh, sửa đổi Tuy nhiên trong giai đoạn đầu cải tổ, tình hình kinh tế chính trị ở Nga không ổn định, môi trường đầu tư không hấp dẫn, nên lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Nga còn thấp Đỉnh cao của FDI vào Nga năm 1997 là 5 tỉ USD, sau đó giảm xuống dao động trong nước 3 tỉ USD trong những năm sau

Sau khi lên nắm quyền, Pu-tin đã thực hiện hàng loạt cải cách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như phấn đấu gia nhập WTO:

- Đẩy mạnh cải cách bộ máy quản lý nhà nước, giảm bớt rào cản hành chính, thuận lợi cho môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao chất lượng của các cơ quan cấp giấy phép và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp

- Cải cách hệ thống quy tắc kỹ thuật, nhằm xây dựng các tiêu chuẩn kỹ

Trang 31

thuật mới thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đồng thời phù hợp với Thông lệ quốc tế, hòa hợp với các yêu cầu của WTO

- Xây dựng những cơ chế nhằm đảm bảo quyền sở hữu, trong đó có sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và các nhà đầu tư

- Hoàn thiện quá trình điều chỉnh luật pháp của Nga cho phù hợp với những quy định của WTO (Như thủ tục hải quan, biểu thuế quan…)

- Tăng cường việc kiểm soát thực hiện luật với mục tiêu tránh đưa ra những điều luật mới không phù hợp với WTO

Năm 2000, Nga có khoản bộ thu lớn trong buôn bán với kim ngạch đạt 136,6 tỉ USD, tăng 32,4% so với năm 1999 Lần đầu tiên sau nhiều năm “thập thửng đêm hàn” trong cơ chế thị trường, năm 2000, Liên Bang Nga đã có được mức khinh ngạch xuất khẩu vượt quá 100 tỉ USD Xuất siêu đạt mức kỷ lục 69

tỉ USD so với 42,6 tỉ USD năm 1999 Thu nhập ngân sách cũng tăng vượt kế hoạch 156% đạt 613 tỉ rúp, đến năm 2001 lên tới 36,6 tỉ USD dự trữ ngoại tệ và tới 2004 thì con số lên tới 124,5 tỉ USD

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2003 tăng đáng kể, đạt 6,8 tỉ USD so với 2,4 tỉ USD năm 2002 Đến năm 2004 Tổng đầu tư nước ngoài vào Nga đạt 82 tỉ USD, riêng trong năm 2004 đạt hơn 40,5 tỉ USD đầu tư vào nền kinh tế, tăng hơn 36,4% năm 2003, trong đó FDI chiếm 23,3%, chứng khoán 0,8%, còn 75,9% là các đầu tư khác như tín dụng của các tổ chức quốc tế, tín dụng thương mại… Nga đứng thứ 11 trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài Những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất là công nghiệp, tiếp

đó là thương nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm

Một số doanh nghiệp lớn của Nga đã quan tâm gắn kết hơn đến thị trường quốc tế và thực hiện cải tổ theo hướng mở cửa và minh bạch hơn Ví như lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, việc tư nhân hóa tập đoàn dầu mỏ Onaka đã được bán một cách trong sạch và mang lại cho ngân quỹ thêm 1 tỉ USD Sự việc này làm tăng thêm lòng tin cho giới đầu tư nước ngoài vào thị trường Nga

II.II.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trang 32

NGA

Mặc dù nền kinh tế Nga liên tục tăng trưởng ở mức cao trong suốt

2000-2004, kinh tế vĩ mô đã ổn định, nhưng với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường Liên Bang Nga hiện phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: tỉ lệ kinh tế phi thị trường cao, cơ cấu kinh tế lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém, hội nhập kinh tế siêu hiệu quả

3.1 Tỉ lệ các lĩnh vực phi thị trường cao

Trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên như năng lượng, điện, vận tải, bưu chính viễn Thông và xây dựng, số lao động là 20,3 triệu người, chiếm 31,2%, ngoài ra còn 5,8 triệu người trong các lĩnh vực khác thuộc ngân sách Tỉ lệ các lĩnh vực phi thị trường cao bao gồm các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thường nhận được sự ưu đãi công khai hay bí mật gây nên sự biến dạng trong hoạt động của chủ thể kinh tế Mặt khác, việc nhà nước nắm giữ tỉ lệ trong các lĩnh vực kinh tế huyết mạch trên và vẫn thực hiện cơ chế bảo hộ, trợ giá đối với các lĩnh vực độc quyền tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lực lượng năng động của cơ chế thị trường chiếm tỉ lệ thấp, năm 2004 số doanh nghiệp này mới hơn

950 ngàn, với 8,3 triệu lao động, chiếm 17% lao động

Cũng chính vì cơ chế phi thị trường trong các lĩnh vực độc quyền làm cho những lĩnh vực này trở nên kém hấp dẫn, không thu hút được đầu tư, dẫn tới việc phát triển hạ tầng giao Thông vận tải, bưu chính viễn Thông, năng lượng luôn là vấn đề mà nước Nga phải đương đầu Các giải pháp trong những năm qua bao gồm cả việc cải tổ độc quyền tự nhiên dường như chưa đủ để thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga Hơn nữa với lãnh thổ rộng lớn hơn 17 triệu km2, giao Thông vận tải và bưu chính viễn Thông lạc hậu làm gián đoạn sự liên kết kinh

tế giữa các vùng, triệt tiêu hiệu quả hoạt động của hệ thống kinh tế vùng, làm mất sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng, đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Liên Bang Nga Ngoài ra cơ chế lĩnh vực phi thị trường còn tác động rất nhiều tới hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu gia nhập WTO của Liên Bang Nga

Trang 33

3.2 Cơ chế kinh tế lạc hậu, nguyên nhiên liệu hóa nền kinh tế

Hiện nay Nga tham gia vào phân công lao động thế giới như nguồn cung cấp nguyên nhiêu liệu thô, mà trước hết là dầu lửa và khí đốt Dự trữ khí đốt tự nhiên của Nga chiếm khoảng 47,2-47,5 tỉ m3, còn dự trữ về dầu lửa của Nga chiếm khoảng 13% dự trữ toàn thế giới, trữ lượng thăm dò được đánh giá vào khoảng 15,5-15,7 tỉ tấn, chỉ đứng sau Ả rập Xê út Nhờ có giá năng lượng cao, xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đang mang lại những nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế Nhưng kinh tế Nga lại dễ chịu ảnh hưởng của những thay đổi nhỏ về kinh tế từ bên ngoài, kinh tế quá ỷ lại vào xuất khẩu mà chủ yếu là xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô Bản thân ngành khai thác chế biến dầu khí với các đặc trưng: công nghệ lạc hậu và thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng đòi hỏi những chi phí cao trong khai thác và bảo dưỡng Khoảng cách xa giữa nơi tiêu thụ và nơi sản xuất đòi hỏi phải xây dựng những hệ thống dự trữ, vận chuyển nhiên liệu rất dài trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt làm cho chi phí và giá thành cao Trong các ngành khai thác, luyện kim, tình trạng cũng tương tự, do thiết bị và công nghệ lạc hâu nên ở Nga, mức tiêu hao nhiên liệu cho sản xuất thép và nhôm cao hơn 20-30% so với Mỹ, EU và Nhật Bản; Lượng phế thải từ sản xuất thép tấm cao hơn 2 lần, năng xuất lao động thấp hơn từ 2,5-3 lần; tác động tiêu cực tới môi trường, cao hơn 2 lần Năm 2002, Nga xuất khẩu khoảng 1/3 lượng kim loại đen không đủ chi phí sản xuất, chỉ có lĩnh vực xuất khẩu kim loại màu đạt mức chi phí sản xuất

Cơ cấu nhập khẩu cũng thể hiện sự lạc hậu của nền kinh tế, xuất khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu, mức độ gia công thấp, hiệu quả kém, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng là chính Xuất khẩu năm 2003 đạt 136 tỉ USD, sang năm

2004 tăng lên tới 178 tỉ USD, trong đó nhiên liệu năng lượng chiếm tới 60,4%, kim loại và các sản phẩm kim loại chiếm 17,9%, còn xuất khẩu thiết bị máy móc lại giảm đi 1,7% ở mức 5,1% Nhập khẩu tăng từ 75,4 tỉ USD năm 2003 lên 93,3 tỉ USD năm 2004, trong đó tỉ lệ nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng chiếm 24,6% 4

4

: 17,k

Trang 34

Việc kéo dài khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu như vậy sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, tàn phá môi trường của đất nước Hơn nữa một nền kinh

tế phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng sẽ đễ biến động nếu giá năng lượng trên thế giới tụt xuống Đây là vấn đề Nga cần quan tâm

3.3 Khả năng cạnh tranh kém do lĩnh vực khoa học, công nghệ cao chƣa đƣợc quan tâm đúng mức

Bước sang thế kỷ XXI, cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ, sự phổ biến kinh tế tri thức trên cấp độ toàn cầu, là những yếu tố to lớn đã và đang tác động tới sự phát triển của các quốc gia, trong đó có Nga Từ 1991, chi tiêu cho nghiên cứu phát triển trên toàn cầu tăng từ 438 tỉ USD lên 576 tỉ USD (tốc độ trung bình tăng 4,4% năm), đến năm 2002 tăng lên 677 tỉ USD tăng 2,8% trung bình từ 1996 đến 2002

Chi tiêu cho nghiên cứu, phát triển Liên Bang Nga năm 1996 là 3,8 tỉ USD và năm 2002 là 4,3 tỉ USD, trong số 10 nền kinh tế hàng đầu chi phí cho nghiên cứu phát triển không có Nga Liên kết nước Nga vào nền kinh tế tri thức toàn cầu ở mức độ rất thấp Năm 2001, Nga xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt 3,2 tỉ USD chỉ bằng 1/60 của Mỹ, 1/16 của Trung Quốc, ½ Hungari Còn nếu về xuất khẩu trí tuệ hay tính các sáng chế phát minh thì Nga chỉ đạt 547 sáng chế trong đó Mỹ là 98682, Đài Loan 2486 5

Nguồn tài chính hỗ trợ cho lĩnh vực khoa học của Nga suy giảm nghiêm trọng Năm 2004, chi phí cho nghiên cứu triển khai là 196 tỉ rúp vào cỡ 43% so với năm 1990 Nếu tính theo GDP thì đầu tư khoa học năm 2004 là 1,17% còn năm 1990 là 2,03% Hiện nay, chi phí cho một người làm nghiên cứu ở Nga thấp hơn ở Hàn Quốc 8 lần và Đức 12 lần Cơ sở vật chất kỹ thuật cho khoa học suy giảm nghiêm trọng Trong vòng 10 năm lại đây mối liên kết giữa nghiên cứu cơ bản- nghiên cứu ứng dụng-sản xuất công nghiệp bị phá vỡ 6

Những vấn đề cơ bản mà chiến lược phát triển khoa học công nghệ Nga phân tích bao gồm:

- Nga là một trong những cường quốc hàng đầu trên thế giới về nghiên

Trang 35

cứu cơ bản, tuy nhiên không có điều kiện để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất Điều này gây nên nguy cơ làm suy giảm khoa học nghiên cứu cơ bản, làm mất

uy tín của Nga như một cường quốc về khoa học

- Có sự gián đoạn giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai ứng dụng thành các công nghệ thương mại Sự phát triển yếu kém của triển khai ứng dụng và hạ tầng khoa học công nghệ kém phát triển trong đó có việc thương mại hóa các công nghệ tiên tiến làm cho xuất khẩu công nghệ đạt mức rất thấp

- Trong lĩnh vực doanh nghiệp vẫn chủ yếu là các công nghệ cũ, lạc hậu, khả năng tiếp cận các công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp rất thấp Để khắc phục các doanh nghiệp phải chi phí nhiều cho đổi mới công nghệ mà chủ yếu là các thiết bị

- Nhìn chung các doanh nghiệp thường xuyên có xu hướng nhập khẩu các thiết bị kéo theo lĩnh vực nghiên cứu triển khai phần lớn cũng đòi hỏi từ nước ngoài Như vậy nguồn đầu tư như ở nước Nga, phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp Nga chỉ tham gia vào quá trình tái sản xuất của lĩnh vực nghiên cứu triển khai mà thôi

3.4 Liên kết giữa nền kinh tế Nga với nền kinh tế thế giới còn ở mức thấp, kém hiệu quả

Giai đoạn hiện nay của nền kinh tế thế giới được đạt trên bởi sự gia tăng của toàn cầu hóa, tham gia vào quá trình này là một yêu cầu cấp thiết đối với mọi nước, đặc biệt là với Liên Bang Nga đang muốn cải thiện vị trí kinh tế và chính trị của mình Vai trò quan trọng ở đây không chỉ là các con số

về doanh số ngoại thương mà còn là chất lượng tham gia vào quá trình kinh tế quốc tế tạo ra giá trị gia tăng Sự liên kết của nước Nga vào nền kinh tế thế giới hiện nay đặc trưng bởi mức độ gia công thấp của nền sản xuất, mức độ sử dụng lợi thế cạnh tranh trong các hoạt động xuất khẩu còn kém, trước tiên là trong giao Thông vận tải, những sản phẩm thuộc khoa học, công nghệ cao, khả năng hợp tác đa quốc gia thấp, làm suy giảm khả năng trao đổi công nghệ, sự phát triển năng động của từng ngành sản xuất Mức độ gia công kém, gây nên sự

Trang 36

phụ thuộc vào tình hình giá cả quốc tế với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Xu hướng tăng cường lĩnh vực dịch vụ và gia công chế biến trong những năm gần đây chưa dẫn tới những thay đổi to lớn trong cơ cấu nền kinh tế của Liên Bang Nga Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu năng nhiên liệu vào tình hình giá cả quốc tế Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho sự ổn định của nền kinh tế Nga không cao, chỉ cần những biến động nhỏ trên thị trường năng lượng có thể gây lên những tác động tới tăng trưởng GDP, tới ngân sách quốc gia, làm mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm trầm trọng các vấn đề an ninh và ổn định xã hội

Vấn đề phát triển kinh tế thị trường và mức độ liên kết quốc tế kém hiệu quả còn thể hiện rất rõ trong quá trình gia nhập WTO của Nga

Quan điểm của Nga là tham gia vào WTO không chỉ để được đối

xử bình đẳng trong thương mại thế giới mà còn phải tham gia vào xây dựng các quy tắc của cuộc chơi Nga cho rằng, có những vấn đề thua thiệt trên thị trường toàn cầu điều đó sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và sẽ làm nảy sinh những vấn đề xã hội và Nga tham gia vào WTO để tránh chính điều này Nga cũng coi việc gia nhập WTO là một bước tiến quan trọng trong quá trình cũng cố các mối quan hệ thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Nga, giúp hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng gần với Thông lệ quốc tế, đưa nước Nga liên kết chặt chẽ vào hệ thống kinh tế thế giới

Tuy nhiên, đã bước sang năm thứ 14 kể từ khi Nga đệ đơn gia nhập WTO mà Nga vẫn đang chỉ ở ngưỡng cửa của tổ chức này Có thể rút ra một vài lý do như sau:

Thứ nhất, Nga muốn bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trước khi gia nhập WTO

Các doanh nghiệp Nga đang chờ sự kiện Nga gia nhập WTO với nhiều lo lắng Việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan và phi thuế quan sẽ làm hàng hóa nhập ngoại tràn ngập thị trường Nga và kết quả là nhiều ngành

Trang 37

sản xuất của Nga phải đóng cửa, trực tiếp tác động tiêu cực đến đời sống người lao động Đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành từ trước đến nay vẫn thuộc độc quyền nhà nước, được bao cấp hay những ngành được bảo hộ nhiều như thiết bị dầu khí, luyện kim, bưu điện, vận tải, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và rệt may, công nghiệp hóa chất, ngân hàng tài chính, bưu chính viễn Thông, sản xuất đồ gỗ vào chế biến gỗ,… các nhà sản xuất công nghiệp nhẹ và rệt may đề nghị Thông qua quy luật về thị trường tiêu dùng trong đó đảm bảo thị phần của hàng nội địa không được thấp hơn 50-60% (còn hiện tại thậm chí chưa tới 20%), phải hình thành thị trường bán lẻ, chống bán phá giá và khuyến khích người dân dùng hàng nội địa Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị dầu khí yêu cầu Nga phải duy trì mức thuế nhập khẩu 15% đối với thiết bị dầu khí trong giai đoạn chuyển đổi trước khi Nga gia nhập WTO

Thứ hai, quá trình đàm phán kéo dài do chính sách trợ cấp năng lượng cũng như bảo hộ một số lĩnh vực kinh tế của Nga

Giá năng lượng đặc biệt là khí tự nhiên là một vấn đề gai góc trong đàm phán gia nhập WTO Chính phủ điều chỉnh giá năng lượng trong nước thấp hơn so với giá thị trường quốc tế, một phần là nhằm hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước Cơ chế hai giá này của Nga bị các nước thành viên WTO phản đối vì như vậy sẽ tạo ra trợ cấp cho các lĩnh vực sản xuất, vi phạm thỏa thuận của WTO về trợ giá

Trong lĩnh vực nông nghiệp Nga cho rằng còn ở trong tình trạng chậm phát triển hơn so với EU, Mỹ mà các nước này vẫn còn bảo hộ rất mạnh, nên Nga cần phải hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp bằng các tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của mình về dầu, khí đốt, điện năng, cước phí vận tải với giá rẻ Việc đàm phán của các đối tác đòi hỏi cần phải mở cửa thị trường nông nghiệp và nâng giá năng lượng lên mức thế giới sẽ làm cho nông nghiệp Nga gặp rất nhiều khó khăn

Hơn nữa, cho đến nay Nga vẫn chưa ký kết một hiệp định tự do hóa thương mại với các nước và khu vực nào trên thế giới

Đó là những lý do căn bản nhất khiến cho việc liên kết Nga với

Trang 38

nền kinh tế thế giới ở mức độ thấp kém hiệu quả

II.III CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ II.III.1 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1.1 Nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ƣơng

Là nước độc lập xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới, Nga là kết quả của Liên Xô giải thế Có thế nói các loại vấn đề quấy nhiễu mối quan hệ giữa trung ương và địa phương của thời kỳ Liên Xô, Nga về cơ bản cũng đều thừa

kế được Liên Xô trước khi giải thế bao gồm cả Nga trong đó, có hình thức quốc gia của chế độ Liên bang, thực chất là một quốc gia chế độ đơn nhất tập trung cao độ Thời kỳ En-xin, do chính phủ và quốc hội đấu tranh chính trị mãi vẫn không dứt nên đã làm cho quyền lực trung ương suy yếu, thế lực địa phương ngày càng tăng cường Khi ấy để tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong cuộc đấu tranh của Đu ma quốc gia, En-xin đã một mình đi đến thỏa thuận với Tổng thống các nước cộng hòa tự trị và các trưởng hành chính các bang, Tổng thống cho phép địa phương làm những gì họ thích, để đổi lại, khi Tổng thống cần các địa phương dốc hết sức giúp đỡ, kết quả là Liên Bang Lập Hiến đã biến thành Liên Bang khế ước, hay là giống như một nhà lãnh đạo từng nói “Đây không phải là chế độ Liên Bang mà là chế độ phong kiến”

Đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhà lãnh đạo địa phương là do toàn dân bầu ra, Tổng thống mất đi quyền bổ nhiệm bãi miễn đối với nhà lãnh đạo địa phương Quyền lực của nhà địa phương được dân bầu ra mở rộng nhanh chóng, Thống đốc bang, Tổng thống nước Cộng hòa đã trở thành ông hoàng địa phương của vùng đó, năng lực quản lý của trung ương đối với địa phương ngày một yếu đi Việc quyền lực của nhà lãnh đạo địa phương mở rộng đã nảy sinh một loạt hậu quả tiêu cực, trong công tác thực tế đã xuất hiện một loạt hiện tượng kỳ quái: Thứ nhất, một số nơi ở Nga được hưởng quyền lợi lập pháp vô hạn, pháp quy mà địa phương thông qua bao gồm cả pháp lệnh liên quan tới quyền sở hữu tài sản, thuế quan, có tới một phần ba là mâu thuẫn với luật pháp

Trang 39

và hiến pháp Liên Bang Nga, giữa các khu vực biên giới và các Bang của Nga

đã xây dựng hàng rào mậu dịch, hoặc tồi tệ hơn, dựng hẳn cột dốc biên giới Tình trạng này bất kể là ở nước nào cũng không thể hiểu nổi Thứ hai, chế độ

mà nhiều chủ thể địa phương xây dựng bất luận thế nào cũng không thể gọi đó

là chế độ dân chủ Quyền lực trung ương và địa phương, đừng nói đến chuyện phục hưng của Nga, vì đó là chuyện không tưởng ngay cả có giữ được thống nhất toàn vẹn nước Nga hay không cũng còn khó khăn

Vì vậy sau khi lên giữ chức, Pu-tin có hai lựa chọn: Một là, sửa đổi Hiến pháp Nhưng biện pháp này không khả thi vì Ủy ban Liên Bang hiện nay là cơ quan quyền lực lập pháp địa phương chưa chắc đã đồng ý phê chuẩn bản sửa đổi không có lợi cho địa phương Hai là, xóa bỏ những pháp quy mâu thuẫn với Hiến pháp mà chủ thể trung ương thông qua , mượn sự phán quyết của cơ quan

tư pháp về hình thức thuộc sự quản lý của Liên Bang để tăng cường địa vị của trung ương Liên Bang Thế nhưng, điều này cũng cần thời gian vì trước đó cần phải làm cho các tòa án địa phương, trên thực tế chịu sự kiểm soát của nhà đương cục địa phương giữ được tính độc lập của mình

Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ càng và gặp gỡ 26 nhà lãnh đạo địa phương

có ảnh hưởng nhất, Pu-tin đã lựa chọn một sách lược khác cấp tiến nhất nhưng cũng có hiệu quả nhanh nhất

Pu-tin đã thiết lập hệ thống chính quyền Liên Bang theo chiều dọc, lãnh đạo trực tuyến Việc này sẽ củng cố quyền lực của Liên Bang, khắc phục sự chia rẽ giữa trung ương và địa phương và sự bất tuân lệnh của chính quyền địa phương Lãnh thổ rộng lớn với hơn 17 triệu km2

của Liên Bang Nga có 89 chủ thể, bao gồm 21 nước cộng hòa, 49 tỉnh, 6 vùng, 1 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị, 2 thành phố trực thuộc trung ương Pu-tin đã chia lãnh thổ làm 7 đại khu Liên Bang và bổ nhiệm một đại diện toàn quyền Tổng thống tại mỗi đại khu Liên Bang, tăng thêm một cơ quan quản lý, tăng cường sự giám sát của trung ương đối với các chủ thể Khu trung tâm lấy Mat-xcơ-va làm trung tâm, khu Tây Bắc lấy Xanh-pe-téc-pua làm trung tâm, khu Bắc Cáp-ca-dơ lấy Rớt-xtốp-na-đon làm trung tâm, khu bờ sông Von-ga, lấy Nít-dnưi Nô-vgo-rớt làm trung tâm, khu U-ran lấy Chê-ca-tê-rin-bốc làm trung tâm, khu Xi-bê-ri-a lấy thành phố

Trang 40

mới Xi-bê-ri-a làm trung tâm và khu Viễn đông lấy Kha-ba-rốp-xcơ làm trung tâm

Bảy đại diện của bảy khu Liên Bang này, có tới 5 người là tướng đến từ quân đội hoặc cục An ninh quốc gia Nguyên Phó cục trưởng cục Thuế vụ Xanh-pê-téc-bua Bôn-tóp-xin-khơ làm đại diện khu trung ương, ông đã quen biết với Pu-tin từ trước Tướng Chen-khơ-sốp Phó cục trưởng Tổng cục An ninh quốc gia được cử làm đại diện vùng Tây bắc, là một trong những người được Pu-tin tín nhiệm nhất Thử trưởng Bộ Nội Vụ, Tưởng Ra-tơ-sáp được cử đến khu U-ran sản xuất nhiều dầu mỏ, khí đốt Tư lệnh quân khu Bắc Cáp-ca-

dơ là Ca-ran-chep được giữ chức đại diện toàn quyền ở đây, ông đã hai lần tham gia chiến tranh Che-sni-a Khu bờ sông Von-ga do nguyên Thủ tướng chính phủ Ki-ri-en-cô giữ chức đại diện toàn quyền, đây là quê hương của ông Nguyên bộ trưởng sự vụ Cộng đồng các quốc gia độc lập Đờ-la-chen-xki giữ chức đại diện toàn quyền khu Xi-bê-ri-a, còn Tướng giải ngũ Pri-cốp-xki giữ chức đai diện toàn quyền khu Viễn đông

Mỗi một đại diện toàn quyền của khu Liên Bang đều phải làm cho nguyên thủ quốc gia thực hiện chức năng Hiến pháp trong phạm vi khu Liên Bang tương ứng, trực thuộc Tổng thống và báo cáo với Tổng thống Đại diện toàn quyền được Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm, kỳ hạn giữ chức do Nguyên thủ quốc gia quyết định, nhưng không vượt quá kỳ hạn nhận chức của Tổng thống Căn cứ vào quy định, đại diện các khu Liên Bang có 4 nhiệm vụ chính

và 13 chức năng Bốn nhiệm vụ chính là: Thức nhất, tổ chức thực hiện một cách thống nhất các phương châm cơ bản trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước Liên Bang do Tổng thống đề ra; Thứ hai, giám sát tình hình thực hiện Hiến pháp Liên Bang Nga và các nghị quyết của nhà nước Liên Bang; Thứ ba, bảo đảm cho Tổng thống có thể thực thi chính sách cán bộ ở các chủ thể; Thứ tư, báo cáo định kỳ với Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, tình hình chính trị, kinh tế xã hội tại các đại khu của mình

Còn về các chức năng, trong số 13 chức năng của đại diện toàn quyền của Tổng thống, chức năng quan trọng nhất là điều hành các cơ quan địa phương chấp hành pháp luật Liên Bang, chấp hành mệnh lệnh của Tổng thống

Ngày đăng: 21/01/2016, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Natalia Ghêvorkian-Natalia Timacova-Andray Côlexnhicốp, Đào Vân Phương (dịch), Sáu lần gặp gỡ người đứng đầu nước Nga-V.Pu-tin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáu lần gặp gỡ người đứng đầu nước Nga-V.Pu-tin
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
2. Hồng Thanh Quang, Vladimir Putin sự lựa chọn của nước Nga, NXB quân đội nhân dân Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vladimir Putin sự lựa chọn của nước Nga
Nhà XB: NXB quân đội nhân dân Hà Nội
3. Oleg Blotski, Lê Văn Thắng (dịch), V.Putin câu chuyện cuộc đời, NXB CAND và công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V.Putin câu chuyện cuộc đời
Nhà XB: NXB CAND và công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện
4. Trần Đức Lam (dịch), 100 bài báo nước Nga về V.Putin, NXB Thông tấn Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 bài báo nước Nga về V.Putin
Nhà XB: NXB Thông tấn Hà Nội
5. A.A Mukhin, Đỗ Hương Lan (dịch), Pu-tin và những người cộng sự, NXB CAND và công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pu-tin và những người cộng sự
Nhà XB: NXB CAND và công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện
6. A.P Côchetcốp, Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
7. Nguyễn Đình Hương, Chuyển đổi kinh tế thị trường của Liên Bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi kinh tế thị trường của Liên Bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
8. Vũ Tài Hoa. Nguyễn Văn Phước. Lê Hiền Thảo, Vladimir Putin nhân vật số 1, NXB TPHCM, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vladimir Putin nhân vật số 1
Nhà XB: NXB TPHCM
9. Alecxandr Olbich, Nguyễn Kiều Diệp (dịch), Pu-tin và xứ mệnh lịch sử, NXB CAND, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pu-tin và xứ mệnh lịch sử
Nhà XB: NXB CAND
10. Chương Dự. Hồng Phượng (dịch), Putin – Sự trỗi dậy của một con người, NXB Từ điển Bách Khoa, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Putin – Sự trỗi dậy của một con người
Nhà XB: NXB Từ điển Bách Khoa
11. Lê Phụng Hoàng, Lịch sử Liên Xô và Liên Bang Nga sau chiến tranh thế giới thứ 2, khoa lịch sử Trường ĐHSPTPHCM, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô và Liên Bang Nga sau chiến tranh thế giới thứ 2
12. Lêonnid Mlechin, Trung Hiếu (dịch), Các đời Tổng thống Nga, NXB CAND, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các đời Tổng thống Nga
Nhà XB: NXB CAND
13. TS. Nguyễn An Hà (chủ biên), Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
14. Nguyễn Văn Phước. Vũ Tài Hoa, Bush và quyền lực nước Mỹ, NXB Lao động, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bush và quyền lực nước Mỹ
Nhà XB: NXB Lao động
15. Ngô Oanh, Nước Nga thời Putin, NXB Văn hóa Thông tin, 2008 16. Các bài trên báo Thông tấn xã Việt Nam từ 2000-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nga thời Putin
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
17. Thông tin từ Internet: a. www.nuocnga.net b. www.onthi.com Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w