1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của alvin toffler

30 957 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 165,5 KB

Nội dung

Quan điểm của A.Toffler về quyền lực tri thức – hay sự lên ngôi của sứcmạnh tri thức là một trong những quan điểm được nhiều nhà khoa học, kinh tế,chính trị, xã hội học, ...thừa nhận.. C

Trang 1

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thời điểm hiện nay nhân loại đang bước vào những năm đầu tiên của thập kỷthứ hai thế kỷ XXI, một thế kỷ mà theo dự đoán sẽ có những bước nhảy vọt chưatừng thấy về khoa học và công nghệ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mộtcách nhanh chóng vượt khỏi trí tưởng tượng của con người Loài người đang tạo

ra những biến đổi về chất chưa từng có trong lực lượng sản xuất, đưa nhân loạitừng bước quá độ sang một nền văn minh mới - văn minh trí tuệ Một thực tế chắcchắn là, với sự gia tăng sức mạnh của tri thức, khoa học, công nghệ, nền kinh tếcủa thế kỷ này không còn là nền kinh tế dựa nhiều vào cơ bắp và tài nguyên thiênnhiên mà chủ yếu dựa vào tri thức, khoa học, công nghệ Các công nghệ mới, côngnghệ thông tin, đặc biệt là Internet và vô tuyến đã trở thành một vũ khí cạnh tranh

có tính chiến lược trong kinh doanh, một lực thúc đẩy then chốt trong hệ thốngsáng tạo của cải mới Với việc ứng dụng tri thức, các phát minh khoa học - kỹthuật - công nghệ vào trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ v.v… làm cho hệthống sản xuất mới được mở rộng không ngừng Kết quả của những biến đổi docách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mang lại là các vấn đề an sinh xã hội

đã được giải quyết từng bước, trong cơ cấu xã hội những người lao động trí óc, hay

“những chiếc áo cổ trắng” bắt đầu thay thế “những chiếc áo cổ xanh” truyền thốngtrước đây Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội này cũng dẫn đến nhữngthay đổi cả trong nội dung quyền lực Các nhà chuyên môn, các chuyên gia, cácnhà quản lý, các giám đốc thông tin, các CEO cao cấp theo nghĩa rộng là các nhà

kỹ trị còn gọi là “giới thượng lưu xã hội”, “thượng lưu tri thức trị” có tài - đức và

có năng lực tổ chức cao đã dần dần trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị Điều

Trang 2

này cho thấy tri thức, thông tin đã trở thành một vấn đề trung tâm của việc thựchiện những cải cách xã hội và quyết sách chính trị; trở thành nhân tố then chốtquyết định sự mạnh yếu và hưng suy của quốc gia, dân tộc; trở thành động lực chủyếu của sự phát triển xã hội Kinh tế tri thức đã và đang trở thành dòng thác lớnkhông gì ngăn cản nổi trong ngọn triều lớn của thời đại, chỉ có những con người,dân tộc, quốc gia có đầy đủ tri thức, thông tin mới có cơ hội giàu có và chiếnthắng Thông tin và tri thức vì thế là cơ sở của quyền lực mới về chính trị và kinh

tế của thế giới đương đại; là tấm bản đồ tất yếu mà mỗi quốc gia, dân tộc, con

người cần phải có làm hành trang bước vào tương lai Theo logic phát triển khách quan của nó, tri thức là sức mạnh đặc biệt và đang trở thành một hình thái quyền lực mới, quyền lực tri thức sẽ thay thế cho các loại hình thái quyền lực truyền thống trước đây Quyền lực của bạo lực, chủ yếu được dùng để trừng phạt, là

nguồn quyền lực có phẩm chất thấp nhất và kém linh hoạt nhất Của cải được dùng

để khen thưởng lẫn trừng phạt, là một công cụ quyền lực có phẩm chất bậc trung

và rất uyển chuyển Còn tri thức mới là nguồn quyền lực cơ bản, linh hoạt, phẩmchất cao nhất và có tính dân chủ hơn cả Chỉ có trí tuệ của con người là tài cái lấykhông bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn, là sản phẩm thay thế cho tất cả Trithức sẽ trở thành quyền lực số một trong số các quyền lực đã có trong lịch sửquyền lực, thực tiễn đã và đang chứng minh tính chân thực những dự báo trên củaAlvin Toffler (Anvin Tôphlơ)

Bằng luận điểm: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXIkhông còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con người Mànhư chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà thôi”[88, t2, 262],A.Toffler trở thành một trong số những nhà tương lai học đầu tiên của thời kỳ hiện

Trang 3

đại bàn đến quyền lực tri thức Vấn đề quyền lực tri thức, vì thế, trở thành mộttrong những vấn đề rất được quan tâm và A.Toffler là một trong những nhà tưtưởng có quan điểm đáng chú ý nhất hiện nay về vấn đề này

Quan điểm của A.Toffler về quyền lực tri thức – hay sự lên ngôi của sứcmạnh tri thức là một trong những quan điểm được nhiều nhà khoa học, kinh tế,chính trị, xã hội học, thừa nhận Quan điểm này như một tuyên ngôn của thời đạimới – thời đại kinh tế tri thức Chính vì vậy, tư tưởng của A.Toffler về quyền lựctri thức thu hút được sự quan tâm của nhiều giới Hiện nay đã có nhiều công trình

cả trong và ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng của A.Toffler và các tác phẩm củaông Những công trình này nghiên cứu những lĩnh vực khác nhau mang lại nhiều ýnghĩa và có giá trị nhất định đối với các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về vợchồng nhà tương lai học, kinh tế học, xã hội học này Tuy nhiên có thể nói chưa cómột công trình nào trong nước nghiên cứu một cách công phu đầy đủ về tư tưởngquyền lực tri thức của A.Toffler Do đó để tìm hiểu về tư tưởng của A.Toffler –một học giả tư sản được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là nhàtương lai học, xã hội học, kinh tế học, nhà chính luận, xem tư tưởng của ông cóthể được vận dụng và vận dụng những phần nào trong kế hoạch phát triển mạnhkhoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệuquả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước;nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng; phát huy cóhiệu quả và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam vàkhai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại tạo nền tảng để đến năm 2020 nước tacăn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại được xác định trong báo

Trang 4

cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tác giả đã chọn đề tài tri thức và quyền lực tri

thức trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler làm luận án tiến sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về A.Toffler thu hút được sự quan tâm của rất nhiều giới cả trong

và ngoài nước, từ sinh viên đến các nhà quản lý, nhà khoa học, cho đến các chínhkhách, … Trên thế giới các tác phẩm của A.Toffler được dịch ra nhiều thứ tiếngkhác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ba Lan, Nga,Đức, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, và đã có nhiều công trình nghiên cứu vềA.Toffler và quan điểm quyền lực của ông Các tác phẩm nổi bật nhất là:

E.A.Capitonov với tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công nghệ, do

Nguyễn Quý Thanh biên dịch của nhà xuất bản Đại học quốc gia (2002) ấn hành.Trong đó E.A.Capitonov cho rằng Alvin Toffler đã đưa ra một cách tiếp cận kháctrong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác thảo những nét căn bản của nềnvăn minh mới và đã có công rất lớn trong việc xây dựng xã hội tương lai; A.Toffler

đã có những quan điểm cấp tiến về xã hội hậu công nghiệp G.A.Duganov với tác

phẩm Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân loại được giới thiệu trên tạp chí Thông tin

những vấn đề lý luận, số 19, tháng 10/2003, đánh giá rất cao những quan điểm cấptiến, cũng như những quan sát và kết luận của A.Toffler về các vấn đề thông tin,văn hóa, sự biến đổi của quyền lực chính trị Tác giả của nó cũng phê phán nhữnghạn chế không thoát khỏi phạm vi của lập trường giai cấp tư sản trong các quanđiểm của A.Toffler Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các tác giả nước ngoàiphân tích nội dung những tư tưởng hoặc bị ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng A.Toffler

Trang 5

như: M.Finley với tác phẩm Các làn sóng của Toffler, Tần Ngôn Trước với tác phẩm Thời đại kinh tế tri thức do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội (2001)

ấn hành Tác giả của tác phẩm này như một sự tiếp nối, chú giải tư tưởng củaA.Toffler và hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc

Diệu (chủ biên) với tác phẩm Tôn trọng tri thức tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nguyễn Như Diệm (dịch), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2008) cũng bị hấp dẫn bởi tư tưởng của A.Toffler; hay tác phẩm Tương lai khác thường của James Canton (sách dịch), xuất bản năm 2011 do nhà

xuất bản Trẻ ấn hành Ở tác phẩm này James Canton – người từng làm việc vớiToffler trong nhiều dự án khác nhau đã thừa nhận chính A.Toffler là người đầutiên giúp ông thấy rõ được tầm quan trọng của việc hiểu thấu tương lai, cung cấpmột viễn cảnh độc đáo về ngày mai, phân tích những sự đổi mới và những xuhướng sẽ định hình tương lai, giúp ta hoạch định chiến lược, đầu tư, phát triển sảnphẩm, phát triển kinh doanh, chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và raquyết định; v.v… Ở nước ta hiện nay cũng có rất nhiều tác giả trực tiếp hay giántiếp đề cập đến tư tưởng của nhà tương lai học, xã hội học này Chẳng hạn:

Nguyễn Phúc Ân với Một số khía cạnh xã hội, nhà xuất bản Trẻ (1996), với tiêu đề Đọc làn sóng thứ ba của A.Toffler, tác giả đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn

sóng thứ hai, làn sóng thứ ba và đánh giá tác phẩm Làn sóng thứ ba là tác phẩm cótính hệ thống, đầy ắp thông tin và có sức thuyết phục lớn; Nguyễn Đức Bình với

Góp phần nhận thức thế giới đương đại do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2003) lại bị rơi vào chủ nghĩa A.Toffler khi phân tích nội dung kiến

trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân chủ, sự thay đổi

Trang 6

vị trí các yếu tố vươn tới quyền lực, bản thân hệ thống quyền lực, bản chất, chứcnăng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã hội trong nền kinh tế tri

thức Trần Xuân Trường với bài viết Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học Alvin Toffler đăng trên tạp chí Cộng sản, số 7, 8 (7/1995), trước hết đồng tình với

một số quan điểm và dự báo của A.Toffler về một số vấn đề khoa học, công nghệ,

sự phân công lao động xã hội, những hình thức và quan hệ mới của con ngườitrong sản xuất kinh doanh Sau đó tác giả thực hiện sự phản biện một số quan điểm

và nhận định của A.Toffler về gia đình, tổ chức xã hội, thiết chế chính trị, quan hệgiai cấp, thế giới quan của A.Toffler, ; luận văn triết học của Nguyễn Minh Hiền

(2004) với Bước đầu tìm hiểu học thuyết ba làn sóng văn minh của Alvin Toffler

cũng khái quát những đặc trưng của mỗi làn sóng văn minh, vạch ra những ưuđiểm và hạn chế các quan điểm của A.Toffler về sự vận động và phát triển của xãhội, rút ra ý nghĩa của những dự báo của A.Toffer Ngoài ra còn hàng loạt các tácphẩm ảnh hưởng một phần, hoặc có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Vũ Dương

Ninh (chủ biên) với Lịch sử văn minh nhân loại, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (1997); Lê Văn Giạng với Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỷ XX; Tác phẩm Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại của Nguyễn Đắc Hưng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2008), tác phẩm Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Trần Hồng Lưu do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2009), tác phẩm Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam do nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Trang 7

Hà Nội ấn hành (2010), tác phẩm Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của Ngô Thị Phượng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2007), tác phẩm Phát huy tiềm năng trí thức khoa học

xã hội Việt Nam của Nguyễn An Ninh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2008), tác phẩm Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ

sự nghiệp chấn hưng đất nước của Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), cũng của nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), v.v Nhưng dù là trong hayngoài nước các tác giả chủ yếu nghiên cứu về nội dung tư tưởng và viện dẫn đếnnhiều khía cạnh khác nhau trong tư tưởng của A.Toffler như: vai trò của tri thứckhoa học, của nguồn nhân lực, kinh tế tri thức, khoa học, giáo dục, Nhữngnghiên cứu đó rất có giá trị để những người đi sau kế thừa và phát triển Tuy nhiênchưa có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu hàn lâm về quyền lực tri thức, thôngtin Chính vì vậy, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu này như một phương pháp tiếpcận về kinh tế tri thức

3 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án

Trang 8

Nhiệm vụ của luận án

Để đạt được mục đích của luận án, tác giả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu,nghiên cứu những vấn đề sau:

Một là, tìm hiểu tiền đề thực tiễn và lý luận của tư tưởng A.Toffler về quyền

lực tri thức

Hai là, phân tích nội dung tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức.

Ba là, nhận xét, đánh giá và nêu lên những hạn chế và giá trị, ý nghĩa của tư

tưởng A.Toffler

Phạm vi nghiên cứu của luận án

Để làm rõ tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức, tác giả luận ánkhông có tham vọng đi sâu và nghiên cứu toàn bộ quan điểm, tư tưởng, tác phẩmcủa A.Toffler mà chủ yếu tập trung nghiên cứu những phân tích của A.Toffler vềvai trò của tri thức khoa học, thông tin trong làn sóng thứ ba được thể hiện trongnhững tác phẩm nổi tiếng của nhà tương lai học này

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý luận

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, đề tài này được thực hiện trên

cơ sở lý luận và phương pháp luận nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh, các văn kiện Đại hội và nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, màchủ yếu chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

Tác giả sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quátrình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật, kết hợp cách tiếp cận hình thái vàcách tiếp cận văn minh Vận dụng các phương pháp cụ thể là logic - lịch sử Bêncạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các phương pháp phântích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, phương pháp văn bảnhọc, phương pháp hội đồng, nhân học văn hóa.

5 Cái mới của luận án

Thứ nhất, làm rõ được quan điểm của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực

tri thức, xác định được giá trị và ý nghĩa cùng với những hạn chế của tư tưởng nàytrong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay

Thứ hai, đề xuất những nguyên tắc và những vấn đề đặt ra mang tính định

hướng nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Về ý nghĩa khoa học

Luận án đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng của Alvin Toffler về tri thức

và quyền lực tri thức thông qua việc phân tích hệ thống các khái niệm tri thức,quyền lực, chủ thể quyền lực, phẩm chất quyền lực, quyền lực của bạo lực, quyềnlực của của cải, bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri thức

Luận án góp phần vào việc nghiên cứu tương lai học tư sản và triết họcchính trị phương Tây

Về ý nghĩa thực tiễn

Trang 10

Trên cơ sở làm rõ nội dung của tư tưởng Alvin Toffler về tri thức và quyềnlực tri thức, luận án đã chỉ ra những hạn chế và những ý nghĩa lịch sử của tư tưởngAlvin Toffler về quyền lực tri thức Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu tưtưởng của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức là cần thiết, có giá trịtham khảo cho chúng ta trong việc xây dựng đội ngũ tri thức, phát triển khoa học,phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và triểnkhai lộ trình phát triển kinh tế tri thức.

Bên cạnh đó luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong họctập, nghiên cứu lịch sử triết học Mỹ nói riêng và lịch sử triết học phương Tây nóichung

7 Kết cấu của luận án

Hướng theo mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệutham khảo, luận án được chia làm ba chương với mười tiết

Chương 1, “những điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng về quyền lực trithức của Alvin Toffler” luận án phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đềkhoa học (thực tiễn), tiền đề lý luận, khái quát về con người – sự nghiệp cũng nhưnhững tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler để làm cơ sở choviệc tìm hiểu, phân tích về “nội dung cơ bản trong tư tưởng Alvin Toffler về trithức và quyền lực tri thức”, được thực hiện trong chương 2, chương trọng tâm củaluận án

Trang 11

Trong chương 2, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,cũng đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những đóng góp và những sai lầmcủa Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức

Chương 3, “ý nghĩa và những vấn đề đặt ra của tư tưởng Alvin Toffler vềquyền lực tri thức đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam hiện nay”trình bày về khả năng áp dụng những quan điểm tiến bộ của Alvin Toffler về trithức và quyền lực tri thức vào điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi đất nước đangbắt đầu phát triển kinh tế tri thức Trong chương này tác giả cũng cố gắng nêu một

số nguyên tắc nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt Nam

Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER 1.1 Alvin Toffler - con người và sự nghiệp

Alvin Toffler sinh ngày 04 - 10 – 1928, tại New York – Mỹ và hiện ông đangsống cùng gia đình tại vùng Bel Air thuộc thành phố Los Angeles, bang California.Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương tại đại học New York Với bộ ba tác phẩm chủđạo Alvin Toffler nổi lên như một nhà dự báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới trongnhững năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành

tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler

1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Nửa sau thế kỷ XX, nhất là thập kỷ 70 – 80 đến 90, loài người đã chứng kiếnnhững thay đổi rất đáng kinh ngạc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội do tácđộng mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại làm thay đổi tậngốc các lực lượng sản xuất Khi phương thức sản xuất vật chất thay đổi thường

Trang 12

cũng kéo theo sự biến đổi của các yếu tố tâm lý, văn hoá truyền thống, thậm chíđến cả thể chế xã hội và xu hướng chuyển đổi quyền lực cũng nằm trong xu thế đó.Chứng kiến sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, đặcbiệt là sự ra đời của máy vi tính và sau đó là mạng internet (ông gọi là mạng trí tuệsiêu việt) cùng những thành tựu khoa học khác được vận dụng nhanh chóng vàotrong lĩnh vực sản xuất tạo ra lượng của cải khổng lồ trong những năm nửa cuốicủa thế kỷ thứ XX ở Mỹ - nơi được coi là đầu tàu kinh tế của thế giới; trung tâmcủa các phát minh khoa học, các bằng sáng chế, v.v… A.Toffler không thể khônghình thành quan điểm về quyền lực tri thức

1.2.2 Tiền đề khoa học

Với cốt lõi là cuộc cách mạng vi điện tử diễn ra từ đầu thập niên 60 và các

thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học kỹthuật hiện đại còn là bước quá độ với sự chỉ đạo và với vai trò dẫn đường của khoahọc sang quá trình tổ chức lại về căn bản công nghệ sản xuất, điều tiết các quytrình công nghệ với quy mô ngày càng tăng, tổ chức lại tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội trên, từ giáo dục công ty, xí nghiệp, nhà máy đến cơ cấu quyền lực nhànước, … trên cơ sở những ngành công nghệ cao mà các cuộc cách mạng trước đó

chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnh như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động hoá trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử, …

Trên thực tế khi khoa học, kỹ thuật, công nghệ được vận dụng vào trong lĩnhvực sản xuất sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế Đến khi nền kinh tế thay đổi, hay nóicách khác khi phương thức sản xuất vật chất thay đổi thường cũng kéo theo sự biếnđổi của các yếu tố tâm lý, văn hoá truyền thống, thậm chí đến cả thể chế xã hội và

xu hướng chuyển đổi quyền lực cũng nằm trong xu thế đó

Trang 13

Sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự rađời của máy vi tính và sau đó là mạng internet cùng những thành tựu khoa họckhác được vận dụng nhanh chóng vào trong lĩnh vực sản xuất tạo ra lượng của cảikhổng lồ trong những năm nửa cuối của thế kỷ thứ XX ở Mỹ - nơi được coi là đầutàu kinh tế của thế giới; trung tâm của các phát minh khoa học, các bằng sáng chế,v.v… đã thúc đẩy A.Toffler tạo nên quan điểm của mình về quyền lực tri thức

1.3 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của

Alvin Toffler

1.3.1 Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle

Cả Plato cũng như Aristotle đều quan tâm đến việc xây dựng một xã hội hoànhảo cho con người, họ đều tôn vinh hình ảnh con người lý trí, luôn nhấn mạnh đến

trí tuệ, tri thức của con người Ở Plato nhà nước lý tưởng phải nằm trong tay vua – triết gia, hoặc triết gia – vua Còn ở Aristotle đó là hình ảnh con người thông minh,

kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và có lương tâm

Với tư tưởng đề cao những tìm kiếm, khám phá, phát kiến khoa học, khôngchấp nhận tư duy theo lối mòn, xem chiêm nghiệm như một lạc thú tinh thần vớiphương châm “thầy đáng quý nhưng chân lý quý hơn”, Plato cũng như Aristotle đãvượt qua những quy định khá khắc khe của chế độ dân chủ chủ nô coi trọng quyềnlực của bạo lực chính trị Cho nên có thể nói tư tưởng chính trị của các bậc tiền bốithời Cổ đại mà Plato, Aristotle là đại diện đã trở thành nguồn gốc, cơ sở đầu tiên

để sau này A.Toffler xây dựng quan điểm của mình về quyền lực của tri thức

1.3.2 Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis Bacon đến René Descartes

Người ảnh hưởng nhiều nhất, trực tiếp nhất đến tư tưởng của A.Toffler làFrancis Bacon Bởi lẽ trong các tác phẩm của mình A.Toffler nhiều lần đề cập đếnquan điểm của Francis Bacon – tri thức là sức mạnh

F.Bacon thường nhắc đi nhắc lại “Tri thức là sức mạnh” (Knowlegde ispower), tri thức phải trở thành công cụ của con người dùng để nhận thức bất cứ sự

Trang 14

vật nào tồn tại trong tự nhiên và trong thế giới của loài người Đối với vấn đề tri

thức và quyền lực F.Bacon cho rằng hai khát vọng của con người là khát vọng tri thức và khát vọng quyền lực đều ngang bằng nhau Có tri thức ắt có quyền lực, sức

mạnh Những tư tưởng trên đã được A.Toffler kế thừa và phát triển bằng tuyênngôn của thời đại mới: “tri thức là quyền lực”

1.3.3 Khuynh hướng thực chứng - khoa học và thuyết kỹ trị trong triết học phương Tây

* Khuynh hướng thực chứng – khoa học nửa sau thế kỷ XIX

Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xãhội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiệncủa tự nhiên, xã hội và con người Khuynh hướng thực chứng là hình thức hiện đạicủa chủ nghĩa duy lý, người khởi xướng là O.Comte, sau đó là hàng loạt đại biểunổi tiếng khác là H.Spencer, J.S.Mill, E.Mach, B.Russell, … Từ những năm 50 củathế kỷ XIX trở đi, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên đem lại chomột số triết gia niềm tin lấy khoa học làm chỗ dựa tinh thần Họ chủ trương giảiquyết những vấn đề của đời sống, giải thích chân lý sự việc dựa trên nguyên tắcduy lý và nguyên tắc thực chứng trực tiếp, lôgích khoa học, triết học khoa học Tất

cả những sự kết hợp này trong hệ tư tưởng tư sản phương Tây đã hình thành nêncái gọi là chủ nghĩa duy khoa học

Nước Mỹ - nơi tập trung trình độ cao của tích tụ tư bản hiện đại, nơi sản xuấttập trung sản xuất quy mô lớn dựa trên những thành tựu đáng kinh ngạc của khoahọc và công nghệ hiện đại được vận dụng vào trong quá trình sản xuất càng cũng

cố tư tưởng, niềm tin của ông về sức mạnh tri phối (làm chủ) của tri thức khoa họctrong phương thức sản xuất mới Ở đây, A.Toffler đã thấy được mối quan hệ biệnchứng giữa khoa học, công nghệ (tri thức) và quyền lực để dần hình thành quanđiểm về quyền lực tri thức

* Thuyết Kỹ trị và phương án thiên đường công nghệ

Sinh ra và lớn lên trong một vùng đất hợp chủng quốc và tiếp biến nhiều nềnvăn minh, cũng như văn hóa khác nhau, cho nên ngoài khuynh hướng duy lý vàkhuynh hướng khoa học ra thì ở thời đại mình, tư tưởng của A.Toffler về quyềnlực tri thức còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, chủ nghĩathực chứng mới, chủ nghĩa thực chứng lôgích và Triết học phân tích, chủ nghĩa

thực dụng, v.v… Qua các bài báo và các tác phẩm của ông, ta có thể nói rằng tư tưởng của A.Toffler là sự đan xen, tiếp biến của nhiều dòng văn hóa, tư tưởng Tuy

Trang 15

nhiên nổi bật, mạnh mẽ và trực tiếp nhất trong số các học thuyết có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức là học thuyết kỹ trị.

1.4 Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler

1.4.1 Thuyết về sự thích nghi

Đối với lý thuyết về sự thích nghi, nó được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm gây

sốc, hoang mang cho người đọc là Cú sốc tương lai

Thuyết về sự thích nghi cho rằng, để đối phó với tương lai không có cách nàokhác là phải điều chỉnh và thay đổi

Thuyết về sự thích nghi diễn tả Stress làm đảo lộn và sự mất phương hướngđến choáng váng do tương lai đến quá sớm mà chúng gây ra cho cá nhân bằng cáchbắt họ phải chịu quá nhiều thay đổi trong một thời gian quá ngắn

Tuy nhiên trong môi trường thay đổi nhanh chóng đang phơi bày ra, theoAlvin Toffler, chúng ta vẫn không biết một cách đáng thương hại về việc làm thế

nào con người phải đối phó Do đó mục đích của thuyết về sự thích nghi là giúp chúng ta quan hệ với tương lai – giúp chúng ta đối phó có hiệu quả hơn với sự thay đổi xã hội và cá nhân bằng cách làm tăng thêm sự hiểu biết của chúng ta về việc làm thế nào con người đáp lại sự thay đổi đó

1.4.2 Tư tưởng về ba làn sóng văn minh

Tư tưởng về ba làn sóng văn minh hay còn gọi là học thuyết ba làn sóng được xây

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w