c, Kìm hãm lạm phát, phát triển kinh tế thị trường tà
2.2. Thiếu hụt nguồn nhân lực cho phát triển
Một vấn đề Nga phải đối diện nữa đó là tình trạng giảm dân số và cùng với nó là thiếu hụt lao động. Hàng năm Nga mất đi 800 ngàn lao động do nghỉ hưu, trong khi đó tăng trưởng dân số của Nga là âm. Nhu cầu lao động của Nga là rất lớn, người lao động từ các nước SNG chạy sang Nga tìm việc làm. Chỉ trong vòng 3 năm (2001-2004), sô lao động nhập cư vào Nga tăng 3,4 lần 11
Tuy mức sống của người dân đã được cải thiện, tỉ lệ người nghèo giảm đi nhưng đặc trưng cơ bản hiện nay là ngoài các gia đình đông con, người thất nghiệp, hưu trí, tàn tật, tỷ lệ người nghèo lại tăng lên trong số những người làm việc trong lĩnh vực hưởng ngân sách đặc biệt là các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, những lĩnh vực tác động trực tiếp tới chất lượng dân số. Tình trạng dân số còn rất phức tạp, mức sống thấp, không đảm bảo sự khôi phục dân số đơn giản. Tỷ lệ tử cong cao, đặc biệt là đàn ông trong độ tuổi lao động biến biến động cơ cấu dân số theo xu hướng lão hóa nhanh. Việc giảm tỉ lệ trẻ em, và nạn thất học đang gia tăng dẫn tới vấn đề về hình thành nguồn lao động dự trữ, khả năng tái sản xuất và tiềm lực vật chất, trí tuệ của đất nước. Sự tụt hậu trong việc tiếp cận nền kinh tế tri thức, gây nên sự đe dọa về việc ngày càng phụ thuộc công nghệ nước ngoài của Liên Bang Nga. Quá trình lão hóa dân số gia tăng làm thiết hụt nguồn nhân công và gia tăng áp lực đối với hệ thống y tế, làm căng thẳng vấn đề lương hưu trí và phúc lợi xã hội. Sự kém hiệu quả của hệ thống y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội trong điều kiện chuyển sang xã hội hậu công nghiệp là một trong những yếu tố tác động xấu tới những điều kiện cũng như động lực phát triển nguồn nhân lực.
11
CHƢƠNG III: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
III. I. CUỘC CHIẾN TRANH CHE-SNI-A LẦN 2 III.I.1. NGUYÊN NHÂN
Nước cộng hòa Che-sni-a nằm ở phía Tây nam Liên Bang Nga, mặt Bắc dãy núi Cap-ca-dơ, phía Nam gần kề với Gru-di-a, phía Bắc tiếp liền với vùng biên giới Sta-vrô-pôn của Nga, Phía Tây Bắc là nước cộng hòa tự trị Bắc ô-sê- ti-a, diện tích gần 2000 ngàn ki-lô-met vuông. Cư dân chủ yếu là người Mu- slim, theo đạo I-xlam. Dân số năm 1994 là 1.235 triệu người. Do chiến tranh liên miên, tội phạm hoành hành và điều kiện sống xấu đi, hiện nay ở đây còn khoảng 300 ngàn người.
Xét về địa lý, Che-sni-a có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, nó không chỉ nối liền đường ống dẫn dầu và đường sắt giữa Nga và ba nước cộng hòa phía Nam Cáp-ca-dơ, mà còn có mối liên hệ trăm tơ ngàn mối với các nước cộng hòa có tỉ tê dân số theo I-xlam rất lớn xung quanh.
Đồng thời nước cộng hòa Che-sni-a sản xuất nhiều dầu mỏ và khí đốt. Dầu mỏ mà khu vực này khai thác về cơ bản đều được gia công thành phẩm tại Grô-dưi, và chảy qua đường ống dẫn dầu quan trọng được lắp đặt dưới lòng đất: Grô-dnưi - Tu-áp-xê dẫn tới Nga và các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập. Ngoài ra tuyến đường sắt duy nhất từ Nga tới ngoại Cáp- ca-dơ cũng nằm trong lãnh thổ Che-sni-a.
Trong lịch sử chinh phục cùng Cáp-ca-dơ của đế chế Nga trước kia, Che-sni-a cũng đã luôn nổi danh như một điểm nóng của các phong trào kháng chiến. Năm 1859, Che-sni-a đã được sáp nhập chính thức vào đế chế Nga và trở thành một thí dụ về sự hòa đồng giữa tinh thần Nga Latư với khí phách Cap-ca-dơ. Thí dụ này được đặc biệt nêu bật thời Xô Viết. Năm 1944, trong không khí căng thẳng của cuộc chiến tranh chống lại bọn phát xít, không ít người Che-sni-a đã bị buộc tội “phản bội” và bị đày đi Siberi, để lại nổi hận không gì xóa bỏ trong lòng tộc người này. Hơn nữa, những khác biệt tôn giáo, tập quán giữa người Nga và người Che-sni-a cũng như các bộ tộc miền núi khác ở Cáp-ca-dơ, trong thực tế lại hóa sâu sắc hơn người ta vẫn tưởng, đòi hỏi
phải có chính sách đại đoàn kết các dân tộc hợp lý. Thể chế Xô Viết với những đặc thù mang tính ưu việt của nó, ở mức độ đáng kể đã làm được việt này. Khi Liên xô tan vỡ, Che-sni-a trở thành một thí dụ đau lòng do chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo cực đoan gây nên. Suốt nữa đầu thập niên cuối cùng của thế kỷ, chiến sự giữa quân đội Liên Bang Nga với các lực lượng ly khai Che-sni-a đã diễn ra vô cùng đẫm máu. Lãnh đạo phong trào ly khai của người Che-sni-a lại chính là một thiếu tướng, anh hùng không quân Liên Xô cũ Djo Khar Duayev. Người Nga đã làm chưa được thủ phủ Grô-dnưi nhưng không tiêu diệt được hết lực lượng ly khai, ngay cả khi đã giết được tướng Dudayev. Kết quả cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ nhất năm 1994-1996 mà người Nga thực hiện cho đến nay vẫn bị hiểu theo nhiều cách, chưa hẳn đã tạo được ấn tượng tích cực về chất lượng chiến đấu của những người lính Nga.
Cuối cùng thì năm 1996, hai bên đành cố gắng thương lượng để đạt đến một thỏa thuận hòa bình tạm thời giữa Mat-xcơ-va với chính quyền mới ở Che-sni-a do ông Aslan Mabkhadov làm Tổng thống công này cũng nguyên là một đại tá trong quân đội Liên Xô trước kia.
Theo đó, quy chế chính thức về chủ quyền Che-sni-a sẽ được bàn tới sau, vào đầu thế kỷ XXI. Mặc dù giới chính trị dân sự ở Matxcơva lúc đó coi thỏa thuận hòa bình ở Che-sni-a là một thắng lợi nhưng các nhà quân sự Nga lại nghĩ rằng, đã đánh rắn mà chẳng đập nát đầu thì hậu hỏa về sau sẽ là khôn lường.
Tính bi kịch trong vấn đề Che-sni-a là ở chỗ chủ nghĩa ly khai một khi đã sổ lồng thì rất khó thu nó về lai. Mặc dù Tổng thống Che-sni-a là Aslan Maskhadov, khi mới nhận chức, ở những thời điểm nhất định đã phần nào có thiện ý đối với Matxcơva, nhưng lại không có nhiều ảnh hưởng đối với các thủ lĩnh chiến trường mang nặng tư tưởng bài Nga và cực đoan tôn giáo. Chính những viên thủ lĩnh đó, được sự hỗ trợ của thù địch với nước Nga, đã đẩy Mat-xcơ-va tới cảnh “Cây muốn lặng nhưng giớ chẳng đừng”. Chính lực lượng khủng bố ở Che-sni-a chủ trương ly khai bằng con đường vũ trang gây nên những vụ khủng bố trong lòng nước Nga và tạo phản ở các nước cộng hòa khác trong vùng cap-ca-dơ. Sau năm 1996, cuộc thánh chiến chống lại Mat-
xcơ-va vẫn được tiếp tục và khi cương khi nhu tùy theo tình hình nội bộ chính trường Nga. Đặc biệt hiếu chiến và thiện chiến trong các viên thủ lĩnh chiến trường ở Che-sni-a là Shamil Ba-sa-ep và Khattab, hai tên này đã lập ra đội quân theo trào lưu Wahabite cực kỳ hiếu chiến và khát máu.
Mùa hè năm 1999, lợi dụng khi điện Krem-li đang phải đối phó với hàng loạt vấn đề đấu tranh quyền lực nội bộ, chính hai bên đầu lĩnh này đã làm nổ ra chiến sự Cap-ca-dơ, gây hấn ở Da-get-xtan (nước cộng hòa thuộc Nga nằm cạnh Che-sni-a).
Ngày 4 tháng 7 năm 1999, Ba-sa-ep soái lĩnh hơn 200 phần tử vũ trang “Che-sni-a độc lập” xâm nhập vào Da-get-xtan tiến hành hoạt động khủng bố, đánh lén trạm gác của Bộ nội vụ Nga, từ đó châm ngòi cho cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ 2.
Ngày 7 tháng 8, Ba-sa-ep chỉ huy 5000 phần tử vũ trang tập hợp tại biên giới Da-get-xtan và Che-sni-a, chia thành 2 ngã tấn công vào Da-get- xtan tiến công mạnh quân Nga, hòng sau khi Che-sni-a đuổi được quân Nga rồi lại đánh bại quân Nga ở Da-get-xtan, nhằm thực hiện mục đích Che-sni-a và Da-get-xtan tách ra khỏi Nga va thành lập nước theo chủ nghĩa I-xlam độc lập.
Đứng trước sự tấn công của Ba-sa-ep, ngày 10 tháng 8, Pu-tin vừa trở thành Thủ tướng đã cùng với Tổng thống En-xin và lãnh đạo các cơ quan hữu quan thảo luận về tình hình Che-sni-a. Pu-tin bày tỏ “Che-sni-a là một vùng bị bọn phỉ và phần tử tôn giáo cực đoan chiếm giữ, là mặt trận tiền tiêu để tấn công từ bên ngoài vè lật đổ từ bên trong (Nga)”, “nếu như hôm nay không ra tay, ngày mai tổn thất sẽ rất lớn”. Bất kể là bọn phỉ Che-sni-a ẩn nấp ở đâu, quân Nga đều sẽ tiêu diệt chúng”12
. Pu-tin xin En-xin cho ông toàn quyền chỉ huy hành động và điều hành các cơ quan có sức mạnh. Sau khi được chấp thuận Pu-tin liến bắt tay ngay vào xoay chuyển cục diện công tác của các cơ quan quyền lực. Pu-tin tuyên bố với giới báo chí, trong phần tử vũ trang hoạt động ở Đa-get-xtan có phần tử vũ trang Che-sni-a, chính phủ Nga đã đề ra cả một phương án để chỉnh đốn lại trật tự ở Đa-get-xtan, và đã được Tổng
12
thống En-xin phê chuẩn, đồng thời tuyên bố thành lập Bộ Tư Lệnh Quân sự khôi phục trật tự bình thường ở Đa-get-xtan.
Sau đó, máy bay trực thăng vũ trang của không quân Nga đã triển khai tấn công mạnh các phần tử vũ trang bất hợp pháp đóng tại vài làng ở nước cộng hòa Đa-get-xtan. Không quân Nga áp dụng kiểu mà NATO đánh Liên Bang Nam Tư, tức sử dụng ưu thế không quân và vũ khí kỹ thuật cao để tiến hành tấn công quân sự từ xa, độ chính xác cao, không tiếp xúc với người dưới mặt đất, cố gắng tối đa tránh thương vong về người dưới các mục tiêu tấn công.
Sau khi bị tấn công nặng nề, Ba-sa-ep lại phái hàng loạt các phần tử khủng bố thâm nhập vào trong đất Nga, giấu vài trăm tấn thuốc nổ vào trong đường trắng vận chuyển tới
Mat-xcơ-va, tiến hành đưa cuộc chiến tranh theo hướng “chiến tranh moi ruột” khủng bố trong nội bộ của Nga. Ngày 31 tháng 8 và các ngày 4, 9, 13, 16 tháng 9 năm 1999, các phần tử khủng bố Che-sni-a liên tục gây ra các vụ nổ nghiêm trọng tại các thành phố như Mat-xcơ-va, Bu-ni-nai-xcơ làm vài chục người chết đa số là phụ nữ và trẻ em. Trong khi đó, các phần tử “Che-sni-a độc lập” thì lại càng ra sức gọi những cú điện thoại dọa dẫm ở Mat-xcơ-va mấy ngày liền, khiến cho mọi người càng lo sợ.
Hành động khủng bố của Ba-sa-ép cuối cùng đã khiến cho người dân Mat-xcơ-va nổi giận. Pu-tin nhân cơ hội đó bắt đầu tìm kiếm sự ủng hộ của nghị viện, đưa ra các kế hoạch để đối phó với các phần tử khủng bố Che-sni-a bị tố cáo là đã sắp đặt các vụ tấn công bằng thuốc nổ.
Tại hội nghị Đu-ma họp ngày 14 tháng 9 năm 1999, Pu-tin lần đầu tiên đưa ra kế hoạch điều chỉnh cục diện của Che-sni-a. Thứ nhât, áp dụng biện pháp tách ly tạm thời nghiêm ngặt lại tất cả các khu vực có chung đường biên giới với Che-sni-a. Nhưng Che-sni-a vẫn là bộ phận cấu thành của Liên Bang Nga, bất cứ hành vi gây tổn hại tới toàn vẹn lãnh thổ Nga đều bị coi là hành vi bất hợp pháp. Thứ hai, cần phải tiến hành phân tích lại một cách công bằng đối với tình hình thực hiện “Thỏa thuận kha-sa-vi-ớt”. Các phần tử ly khai đơn phương lợi dụng bản thỏa thuận đạt được vào năm 1996 này hòng giải
quyết vấn đề địa vị của Che-sni-a, thực hiện chia cắt đất nước; Thứ ba, tiêu diệt hoàn toàn bọn phỉ có vũ trang trong lãnh thổ Đa-get-xtan, nhà lãnh đạo Che- sni-a nếu không Nga sẽ buộc phải vượt qua biên giới Che-sni-a tiêu diệt những lực lượng này. Thứ tư, kiến nghị những người Che-sni-a có uy tín bị buộc phải sống bên ngoài Che-sni-a thành lập một cơ quan đại diện hợp pháp tại Nga của nước cộng hòa Che-sni-a. Cuối cùng, Pu-tin bày tỏ chỉ có sau khi thực hiện một loạt biện pháp này mới có thể bàn tới vấn đề địa vị chính trị kinh tế của Che- sni-a. Thông qua hội nghị này, Pu-tin bày tỏ với thế giới lập trường cứng rắn của ông trong vấn đề Che-sni-a.
Vì Pu-tin hiểu rất rõ rằng, nếu như hoảng hốt bó tay, yếu đuối co rụt trước cuộc chiến khủng bố “Che-sni-a độc lập” hòng gây nhiễu và chia tách khỏi Nga này, thiếu sự phản kích, thậm chí lại một lần nữa khuất phục thỏa thuận hậu quả chắc chắn sẽ là:
1) Che-sni-a, Iin-gút; Đa-get-xtan chắc chắn sẽ chính thức tách ra khỏi nước Nga, thành lập một nước riêng từ đó sẽ dẫn đến làn sóng toàn bộ khu vực Bắc Cáp-ca-dơ, các dân tộc khác và các tỉnh biên giới của Nga sẽ ào ào bắt trước”Che-sni-a độc lập”, chính quyền Trung ương Nga rất có thể sẽ không kiểm soát được cục diện và làm cho Liên Bang Nga tan rã. Và các nước tách ra này rất có thể sẽ đối đầu với Nga dưới sự kích động và ủng hộ của phương Tây và chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
2) Ba nước vùng biển Ban-tích vốn từ lâu mong muốn hướng tới phương Tây, gia nhập NATO, là ba nước vùng Cáp-ca-dơ là U-crai-na, Gru-đi- a thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập cùng với 5 nước Trung Á trong đó có ca-dắc-xtan, thậm chí Bê-la-rút, có quan hệ gần gũi nhất với Nga thấy Nga mềm yếu bất tài, yếu ớt như vậy, ngay cả lãnh thổ quốc gia của mình cũng không bảo vệ nổi, với sự xúi dục cả cứng lẫn mềm và cám dỗ lợi ích của Mỹ và phương Tây, cũng sẽ đối đầu với Nga.
3) Khu vực Cap-ca-dư và khu vực Trung Á vòng quanh biển Ca-xpiên, nhất là 4 nước A-déc-bai-dan, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, U-dơ-bê-xtan, qua thăm dò, phát hiện trữ lượng dầu mỏ, có từ 50 tỷ cho tới 200 tỷ thùng, trữ
lượng khí đốt thiên nhiên chí ít có tới 9000 tỉ m3
. Tài nguyên năng lượng khủng lồ này đều nằm trong phạm vi thế lực của Nga, là nguồn của cải của Nga. Nhưng khi những nước này tách ra, nghiêng về phương Tây, gia nhập NATO thì nó sẽ chảy sang phía Mỹ và phương Tây.
Vì vậy, Pu-tin tuyệt đối không bỏ mặc cho Che-sni-a tự do, nhưng để có được sự ủng hộ của quốc tế họ phải đưa ra “vấn đề chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.
Ngày 19 tháng 9 không quân Nga tiếp tục ném bom xuống những mục tiêu khả nghi trong lãnh thổ Che-sni-a, đồng thời triển khai đợt tấn công mạnh nhất kể tự lần ném bom tháng 8. Đồng thời với quân đội tấn công vũ trang, toàn bộ cảnh sát của Nga cũng đã triển khai hành động “cơn lốc” tấn công mạnh hoạt động khủng bố. Tính đấn ngày 2 tháng 10, trong hành động “cơn lốc”, cảnh sát Nga đã trinh sát phá được 17000 vụ liên quan tới khủng bố.
Ngày 23 tháng 9, không quân Nga đã ném bom sân bay quốc tế Gđô- dnưi và nhà máy lọc dầu phía Tây Nam làm 6 người thiệt mạng. Tiếp đó là