Cải cách hệ thống thuế đồng thời ổn định thu

Một phần của tài liệu NƯỚC NGA DƯỚI SỰ TRỊ VÌ CỦA V.PUTIN (Trang 27)

tiên hàng đấu, nhằm bảo đảm ổ định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển bền vững. Tuy nhiên trong thời gian dài khủng hoảng kinh tế, thu chi ngân sách luôn thâm hụt , do tình trậng không thanh toán thuế, trốn thuế nợ đọng, ngân sách tràn lan không hiệu quả. Bước sang thế kỷ XXI, chính sách ngân sách Liên Bang Nga dưới thời Pu-tin được cải tổ theo hướng tăng cường nguồn thu nhập thông qua cải cách hệ thống thuế, thu chi ngân sách cũng hướng tới tăng cường hiệu quả thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu.

Đạo luật cải tổ hệ thống thuế được thông qua năm 2001, mục đích là tiếp tục đơn giản hệ thống thuế, giảm nhẹ các khoản đóng góp xã hội, thúc đẩy các pháp nhân và thể nhân đóng thuế. Hệ thống thuế của Nga trước đây thường chỉ chú trọng tới chức năng bảo đảm nguồn thu của ngân sách, tác động tiêu cực

tới các chức năng khác của thuế như thúc đẩy cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, giờ đây đang tiến tới thực hiện hài hòa chức năng này, đảm bảo cải thiện khả năng cạnh tranh cũng như môi trường đầu tư của kinh tế. Nga là một trong những nước đi tiên phong trong việc giảm thuế thu nhập xuống còn 13%.

Đồng thời, cải tổ chính sách ngân sách vẫn tiếp tục theo hướng chuyển từ quản lý chi tiêu ngân sách sang quản lý hiệu quả sử dụng ngân sách. Năm 2005, chính phủ Nga đã bắt đầu xây dựng hệ thống quy định và tiêu chí về đánh giá kế hoạch và công tác của các cơ quan ngân sách, trên cơ sở đó sẽ thực hiện Tổng kết hàng năm và điều chỉnh chính sách trong các linh vực cụ thể. Việc xây dựng chính sách ngân sách phải hướng tới đạt được những kết quả cụ thể của chính sách đang thực hiện và phải mang tính dài hạn. Mặt khác, chính phủ cơ cấu lại mạng lưới ngân sách khổng lồ, hiện có tới 35 ngàn cơ quan, đang ngày càng phình ra trên khắp liên bang. Hướng tới phải cắt giảm hàng loạt các cơ quan này để không chỉ cải thiện chính sách ngân sách theo hướng hiệu quả mà còn góp phần cải cách hành chính, giảm bớt rào cản cũng như chi phí giao dịch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Việc cải thiện chính sách ngân sách không chỉ tạo thuận lợi phát triển ngoại giao mà đã góp phần cải thiện ngân sách của Liên Bang Nga, ngân sách luôn thặng dư, nợ nước ngoài ngày càng giảm. Năm 2000 là năm trong suốt quá trình cải tổ ngân sách Nga thoát khỏi tình trạng thâm hụt, đạt mức thặng dư 2,5%. Năm 2004 việc nợ lương giảm hơn 40% và ngân sách Liên Bang thặng dư hơn 750 tỉ rúp hay 4,9% GDP. Năm 2004, các khoản thu ngân sách đạt 20,1% GDP, các khoản chi ở mức 15,19%, thặng dư ngân sách đạt 5,09% GDP (theo bảng 1).

c. Kìm hãm lạm phát, phát triển thị trƣờng tài chính tiền tệ.

Những yếu tố thuận lợi trong cán cân thương mại và ổn định ngân sách cùng với những cải tổ trong hệ thống ngân hàng, tài chính. Đã góp phần cũng cố đồng rúp, phát triển thị trường tài chính tiền tệ của Nga.

giá ở mức độ thích hợp, hạn chế những dao động đột biến tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương Nga phấn đấu để biến động tỉ giá vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nga, vừa tác động tích cực tới sản xuất hàng hóa, kích cầu ở thị trường trong nước.

Tỷ lệ lạm phát đã được kìm chế, liên tục giảm từ 18,6% năm 2001 xuống 12% năm 2003 và còn 11,7% năm 2004. Dự trữ ngoại tệ năm 2004 lên đến mức kỷ lục 182,2 tỉ USD tạo điều kiện để duy trì tỉ giá đồng rúp trong những hoàn cảnh gay go nhất.

Chính sách của nhà nước trong mối quan hệ với lĩnh vực ngân hàng dựa trên cơ sở duy trì và cũng cố những cơ chế thị trường đã bắt đầu xuất hiện trong các hoạt động của các tổ chức tín dụng và đã sử dụng những biện pháp điều tiết gián tiếp tác động tới quá trình này. Chính phủ Nga đã thực hiện chính sách can thiệp từ từ trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích:

- Bảo đảm sự ổn định hệ thống và tạo ra các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh. Hoạt động của ngân hàng cần phải dựa trên những lợi nhuận và tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh.

- Khuyến khích ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhân dân, phát triển các lĩnh vực mới của thị trường dịch vụ ngân hàng, hướng tới việc tạo ra các sản phẩm phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường

Nhìn chung, những năm đầu thế kỷ XXI, Liên Bang Nga đã đảm bảo phát triển đồng bộ bốn nội dung sau: hoàn thiện pháp luật; phát triển hạ tầng ngân hàng tài chính; hoàn thiện hệ thống điều tiết và kiểm soát các ngân hàng, hoàn thiện lĩnh vực tài chính quốc gia (thuế, chi tiêu công, đầu tư).

Hệ thống ngân hàng thương mại và quỹ bảo hiểm được cải tổ, năm 2003 sản của các tổ chức tín dụng tăng 35%, cải thiện lòng tin của nhân dân, các khoản tiết kiệm tăng 47%. Thành tựu quan trọng nữa là có khoản chuyển đổi tiết kiệm sang đầu tư, cung cấp vốn cho phát triển sản xuất, tín dụng cho sản xuất trong mấy năm từ 1,8 ngàn tỉ rúp lên 2,3 ngàn tỉ rúp. Thị trường cổ phiếu năm 2003 chiếm 45% GDP, trong năm 2003 các doanh nghiệp Nga Thông qua

thị trường chứng khoán thu hút được 11,4 tỉ USD, trong đó từ trong nước là 2,7 tỉ USD.

2.2. Kinh tế đối ngoại

Trong những năm 2000-2004, kinh tế đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Nga, thể hiện qua tỉ trọng nhập trên GDP, tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng cũng như sự đóng góp ngoại tệ cho dự trữ quốc gia. Nga đã liên kết khá chặt chẽ với thị trường thế giới, Nga xuất khẩu hơn 50% sản lượng thép, 75% sản lượng phân bón, khoảng 30-40% sản phẩm công nghiệp giấy, bột xenlulo, hóa chất. Nga là nước đứng đầu trong số các nước xuất khẩu dầu lửa và khí đốt. Xuất khẩu dầu thô chiếm 70% Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Nga và giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, xã hội quan trọng giai đoạn hiện nay.

Một thành tựu quan trọng khác là thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga trên thị trường quốc tế cũng như trong nước.

Ngay từ tháng 7 năm 1991, Nga đã ban hành luật đầu tư nước ngoài và đã trải qua nhiều điều chỉnh, sửa đổi. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu cải tổ, tình hình kinh tế chính trị ở Nga không ổn định, môi trường đầu tư không hấp dẫn, nên lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Nga còn thấp. Đỉnh cao của FDI vào Nga năm 1997 là 5 tỉ USD, sau đó giảm xuống dao động trong nước 3 tỉ USD trong những năm sau.

Sau khi lên nắm quyền, Pu-tin đã thực hiện hàng loạt cải cách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như phấn đấu gia nhập WTO:

- Đẩy mạnh cải cách bộ máy quản lý nhà nước, giảm bớt rào cản hành chính, thuận lợi cho môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao chất lượng của các cơ quan cấp giấy phép và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp.

thuật mới thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đồng thời phù hợp với Thông lệ quốc tế, hòa hợp với các yêu cầu của WTO.

- Xây dựng những cơ chế nhằm đảm bảo quyền sở hữu, trong đó có sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và các nhà đầu tư.

- Hoàn thiện quá trình điều chỉnh luật pháp của Nga cho phù hợp với những quy định của WTO (Như thủ tục hải quan, biểu thuế quan…)

- Tăng cường việc kiểm soát thực hiện luật với mục tiêu tránh đưa ra những điều luật mới không phù hợp với WTO.

Năm 2000, Nga có khoản bộ thu lớn trong buôn bán với kim ngạch đạt 136,6 tỉ USD, tăng 32,4% so với năm 1999. Lần đầu tiên sau nhiều năm “thập thửng đêm hàn” trong cơ chế thị trường, năm 2000, Liên Bang Nga đã có được mức khinh ngạch xuất khẩu vượt quá 100 tỉ USD. Xuất siêu đạt mức kỷ lục 69 tỉ USD so với 42,6 tỉ USD năm 1999. Thu nhập ngân sách cũng tăng vượt kế hoạch 156% đạt 613 tỉ rúp, đến năm 2001 lên tới 36,6 tỉ USD dự trữ ngoại tệ và tới 2004 thì con số lên tới 124,5 tỉ USD.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2003 tăng đáng kể, đạt 6,8 tỉ USD so với 2,4 tỉ USD năm 2002. Đến năm 2004 Tổng đầu tư nước ngoài vào Nga đạt 82 tỉ USD, riêng trong năm 2004 đạt hơn 40,5 tỉ USD đầu tư vào nền kinh tế, tăng hơn 36,4% năm 2003, trong đó FDI chiếm 23,3%, chứng khoán 0,8%, còn 75,9% là các đầu tư khác như tín dụng của các tổ chức quốc tế, tín dụng thương mại… Nga đứng thứ 11 trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất là công nghiệp, tiếp đó là thương nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm.

Một số doanh nghiệp lớn của Nga đã quan tâm gắn kết hơn đến thị trường quốc tế và thực hiện cải tổ theo hướng mở cửa và minh bạch hơn. Ví như lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, việc tư nhân hóa tập đoàn dầu mỏ Onaka đã được bán một cách trong sạch và mang lại cho ngân quỹ thêm 1 tỉ USD. Sự việc này làm tăng thêm lòng tin cho giới đầu tư nước ngoài vào thị trường Nga.

NGA

Mặc dù nền kinh tế Nga liên tục tăng trưởng ở mức cao trong suốt 2000- 2004, kinh tế vĩ mô đã ổn định, nhưng với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường Liên Bang Nga hiện phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: tỉ lệ kinh tế phi thị trường cao, cơ cấu kinh tế lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém, hội nhập kinh tế siêu hiệu quả.

3.1. Tỉ lệ các lĩnh vực phi thị trƣờng cao

Trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên như năng lượng, điện, vận tải, bưu chính viễn Thông và xây dựng, số lao động là 20,3 triệu người, chiếm 31,2%, ngoài ra còn 5,8 triệu người trong các lĩnh vực khác thuộc ngân sách. Tỉ lệ các lĩnh vực phi thị trường cao bao gồm các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thường nhận được sự ưu đãi công khai hay bí mật gây nên sự biến dạng trong hoạt động của chủ thể kinh tế. Mặt khác, việc nhà nước nắm giữ tỉ lệ trong các lĩnh vực kinh tế huyết mạch trên và vẫn thực hiện cơ chế bảo hộ, trợ giá đối với các lĩnh vực độc quyền tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lực lượng năng động của cơ chế thị trường chiếm tỉ lệ thấp, năm 2004 số doanh nghiệp này mới hơn 950 ngàn, với 8,3 triệu lao động, chiếm 17% lao động.

Cũng chính vì cơ chế phi thị trường trong các lĩnh vực độc quyền làm cho những lĩnh vực này trở nên kém hấp dẫn, không thu hút được đầu tư, dẫn tới việc phát triển hạ tầng giao Thông vận tải, bưu chính viễn Thông, năng lượng luôn là vấn đề mà nước Nga phải đương đầu. Các giải pháp trong những năm qua bao gồm cả việc cải tổ độc quyền tự nhiên dường như chưa đủ để thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga. Hơn nữa với lãnh thổ rộng lớn hơn 17 triệu km2, giao Thông vận tải và bưu chính viễn Thông lạc hậu làm gián đoạn sự liên kết kinh tế giữa các vùng, triệt tiêu hiệu quả hoạt động của hệ thống kinh tế vùng, làm mất sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng, đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Liên Bang Nga. Ngoài ra cơ chế lĩnh vực phi thị trường còn tác động rất nhiều tới hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu gia nhập WTO của Liên Bang Nga.

3.2. Cơ chế kinh tế lạc hậu, nguyên nhiên liệu hóa nền kinh tế.

Hiện nay Nga tham gia vào phân công lao động thế giới như nguồn cung cấp nguyên nhiêu liệu thô, mà trước hết là dầu lửa và khí đốt. Dự trữ khí đốt tự nhiên của Nga chiếm khoảng 47,2-47,5 tỉ m3, còn dự trữ về dầu lửa của Nga chiếm khoảng 13% dự trữ toàn thế giới, trữ lượng thăm dò được đánh giá vào khoảng 15,5-15,7 tỉ tấn, chỉ đứng sau Ả rập Xê út. Nhờ có giá năng lượng cao, xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đang mang lại những nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế. Nhưng kinh tế Nga lại dễ chịu ảnh hưởng của những thay đổi nhỏ về kinh tế từ bên ngoài, kinh tế quá ỷ lại vào xuất khẩu mà chủ yếu là xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô. Bản thân ngành khai thác chế biến dầu khí với các đặc trưng: công nghệ lạc hậu và thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng đòi hỏi những chi phí cao trong khai thác và bảo dưỡng. Khoảng cách xa giữa nơi tiêu thụ và nơi sản xuất đòi hỏi phải xây dựng những hệ thống dự trữ, vận chuyển nhiên liệu rất dài trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt làm cho chi phí và giá thành cao. Trong các ngành khai thác, luyện kim, tình trạng cũng tương tự, do thiết bị và công nghệ lạc hâu nên ở Nga, mức tiêu hao nhiên liệu cho sản xuất thép và nhôm cao hơn 20-30% so với Mỹ, EU và Nhật Bản; Lượng phế thải từ sản xuất thép tấm cao hơn 2 lần, năng xuất lao động thấp hơn từ 2,5-3 lần; tác động tiêu cực tới môi trường, cao hơn 2 lần. Năm 2002, Nga xuất khẩu khoảng 1/3 lượng kim loại đen không đủ chi phí sản xuất, chỉ có lĩnh vực xuất khẩu kim loại màu đạt mức chi phí sản xuất.

Cơ cấu nhập khẩu cũng thể hiện sự lạc hậu của nền kinh tế, xuất khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu, mức độ gia công thấp, hiệu quả kém, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng là chính. Xuất khẩu năm 2003 đạt 136 tỉ USD, sang năm 2004 tăng lên tới 178 tỉ USD, trong đó nhiên liệu năng lượng chiếm tới 60,4%, kim loại và các sản phẩm kim loại chiếm 17,9%, còn xuất khẩu thiết bị máy móc lại giảm đi 1,7% ở mức 5,1%. Nhập khẩu tăng từ 75,4 tỉ USD năm 2003 lên 93,3 tỉ USD năm 2004, trong đó tỉ lệ nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng chiếm 24,6% 4

4

Việc kéo dài khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu như vậy sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, tàn phá môi trường của đất nước. Hơn nữa một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng sẽ đễ biến động nếu giá năng lượng trên thế giới tụt xuống. Đây là vấn đề Nga cần quan tâm.

3.3. Khả năng cạnh tranh kém do lĩnh vực khoa học, công nghệ cao chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Bước sang thế kỷ XXI, cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ, sự phổ biến kinh tế tri thức trên cấp độ toàn cầu, là những yếu tố to lớn đã và đang tác động tới sự phát triển của các quốc gia, trong đó có Nga. Từ 1991, chi tiêu cho nghiên cứu phát triển trên toàn cầu tăng từ 438 tỉ USD lên 576 tỉ USD (tốc độ trung bình tăng 4,4% năm),

Một phần của tài liệu NƯỚC NGA DƯỚI SỰ TRỊ VÌ CỦA V.PUTIN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)