Cơ chế kinh tế lạc hậu, nguyên nhiên liệu hóa nền

Một phần của tài liệu NƯỚC NGA DƯỚI SỰ TRỊ VÌ CỦA V.PUTIN (Trang 33)

c, Kìm hãm lạm phát, phát triển kinh tế thị trường tà

3.2 Cơ chế kinh tế lạc hậu, nguyên nhiên liệu hóa nền

Hiện nay Nga tham gia vào phân công lao động thế giới như nguồn cung cấp nguyên nhiêu liệu thô, mà trước hết là dầu lửa và khí đốt. Dự trữ khí đốt tự nhiên của Nga chiếm khoảng 47,2-47,5 tỉ m3, còn dự trữ về dầu lửa của Nga chiếm khoảng 13% dự trữ toàn thế giới, trữ lượng thăm dò được đánh giá vào khoảng 15,5-15,7 tỉ tấn, chỉ đứng sau Ả rập Xê út. Nhờ có giá năng lượng cao, xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đang mang lại những nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế. Nhưng kinh tế Nga lại dễ chịu ảnh hưởng của những thay đổi nhỏ về kinh tế từ bên ngoài, kinh tế quá ỷ lại vào xuất khẩu mà chủ yếu là xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô. Bản thân ngành khai thác chế biến dầu khí với các đặc trưng: công nghệ lạc hậu và thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng đòi hỏi những chi phí cao trong khai thác và bảo dưỡng. Khoảng cách xa giữa nơi tiêu thụ và nơi sản xuất đòi hỏi phải xây dựng những hệ thống dự trữ, vận chuyển nhiên liệu rất dài trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt làm cho chi phí và giá thành cao. Trong các ngành khai thác, luyện kim, tình trạng cũng tương tự, do thiết bị và công nghệ lạc hâu nên ở Nga, mức tiêu hao nhiên liệu cho sản xuất thép và nhôm cao hơn 20-30% so với Mỹ, EU và Nhật Bản; Lượng phế thải từ sản xuất thép tấm cao hơn 2 lần, năng xuất lao động thấp hơn từ 2,5-3 lần; tác động tiêu cực tới môi trường, cao hơn 2 lần. Năm 2002, Nga xuất khẩu khoảng 1/3 lượng kim loại đen không đủ chi phí sản xuất, chỉ có lĩnh vực xuất khẩu kim loại màu đạt mức chi phí sản xuất.

Cơ cấu nhập khẩu cũng thể hiện sự lạc hậu của nền kinh tế, xuất khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu, mức độ gia công thấp, hiệu quả kém, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng là chính. Xuất khẩu năm 2003 đạt 136 tỉ USD, sang năm 2004 tăng lên tới 178 tỉ USD, trong đó nhiên liệu năng lượng chiếm tới 60,4%, kim loại và các sản phẩm kim loại chiếm 17,9%, còn xuất khẩu thiết bị máy móc lại giảm đi 1,7% ở mức 5,1%. Nhập khẩu tăng từ 75,4 tỉ USD năm 2003 lên 93,3 tỉ USD năm 2004, trong đó tỉ lệ nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng chiếm 24,6% 4

4

Việc kéo dài khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu như vậy sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, tàn phá môi trường của đất nước. Hơn nữa một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng sẽ đễ biến động nếu giá năng lượng trên thế giới tụt xuống. Đây là vấn đề Nga cần quan tâm.

3.3. Khả năng cạnh tranh kém do lĩnh vực khoa học, công nghệ cao chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Bước sang thế kỷ XXI, cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ, sự phổ biến kinh tế tri thức trên cấp độ toàn cầu, là những yếu tố to lớn đã và đang tác động tới sự phát triển của các quốc gia, trong đó có Nga. Từ 1991, chi tiêu cho nghiên cứu phát triển trên toàn cầu tăng từ 438 tỉ USD lên 576 tỉ USD (tốc độ trung bình tăng 4,4% năm), đến năm 2002 tăng lên 677 tỉ USD tăng 2,8% trung bình từ 1996 đến 2002.

Chi tiêu cho nghiên cứu, phát triển Liên Bang Nga năm 1996 là 3,8 tỉ USD và năm 2002 là 4,3 tỉ USD, trong số 10 nền kinh tế hàng đầu chi phí cho nghiên cứu phát triển không có Nga. Liên kết nước Nga vào nền kinh tế tri thức toàn cầu ở mức độ rất thấp. Năm 2001, Nga xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt 3,2 tỉ USD chỉ bằng 1/60 của Mỹ, 1/16 của Trung Quốc, ½ Hungari. Còn nếu về xuất khẩu trí tuệ hay tính các sáng chế phát minh thì Nga chỉ đạt 547 sáng chế trong đó Mỹ là 98682, Đài Loan 2486 5

Nguồn tài chính hỗ trợ cho lĩnh vực khoa học của Nga suy giảm nghiêm trọng. Năm 2004, chi phí cho nghiên cứu triển khai là 196 tỉ rúp vào cỡ 43% so với năm 1990. Nếu tính theo GDP thì đầu tư khoa học năm 2004 là 1,17% còn năm 1990 là 2,03%. Hiện nay, chi phí cho một người làm nghiên cứu ở Nga thấp hơn ở Hàn Quốc 8 lần và Đức 12 lần. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho khoa học suy giảm nghiêm trọng. Trong vòng 10 năm lại đây mối liên kết giữa nghiên cứu cơ bản- nghiên cứu ứng dụng-sản xuất công nghiệp bị phá vỡ 6

Những vấn đề cơ bản mà chiến lược phát triển khoa học công nghệ Nga phân tích bao gồm:

- Nga là một trong những cường quốc hàng đầu trên thế giới về nghiên

5

: 13,Tr 94

6

cứu cơ bản, tuy nhiên không có điều kiện để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Điều này gây nên nguy cơ làm suy giảm khoa học nghiên cứu cơ bản, làm mất uy tín của Nga như một cường quốc về khoa học.

- Có sự gián đoạn giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai ứng dụng thành các công nghệ thương mại. Sự phát triển yếu kém của triển khai ứng dụng và hạ tầng khoa học công nghệ kém phát triển trong đó có việc thương mại hóa các công nghệ tiên tiến làm cho xuất khẩu công nghệ đạt mức rất thấp.

- Trong lĩnh vực doanh nghiệp vẫn chủ yếu là các công nghệ cũ, lạc hậu, khả năng tiếp cận các công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp rất thấp. Để khắc phục các doanh nghiệp phải chi phí nhiều cho đổi mới công nghệ mà chủ yếu là các thiết bị.

- Nhìn chung các doanh nghiệp thường xuyên có xu hướng nhập khẩu các thiết bị kéo theo lĩnh vực nghiên cứu triển khai phần lớn cũng đòi hỏi từ nước ngoài. Như vậy nguồn đầu tư như ở nước Nga, phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp Nga chỉ tham gia vào quá trình tái sản xuất của lĩnh vực nghiên cứu triển khai mà thôi.

3.4. Liên kết giữa nền kinh tế Nga với nền kinh tế thế giới còn ở mức thấp, kém hiệu quả.

Giai đoạn hiện nay của nền kinh tế thế giới được đạt trên bởi sự gia tăng của toàn cầu hóa, tham gia vào quá trình này là một yêu cầu cấp thiết đối với mọi nước, đặc biệt là với Liên Bang Nga đang muốn cải thiện vị trí kinh tế và chính trị của mình. Vai trò quan trọng ở đây không chỉ là các con số về doanh số ngoại thương mà còn là chất lượng tham gia vào quá trình kinh tế quốc tế tạo ra giá trị gia tăng. Sự liên kết của nước Nga vào nền kinh tế thế giới hiện nay đặc trưng bởi mức độ gia công thấp của nền sản xuất, mức độ sử dụng lợi thế cạnh tranh trong các hoạt động xuất khẩu còn kém, trước tiên là trong giao Thông vận tải, những sản phẩm thuộc khoa học, công nghệ cao, khả năng hợp tác đa quốc gia thấp, làm suy giảm khả năng trao đổi công nghệ, sự phát triển năng động của từng ngành sản xuất. Mức độ gia công kém, gây nên sự

phụ thuộc vào tình hình giá cả quốc tế với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Xu hướng tăng cường lĩnh vực dịch vụ và gia công chế biến trong những năm gần đây chưa dẫn tới những thay đổi to lớn trong cơ cấu nền kinh tế của Liên Bang Nga. Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu năng nhiên liệu vào tình hình giá cả quốc tế. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho sự ổn định của nền kinh tế Nga không cao, chỉ cần những biến động nhỏ trên thị trường năng lượng có thể gây lên những tác động tới tăng trưởng GDP, tới ngân sách quốc gia, làm mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm trầm trọng các vấn đề an ninh và ổn định xã hội.

Vấn đề phát triển kinh tế thị trường và mức độ liên kết quốc tế kém hiệu quả còn thể hiện rất rõ trong quá trình gia nhập WTO của Nga.

Quan điểm của Nga là tham gia vào WTO không chỉ để được đối xử bình đẳng trong thương mại thế giới mà còn phải tham gia vào xây dựng các quy tắc của cuộc chơi. Nga cho rằng, có những vấn đề thua thiệt trên thị trường toàn cầu điều đó sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và sẽ làm nảy sinh những vấn đề xã hội và Nga tham gia vào WTO để tránh chính điều này. Nga cũng coi việc gia nhập WTO là một bước tiến quan trọng trong quá trình cũng cố các mối quan hệ thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Nga, giúp hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng gần với Thông lệ quốc tế, đưa nước Nga liên kết chặt chẽ vào hệ thống kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, đã bước sang năm thứ 14 kể từ khi Nga đệ đơn gia nhập WTO mà Nga vẫn đang chỉ ở ngưỡng cửa của tổ chức này. Có thể rút ra một vài lý do như sau:

Thứ nhất, Nga muốn bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trước khi gia nhập WTO.

Các doanh nghiệp Nga đang chờ sự kiện Nga gia nhập WTO với nhiều lo lắng. Việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan và phi thuế quan sẽ làm hàng hóa nhập ngoại tràn ngập thị trường Nga và kết quả là nhiều ngành

sản xuất của Nga phải đóng cửa, trực tiếp tác động tiêu cực đến đời sống người lao động. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành từ trước đến nay vẫn thuộc độc quyền nhà nước, được bao cấp hay những ngành được bảo hộ nhiều như thiết bị dầu khí, luyện kim, bưu điện, vận tải, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và rệt may, công nghiệp hóa chất, ngân hàng tài chính, bưu chính viễn Thông, sản xuất đồ gỗ vào chế biến gỗ,… các nhà sản xuất công nghiệp nhẹ và rệt may đề nghị Thông qua quy luật về thị trường tiêu dùng trong đó đảm bảo thị phần của hàng nội địa không được thấp hơn 50-60% (còn hiện tại thậm chí chưa tới 20%), phải hình thành thị trường bán lẻ, chống bán phá giá và khuyến khích người dân dùng hàng nội địa. Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị dầu khí yêu cầu Nga phải duy trì mức thuế nhập khẩu 15% đối với thiết bị dầu khí trong giai đoạn chuyển đổi trước khi Nga gia nhập WTO.

Thứ hai, quá trình đàm phán kéo dài do chính sách trợ cấp năng lượng cũng như bảo hộ một số lĩnh vực kinh tế của Nga.

Giá năng lượng đặc biệt là khí tự nhiên là một vấn đề gai góc trong đàm phán gia nhập WTO. Chính phủ điều chỉnh giá năng lượng trong nước thấp hơn so với giá thị trường quốc tế, một phần là nhằm hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước. Cơ chế hai giá này của Nga bị các nước thành viên WTO phản đối vì như vậy sẽ tạo ra trợ cấp cho các lĩnh vực sản xuất, vi phạm thỏa thuận của WTO về trợ giá.

Trong lĩnh vực nông nghiệp Nga cho rằng còn ở trong tình trạng chậm phát triển hơn so với EU, Mỹ mà các nước này vẫn còn bảo hộ rất mạnh, nên Nga cần phải hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp bằng các tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của mình về dầu, khí đốt, điện năng, cước phí vận tải với giá rẻ. Việc đàm phán của các đối tác đòi hỏi cần phải mở cửa thị trường nông nghiệp và nâng giá năng lượng lên mức thế giới sẽ làm cho nông nghiệp Nga gặp rất nhiều khó khăn.

Hơn nữa, cho đến nay Nga vẫn chưa ký kết một hiệp định tự do hóa thương mại với các nước và khu vực nào trên thế giới.

nền kinh tế thế giới ở mức độ thấp kém hiệu quả.

II.III. CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ II.III.1. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1.1. Nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ƣơng

Là nước độc lập xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới, Nga là kết quả của Liên Xô giải thế. Có thế nói các loại vấn đề quấy nhiễu mối quan hệ giữa trung ương và địa phương của thời kỳ Liên Xô, Nga về cơ bản cũng đều thừa kế được. Liên Xô trước khi giải thế bao gồm cả Nga trong đó, có hình thức quốc gia của chế độ Liên bang, thực chất là một quốc gia chế độ đơn nhất tập trung cao độ. Thời kỳ En-xin, do chính phủ và quốc hội đấu tranh chính trị mãi vẫn không dứt nên đã làm cho quyền lực trung ương suy yếu, thế lực địa phương ngày càng tăng cường. Khi ấy để tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong cuộc đấu tranh của Đu ma quốc gia, En-xin đã một mình đi đến thỏa thuận với Tổng thống các nước cộng hòa tự trị và các trưởng hành chính các bang, Tổng thống cho phép địa phương làm những gì họ thích, để đổi lại, khi Tổng thống cần các địa phương dốc hết sức giúp đỡ, kết quả là Liên Bang Lập Hiến đã biến thành Liên Bang khế ước, hay là giống như một nhà lãnh đạo từng nói “Đây không phải là chế độ Liên Bang mà là chế độ phong kiến”.

Đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhà lãnh đạo địa phương là do toàn dân bầu ra, Tổng thống mất đi quyền bổ nhiệm bãi miễn đối với nhà lãnh đạo địa phương. Quyền lực của nhà địa phương được dân bầu ra mở rộng nhanh chóng, Thống đốc bang, Tổng thống nước Cộng hòa đã trở thành ông hoàng địa phương của vùng đó, năng lực quản lý của trung ương đối với địa phương ngày một yếu đi. Việc quyền lực của nhà lãnh đạo địa phương mở rộng đã nảy sinh một loạt hậu quả tiêu cực, trong công tác thực tế đã xuất hiện một loạt hiện tượng kỳ quái: Thứ nhất, một số nơi ở Nga được hưởng quyền lợi lập pháp vô hạn, pháp quy mà địa phương thông qua bao gồm cả pháp lệnh liên quan tới quyền sở hữu tài sản, thuế quan, có tới một phần ba là mâu thuẫn với luật pháp

và hiến pháp Liên Bang Nga, giữa các khu vực biên giới và các Bang của Nga đã xây dựng hàng rào mậu dịch, hoặc tồi tệ hơn, dựng hẳn cột dốc biên giới. Tình trạng này bất kể là ở nước nào cũng không thể hiểu nổi. Thứ hai, chế độ mà nhiều chủ thể địa phương xây dựng bất luận thế nào cũng không thể gọi đó là chế độ dân chủ. Quyền lực trung ương và địa phương, đừng nói đến chuyện phục hưng của Nga, vì đó là chuyện không tưởng ngay cả có giữ được thống nhất toàn vẹn nước Nga hay không cũng còn khó khăn.

Vì vậy sau khi lên giữ chức, Pu-tin có hai lựa chọn: Một là, sửa đổi Hiến pháp. Nhưng biện pháp này không khả thi vì Ủy ban Liên Bang hiện nay là cơ quan quyền lực lập pháp địa phương chưa chắc đã đồng ý phê chuẩn bản sửa đổi không có lợi cho địa phương. Hai là, xóa bỏ những pháp quy mâu thuẫn với Hiến pháp mà chủ thể trung ương thông qua , mượn sự phán quyết của cơ quan tư pháp về hình thức thuộc sự quản lý của Liên Bang để tăng cường địa vị của trung ương Liên Bang. Thế nhưng, điều này cũng cần thời gian vì trước đó cần phải làm cho các tòa án địa phương, trên thực tế chịu sự kiểm soát của nhà đương cục địa phương giữ được tính độc lập của mình.

Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ càng và gặp gỡ 26 nhà lãnh đạo địa phương có ảnh hưởng nhất, Pu-tin đã lựa chọn một sách lược khác cấp tiến nhất nhưng cũng có hiệu quả nhanh nhất.

Pu-tin đã thiết lập hệ thống chính quyền Liên Bang theo chiều dọc, lãnh đạo trực tuyến. Việc này sẽ củng cố quyền lực của Liên Bang, khắc phục sự

Một phần của tài liệu NƯỚC NGA DƯỚI SỰ TRỊ VÌ CỦA V.PUTIN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)