Trên mặt trận ngoại giao

Một phần của tài liệu NƯỚC NGA DƯỚI SỰ TRỊ VÌ CỦA V.PUTIN (Trang 76 - 108)

c, Kìm hãm lạm phát, phát triển kinh tế thị trường tà

2.2. Trên mặt trận ngoại giao

Kể từ ngày đầu tiên phát động hành động quân sự ở Che-sni-a, Nga đã phải chịu áp lực lớn từ phía phương Tây. Các nước phương Tây dường như không mấy hứng thú đối với việc lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a quất nhiễu dân chúng, tấn công quân đội cảnh sát của Nga, gây ra các vụ nổ và bắt cóc, bất chấp tình hình thực tế của che-sni-a, luôn chỉ trích quân đội Nga tàn sát vô cớ, chà đạp lên nhân quyền ở Che-sni-a. Các phương tiện Thông tin đại chúng phương Tây khi đưa tin về Che-sni-a, rất ít khi dùng các từ ngữ mà Nga thường dùng “phỉ”, “phần tử khủng bố”, mà thường dùng khái niệm như “đội viên chiến đấu”, “người khởi nghĩa” để che mắt dư luận.

Thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ 2, đối với hành động quân sự của quân Nga tại Che-sni-a, xã hội phương Tây coi như là đã mặc nhận. Nhưng cùng với những chiến thắng liên tục của quân Nga trên chiến trường Che-sni-a, một số phương tiện Thông tin đại chúng phương Tây đã bôi nhọ, nó oanh tạc làm nhiều dân thường bị chết, bị thương và gây ra “thảm họa nhân tạo”. Các phần tử Che-sni-a cũng ra sức gây dư luận, hòng quốc tế hóa vấn đề Cáp-ca-dơ. Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng bắt đầu ngồi không yên, liên tiếp phát biểu, yêu cầu Nga dừng chiến tranh ở Che-sni-a và “thanh trừng

chủng tộc”, kêu gọi nhà đương cục Nga và Che-sni-a khôi phục lại đàm phán Mỹ đứng đầu tiên phê phán hành dộng của Nga đã đi ngược lại hiếp ước cắt giảm vũ khí Thông thường Châu âu năm 1990. Sau đó các nước phương Tây ra sức thay đổi chủ đề hội nghị tạc các hội nghị thượng đỉnh. “Nga-Liên minh Chây âu”, hội nghị Ngoại trưởng NATO và Hội nghị nhóm G8 và bắt đầu lên tiếng đối với Nga, họ đồng thanh kêu chính quyền Pu-tin lập tức ngừng hành động quân sự tại Che-sni-a, thậm chí còn yêu cầu thỏa luận vấn đề Bắc Cáp-ca- dơ trong phạm vi tổ chức an nình và hợp tác Châu âu, hòng can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của Nga. Các nhà lãnh đạo phương Tây liên tiếp chỉ trích cuộc chiến Che-sni-a của Nga.

Đến hội nghị thượng đỉnh tổ chức an ninh châu Âu vào tháng 11 năm 1999, mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây trong vấn đề Che-sni-a càng gay gắt hơn. Các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức phê phán hành động quân sự của Nga tại Che-sni-a nói “chiến tranh không giúp gì cho hoạt động chống khủng bố, nó chỉ có thể làm cho hoạt động khủng bố càng hoành hành hơn”14. Để đáp trả mạnh mẽ sự chỉ trích của các nước phương Tây, Tổng thống đương nhiệm En- xin và Chính phủ của Pu-tin một mặt tấn công và tiêu diệt không nương tay lự lượng vũ trang “Che-sni-a độc lập” và phần tử khủng bố, một mặt đọ sức không hề khoan nhượng với Mỹ và phương Tây. Đối với những lời phát biểu ủng hộ “Che-sni-a độc lập” và công kích Nga của nguyên thủ các nước Mỹ, Pháp, Đức, En-xin hoặc là lắc đầu phủ nhận hoặc là đập bàn bày tỏ kháng nghị.

Việc phương Tây lên án chỉ trích hành động của Nga không có kết quả đã chuyển sang dọa sẽ ngừng cho Nga vay nợ, hòng dùng biện pháp kinh tế để bắt Nga phải tuân theo. Ngày 27 tháng 11, Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ cảnh báo, “nếu như các nước trên thế giới bất mãn với chiến sự Che-sni-a và phản đối Nga, thì Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế không thể tiếp tục cung cấp viện trợ kinh tế cho Nga được” 15

Ngày 6 tháng 12, chính vào lúc quân Nga gửi cho thị dân Grô-dnưi bản Thông điệp cuối cùng, Tổng thống Mỹ Clin-tơn lại một lần nữa đưa ra phê

14

:10,Tr 178

15

phán mạnh mẽ nhất của mình đối với sách lược Che-sni-a của Nga. Ông nói: Nga sẽ phải trả cái giá đau lòng vì hành động của mình, hành vi này chỉ có thể lành mạnh thêm chủ nghĩa cực đoan, hạ thấp địa vị quốc tế của Mát-xcơ-va.

Ngoại trưởng Liên minh châu Âu cũng khiển trách Nga trong một bản tuyên bố và bày tỏ đang xem xét đến việc từ chối ký một số thỏa thuận hợp tác với Nga … Ngoại trưởng Anh Ru-bin-cúc, Tổng thống Pháp Si-Rắc, Tổng thống I-ta-li-a, Tổng thư ký NATO Rô-bớt-xơn, đều có những phát biểu chỉ trích, đe dọa hành động của Nga.

Chủ tịch Đu-ma quốc gia Nga ngày 8 tháng 12 đã công khai bày tỏ “hoàn toàn ủng hộ áp dụng hành động chống khủng bố tại Che-sni-a”. Khi nói tới các nhà chính trị phương Tây phê phán Nga và yêu cầu ngừng hành động chống khủng bố ở Che-sni-a, Nga “sẽ không dừng lịa, tất cả những tuyên bố của phương Tây đều là những lời hiệu triệu không ai hưởng ứng”. Ông cho rằng, nếu như Tổ chức Quỹ tiền tệ không cung cấp khoản vay nữa, “Nga cũng sẽ không sụp đổ”.

Thái độ của Pu-tin lúc này lại càng không hề nhượng bộ chút nào. Ông nói “Che-sni-a là lãnh thổ không thể chia cắt của Liên Bang Nga”, “chúng ta muốn cái gì? Là khoản vay của phương tây nhỏ tới mức không đáng nhắc tới, hay là giữ cho được lãnh thổ Nga rộng lớn”16. Tối ngày 13 tháng 1 năm 2000, một số quan chức phụ trách công tác nhân quyền, dân tị nạn và chính sách đối với Nga trong Chính phủ Mỹ đã gặp “Ngoại trưởng” của Chính phủ bất hợp pháp Che-sni-a.

Ngày 14 tháng 1, Ngoại trưởng Nga I-va-nốp đã đưa ra phán ứng trước việc quan chức Chính phủ Mỹ gặp cái gọi là “Ngoại trưởng” Che-sni-a bày tỏ “đang tiếc và lo ngại nghiêm trọng” đối với hành động này của phía Mỹ.

Ngày 22 tháng 3 năm 2001, Chính phủ Mỹ lại dùng quy cách phó quốc vụ khanh một lận nữa đón tiếp “Bộ trưởng ngoại giao” của Che-sni-a, và bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ lực lượng vũ trang bất hợp pháp và phần tử khủng bố Che- sni-a, đồng thời cung cấp viện trợ kinh tế,… Pu-tin cực kỳ phẫn nộ khi trả lời

16

phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Liên Bang Mỹ ngày 18 tháng 6, ông thề quyết tâm không để cho Che-sni-a độc lập ra khỏi Nga, cũng sẽ không để cho Che-sni-a trở thành đại bản doanh để những phần tử phản loạn tấn công vào các nơi khác của Nga.

Đối với việc Mỹ và các nước phương Tây yêu cầu Nga rút quân khỏi Che-sni-a và đàm phán với các phần tử “Che-sni-a độc lập”, Pu-tin bày tỏ Nga sẽ không rút toàn bộ quân, mà sẽ bố trí bộ đội đóng lâu dài ở Che-sni-a, nhằm bảo vệ lãnh thổ Che-sni-a, đồng thời Nga không tiến hành một cuộc đàm phán nào với phiến quân Che-sni-a.

Ngày 7 tháng 9 năm 2001, Pu-tin bày tỏ, chỉ cần phần tử ly khai Che- sni-a thừa nhận và tuân thủ Hiến pháp Nga, tất cả những phần tử vũ trang giao nộp vũ khí cô điều kiện, và giao nộp tất cả những tên phỉ cầm đầu có nợ máu, Chính phủ Nga có thể tiếp xúc và đàm phán với họ, nhưng thời gian dài nhất không được quá 3 tháng, vì kéo dài thời gian đã không còn ý nghĩa gì nữa.

Chỉ 4 ngày sau khi Pu-tin nói những lời này đã xảy ra sự kiện 11 tháng 9. Từ đó trên phạm vi toàn thế giới dấy lên một làn sóng chống khủng bố quốc tế lôi kéo cả Mỹ vào và My đứng đầu.

Đối với sự thay đổi này trên thế giới, ngày 26 tháng 9, Pu-tin đã chuyển cho bọn phỉ Che-sni-a Thông điệp cuối cùng phải hạ vũ khí trong vòng 72 tiếng đồng hồ. Đây cũng là ngày mà Mỹ quyết định thực hiện tấn công quân sự chống khủng bố đối với chủ nghĩa khủng bố Al Queđa-ta-li-ban Áp-gha-ni-xtan và Bin La-đen. Đồng thời Nga còn tích cực ủng hộ hành động chống khủng bố của Mỹ tại Áp-gha-ni-xtan.

Sau khi bước vào năm 2002, cùng với nhu cầu thúc đẩy hơn nữa cuộc chiến chống khủng bố và lật đổ “Sat-đam Hút-sen”, Mỹ không thể không tuyên bố lực lượng vũ trang “Che-sni-a độc lập” là phần tử khủng bố. Sau sự kiện con tin Mat-xcơ-va ngày 23 tháng 10, nguyên thủ các nước phương Tây như Mỹ, Pháp, Đức, Anh tới tấp gửi điaạn bày tỏ sự chỉ trích với bọn khủng bố. Cũng từ đó Nga coi việc chống khủng bố là việc lớn hàng đầu liên quan đến an ninh quốc gia, Pu-tin một lần nữa giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh với

phương Tây trong vấn đề này.

III.I.3) KẾT QUẢ

Cuộc chiến tranh chính luận Che-sni-a lần thứ 2 tuy đã tạm kết thúc vào năm 2000, nhưng lực lượng vũ trang bất hợp pháp của Che-sni-a chưa bị loại bỏ hoàn toàn, do còn hàng ngàn phần tử phiến loạn trong đó có 500 phần tử cực đoan trốn vào rừng núi để chống lại quân Nga. Chúng gây ra hàng loạt vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào quân Nga và dân thường Nga. Đặc biệt là sự kiện ngày 23 tháng 10, sự kiện bắt cóc con tin Mat-xcơ-va làm 128 dân thường thiệt mạng. Chính những hành động khủng bố của lực lượng “Che-sni-a độc lập” mà việc rút quân khỏi Che-sni-a của quân Nga lần nữa trì hoãn.

Theo thống kê của chính quyền Nga, trong 862 ngày, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1999, cuộc chiến tranh Che-sni-a lần hai bắt đầu cho đến ngày 16 tháng 5 năm 2001, đã có 3096 sĩ quan và binh lính Nga hy sinh, 9187 người bị thương. Nhưng trên thực tế con số này có thể lớn hơn nhiều.

Cuộc chiến tranh Che-sni-a lần hai, quân Nga đã rút ra bài học của cuộc chiến tranh lần trước, chuẩn bị đầy đủ chiến thuật, chỉ huy linh hoạt, đã từ bỏ cách đưa hàng loạt binh lực ra tấn công trước đây, thay vào đó là vận dụng nhiều đội đặc chủng và bộ đội bảo vệ nội bộ giỏi, dùng phương thức truy sát để đối phó với lực lượng vũ trang Che-sni-a. Sử dụng nhiều vũ khí kỹ thuật cao, độ chính xác, tiêu hủy nhiều mục tiêu quân sự, dân dụng của Che-sni-a, giết hại nhiều người của Che-sni-a, sau đó mới để cho bộ binh vào hành động tác chiến bước tiếp theo, giảm bớt một cách hữu hiệu thương vong của bộ đội. Đồng thời quân Nga còn tăng cường thu thập Thông tin, tình báo, buộc lực lượng vũ trang Che-sni-a ngay cả điện đài cũng không dám sử dụng, làm suy yếu nhiều sức chiến đấu của chúng.

Vấn đề Che-sni-a đã trở thành một thứ tâm bệnh khó chữa, đối với người Nga. Nhà đương cục Nga đã đưa ra Thông điệp cuối cùng với nhân viên vũ trang chống Chính phủ vào đầu năm 2002, chỉ cần bọn phỉ hạ vũ khí, nhà đương cục sẽ đảm bảo an toàn tính mạng của họ, nhưng bọn phỉ vũ trang lại không có ý định bỏ cuộc. Số người hưởng ứng chỉ lèo tào vài người. Tình hình

phát triển cho tới nay, trong nước Nga có nhiều nghi ngờ về tính khả thi của việc dùng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Che-sni-a, cũng có một số người đưa ra kiến nghị đàm phán hòa bình với Che-sni-a. Thế nhưng, ngay cả khi chính quyền Liên Bang Nga đồng ý ngồi lại đàm phán hòa bình, vấn đề là đàm phán với ai? Mat-xkha-đốp là can phạm bỏ trốn bị cơ quan kiểm sát Nga truy nã, Ba-sa-ép hai tay nhuốm đầy máu của người Nga, chính quyền Nga chắc chắn sẽ không đàm phán với họ. Vả lại điều kiện hàng đầu của Che-sni-a đưa ra là đòi Nga rút khỏi Che-sni-a, mà một khi rút quân khỏi Che-sni-a thì cục diện quân phiệt tràn lan như mấy năm trước sẽ lập tức xuất hiện trở lại. Không bao lâu Che-sni-a sẽ biến thành đại bản doanh của phần tử khủng bố quốc tế. Từ đó có thể thấy, trong giải quyết vấn đề Che-sni-a, Nga không phải đứng trước sự lựa chọn, mà là không có sự lựa chọn nào khác.

III.II. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

III.II.1: NHƢ̃NG VẤN ĐỀ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA

Sau khi nhận chức Tổng thống Pu -tin đứng trước thử thách nghiêm trọng về mọi mặt chính trị , quân sự trong và ngoài nước . Căn cứ và o những nhận thức mới về mục tiêu chiến lược phát triển đất nước , địa vị của Nga trên thế giới và môi trường bên ngoài , Pu-tin đã có một cách nhìn rất thực tế , thậm chí thực dụng. Ông muốn đưa nước Nga hòa nhập vào nề n kinh tế mới của Thế giới với mục tiêu quan trọng hàng đầu của Nga là khôi phục kinh tế , và giải quyết mọi vấn đề của bản thân mình . Theo quan điểm của Tổng thống Pu -tin, chính sách đối ngoại và an ninh của Nga cũng phải lấy lợi ích kinh tế trên hết . Chính vì vậy , trong đường lối đối ngoại của mình mục tiêu lâu dài của Tổng thống Pu-tin là biến nước Nga thành mọi điều kiện đẩy kinh tế lên . Do đó, ông đề ra nguyên tắc ngoại giao phục vụ ki nh tế, chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu đối ngoại.

Ngày 10 tháng 1 năm 2000, quyền Thổng thống Nga Pu -tin đã ký sắc lệnh phê chuẩn “chiến lược an ninh quốc gia của Liên Bang Nga” trong đó đánh giá một cách thực tế bối c ảnh quốc tế và xác định những vấn đề then chốt

Nga cần thực hiện qua đố đưa ra quan điểm về lợi ích quốc gia và nhận thức về mối đe dọa . Trên cơ sở đó ngày 10 tháng 7 năm 2000, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Igor Ivanov đã chính thức công bố tại Mat -xcơ-va “Quan điểm mới về chính sách đối ngoại” được Tổng thống Pu -tin Thông qua ngày 28 tháng 6. Tư tưởng này lần lượt quy định mục tiêu cơ bản của ngoại giao là : Bảo đảm an ninh quốc gia, phát huy ảnh hưởng đối với quá trình diễn biến của thế giới , tạo môi trường bên ngoài có lợi cho phát triển trong nước , xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước xung quanh , bảo vệ lợi ích của công dân và kiều bào Nga. Nga sẽ tập tr ung xây dựng thế giới đa cực phản ánh chân thực thế giới ngày nay và tính đa cực , phản ánh chân thực thế giới ngày nay và tính đa dạng về lợi ích thế giới, tham gia toàn diện và bình đẳng vào việc định ra các nguyên tắc cơ bản liên quan đến vận hành hệ thống tiền tệ và kinh tế thế giới hiện nay , theo đuổi chính sách ngoại giao tự chủ mang tính xây dựng , chú ý cả phương Đông lẫn phương Tây , trên cơ sở liên tục có thể dự đoán trước và thực sự đôi bên cùng có lợi . Thực chất tư tưởng ngoại giao mới của Pu -tin là đảm bảo cho những lợi ích quốc gia của Nga, đồng thời không bị trượt vào tình trạng đối đầu và những phương pháp thù địch , thể hiện sự mềm dẻo xây dựng mối quan hệ đối tác “theo tất cả các hướng” , đạt được sự thỏa thuận cùng chấp nhận được đối với cả Nga và các đối tác. Lợi ích quốc gia hàng đầu của Nga là lợi ích kinh tế, tiếp theo là lợi ích an ninh và chính trị và cuối cùng là lợi ích văn hóa.

Bước sang Thế kỷ XXI, Nga sắp xếp thứ tự các khu vực và các nước ưu tiên như sau:

- SNG là đối tác ưu tiên số một của Nga trong thế kỷ mới . Nga muốn

Một phần của tài liệu NƯỚC NGA DƯỚI SỰ TRỊ VÌ CỦA V.PUTIN (Trang 76 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)