1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo và các yếu tố liên quan tại Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận năm 2011

41 2,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Bệnh NGĐR gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cộng đồng, trẻ em đặcbiệt là lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo do kiến thức về phòng chống bệnh chưa cao nênảnh hưởng đến sức khỏe mà trực tiê

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm là điều kiện rấtthuận lợi cho các bệnh giun sán phát triển quanh năm Đặc biệt là các bệnh nhiễmgiun truyền qua đất đã và đang gây nhiều tác hại trong cộng đồng dân cư mộtcách thầm lặng và lâu dài, bệnh xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi Tuy nhiên thườnggặp ở trẻ em lứa tuổi từ 03 – 14 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo

Ở nước ta tỉ lệ nhiễm bệnh giun tròn truyền qua đất rất cao, bệnh phổ biếnthường gặp 3 loài giun Một đặc điểm của bệnh nhiễm giun truyền qua đất ở ViệtNam là thường nhiễm phối hợp 2-3 loại là rất cao, ở Miền Bắc tỉ lệ có thể lên tới60-70% Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm tùy thuộc theo vùng, do phụ thuộc vào địa lý, khíhậu, thổ nhưỡng, nghề nghiệp và các tập quán, thói quen sinh hoạt của từng vùng,từng địa phương, từng dân tộc Đặc biệt là thói quen sinh hoạt, thói quen, thiếu vệsinh, thiếu nước sạch của cộng đồng dân cư

Bệnh NGĐR gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cộng đồng, trẻ em đặcbiệt là lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo do kiến thức về phòng chống bệnh chưa cao nênảnh hưởng đến sức khỏe mà trực tiếp là ảnh hưởng đến việc học tập của các em.Theo tổ chức Y Tế Thế giới( TCYTTG) đánh giá thì Ký sinh trùng đường ruột(KSTĐR) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nặng cho trẻ em và làmột trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ, các bệnh ký sinh trùng đườngruột gây ra thiếu máu, thiếu sắt, chậm phát triển thể chất và trí tuệ, giảm khả nănghọc tập, tăng thời gian nghỉ học, bệnh có thể gây suy dinh dưỡng, tắc ruột, giunchui ống mật …Ngoài các yếu tố về môi trường tự nhiên, ở các nước chậm pháttriển đặc biệt là vùng nông thôn, các yếu tố dịch tễ khác có liên quan đến nhiễmKSTĐR là do hành vi, thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, phong tục tập quánchưa tốt Hơn nữa, tác hại trên con người còn phụ thuộc vào cách tác động củaKSTĐR trên vật chủ, phụ thuộc vào số lượng KST cư trú tại đường tiêu hóa hoặcmức độ tác hại còn có thể phụ thuộc vào sự đa nhiễm, điều này chưa được xácđịnh vì có ít công trình nghiên cứu theo hướng này

Trang 2

Thành phố Phan Thiết là Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh BìnhThuận với diện tích 206,45 km2 dân số 218,567, có 14 phường, 4 xã ngoại thành

và nơi đang diễn ra nhanh quá trình đô thị hóa, cho đến nay tại tỉnh Bình Thuậnchưa có một nghiên cứu nào về tình hình nhiễm giun kim ở nhà trẻ, mẫugiáo Trước tình hình trên, để góp phần nhỏ vào việc phát hiện đánh giá tỉ lệnhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và các yếu tố liên quan Đồng thời,

đề ra biện pháp phòng chống bệnh nhiễm giun tròn truyền qua đất tại 3 trườngmẫu giáo TP Phan thiết Được sự hỗ trợ của Ban Giám Đốc Trung tâm Y tếTP.Phan thiết, Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên và học sinh, với sựcộng tác của một số Y Bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm Chúng tôi tiến hànhnghiên cứu, xác định tỉ lệ nhiễm giun kim ở nhà trẻ mẫu giáo, đồng thời xác định

có sự liên quan với các hành vi, thói quen xấu của các cháu với tình trạng nhiễmgiun tròn truyền qua đất của các cháu hay không? Từ đó sẽ đề ra biện pháp giáodục sức khoẻ cho người dân tại TP Phan thiết nói chung và các cháu nhà trẻ mẫugiáo nói riêng Nghiên cứu này cũng là cơ sở để đóng góp kiến nghị cho ngành ytế có biện pháp can thiệp cộng đồng có hiệu quả

Với những lý do nêu trên, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo và các yếu tố liên quan tại Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận năm 2011”, với các mục tiêu sau:

1 Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo tại 3 trường

tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận năm 2011

2 Tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến nhiễm kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo tại 3 trường TP Phan thiết, tỉnh Bình thuận năm 2011

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI GIUN THƯỜNG GẶP

1.1.1 Giun đũa (Ascaris lumbricoides)

Giun đũa (cả giun đực và giun cái) đều sống ký sinh và ăn dưỡng chấp ởruột non của người Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh Sau mộtthời gian ở ngoại cảnh, nhờ tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…phôiphát triển thành ấu trùng, trứng có ấu trùng từ ngoại cảnh lại nhiễm vào ngườiqua đường tiêu hoá Vào đến ruột non ấu trùng thoát vỏ, chui qua thành ruột vào

hệ thống tuần hoàn theo tĩnh mạch cửa lên gan, lên tim, lên phổi, chui vào phếnang, lên khí quản, lên hầu, rồi xuống thực quản, ruột non phát triển thànhgiun trưởng thành Giun trưởng thành sống trong cơ thể người khoảng 12 - 18tháng [1]

Trên thế giới có khoảng 1471 triệu người nhiễm giun đũa, đây là nguồnmầm bệnh khổng lồ, thường xuyên được thải ra môi trường Tiềm năng sinh sảncủa giun cái rất cao khoảng 240000 trứng mỗi ngày, người ta ước tính hàngngày môi trường bị ô nhiễm khoảng 1014 trứng giun đũa Tuỳ thuộc vào cácyếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí và các tia tử ngoại của ánh sáng màtrứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm (6 -9 năm) ở điều kiện thích hợp hoặcvài giờ ở điều kiện bất lợi Trứng giun đũa có thể phát triển được từ 120C -360C nhưng thích hợp nhất là 240C - 250C và độ ẩm trên 80% Ở điều kiệnnày sau 12 - 15 ngày trứng đã phát triển thành trứng có ấu trùng và có khảnăng gây nhiễm Nhiệt độ 450C ở các hố ủ phân sau 1 - 2 tháng mới diệt đượctrứng giun đũa, ở 600C trong vài giờ mới diệt được trứng giun

Như vậy, Việt Nam có điều kiện khí hậu, môi trường rất thuận lợi cho sựphát triển của trứng giun (miền Bắc từ tháng 2 đến tháng 11, miền Nam thì

Trang 4

quanh năm) Môi trường ngoại cảnh luôn bị ô nhiễm bởi trứng giun đũa Điềutra của bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Hà Nội cho thấy, xétnghiệm 60 mẫu đất ở nội thành Hà Nội thì 15 mẫu có nhiễm trứng giun đũa,chiếm 25%, với mật độ 10 - 20 trứng/100g đất; kết quả xét nghiệm 60 mẫu đất

ở một số vùng ngoại thành thấy 26 mẫu có trứng giun đũa, chiếm 43,3%, vớimật độ 25 - 35 trứng/100g đất [1]

Số lượng trứng giun trong các mẫu xét nghiệm phụ thuộc vào tình trạng

vệ sinh, môi trường của từng vùng Kết quả nghiên cứu của Viện sốt rét

KST-CT trong những năm gần đây ở nhiều khu vực trên miền Bắc thấy số lượng daođộng từ 14 - 127 trứng/100g đất [8]

1.1.2 Giun tóc (Trichuris trichiura)

Giun tóc có vòng đời đơn giản, giun đực và cái ký sinh ở manh tràng, đạitràng và đôi khi ở ruột thừa Khi ký sinh giun cắm đầu vào thành ruột để hútmáu, phần đuôi ở ngoài lòng ruột Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoạicảnh, khi gặp điều kiện thuận lợi trứng sẽ phát triển đến giai đoạn trứng có ấutrùng lúc đó mới có khả năng lây nhiễm vào người theo đường tiêu hoá Thờigian phát triển ở ngoại cảnh trung bình khoảng 2 tuần Khi người nuốt phảitrứng có ấu trùng vào ruột, ấu trùng thoát vỏ ở ruột non rồi đi dần xuống đạitràng, manh tràng phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở đó Thời gian

từ khi nhiễm phải trứng tới khi giun tóc bắt đầu đẻ trứng khoảng 1 tháng Giunsống trong người 5 - 6 năm Như vậy, giun tóc chỉ có một vật chủ và cần giaiđoạn phát triển trứng ở ngoại cảnh

Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm

là 250C - 300C, thời gian phát triển là 17 - 30 ngày Nếu nhiệt độ quá 500C phầnlớn trứng sẽ bị hỏng, nhiệt độ trên 300C kéo dài thì trứng sẽ chết sau 1 tháng [1]

Trang 5

1.1.3 Giun móc ( Ancylostoma duoenalae)

Giun móc trưởng thành sống ký sinh ở tá tràng và có thể ở phần đầucủa ruột non Chúng dùng mỏ ngoạm vào niêm mạc ruột để chiếm thức ăn Mộtngày giun cái đẻ khoảng 3000 trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điềukiện thuận lợi sau 24 giờ trứng nở ra ấu trùng sinh sống và tồn tại trong đất Ấutrùng có khả năng di chuyển và xâm nhập qua da vào cơ thể người Sau khi chuiqua da ấu trùng vào hệ thống tuần hoàn về tim, lên phổi và chui vào phế nangtheo khí quản lên họng, đến thực quản xuống tá tràng, ruột non phát triển thànhgiun trưởng thành Từ khi ấu trùng chui qua da đến giun trưởng thành mấtkhoảng từ 5 - 7 tuần Đặc biệt, trong quá trình chu du trong cơ thể người ấu trùnggiun móc có thể tạm dừng ở tổ chức (giai đoạn ngủ), giai đoạn này có thể kéo dàitới 8 tháng, thời gian này ấu trùng có khả năng kháng lại thuốc điều trị giun Hiệntượng ngủ của ấu trùng cũng có thể xảy ra ở động vật có vú, cho nên có thể nhiễm

ấu trùng giun móc khi ăn thịt động vật ở dạng chưa nấu chín Giun trưởng thành

có thể sống trong cơ thể người từ 5 - 7 năm

- Giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh rất quan trọng đối với vòng đời củagiun móc, điều kiện thích hợp để trứng phát triển thành ấu trùng là nhiệt độ từ250C - 300C, có đủ oxy, độ ẩm

Do đặc điểm vòng đời sinh học của các loại giun có khác nhau, nên bệnh lý

do chúng gây nên cũng rất đa dạng và phức tạp, ở nhiều cơ quan, tổ chức khácnhau mà ấu trùng chu du đi qua hoặc tại nơi giun cư trú [4]

1.1.4 Giun kim (Enterobius vermicularis)

1.1.4.1 Sinh lý bệnh học và chu kỳ sinh bệnh

E vermicularis là một ký sinh trùng bắt buộc; người là vật chủ tự nhiên duy

nhất, đường lây truyền là phân-miêng, thông qua các vật dụng quần áo, đồ chơi và

Trang 6

đó cũng chính là các phương thức lây truyền thông thường nhất Sau khi nuốt phải,trứng thường đẻ trứng trong tá tràng trong vòng 6 giờ Giun trưởng thành sau đókhoảng chừng 2 tuần và có tuổi thọ khoảng 2 tháng Giun trưởng thành thường kýsinh ở đoạn cuối của hổng tràng, hồi tràng, túi ruột thừa và đoạn đầu của đại trànglên Những con giun sống tự do trong thành ruột non và hiện nay có rất ít bằngchứng chứng minh có sự xâm nhập của của giun này vào các mô bình thường hoặc

mô lành của cơ thể dưới nhữung điều kiện bình thường [1], [

Hình 1.1 Chu kỳ vòng đời sinh học của giun kim (Enterobius vermicularis)

Phôi trứng theo

thức ăn vào người

Trứng trên nếp gấp quanh hậu môn

ấu trùng bên trong trứng phát triển

trong vòng 4 đến 6 giờ

Giai đoạn lây nhiễm

Giai đoạnchẩn đoán

ấutrùng nở trong ruột non

Giun kim đực Giun kim cái

Giun kim cái đ ến khu vực quanh hậu môn vào ban đêm để đẻ trứng

Trang 7

H.1.2 Tác hại của giun kim

Giun cái có kích thước trung bình 10mm x 0.7mm, ngược lại giun đực thì nhỏhơn Giun kim đẻ trứng ở nếp kẻ hậu môn, ấu trùng bên trong trứng sẽ phát triểnsau 4-6 giờ; người nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm; sau đó ấu trùng thoát vỏ trongruột non; giun kim trưởng thành sống trong ruột già, thời gian từ khi nuốt phảitrứng (giai đoạn nhiễm) đến khi phát triển thành con trưởng thành và đẻ trứng mấtkhoảng 1-2 tháng, ban đêm giun cái có trứng di chuyển đến hậu môn và đẻ trứng ởcác nếp nhăn quanh hậu môn (đồng thời lúc phát sinh triệu chứng của trẻ nhiễm vàngứa)

Sự tự nhiễm hoặc bò ngược của ấu trùng mới nở từ quanh vùng da hậu mônlên trực tràng có thể gây bệnh nhưng cơ chế chưa được biết rõ

1.1.4.2 Tác hại của bệnh

Khi ở trong ruột, giun kim có thể gây những

tổn thương kích thích niêm mạc ruột, làm rối loạn

tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột mạn tính, có

thể gây nổi mẩn dị ứng, nếu giun kim chùi vào ruột

thừa có thể gây viêm ruột thừa, đôi khi giun kim

Trang 8

H.1.3 Giun kim ở hậu môn trẻ

chui sang bộ phận sinh dục (nhất là trẻ em nữ) gây viêm sinh dục, âm hộ, âm đạo,rối loạn tiểu tiện và thậm chí rối loạn kinh nguyệt;

Nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn ở vùng da

quanh hậu môn do trẻ ngứa, khó chịu đưa tay vào

gãi gây trầy, xướt, loét;

Sự tái nhiễm thường xuyên là tất yếu, vì quá

trình nhiễm có thể kéo dài khi con giun cái tiếp

tục đẻ trứng trong nếp kẻ hậu môn;

Rối loạn giấc ngủ ban đêm do ngứa quanh

vùng hậu môn; trẻ em mắc bệnh giun kim kéo dài nhiều năm, tái đi tái lại sẽ ảnhhưởng đến giấc ngủ, phát triển cơ thể trí tuệ, trẻ gầy, xanh, bụng ỏng và kém ăn,cuối cùng suy dinh dưỡng

1.1.4.3 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh

Khám thực thể và xét nghiệm

Các bệnh nhân thường có sự trầy xướt hoặc vệt đỏ quanh hậu môn, âm hộhoặc cả hai nhưng nhiễm đôi khi nhiễm khá nhiều giun chúng ta lại không pháthiện dấu hiệu ngứa này;

Trang 9

H1.4 Kích thước giun kim

Ngoại lệ, nếu con giun cái đẻ trứng cóthể di chuyển lạc chỗ đến cơ quan sinh dục

nữ và gây viêm âm đạo, âm hộ (do hậu môn

và bộ phận sinh dục ở nữ gần nhau) Hoặcđôi khi tình cờ phát hiện tổn thương dạng uhạt hoại tử hoặc qua phẩu tích thấy giun nằm bên trong, đôi lúc gặp cả trứng, ấutrùng trong vòi trứng và khoang phúc mac, điều này cho thấy giun có hướng dichuyển lên bộ phận sinh dục;

Phát hiện giun kim ở các nếp nhăn quanh hậu môn, xem đại thể phân có thểgặp giun kim bám toàn màu trắng ở rìa khuôn phân;

Thu thập trứng giun bằng phương pháp dán giấy bóng kính vào hậu môn vàobuổi sáng sớm trước khi tắm hoặc rửa hậu môn, sau đó soi dưới kính hiển vi sẽthấy trứng giun kim khá điển hình; giấy bóng kinh này thường dán vào ban đêmhoặc sáng sớm trước khi cho bệnh nhân rửa hậu môn, thông thường chúng ta lấy 3mẫu 3 ngày liếp tiếp mới phát hiện được hoặc loại trừ Trong quá trình chuẩn bịbệnh phẩm nên pha loãng dung dịch sodium hydroxide hoặc toluene vào slide.Hiếm khi việc chẩn đoán bệnh giun kim lại đòi hỏi can thiệp các kỹ thuật chẩnđoán hình ảnh

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh giun kim biểu hiện triệu chứng tương đối điển hình nên cũng dễ pháthiện, song có một số trường hợp (dù không nhiều) đã biểu hiện triệu chứng như

Trang 10

một số bệnh lý nội, ngọi khoa khác như viêm ruột thừa, nhiễm giun đũa, viêm cổ

tử cung, viêm da tiếp xúc và đặc biệt nhiễm đơn bào giardia, viêm hố chậu, viêm

da ở những cá nhân làm việc trong môi trường kém vệ sinh, hoặc nhiễm sán dải

Vì nhiễm ký sinh trùng không triệuchứng của một số thành viên khác tronggia đình thường xảy ra, nên chúng ta phảiđiều trị đồng thời tất cả thành viên đó làmột cách phòng và điều trị hợp lý nhất.Gia đình cũng nên thông báo cho các thành viên đó điều trị lặp lại vì khả năng táinhiễm là có thể

Xử lý giảm triệu chứng ngứa có thể dùng một số kem thoa chống ngứa tạivùng nhiễm

Danh mục thuốc điều trị giun kim

Con đường tác động về mặt sinh hóa học khác nhau trong cơ thể con người,

do đó độc tính trực tiếp lên ký sinh trùng, giai đoạn trứng, ấu trùng cũng khác nhautùy mức độ Cơ chế tác động khác nhau theo loại thuốc [1], [15]

Trang 11

Mebendazole hoặc albendazole được xem là thuốc lựa chọn khuyên dùng điềutrị cho bệnh giun kim Liều thứ 2 được chỉ định sau liều đầu khoảng 2 tuần giúpngăn ngừa tái nhiễm giun kim.

Các thuốc điều trị:

Mô tả Thuốc gây chết giun nhờ vào cơ chế block đảo ngược khâu

tiêu thụ glucose và vi chất khác

Liều người lớn 100 mg đường uống, liều suy nhất, liều lặp lại trong vòng 2

tuầnLiều trẻ em Chỉ định như liều ngưới lớn

Chống chỉ định Mẩn cảm với thuốc, bệnh gan

Tương tác thuốc

Thuốc carbamazepine và phenytoin có thể giảm hiệu lực thuốc mebendazole; cimetidine có thể làm tăng nồng độ mebendazole

Phụ nữ có thai

Nguy cơ phôi thai được đánh giá trong vài nghiên cứu độngvật, chưa thấy biểu hiện trên người, có thể dùng nếu xét hiệu quả cao hơn nguy cơ

Thận trọng Điều chỉnh liều khi bệnh nhân suy gan

Tên thuốc Pyrantel (biệt dược Antiminth, Pin-Rid, Pin-X)

Mô tả Qua cơ chế khử cực thần kinh cơ và ức chế men

cholinesterases, dẫn đến liệt hoạt động cơ giun, dùng thuốc

Trang 12

kèm với sữa hoặc nước trái cây.

Liều người lớn 11 mg/kg đường uống, một lần duy nhất, không được vượt

liều 1 g; điều trị lặp lại trong vòng 2 tuần

Liều trẻ em Chỉ định như liều ngưới lớn

Chống chỉ định Mẩn cảm với thuốc, bệnh gan

Tương tác thuốc Nồng độ theophylline trong máu có thể tăng trên những

bệnh nhi, theo dõi chỉ định pyrantel pamoate thêm

Phụ nữ có thai

Nguy cơ thai nhi được đánh giá trong vài nghiên cứu ở động vật, chưa thấy biểu hiện trên người, có thể dùng nếu xét hiệu quả cao hơn nguy cơ

Nguyên tắc điều trị

Điều trị phải kết hợp chặt chẽ với phòng bệnh để tránh tái nhiễm;

Với các tập thể nhiễm giun kim cao cần điều trị hàng loạt và điều trị lại đểtránh tái nhiễm;

Một số tác giả có ý kiến cho rằng vì giun kim có tuổi thọ ngắn so với một sốgiun khác (1,5 - 2 tháng trong ruột) nên nếu chống bệnh tự nhiễm tốt, một cách tíchcực thì có thể không cần dùng thuốc, bệnh cũng tự khỏi

1.1.4.5 Biện pháp phòng bệnh

Phát hiện bệnh và điều trị kịp thời;

Rửa hậu môn cho trẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm;

Không nên để trẻ mặc quần thủng đáy hoặc không mặc quần, không để trẻchơi lê la ở nền đất bẩn; giữ tay sạch, cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch trước khi ăn

và sau khi đi đại tiện

Tất cả các vật dụng như giường, chiếu, áo gối thường xuyên đưa đi phơi nắng(nếu có thể);

Cải tạo tập quán vệ sinh tốt tại nhà, vườn trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, vànơi sống tập thể (công nông lâm trường, xí nghiệp có khu nội trú)

Trang 13

1.2 TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN CỦA TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.2.1 Tình hình nhiễm giun của trẻ em trên thế giới

Nhiễm giun là bệnh thường gặp nhất ở người, hay gặp ở các nước nhiệt đới,phần lớn các nước đang phát triển là vùng nhiễm kí sinh trùng Theo thống

kê của WHO 2002, có đến 230 triệu trẻ em từ 0-4 tuổi bị nhiễm giun, vùng bịnhiễm nhiều nhất là vùng châu Á, Trung quốc, Ấn độ và sa mạc Sahara [17]

Năm 1997 tại Ấn Độ, Awashi S và cộng sự nghiên cứu 1061 trẻ em từ18-42 tháng tuổi thấy tỷ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột là 17,5%, trong đónhiễm giun đũa chiếm 68,1% [21] Tại Kenya, Olsen A và cộng sự cho thấy16% trẻ nhiễm giun đũa, 63% nhiễm giun móc và 24% nhiễm giun tóc [20]

Bệnh giun đũa rất phổ biến trên thế giới, có mặt hầu hết các châu lục,Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất, khoảng 70%; Châu Phi là 32,32%; cácnước Châu Mỹ có tỷ lệ nhiễm khoảng 8% Tình trạng nhiễm giun đũa ở trẻ emtại một số nước Đông Nam Á: Thủ đô Kuala Lumpur có tỷ lệ nhiễm giun15,5%, ở Sulawesi có tỷ lệ nhiễm 59,8%, Sukaraja có tỷ lệ nhiễm 44%, Philippin

có tỷ lệ nhiễm 70,6%

Do tính chất sinh thái giống nhau giữa giun tóc và giun đũa nên các vùng cóbệnh giun đũa đều có bệnh giun tóc Bệnh giun tóc phổ biến ở các vùng nhiệtđới Châu Phi và vùng Đông Nam Á [1] Ở Jamaicar, tỷ lệ trẻ em nhiễm giun tóc

là 38,3%, Guatemala tỷ lệ trẻ em nhiễm giun tóc là 82% Ở Indonesia có tỷ lệnhiễm từ 54,9%-76,0% Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em Philippin là 85,0%

Bệnh giun móc cũng gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng chủ yếu ởcác nước nhiệt đới như Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và một sốnước Châu Âu Các nước khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ nhiễm phục thuộc vào

Trang 14

từng nước, từng khu vực: Thái Lan là 40.56%, Indonesia năm 1980 là 80%, Malaysia 43-51%, Singapore tỷ lệ nhiễm thấp: 0,3%-6,1%; Lào 2%-31%, Campuchia 35-56% [8].

52%-Cazorla D., (2002), điều tra nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học vềnhiễm giun kim trong số 427 trẻ em tuổi mầm non và tiểuhọc của các cộng đồng nông thôn từ các khu vực khô hạn ở Falcon, TâyBắc Venezuela, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun kim khá cao (63,23%) Tỷ lệ nhiễm giunkim đã không khác biệt đáng kể giữa các giới tính hay tuổi tác (p>0,05) [22]

Norhayati M, Hayati MI, nghiên cứu khu vực nông thôn ở Malaysia trong

số178 đối tượng với 40,4% bị nhiễm Enterobius vermiculari, tỷ lệ nhiễm giun

kim cao hơn đáng kể ở trẻ em 5-7 tuổi [26]

Park J.H.,(2000), nghiên cứu nhiễm giun kim Enterobius ở trẻ em (3-10 tuổi)sống đảo ven biển của nước Cộng hòa Hàn Quốc ở 39 trường mẫu giáo và trườngtiểu học năm 2000 Trong số 1.661 trẻ em được kiểm tra, 307 (18,5%) đã được tìmthấy dương tính với trứng E vermicularis Tỷ lệ nhiễm cao nhất (59,3%) đã đượctìm thấy trường mẫu giáo Chujado [27]

Kang S, Jeon HK, (2004), xác định tỷ lệ nhiễm giun kim, tỷ lệ trứng

Enterobiusvermicularis trong 1.512 trẻ em mầm non được lấy mẫu từ tổng cộng

20 trường mẫu giáo ở thành phố Cheongju, 2004 và năm 2005 từ 7 trường mầmnon Tỷ lệ tìm thấy trứng giun kim là 7,9% (119 / 1512); 9,3% (73/784)cho trẻ emtrai và 6,3% (46/728) cho trẻ em gái, tương ứng Nhóm 5 tuổi được có tỷ lệ trứngdương tính cao nhất (10,9%, 47/430) trong số các nhóm tuổi được kiểm tra [28]

1.2.2 Tình hình nhiễm giun của trẻ em ở Việt Nam:

Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Vìvậy có đầy đủ các yếu tố về: khí hậu, thổ nhưỡng cho các bệnh giun truyền quađất phát triển Mặt khác nền kinh tế chưa phát triển, văn hóa xã hội còn nhiều

Trang 15

phong tục tập quán như ăn rau sống, dùng phân tươi trong canh tác Tất cả cácyếu tố trên đã tạo điều kiện cho mầm bệnh giun sán tồn tại và phát triển, vì vậy tỷ

lệ nhiễm giun truyền qua đất ở Việt Nam rất cao

WHO đề nghị cộng đồng được xếp loại có tỷ lệ nhiễm giun cao khi 50% sốngười thuộc cộng đồng có kết quả xét nghiệm dương tính Những vùng có tỷ lệgiun móc lưu hành là những vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc trên 20-30%

Ở Việt Nam, nhiễm giun là vấn đề sức khỏe cộng đồng Ở trẻ em tỷ lệnhiễm giun từ 36,1-99,8%; trong đó, nhiễm giun Đũa 30,4-93,9%, giun Móc6,4-70,2%, giun Tóc 0,7-86,6 %

Theo nghiên cứu của Đỗ Dương Thái và cộng sự, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ

từ 2 5 tuổi là 42,8% 66% [15] Hoàng Thị Kim và cộng sự nghiên cứu ở trẻ 1

-4 tuổi vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm giun móc là 1,-4% [10]

Nhữ Thị Hoa , Hồ Quốc Cường nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ mẫugiáo huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh từ 9/2008 đến 5/2009 cho thấy 30,7% trẻnhiễm giun kim [6]

Nguyễn Văn Dũng & Nguyễn Xuân Tuế (1996) nghiên cứu tình hình nhiễmgiun kim ở trẻ em thành phố Buôn Ma Thuột lứa tuổi từ 1 – 10 cho thấy tỷ lệnhiễm giun kim chiếm 73,45% [3]

Trần Thị Thanh Tâm (1994), nghiên cứu dịch tễ học tỷ lệ nhiễm giun kim tạihai trường mầm non 15A Q Phú Nhuận (nội thành TP.HCM), mầm non LinhXuân - Thủ Đức cho thấy tỷ lệ nhiễm giun kim là 47,86% [17]

Thân Trọng Quang (1997), đánh giá tình hình nhiễm giun kim ở một số nhàtrẻ và trường mẫu giáo của TP.Buôn Ma Thuột cho thấy tỷ lệ nhiêm giun kim80,24% [13]

Trang 16

Phan Thị Hương Liên, (1997) nghiên cứu tình hình nhiễm giun đường ruột ởtrẻ em trường mầm non Việt - Bun, Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiêm giun kim11,34%[12].

Phạm Thị Hiển và cs (2002) điều tra tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em và

ở ngoại cảnh tại 3 trường mầm non ở Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ nhiễm giunkim là 45,6% [4]

Vũ Văn Thái (2004), nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học giun kim ở trẻ

em 1-6 tuổi tại trường mầm non Hải Phòng cho thấy tỷ lệ nhiêm giun kim ở nhóm12-36 tháng tuổi chiếm 29,0% và nhóm 37-72 tháng tuổi chiếm 37,5% [16]

Lại Quang Sáng, Hoàng Thị Hòa (2004) đánh giá tình hình nhiễm giun kimcủa trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại trường mầm non số 2 thành phốNamĐịnhcho thấy tỷ lệ nhiễm giun kim có khuynh hướng tăng dần theo nhóm tuổi(p>0,0%) [14]

1.3 SƠ LƯỢC VỀ 3 TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO PHAN THIẾT

( Tài liệu em xem để ghi vào)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 17

Trẻ em có độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi không phân biệt giới tính, thành phần dântộc, tôn giáo tại 03 trường mầm non mẫu giáo của 03 phương TP Phan thiết

Các bà mẹ có con trong nhóm được chọn nghiên cứu

2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường mầm non và 1 mẫu giáo thành phốPhan Thiết

- Trường mầm non Tuổi Thơ

- Trường mầm non Đức Thắng

- Trường Mẫu giáo Đức Nghĩa

2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 03/2011 đến tháng 11/2011

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế điều tra cắt ngang, mô tả được tiến hành tại 03 trường mầm non,mẫu giáo

Như vậy ta có

n = 1,96 00,05,312 0,3

= 164Trong thực tế, nghiên cứu được tiến hành > 164 học sinh (998 em)

Trang 18

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 3 trường mầm non, mẫu giáotại TP Phan thiết, chọn tất cả các em 998 em đang học tại 3 trường

2.4.2 Các kỹ thuật, vật liệu được sử dụng nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp xét nghiệm tìm trứng giun kim bằng kỷ thuật Graham:

Để đánh giá tỉ lệ nhiễm giun

Băng dán bằng giấy bóng kính trong, lam kính, kính hiển vi, que, găng tay…-Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ: Học vấn , thái độ, nhận thức, hành vi vềphòng chống giun kim của cha mẹ, cô nuôi dạy trẻ, thói quen xâu của trẻ như: Cắnmóng tay, mút ngón tay, gãi hậu môn…qua bộ (KAP) bằng mẫu câu hỏi thiết kếsẵn

2.4.3 Phương pháp tiến hành thu thập số liệu

- Đánh giá tỷ lệ nhiễm giun với phương pháp Graham

- Điều tra, khảo sát phỏng vấn trực tiếp với các bà mẹ của 998 em học sinhmẫu giáo Tp Phan Thiết

2.2.5 Các biến số nghiên cứu

Số liệu được làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học qua máy vi tính theo chươngtrình Excel, SPSS 19.0

- Tính tỷ lệ % Hai tỷ lệ % khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

Trang 19

(

) (

2 ) (

2 u

χ

d b c a d c b a

d c b a bc ad

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG MẪU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Phân bố trẻ theo các trường mầm non và mẫu giáo

Bảng 3.1 Tỷ lệ trẻ theo các trường mầm non và mẫu giáo

Trường mầm non Tuổi Thơ 413 41,38 44,30

Trang 20

p < 0,05Trường mầm non Đức Thắng 284 28,46

41,38

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Tỷ lệ %

Trường

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ trẻ theo các trường mầm non và mẫu giáo

Trong 998 trẻ của 3 lớp mẫu giáo và mầm non, trường mầm non Tuổi Thơ

có tỷ lệ trẻ cao nhất chiếm 41,38%; tiếp đến trường mẫu giáo Đức nghĩa (30,16%)

và thấp nhất là Đức Thắng (28,46%)

3.1.2 Phân bố theo tuổi các cháu mẫu giáo

Bảng 3.2 Phân bố theo tuổi các cháu mẫu giáo

Ngày đăng: 20/01/2016, 13:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Giang Thùy Dương (2006), Tình hình nhiễm giun kim ở một số nhà trẻ - Mẫu giáo phường Tân An TP Buôn Ma Thuột và xã EaDrơng Huyện CưMgar, tỉnh DakLak. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun kim ở một số nhà trẻ - Mẫugiáo phường Tân An TP Buôn Ma Thuột và xã EaDrơng Huyện CưMgar,tỉnh DakLak
Tác giả: Giang Thùy Dương
Năm: 2006
3. Nguyễn Văn Dũng &amp; Nguyễn Xuân Tuế (1996), Tình hình nhiễm giun kim ởtrẻ em thành phố Buôn Ma Thuột lứa tuổi từ 1 - 10 . Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun kim ở"trẻ em thành phố Buôn Ma Thuột lứa tuổi từ 1 - 10
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng &amp; Nguyễn Xuân Tuế
Năm: 1996
4. Phạm Thị Hiển và cs (2002), “Điều tra tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em và ở ngoại cảnh tại 3 trường mầm non ở Thái Nguyên, bước đầu áp dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá kết quả”. Tuyển tập công trình NCKH chuyên đề KST, Đại học Y Hà Nội, Tập 1, tr 11-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em vàở ngoại cảnh tại 3 trường mầm non ở Thái Nguyên, bước đầu ápdụng các biện pháp can thiệp và đánh giá kết quả
Tác giả: Phạm Thị Hiển và cs
Năm: 2002
5. Nguyễn Võ Hinh, Phan Trung Tiến và CS (1997), “Nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazol tại Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 - 1996), 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 52 - 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiễm giun đường ruộtở trẻ em và hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazol tại Thừa ThiênHuế"”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 - 1996
Tác giả: Nguyễn Võ Hinh, Phan Trung Tiến và CS
Nhà XB: Nxb Yhọc
Năm: 1997
8. Nguyễn Ngọc Huyền. (2006). Thực trạng nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo tại một số trường mầm non nội và ngoại thị thành phố Buôn Ma Thuột. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ -mẫu giáo tại một số trường mầm non nội và ngoại thị thành phố Buôn MaThuột
Tác giả: Nguyễn Ngọc Huyền
Năm: 2006
9. Nguyễn Thị Hường. (2005). Tình hình nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo tại một số điểm thuộc hai huyện Eakar và Easoup, tỉnh Dak Lak năm 2005. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Tây Nguyên, Dak Lak Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ -mẫu giáo tại một số điểm thuộc hai huyện Eakar và Easoup, tỉnh Dak Laknăm 2005
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Năm: 2005
10.Hoàng Thị Kim và CS (1998), “Những kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét - KST - CT Hà Nội về đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam”, Hội thảo Quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998 - 2000 và đến 2005, Hà Nội, tr. 26 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét- KST - CT Hà Nội về đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, điều trị và phòng chốngcác bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam”, "Hội thảo Quốc gia phòng chốngcác bệnh giun sán 1998 - 2000 và đến 2005
Tác giả: Hoàng Thị Kim và CS
Năm: 1998
13.Thân Trọng Quang (1997), “Tình hình nhiễm giun kim ở một số nhà trẻ và trường mẫu giáo của TP.Buôn Ma Thuột”, YHTH, Năm 1997, số 10, tập 340-341, tr 8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun kim ở một số nhà trẻ vàtrường mẫu giáo của TP.Buôn Ma Thuột
Tác giả: Thân Trọng Quang
Năm: 1997
15.Đỗ Dương Thái (2004), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người, Quyển II, Nxb Y học, tr. 470 - 488 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người, QuyểnII
Tác giả: Đỗ Dương Thái
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
6. Nhữ Thị Hoa (2010), Tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh từ 9/2008 đến 5/2009 Khác
7. Nhữ Thị Hoa (2010), Kiến thức thực hành về phòng ngừa nhiễm giun kim của phụ huynh trẻ mẫu giáo tại huyện Củ Chi, TP.HCM Khác
11.Phan Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân &amp; Lê Thanh Phương. (1996). Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực (cân nặng) ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và hiệu quả của Helmintox trong điều trị giun đường ruột. Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 3, trang 39-46 Khác
12.Phan Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân, Lê Thanh Phương, Đặng Hồng sáu&amp; La Tô Hòa. (1997-2003). Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường mầm non Việt - Bun, Hà Nội và đánh giá hiệu quả của Nasoko (Mebendazole) trong điều trị giun đường ruột. Tạp chí y học thực hành, số 477, trang 95 -99 Khác
14.Lại Quang Sáng, Hoàng Thị Hòa &amp; Nguyễn Thị Thu Huyền. (2004). Tình hình nhiễm giun kim của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ - Mẫu giáo tại trường mầm non số 2 thành phố Nam Định và hiệu quả của Mebendazol. Tạp chí y học thực hành, số 477, trang 93 -95 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w