- Về nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống, LĐSX, xã hội... Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất1- Đêm tháng năm chưa nằm đã
Trang 1Ngữ văn lớp 7
Trang 2* Khái niệm tục ngữ:
- Hình thức :
Một câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có
hình ảnh, nhịp điệu, dễ thuộc, dễ nhớ
- Về nội dung:
Diễn đạt những kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống, LĐSX, xã hội.
Trang 3Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
1- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
2- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
3- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
4- Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
5- Tấc đất tấc vàng.
6- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
7- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
8- Nhầt thì, nhì thục.
Tục ngữ về thiên nhiên
Tục ngữ
về lao động sản xuất
Trang 4Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
Lời nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ, có đối có vần.
2 Nội dung:
Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên và LĐSX
Trang 5Bài tập trắc nghiệm:
1- Tục ngữ khác với thành ngữ ở điểm nào sau đây?
A- Là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lưòi nói, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
B- Thường là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một
phần, lời khuyên hay kết luận.
C- dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở
nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống.
D- Cả ba đáp án A, B, C.
Trang 6Bài 2:
Tục ngữ khác ca dao ở điểm nào?
A- Là câu nói, mỗi câu tục ngữ được xem là một văn bản đặc biệt.
B- Tục ngữ thiên về trí tuệ, diễn đạt kinh nghiệm trong cuộc sống, lời khuyên về cách sống.
C- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, lẫn nội
dung.
D- Đáp án A và B.
Trang 7Hướng dẫn về nhà
- Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, dân ca ở địa
phương nói về sản vật đặc sắc, di tích thắng cảnh,
danh nhân, sự tích
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn Nghị luận