1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN WALMART

47 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Nhờ vào thành công trong quản trị chuỗi cung ứng, từ đó có được lợi thế về chi phí và giá cả so với các đối thủ cạnh tranh mà Wal-mart nhanh chóng trở thành một đế chế bán lẻ khổng lồ nh

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

oOo

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ CUNG ỨNG

DANH SÁCH NHÓM

1 NGUYỄN TRÌNH MINH TUẤN 12017081 Thuyết trình

8 PHẠM THỊ THANH KIM 12008811 Thuyết trình

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM 2

MỤC LỤC 3

LỜI CẢM ƠN 5

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2.Mục đích nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG: 7

1 Khái niệm chuỗi cung ứng 7

2 Quản trị chuỗi cung ứng 7

3 Mô hình chuỗi cung ứng 7

4 Các yếu tố trong chuỗi cung ứng: 8

5 Kênh phân phối 8

6 Quản trị Logistics 8

7 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng 8

CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG TRONG NGÀNH BÁN LẺ 9

1 Đánh giá các chính sách và cách thức của ngành bán lẽ hàng đầu 9

2 Công nghệ thay đổi dẫn đến thay đổi gì trong mô hình kinh doanh hay mô hình doanh thu của các nhà bán lẻ 11

3 Các thách thức toàn cầu 12

CHƯƠNG 3: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA WALMART 15

1 Lịch sử hình thành 15

2 Những mốc lịch sử quan trọng của Wal-Mart 16

3 Tình hình kinh doanh 19

3.1 Tình hình chung 19

3.2 Một vài con số thống kê của Wal-Mart 20

4 Đặc điểm chuỗi cung ứng 24

4.1 Tổ chức như một chuỗi giá trị 24

4.2 Chuỗi cung ứng mở rộng như một hệ thống: 25

Trang 4

4.3 Phân khúc các chuỗi cung ứng: 26

4.4 Lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh cân bằng: 28

4.5 Tích hợp sự sáng tạo vào chuỗi cung ứng: 29

4.6 Cơ cấu của những thước đo chuỗi cung ứng: 31

5 Kết luận về chuỗi cung ứng bán lẽ của Walmart nói riêng 31

CHƯƠNG 4: HIỆP ĐỊNH HỘI NHẬP KHU VỰC 33

1 Giới thiệu 33

2 Tính đa dạng của chủ nghĩa khu vực trong thương mại: Từ EU NAFTA 34

2.1 Truyền thống 34

2.2 Điều tiết hàng rào phi thuế quan 34

2.3 Rào cản chính sách thương mại phi thuế quan 35

2.4 Dịch vụ 35

2.5 Đầu tư 36

2.6 Cơ cấu tổ chức 36

2.7 Mô hình của chủ nghĩa khu vực 36

3 Chủ nghĩa khu vực và đa phương 37

4 Quy định WTO của chủ nghĩa khu vực 39

5 Lựa chọn pháp luật và lựa chọn của Diễn đàn Các vấn đề 42

6 Kết luận 43

PHỤ LỤC 44

e-Business and Supply Chain Management 44

What is SCM? 45

Key Components of Supply Chain Management 45

Reverse Logistics 46

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin muốn bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Đoàn Ngọc Duy Linh Thầy đã truyền dạy cho chúng em những bài học, những kiến thức thực tế bổ ích Thầy đã tạo điều kiện, cơ hội cho chúng em được thực tập bài tiểu luận này, được tìm hiểu các tài liệu nước ngoài và tiếp cận thương mại điện tử khi mà chúng em chỉ vốn dĩ quen thuộc với những lý thuyết trên sách vở Không những vậy, thầy còn luôn tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho chúng em trong suốt quá trình học tập

Một lần nữa, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy

Chúc thầy luôn có nhiều sức khỏe

Nhóm 1 Khóa 2012-2016

TPHCM, tháng 4/2015

Nhóm 7

Trang 6

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khái niệm Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) lần đầu xuất hiện vào những năm 1980 và phổ biến trên thế giới vào những năm 1990 Từ đó, quy trình này đã trở nên quen thuộc và được áp dụng thành công vào rất nhiều công ty lớn như: Dell, Toyota, và đặc biệt là Wal-mart Nhờ vào thành công trong quản trị chuỗi cung ứng, từ đó có được lợi thế về chi phí và giá cả so với các đối thủ cạnh tranh mà Wal-mart nhanh chóng trở thành một đế chế bán lẻ khổng lồ nhất trên thế giới

Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay khái niệm SCM đã được nhắc đến nhiều, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu chú ý tới, tuy nhiên để hiểu rõ SCM lfà gì, làm thế nào

để xây dưng và quản trị chuỗi cung ứng thành công thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang băn khoăn Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ hiện nay là một điển hình Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và đặc biệt từ năm 2009 Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào, thì các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam mới thật sự lo sợ mất vị thế trên thị trường Và một giải pháp cần thiết giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam giữ vững thị trường đó chính là quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng

Với mong muốc giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam làm rõ các vấn để có liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng, tôi lữa chọn đề tài “Quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ Wal-mart”

2.Mục đích nghiên cứu

Mục đích của bài tiểu luận là nghiên cứu các vấn để quản trị chuỗi cung ứng từ lý thuyết tới thực tiện áp dụng tại tập đoàn Wal-mart nhằm đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ mart

Trang 7

Wal-Phạm vi nghiên cứu: Làm rõ các vấn đề về quản trị chuỗi cung ứng, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Wal-mart, từ đó đề xuất một số bài học về quản trị chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG:

1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy, và người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi Nói cách khác chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng

2 Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai

3 Mô hình chuỗi cung ứng

Các

Nhà

Máy

Nhà Bán

Lẻ

Các Nhà Kho

Trang 8

4 Các yếu tố trong chuỗi cung ứng:

 Nhà sản xuất: Là các công ty làm ra sản phẩm, bao gồm các nhà sản xuất nguyên vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm

 Nhà phân phối (nhà bán sỉ): là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng và bán sản phẩm với số lượng lớn hơn so với số lượng người tiêu dùng thông thường mua

 Nhà bán lẻ: bán cho khách tiêu dùng cuối cùng

 Khách hàng: là bất kỳ cá nhân/ công ty nào mua và sử dụng sản phẩm

 Nhà cung cấp dịch vụ: là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà phân phối nhà bán lẻ và khách hàng, tập trung phục vụ một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần

5 Kênh phân phối

Kênh phân phối là quá trình từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối

Nó là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng

Nhu cầu phân phối:

Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Marketing

6 Quản trị Logistics

Theo nghĩa rộng: Quản trị Logistics là quản trị chuỗi cung ứng.Theo nghĩa hẹp: Khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài thì nó chỉ là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng

7 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng

Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn :

 SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả

Trang 9

 Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ SCM

có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ

 Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị : tiếp thị hỗn hợp ( 4P : product, price, promotion, place)

 Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp

 Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất

 Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển Đây chính là chìa khóa thành công cho B2B

 Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất

 Cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch

 Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp

CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG TRONG NGÀNH BÁN LẺ

1 Đánh giá các chính sách và cách thức của ngành bán lẽ hàng đầu

Trong năm vừa qua, ngành bán lẻ Việt Nam đang diễn ra nhiều biến động

Ngành bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh, bước đầu tạo được vị thế trên thị trường, góp phần xây dựng nền thương mại tiên tiến, văn minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân Ngoài ra, còn có hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi (theo mô hình hiện đại của các nước tiên tiến) phân bố rộng khắp cả nước Thị trường nội địa phát triển đã làm thay đổi diện mạo

Trang 10

của thương mại bán lẻ, làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kinh tế, xã hội Theo tổ chức tư vấn Mỹ A.T.Kearney, Việt Nam đứng thứ 28 thế giới trong danh sách thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới “Kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát giảm và nhiều điều kiện kinh doanh tốt như việc sắp sửa gỡ bỏ rào cản thương mại và giảm thuế là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu hút các nhà bán lẻ quốc tế”, A.T.Kearney đánh giá

Việc loại bỏ rào cản thương mại và giảm thuế được A.T.Kearney đánh giá sẽ có tác động mạnh mẽ tới thị trường bán lẻ đều có liên quan chặt chẽ tới cột mốc 2015 Cuối năm 2015 là thời điểm mà Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), một thị trường chung lên đến 600 triệu người, với sự lưu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động,

có thể sẽ đi vào hoạt động Ngoài ra, tiến độ gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam cũng sẽ có những bước tiến quan trọng trong năm tới Những yếu tố thuận lợi từ vĩ mô đến vi mô của Việt Nam khiến không ít các doanh nghiệp ngoại quan tâm Năm qua, người ta đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A khủng của cả doanh nghiệp nội và ngoại, với sự tham gia của hàng loạt ông lớn tầm

cỡ quốc tế Những cái tên có thể kể ra ngay lập tức đó là Aeon, Takashimaya, Lotte, E-mart, Berli Jucker, Robins,…

Tên tuổi thứ 3 không thể không nhắc đến trong ngành bán lẻ Việt Nam năm 2014 đó

là Lotte Khai trương trung tâm thương mại cao thứ 2 tại Hà Nội, Lotte Centre có vị trí đắc địa trên trục đường Đào Tấn – Kim Mã cạnh khách sạn Deawoo Với một quần thể đầy đủ khu căn hộ, trung tâm mua sắm, khách sạn, nhà hàng, khu vực vui chơi, giải trí, tập đoàn Hàn Quốc không giấu ý đố biến Lotte Centre Hà Nội thành trung tâm vui chơi, giải trí hiện đại hàng đầu ở Hà Nội

Bên cạnh đó, Lotte cũng đẩy nhanh tốc độ mở rộng chuỗi siêu thị Lotte mart với việc khai trương 6 trung tâm thương mại trên khắp cả nước bao gồm Hà Nội, Thành phố

Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng,

Trang 11

Trên thực tế, dù DN ngoại có những động thái mạnh trong năm qua, nhưng tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam hiện vẫn là Sài Gòn Co.op Với hệ thống trên 70 siêu thị Co.opmart trên cả nước, Sài Gòn Co.op mới là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất Việt Nam Mặc dù vậy, đây khó có thể xem là lợi thế của nhà bán lẻ nội

Thị trường bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 20% toàn bộ thị trường bán lẻ Điều đó có nghĩa thị trường bán lẻ hiện đại vẫn còn rất nhiều đất để phát triển Các doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt nhằm lôi kéo nhóm khách hàng mới, đang dần dịch chuyển

từ bán lẻ truyền thống sang hiện đại, về phía mình trong tương lai Về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm, các nhà bán lẻ nội vẫn đang yếu thế hơn trên đường đua với các đối thủ ngoại

Năm 2013, Việt Nam có 8.546 chợ, 1 triệu cửa hàng nhỏ Tính đến tháng 7-2014 vừa qua có 724 siêu thị, 132 trung tâm thương mại và hơn 400 cửa hàng tiện ích Hiện nay, thị trường nông thôn với gần 70% dân số nhưng gần như bị bỏ ngỏ Theo quy hoạch đến năm 2020, sẽ phát triển lên 1.200-1.300 siêu thị (cần thêm 550 siêu thị so với hiện tại), 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm (cần thêm 200 trung tâm) Điều này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam rất hấp dẫn để các nhà sản xuất, kinh doanh và nhà bán lẻ xâm nhập

Thị phần bán lẻ hiện đại mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ, còn thấp hơn nhiều

so với các nước trong khu vực như Indonesia chiếm 43%, Thái Lan 46%, Malaysia 53%, Trung Quốc 64%, EU trên 70% Bảy tháng đầu năm, tuy kinh tế còn khó khăn nhưng tổng mức bán lẻ đạt khoảng 1.655.000 tỉ đồng, tăng 11,42% so với cùng kỳ năm ngoái (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3%) Dự báo đến 2020 tỉ trọng bán lẻ qua mạng siêu thị, trung tâm thương mại chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội

2 Công nghệ thay đổi dẫn đến thay đổi gì trong mô hình kinh doanh hay mô hình doanh thu của các nhà bán lẻ

Ngày nay để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tích hợp vào công việc của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Bởi lẽ khi doanh nghiệp

Trang 12

muốn đáp ứng sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói và dịch vụ của nhà cung cấp hay cách vận chuyển, bảo quản hàng hóa, phục vụ khách hàng của nhà bán lẻ…….Hơn nữa cạnh tranh mang tính toàn cầu ngày càng khốc liệt , chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức đọ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn buộc các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của nó Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải điển hình như truyền thông di động, internet và phân phối hàng qua đêm đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và kỹ thuật quản lý nó

Hệ thống cung ứng phải nhất quán, có thể chia sẻ thông tin giũa các thành viên trong chuỗi về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu các kế hoạch sản xuất những thay đổi về công suất, các chiến lược Marketing mới …

Hệ thống đảm bảo các doanh nghiệp có thể tự do quyết định tham gia hay rởi bỏ chuỗi, nếu không đem lại lợi ích cho họ

Hệ thống giúp doanh nghiệp giảm được chi phí ,nâng cao năng lực cạnh tranh, dáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, thông tin phải trung thực và chính xác giữa các thành viên Các thành viên trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các đơn vị phụ trách thu mua, sản xuất hậu cần ,vân tải không chỉ được trang bị những kiến thức quan trọng cần thiết về các chức năng của chuỗi cung ứng mà phải biết đánh giá am hiểu về múc độ tương tác cũng như ảnh hưởng của chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng Dòng dịch chuyển của nguyên liệu vật liệu hay sản phẩm giữa các thành viên phải suôn sẻ và không gặp trở ngại

3 Các thách thức toàn cầu

Thách thức của cân bằng cung và cầu:

Thách thức này xuất phát từ thực tế là người ta thường sử dụng dữ liệu nhu cầu các tháng trước đã biết để xác định mức độ sản xuất cụ thể Điều này hàm chứa những rủi

Trang 13

ro cao về cung ứng và tài chính Hơn nữa, dự báo luôn chứa đựng các yếu tố không chắc chắn vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc cân đối giữa nhu cầu thực tế và nguồn cung của doanh nghiệp Doanh nghiệp cố gắng thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, tuy nhiên nếu sản xuất quá lượng nhu cầu cần thiết sẽ làm tăng chi phí do phải bảo quản tồn kho và chi phí này càng cao đối với những sản phẩm mang tính thời vụ Mặt khác, nếu doanh nghiệp sản xuất thấp hơn so với nhu cầu có thể làm giảm đáng kể doanh thu do một lượng nhu cầu không được đáp ứng và điều này có thể hạ thấp uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

Thách thức về sự thay đổi mức tồn kho và đặt hàng:

Mức tồn kho và đặt hàng lại thay đổi xuyên suốt chuỗi cung ứng, thậm chí ngay khi nhu cầu khách hàng về một sản phẩm cụ thể là không khác biệt đáng kể Bởi vì, mỗi thực thể trong chuỗi cung ứng hoạt động theo định hướng mục tiêu của riêng mình nên có sự chênh lệch về nhu cầu của nó Hơn nữa, mỗi đối tượng sẽ tiếp cận nguồn thông tin theo những cách khác nhau Những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho nguồn thông tin này sai lệch và tạo ra hiệu ứng Bullwhip

Thách thức về khả năng dự báo chính xác:

Thực ra, “dự báo thì luôn luôn sai” Chúng ta không thể dự báo chính xác nhu cầu về một chi tiết cụ thể, ngay cả với những kỹ thuật dự báo tân tiến nhất Hơn nữa, bất kỳ một kỹ thuật dự báo nào cũng dựa trên những số liệu quá khứ và giả định rằng những

sự kiện tương lai sẽ tuân theo một quy luật nào đó Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng đúng đặc biệt trong môi trường luôn thay đổi như hiện nay Vì thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đi kèm với bất kỳ công cụ hoặc kỹ thuật dự báo nào cũng với độ tin cậy Khả năng dự báo càng làm tăng thêm thách thức cho công tác quản trị chuỗi cung ứng

Thách thức của sự không chắc chắn:

Trang 14

Sự không chắc chắn không chỉ xuất phát từ nhu cầu tương lai mà còn do nhiều yếu tố khác như thời gian giao hàng, sản lượng sản xuất, thời gian vận chuyển và sự sẵn sàng của các bộ phận… Khi chuỗi cung ứng càng lớn và phân bố trên phạm vi rộng lớn nó càng chịu ảnh hưởng nhiều của những bất trắc từ thiên nhiên và chính con người có tác động to lớn Không thể bị loại bỏ sự không chắc chắn, điều quan trọng là chúng ta phải tìm nhiều cách tiếp cận hợp lý để tối thiểu hóa tác động của tính không chắc chắn trong chuỗi cung ứng Chúng ta sẽ xác định các chiến lược mà những đối tác trong chuỗi cung ứng có thể áp dụng để duy trì, hoặc gia tăng mức độ phục vụ ngay trong điều kiện không chắc chắn

Trang 15

CHƯƠNG 3: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA WALMART

1 Lịch sử hình thành

Wal-Mart là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất trên thế giới (theo doanh số) theo công bố của tạp chí Fortune 500 năm 2007, có trụ sở tại Hoa Kỳ Nó được thành lập bởi Sam Walton năm 1962, đã thành lập công ty ngày 31 tháng 10 năm 1969, và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York năm 1972 Tập đoàn này lớn hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh của nó ở Mỹ bao gồm: Sears Roebuck, Kmart,

JC Penney and Nordstronm kết hợp lại (xét về doanh số bán hàng)

Một số nét chính về Wal-Mart :

 Thành lập: 1962 tại Rogers, Bang Arkansas của Mỹ;

 Trụ sở chính: Bentonville, Arkansas, Mỹ; người sáng lập là Sam Walton (1918 – 1992)

 Lãnh đạo chủ chốt: H.Lee Scott, tổng giám đốc điều hành; S.Robson Walton, chủ tịch hội đồng quản trị; Tom Schowe, giám đốc tài chính

 Trụ sở chính của Wal-Mart tại Bentonville, Arkansas, US

 Ngành: kinh doanh bán lẻ

 Sản phẩm: Chuỗi cửa hàng giảm giá, đại siêu thị và các thị trường lân cận

 Doanh thu: 374,526 tỉ USD (quí I – 2008)

 Lợi nhuận ròng sau thuế: 12,88 tỉ USD (quý I – 2008)

 Tổng tài sản: 163,514 tỉ USD (quý I – 2008)

 Tổng giá trị cổ phiếu phát hành ra thị trường: 64,608 tỉ USD (quý I – 2008)

 Số lượng nhân viên: 1.9 triệu (quý I – 2008), hơn 1.3 triệu là ở Mỹ

 Thị trường của Wal-Mart: Mỹ, Mêxicô, Anh, Nhật, Argentia, Braxin, Canađa, Trung Quốc, Puerto Rico,…Wal-Mart hoạt động với hơn 3.800 cơ sở ở nước

Mỹ và hơn 3.100 cơ sở ở nước ngoài

 Trung bình cứ một siêu thị của Wal-Mart mở ra, giá cả hàng hoá của các siêu thị khác sẽ phải giảm 10-15% Khoảng 30% loại mùng mền, giấy toitlet, xà

Trang 16

phòng kem đánh răng, 20% thức cho các loại thú nuôi trong nhà và 15-20% đĩa

CD, đầu máy Video và đĩa DVD khác.,

 Việc Wal-Mart giảm giá thực phẩm đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng

Mỹ tối thiểu 50 tỉ USD/năm Song, điều này không có nghĩa Wal-Mart chịu thiệt thòi Doanh số và lợi nhuận trước thuế của người khổng lồ này vẫn bỏ xa các đối thủ “lực lưỡng” khác

 Với hơn 176 triệu lượt khách hàng mỗi tuần viến thăm cửa hàng Wal-Mart trên toàn thế giới, trong đó ở Mỹ là 127 triệu lượt mỗi tuần

2 Những mốc lịch sử quan trọng của Wal-Mart

 1975 : lấy cảm hứng sau chuyến thăm Hàn Quốc, Sam Watson giới thiệu

“Wal-Mart Cheer” nổi tiếng

Trang 17

 1987 : mạng lưới vệ tinh Wal-Mart được hoàn tất và đi vào hoạt động, đây là

hệ thống vệ tinh tư truyền thông tin lớn nhất nước Mỹ

 1988 : David Glass được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc điều hành Wal-Mart Stores, Inc

 1988 : Supercenter đầu tiên được mở tại Washington, Mo

 1992 : Sam Walton qua đời vào ngày 5 tháng 4 năm 1992

 1992 : S Robson Walton nhận chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ngày 7 tháng 4

 1992 : Wal-Mart xâm nhập vào Puerto Rico

 1993 : Wal-Mart International Division được thành lập với Bobby Martin làm chủ tịch

 1993 : đạt tuần lễ doanh thu 1 tỷ USD đầu tiên

 1994 : mua lại 122 cửa hàng Woolco ở Canada

 1995 : xây dựng 3 chi nhánh tại Argentina và 5 chi nhánh tại Brazil

 1996 : Wal-Mart xâm nhập thị trường Trung Quốc thông qua thỏa thuận liên doanh

 1997 : Wal-Mart trở thành công ty có số lượng nhân viên lớn nhất tại Mỹ

 1997 : Wal-Mart có 680.000 nhân viên trên toàn thế giới, gồm 115.000 nhân viên ở nước ngoài

 1997 : Wal-Mart thay thế Woolworth trên chỉ số Down Jones xếp hạng trung bình các ngành công nghiệp

Trang 18

 1997 : Wal-Mart đạt doanh thu một năm 100 tỷ USD lần đầu tiên.

 1998 : Wal-Mart mua lại 21 siêu thị của Wertkauf tại Đức

 1998 : đóng góp từ thiện đạt 100 triệu USD

 1998: Wal-Mart xâm nhập vào thị trường Hàn Quốc thông qua thỏa thuận liên doanh

 1999 : Wal-Mart có 1.140.000 nhân viên, trở thành công ty có số lượng nhân viên lớn nhất thế giới

 1999 : mua lại ASDA Group plc của Anh (gồm 229 cửa hàng)

 1999 : mua lại 374 chi nhánh của Interspa tại Đức

 2002 : xâm nhập thị trường Nhật qua việc thôn tính lại Seryu

 2002 : đứng đầu tại Fortune’s Global 500 và xếp hạng nhất trong danh sách các công ty được yêu thích nhất tại Mỹ

 2004 : tổ chức cuộc họp cổ đông vào ngày 4 tháng 3 tại Shenzhen

 2005 : vốn góp của các cổ đông tại Nhật tăng lên 56.56% vào tháng 11

 2005 : mua lại Sonae’s Brazil operations bao gồm 140 đại siêu thị, siêu thị và đại lý bán sỉ với kinh phí giao dịch là 764 triệu USD vào tháng 12

 2005 : Sam’s Club tại Shenzhen được chuyển đổi sang địa điểm mới vào ngày

22 tháng 12, mang đến cho khách hàng không gian mua sắm đầy tiện ích và thoải mái

Trang 19

 2006 : xâm nhập vào thị trường bán lẻ tại Trung Mỹ qua việc mua lại cổ phần của nhà bán lẻ khu vực - một nhà bán lẻ Hà Lan tên Royal Ahold có chuỗi cửa hàng tại Costa Rica, Guatemala, El Salvador, Honduras và Nicaragua.

 2006 : trung tâm phân phối ở Shenzhen từ quận Shekou dời sang quận Longgang vào ngày 28 tháng 8

3 Tình hình kinh doanh

3.1 Tình hình chung

Theo bảng xếp hạng tạp chí danh tiếng Fortune vừa công bố, tập đoàn bán lẻ Mart lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới Wal-Mart

Wal-ở vị trị số một với doanh số vượt trội 324.526 tỷ USD, trong đó lợi nhuận đạt 12,731

tỷ USD Suốt từ năm 2002 đến nay, Wal-Mart luôn đứng đầu danh sách Fortune 500

và được xem là “công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ”

Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour Doanh thu của công ty bán lẻ Pháp này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart Hệ thống Wal-Mart gồm hơn 6.688 cửa hàng khắp thế giới, với hơn hai phần ba ở tại nước Mỹ

Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỷ USD một năm Đến năm 1993, doanh thu đã đạt được con số một tỷ USD mỗi tuần Năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số ấy So với thời điểm 1992, Wal-Mart nay lớn hơn gấp năm lần trước đây, tuyển dụng một lượng lao động gấp ba lần hãng General Motors Chỉ riêng một mặt hàng như bột giặt, mỗi năm Wal-Mart bán được một lượng trị giá 1,4 tỷ USD

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, trong một thập kỷ nữa, doanh số hằng năm của Wal-Mart có thể vượt 1.000 tỷ USD Những số liệu này chỉ một quốc gia mạnh mới có thể có được Năm 1997, Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000 người Cũng trong năm này,

Trang 20

doanh số hàng năm của hãng vượt 100 tỷ USD Năm 1999, Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với 1.140.000 người.

Nếu như giai đoạn giữa thế kỷ 20 được xem là kỷ nguyên của hãng sản xuất xe hơi General Motors và giai đoạn cuối thế kỷ 20 là của hãng phần mềm Microsoft thì đầu thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của Wal-Mart Tập đoàn này hiện có 4.688 siêu thị trên toàn thế giới, trong đó 80% là ở Mỹ Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng

Wal-Mart là công ty dịch vụ đầu tiên leo đến vị trí hạng nhất trên danh sách của Fortune (bắt đầu công bố từ năm 1955) Ngoài ra, Wal-Mart cũng hiện diện trong danh sách Fortune 100 công ty được giới lao động Mỹ ưa thích xin vào làm việc nhất

3.2 Một vài con số thống kê của Wal-Mart

 Hơn 138 triệu người mua sắm tại chuỗi cửa hàng Wal-Mart trên khắp thế giới mỗi tuần

 Wal-Mart đã thuê hơn 1,6 triệu người và trả cho họ 600.000 mỗi năm

 Doanh thu của Wall-Mart năm 2006 là 315 triệu USD, lợi nhuận hơn 11 triệu USD, chỉ đứng thứ 2 sau Exxon Mobil Năm 2006, Wal-Mart là công ty Hoa

Kỳ có doanh thu cao nhất

 Wal-Mart có hơn 6.200 dịch vụ trên khắp thế giới với 3.800 cửa hàng ở Mỹ

Trang 21

Mô hình Walmart:

Trang 22

Thành công và sự vĩ đại của Wal-mart, thì ai cũng biết nhưng làm sao để trở nên thành công như vậy thì không phải tất cả mọi người Chỉ có những người am hiểu về hoạt động quản trị chuỗi cung ức của Wal-mart mới có được câu trả lời

Nhà bán lẻ toàn cầu:

Theo bảng xếp hạng tạp chí danh tiếng Fortune vừa công bố, tập đoàn bán lẻ Mart lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới Wal-Mart ở vị trị số một với doanh số vượt trội 324.526 tỷ USD trong đó lợi nhuận đạt 12,731 tỷ USD

Trang 23

Wal-Suốt từ năm 2002 đến nay, Wal-Mart luôn đứng đầu danh sách Fortune 500 và được xem là “công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ” Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour Doanh thu của công ty bán lẻ Pháp này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart Hệ thống Wal-Mart gồm hơn 6.688 cửa hàng khắp thế giới, với hơn hai phần ba ở tại nước Mỹ

Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỷ USD một năm Đến năm 1993, doanh thu đã đạt được con số một tỷ USD mỗi tuần Năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số ấy So với thời điểm 1992, Wal-Mart nay lớn hơn gấp năm lần trước đây, tuyển dụng một lượng lao động gấp ba lần hãng General Motors Chỉ riêng một mặt hàng như bột giặt, mỗi năm Wal-Mart bán được một lượng trị giá 1,4 tỷ USD Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng với tốc

độ tăng trưởng như hiện nay, trong một thập kỷ nữa, doanh số hằng năm của Mart có thể vượt 1.000 tỷ USD Những số liệu này chỉ một quốc gia mạnh mới có thể

Wal-có được Năm 1997, Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000 người Cũng trong năm này, doanh số hàng năm của hãng vượt 100 tỷ USD Năm 1999, Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với 1.140.000 người Nếu như giai đoạn giữa thế kỷ 20 được xem là kỷ nguyên của hãng sản xuất xe hơi General Motors và giai đoạn cuối thế kỷ 20 là của hãng phần mềm Microsoft thì đầu thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của Wal-Mart Tập đoàn này hiện có 4.688 siêu thị trên toàn thế giới, trong đó 80% là ở Mỹ Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng Wal-Mart là công ty dịch vụ đầu tiên leo đến vị trí hạng nhất trên danh sách của Fortune (bắt đầu công bố

từ năm 1955) Ngoài ra, Wal-Mart cũng hiện diện trong danh sách Fortune 100 công

ty được giới lao động Mỹ ưa thích xin vào làm việc nhất

Kết luận: Kết luận về chuỗi cung ứng bán lẽ của thế giới nói chung, để nói đúng về chuỗi cung ứng của thế giới thì rất khó vì mỗi một công ty một tập đoàn đều có một chuỗi cung ứng riêng Vì thế ở đây chúng ta chỉ dựa vào sự thành công của các chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới Featured để nói chung cho chuỗi cung ứng thế giới

Ngày đăng: 15/01/2016, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w