Thời đạisống của tri thức thì sáng tạo luôn là điều thôi thúc cho sự phát triển ấy, và một tổchức muốn cạnh tranh được với bên ngoài cần phải có sự nỗ lực không ngừngsáng tạo đổi mới m
Trang 1Phụ lục
LỜI NÓI ĐẦU 7
I Lý thuyết liên quan tri thức 8
1 Tri thức 8
2 Quản trị tri thức (QTTT) 8
3 Chu trình quản trị tri thức 8
3.1 Lưu giữ tri thức 8
3.2 Chia sẻ tri thức 9
3.3 Áp dụng tri thức 9
3.4 Sáng tạo tri thức có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản trị tri thức 9
+Điều kiện để sáng tạo 9
+Vai trò của sáng tạo tri thức 10
II VẬN DỤNG 10
A.Tình hình chung về hoạt động sáng tạo tri thức ở việt nam.10 B.Thực trạng sáng tạo tri thức tại COCACOLA và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động sáng tạo tri thức 11
B.1 Giới thiệu tổ chức 11
B.1.a, Sơ lược hình thành 11
B.1.b, Lịch sử về công ty cocacola Việt Nam 11
B.2 Thực trạng sáng tạo tri thức tại tổ chức 12
B.2.a Các hoạt động sáng tạo tri thức của công ty 12
B.2.a.1.Sáng tạo trong thu hút, quản lý nhân lực 12
B.2.a.2 Sáng tạo tri thức trong hoạt động quảng cáo 13
B.2.a.3 Sáng tạo trong sản phẩm 26
B.2.b Những thành tựu về sáng tạo của công ty 27
B.2.c.Những hạn chế cầnđược khắc phục trongsáng tạo tri thức28 B.2.d Đề xuất giải pháp 29
III.Giải pháp chung thúc đẩy hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp: 29
KẾT LUẬN 32
Trang 2QUẢN TRỊ TRI THỨC
Đề tài 2: Nghiên cứu thực trạng sáng tạo tri thức tại 1 tổ chức và đề xuất giải pháp
thúc đẩy hoạt động sáng tạo tri thức
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đang trở lên “phẳng” hơn bao giờ hết Những giới hạn về không gian,thông tin đang được sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt làcông nghệ thông tin với kỷ nguyên Web 2.0 xoá nhoà Sức mạnh và khả năngcạnh tranh của các quốc gia và các tổ chức không còn nằm ở tài nguyên thiênnhiên, khả năng tài chính hay sức mạnh công nghệ mà phụ thuộc vào yếu tố conngười mà trong đó nguồn chất xám của họ có vai trò quyết định Tuy nhiên mộtquốc gia, một tổ chức phát triển và có trường tồn được hay không lại không phảiquyết định bởi có nhiều cá nhân xuất sắc hay không mà được quyết định bởi khảnăng sáng tạo, chia sẻ và ứng dụng liên tục các tri thức mới vào việc nâng cao giátrị cho xã hội Giá trị của sản phẩm ngày nay cũng không còn phụ thuộc vàonguồn nguyên liệu mà được quyết định 80 – 90% bởi hàm lượng chất xám, chi phínghiên cứu, phát triển sản phẩm
Trong đó không thể không kể đến một trong những khía cạnh quan trọng của quảntrị tri thức Đó là “sáng tạo”… Tri thức là nền tảng nhưng không thể đứng yên màkhông chịu vận động Nhất là trong thời đại phát triển như ngày nay Thời đạisống của tri thức thì sáng tạo luôn là điều thôi thúc cho sự phát triển ấy, và một tổchức muốn cạnh tranh được với bên ngoài cần phải có sự nỗ lực không ngừngsáng tạo đổi mới mình cho phù hợp và nắm bắt được quy luật của thị trường.Chính để hiểu sâu hơn về vấn đề này nhóm 9 đã xây dựng bài thuyết trình lập luận
về đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng sáng tạo tri thức tại 1 tổ chức và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động sáng tạo tri thức”
Do hiểu biết và tầm nhìn còn hạn chế nếu còn thiếu sót mong cô đóng góp ý kiến
để cho bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin trân thành cảm ơn!
Trang 3I Lý thuyết liên quan tri thức
1 Tri thức
Cho đến đây ta vẫn nói về tri thức nhưng chưa đưa ra một định nghĩa nào
về khái niệm trừu tượng này, vốn vẫn được bàn cãi xưa nay Tuy nhiên, trong mộtchừng mực chấp nhận được, ta thừa nhận cách hiểu theo nghĩa cơ bản nhất của trithức, tức những hiểu biết con người có được qua nhận thức, học tập, và quan sát
Có thể đưa ra một định nghĩa khá toàn diện về tri thức như sau:
“Tri thức được xem như là thông tin nằm trong bộ não của con người: là tập hợp của kinh nghiệm, giá trị, ngữ cảnh của thông tin và các kiến thức chuyên sâu giúp cho việc đánh giá và phối hợp để tạo nên các kinh nghiệm và thông tin mới bao gồm cả sự so sánh , kết quả, liên hệ và giao tiếp” (Davenport and Prusak 1998;
Davenport 1999)
- Tri thức gồm có: tri thức ẩn và tri thức hiện
2 Quản trị tri thức (QTTT)
“ Quản trị tri thức là một quá trình, một công cụ quản lý hiệu quả nhằm chia sẻ,
thu nhận, lưu giữ, lựa chọn, sáng tạo tri thức và cung cấp đúng người, đúng nơi, đúng lúc nhằm nâng cao hiệu quả quyết định, hiệu quả thực thi và khả năng thích ứng của tổ chức.
· Quản trị tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận và thựctiễn, và là một lĩnh vực mang tính đa ngành đa lĩnh vực
· Quản trị tri thức không phải là công nghệ thông tin Công nghệ thông tin chỉ
là yếu tố hỗ trợ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản trị tri thức
· Quản trị tri thức lấy yêu tố con người làm trọng tâm
Quản trị tri thức liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mọi tổ chức,gồm hai vấn đề chính:
+ “Tạo” được tri thức cần thiết
+ “Dùng” được tri thức để nâng hiệu quả
3 Chu trình quản trị tri thức
Bao gồm 4 bước hoạt động: sáng tạo tri thức; lưu trữ tri thức; chia sẻ tri thức và sửdụng tri thức
3.1 Lưu giữ tri thức
Như một xu hướng mới, các hệ thống quản trị tri thức đang rất chậm được tiêuchuẩn hoá về thuật ngữ (terminology) và nghĩa (meaning) đối với người sử dụngphổ thông một cách tự nhiên, sau khi được thu nhận, chúng phải được sắp xếp vàlưu giữ theo một dạng phù hợp có thể khai thác và sử dụng cũng như chia sẻ
Trang 43.2 Chia sẻ tri thức
Chia sẻ tri thức không chỉ bao gồm việc hiểu đơn giản là làm đúng những việc cầnlàm Mà tri thức và thông tin cần được coi là những tiêu chí bắt buộc để tính hiệuquả hoạt động Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thời đại mới, mà ở đâyngày càng tăng lên nhanh chóng những công ty đã thu thập và nắm bắt rất tốt việcchuyển gia tri thức Mục tiêu của ta làm làm thế nào để giảm khoảng cách giữanhững gì họ biết và những gì họ làm
3.3 Áp dụng tri thức
Áp dụng và sử dụng tri thức là một vấn đề phức tạp với nhiều chiều khác nhau(ais dụ như văn hoá, rất khó có thể khắc sâu vào tâm trí)
Yếu tố quyết định khác của việc áp dụng tri thức là thiết kế quá trình cho tri
thức hoạt động “Knowledge work” Kế hoạch, tiếp thị và những hoạt động
kinh doanh khác phụ thuộc rất lớn vào kiến thức
3.4 Sáng tạo tri thức có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản trị tri thức.
Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên sự động não tối đa nhằmtạo điều kiện tìm ra phương án tối ưu dựa trên những phương án được nêu ra Điềunày thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra là cả một quá trình rất phức tạpđòi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt động trí óc Trước một vấn đề nan giải, khi tất cảcác phương án cũ đều không thể giải quyết được, con người buộc phải tìm ra càngnhiều giải pháp càng tốt, sau đó sàng lọc và chọn ra giải pháp hay nhất trong sốnhững giải pháp đã đưa ra Tuy nhiên, con đường và quá trình tìm ra những giảipháp mới không hề đơn giản, đó là cả một quá trình “vật lộn” của trí não cho đếnlúc cảm thấy “lóe sáng” để rồi mừng rỡ kêu lên “Eureka” giống như Ascimet ngàyxưa Nhưng muốn đạt đến tầng bậc ấy thì nhất thiết phải tạo ra những điều kiệnthuận lợi cần thiết để giúp quá trình tư duy sáng tạo được thăng hoa
+Điều kiện để sáng tạo
Điều kiện để quá trình sáng tạo trở thành hiện thực không phải chỉ là một điềukiện đơn độc mà đó là sự tổng hợp nhiều điều kiện Có thể kể đến một số điều kiệnsau:
· + Có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề
· + Có sự tự tin nội tại
· + Có ý chí và sự nỗ lực
· + Biết hoài nghi và không vâng lời
· + Biết loại bỏ những suy nghĩ “thói quen”
· + Biết vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo
Trang 5+Vai trò của sáng tạo tri thức
- Sáng tạo giúp doanh nghiệp đổi mới để theo kịp tiến độ phát triển của toàn cầu:
xu thế cạnh tranh gay gắt, chu kỳ sống sản phẩm dịch vụ rút ngắn, nhu cầu khách hàng tăng
- Sáng tạo giúp doanh nghiệp tạo nên sự canh tranh giữa các nhân viên từ đó thúc đẩy sự học hỏi không ngừng nghỉ trong một tổ chức Làm trong một doanh nghiệp
sự sáng tao luôn là điều kiện quan trọng để tạo dựng một vị thế, vì vậy sáng tạo thúc đẩy nhân viên không ngừng học hỏi để luôn cải tiến cái cũ, tạo ra cái mới gópphần tạo sự vững mạnh cho doanh ngihệp
- Sáng tạo tao nên sự vững mạnh cho tổ chức doanh nghiệp bất kì một tổ chức haydoanh nghiệp nào đều mong muốn sẽ tuyển được những người có tính sáng tạo cao bởi sau cùng, sáng tạo luôn là bệ đỡ cho tập thể Nếu mỗi cá nhân đều có tính sáng tạo thì khi hợp nhất lại sẽ tạo nên một sức mạnh vô cùng to lớn
Sáng tạo đổi mới để tạo nên sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ Những phát mình trong lịch sử nhân loại, những dấu ấn thành công trên mỗi chặngđường của mỗi đất nước, mỗi tổ chức phải chăng phần lớn đã khơi ngồn từ sáng tạo và đối phá của con người
Sáng tạo tri thức, tạo ra một tầm nhìn tri thức; phát triển thành nhóm tri thức, đưa
sự sáng tạo vào sản phẩm, thúc đẩy từ cấp quản lý trung gian, xây dựng mạng tri thức kết nối với bên ngoài
II VẬN DỤNG
A.Tình hình chung về hoạt động sáng tạo tri thức ở việt nam
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO và tổ chức INSEAD (The Bussiness School for the World) vừa công bố Việt Nam xếp thứ 76 về chỉ số sáng tạo toàn cầu, tụt
25 bậc so với năm ngoái.Sự chững lại của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua, theo TS Đinh Thế Phong – viện chiến lược và chính sách KHCN – Bộ KHCN, tăng trưởng Việt Nam những năm qua chỉdựa vào vốn chứ không phải là năng suất lao động.“Trong số các chỉ tiêu được WIPO đánh giá, môi
trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 106, thấp hơn tổng là 76, điều này cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam đang có những vấn đề khiến nhà đầu tư
lo ngại”, TS Phong cho biết.Cũng theo ông Toumas( Chuyên gia Dự án đổi mới IPP) nhấn mạnh., hiện Việt Nam đang đứng thứ 75/133 về chỉ số cạnh tranh toàn cầu, xếp 100/146 sử dụng tri thức cho tăng trưởng, đặc biệt, về xếp hạng sáng tạo, Việt Nam đứng thứ 64/133, trong khi Thái Lan xếp thứ 44, Trung Quốc là 37, Campuchia 117, Ấn Độ là 41
Ngay từ thời kỳ đầu, nước ta đã rất coi trọng việc tạo ra động lực cho việc hình thành và phát triển kinh tế tri thức Tuy nhiên, hiện nay về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế mang những dấu ấn của kinh tế nông nghiệp, đang chuyển dần sang kinh tế công nghiệp Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn cầu là rất thấp Những chỉ số về kinh tế tri thức của Việt Nam đều ở nửa dưới của bảng xếp hạng Chỉ số KEI của Việt Nam hiện đang là 3,51, trong đó chỉ số sáng tạo chỉ là 2,72, trong khi đó chỉ số KEI của một số nước trong khu vực là rất cao:
Trang 6Singapore là 8,44; Malaysia là 6,07; Thái Lan là 5,52 Xét phương diện những đặctrưng của nền kinh tế tri thức thì chúng ta thấy cơ cấu kinh tế - lao động của Việt Nam hiện nay vẫn là lạc hậu: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp trong GDP còn hạn chế, ngành nông nghiệp còn cao Cơ cấu lao động cũng chưa chuyển biến mạnh mẽ: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế Trong khi đó hiện nay ở Mỹ khoảng 80% lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai
B.Thực trạng sáng tạo tri thức tại COCACOLA và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động sáng tạo tri thức
1 Giới thiệu tổ chức.
a,sơ lược hình thành
năm 1986, lần đâu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng đã thật sự thu hút được sự chú ý của hầu hết những người thưởng thức bởi hương thơm và màu sắc hấp dẫn Cocacola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số một trên thế giới ngày nay, tên nước giải khát cocacola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở Mỹ mà hầu như ở 200 nước trên thế giới công ty phấn đấu làm “tươi mới” thị trường, làm phong phú nơi làm việc, bảovệ môi trường và củng cố truyền thông công chúng
Trên thế giới, cocacola hoạt động tại 5 vùng: bắc Mỹ, Mỹ latinh, Châu Âu, Âu Á
và Trung Đông, Châu Á,Châu Phi
Ở Châu Á, Cocacola hoạt động tại 6 khu vực:
b, Lịch sử về công ty cocacola Việt Nam.
giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1960 và đã trở lại từ tháng 2 năm
1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại
1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam
Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài
Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công
ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc
Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam
Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát
Trang 7Coca-Đà Nẵng.
Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên
Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam
Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng
chuyển sang hình thức sở hữu tương tự
Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới
Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: HÀ TÂY - ĐÀ NẴNG - HỒ CHÍ MINH
Vốn đầu tư: trên 163 triệu USD:
Doanh thu trung bình mỗi năm: 38.500 triệu USD
Số lượng nhân viên: 900 người
Trụ sở chính: Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh
Hơn 600,000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo Dục và hỗ trợ Cộng đồng
2 thực trạng sáng tạo tri thức tại tổ chức
a Các hoạt động sáng tạo tri thức của công ty
1.Sáng tạo trong thu hút, quản lý nhân lực
+ Nói chung, sự nổi tiếng của công ty chính là một thuận lợi lớn trong việc thuhút nguồn nhân lực Một cái tên quen thuộc nếu gây được nhiều thiện cảm đối với người lao động sẽ là một điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực Thông thường các ứng viên có vẻ "nặng ký" chịu nhiều ảnh hưởng của quảng cáo -chủ yếu là các quảng cáo hàng tiêu dùng
Ví dụ : như quảng cáo của hãng điện thoại di động Nokia thường được người lao động gắn với các ý tưởng về sự thành đạt, còn quảng cáo của Coca Cola - một điều
gì đó gần giống như là niềm hãnh diện, sự sung sướng được tiếp xúc, được giao tiếp Khoảng 90% các bạn trẻ Phần Lan mong muốn được làm việc và cống hiến cho Nokia, còn tại chi nhánh Coca Cola Russia thì cứ 1 vị trí tuyển dụng có tới hàng trăm đơn xin việc
+“Bản địa hóa nhân tài’’– Tinh túy trong sách lược dùng người của Coca-cola
Lý do mà công ty Coca-cola có thể đứng vững hàng trăm năm nay trong lĩnh vực
đồ uống nhẹ và giữ được thế mạnh ngành nghề của mình chủ yếu là nhờ sự thành công của sách lược sử dụng nhân tài, trong đó nét tinh túy và độc đáo nhất là bản địa hóa nhân tài
+Cụ thể ở Trung Quốc
• Chính nhờ sự kiên trì sách lược nhân tài này mà công ty Coca-cola (tại Trung Quốc) đã phát triển mạnh mẽ trên thị trường Trung Quốc, giành
Trang 8được thành tựu to lớn Nét tinh túy được thể hiện ngay trong sách lược: Bảnđịa hóa nhân viên quản lý và bản địa hóa nhân viên bán hàng.
• Để thay đổi cái nhìn của người Trung Quốc về nhân viên quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài: râu rậm, mắt xanh, giày da, comple, một nửa thờigian làm việc ở Trung Quốc, một nửa thời gian đi nghỉ ở nước ngoài, công
ty Coca-cola ở Trung quốc đã làm hoàn toàn khác:
• - 99% nhân viên trong hệ thống là người Trung Quốc, nhất là khu vực Bắc Kinh Ngoài Tổng giám đốc và người phụ trách tài vụ là người nước ngoài, những nhân viên khác là người bản địa
• - Ngôn ngữ mà nhân viên quản lý sử dụng ngoài tiếng Anh lưu loát còn lưu loát cả tiếng Hán Thậm chí Tổng giám đốc người nước ngoài tại đây cũng
có thể dùng tiếng Hán lưu loát trong đối thoại và trò chuyện Nhiều đồng nghiệp quốc tịch nước ngoài còn biết nói tiếng Quảng Đông và tiếng địa phương khác
• - Tất cả các giấy tờ chính thức đều làm bằng hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Trung
• Ở những nơi tiêu thụ sản phẩm của Coca-cola, công ty tuyển dụng nhân tài ngay tại địa phương Họ cho rằng, nhân viên thao tác bản địa có nét độc đáo riêng của họ như:
• - Thông thạo tình hình thương mại, bao gồm cả tình hình khu vực, doanh nghiệp, thói quen mua bán… có thể giúp việc tiêu thụ coca-cola sớm hòa nhập bản địa
• - Có phạm vi ảnh hưởng lớn: Bạn bè, họ hàng của họ sẽ giúp đỡ họ mở mang công việc
• - Đội ngũ ổn định: Nhân viên bản địa an cư tại địa phương, không có mối losau lưng nên chuyên tâm vào công việc
• Công ty Coca-cola (tại Trung Quốc) được coi là doanh nghiệp xuyên quốc gia bản địa hóa thành công ở Trung Quốc Thông qua sách lược này, khôngnhững tiết kiệm được giá thành quản lý nguồn nhân lực của công ty mà còngiúp cho việc quản lý sát với thực tế của địa phương, mối quan hệ với chínhquyền địa phương cũng mật thiết hơn và tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển lâu dài của công ty
2 Sáng tạo tri thức trong hoạt động quảng cáo
Hàng năm những khoản đầu tư của Coca-cola vào các thị trường truyềnthống luôn chiếm từ 70-80% tổng đầu tư của hãng.Những khoản đầu tư này dànhnhiều cho quảng cáo,nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các chiến lượcmarketing khác
Coca-cola không hề tiếc các khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho các hợp đồngquảng cáo lớn
Với niềm hưng phấn lấy từ phim Harry Potter, Coca Cola đổ 150 triệu USDvào chiến dịch quảng cáo mới trong đó có việc cho in 850 triệu nhãn hàng choCoke, Minumaid và Hi-C tại Mỹ với hình ảnh của Harry Potter Các chuyên gia
Trang 9mô tả việc quảng cáo của Coca Cola trong suốt thời gian dài là thiếu tổ chức, hiệuquả kém hiệu quả.
Tuy nhiên bắt đầu sang năm 2010 nghiên cứu cho thấy Coca-Cola đã cắt giảm6.6% chi phí quảng cáo và đầu tư nhiều hơn vào Social Media Người phát ngôncủa Coca-Cola cho biết TV vẫn là kênh quảng cáo quan trọng cho thương hiệu của
họ nhưng bên cạnh đó các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi gần đây đều sửdụng các phương tiện trực tuyến như Facebook và Youtube nhiều hơn
Cùng với việc cho ra mắt Coke Zone, website chuyên về social media để từ
đó khách hàng có thể có được những thông tin thú vị cũng như cơ hội nhận đượcquà tặng, Coca-Cola đã nhận thức rõ ràng giá trị của việc tích hợp Marketingtruyền thống và Marketing trực tuyến
Coke Zone
Coke Zone được xem là hoạt động sáng giá trong việc tương tác với kháchhàng, nhưng điều thú vị hơn ở đây là việc sử dụng Social media cho phép Coca-Cola phá vỡ chu trình thông thường của một chiến dịch truyền thông truyền thống
và bắt đầu gắn bó với một lý thuyết phổ biến đang thịnh hành hơn Chiến dịchSocial media của Coca-Cola tập trung vào sự phát triển bền vững, gia tăng ủng hộ
và khuyến khích sự trung thành với thương hiệu
2.1 Những quảng cáo được yêu thích nhất của Coca cola.
Coca-Cola là một trong những thương hiệu liên tục và được yêu thích nhất
trong lịch sử Nó là một trong những thương hiệu lâu đời nhất còn tồn tại, và vì thếđược coi là một trong số các công ty thành công nhất Lý giải cho những thànhcông này đó chính là dựa vào những chiến dịch quảng cáo và tiệp thị độc đáo của
họ Coca-Cola đã luôn luôn dựa vào quảng cáo để thúc đẩy và tiếp thị thương hiệucủa họ, và đây là lý do tại sao họ luôn luôn dẫn đầu cuộc chơi, sau khi đã tồn tạitrên thị trường hơn một thế kỷ! Những quảng cáo của CocaCOla đã thực sự ảnhhưởng rất nhiều đến văn hóa nhạc pop Mỹ, và thậm chí cả thế giới
Trang 10Dưới đây là bộ sưu tập những tác phẩm Quảng cáo xuất sắc nhất củaCocaCola từ những năm 1880 đến nay
• Những năm 1800
Đó là một ngày sôi động của 8 tháng năm 1886, nơi tất cả được bắt đầu.
John Pemberton đã xuất bản ấn phẩm quảng cáo đầu tiên của Coca-Cola trên
tạp chí Atlanta
Có rất ít sáng tạo được tìm thấy trong các quảng cáo đầu tiên, đơn giản làchỉ có vài câu chữ Không có phông chữ artsy, không có hình ảnh, không có mánhlới quảng cáo Tờ báo quảng cáo đầu tiên của công ty (và chắc chắn cuối cùng) vớikhẩu hiệu: ‘ Delicious! Refreshing! Exhilarating! Invigorating!’ Tuy nhiên đây làmột trong những hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực quảng cáo của công ty trongthơi gian ban đầu xuất hiện
Trang 11• Đầu những năm 1900
• Bước đột phá mới (Refreshing Endorsement) - năm 1900.
Tấm áp phích quảng cáo này xuất hiện đầu những năm thế kỷ 20, khi Cokemới chập chững ra mắt công chúng tại các hiệu tân dược và được đựng trong téc
có vòi (nhiều năm sau này người ta mới sản xuất Coke đóng chai và đóng hộp).Đây cũng là lần đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của những nhân vật nổi tiếngtrên các ấn phẩm quảng cáo thương mại - người phụ nữ trong hình là Hilda Clark,một nữ diễn viên kiêm ca sĩ rất được mến mộ tại thời điểm đó
Chú ý hơn chút nữa, bạn sẽ nhận ra giá một cốc Coca lúc đó chỉ 5 cent - mứcgiá này dược giữ nguyên đến tận 40 năm sau Và thật phi thường, những con chữCoca-Cola uốn lượn bằng mực đỏ giữ nguyên kiểu dáng của nó từ đầu thế kỷ chođến tận bây giờ
Trang 12• Soda bốn mùa (All-Season Soda) – năm 1922.
Coca- cola tung ra slogan “Thirst knows no season” (Mùa nào cũng khát) để
mở màn cho chiến dịch quảng cáo quy mô đầu tiên của mình
Slogan của Coke đã nói lên tất cả: Đây là thức uống dành cho 4 mùa chứkhông chỉ là món đồ uống của riêng mùa hè
• Kiệt tác của Rockwell (Piece of the Rockwell) – năm 1930.
Trang 13Một poster với hình ảnh chàng nhân viên trẻ mang 2 chai coca-cola cho ôngchủ vào giờ nghỉ giữa buổi (4h chiều) bên cạnh slogan đầy ý nghĩa “The pausethat refreshes” - chừng đó thôi cũng đủ để Ad Age xếp tấm áp phích vào vị trí thứ
3 trong 100 quảng cáo hay nhất thế kỷ
Thông điệp mà Coke muốn chuyển tải đến với khách hàng của mình cực kìđơn giản: thức uống thích hợp nhất dành cho thư giãn là Coke
Đây là một trong 6 tác phẩm hiếm hoi mà nghệ sĩ lừng danh Norman Rockwell tạodựng theo đơn đặt hàng của Coca-Cola
• Chúc mừng mùa giáng sinh – (Merry Cokemas) – năm 1941.
Xuất hiện ngập tràn khắp các cửa hiệu bán đồ uống trong mùa Giáng Sinh, bức vẽ
là sản phẩm của Haddon Sundblom - họa sĩ người Chicago chuyên vẽ tranh minhhọa danh tiếng
Có 1 điều thú vị là: chính Sundblom là một trong những người đầu tiên tạo ra hìnhtượng ông già Nô-en quen thuộc như ngày nay: một cụ già mập mạp mũi đỏ thânthiện Các hình ảnh ông già Noel xuất hiện trong các quảng cáo của họ trong