1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị học

32 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục lục I. Hãy nêu ra năm tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với bạn khi chọn lựa công việc. Sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng, và giải thích chi tiết lý do Trang 4 1. Nhu cầu cơ bản Trang 6 2. Nhu cầu an toàn Trang 7 3. Nhu cầu quan hệ Trang 8 4. Nhu cầu thăng tiến Trang 8 5. Nhu cầu được thể hiện bản thân Trang 9 II. Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả? (hãy xác định các yếu tố động viên nhân viên và các điều kiện để động viên hiệu quả) đối với một doanh nghiệp sản xuất? Đối với một doanh nghiệp dịch vụ? Trang 12 1. Khái niệm Trang 12 2. Các lý thuyết về động viên Trang 13 3. Giải quyết vấn đề Trang 19 III. Hầu hết chúng ta đều làm việc để sống, và công việc là phần chính yếu của cuộc đời chúng ta, thế nhưng, tại sao các nhà quản trị phải lo lắng nhiều về những vấn đề động viên nhân viên? Trang 27 Nguồn tài liệu Trang 40 I. Hãy nêu ra năm tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với bạn khi chọn lựa công việc. Sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng, và giải thích chi tiết lý do. Tiêu chuẩn là những quy định làm căn cứ đánh giá một vấn đề nào đó. Tiêu chuẩn lựa chọn công việc là những tiêu chí do bản thân đưa ra nhằm lựa chọn một công việc phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân. Tùy thuộc vào trình độ học vấn, năng lực, điều kiện… mỗi cá nhân có thể đưa ra cho mình những tiêu chuẩn lựa chọn công việc. Những tiêu chí đó có thể phụ thuộc vào ngành nghề, mức lương, chế độ thưởng của công ty, sự đam mê với công việc,… Tuy nhiên, con người luôn có mong muốn cầu tiến và họ không dừng lại khi 1 chưa thỏa mãn được tất cả những nhu cầu như mong muốn. Và Maslow 1 đã đưa ra những nhu cầu thiết yếu của con người dựa trên tháp nhu cầu Maslow. Tháp nhu cầu Maslow 2 Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ. 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow: 1 Abraham (Harold) Maslow (1 tháng 4 năm 1908 – 8 tháng 6 năm 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được thế giới biết đến qua mô hình nổi tiếng Tháp nhu cầu và được coi là cha đẻ của tâm lý học nhân văn [1] (humanistic psychology). 2 http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=File:Maslow%27s_Hierarchy_of_Needs.svg&page=1 2  Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.  Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.  Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.  Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.  Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. 3 Từ tháp nhu cầu của Maslow, ta rút ra được những tiêu chuẩn cơ bản để có thể đáp ứng được nhu cầu của một người khi đi xin việc mà từ những nhu cầu đó họ có thể chọn cho mình những công việc để gắn bó lâu dài. Và 5 tiêu chí quan trọng nhất chính là: 1. Nhu cầu căn bản Tiền lương là phần trả công cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Theo như Maslow, nhu cầu cơ bản nhất của con người là đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và để đáp ứng được các nhu cầu đó họ cần phải có một khoản tiền phù hợp thông qua việc trả lương của công ty. Khi họ bỏ công sức ra họ luôn muốn nhận về những gì xứng đáng nhất với mình và điều đó thể hiện qua số tiền lương hàng tháng họ nhận được. 3 http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_nhu_c%E1%BA%A7u_c%E1%BB%A7a_Maslow 3 Không thể phủ nhận một điều đa số những người đi làm đều có mục đích chung là kiếm tiền. Bạn không thể trải qua những lo toan hằng ngày như cơm, áo, gạo, tiền chỉ bằng niềm đam mê của mình với công việc. Chính vì vậy lương là một yếu tố rất quan trọng khi bạn quyết định lựa chọn cho mình một công việc. Tùy từng thời điểm và từng người bạn có thể đưa ra cho mình một con số riêng phù hợp với cuộc sống của bạn. Nhưng không thể phủ nhận rằng càng nhiều tuổi bạn càng có nhiều gánh nặng từ gia đình, con cái chính vì thế khó có ai có thể từ chối một công việc với mức lương hậu hĩnh cho phép bạn có một cuộc sống sung túc. Tuy nhiên, lương càng cao thì sức ép với công việc của bạn cũng càng tăng. Chính vì vậy bạn phải xác định cho mình bạn cần phải có bao nhiêu tiền để trang trải cho cuộc sống. Tiền có ý nghĩa như thế nào với bạn? Từ đó bạn sẽ chọn cho mình được một mức lương phù hợp. 2. Nhu cầu an toàn: Nhu cầu an toàn ở đây được hiểu là các chính sách hậu mãi của công ty đối với nhân viên như: bảo hiểm y tế, công đoàn, lương hưu,… Bên cạnh yếu tố tiền lương mỗi người đều muốn chọn cho mình một công ty mà ở đó học có thể yên tâm được hưởng các quyền lợi về sức khỏe, được bảo vệ quyền lợi khi làm việc. Ai cũng muốn đảm bảo mình sẽ được hưởng những lợi ích nhất định khi mình ốm đau, hay khi mất khả năng làm việc sau những tháng ngày họ phải đối mặt với những áp lực từ công việc Điều đó lý giải tại sao dù những công ty tư nhân, công ty nước ngoài với mức lương khá cao nhưng nhiều người vẫn chọn làm việc ở công ty nhà nước với mức lương thấp hơn rất nhiều. Khi làm ở công ty nhà nước bạn sẽ được đảm bảo về chế độ bảo hiểm, khi ốm đau bệnh tật bạn sẽ được hưởng tiền bảo hiểm mà điều này thường ít gặp ở các loại công ty còn lại. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được đảm bảo về thu 4 nhập khi về già đây chính là điều mà rất nhiều người quan tâm tới. Bên cạnh đó, các công ty nhà nước thường có bộ phận công đoàn là nơi bảo vệ quyền lợi và thể hiện tiếng nói của nhân viên trong công ty. Qua đó quyền lợi của nhân viên cũng được đảm bảo. Vì vậy, khi lựa chọn một công ty bạn phải xem xét kĩ các chính sách nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân của bạn. Nếu bạn chỉ xem trọng tiền lương mà không đảm bảo sự an toàn. Thì đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy hối hận vì sự lựa chọn của mình. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, bạn nên tìm hiểu kỹ chế độ y tế của công ty, nên lựa chọn những công ty sẵn sàng chia sẻ chi phí chăm sóc sức khỏe với nhân viên. Nếu bạn là phụ nữ đang lên kế hoạch xây dựng gia đình, bạn nên tìm hiểu những lợi ích dành cho các bà mẹ. Nếu bạn chưa xác định rõ ràng những lợi ích nào bạn cần, bạn có thể tham khảo trang web của các công ty hàng đầu hoặc những người thân. 3. Nhu cầu quan hệ Người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác. 4. Cơ hội thăng tiến: Dù ở bất kì vị trí nào bạn cũng sẽ quan tâm tới việc cơ hội để mình phát triển bản thân. Điều đó nhằm đáp ứng nhu cầu được tôn trọng của bạn. Người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Đây là điểm giúp bạn xây dựng sự nghiệp bền vững và 5 lâu dài. “Ngay trong cuộc phỏng vấn, bạn hãy hỏi về tiềm năng vươn lên vị trí lãnh đạo. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vị trí tương lai của mình trong công ty”, theo nhà tư vấn nhân sự Vishwas Patil. Ở Việt Nam có tình trạng mặc dù mức lương được trả khá cao trong các doanh nghiệp liên doanh song nhiều người vẫn không muốn làm việc trong liên doanh mà họ muốn làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với mức lương thấp hơn rất nhiều. Lý do chủ yếu xuất phát từ quan niệm làm việc trong các liên doanh khó bảo đảm cho sự tiến thân và phát triển địa vị xã hội. Điều này có nghĩa là các liên doanh với nước ngoài không đáp ứng được nhu cầu thăng quan, tiến chức của những người này so vái các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam. 5. Được thể hiện bản thân Đây thực sự là một yếu tố rất quan trọng không chỉ để bạn tìm được một công việc phù hợp mà còn là yếu tố quyết định bạn có thể gắn bó được với công việc đó lâu dài hay không. Bằng năng lực cá nhân, trí thức, kinh nghiệm bạn có thể nhận được nhiều lời mời từ các công ty hay có được nhiều sự lựa chọn công việc khác nhau, nhưng trong những lời mời gọi hấp dẫn đó bạn phải xác định được công việc nào sẽ tạo cho bạn những cơ hội thể hiện được năng lực của bản thân mình. Khi bạn thể hiện được năng lực của bản thân bạn sẽ cảm thấy hứng thú và tiếp tục muốn gắn bó với công việc này. Có nhiều người lựa chọn làm theo ý của người khác để vui lòng ba mẹ hay thỏa mãn với ánh hào quang bên ngoài của công ty tiếng tăm. Theo Abhishek Doshi, thuộc ban tư vấn nhân sự, bổn phận gia đình thường là trở ngại. “Nhưng bạn nên nỗ lực hết sức để có được công việc mơ ước của mình khi nó đến với bạn. Được làm công việc mình thực sự thích chính là điều vô giá”. Nhu cầu và sở thích cá nhân nên được đặt lên hàng đầu bởi cuối cùng, chính bạn là người đương đầu với công việc, đầu tư thời gian và nỗ lực trên con đường bạn chọn. Nếu không có niềm say 6 mê cá nhân, bạn khó lòng phát triển được, rất có thể, chỉ một thời gian ngắn sau đó, bạn lại đi tìm việc mới mà thôi. Bên cạnh đó, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. Các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới “thu phục” khá nhiều nhân viên giỏi, kể cả những nhân viên rất “khó tính” từ nhiều nước khác nhau do cơ chế hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo điều kiện cho họ có “nhà lầu xe hơi", việc làm ổn định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng tiến mạnh, kể cả giao cho họ những trọng trách và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Công ty. Tóm lại, để tìm được một công việc như ý muốn khi lựa chọn công việc bạn phải tìm hiểu kỹ 5 tiêu chí chúng tôi đưa ra. Đó là 5 tiêu chí cơ bản nhất nhằm giúp cho bạn có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, tạo được cho bạn niềm đam mê trong công việc và hơn cả là bạn có thể gắn bó lâu dài với công việc đó. 7 II. Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả? (hãy xác định các yếu tố động viên nhân viên và các điều kiện để động viên hiệu quả) đối với một doanh nghiệp sản xuất? đối với một doanh nghiệp dịch vụ? Như chúng ta đã biết, trong một tổ chức để công việc được hoàn thành tốt đẹp đòi hỏi phải có sự đồng lòng của tất cả các thành viên. Một nhà quản trị giỏi là người biết nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về tình hình của tổ chức mình để có thể tận dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Và yếu tố “con người” phải được quan tâm, chú trọng và đầu tư đúng mức. Sự nổ lực của nhân viên ít nhiều phụ thuộc vào công tác động viên của nhà quản trị. Vậy “ động viên” là gì? 1. Khái niệm: “Động viên là tạo ra sự hăng hái nhiệt tình và trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện công việc của các cấp dưới, qua đó làm cho công việc được hoàn thành với hiệu quả cao”. Muốn động viên được nhân viên, nhà quản trị phải tạo ra được động cơ thúc đẩy họ làm việc. tại sao phải quan tâm đến động cơ làm việc? Động cơ chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một nhân viên có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra Một nguyên tắc cơ bản trong quản trị là :Hiệu quả làm việc : f (năng lực * động cơ). Do đó nhiệm vụ của nhà quản lý là khơi nguồn động cơ và xây dựng một hệ thống động viên có hiệu quả. Để động viên được nhân viên của mình đòi hỏi nhà quản trị phải được đào tạo và có những kỹ năng cân thiết. Nhà quản trị phải có kiến thức về lĩnh vực mà mình phụ trách và phải am hiểu, có khả năng vận dụng các lý thuyết về động cơ thúc đẩy vào thực hành quản trị. 8 2. Các lý thuyết về động viên nhân viên: 2.1 thuyết cấp bậc theo nhu cầu Maslow: Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Bậc thang nhu cầu của MASLOW Mức cao Nhu cầu tự thể hiện (self-actualization needs) Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs) Nhu cầu xã hội (love and belonging needs) Mức thấp Nhu cầu an toàn (safety needs) Nhu cầu sinh lý học (physiogical needs) Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow NHU CẦU TỰ THỂ HIỆN : Giao trách nhiệm, ủy quyền Mở rộng công việc. NHU CẦU ĐƯỢC TÔN TRỌNG : Biểu dương / khen thưởng. Kêu gọi tham gia. NHU CẦU XÃ HỘI : Tạo không khí thoải mái. Xây dựng tinh thần đồng đội Cung cấp thông tin. NHU CẦU AN TOÀN : Cải tiến điều kiện làm việc. Tiền thưởng / thù lao NHU CẦU SINH LÝ : Tiền lương. Điều kiện làm việc Tự thể hiện Được tôn trọng Xã hội An toàn Sinh lý. Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là : cho đến khi nào những nhu cầu ở phía dưới còn chưa được thỏa mãn thì thật khó mà tiếp tục lên các nhu cầu ở cấp cao hơn. Áp dụng trong lãnh vực động cơ làm việc : Những nhu cầu sinh lý : Đó là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại. Bao gồm những nhu cầu như ăn mặc, trú ngụ dưới một mái nhà Nhu cầu sinh lý thường không kích thích nhân viên đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc của mình. Những nhu cầu về an toàn : Khi các cá nhân nghĩ đến việc bảo đảm cho tương lai thì có nghĩa là họ đang có những nhu cầu về an toàn trong công ăn việc làm, trong tiết kiệm, trong việc đóng bảo hiểm, Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow Những nhu cầu về xã hội: Nhu cầu giao tiếp với người khác và gặt hái những lợi ích từ các mối quan hệ với 9 bên ngoài xã hội, muốn có cảm giác được là thành viên của một tập thể, một hội đoàn, một nhóm bạn bè. Nhu cầu được tôn trọng : Bây giờ con người lại mong muốn cảm thấy mình là người có ích trong một lãnh vực nào đó, được người khác công nhận và đánh giá cao và xứng đáng được như vậy. Đấy là những nhu cầu nhận được sự tôn trọng từ những người khác. Đây có thể là nguồn động viên rất lớn trong công việc. Nhu cầu tự thể hiện : Nhu cầu này thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì họ mong ước, đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong lãnh vực mà họ đã chọn. 2.2 Thuyết E.R.G ( Gs Clayton Alderfer): Ông tiến hành sắp xếp lại các loại nhu cầu theo 3 nhóm: nhu cầu tồn tại  nhu cầu quan hệ  Nhu cầu phát triển. nghiên cứu của Clyton tích cực hơn so với Maslow, cho rằng con người cùng một lúc có thể theo đuổi nhiều nhu cầu chứ không phải chỉ một nhu cầu như Maslow đề cập. trình tự thỏa mãn nhu cầu không nhất thiết đi từ thấp đến cao theo thứ tự trong bậc thang như nhu cầu trên. Hơn thế nữa khi một nhu cầu nào đó bị cản trở, con người thường có xu hướng dồn nỗ lực sang thỏa mãn những nhu cầu khác. Từ nội dung trên, ta thấy, thuyết ERG (Alderfer) đã cải tiến từ thuyết nhu cầu của Maslow, chú trọng tới 3 nhu cầu cơ bản: Nhu cầu tồn tại (4 +5); Nhu cầu quan hệ (3 và phần bên ngoài của 2); Nhu cầu phát triển (1 và phần bên trong cùa 2). Chính vì vậy, ông kết luận: con người cùng một lúc theo đuổi tất cả các nhu cầu và trình tự thỏa mãn các nhu cầu không nhất thiết đi từ thấp đến cao. 2.3 Thuyết hai yếu tố của Herzberg: Ông đã phân biệt hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố động viên và nhóm yếu tố duy trì trong quản trị. Nhóm yếu tố động viên thúc đẩy hoạt động của con người hay còn được gọi là nhóm nhân tố kích thích. Nhóm yếu tố duy trì: cần thiết cho con người làm việc bình thường (không có tác dụng động viên). Theo Herzberg, cần đảm bảo các yếu tố duy trì để không gây ra sự bất mãn, chán nản, thờ ơ đối với công việc và đảm bảo các yếu tố động viên để tạo nên sự thỏa mãn, sự hưng phấn hơn trong quá 10 . cầu phát tri n quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác. 4. Cơ hội thăng tiến: Dù ở bất kì vị tri nào bạn. trong các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với mức lương thấp hơn rất nhiều. Lý do chủ yếu xuất phát từ quan niệm làm việc trong các liên doanh khó bảo đảm cho sự tiến thân và phát tri n địa vị. ứng được nhu cầu thăng quan, tiến chức của những người này so vái các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam. 5. Được thể hiện bản thân Đây thực sự là một yếu tố rất quan trọng không chỉ

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w