1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢN TRONG ĐỂ DẠY HỌC BÀI 15 - 21, CHƯƠNG 1, MÔN CÔNG NGHỆ 10 Ở TRƯỜNG THPT

132 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 4,04 MB

Nội dung

Một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên những hạn chế đó là PPGD còn lạc hậu, đa số GV vẫn sử dụng PP giảng dạy truyền thống theo kiểu thuyết trình - giảng giải, chú trọng việc cung c

Trang 1

-

BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢN TRONG ĐỂ DẠY HỌC BÀI 15 - 21, CHƯƠNG 1, MÔN CÔNG NGHỆ 10 Ở TRƯỜNG THPT

Người hướng dẫn : ThS Trương Thị Hoa Người thực hiện : Lê Thị Giang - SP50

Địa điểm thực hiện đề tài : Trường THPT Nguyễn Gia Thiều

Gia lâm - Hà nội

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng hết mình của bản thân, tôi luôn luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các thầy, cô giáo, tập thể và cá nhân

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa Sư Phạm

và Ngoại Ngữ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng các thầy cô giáo trong bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Đặc biệt tôi xin biết ơn sâu sắc đến ThS Trương Thị Hoa, giảng viên Khoa Sư Phạm và Ngoại Ngữ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo Bộ môn Công nghệ 10 và học sinh lớp 10A2 và 10A 6, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thực tập.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Hà Nội, tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Lê Thị Giang

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực 1

1.2 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện nay 2

1.3 Do đặc điểm môn học Công nghệ 10, THPT 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6.1 Nghiên cứu lý thuyết 4

6.2 Phương pháp quan sát sư phạm 4

6.4 Phương pháp xử lý số liệu 5

6.4.1 Về mặt định lượng 5

6.4.2 Về mặt định tính 6

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8

1.1 Trên thế giới 8

1.2 Ở Việt Nam 8

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11

2.1 Cơ sở lý luận 11

2.1.1 Khái niệm về PPDH, PPDHTC 11

Trang 4

2.1.5 Tính tích cực (TTC) 58

2.2 Cơ sở thực tiễn 60

2.2.1 Thực trạng thiết kế, sử dụng sơ đồ, tranh ảnh trên bản trong để dạy học môn CN10 - THPT 60

2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất của trường THPT 63

2.2.3 Phân tích thành phần, cấu trúc nội dung bài 15- 21 chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương 63

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 65

3.1 Kết quả xây dựng sơ đồ, tranh ảnh trên bản trong để DH bài 15- 21 chương 1, môn CN10 - THPT 65

3.2 Thực nghiệm sư phạm 66

3.2.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 66

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 66

3.2.3 Phương pháp thực nghiệm 67

3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 68

3.3.1 Phân tích kết quả định lượng 68

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

1 Kết luận 79

2 Kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 82

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Hệ thống sơ đồ, tranh ảnh trên bản trong đã xây dựng để dạy học

bài 15 - 21, chương1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương. 65

Bảng 3.2 Đề xuất một số biện pháp sử dụng phương tiện trên bản trong để DH bài 15, 17, 19, 20. 65

Bảng 3.3 Tần số điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm 68

Bảng 3.4 Phân loại học sinh qua các lần kiểm tra trong TN 69

Bảng 3.5 Kết quả bài kiểm tra trong thực nghiệm 70

Bảng 3.6 Tần suất cộng dồn kết quả bài kiểm tra trong TN (bài 15, 17, 19 và 20) 71

Bảng 3.7 Bảng tần số điểm các bài kiểm tra sau thực nghiệm 72

Bảng 3.8 Phân loại trình độ HS qua các bài kiểm tra sau TN 72

Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 72

Bảng 3.10 Tần suất cộng dồn kết quả bài kiểm tra sau TN 73

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1 Tần suất cộng dồn kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm 71

Đồ thị 3.2 Tần suất cộng dồn kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm 73

Trang 7

lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao

Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý thuyết, thành tựu mới có khả năng ứng dụng vào thực tế cao, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, cùng với nó là sự phát triển của nền kinh tế tri thức

và xu thế hội nhập trên thế giới hiện nay Để có thể theo kịp sự phát triển đó

và khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế thì một trong những việc làm trước tiên là đầu tư cho Giáo dục, Đào tạo Bởi Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chuẩn bị cho xã hội đội ngũ lao động kế cận, trẻ tuổi, giàu năng lực

hay nói cách khác là xây dựng con người mới, con người XHCN “Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực công dân, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 2, chương 1, Luật

Giáo dục 2005) Tuy nhiên với PPDH truyền thống (lấy GV làm trung tâm) thì nhiệm vụ của ngành Giáo dục khó mà thực hiện được, vì HS tiếp thu tri thức một cách thụ động, không có cơ hội để tìm tòi, sáng tạo Vì vậy việc sử

Trang 8

1.2 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện nay

Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu to lớn mà ngành GD

& ĐT đã đạt được, thì GD và ĐT ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như hiện tượng gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong GD vẫn chưa được khắc phục triệt để, chất lượng ĐT chưa cao Một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên những hạn chế đó là PPGD còn lạc hậu, đa số GV vẫn sử dụng PP giảng dạy truyền thống theo kiểu thuyết trình - giảng giải, chú trọng việc cung cấp đầy đủ nội dung cần truyền đạt trong chương trình SGK, GV cố gắng làm cho HS hiểu rõ và nhớ bài giảng trên lớp, do đó vô hình chung đã làm cho HS

có thói quen thụ động chỉ biết lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng, ít có cơ hội chủ động, sáng tạo, tự tìm tòi kiến thức mới

Khoa học Sư phạm đã cho thấy cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của người học, tức là đặt họ vào vị thế chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua tự lực, tự giác, chủ động của bản thân nhằm chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong quá trình GD Người GV chỉ có chức năng tổ chức, điều hành lớp theo hướng tích cực hoá hoạt động, sử dụng các PPDH tích cực nhằm kích thích động cơ học tập của người học, trang bị cho họ kiến thức và dạy cho họ cách học, khơi dậy cho họ chức năng tư duy lôgic, sáng tạo năng động

Đảng, Nhà nước ta đã có những định hướng đổi mới PP dạy và học, điều

này được xác định trong Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII (12/1996): “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại

Trang 9

Luật Giáo dục Việt Nam (2005) cũng đã qui định rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của

HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng đánh giá làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” (điều 28, chương II, Luật GD 2005)

Như vậy, đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học là một trong những nhiệm vụ của công cuộc đổi mới Giáo dục nước ta hiện nay

1.3 Do đặc điểm môn học Công nghệ 10, THPT

Mục tiêu DH CN 10 là cung cấp cho HS những kiến thức cơ sở về nông, lâm, thuỷ sản, quản trị kinh doanh… chuẩn bị cho HS những tri thức và kỹ năng để HS có thể được tiếp tục học tiếp ở các bậc học tiếp theo hoặc tham gia vào quá trình lao động và sản xuất ở gia đình và địa phương Từ đó mà phát triển các hệ thống phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn mới

Hơn nữa trong nội dung chương trình CN10 có nhiều đổi mới so với chương trình Kỹ thuật Nông nghiệp trước đây.Với PPDH truyền thống: Thuyết trình - giảng giải kết hợp với vấn đáp tìm tòi, ít sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện DH hiện đại để khai thác kiến thức cho HS đã làm hạn chế nhiều trong việc nâng cao tính tích cực, năng lực nhận thức, khả năng vận dụng vào thực tế của HS khi học môn CN10

Do vậy ngoài những PPDHTC, GV cần phải kết hợp các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung chương trình cũng như điều kiện cơ sở vật chất của trường mình công tác mới nâng cao được kết quả học tập của học sinh

Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và

sử dụng phương tiện trên bản trong dạy học bài 15 - 21 chương 1 –CN10”

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng phương tiện trên bản chiếu trong dạy học bài 15- 21

Trang 10

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thiết kế và sử dụng phương tiện bản trong để dạy học bài 15- 21chương 1, môn CN10 - THPT

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10A2 và 10A6 trường Nguyễn Gia Thiều

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng phương tiện

trên bản trong để DH bài 15- 21 chương 1, môn CN10 - THPT

- Nghiên cứu thực trạng xây dựng và sử dụng sơ sồ, tranh ảnh trên bản trong để dạy bài 15 - 21 chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương, môm CN10 - THPT

- Phân tích cấu trúc nội dung bài 15- 21 chương 1- CN10 - THPT để làm cơ sở thiết kế các phương tiện trên bản trong

- Xây dựng các phương tiện trên bản trong từ bài 15- 21 chương CN10 - THPT

1 Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả sử dụng phương tiện trên bản trong đã xây dựng

5 Giả thuyết khoa học

Xây dựng và sử dụng hợp lý phương tiện trên bản trong kết hợp với

các PPDH tích cực sẽ phát huy tính tích cực học tập của HS nâng cao được

kết quả dạy học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới giáo dục và đào tạo

- Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học về các PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, đổi mới phương tiện dạy

Trang 11

- Quan sát ý thức, tính tích cực học tập của HS: Thông qua quan sát các buổi học tập, thực hành của HS trong các giờ lên lớp, kết hợp với sự đánh giá của GV bộ môn

- Quan sát tình hình dạy học CN10 của GV dạy ở 2 lớp 10A2 và 10A6, các buổi hội giảng của nhà trường để tìm hiểu việc sử dụng các phương pháp

và phương tiện DH mới, tìm hiểu những khó khăn khi dạy học CN10

- Quan sát CSVC: Ở phòng thực hành và phòng nghe nhìn phục vụ DH CN10 của nhà trường THPT

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Chọn lớp ĐC và lớp TN tương đương nhau về các mặt như: số lượng

HS, tỷ lệ nam - nữ, kết quả xếp loại học tập… đây sẽ là điều kiện thuận lợi để tiến hành thực nghiệm đề tài

- Lớp ĐC và lớp TN được tiến hành song song cùng thời gian, cùng

ND kiến thức và các điều kiện DH, chỉ khác nhau về phương pháp và phương tiện dạy học

- Kiểm tra ở lớp ĐC và TN trong và sau TN với cùng một bộ đề kiểm tra

6.4 Phương pháp xử lý số liệu

6.4.1 Về mặt định lượng

Chúng tôi sử dụng các hàm thống kê toàn học để xử lý kết quả các bài kiểm tra (theo thang điểm 10) để khảo sát kết quả lĩnh hội kiến thức trong thực nghiệm và sau thực nghiệm của HS 2 lớp ĐC và TN Các tham số tính

X

11

Trong đó xi: Giá trị của từng điểm số

Trang 12

trung bình cộng

) (

1

X X

n n

- Mức độ chênh lệch điểm trung bình giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (ĐC và TN)

dTNDC = X TN - X DC

- Đại lượng kiểm định (độ tin cậy): Dùng để xác định độ cậy sai khác

giữa hai giá trị trung bình của TN và ĐC

d d

d

S

X S

X

t  1  2 với

2

2 2 1

2 1

n

S n

S

Trong đó: X1, X2 là các điểm trung bình cộng của phương án TN và ĐC; n1,

n2 là số bài tương ứng của mỗi phương án

Từ td tra bảng phân phối Student để tìm tα với α = 0.05 để tìm độ tin cậy của sự khác biệt giữa α tập hợp

Nếu td > tα thì sự khác biệt giữa X1, X2 là có ý nghĩa ở độ tin cậy α = 0.05 Nếu td < tα thì sự khác biệt giữa X1, X2 là không có ý nghĩa ở độ tin cậy α = 0.05

Trang 13

- Phân tích kết quả quan sát tình hình học tập của HS 2 lớp ĐC và TN Phân tích bài làm, câu trả lời của HS nhằm xác định tính tích cực học tập,

kỹ năng làm bài của HS, qua đó xác định hiệu quả của phương án thực nghiệm

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Hiện nay trên thế giới ở các nước phát triển việc sử dụng các phương tiện DH như máy chiếu qua đầu, máy tính, projector… vào DH đã rất phổ biến Tuy nhiên, ở nước ta việc sử dụng những phương tiện này còn nhiều hạn chế Do đó việc nghiên cứu, sử dụng các phương tiện này để nâng cao chất lượng DH nhằm tiến tới việc sử dụng một cách rộng rãi đang là một việc cần thiết Chính vì vậy việc sử dụng phương tiện hiện đại nói chung, phương tiện bản trong nói riêng đã và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu

1.1 Trên thế giới

Năm 1972, Leggat, Robert đã nêu nên sự cần thiết việc sử dụng các loại máy chiếu phục vụ cho học tập của HS, giới thiệu các loại máy chiếu dùng cho GV khi giảng dạy: Máy chiếu trên bản trong, máy chiếu mờ và một số kỹ thuật sử dụng máy chiếu

Năm 1973, Langford, Michel đã viết những chỉ dẫn thực hành cho GV

và HS về cách sử dụng máy chiếu trong lĩnh vực DH: Máy ảnh và các dụng

cụ lắp ghép với nó, nhân sao tài liệu, máy chiếu… cũng như hướng dẫn cách làm với các dụng cụ dạy và học

Năm 1987, Wright, Adrew đã hướng dẫn thực tế cho các GV trong các

PP giảng dạy bằng quan sát, nêu lên các vấn đề cần quan tâm trong GD đó là:

Mô tả chi tiết các dụng cụ giúp cho việc GD trực quan được áp dụng ngày nay như: đèn chiếu, máy tính có các phần mềm hỗ trợ công tác soạn giáo án… qua

đó giúp cho sự nhận thức và định hướng của HS tốt hơn

1.2 Ở Việt Nam

Trong: "Chỉ thị hướng dẫn sử dụng đèn chiếu để giảng dạy và một số khâu về công tác thông tin trong trường học” đã nêu: Đèn chiếu là một

Trang 15

Nam vẫn đang ở giai đoạn tiến dần tới việc sử dụng phổ biến.(17)

Theo Tô Xuân Giáp (2000) trong cuốn “Phương tiện DH” đã giới thiệu về sự liên quan giữa truyền thông với quá trình DH để làm cơ sở cho việc lựa chọn phương tiện DH, phương tiện sử dụng, cách thiết kế, chế tạo các phương tiện

DH và bố trí lớp học có sử dụng phương tiện DH một cách hợp lý Ông đã giới thiệu về quá trình truyền thông và công nghệ DH, vai trò của các phương tiện trong DH, các lựa chọn thiết kế, chế tạo, sử dụng phương tiện.(2)

Hiện nay, việc sử dụng các phương tiện DH hiện đại như: Máy chiếu, máy tính có sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng đã được sử dụng phổ biến ở bậc đại học, nhưng còn việc sử dụng ở bậc phổ thông vẫn còn rất nhiều hạn chế và gặp phải nhiều khó khăn như: Không có máy chiếu, không

có máy tính để dùng trên lớp; GV không có điều kiện để đầu tư được các phương tiện giá trị như vậy, thói quen học tập thụ động của HS…

Vậy nhà trường muốn thu được hiệu quả cao trong đào tạo cần tạo điều kiện, trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại để phục vụ cho quá trình dạy

và học của GV và HS Bên cạnh đó chúng ta cần quan tâm đền việc đào tạo cho đội ngũ GV về PP luận, kỹ năng cần thiết để sử dụng các phương tiện hiện đại có hiệu quả, đặc biệt là phương tiện thông tin nghe nhìn vào quá trình giảng dạy nhằm khai thác hết tính năng và công dụng của phương tiện

Do vậy việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng trên bản trong để DH nói riêng đã được nhiều người quan tâm và nghiên cứu Trong những năm qua ở khoa Sư Phạm và Ngoại Ngữ - trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội đã có nhiều SV nghiên cứu việc sử dụng phương tiện trên bản trong để DH ở các trường THNN, THPT như:

Nguyễn Thị Thuý Hiền (2005), Xây dựng và sử dụng phương tiện trên bản trong để dạy học chương III: Kỹ thuật ấp trứng – môn Chăn nuôi gia cầm ở trường THNN, Hà Nội, BCTN ngành SPKT, Trường Đại học Nông

Trang 16

III: Bảo quản 4, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, CN10, THPT, BCTN ngành SPKT, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà nội

Nguyễn Thị Tráng (2005), Thiết kế và sử dụng phương tiện trên bản trong kết hợp với PPDHTC" để DH chương II – môn Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh ở trường THNN, BCTN ngành SPKT, Trường Đại học Nông nghiệp I –

Hà nội

Nguyễn Thị Nhung B (2005), Thiết kế và sử dụng phương tiện trên bản trong để tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong dạy học chương III: Sâu bệnh hại cây trồng KTNN lớp 11 – THPT, BCTN ngành SPKT, Trường

Đại học Nông nghiệp I – Hà nội

Trang 17

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm về PPDH, PPDHTC

2.1.1.1 Khái niệm PPDH

Theo Phan Trọng Ngọ (2005): “PPDH là những con đường, cách thức

tiến hành hoạt động dạy học”.(13)

Theo TS Nguyễn Đức Thành : PPDH là cách thức hoạt động của giáo viên chỉ đạo tổ chức hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học Trong hoạt động dạy học thì GV giữ vai trò chỉ đạo còn HS giữ vai trò chủ động (17)

2.1.1.3 Vai trò của phương pháp dạy học tích cực

Theo TS Nguyễn Đức Thành (2000) : “ Trong dạy học hiện đại cần phối hợp phát triển hài hoà ở HS, tính tích cực nhận thức (trong hoạt động nghe, đọc, quan sát,…) với tính tích cực hoạt động”; “GV cần kiên trì dùng cách dạy tích cực để chỉ đạo cách học tích cực là cho HS thích ứng dần từ thấp đến cao một cách có hệ thống Cần phát huy tính tích cực hoạt động của

Trang 18

đó ở người học mới có thời cơ để phát triển Từ sự tích cực này sẽ đưa người học tự đi tìm chân lý, tìm ra sự đam mê học tập của mình để tự mình khám phá ra nguồn tri thức của nhân loại, từ đó hình thành kiến thức của bản thân, giúp cho bản thân của người học luôn tự làm chủ cuộc sống của mình Với phương pháp dạy học tích cực này này sẽ đưa người học tiếp tục chinh phục tri thức như câu nói của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”

2.1.1.4 Điều kiện vận dụng PPDHTC

* Điều kiện về GV

- Người GV phải có trình độ cao, có óc sáng tạo, linh hoạt, có kỹ năng

sư phạm, có lòng yêu nghề, yêu HS Đặc biệt GV phải nắm bắt được tâm lý của từng HS để có biện pháp tác động phù hợp, giúp HS tự tìm tòi mở rộng tri thức

- GV cần có hiểu biết, khả năng sử dụng các phương tiện phù hợp với PPDHTC

* Điều kiện về HS

Bên cạnh sự giúp đỡ của GV thì HS phải giác ngộ về mục đích học tập,

có ý thức tự giác, chủ động trong học tập, có trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có ý chí tiến thủ, biết tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng cần thiết trong mọi hoạt động

* Điều kiện về cơ sở vật chất

Để kết hợp với PPDHTC đòi hỏi phải có trang thiết bị dạy học như: Đèn chiếu, hình vẽ, máy tính, dụng cụ thí nghiệm….có thể giúp GV vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các PPDH, nhằm tích cực hoá hoạt động của người học

* Điều kiện về nội dung chương trình giảng dạy

Hiện nay chương trình SGK có sự thay đổi tức là các bài học sẽ không

Trang 19

GV phải tổ chức cho HS hoạt động (theo cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp) có như vậy chương trình học mới góp phần nâng cao tính tích cực của người học, giúp HS hiểu rõ nội dung kiến thức của môn học

2.1.2 Cơ sở xây dựng phương tiện trên bản trong

2.1.2.1 Khái niệm chung về các PTDH

* Khái niệm phương tiện dạy học

Theo Phan Trọng Ngọ và cộng sự (2005): “ PTDH là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham gia vào quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để GV và học viên sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học Phương tiện dạy học có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy và người học đến đối tượng dạy học”

* Khái niệm phương tiện trực quan

Theo Phan Trọng Ngọ và cộng sự (2005): “PTTQ là những phương tiện được sử dụng trong hoạt động dạy học, có vai trò là công cụ để GV và học viên tác động vào đối tượng; có chức năng khơi dậy, dẫn truyền, tăng cường khả năng hoạt động của các giác quan, góp phần tạo nên chất liệu cảm tính của đối tượng nhận thức nhằm đạt được mục đích dạy học cụ thể”

* Khái niệm tranh ảnh

Tranh vẽ là tập hợp các đường nét, mảng, màu theo những nguyên tắc hội hoạ nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình dạng một vật thể nào đó trong thiên nhiên

* Khái niệm sơ đồ

- Sơ đồ (SĐ) là hình vẽ quy ước, sơ lược, nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của sự vật hiện tượng hay một mối quan hệ, một quá trình nào đó

- SĐ hoá là phương pháp (PP) diễn đạt nội dung dạy học (DH) bằng ngôn ngữ sơ đồ Ngôn ngữ SĐ được thể hiện bằng các loại SĐ đầy đủ, SĐ

Trang 20

Bản trong là những tấm bìa bằng nhựa trong suốt có thể viết chữ, sao cho các bảng số liệu, in hình ảnh, hay các sơ đồ trình bày khoa học hoặc bài giảng, khi đặt bản trong lên máy chiếu có thể phóng to những hình ảnh đó lên màn hình Khi GV đặt bản trong lên máy chiếu có thể dùng bút viết hoặc vẽ lên đó nội dung cần trình bày, sau đó chiếu hình vẽ lên màn Từ đó người dự (đối với hội thảo, báo cáo tốt nghiệp…) hoặc HS (khi nghe giảng) có thể theo dõi đầy đủ nội dung chữ viết, hình ảnh về vấn đề đang trình bày (Dẫn theo bài giảng PPDH KTNN – CN10 ở trường THPT, ThS Nguyễn Tất Thắng)

2.1.2 2 Vai trò, ý nghĩa phương tiện trên bản trong để dạy học

* Vai trò phương tiện trên bản trong để dạy học

- Vai trò của tranh vẽ trong dạy học

+ Tạo sự hứng thú học tập cho HS

+ Diễn tả được sự vật và hiện tượng ở những mức độ phức tạp khác nhau một cách trực quan, sinh động phù hợp với trình độ HS, được GV sử dụng nhằm điều khiển hoạt động nhận thức của HS

+ Huy động sự tham gia của nhiều giác quan

+ Thay thế và đại diện cho mẫu vật thật

+ Làm tăng kích thước của mẫu vật thật

+ Khái quát hoá các dấu hiệu bản chất của mậu vật thật

- Vai trò của sơ đồ trong DH

+ SĐ cho phép phản ánh trực quan cùng một lúc mặt tĩnh và mặt động của sự vật hiện tượng theo không gian, thời gian

+ SĐ cho phép tiếp cận nội dung kiến thức bằng con đường logic tổng - phân - hợp tức là cùng một lúc vừa phân tích sự vật, hiện tượng, vừa tổng hợp, hệ thống hoá các sự kiện, các yếu tố thành một chỉnh thể thống nhất thuận lợi cho việc khái quát hoá hình thành khái niệm khoa học - sản phẩm

Trang 21

mà trong thời gian đó GV có thể đầu tư vào việc mở rộng đi sâu vào các vấn

đề trong bài giảng hoặc dùng trong việc củng cố hoàn thiện kiến thức của bài học ngay trên lớp

- Rèn luyện tư duy lôgíc của HS: HS có thể tiến hành các hoạt động trí

tuệ như: ghi nhớ chính xác, tái hiện, khái quát hoá kiến thức thông qua kiểm tra đánh giá từ đó sẽ phát triển khả năng tư duy sáng tạo của HS giúp HS linh hoạt trong việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế

- Tạo tính tích cực học tập cho HS: GV phải tạo ra môi trường học tập

mà trong đó mỗi HS đều có thể tích cực tham gia vào quá trình dạy học, luôn luôn hào hứng và muốn biết được sự tiến bộ của mình GV cũng phải luôn luôn giữ vững sự tập trung chú ý của HS bằng cách cho HS nắm được những yêu cầu trong dạy học và tự giám sát việc thực hiện những yêu cầu đó

- Bảo vệ sức khỏe thầy và trò: Ít bụi phấn, thầy đỡ tốn công sức cho

việc viết và trình bày bảng

2.1.2.3 Nguyên tắc thiết kế bản trong

* Các yêu cầu sư phạm của bản trong

Khi thiết kế bản trong cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Đáp ứng được mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo

- Rõ ràng, chính xác thể hiện được các yếu tố quan trọng trong nội dung kiến thức cần truyền đạt, tập trung được sự chú ý của HS

- Sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học

- Giúp GV tổ chức được các hoạt động học tập cho HS

* Nguyên tắc thiết kế bản trong

- Truyền tải được nội dung cơ bản của bài

- Đảm bảo được nguyên tắc cơ bản trong thiết kế các phương tiện trên bản trong

Trang 22

2.1.2.4 Nguyên tắc thiết kế phương tiện trên bản trong

- Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm

+ Nội dung của tranh DH thể hiện được những ND cơ bản của bài học + Bố cụ hình ảnh trong tranh phải rõ ràng phù hợp với bài học, dung lượng kiến thức phù hợp với sự phân bố thời gian

+ Kết hợp hài hoà việc gia công sư phạm hình ảnh NDDH với kênh chữ giúp HS dễ dàng chiếm lĩnh tri thức mới thông qua hoạt động QS và trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV

- Đảm bảo tính chính xác nội dung

+ Hình ảnh, sơ đồ… dùng để mã hóa nội dung dạy học Nên cần đảm bảo tính chính xác của nội dung khoa học Nếu tranh ảnh, sơ đồ đưa vào bản trong không đảm tính chính xác của nội dung thì việc tổ chức cho HS tìm tòi kiến thức sẽ khó đạt được mục tiêu dạy học Muốn thiết kế các phương tiện trên bản trong đảm bảo tính chính xác nội dung thì người thiết kế (GV) cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình học để thiết kế tranh ảnh, sơ đồ trên bản trong phù hợp với nội dung chương trình

- Đảm bảo phát huy tính tích cực của HS

Dạy - học phải thực hiện nhiệm vụ phát triển trí tuệ của HS, tức là tranh ảnh, sơ đồ trên bản trong mà GV sử dụng phải đảm bảo tính chính xác, tính kế thừa và phát triển phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của đa số HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của HS

- Đảm bảo nguyên tắc hệ thống

+ Tranh ảnh, sơ đồ trên bản trong là công cụ tổ chức hoạt động học của

HS, khi xây dựng và sử dụng phải có tính hệ thống

+ Nội dung môn học luôn luôn được biên soạn một cách có hệ thống Bởi vậy từng tranh ảnh, sơ đồ trên bản trong khi đưa vào sử dụng phải được

Trang 23

- Đảm bảo tính thực tế

+ Việc thiết kế tranh ảnh, sơ đồ phải gắn liền với thực tiễn trồng trọt, lâm nghiệp (Cụ thể ở đề tài này tranh ảnh, sơ đồ phải gắn với thực tiễn trồng trọt) Có nhƣ vậy mới khơi dậy tính tích cực học tập của học sinh

- Đảm bảo tính trực quan

+ Nguyên tắc này xuất phát từ lý luận nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” Trong lý luận DH cũng nhẫn mạnh: khi vận

dụng PPDH không thể tách rời việc sử dụng PTDH, trong đó có PT trực quan

+ Tranh ảnh, sơ đồ trên bản trong để dạy học đòi hỏi có tính trực quan cao Tính trực quan đƣợc đảm bảo khi tranh đƣa lại nhiều thông tin về đối tƣợng nghiên cứu Muốn vậy kích cỡ hình ảnh phải đủ lớn, màu sắc phù hợp

để dễ quan sát, bố cục phải chặt chẽ làm nổi bật những chi tiết quan trọng… không nên vẽ quá nhiều tranh, sơ đồ với các chủ đề khác nhau trên một khổ giấy Do vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa tính trực quan và tính khoa học, lựa chọn những nội dung khoa học phục vụ cho mục đích dạy và học CN 10

- Đảm bảo tính khoa học

+ Giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa thời gian học tập và tƣ duy, vốn hiểu

biết của HS còn hạn chế với ND môn học ngày càng hiện đại và phong phú

+ Nhất quán giữa hai mặt cụ thể và trừu tƣợng Phải xây dựng sao cho

SĐ, tranh ảnh vừa có khả năng mô hình hoá đƣợc những đối tƣợng cụ thể, vừa cụ thể hoá những đối tƣợng trừu tƣợng, đảm bảo cho sự phù hợp về nhận thức của HS

- Đối với tranh ảnh trên bản trong cần đảm bảo tính thẩm mỹ

+ Tranh ảnh, sơ đồ trên bản trong phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hoà thể hiện rõ bản chất của sự vật, hiện tƣợng

+ Phải dùng nét đậm và loại chữ rõ rang, tiêu đề ngắn gọn, không dùng nhiều kiểu chữ trong một bản trong

- Đối với sơ đồ trên bản trong cần đảm bảo

Trang 24

2.1.3 Quy trình thiết kế phương tiện trên bản trong

Quy trình thiết kế các phương tiện trên bản trong cũng tương tự như thiết

kế các phương tiện trên giấy, bởi người thiết kế cũng phải tuân theo các nguyên tắc thiết kế tranh ảnh, sơ đồ chỉ khác đó là sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm chúng ta tiến hành in lên bản trong để sử dụng cho hoạt động DH

2.1.3.1 Quy trình thiết kế tranh ảnh trên bản trong

* Quy trình thiết kế tranh DH trên bản trong gồm 6 bước

Bước 1: Nghiên cứu nội dung chương trình

Xác định mục tiêu DH

Phân tích hệ thống tranh ảnh trong SGK

Xây dựng, sưu tầm, bổ sung và cải tiến tranh đã có cho phù hợp với nội dung DH trong SGK

Bước 2: Thiết lập bố cục cho từng tranh DH

Bước 3: Thiết kế tranh DH trên phần mềm photoshop

Bước 4: In thử bộ tranh đã thiết kế lên bản trong

Bước 5: Chiếu thử qua máy chiếu và chỉnh sửa lại các chi tiết còn chưa hoàn chỉnh

Bước 6: In chính thức và đem sử dụng bộ tranh ảnh đã thiết kế trên bản trong

2.1.3.2 Các bước xây dựng sơ đồ trên bản trong

* Các bước xây dựng sơ đồ

Bước 1: Xác định các đỉnh

Lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ bản của ND, mỗi đơn vị kiến thức

sẽ giữ vị trí của một đỉnh trong SĐ Các đơn vị kiến thức có thể liên kết với nhau thành từng mảng lớn hoặc nhỏ hoặc có thể đứng độc lập với nhau

Bước 2: Thiết lập các cung

Tức là thiết lập mối quan hệ giữa các đỉnh của SĐ Các cung này được

Trang 25

Bước 3: Hoàn thiện SĐ

Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng khi đã xác định được các đỉnh và mối quan hệ của chúng

Bước 4: In thử hệ thống sơ đồ đã thiết kế lên bản trong

Bước 5: Chiếu thử qua máy chiếu và chỉnh sửa lại các chi tiết còn chưa hoàn chỉnh

Bước 6: In chính thức và đem sử dụng hệ thống sơ đồ đã thiết kế trên bản trong

Những bản trong đã xây dựng được

Trang 26

H1: Nơi tiềm ẩn của sâu bệnh

Trang 27

Biện pháp Tác dụng

- Cày bừa, phát quang bờ

ruộng, vệ sinh đồng ruộng

- Mất nơi cư trú, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của sâu bệnh

- Ngâm, phơi ải, đốt tàn dư

Nguồn sâu bệnh hại

B1: Biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh hại phát

triển và tác dụng

SĐ 1: Nguồn sâu bệnh hại

Trang 28

H2: Một số biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh

hại phát triển

Trang 29

B2: Nhiệt độ thích hợp cho một số bệnh phát triển

Trang 30

Bệnh khô vằn

Trang 31

H3: Ảnh hưởng trực tiếp của độ ẩm không khí, lượng mưa

H4: Ảnh hưởng của độ ẩm không khí,

lượng mưa gián tiếp

Trang 32

H5: Ảnh hưởng của đất thừa mùn, đạm tới cây trồng

Đất thùa mùn, giàu đạm

Trang 33

Bệnh bạc lá Bệnh đạo ôn

H6: Ảnh hưởng của đất chua tới cây trồng

Đất chua

Trang 34

Điều kiện sâu bệnh phát

Trang 35

H7: Giống bị bệnh và không bị bệnh

Trang 36

H8: Lúa ngập úng và mương tưới tiêu

Trang 37

B5: Điều kiện, biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh về

giống cây trồng và chế độ chăm sóc

Điều kiện sâu bệnh phát

lý và mất cân đối

Chế độ chăm sóc, bón phân hợp lý và cân đối

tăng khả năng kháng bệnh

Trang 38

SĐ3: Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch

Nguồn

bệnh

Trang 39

SĐ4 : Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu,

bệnh hại cây trồng

Yếu tố bên trong

Khí hậu

Yếu tố bên ngoài

Điều kiện môi trường

Nguồn sâu,

bệnh hại

Chế độ chăm sóc

Đất đai

Nhiệt độ Độ ẩm,

lượng mưa

Điều kiện giống cây trồng

Trang 40

H9: Nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Ngày đăng: 13/01/2016, 06:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Đồng (2006), Thiết kế bài giảng công nghệ 10 - tập 1, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng công nghệ 10 - tập 1
Tác giả: Nguyễn Minh Đồng
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2006
2. Tô Xuân Giáp (2000), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện dạy học
Tác giả: Tô Xuân Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
4. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Bá Hoành (2006), "Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2006
5. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000). Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000). "Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học
Tác giả: Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
6. Hà Quang Hùng (1998), Phòng dịch hại tổng hợp IPM, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng dịch hại tổng hợp IPM
Tác giả: Hà Quang Hùng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
7. Đặng Thành Hƣng (2002). Dạy học hiện đại: Lý luận, biện pháp, kỹ thuật, NXB ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại: Lý luận, biện pháp, kỹ thuật
Tác giả: Đặng Thành Hƣng
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 2002
8. Nguyễn Văn Khôi (2006), Sách giáo khoa công nghệ 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa công nghệ 10
Tác giả: Nguyễn Văn Khôi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
9. Nguyễn Văn Khôi (2006), Sách giáo viên công nghệ 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên công nghệ 10
Tác giả: Nguyễn Văn Khôi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
10. Nguyễn Thị Lan (2006), Phương pháp thí nghiệm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thí nghiệm
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
11. Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây chuyên khoa
Tác giả: Vũ Triệu Mân
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
12. Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề (1998), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây nông nghiệp NXB Nông nghiệp
Tác giả: Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề
Nhà XB: NXB Nông nghiệp"
Năm: 1998
15. Vũ Trọng Rỹ (1997), Một số vấn đề lý luận về phương tiện dạy học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận về phương tiện dạy học, Viện Khoa học Giáo dục
Tác giả: Vũ Trọng Rỹ
Năm: 1997
16. Phạm Thị Tâm (2006), Xây dựng và sử dụng phương tiện trên bản trong để dạy học phần: Bệnh hại cây ngô – môn: BVTV ở trường THNN, Báo cáo tốt nghiệp ngành SPKT, Đại Học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và sử dụng phương tiện trên bản trong để dạy học phần: Bệnh hại cây ngô – môn: BVTV ở trường THNN
Tác giả: Phạm Thị Tâm
Năm: 2006
17. Nguyễn Đức Thành (2000), Phương pháp tích cực trong dạy học kỹ thuật nông nghiệp, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tích cực trong dạy học kỹ thuật nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
18. PGS.TS. Nguyễn Đức Thành (2006), Dạy học công nghệ 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học công nghệ 10
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
21. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học hiện đại
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
13. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà Khác
19. Ths. Nguyễn Tất Thắng (2007), Bài giảng phương pháp dạy học KTNN – CN10 ở trường THPT Khác
22. (2008 – 2009), Website: http:// www.google. com Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w