Tính tích cực (TTC)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢN TRONG ĐỂ DẠY HỌC BÀI 15 - 21, CHƯƠNG 1, MÔN CÔNG NGHỆ 10 Ở TRƯỜNG THPT (Trang 64 - 66)

5. Giả thuyết khoa học

2.1.5. Tính tích cực (TTC)

2.1.5.1. Quan niệm về TTC

Theo I. F. Khalamov (1975) thì TTC của con ngƣời biểu hiện trong hoạt động: “TTC là trạng thái hoạt động của chủ thể, nghĩa là của con ngƣời hành động”. Hoạt động của trẻ biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau: Học tập, lao động, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội, trong đó học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đi học. Ở mỗi dạng hoạt động nói trên, TTC bộc lộ với những đặc điểm riêng. “TTC học tập là một hiện tƣợng sƣ phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập” (L. V. Rebrova, 1975). Học tập là một trƣờng hợp riêng của nhận thức, “một sự nhận thức đã đƣợc làm cho dễ dàng đi và đƣợc thực hiện dƣới sự chỉ đạo của giáo viên” (P. N. Erđơniev, 1974). Vì vậy, nói tới TTC học tập thực chất là nói tới TTC nhận thức.

“TTC nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của HS đặc trƣng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”( 5). Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện ra những điều loài ngƣời không biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức loài ngƣời đã tích lũy đƣợc. Tuy nhiên trong học tập, HS cũng phải “khám phá” ra những điều mới mẻ đối với bản thân, dù đó chỉ là khám phá lại những điều loài ngƣời đã biết. Con ngƣời chỉ nắm vững cái mà chính mình đã dành đƣợc bằng hoạt động của bản thân. HS sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ, đó là chƣa nói lên tới một trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và ngƣời học cũng làm ra những kiến thức mới cho nhân loại.

thẩm mỹ, đạo đức, …nhƣ là các dạng chuyên biệt hay các dạng phân hóa của TTC cá nhân ở ngƣời học. TTC trí tuệ là một thành tố cơ bản của TTC cá nhân thƣờng đƣợc gọi là hoạt động trí tuệ hay trí óc (tri giác, ghi nhớ, tƣởng tƣợng, tƣ duy, phán đoán, phân tích, tổng hợp, …). Trong nhận thức và học tập, hoạt động trí tuệ giữ vai trò thiết yếu, không có nó thì không thể biết, hiểu hay học đƣợc bất cứ cái gì dù là đơn giản nhất. Vì vậy, TTC trí tuệ là cốt lõi của TTC nhận thức và cùng với TTC nhận thức tạo nên nội dung chủ yếu của TTC học tập.

Trong lý luận dạy học, TTC đƣợc so sánh với thụ động, trì trệ, nhu nhƣợc, hoàn toàn không liên quan đến việc đánh giá đạo đức, hành vi xã hội nhƣ tích cực (tốt) và tiêu cực (xấu). TTC cá nhân không đơn giản là một trạng thái tâm lý đƣợc huy động vào thời điểm hay tình huống nào đó. Nó là một thuộc tính chung cho tất cả những chức năng, khả năng và sức mạnh của cá nhân trên cả ba phƣơng diện: Sinh học, tâm lý, xã hội. TTC tuy đƣợc so sánh với tính thụ động song chúng hoàn toàn không đối lập nhau. Chúng chỉ là hai cái mốc trên cùng một thang đo, vì thế sự phân biệt tích cực và thụ động là rất tƣơng đối. Tích cực là ít thụ động, còn thụ động là ít tích cực, thụ động tối đa bằng tích cực tối thiểu và đều mang giá trị dƣơng ở mỗi một cá nhân. Khi tích cực bằng không thì cá nhân không tồn tại bởi lẽ TTC cá nhân là chỉ báo đặc trƣng nhất của nhân cách ngƣời đang sống (7).

2.1.1.2. Những biểu hiện của TTC học tập

Trong quá trình dạy học thì TTC học tập của học sinh sẽ đƣợc biểu hiện cả bên ngoài lẫn bên trong. Khi HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, sôi nổi trong giờ học, say sƣa làm bài, …thì TTC của HS có thể quan sát thấy. Có trƣờng hợp TTC của HS lại ẩn ở bên trong, khi đó phải qua sự kiểm tra, đánh giá chất lƣợng lĩnh hội tri thức. Theo PGS. TS Nguyễn Đức Thành

GV, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích đƣợc phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra.

Dấu hiệu 2: HS tự nêu ra các thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trình bày chƣa đủ rõ.

Dấu hiệu 3: HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức các vấn đề mới.

Dấu hiệu 4: HS mong muốn đƣợc đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới lấy từ nguồn khác nhau, có khi vƣợt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.

Ngoài những biểu hiện nói trên mà GV dễ nhận thấy còn có những biểu hiện về mặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn nhƣ thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trƣớc một nội dung nào đó của bài học hoặc khi tìm ra lối giải cho một bài tập. Những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau ở từng cá thể HS (bộc lộ rõ ở HS bé, kín đáo ở các HS lớp trên). G. I. Sukina (1979) còn phân biệt những biểu hiện của TTC học tập về mặt ý chí:

- Tập trung chú ý vào vấn đề đang học - Kiên trì làm cho xong các bài tập

- Không nản trƣớc những tình huống khó khăn

- Thái độ phản ứng khi chuông báo hết tiết học: Tiếc nuối, cố làm cho xong hoặc vội vàng gấp sách vở chờ đƣợc lệnh ra chơi.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢN TRONG ĐỂ DẠY HỌC BÀI 15 - 21, CHƯƠNG 1, MÔN CÔNG NGHỆ 10 Ở TRƯỜNG THPT (Trang 64 - 66)