1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020

109 1,1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020

Trang 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

HÀ NỘI, 6/2007

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8

MỞ ĐẦU 9 U 1 Xuất xứ của dự án 9

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 10

3 Tổ chức thực hiện ĐMC 11

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ MỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH 12

1.1 Cơ quan lập quy hoạch 12

1.2 Mục tiêu quy hoạch 12

1.3 Quy mô quy hoạch 12

1.3.1 Vị trí địa lý 12

1.3.2 Nội dung quy hoạch 13

1.4 Đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường 28

Chương 2 MÔ TẢ TỔNG QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 31

2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 31

2.1.1 Điều kiện địa lý-địa chất 31

2.1.2 Điều kiện khí tượng thuỷ văn 32

2.1.3 Các nguồn tài nguyên 34

2.1.4 Hiện trạng môi trường 37

Trang 3

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 43

2.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế 44

2.2.3 Hiện trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 47

2.2.4 Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 48

2.2.5 Hiện trạng phát triển xã hội 50

2.3 Nhận xét chung 51

Chương 3 DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VKTTĐ BẮC BỘ 54

3.1 Xác định nguồn gây tác động 54

3.2 Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động 57

3.3 Xây dựng tiêu chí đánh giá tác động môi trường 59

3.4 Phân tích và đánh giá xu thế biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội 61

3.4.1 Biến đổi kết cấu đất 61

3.4.2 Ô nhiễm đất 64

3.4.3 Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độ thuỷ văn 65

3.4.4 Suy giảm nguồn nước ngầm 68

3.4.5 Ô nhiễm không khí 69

3.4.6 Suy giảm đa dạng sinh học 70

3.4.7 Thay đổi môi trường biển 70

3.4.8 Biến đổi khí hậu 71

3.4.9 Tác động đến sức khoẻ cộng đồng 71

3.4.10 Phát triển kinh tế - xã hội 72

3.4.11 Rủi ro trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất 72 3.5 Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất

Trang 4

3.6 Phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn 75

3.7 Tổng hợp xu thế biến đổi chung của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế–xã hội VKTTĐ Bắc bộ khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất 77

Chương 4 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 80

4.1 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu 80

4.1.1 Nguồn tài liệu vế phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐ Bắc bộ và chính sách quản lý đất đai 80

4.1.2 Nguồn tài liệu về phương pháp luận thực hiện ĐMC 80

4.1.3 Nguồn tài liệu về hiện trạng và dự báo điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội VKTTĐ Bắc bộ 81

4.2 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC 81

4.2.1 Danh mục các phương pháp sử dụng 81

4.2.2 Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp 81

4.3 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ 83

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔNG THỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VKTTĐ BẮC BỘ 84

5.1 Phương hướng chung 84

5.1.1 Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 84

5.1.2 Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch bảo vệ môi trường 84

5.1.3 Xây dựng cơ chế chính sách về sử dụng hợp lý tài nguyên đất 86

5.2 Định hướng về ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư 87

5.3 Giải pháp về kỹ thuật 89

5.3.1 Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất 89

5.3.2 Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước 91

Trang 5

5.3.3 Giải pháp bảo vệ môi trường không khí 93

5.3.4 Giải pháp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ 94

5.3.5 Giải pháp quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn 94

5.3.6 Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và rừng 95

5.4 Giải pháp về quản lý 96

5.4.1 Chỉ đạo thực hiện quy hoạch 97

5.4.2 Giải pháp quản lý một số loại đất đặc dụng 97

5.4.3 Giải pháp về vốn 100

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 100

5.5.1 Nội dung chương trình quản lý và giám sát môi trường 100

5.5.2 Tổ chức thực hiện 101

5.5.3 Chương trình giám sát và đánh giá 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

1 Kết luận 105

2 Kiến nghị 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020

Bảng 1.2 Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020

Bảng 1.3 Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020

Bảng 1.4 Định hướng sử dụng đất tại đô thị đến năm 2020

Bảng 1.5 Định hướng sử dụng đất tại nông thôn đến năm 2020

Bảng 1.6 Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2020

Bảng 1.7 Định hướng sử dụng đất có mục đích công cộng đến năm 2020

Bảng 1.8 Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010

Bảng 1.9 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2010

Bảng 1.10 Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010

Bảng 1.11 Quy hoạch sử dụng đất ở tại đô thị đến năm 2010

Bảng 1.12 Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng đến năm 2010

Bảng 1.13 Quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2010

Bảng 1.14 Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2010

Bảng 1.15 Bảng cân đối tài chính thu chi từ đất

Bảng 1.16 Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 2.1 Các hệ sinh thái biển ven bờ điển hình trong VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 2.2 Tổng giá trị sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 2.4 Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 3.1 Tóm tắt các nguồn gây tác động

Bảng 3.2 Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ

Trang 7

Bảng 3.3 Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 3.4 Dự báo diễn biến lượng nước thải ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 3.5 Dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm BOD ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 3.6 Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đến 2010

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Diễn biến BOD và COD của sông Hồng năm 1997 -2002

Hình 2.2 Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005 Hình 2.3 Diễn biến COD tại sông Ngũ Huyện Khê năm 2004, 2005

Hình 2.4 Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù (hợp lưu sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang)

Hình 2.5 Hàm lượng BOD tại một số sông trong nội thành Hà Nội

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐMC (SEA) Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới

GDP Tổng sản phẩm nội địa

KCN Khu công nghiệp

PCB Polychlorinated Biphenyl

SEMLA Chương trình nâng cao năng lực quản lý đất đai và môi trường Việt

Nam - Thuỵ Điển

UBND Uỷ ban Nhân dân

VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh Quy hoạch sử dụng đất là công cụ để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực và nhiệm vụ công nghiệp hoá, đô thị hoá, phân công lại lao động, khắc phục hiện tượng mất đất nông nghiệp có năng suất cao

Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) Bắc bộ bao gồm các tỉnh và TP nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng là TP.Hà Nội, TP.Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,

Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh Trong những năm qua, kinh tế -xã hội của vùng đã có những chuyển biến đáng kể, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng cơ cấu công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm

tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP Hệ thống cơ sở hạ tầng, đô thị ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại đã kéo theo những thay đổi đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Đất đai ngày càng được sử dụng có hiệu quả, thực sự trở thành nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng

Tuy vậy, mặc dù công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được triển khai ở cả

3 cấp tỉnh, huyện, xã, nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao, một số chỉ tiêu sử dụng đất dự báo chưa sát với nhu cầu thực tế Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất, việc gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn chưa đồng bộ Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung chưa tốt Việc thiếu các giải pháp phối hợp khai thác sử dụng với cải tạo đất, gắn kết mục đích kinh tế với bảo

vệ môi trường, cũng như không chú trọng bố trí diện tích đất cho xử lý rác thải, nước thải đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất trong vùng

Để khắc phục những khiếm khuyết nêu trên và đáp ứng được phương hướng phát triển kinh tế xã hội của VKTTĐ Bắc bộ trong những năm tới, Chính phủ đã giao cho Bộ

Trang 11

Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 cho toàn vùng

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững Quy hoạch sử dụng đất là một trong những đối tượng cần phải lập báo cáo ĐMC

Việc thực hiện ĐMC cho dự án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng

sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ dựa vào các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau đây:

1 Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ

về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐ Bắc bộ đến năm

5 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt

và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

6 Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

7 Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch

và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu

Trang 12

8 Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

9 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

10 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

11 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

12 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

3 Tổ chức thực hiện ĐMC

ĐMC đối với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu điển hình về ĐMC do Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện dưới sự tài trợ của Chương trình nâng cao năng lực quản lý đất đai và môi trường Việt Nam - Thuỵ Điển (SEMLA Programme)

Trang 13

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ MỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY

HOẠCH

1.1 Cơ quan lập quy hoạch

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Địa chỉ: 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

1.2 Mục tiêu quy hoạch

Mục đích, yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất là mang tính chất dự báo và thể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, các ngành, các lĩnh vực trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả

Do đó quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước, của cả vùng; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và làm cơ sở cho xây dựng quy hoạch sử dụng đất của cả nước thời kỳ

2011 – 2020 Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

1.3 Quy mô quy hoạch

1.3.1 Vị trí địa lý

VKTTĐ Bắc bộ có vị trí nằm trọn trong vùng đồng bằng sông Hồng và phần lớn vùng Thủ đô Hà Nội, gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là TP Hà Nội và TP Hải Phòng và 6 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh Vùng có diện tích tự nhiên là 15.488 km2, chiếm 4,7% diện tích tự nhiên của cả nước, dân số khoảng 13.555 nghìn người, chiếm 16,31% dân số cả nước, mật độ dân số trung bình là 875 người/km2 Ranh giới địa lý của vùng như sau:

- Phía Bắc giáp nước Cộng hào nhân dân Trung Hoa, tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Lạng Sơn;

- Phía Đông giáp biển Đông;

Trang 14

- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ; và

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Thái Bình và Hoà Bình

Vùng là nơi hội tụ, đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội từ lâu đời của Việt Nam Với vị trí chiến lược nằm trong vành đai kinh tế Vân Nam, Quảng Tây và Bắc bộ, đầu mối giao thương hàng đầu với Trung Quốc, nơi tập trung nhiều hệ thống giao thông quan trọng, huyết mạch của miền Bắc toả đi khắp các vùng, miền trong cả nước và với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới như QL 1A, QL 2, QL 3,

QL 5, QL 6, QL 18 các tuyến đường sắt Bắc – Nam, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội –Lào Cai, … các cảng biển quan trọng như Cái Lân, Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài là những lợi thế của vùng trong quá trình xây dựng và phát triển

1.3.2 Nội dung quy hoạch

Dựa trên tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai cũng như phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐ Bắc bộ, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ có nội dung sau đây:

A Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

A1 Các quan điểm sử dụng đất

- Sử dụng hết quỹ đất của vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với quá trình chuyển dịch lao động, cơ cấu đầu tư;

- Sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, tiềm năng con người và lợi thế tự nhiên;

- Bảo vệ và phát triển diện tích rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo đảm tỷ lệ che phủ cần thiết để bảo vệ môi trường;

- Bố trí hợp lý diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, tạo vùng cây nguyên liệu hàng hoá, xuất khẩu phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước…;

- Bố trí và sử dụng quỹ đất cho các mục đích chuyên dùng, làm nhà ở, đáp ứng

đủ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước; và

Trang 15

- Ưu tiên đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho mục đích quốc phòng, an ninh, bố trí

theo hướng quốc phòng kết hợp kinh tế và kinh tế kết hợp với quốc phòng

A2 Mục tiêu sử dụng đất

Đến năm 2020 đất đai của VKTTĐ Bắc bộ với tổng diện tích tự nhiên là 1.548m81

nghìn ha được định hướng sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp: 1.0313,30 nghìn ha, chiếm 65,42%, trong đó đất sản xuất

nông nghiệp chiếm 26,68% (đất trồng lúa là 278,60 nghìn ha, chiếm 67,42%

đất sản xuất nông nghiệp); đất lâm nghiệp chiếm 32,48%; đất nuôi trồng thuỷ

- Đất sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học,

công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá

quanh các đô thị và phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình

Bảng 1.1 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020

Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

Đất sản xuất nông nghiệp 516.453 100 413.190 100 -103.263

Đất trồng cây hàng năm 451.431 87,40 326.980 79,14 -124,451

- Đất trồng cây lâu năm 65.022 12,60 86.210 20,86 + 21.188

Trang 16

- Đất lâm nghiệp: ưu tiên đầu tư phát triển rừng nguyên liệu, đặc biệt rừng nguyên liệu

gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển Hình thành các khu rừng ven biển, rừng đặc

dụng, khu bảo tồn thiên nhiên

Bảng 1.2 Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020

Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: ưu tiên đầu tư các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung sản

xuất hàng hoá chất lượng cao tại các tỉnh trong vùng, đặc biệt là Hải Phòng và Quảng

Ninh; đẩy mạnh phát triển nuôi hải sản biển đi đôi với việc xây dựng khu bảo tàng

biển Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hướng phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng

thủy sản, chế biến hải sản và trồng rừng ven biển Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản

xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản trong vùng sẽ tăng thêm 32.624 ha, trong đó

chuyển từ đất phi nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản 3.890 ha; từ đất trồng lúa

năng suất thấp ở vùng trũng 10.308 ha, đất chưa sử dụng 17.286 ha và các loại đất

khác là 1.137 ha

• Đất phi nông nghiệp

Trang 17

Bảng 1.3 Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020

Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

- Đất ở tại đô thị: đến năm 2020 dân số đô thị VKTTĐ Bắc bộ sẽ xấp xỉ 11 triệu

người, chiếm trên 54% dân số của vùng Phát triển hệ thống đo thị trong vùng theo

không gian vùng Thủ đô Hà Nội và khu vực hành lang kinh tế ven biển Hải

Phòng-Quảng Ninh, các đô thị hạt nhân là TP Hà Nội, TP Hải Phòng và TP Hạ Long, trong

đó Hà Nội là thành phố trung tâm; phát triển các chuỗi đô thị theo các hành lang kinh

tế tiến đến hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Hoà Lạc, Hải

Phòng - Hạ Long

Dự kiến dân số Hà Nội đến năm 2020 là 4,5 triệu người, trong đó dân số nội thành là

3,6 – 3,8 triệu người Hướng phát triển của Hà Nội về phía Bắc là chủ yếu, lấy sông

Hồng làm trục chủ đạo để bố cục mặt bằng đô thị Vùng ảnh hưởng của đô thị này

trước hết là những khu vực ảnh hưởng trực tiếp của Hà Nội trong bán kính 30 – 50

km Trong phạm vi vùng Hà Nội có các đô thị vệ tinh, bao gồm: Sơn Tây, Hoà Lạc,

Xuân Mai, Miếu Môn, Phố Nối, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Xuân Hoà, Phúc

Yên, Hà Đông, và các vành đai nông nghiệp, cây xanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Hưng

Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

Trang 18

Bảng 1.4 Định hướng sử dụng đất tại đô thị đến năm 2020

Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Định hướng 2020 (ha) Diện tích tăng thêm (ha)

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn sẽ dẫn tới từng bước đô thị hoá nông thôn Định hướng đến năm 2020 cứ 3 – 4 xã sẽ hình thành 1 thị tứ đóng vai trò là trung tâm văn hoá, dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật, thương mại dịch vụ sản xuất

Trang 19

Bảng 1.5 Định hướng sử dụng đất tại nông thôn đến năm 2020

Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Định hướng 2020 (ha) Diện tích tăng thêm (ha)

Bảng 1.6 Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2020

Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Định hướng 2020 (ha) Diện tích tăng thêm (ha)

Trang 20

Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Định hướng 2020 (ha) Diện tích tăng thêm (ha)

- Đất có mục đích công cộng: năm 2020 đất có mục đích công cộng sẽ là 177.010 ha,

tăng thêm 43.214 ha so với năm 2005, bao gồm đất giao thông (đường bộ, đường sắt,

cảng hàng không, cảng biển, đường thuỷ); đất thuỷ lợi; đất cơ sở văn hoá, y tế, giáo

dục-đào tạo, thể dục thể thao; đất bãi thải, xử lý chất thải

Bảng 1.7 Định hướng sử dụng đất có mục đích công cộng đến năm 2020

Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

Đất phi nông nghiệp 133.796 100 177.010 100 + 43.214

Trang 21

Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

- Các loại đất phi nông nghiệp khác: đến năm 2020 các loại đất phi nông nghiệp khác

còn lại có diện tích là 117.484 ha, riêng đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn

104.274 ha, giảm 13.297 ha để chuyển sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản, đất sản

xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng

• Đất chưa sử dụng: đến năm 2020 diện tích đất chưa sử dụng còn lại 4.144 ha (núi

đá không có rừng cây) giảm 184.962 ha (vào mục đích nông nghiệp 159.583 ha và

phi nông nghiệp 25.379 ha)

B Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

B.1 Đất nông nghiệp

Đến năm 2010 đất nông nghiệp có tổng diện tích 981.425 ha, chiếm 63,37% diện tích

đất tự nhiên, tăng 28.492 ha so với năm 2005

• Đất sản xuất nông nghiệp: Đến năm 2010 đất nông nghiệp có tổng diện tích

981.421 ha, chiếm 63,37% diện tích đất tự nhiên, tăng 28.492 ha so với năm 2005

Đất sản xuất nông nghiệp: giảm 123.790 ha, trong đó chuyển 11.945 ha (10.308 là

đất trồng lúa) sang đất nuôi trồng thuỷ sản; chuyển 59.890 ha sang đất lâm nghiệp;

chuyển 51.045 ha (45.811 ha là đất trồng lúa) sang đất phi nông nghiệp; chuyển

909 ha sang các loại đất phi nông nghiệp còn lại Đồng thời đất sản xuất nông

nghiệp tăng 73.337 ha, trong đó khai hoang 56.656 ha từ đất chưa sử dụng, 2.739

ha từ đất chuyên dùng, 1.021 ha từ đất nuôi trồng thuỷ sản, 3.233 ha từ đất lâm

Trang 22

nghiệp, 448 ha từ các loại đất phi nông nghiệp Như vậy, đến năm 2010 đất nông

nghiệp thực giảm là 50.453 ha

Bảng 1.8 Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010

Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

Đất sản xuất nông nghiệp 516.453 100 466.000 100 -50.453

- Đất trồng cây lâu năm 65.022 12,60 77.540 16,64 +12.518

• Đất lâm nghiệp: Chú trọng sử dụng đất trống đồi núi trọc, đất cát, bãi bồi ven biển

vào phát triển rừng Đến năm 2010 đưa độ che phủ đất rừng của vùng lên 15 –

20%, đất lâm nghiệp là 437.1000 ha, tăng 63.203 ha so với năm 2005

Bảng 1.9 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2010

Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

Trang 23

• Đất nuôi trồng thuỷ sản: thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đất

nuôi trồng thuỷ sản trong vùng sẽ tăng thêm 26.011 ha, trong đó tăng từ đất trồng

lúa 10.308 ha, đất lâm nghiệp 74 ha, đất làm muối 63 ha, các loại đất nông nghiệp

còn lại 1.637 ha, từ đất phi nông nghiệp 2.584 ha, đất chưa sử dụng 11.345 ha

B.2 Đất phi nông nghiệp

Bảng 1.10 Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010

Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

- Đất ở: để đáp ứng nhu cầu về đất ở cho số hộ tăng thêm,, diện tích đất ở của VKTTĐ

Bắc bộ sẽ là 100.331 ha, trong đó đất ở đô thị là 22.060 ha Trong khi đó, dự kiến hầu

như không mở rộng diện tích các khu dân cư nông thôn, các hộ phát sinh có nhu cầu

đất ở sẽ tự giãn trên đất ở nông thôn (vườn, ao)

Bảng 1.11 Quy hoạch sử dụng đất ở tại đô thị đến năm 2010

Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Quy hoạch 2010 (ha) Diện tích tăng thêm (ha)

Trang 24

Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Quy hoạch 2010 (ha) Diện tích tăng thêm (ha)

Bảng 1.12 Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng đến năm 2010

Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

Đất sản xuất kinh doanh

phi nông nghiệp

Đất có mục đích công

cộng

Trang 25

- Đất khu công nghiệp: đến năm 2010 diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (cả Trung ương và địa phương) sẽ là 30.210 ha, tăng thêm 23.023 ha so với năm 2005

Bảng 1.13 Quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2010

Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Quy hoạch 2010 (ha) Diện tích tăng thêm (ha)

Trang 26

Bảng 1.14 Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2010

Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha

Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp

Đất cơ sở sản xuất kinh

- Đất có mục đích công cộng: năm 2010 đất có mục đích công cộng sẽ là 153.950 ha,

tăng thêm 20.154 ha so với năm 2005, bao gồm đất giao thông (đường bộ, đường sắt,

cảng hàng không, cảng biển, đường thuỷ); đất thuỷ lợi; đất cơ sở văn hoá, y tế, giáo

dục-đào tạo, thể dục thể thao

- Các loại đất phi nông nghiệp còn lại: đến năm 2010, diện tích là 126.435 ha, giảm

2.515 ha; riêng đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 3.233 ha, chủ yếu là

chuyển sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản, đất sản xuất nông nghiệp và đất chuyên

dùng

B3 Đất chưa sử dụng

Trong thời kỹ quy hoạch, đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng 90.956 ha

cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp Đến năm 2010 diện tích đất chưa

sử dụng còn lại 98.150 ha

B4 Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong giai đoạn 2006 – 2010

Trang 27

Việc tính toán các khoản thu, chi liên quan đến đất đai dựa trên cơ sở pháp lý là các

văn bản liên quan đến Luật Đất đai 2003, các Quyết định của UBND các tỉnh trong

vùnh về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Dự kiến các

khoản thu bao gồm thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

các khoản chi bao gồm chi cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Bảng 1.15 Bảng cân đối tài chính thu chi từ đất

Hạng mục Diện tích (ha) Đơn giá (VND/m 2 ) Thành tiền

- Thu tiền khi giao đất ở đô thị 569 1.000.000 5.690

- Thu tiền khi giao đất ở nông thôn 4.031 400.000 16.124

- Chi bồi thường thu hồi đất trồng

cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản

Trang 28

C Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ

Bảng 1.16 Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ

Định hướng sử dụngđất

đến 2020

Quy hoạch sử dụng đất đến

2010 Chỉ tiêu

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.548.807 100,00 1.548.807 100,00

1 Đất nông nghiệp 1.013.289 65,42 981.421 63,37

1 Đất sản xuất nông nghiệp 413.190 26,68 466.000 30,09

- Đất trồng cây hàng năm 326.980 21,11 388.460 25,08 Trong đó, đất trồng lúa 278.550 17,98 340.460 21,98

Trang 29

Định hướng sử dụngđất

đến 2020

Quy hoạch sử dụng đất đến

2010 Chỉ tiêu

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1.4 Đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường

Khái niệm “quy hoạch sử dụng đất” được Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế

giới FAO định nghĩa là “sự đánh giá có hệ thống về tiềm năng tài nguyên đất và nước

và về các mô hình sử dụng đất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác

nhau nhằm mục đích lựa chọn và thông qua các phương thức sử dụng đất mang lại

nhiều lợi ích nhất cho người sử dụng mà không phá huỷ tài nguyên và môi trường,

Trang 30

đồng thời đề xuất lựa chọn và thực hiện các biện pháp thích hợp nhất để thực hiện việc sử dụng đất như vậy”

Lưu ý rằng, hiện nay “quy hoạch sử dụng đất” được coi là “quy hoạch không gian”, trong đó không gian là một khái niệm đa chiều mô tả và phản ánh sự kết hợp các yếu

tố môi trường tự nhiên và cách thức con người khai thác chúng, khác hoàn toàn với khái niệm truyền thống coi “quy hoạch sử dụng đất” chỉ giải quyết vấn đề hiệu quả sử dụng đất (với nghĩa thông dụng coi “đất” là phần bề mặt của Trái Đất)

Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý giúp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, tuy nhiên nó sẽ vừa có mang tính bảo vệ môi trường, vừa mang tính phá huỷ môi trường Vì vậy cần thiết thực hiện ĐMC ngay từ giai đoạn thiết kế quy hoạch để giúp các nhà quản lý hoạch định một quy hoạch khoa học và hợp lý hơn, và do đó nâng cao chất lượng của quy hoạch Ngoài ra, mục đích sử dụng bền vững tài nguyên đất có thể đạt được thông qua việc gắn kết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường vào quy hoạch sử dụng đất

Khi triển khai Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, các yếu tố môi trường sau đây

sẽ bị ảnh hưởng:

- Chế độ thủy văn: việc thay đổi phương thức sử dụng đất thường kéo theo thay đổi chế độ thuỷ văn, bao gồm chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn

- Tính chất bức xạ và nhiệt: thay đổi bề mặt quả đất có thể kéo theo thay đổi chế

độ hấp thụ và bức xạ năng lượng mặt trời, dẫn tới thay đổi chế độ nhiệt toàn vùng

- Vòng tuần hoàn sinh-địa-hoá: thay đổi tính chất hấp thụ và thải các bon từ thảm thực vật và đất sẽ kéo theo thay đổi vòng tuần hoàn N và P

- Chất lượng không khí: Quy hoạch sử dụng đất có ảnh hưởng đến chất lượng không khí Ô nhiễm không khí xảy ra từ tác động của các dự án như xây dựng

dự án mới có thải chất ô nhiễm không khí hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông

- Chất lượng nước: sử dụng đất và tài nguyên nước có mối quan hệ mật thiết Dù cho nguồn tác động là từ tự nhiên hay là từ các hoạt động của con người thì ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến chất lượng và lưu lượng tài nguyên nước đều rất lớn Cần lưu ý rằng đây là ảnh hưởng 2 chiều: hoạt động sử dụng đất có tác dụng trực tiếp đến tài nguyên nước, đồng thời chất lượng và lưu lượng nước lại

Trang 31

ảnh hưởng lớn đến quy hoạch sử dụng đất Đặc biệt, quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động công nghiệp và nông nghiệp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước Đất nông nghiệp thường được sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, cũng như trên đất công nghiệp thường sử dụng và thải

bỏ một các hoá chất độc hại, đều làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.Trong khi đó, các hoạt động sử dụng đất luôn gắn liền với nhu cầu

sử dụng nước

- Chất lượng đất: thực trạng quản lý đất, lịch sử sử dụng đất và điều kiện địa địa chất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sử dụng đất và tính chất đất, đồng thời các hoạt động sử dụng đất cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất của đất Hậu quả của việc tác động tự nhiên và hoạt động của con người đến chất lượng đất là làm cho đất bị xói mòn, đất bị thoái hoá và đất bị hoang hoá

lý Đa dạng sinh học: các hoạt động sử dụng đất và các thay đổi xảy ra do khai thác đất quá mức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt là mất nơi cư trú và thay đổi cân bằng sinh thái (kể cả thay đổi cân bằng giữ các loài

tự nhiên và ngoại lai)

- Cảnh quan: hoạt động sử dụng đất luôn kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ cảnh quan

- Các yếu tố kinh tế-xã hội khác: thay đổi phương thức sử dụng đất thường đi kèm với thay đổi về mật độ dân số và thay đổi cấu trúc nền kinh tế Điều đó tất yếu sẽ làm thay đổi mạnh mẽ đến trình độ văn hoá, giáo dục, việc làm và các vấn đề liên quan (tệ nạn xã hội, bệnh tật,…)

Trang 32

Chương 2 MÔ TẢ TỔNG QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ

– XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1 Điều kiện địa lý-địa chất

VKTTĐ Bắc bộ có địa hình khá đa dạng với nhiều kiểu địa hình từ đồng bằng ven biển đến trung du, miền núi Nhìn tổng thể thì vùng có địa hình có địa hình káh bằng phẳng ở khu vực trung tâm và hơi chếch xuống phía Nam; còn ở phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc là vùng trung du và núi cao có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh Toàn vùng được chia ra 4 vùng địa hình chính gồm:

- Vùng núi phân bố ở khu vực phía Tây tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc và phía Tây Nam của Hà Tây với các dãy núi có độ cao trung bình từ 300 – 1200 m so với mực nước biển, chiếm khoảng 21% diện tích tự nhiên của vùng Đặc điểm địa hình của vùng này rất phức tạp, có độ chia cắt mạnh, núi non hiểm trở, độ dốc lớn xen

kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp Những đỉnh núi cao tiêu biểu của vùng là: Ba Vì (Hà Tây) cao 1.281 m, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cao trên 1.400 m, Nam Châu Lãnh (Quảng Ninh) cao 1.506 m Ở Quảng Ninh và Hà Tây còn những kiệt tác về hang động do những dãy núi đá vôi tạo nên

- Vùng trung du là dạng địa hình chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng và địa hình miền núi Dạng địa hình này rất đặc trưng bởi kiểu đồi bát úp lượn sóng, độ dốc nhỏ xen kẽ với những cánh đồng bằng phẳng có độ cao trung bình từ 40 – 200 m so với mực nước biển, chiếm 27% diện tích tự nhiên của vùng Đây là dạng địa hình khá phổ biến ở Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Tây và ngoại thành Hà Nội (Sóc Sơn), ngoài ra còn thấy ở Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh Những đỉnh cao tiêu biểu là : Dây Diều (Hải Dương) cao 618 m, Chân Chim (Hà Nội) cao 462 m, An Sơn (Hải Phòng) cao

200 m, Hàm Long (Bắc Ninh) cao 171 m Với địa hình lượn sóng và độ dốc nhỏ, vùng trung du rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp, nông-lâm nghiệp kết hợp, trồng cây

ăn quả và làm trang trại chăn nuôi gia súc

- Vùng đồng bằng được phân bố ở tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng với độ cao trung bình từ 3 – 10 m so với mực nước biển, chiếm 47% diện tích tự nhiên của vùng Địa hình của vùng mang những nét tương đồng của địa hình vùng đồng bằng Bắc bộ,

Trang 33

đó là kiểu đồng bằng chia ô, thửa với nhiều khu vực thấp, trũng ở Hải Dương (chỉ cách 0,5 m so với mực nước biển

- Vùng ven biển là kiểu địa hình đặc trưng của Hải Phòng và Quảng Ninh Địa hình htường gặp là những dải đồng bằng ven biển, những cồn cát và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ tạo thành quần đảo Chỉ chiếm 5% diện tích toàn vùng song đây là kiểu địa hình rất đặc biệt của vùng Những dải đồng bằng ven biển trước đây vốn là những dải đồi thấp, qua thời gian bị phong hoá và xâm thực đã tạo nên những cánh đồng từ chân núi thấp dần xuống triền sông và bờ biển.Vùng biển Quảng Ninh là một vùng độc đáo với trên 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước, đảo chạy dài theo đường bờ biển hơn 250 km và chia thành nhiều lớp

2.1.2 Điều kiện khí tượng thuỷ văn

Đặc điểm khí hậu

VKTTĐ Bắc bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng

ẩm nhiều mưa, mùa đông lạnh và khô

Chế độ khí hậu của VKTTĐ Bắc bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông mà trực tiếp là ảnh hưởng của Vịnh Bắc bộ (với diện tích khoảng 150,000 km2), thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: giảm nóng mùa hè, giảm lạnh mùa đông; tạo ra các dạng thời tiết khí hậu đặc sắc như sương mù và thời tiết ẩm ướt và ấm trong mùa đông lạnh khô; tạo

ra một chế độ mưa phong phú quanh năm

Trung bình tháng của các yếu tố nhiệt độ không khí (nhiệt độ trung bình, trung bình thấp nhất, trung bình cao nhất) đạt giá trị cực tiểu vào tháng 1, cực đại vào tháng 7 Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.400 – 2.000 mm và phân bố theo mùa Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm

Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84,3%, độ ẩm trung bình tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 78% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2: 85%; tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12: 69%

Vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau (mùa đông) và gió mùa Đông Nam trong suốt thời gian còn lại (mùa hạ)

Trang 34

Bình quân hàng năm có từ 2 - 3 trận bão hoặc áp thấp nhiệt đới trực tiếp đi qua Cùng với bão, áp thấp nhiệt đới là mưa to, gió lớn gây thiệt hại hoa màu, tài sản và dẫn tới úng lụt cục bộ

Đặc điểm thuỷ văn

VKTTĐ Bắc bộ có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sông từ 1 – 1,3 km/km2 Trong vùng có 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình Đây là nguồn cung cấp nước chính cho toàn vùng Đặc biệt, hệ thống sông Thái Bình và các phân lưu nằm trọn vẹn trong VKTTĐ Bắc bộ, hàng năm cung cấp cho vùng một lượng nước 35 – 45 tỷ m3, trong đó có 3/4 là lượng nước của sông Hồng chuyển qua sông Đuống và sông Luộc Riêng khu vực tỉnh Quảng Ninh do đặc điểm cấu tạo địa hình đồi núi cao, sát biển, hầu hết các sông trong tỉnh có lưu vực nhỏ,

độ dốc lớn, tổng lượng nước sông hàng năm không lớn, thường cạn kiệt về mùa khô nên nguồn nước mặt ở Quảng Ninh kém phong phú

Sông Hồng: có chiều dài 1126 km (tính từ thượng nguồn sông Thao), diện tích lưu

vực 143.000 km2, khoảng ½ độ dài và trên 1/2 diện tích lưu vực thuộc địa phận nước

ta Sông Hồng là hợp lưu của 3 con sông là sông Đà, sông Lô và sông Thao tại Việt Trì Lượng dòng chảy năm của sông Hồng vào khoảng 112.109 m3 (gần 2/3 số đó được tập trung từ lưu vực nội địa), ứng với lưu lượng trung bình năm là 3560 m3/s, trong đó phần do sông Đà đóng góp là 53,4.109m3 (chiếm 48%), do sông Lô đóng góp

là 32,6.109m3 (chiếm 30%), do sông Thao đóng góp là 24,3.109m3 (chiếm 22%) Đến

Hà Nội, sông Hồng phân ly theo sông Đuống, đưa khoảng 28 đến 30% lưu lượng nước sang sông Thái Bình, sau đó sông Hồng tiếp tục phân lưu thành nhiều nhánh ở

hạ lưu, đưa nước ra biển Đông qua các cửa Ba Lạt, cửa Trà Lý, cửa Đáy và cửa Lạch Giang

Sông Thái Bình: bao gồm 3 phụ lưu chính là sông Cầu, sông Thương và sông Lục

Nam, diện tích lưu vực sông tính đến Phả Lại là 12.680 km2 Hàng năm sông Thái Bình nhận từ sông Hồng 32,6% tổng lượng nước ở Sơn Tây qua sông Đuống và sông Luộc Sông Đuống chảy vào sôgn Thái Bình ở gần Phả Lại, cách chỗ hợp lưu của các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam với sông Thái Bình

Chế độ thuỷ văn của vùng bị chi phối bởi 3 yếu tố:

- Chế độ thủy triều biển Đông: là chế độ nhật chiều với biên độ triều bình quân

từ 0 -4 m Vào mừa hạ, chế độ mưa nội vùng lớn, nguồn nước từ thượng nguồn

Trang 35

sông Hồng đổ dồn về hạ lưuu khiến cho mực nước sông Hồng dâng cao, khi đổ

ra biển lại gập thuỷ triều dâng, đây là một trong những nguyên nhân tạo nên chế độ thủy văn khá phức tạp của vùng

- Chế độ thủy văn sông Hồng: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Do có lưu vực lớn nên vào những tháng có lượng mưa nhiều, nước sông chảy xiết gây xói lở và lụt lội khu vực ngoài đê Lũ sông Hồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 sông: sông Đà, sông Lô, sông Thao Khi lũ của 3 sông này gặp nhau thì sông Hồng sẽ có các ngọn lũ lớn đột xuất

- Chế độ thuỷ văn sông Thái Bình: chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thuỷ văn sông Hồng nhưng cũng có những nét rất khác biệt với sông Hồng, mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa cạn nước sông Thái Bình xuống rất thấp, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh và hiện tượng dòng nước chảy ngược lại khi triều cường rõ rệt hơn ở sông Hồng Trên sông Cầu thủy triều ảnh hưởng tới Đáp Cầu, trên sông Thương tới phủ Lạng Thương và trên sông Lục Nam tới Lầm Mùa lũ sông Thái Bình đóng vai trò tiêu nước rất quan trọng cho sông Hồng

2.1.3 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất được điều tra của vùng là 1.267.889 ha, trong đó có 11 nhóm đất, bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất cát, nhóm đất lầy, nhóm đất thung lũng dốc tụ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá và nhóm đất nhân tác Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất: 518.240 ha, chiếm 40,87% tổng diện tích điều tra của vùng; nhóm đất nhân tác chiếm diện tích nhỏ nhất: 1.022 ha, chiếm 0,08%

Nhóm đất phù sa: có diện tích 474.489 ha, chiếm 37,42% diệnt ích tự nhiên, phana bố

ở tất cả các tỉnh trong vùng Đất phù sa được hình thành và bồi tụ chủ yếu bởi hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng

Nhóm đất xám: có diện tích 104.288 ha, chiến 8,23% diện tích, phân bố ở tất cả các

tỉnh (trừ Hưng Yên và Hải Phòng) Đất có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ đến trung

Trang 36

bình, phản ứng đất chua, nghèo mùn, thích hợp với cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả

Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 518.240 ha, chiếm 40,87% tổgn diện tích điều tra,

phân bố ở hầu hết các tỉnh, nhiều nhất ở Quảng Ninh Dất có phản ứng chua, khả năng hấp thu dinh dưỡng trung bình, dễ bị xói mòn và rửa trôi do nằm ở địa hình cao và dốc Cây trồng thích hợp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày có khả năng chịu hạn (như chè), cây lâm nghiệp và một số cây ăn quả

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: có diện tích 17.727 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích đất

điều tra, thường nằm ở vùng núi có độ cao từ 900 m đến trên 1000 m Đất có hàm lượng mùn tương đối khá (2-3%) nhưng đất chua nhiều do quá trình rửa trôi mạnh mẽ

và hàm lượng axit hữu cơ cao

Nhóm đất phèn: có diện tích 44.273 ha, chiếm 3,49% tổng diện tích điều tra của vùng,

phân bố ở Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh song tập trung nhiều nhất ở Hải Phòng Đất có phản ứng chua, tỷ lệ hữu cơ cao, gley mạnh, thành phần cơ giới nặng

và chặt; ở một số nơi có đất phèn mặn thì trong đất còn có muối với tỷ lệ SO42- thường xấp xỉ bằng 0,1 hoặc lớn hơn

Nhóm đất mặn: có diện tích 60.627 ha, chiếm 4,78 % tổgn diện tích, phân bố ở Hải

Phòng và Quảng Ninh Đặc tính chủ yếu của đatá là lượng muối khá cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình đến khá, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng trung tính

ít chua đến kiềm nhẹ

Nhóm đất cát: có diện tích 21.928 ha, chiếm 1,73% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở

Quảng Ninh Đất có đặc tính thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, nghèo dinh dưỡng, mức độ phân giải hữu cơ mạnh, có phản ứng chua nhẹ đến kiềm yếu

Nhóm đất lầy: có diện tích 3.033 ha, chiếm 0,24% tổng diện tích, phân bố ở hầu hết

các tỉnh (trừ Hưng Yên và Hà Nội) Đất có đặc điểm gley mạnh, thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ, giàu mùn, phản ứng đất rất chua, các chất dễ chua nghèo, mức độ phân giải chất hữu cơ chậm, khả năng trao đổi cation thấp

Đất thung lũng dốc tụ: có diện tích 16.430 ha, chiếm 1,3% diện tích điều tra toàn

vùng, phana bố ở một số huyện thuộc các tỉnh Hải Dương, TP.Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Đất được hình thành do các sản phẩm của đồi núi sau khi bị phong hoá bị nước mưa bào mòn đưa xuống tích đọng lại Đặc điểm của loại đất này là: tầng đất mặt thường có màu xám đen, các tầng dưới có màu vàng xám, trong các tầng đất có

Trang 37

lẫn mảnh đá nhỏ hoặc cuội sỏi, thành phần cơ giới là cát pha hoặc thịt nhẹ, phản ứng đất chua, mùn khá, các chất dinh dưỡng khác đều nghèo, dung tích hấp thụ thấp

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 5.828 ha, chiếm 0,46% tổng diện tích, phân

bố ở các huyện trung du, miền núi của các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh Đất xói mòn trơ sỏi đá có tầng rất mỏng, sỏi đá nổi lên bề mặt và bị tác động mạnh của xói mòn gây hậu quả xấu đối với vùng đất thấp bên dưới

Nhóm đất nhân tác: có diện tích 1.022 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích, phân bố ở

Quảng Ninh (TP.Hạ Long, thị xã Cẩm Phả Đây là loại đất bị biến đổi mạnh mẽ do tác động của con người, thường có hình thái phẫu diện không đồng nhất, phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đất được khai thác, kỹ thuật thâm canh Nhóm đất này có sự thay đổi

về chế độ nhiệt, không khí, chế độ nước, dinh dưỡng và hàng loạt các đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên

Tài nguyên nước

Lượng nước mặt cung cấp cho VKTTĐ Bắc bộ được tạo bởi nguồn nước từ 2 hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, các sông suối nhỏ, hồ ao trong vùng và lượng mưa hàng năm Nhìn chung nguồn nước ngọt khá dồi dào về số lượng, tốt về chất lượng Khu vực trung tâm và khu vực phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc của vùng (Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng) có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt Hiện tại nguồn nước ngầm đã được khai thác phục vụ cho đời sống con người và nhu cầu sản xuất công nghiệp

Tài nguyên rừng

Năm 2005, toàn vùng có 373.897 ha đất rừng, chiếm 39,3% diện tích đất nông nghiệp

và 24,14% diện tích đất tự nhiên của vùng Rừng được phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng nhưng phần lớn đều là rừng trồng có độ che phủ không lớn So với các vùng khác trong cả nước thì VKTTĐ Bắc bộ có diện tích rừng nhỏ nhất Phần lớn diện tích rừng tự nhiên của các tỉnh tập trung trong các khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Vì, Hương Sơn (Hà Tây), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cát Bà (Hải Phòng), Yên Tử, Đông Triều, Bái Tử Long (Quảng Ninh)

Tài nguyên khoáng sản

Trang 38

Nguồn tài nguyên khoáng sản của VKTTĐ Bắc bộ tương đối đa dạng và phong phú, với nhiều chủng loại và trữ lượng lớn, bao gồm các loại khoáng vật dùng trong sản xuất năng lượng, kim loại, khoáng vật phi kim loại và các nguyên vật liệu xây dựng

Tài nguyên biển

VKTTĐ Bắc bộ có 2 tỉnh giáp biển là Quảng Ninh và Hải Phòng Đó không chỉ là ưu thế của 2 tỉnh mà còn là thế mạnh của cả vùng Với đường bờ biển dài trên 375 km kể

cả bờ biển chung quanh các đảo khơi tạo cho Hải Phòng và Quảng Ninh khả năng khai thác một khối lượng lớn hải sản, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối phục vụ công nghiệp hóa chất, đồng thời đem lại tiềm năng du lịch to lớn cho vùng

Tài nguyên văn hoá

VKTTĐ Bắc bộ có nền văn hoá dân tộc phát triển lâu đời và phong phú, điển hình là

hệ thống đình, chùa, nhà thờ, miếu mạo đã có từ rất lâu và các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Bên cạnh đó còn có tiềm năng con người to lớn từ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao và tầng lớp trí thức có trình độ khoa học kỹ thuật

2.1.4 Hiện trạng môi trường

Chất lượng nước mặt

Chất lượng nước sông, hồ trong VKTTĐ Bắc bộ hiện nay đã bị suy giảm do ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và đời sống Nguồn nước thải sinh hoạt, công nông nghiệpvới các chất cặn lơ lửng hữu cơ , vô cơ

và các thành phần khác từ các hoạt động trên hàng ngày đổ vào nguồn nước và tích tụ

từ nhiều năm làm cho một số thuỷ vực nước bị ô nhiễm

Theo số liệu thống kê của các Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày toàn vùng thải khoảng gần 700.000 m3 nước thải (không kể lượng nước thải làm mát từ các nhà máy nhiệt điện), trong đó lượng nước thải sinh hoạt là hơn 500.000 m3, còn lại là lại nước công nghiệp và bệnh viện

Kết quả quan trắc 36 điểm quan trắc môi trường nước cho thấy, chất lượng nước của tất cả các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Cà Lồ, sông đào Bắc Hưng Hải, đều không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A (nguồn cấp nước sinh hoạt), mà chỉ đạt tiêu chuẩn loại B đủ phục vụ các mục đích tưới tiêu, vận tải Sông Thái Bình được coi là sạch hơn cả , sông Hồng đứng thứ 3 Sông suối thuộc loại bẩn

Trang 39

là Tam Bạc (Hải Phòng), suối Hợp Phong (Hạ Long), sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) Riêng sông Nhuệ và sông Đáy tại Hà Đông còn không đạt tiêu chuẩn cho phép loại B vì các thông số chất hữu cơ và phú dưỡng quá lớn Về chất lượng nước hồ, nước giữa hồ Tây (Hà Nội) và hồ Tam Bạc (Hải Phòng) được coi là sạch hơn cả, đạt chuẩn B, còn các hồ Bảy Mẫu (Hà Nội), An Biên (Hải Phòng), Đồng Mô và Suối Hai (Hà Tây), Đại Lải và Đầm Vạc (Vĩnh Phúc) đều có hàm lượng hữu cơ và phú dưỡng cao hơn tiêu chuẩn cho phép loại B Bẩn nhất là hồ Thành (Bắc Ninh) và hồ Bạch Đằng (Hải Dương) Nước thải tại các mương bị ô nhiễm nặng và đều không đạt tiêu chuẩn loại B, vì đều phải nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp tại các địa phương không qua xử lý Các sông mương thoát nước thải như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu (Hà Nội), mương thoát nước ở Hải Phòng là nguồn gây ô nhiễm nặng cho nước mặt

và đất, trong đó bẩn nhất là sông Kim Ngưu Tuy nhiên, rất may là nước biển ven bờ khu vực Hạ Long có hàm lượng ôxy hòa tan, chất hữu cơ, NH4+ nằm ở mức cho phép phục vụ du lịch theo tiêu chuẩn VN 5944-1995, song hàm lượng Pb và Cd cao hơn tiêu chuẩn cho phép tại khu vực Bến Phà và gần Công ty tuyển than Hòn Gai

Dưới đây là số liệu về chất lượng nước mặt của một số sông, hồ điển hình tại VKTTĐ Bắc bộ

Hình 2.1 Diễn biến BOD và COD của sông Hồng năm 1997 -2002

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp,2003

Trang 40

Hình 2.2 Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu Hình 2.3 Diễn biến COD tại sông Ngũ qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005 Huyện Khê năm 2004, 2005

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005

Hình 2.4 Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù

(hợp lưu sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang)

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005

Ngày đăng: 28/04/2013, 11:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 4/2007 Khác
3. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, PGS.TS. Lê Trình, TS. Nguyễn Quỳnh Hương – Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng, 2004 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường – Báo cáo môi trường 2006 Khác
5. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng (chủ biên) – Đánh giá môi trường chiến lược, Nhà xuất bản Xây dựng, 2006 Khác
6. Jiri Dusik and others – SEMLA Programme - Hướng dẫn Kỹ thuật về Đánh giá Môi trường Chiến lược, Dự thảo số 2, 12/2006 Khác
7. Ngân hàng phát triển Châu Á (Ashley C. Morton) – Đánh giá môi trường chiến lược dự án Giảm nghèo miền Trung (TA3392-VIE), 2001 Khác
8. Thomas B. Fischer – Strategic environmental assessment in transport and land use planning, 2002 Khác
9. California Environmental Protection Agency – Air quality and land use Handbook. A community health perspective, 4/2005 Khác
10. Katsunori Suzuki, Senior Visiting Fellow, Institute of Advanced Studies, United Nations University- Sustainable and environmentally sound land use in rural areas with special attention to land degradation, Asia-Pacific Forum for Environment and development, China 1/2006 Khác
11. Defenders of Wildife, Washington D.C – Intergrating land use planning and biodiversity Khác
12. Atlanta Regional Health Forum - Land Use Planning for Public Health:The Role of Local Boards of Health in Community Design and Development, 2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Định hướng sử dụngđất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.1. Định hướng sử dụngđất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 (Trang 15)
Bảng 1.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 (Trang 15)
Bảng 1.2. Định hướng sử dụngđất lâm nghiệp đến năm 2020 Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.2. Định hướng sử dụngđất lâm nghiệp đến năm 2020 Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 (Trang 16)
Bảng 1.3. Định hướng sử dụngđất phi nông nghiệp đến năm 2020 Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.3. Định hướng sử dụngđất phi nông nghiệp đến năm 2020 Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 (Trang 17)
Bảng 1.3. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.3. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 (Trang 17)
Bảng 1.4. Định hướng sử dụngđất tại đô thị đến năm 2020 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.4. Định hướng sử dụngđất tại đô thị đến năm 2020 (Trang 18)
Bảng 1.4. Định hướng sử dụng đất tại đô thị đến năm 2020 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.4. Định hướng sử dụng đất tại đô thị đến năm 2020 (Trang 18)
Bảng 1.5. Định hướng sử dụngđất tại nông thôn đến năm 2020 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.5. Định hướng sử dụngđất tại nông thôn đến năm 2020 (Trang 19)
Bảng 1.6. Định hướng sử dụngđất khu công nghiệp đến năm 2020 Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha)Định hướng 2020 (ha) Diệ n tích t ă ng thêm (ha) - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.6. Định hướng sử dụngđất khu công nghiệp đến năm 2020 Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha)Định hướng 2020 (ha) Diệ n tích t ă ng thêm (ha) (Trang 19)
Bảng 1.6. Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2020 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.6. Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 19)
Bảng 1.7. Định hướng sử dụng đất có mục đích công cộng đến năm 2020 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.7. Định hướng sử dụng đất có mục đích công cộng đến năm 2020 (Trang 20)
Bảng 1.8. Quy hoạch sử dụngđất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.8. Quy hoạch sử dụngđất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 (Trang 22)
Bảng 1.9. Quy hoạch sử dụngđất lâm nghiệp đến năm 2010 Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.9. Quy hoạch sử dụngđất lâm nghiệp đến năm 2010 Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 (Trang 22)
Bảng 1.9. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2010 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.9. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2010 (Trang 22)
Bảng 1.8. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.8. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 (Trang 22)
Bảng 1.11. Quy hoạch sử dụngđất ở tại đô thị đến năm 2010 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.11. Quy hoạch sử dụngđất ở tại đô thị đến năm 2010 (Trang 23)
Bảng 1.11. Quy hoạch sử dụng đất ở tại đô thị đến năm 2010 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.11. Quy hoạch sử dụng đất ở tại đô thị đến năm 2010 (Trang 23)
Bảng 1.10. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.10. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010 (Trang 23)
Bảng 1.12. Quy hoạch sử dụngđất chuyên dùng đến năm 2010 Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.12. Quy hoạch sử dụngđất chuyên dùng đến năm 2010 Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 (Trang 24)
Bảng 1.13. Quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2010 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.13. Quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2010 (Trang 25)
Bảng 1.14. Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2010 Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.14. Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2010 Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 (Trang 26)
Bảng 1.14. Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2010 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.14. Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2010 (Trang 26)
Bảng 1.15. Bảng cân đối tài chính thu chi từ đất - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.15. Bảng cân đối tài chính thu chi từ đất (Trang 27)
Bảng 1.15. Bảng cân đối tài chính thu chi từ đất - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.15. Bảng cân đối tài chính thu chi từ đất (Trang 27)
Bảng 1.16. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụngđất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.16. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụngđất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ (Trang 28)
Bảng 1.16. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụng đất đến  năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 1.16. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ (Trang 28)
Dưới đây là số liệu về chất lượng nước mặt của một số sông, hồ điển hình tại VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
i đây là số liệu về chất lượng nước mặt của một số sông, hồ điển hình tại VKTTĐ Bắc bộ (Trang 39)
Hình 2.1. Diễn biến BOD và COD của sông Hồng năm 1997 -2002 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Hình 2.1. Diễn biến BOD và COD của sông Hồng năm 1997 -2002 (Trang 39)
Hình 2.2. Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu Hình 2.3. Diễn biến COD tại sông Ngũ qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005 Huyện Khê năm 2004, 2005  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Hình 2.2. Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu Hình 2.3. Diễn biến COD tại sông Ngũ qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005 Huyện Khê năm 2004, 2005 (Trang 40)
Hình 2.4. Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù (hợp lưu sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang)  - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Hình 2.4. Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù (hợp lưu sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang) (Trang 40)
Hình 2.4. Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Hình 2.4. Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù (Trang 40)
Hình 2.2. Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu  Hình 2.3. Diễn biến COD tại sông Ngũ  qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005  Huyện Khê năm 2004, 2005 - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Hình 2.2. Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu Hình 2.3. Diễn biến COD tại sông Ngũ qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005 Huyện Khê năm 2004, 2005 (Trang 40)
Hình 2.5. Hàm lượng BOD tại một số sông trong nội thành HàN ội - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Hình 2.5. Hàm lượng BOD tại một số sông trong nội thành HàN ội (Trang 41)
Hình 2.5. Hàm lượng BOD tại một số sông trong nội thành Hà Nội - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Hình 2.5. Hàm lượng BOD tại một số sông trong nội thành Hà Nội (Trang 41)
Bảng 2.1. Các hệ sinh thái biển ven bờ điển hình trong VKTTĐ Bắc bộ Hệ sinh thái Địa điểm Điều kiện môi trường tự - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 2.1. Các hệ sinh thái biển ven bờ điển hình trong VKTTĐ Bắc bộ Hệ sinh thái Địa điểm Điều kiện môi trường tự (Trang 43)
Bảng 2.1. Các hệ sinh thái biển ven bờ điển hình trong VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 2.1. Các hệ sinh thái biển ven bờ điển hình trong VKTTĐ Bắc bộ (Trang 43)
Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ (Trang 44)
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội (Trang 44)
Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ (Trang 44)
Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ (Trang 45)
Bảng 3.1. - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.1. (Trang 56)
Bảng 3.1. Tóm tắt các nguồn gây tác động - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.1. Tóm tắt các nguồn gây tác động (Trang 56)
Bảng 3.2. Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ quy - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.2. Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ quy (Trang 58)
Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ (Trang 60)
Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử (Trang 60)
Bảng 3.4. Dự báo diễn biến lượng nước thải ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.4. Dự báo diễn biến lượng nước thải ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ (Trang 67)
Bảng 3.5. Dự báo diễn biến tải lượn gô nhiễm BOD ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.5. Dự báo diễn biến tải lượn gô nhiễm BOD ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ (Trang 67)
Bảng 3.4. Dự báo diễn biến lượng nước thải ở các đô thị và KCN từ một số - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.4. Dự báo diễn biến lượng nước thải ở các đô thị và KCN từ một số (Trang 67)
Bảng 3.5. Dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm BOD ở các đô thị và KCN từ - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.5. Dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm BOD ở các đô thị và KCN từ (Trang 67)
Bảng 3.6. Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn - báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020
Bảng 3.6. Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w