Kết hợp vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, xuất pháp từ đặc trưng về đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học, ta có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau: “Dư luận xã
Trang 1MỤC LỤC
I Khái niệm chung về dư luận xã hội
1 Khái niệm
2 Đối tượng của dư luận xã hội
3 Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn
II Các bước hình thành dư luận xã hội
1 Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
2 Giai đoạn chao đổi thong tin giữa mọi người
3 Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng
4 Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
III Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
1 Tính chất của các sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội
2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết kinh nghiệm thực tế của
xã hội con người
3 Thông tin đại chúng
4 Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị-xã hội
6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội
IV Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
1 Tác dụng của dư luận xã hội đối với tâm lý pháp luật, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tuân theo pháp luật
2 Tác dụng của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội chính là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận, trao đổi trong xã hội Dư luận xã hội có các tính chất cơ bản như tính khuynh hướng, tính lợi ích, tính lan truyền… Và vì có những tính chất đặc trưng đó lên dư luận xã hội có tác động vô cùng to lớn trong lĩnh vực pháp luật Dưới đây, là những hiểu biết của cá nhân em về những tính chất cơ bản của dư luận xã hội
I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
1 Định nghĩa:
Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, phức tạp nên khó có thể lột tả được hết nội hàm của nó trong một định nghĩa ngắn ngọn được Chính vì vậy đã có nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu về định nghĩa của dư luận xã hội được đưa ra Tuy nhiên, sự nhất trí của họ về các vấn đề này chưa cao Trong mục nghiên cứu dư luận xã hội, chuẩn bị cho cuốn từ điển bách khoa quốc tế về các ngành khoa học xã hội (International Encyclopedia
of the Social Sciences), (1968) đã ghi nhận rằng "không có một định nghĩa được chấp nhận chung" cho thuật ngữ này Dẫu rằng một khái niệm về dư luận xã hội khó nhận được một sự chấp nhận chung, nhưng điều đó không có nghĩa rằng dư luận xã hội không tồn tại, hay không có ý nghĩa nhất định nào đó trong các hoạt động của xã hội Kết hợp vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, xuất pháp
từ đặc trưng về đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học, ta có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau: “Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội nói chung, nó có tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối với những vấn đề đụng chạm tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ”
Dư luận xã hội tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người, được xem là có trước cả luật pháp, có tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng và điều chỉnh
Trang 3hành vi Khi người ta nói đến dư luận xã hội, thường là người ta nghĩ đến những đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định Những đánh giá này dù có chủ định hay không chủ định nhắm tới một ai, song ai cũng xem đó là một đánh giá mà mình cần phải xem xét đến mỗi khi hành động
Dư luận xã hội cũng được xem như là sự phản ánh của tồn tại xã hội, và như thế nó là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, khi sự phản ánh này thể hiện ở một mức độ nào đó, tích cực hay tiêu cực, cũng đồng thời thể hiện rằng, tồn tại xã hội đang có những vấn đề xã hội cụ thể Sự hình thành của dư luận xã hội theo nhiều cách, bằng nhiều con đường đã khiến dư luận xã hội trở thành một thực thể trung gian mang thông tin có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đối với các cá nhân và các nhóm trong xã hội
2 Đối tượng của dư luận xã hội
Về đối tượng của dư luận xã hội, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đó là các hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm vì nó liên quan đến nhu cầu lợi ích của họ Ví dụ: Những vấn đề khoa học trừu tượng liên quan đến tương lai xa xôi của loài người sẽ khó trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, trong khi
đó những vấn đề cụ thể, dễ hiểu có liên quan trực tiếp đến lợi ích của công chúng, được công chúng rất quan tâm như vấn đề giá cả, thiên tai, lũ lụt, vệ sinh môi trường luôn luôn là đối tượng phán xét của dư luận xã hội
3 Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn
Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có thật hoặc không có thật hoặc có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác Tin đồn là dạng thông tin không chính thức do chủ thể của tin đồn thường không xác định được rõ ràng Tin đồn thường được thổi phồng, hư cấu trong quá trình lan truyền, vì vậy mà tin đồn lan càng xa thì nội dung càng khác so với nội dung ban đầu Ví dụ : tin đồn xã hội về đời tư của một ngôi sao ca nhạc…
Dư luận xã hội là sản phẩm tư duy phán xét của cá nhân mang nó Dư luận
xã hội thể hiện rõ quan điểm thái độ của cá nhân mang nó trước các sự kiện mà cá nhân đó quan tâm Dư luận xã hội lúc đầu có thể có nhiều luồng ý kiến khác nhau
Trang 4nhưng càng lan rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung phán xét hoặc tích tụ lại thành một vài hướng cơ bản Ví dụ như dư luận xã hội phản ứng trước thông tin sẽ thu phí xe gắn máy để chống kẹt xe do Sở Giao thông - Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất
Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội, khi trên cơ sở tin đồn người ta đưa ra những phán xét bày tỏ thái độ của mình, và khi thông tin được kiểm chứng thì các nhóm xã hội có thể tiếp cận và bày tỏ ý kiến một cách công khai
=> Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các nội hàm sau đây của khái niệm này:
1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau;
2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau;
3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một
số ý kiến);
4) Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội thảo…);
5) Dư luận xã hội không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự phát mà
là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định;
6) Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có khả năng tạo ra dư luận xã hội
II Các bước hình thành dư luận xã hội
Trong điều kiện bình thường quá trình hình thành dư luận xã hội có thể chia thành các bước sau:
1 Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
Trang 5Các cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, được trực tiếp chứng kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiên, hiện tượng xảy ra trong xã hội Họ tìm kiếm, sưu tầm thêm các thông tin, trao đổi với nhau về nó, từ đó nảy sinh các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự việc, sự kiện Nhưng lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu là thuộc về mỗi người, thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân
2 Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người
Các ý kiến cá nhân được chia sẻ, trao đổi, bàn luận với nhau trong nhóm xã hội Cơ sở cho quá trình thảo luận trong nhóm xã hội này là lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành vi của các thành viên trông nhóm Thông qua quá trình trao đổi, bàn luận các suy nghĩ các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận mà ý kiến đã được trao đổi chuyển dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức
xã hội
3 Giai đoạn tranh luận có tĩnh chất tập thể về các vấn đề quan trọng
Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp hoặc những thông tin nhiễu về đối tượng sẽ bị lược bỏ Các nhóm trao đổi, tranh luận với nhau về những nội dung quan trọng, đưa ra các loại ý kiến khác nhau và thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản; cùng tìm đến những điểm chung trong quan điểm và ý kiến Từ đó mà hình thành cách phán xét, đánh giá chung thỏa mãn được ý chí của đại đa số các thành viên trong cộng đồng người Cơ sở cho quá trình tranh luận này, vẫn là lợi ích chung và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung cùng được các nhóm xã hội chia sẻ và thực nhận
4 Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để đấy, chẳng có vai trò, tác động gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện tượng vô nghĩa Trên thực tế vấn đề không phải chỉ dừng lại ở đấy, từ sự phán xét, đánh giá chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống nhất, nêu lên những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ trước thực tế cuộc sống nhất định
Trang 6Ví Dụ : Vấn nạn tắc đường tại Hà Nội hiện nay là vấn đề rất được chú ý.
Mỗi người dân Hà Nội ra đường vào những khung giờ cao điểm đều cảm nhận được cái bức xúc, khó chịu do tắc đường gây ra Từ đó, mỗi người được tiếp xúc, làm quen với việc tắc đường Trong ý thức mỗi người dần dần hình thành những ý kiến, suy nghĩ về việc tắc đường ở Hà Nội ( bước 1) Họ về gia đình, đến cơ quan… bàn luận với nhau về chuyện tắc đường, mong muốn tìm những giải pháp hữu hiệu (bước 2) Khi xã hội đã có 1 bộ phận không nhỏ cùng quan tâm, nêu ý kiến về vấn đề tắc đường thì các cơ quan, những người có thẩm quyền, các hội đồng dân cư sẽ họp nhau lại, cùng nhau bàn bạc một cách công minh, đa diện nhất để đi đến những nhận xét, phán quyết thỏa đáng để giải quyết chuyện tắc đường (bước 3) Từ đó họ chiển khai các biện pháp từ cục bộ, nhỏ lẻ đến khái quát, chung nhất để giải quyết vấn đề tắc đường như phân làn đường, cấm xe ôtô vào giờ cao điểm…( bước 4).
Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội Không có
sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận thậm chí va đập các ý kiến với nhau thì không thể
có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia sẻ, tán thành và ủng hộ
III Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vaaof nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau cả chủ quan và khách quan về kinh tê, chính trị, vaen hóa, xa hội, trình độ nhận thức, tâm lý xã hội… Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội:
1 Tính chất của các sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn
ra trong xã hội
Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng phong phú và phực tạp với nhiều sự việc, sự kiện, hiện tượng xa hội hay quá trình xã hội khác nhau Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ, tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự việc, sự kiện đố đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng đồng người mang dư luận
Trang 7khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là bày tỏ
sự tán thành, ủng hộ đối với sự việc, sự kiện phù hợp với cac nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngượi lại, xâm hại tới lợi ích của họ
Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác Trong bối cảnh đó, các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các thời điểm khác nhau Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, đồng tiền mất giá… sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội nhanh chong chỉ trong thời gian ngắn
Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản thân các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thực
tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất của chúng
Ví Dụ: Một dư luận xã hội được hình thành hay không phụ thuộc khá nhiều vào tính chất sự việc, sự kiện Từ nghiêm trọng đến không nghiêm trọng, từ nhỏ lẻ,
cá biệt đến phổ biến… Ví dụ trên 1 con phố dài 2km, có 1 hộ gia đình lấn chiếm vỉa hè để bán hoa Ắt hẳn không thể hình thành 1 dư luận xã hội quanh việc 1 hộ gia đình lấn chiếm vỉa vè được Nhưng nếu 1 con phố dài 2km mà có đến 15 hộ gia đình lấn chiếm vỉa hè để trông xe, 10 hộ lấn chiếm để làm hàng quán, 3 hộ lấn chiếm để tập kết vật liệu xây dựng thì ắt hẳn sẽ xuất hiện dư luận xã hội tại khu phố đó.
2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết kinh nghiệm thực tế của xã hội con người
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết Nếu thông tin sai lệch, không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, không hình thành dư luận xã hội Hệ tư tưởng, trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh
Trang 8hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng sai cảu các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với sự việc, sự kiện Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, các cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, phân tích một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các sự việc, sự kiện… từ đó mà đưa ra các phán xét, đánh giá phù hợp vế sự việc, góp phần hình thành dư luận xã hội tích cực, có lợi cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp, người ta có thể dễ dàng tin tưởng vào những điều nhảm nhí, những tin tức thất thiệt, vô tình tham gia vào việc làm lan truyền những tin đồn nhằm gây hậu quả xấu cho các cá nhân, các nhóm xã hội
Ví Dụ: Như sự việc tên sát nhân Lê Văn Luyện phạm tội giết người ở thời điểm trước khi tròn 18 tuổi 2 tháng Đối với những người hiểu biết về luật pháp, hiểu biết về tố tụng, xét xử thì có thể dễ dàng hiểu được những phán quyết của tòa
án Nhưng đối với những bộ phân dân cư có trình độ học vấn thấp, hệ tư tưởng và kiến thức không được cao thì họ có nhiều suy nghĩ sai lệch về việc xét xử của tòa
án, nhiều người cho rằng “xử tử hình kín, giết cũng chả ai biết, xã hội nói thế mà không tử hình mới lạ…” Điều này làm xuất hiện các cuộc tranh luận kéo dài về một nội dung mà lý do là vì 1 bộ phận không có được kiến thức đúng đắn.
3 Thông tin đại chúng
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, ơhats thanh, truyền hình, ấn phẩm in, máy tính… Có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dự luận xã hội Điều đó thể hiện trên 3 phương diện cơ bản sau:
Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời
và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội Việc đáp ứng sở
thích và nhu cầu thông tin của công chúng được coi là một trong những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng Trên phương diện này,
hệ thống truyên thông đại chúng ở nước ta đã có bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế,
Trang 9văn hóa, xã hội của đất nước, sự phản ánh nội dung của các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn
Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: Ngày
nay trình độ dân trí của con người dần được nâng cao Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị-xã hội của đất nước Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiện truyền tải thông tin
về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội Bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện, giám sát và đánh giá của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền
Các phương tiện thông tin đại chúng điểu chỉnh, định hướng sự phát triển của dư luận xã hội: Hệ thống thông tin đại chúng phải dành phần thích đáng cho
việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và mang tính định hướng xây dựng Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị, chuẩn mực xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin đại chúng phải phản ánh được quan điểm của Đảng và Nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội
Ví Dụ: Vụ việc công ty Vedan xả chất thải độc hại bất hợp pháp xuống Sông Thị Vải, sự việc đã diễn ra nhiều năm, người dân khu vực quanh nhà máy và sông Thị Vải đã có những ý kiến, nhưng chỉ riêng rẽ, không mang tính cộng đồng cao Chỉ đến khi các phương tiện thong tin đại chúng đưa tin, người dân khắp mọi nơi mới biết đến và quan tâm đến sự việc này Từ đó tạo nên một làn sóng dư luận xã hội vô cùng mạnh mẽ lên án và tẩy chay công ty Vedan.
4 Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tính cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục Ảnh hưởng của những nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết Tùy từng thời điểm nhất định, tâm
Trang 10trạng của con người có thể được thể hiện ở các trạng tahis khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hưng phấn hoặc ức chế; tích cực hoặc tiêu cực; lạc quan hoặc bi quan; yêu đời hoặc chán nản; hi vọng hoặc thất vọng… Khi con người đang ở trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác nhau với khi đang ở tâm trạng bi quan, chán nản Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khú cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có sự định hướng đúng đắn
Ví Dụ: Như việc quy hoạch nghĩa trang cách xa khu dân cư, bắt đầu được chiển khai từ nhiều năm nay, nhưng do thói quen, nếp sống, sinh hoạt, ý chí tâm trạng hay tình cảm mà nhiều khu vực dân cư nằm cạnh nghĩa trang vẫn không muốn chuyển đi nơi khác Từ đó hình thành nên dư luận xã hội trong và ngoài cộng đồng dân cư này về việc có nhất thiết di dời khu dân cư ra địa điểm khác hay không.
5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị-xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội,khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào sinh hoạt chính trị-xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành dư luận xâ hội Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có thông tin
đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến ,quan điểm của mình, tham gia, bàn bạc các vấn đề chung do vậy dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị thủ tiêu, dư luận xã hội, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi đó nó thường biểu hiện dưới hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, chấm biếm
Ví Dụ: Về việc giải quyết tranh chấp biển đảo ở Biển Đông giữa Việt Nam
và Trung Quốc, với mức độ dân chủ hóa ngày càng cao như hiện nay, tiếng nói của người dân là rất lớn Ai cũng muốn bảo vệ lãnh thổ đất nước, ai cũng có thể nói ra suy nghĩ, ý kiến của bản thân.Từ đó tạo thành một dư luận xã hội lớn Nhưng quay trở lại thời phong kiến, cuối thời Nguyễn, triều đình thu thuế cao,