Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
116,5 KB
Nội dung
MỞ BÀI Dư luận xã hội luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nó đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người. Dư luận xã hội có sự tác động đối với lĩnh vực pháp luật, nhưng đồng thời pháp luật cũng có sự tác động trở lại với dư luận xã hội. Nhất là trong tình hình hiện nay, tính dân chủ, bình đẳng của con người ngày càng được nâng cao và coi trọng, nên các vấn đề dư luận xã hội cũng ngày càng trở nên phức tạp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin được phân tích đề tài:“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, cho ví dụ minh hoạ ở từng yếu tổ? Vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay?” NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM “DƯ LUẬN XÃ HỘI”: 1. Định nghĩa Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. 2. Đặc điểm của dư luận xã hội. Chủ thể của dư luận xã hội không phải là các cá nhân mà là toàn thể xã hội, là quần chúng nhân dân, các tổ chức của xã hội. vì thế, lập trường giai xấp được xem là cơ sở để xác định chủ thể của dư luận xã hội. Bản thân dư luận xã hội phản 1 ánh rõ nét vị thế xã hội trong mối tương tác giữa các cá nhân, với các nhóm xã hội xuất phát từ lợi ích và tương quan xã hội giữa người này với người khác. Thông thường, khi nghiên cứu về dư luận xã hội, chúng ta thấy nổi lên các đặc điểm sau: - Dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang tính chất phán xét, đánh giá của nhiều người trước thực tế xã hội nhất định. - Sự phán xét, đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội có những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội. - Vấn đề mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội. - Dư luận xã hội phản ánh một cách tổng hợp ý thức xã hội nhưng dễ thay đổi. Nó luôn gắn liền với quyền lợi cá nhân và các nhóm xã hội. II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI Nghiên cứu về dư luận xã hội, cũng nhằm phát hiện ra những yếu tố chính tác động đến sự hình thành nên dư luận xã hội. Có như vậy, mới có thể định hướng hoặc điều chỉnh nhằm phục vụ lợi ích chung. Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau, cả về chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức, tâm lí xã hội đây là những yếu tố chính tác động đến dư luận xã hội 1. Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội : 2 Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau. Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ, tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời phụ thuộc và ý nghĩa của các sự việc, hiện tượng đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất, tinh thần của cộng đồng người mang dư luận. Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là sự bày tỏ tán thành, ủng hộ đối với các sự việc, sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của họ. Trong thực tế xã hội, có những sự việc sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác. Trong bối cảnh đó, các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, đồng tiền mất giá sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản thân các sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất của chúng. Ví dụ : Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, tính đến nay cả nước đã có hơn 20.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 65 ca tử vong. Hiện nay, dịch bệnh không chỉ bùng phát ở trẻ nhỏ, mà đã xuất hiện trường hợp người lớn bị nhiễm bệnh này. Với tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng, những dư luận, ý kiến bàn bạc về dịch bênh này đã lan truyền di nhanh. Do tính chất cấp bách của sự kiện này, nó đã tạo ra một luồng dư luận lớn trong xã hội, tìm cách nào đó để ngăn chặn 3 sự lây lan của dịch bệnh, cũng như thảo luận các biện pháp phòng chống căn bệnh này. Chính tính nóng sốt, sự cấp thiết và nghiêm trọng của dịch bệnh này, đã tạo ra dư luận xã hội nhanh chóng. 2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người : Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội. Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, không hình thành dư luận xã hội. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với sự việc, sự kiện. Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, các cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, phân tích một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các sự việc, sự kiện Từ đó mà đưa ra các phán xét, đánh giá phù hợp về sự việc, góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực, có lợi ích cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia. Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp, người ta có thể dễ dàng tin tưởng vào những điều nhảm nhí, những tin tức thất thiệt, vô tình tham gia vào việc làm lan truyền các những tin đồn nhảm, gây ra hậu quả xấu cho các cá nhân, các nhóm xã hội. Ví dụ: khi nói về chế độ chính trị ở Việt Nam, một số bộ phận phản quốc phản cách đã tuyên truyền về việc ở Việt Nam chỉ có một chính Đảng lãnh đạo. Điều đó sẽ tạo ra sự độc quyền, chuyên chế, không mang tính dân chủ. Nhưng bộ 4 phận trí thức, có học đều nhận rõ ra mục đích chống phá của bọn phản cách mạng. Những dư luận chúng tạo ra chỉ làm ảnh hưởng đến quốc gia, dân tộc và đi sai lệch định hướng của Đảng và nhà nước. Chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam do một chính Đảng duy nhất lãnh đạo- Đảng cộng sản Việt Nam- là nhà nước của dân, do dân và vì dân, có sự thống nhất chặt chẽ giữa các cơ quan, chuyên ngành và ý chí, nguyện vọng của dân. Nhưng một số ít công dân ít học đã tin vào dư luận do bọn phản cách mạng tạo ra và gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, lan truyền những dư luận sai lệch cho xã hội và chính bản thân họ. Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội. Nó quyết định tính chất tốt, xấu, lợi hại cho xã hội. 3. Thông tin đại chúng : Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, mạng máy tính có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. Điều đó thể hiện trên các phương diện sau: - Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: Việc đáp ứng nhu cầu và sở thích thông tin của công chúng được coi là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng. Trên phương diện này, hệ thống truyền thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới. Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước; sự phản ánh của các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn rất nhiều. - Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai : Ngày nay, trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng 5 ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, diễn ra trong đời sống xã hội. Như vậy, công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát đánh giá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền. - Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của dư luận xã hội: Hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho việc đăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính định hướng xây dựng. Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của Đàng và Nhà nước, ý kiến chính thức của cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội Ví dụ: Về vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang do tội phạm Lê Văn Luyện gây ra đã gây xôn xao dư luận trong xã hội. Các trang web, báo, tạp chí, cũng như thông in truyền thông đã đăng tải đầy đủ về vụ án này. Biết bao ý kiến phản hồi về việc xét án, định tội danh cho Lê Văn Luyện. Với vài trò cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác, các phương tiện thông tin đại chúng còn là nơi cư dân bàn luận công khai xung quanh vụ án của Lê Văn Luyện. Nhờ các ý kiến đóng góp, phản hồi, mà tòa án nhận biết được yêu cầu nguyện vọng cũng như suy nghĩ của người dân về vụ án này. Vụ án tạo được sự quan tâm đặc biệt của mọi tầng lớp nhân dân. Và trên các phương tiện thông tin đại chúng đã dăng tải đầy đủ những định hướng, cách giải quyết của tòa án và sự phát triển của dư luận xã hội. 6 4. Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội : Trạng thái tâm lí xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục. Ảnh hưởng của nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết. Tùy từng thời điểm nhất định, tâm trạng của con người có thể được thể hiện ở các trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hưng phấn hoặc ức chế, tích cực hoặc tiêu cực, lạc quan hoặc bi quan, yêu đời hoặc chán nản, hy vọng hoặc thất vọng Khi con người đang ở trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác với khi đang ở trong tâm trạng bi quan, chán nản. Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại. những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có sự định hướng đúng đắn. Ví dụ: Tâm trạng của một người đang yêu với một người vừa mới thất tình sẽ khác nhau. Khi cùng đánh giá về một sự kiện đang diễn ra được dư luận quan tâm như việc tăng giá xăng. Anh chàng đang có tâm trạng buồn sẽ đánh giá “sao mà suốt ngày tăng giá lắm thế” với tâm trạng càng thêm bực bội, còn anh chàng đang vui tâm trạng lúc nào cũng phấn chấn sẽ nói “xăng tăng giá thì cứ mặc tăng chẳng liên quan đến mình” thậm chí còn rất hứng thú. Đó là thái độ khác nhau khi đánh giá cùng một vấn đề ở những người đang có tâm lí khác nhau. 5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị- xã hội : Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị- xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan 7 trọng tới sự hình thành dư luận xã hội. Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạc các vấn đề chung. Do vậy, dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp. Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị tiêu diệt, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi nó thường biểu hiện dưới dạng hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, châm biếm. Ví dụ: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, dưới chế độ Mĩ- Diệm, người dân Việt Nam không có tự do dân chủ, cũng như không được phép tham gia, bàn bạc, hay thảo luận những vấn đề mang tính chính trị cũng như trong đời sống văn hóa. Người dân bị gò bó, ép buộc trong khuôn khổ pháp luật không có tự do dân chủ nên việc hình thành dư luận rất khó khăn, thường người dân chỉ tạo ra những câu hò vè, châm biếm về chế độ Mĩ- Diệm. Nhưng khi đất nước thống nhất, người dân được tự do bàn bạc, thảo luận, được trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra cơ quan lãnh đạo đất nước thuộc các cấp ngành từ trung ương đến dịa phương, được trực tiếp bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu, nêu ra các ý kiến về chế độ chính trị về văn hóa và các nhu cầu thiết yếu khác. Lúc này, xã hội có nhiều dư luận khách quan hơn. 6. Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội : Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã 8 hội. về cơ bản, các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành, tạo ra những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc phán xét, đánh giá, khác nhau về cùng vấn đề. Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh, cách sinh hoạt, vui chơi, giải trí Ví dụ: Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, khi mà ý thức hệ tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại sâu đậm trong nếp sống của con người, cách ăn mặc theo lối Âu hóa trở nên kệch cỡm, lố bịch với các trang phục như “ỡm ờ, ngay thơ, trong trắng ” hay các khẩu hiểu trên vai của các cảnh sát giao thông như “ typn”( có nghĩa là: tôi yêu phụ nữ) tạo ra nhiều phê phán, chỉ trích gay gắt. Hệ tư tưởng phong kiến đã tạo ra chuẩn mực đạo đức trong xã hội như ăn mặc kín đáo, lịch sự như áo tứ thân, yếm dào, con gái theo đạo tam tòng, tứ đức, làm trai phải” tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nhưng trong xã hội hiện đại, con người lại quan niệm về cách ăn mặc có phần mới mẻ hơn, theo cách ăn mặc Âu hóa, tuy nhiên sự thay đổi này vẫn dựa trên hệ tư tưởng, chuẩn mực phong kiến. Nếu có sự phá cách lộ liễu, hay mát mẻ quá, ngay lập tức cá nhân sẽ bị xã hội lên tiếng phê phán. III. VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Vai trò của dư luận xã hội Dư luận xã hội khi đã hình thành là biểu thị thái độ của đa số người trong cộng đồng, là quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể nên có sức mạnh lớn lao. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, dư luận xã hội đã đóng vai trò điều hoà các mối quan hệ xã hội ngay cả khi xã hội chưa phân chia thành các giai cấp.Trong xã 9 hội có giai cấp, giai cấp thống trị luôn luôn tìm cách sử dụng dư luận xã hội phục vụ của giai cấp mình. Dư luận xã hội chẳng những có vai trò điều hoà các mối quan hệ xã hội mà cả hành vi xã hội. Trên cơ sở phán xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực xã hội, hứng dẫn những việc nên làm, nên tránh. Nó làm cho các truyền thống, phong tục đã hình thành phát huy ảnh hưởng của mình trong xã hội. Khi xã hội xảy ra những biến cố lớn đụng chạm tới lợi ích cộng đồng, dư luận xã hội thường được hình thành nhanh chóng, rộng rãi chỉ có tác dụng chỉ hướng hoạt động cho quần chúng. Ngoài vai trò điều hoà, dư luận xã hội còn có vai trò giáo dục con người nhiều khi mạnh hơn cả biện pháp hành chính. Dư luận xã hội một khi đã được hình thành thì nó tác động vào ý thức con người, chi phối ý thức cá nhân. Về phương diện này, dư luận xã hội có thể động viên, khuyến khích hoặc phê phán, công kích những biểu hiện đạo đức hoặc hành vi cá nhân, của nhóm người trong xã hội, phòng ngừa các hành vi phạm pháp, nó buộc từng cá nhân phải thu mình vào lễ nghi, phong tục. Với ý nghĩa đó dư luận xã hội là công cụ giáo dục, thuyết phục mọi người dân trong xã hội thực hiện những chủ trương chính sách của Nhà nước. Dư luận xã hội còn có vai trò giám sát, thông qua sự phán xét, đánh giá. Nó giám sát rồi các hoạt động của các tổ chức xã hội, các nhóm dân cư và từng cá nhân. Dư luận xã hội còn có vai trò tư vấn cho các tổ chức, cho cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề có liên quan đến cộng đồng. Dư luận xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội nên việc nghiên cứu nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng… 2. Vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay: 10 [...]... “DƯ LUẬN XÃ HỘI” 1 Định nghĩa 2 Đặc điểm của dư luận xã hội II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN 1 1 1 2 XÃ HỘI 1 Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội 3 đang diễn ra trong xã hội : 2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực 4 tế xã hội của con người : 3 Thông tin đại chúng : 4 Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội 5 Hoàn cảnh... của dư luận xã hội biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đạo đức, pháp luật… Dư i đây em chỉ tìm hiểu một số khía cạnh của vai trò dư luận xã hội ở nước ta hiện nay: a.Vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở: Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất đánh giá của các. .. chúng : 4 Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội 5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị- xã hội 5 7 8 6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang 9 hiện hành trong xã hội : III VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1 Vai trò của dư luận xã hội 2 Vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay: KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 9 10 11 14 15 ... thiết là phải hoàn thiện ngày càng tốt hơn hệ thống dư luận xã hội, để nâng cao lợi ích của nó đối với xã hội ngày nay DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010 2 Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006 3 TS Ngọ Văn Nhân, Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của... pháp luật Dư i tác động của dư luận xã hội, cán bộ cấp cơ sở thay đổi nhận thức, trình độ trong việc tham dự các lớp bồi dư ng, tập huấn giáo dục pháp luật Thứ tư: Dư luận xã hội đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải thường xuyên tiếp thu tích lũy những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đời sống pháp luật để vận dụng vào quá trình công tác Dư luận xã hội cho rằng, nếu một cán bộ cấp cơ sở, dù đã tốt nghiệp... cho nhân dân Từ sự đòi hỏi của dư luận xã hội, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải phấn đấu học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, đáp ứng đòi hỏi của dư luận xã hội thông qua việc chủ động tích cực tham gia các lớp bồi dư ng, giáo dục pháp luật Thứ hai: Dư luận xã hội đòi hỏi trình độ cán bộ cấp cơ sở phải thường xuyên cập nhật thông tin về các chính sách,... tiêu cực, phạm pháp, phạm tội Trong nhiều trường hợp, dư luận xã hội là “tai mắt của nhân dân”, giúp chính quyền phát hiện các vụ việc tiêu cưc trong bộ máy của mình Dư luận xã hội có vai trò rất quan trọng đối với công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, thể hiện trên các phương diện: Thứ nhất: dư luận xã hội đưa ra những yêu cầu đòi hỏi về trình độ học vấn,... lên án các hiện tượng tiêu cực hoặc gây áp lực nhằm thay đổi nhận thức đối với đội ngũ này, dư luận xã hội có vai trò rất quan trọng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở b.Vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phòng chống, các hành vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ cấp, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay: Trong lĩnh vực pháp luật, một mặt, dư luận xã hội. .. dư ng những tấm gương “người tốt việc tốt” trong việc thực hiện pháp luật, mặt khác nó lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật Dư luận xã hội định hướng cho cán bộ cấp cơ sở những cái cần phải làm, cái được phép, cái có thể, cái bị ngăn cấm trong các hành vi xã hội của họ theo đúng 12 các nguyên tắc, quy định của pháp luật; là phương tiện hữu hiệu góp phần ngăn chặn và phòng ngừa các. .. bộ, công chức cấp cơ sở Thứ hai: Dư luận xã hội giữ vai trò là phương tiện kiểm tra xã hội đối với hành vi pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở Dư i áp lực của dư luận xã hội, mỗi cán bộ cấp cơ sở luôn phải xen xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó Từ đó mỗi người đều có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ những nhận xét đánh giá tốt, khắc phục, sửa chữa những . các nhóm xã hội. II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI Nghiên cứu về dư luận xã hội, cũng nhằm phát hiện ra những yếu tố chính tác động đến sự hình thành nên dư luận xã. NIỆM “DƯ LUẬN XÃ HỘI” 1 1. Định nghĩa 1 2. Đặc điểm của dư luận xã hội. 1 II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI 2 1. Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, . nên các vấn đề dư luận xã hội cũng ngày càng trở nên phức tạp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin được phân tích đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã