1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước

43 704 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Lợ
Tác giả Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức
Người hướng dẫn Khoa Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Tây Đô
Trường học Trường Đại Học Tây Đô
Chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước .

Trang 1

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong các ngành nghề đã có từ lâu đời và phát triển ở khắp các quốc gia trên thế giới Đa dạng từ về mô hình từ nuôi quảng canh cho đến nuôi thâm canh và ngày nay đang dần dần tiến tới siêu thâm canh Nguồn lợi và các sản phẩm hải sản mang lại từ quá trình nuôi và khai thác đã đóng góp tích cực vào nhu cầu thực phẩm cho con người và xuất khẩu

Ngành thủy sản thế giới và nước ta đang có những bước phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực như: kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật khai thác thủy sản, quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản, công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy sản và chế biến thủy sản Ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

Điều kiện địa lý tự nhiên ở Việt Nam với 653.000 ha sông ngòi, 394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển, 580.000 ha ruộng lúa nước, cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi, lượng mưa hàng năm khoảng 1500-2000 mm (Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức, 2000) đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp cả nuớc, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn

Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km², đây là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của nước ta Ðiều kiện giao thoa lợ, mặn, ngọt đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù ở nước ta Với diện tích nuôi thủy sản toàn vùng gần 824.000 ha, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn, chiếm 89% diện tích và 93% sản lượng ở các tỉnh phía Nam

Tuy nhiên, do hoạt động sản xuất thủy sản là vấn đề khá rộng và rất phức tạp về kinh tế, kỹ thuật và xã hội nên ĐBSCL vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ Do diện tích NTTS ngày càng mở rộng với nhiều mô hình nuôi, nhu cầu sản lượng và con giống ngày càng tăng mà nguồn giống khai thác từ tự nhiên ngày càng giảm không đủ cung ứng theo nhu cầu thực tiễn sản xuất nên việc tăng cường sản xuất giống theo hình thức nhân tạo là rất cần thiết

Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu cho sản xuất giống nhân tạo một số loài giáp xác có giá trị kinh tế được phát triển nhanh chóng và đi kèm là sự đa dạng của các mô hình nuôi Muốn có đàn giống đủ số lượng và phẩm chất, chống chịu tốt với môi trường khắc nghiệt, có khả năng kháng bệnh, cần nắm vững các khâu trong qui trình sản xuất

Trang 2

giống nhân tạo từ việc lựa chọn tôm bố mẹ, cho đẻ, ương tôm giống… Do tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, khoa Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Tây Đô đã tổ chức cho sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản “Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ” trong thời gian 1 tháng và sau đó viết bài báo cáo

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm giúp sinh viên hiểu được cách vận hành các thao tác trong sản xuất giống, nắm bắt được kỹ thuật cho sinh sản tôm sú, tôm càng xanh trong trại thực nghiệm, biết được kỹ thuật ương tôm sú, tôm càng xanh

Tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận được các mô hình sản xuất ở các trại giống thông qua chuyến đi tham quan thực tế

Bên cạnh đó việc thực hiện chuyên đề sẽ cũng cố lại kiến thức, học hỏi kinh nghiệm thực tế và rèn luyện kỹ năng viết báo cáo khoa học của sinh viên năm 4 ngành nuôi trồng thủy sản

1.3 Nội dung nghiên cứu

Tuyển chọn và nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ

Tuyển chọn tôm càng xanh mẹ

Ương ấu trùng tôm sú theo qui trình nước trong hở

Ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh, nước trong hở với các mật độ khác nhau

Trang 3

CHƯƠNG 2LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 Đặc điểm sinh học của Tôm Sú và Tôm Càng Xanh

2.1.1 Tôm Sú

2.1.1.1 Đặc điểm phân loại, phân bố, hình thái

Phân loại

Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và csv (1999) thì tôm

sú được phân loại như sau:

Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của tôm sú (Hình chụp) Phân bố

Tôm sú thuộc loài rộng muối nên chúng có mặt rộng từ Ấn Ðộ Dương sang hướng Nhật Bản, Ðài Loan, phía Ðông Tahiti, phía Tây Châu Phi và phía Nam Châu Úc (Racek 1955, Holthuis và Rosa 1965, Motoh 1981, 1985) Ðặc biệt hơn đối với nước ta tôm sú xuất hiện dọc theo bờ biển Ðông và Vùng Ðảo Phú Quốc Nhìn chung loài này phân bố từ kinh

Trang 4

độ 30oE đến 155oE và từ vĩ độ 35oN đến 35oS xung quanh các vùng xích đạo như: Philipines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần

bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn

Hình thái

Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau

Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa Với Tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng

Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm

Chân hàm (3 cặp): lấy thức ăn và bơi lội

Chân ngực (5 cặp): lấy thức ăn và bò

Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài

có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân bụng thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5 Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi

Con cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3 Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ

4 và thứ 5 dưới bụng tôm

2.1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng

Tập tính sống

Tôm sú là loài rộng muối, tùy theo giai đoạn phát triển mà tôm có khả năng thích ứng với các

độ mặn khác nhau Trong điều kiện thuần hóa dần dần thì tôm có khả năng tồn tại và sinh trưởng ở độ mặn từ 1,5- 40‰ nhưng thích hợp nhất là từ 10-34‰ (Nguyễn Văn Chung, 2000) Giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành, tôm sống ven bờ biển vùng cửa sông hay vùng ngập mặn khi trưởng thành chuyển ra xa bờ sống vùng nước sâu trên nền đáy bùn hay cát (Phạm Văn Tình, 2003) Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú phát triển từ 24-34oC, dưới 15oC và trên 35oC tôm

Trang 5

hoạt động không bình thường và có thể chết hàng loạt (Nguyễn Văn Chung, 2004) Bãi đẻ của tôm sú thường ở vùng có độ mặn trên 33‰, pH 7,5 - 8,2, chất đáy bùn cát và độ sâu 10 – 20m (Nguyễn Văn Chung, 2000).

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng

Vòng đời của tôm sú được chia ra làm các giai đoạn: phôi, ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm

giống, tôm tiền trưởng thành và trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương & csv, 1999).

Giai đoạn phôi: giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh và phân cắt thành 2, 4, 8, 16,

32, 64 tế bào, phôi dâu, phôi nang, phôi vị đến khi nở Thời gian hoàn tất giai đoạn này khoảng 12 đến 15 giờ tùy thuộc điều kiện nhiệt độ nước

Nauplius (N): chia làm 6 giai đoạn phụ (N1- N6) kéo dài 2 đến 3 ngày Đây là giai đoạn

ấu trùng có tính hướng quang mạnh Dinh dưỡng bằng noãn hoàng

Zoae (Z): chia làm 3 giai đoạn phụ (Z1-Z3) kéo dài 4-5 ngày Đây là giai đoạn ấu trùng

có tính hướng quang mạnh Dinh dưỡng chủ yếu là tảo khuê

Mysis (M): chia làm 3 giai đoạn phụ (M1-M3) kéo dài 3-4 ngày.

Postlarvae (PL): sau khoảng 9-10 ngày, tôm sẽ biến thái sang giai đoạn hậu ấu trùng Giai

đoạn này tôm bám thành bể, sống đáy, có hình dạng giống như tôm trưởng thành Sau 5-6 tuần trở thành tôm giống

Juvenile: giai đoạn trưởng thành Tôm giống 6-8 tháng sau đạt tiêu chuẩn tôm trưởng

thành và có thể tham gia sinh sản (Nguyễn Thanh Phương và csv, 1999).

Hình 2.2: Vòng đời của tôm sú theo Motoh (1981)

(Nguồn: Motoh, 1981)

Quá trình lột xác

Trang 6

Quá trình lột xác của tôm sú trải qua một số giai đoạn sau: giai đoạn tiền lột xác là sự kết dính giữa vỏ tôm và biểu mô bị lỏng lẻo ra Giai đoạn lột xác cơ thể nhanh chóng rút ra khỏi vỏ cũ với động tác uốn cong mình toàn cơ thể Giai đoạn hậu lột xác cơ thể hấp thụ nước để nở rộng

vỏ và lớn nhanh Giữa chu kỳ lột xác cơ thể tôm cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn nhờ chất khoáng và chất đạm Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột Do có hiện tượng lột xác mà quá trình tăng trưởng của tôm không liên tục mang tính gián đoạn Quá trình lột xác của tôm phụ thuộc nhiều vào điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường nước và giai đoạn phát triển của cá thể Chu

kỳ lột xác là khoảng thời gian giữa hai lần lột xác kế tiếp nhau, khi tôm càng lớn thì chu kỳ này càng dài Tôm nhỏ sinh trưởng nhanh về chiều dài còn tôm lớn thì tăng nhanh về khối lượng Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác Quá trình lột xác của tôm được điều khiển bởi Hormon lột xác được tiết ra từ cơ quan Y và hormon ức chế lột xác (MIH, molt - inhibiting hormon) được tiết ra từ cơ quan X của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác

2.1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng

Theo Tăng Minh Khoa (2010), tôm là loài ăn tạp, tập tính ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển:

Giai đoạn ấu trùng: do tập tính sống trôi nổi, bắt mồi thụ động nên thức ăn phải phù hợp với cỡ

miệng

Giai đoạn Nauplius: Dinh dưỡng bằng noãn hoàng

Giai đoạn Zoae: Thức ăn chủ yếu là tảo khuê Trong sản xuất giống nhân tạo có thể bổ

sung tảo khô Spirulina, Lansy, Frippack 1,…

Giai đoạn Mysis: Tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh động vật như ấu trùng Artemia, Branchionus plicatilis Trong sản xuất giống nhân tạo có thể bổ sung Lansy, Frippack 2,

Giai đoạn tôm bột: Tôm sử dụng các loại thức ăn như: giáp xác nhỏ, động vật phù du,

tôm ăn cả mùn bã hữu cơ, sinh vật đáy: Oligochaeta, Polychaeta, Bivalvia, , Ngoài ra, còn

có thể sử dụng nhiều loại thức ăn phối hợp từ nhiều nguồn khác nhau: thịt tép, lòng đỏ trứng gà, Frippack 2, Frippack 150, N1, N2,…

Trang 7

Giai đoạn tôm trưởng thành: Tôm ăn tạp nhưng nghiêng về động vật như: giáp xác sống

đáy (Benthis Crustacean), hai mãnh vỏ (Bivalvia),… Ở tôm thành thục trong mùa sinh sản tôm sú ăn nhiều nhuyễn thể để cung cấp dinh dưỡng cho buồng trứng Tôm Sú có thể ăn thịt lẫn nhau khi chúng thiếu thức ăn, tôm khỏe sẽ tấn công tôm yếu, tôm lớn tấn công tôm nhỏ và tôm vỏ cứng tấn công tôm vỏ mềm

Tôm Sú ăn suốt ngày nhưng chúng bắt mồi chủ yếu là lúc chiều tối và lúc rạng sáng, đặc biệt là những đêm có ánh sáng trăng chúng bắt mồi rất mạnh vì chúng rất thích ánh sáng có cường độ chiếu sáng yếu Tôm thích ăn đáy và ven bờ, tôm sú phát hiện mồi và bắt mồi chủ yếu là nhờ vào các cơ quan xúc giác nằm ở đầu như mút của râu, chân râu, phụ bộ miệng và càng Thị giác của tôm dường như không quan trọng trong việc phát hiện và định

hướng mồi (Nguyễn Thanh Phương và csv, 1999).

2.1.1.4 Đặc điểm sinh sản

Tôm sú thuờng từ 8 - 10 tháng đã có thể tham gia sinh sản Chúng đẻ quanh năm nhưng chủ yếu tập trung ở 2 thời kỳ chính là tháng 3-4 và tháng 7-10 hàng năm (Phạm Văn Tình, 2004) Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên Đối với tôm sú, con cái có kích thước to hơn con đực Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài Theo Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú (2009), thì tôm đực và tôm cái được phân biệt bởi các điểm sau:

Tôm đực: Cơ quan sinh dục đực gọi là Petasma có cấu tạo bởi hai nhánh trong của chân

bụng 1 Có hình dạng khác nhau tùy theo loài Túi tinh màu trắng sữa, dài 5-7mm có thể nhìn thấy dễ dàng qua lớp vỏ dưới gốc chân ngực 5

Tôm cái: Cơ quan sinh dục cái gọi là Thelycum Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía

trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3 Bộ phận chứa túi tinh gồm

2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm cái

Tôm đẻ trứng vào ban đêm từ 22:00 đến 3 giờ sáng ngày hôm sau Trong tự nhiên tôm thường đẻ một lần trong mỗi chu kỳ lột xác, trong điều kiện nuôi vỗ tôm có thể đẻ nhiều lần (có thể đến 6 lần) (Lưu Hoàng Ly, 1991) Trước khi đẻ trứng, tôm cái nằm yên trên đáy

bể Khi bắt đầu đẻ trứng, tôm cái bơi tới và thỉnh thoảng búng nhanh, sau đó bơi chậm lại

và đẻ trứng, trứng rơi vào nước, các chân bụng hoạt động nhanh để phân tán trứng đều trong nước và rơi xuống đáy bể Tùy loài, kích cỡ và tình trạng sinh lý mà tôm có sức sinh sản khác nhau Đối với những loài tôm có kích cỡ lớn như thuộc giống Penaeus, sức sinh

Trang 8

sản từ 100.000-1.200.000 trứng/con (thường 150-300g/con đối với tôm sú) Trong điều kiện nuôi sức sinh sản của các loài này thường từ 50.000-300.000 trứng/con (Nguyễn

Thanh Phương và csv, 1999).

Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm sú

(Nguồn: Tan – Fermin và Pudadera, 1989)

Trang 9

Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

Hình 2.4: Hình thái bên ngoài Tôm Càng Xanh

(Nguồn: Nandlal et al., 2005)

Phân bố

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, hồ, ao, sông) và thủy vực nước lợ của nhiều vùng trên thế giới (Nguyễn Việt Thắng, 1995) Môi trường sống của tôm càng xanh đa dạng trong thủy vực nước trong

Trang 10

cũng như nước đục (FAO, 1985) Trong tự nhiên tôm càng xanh phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở

khu vực châu Úc đến New Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ (Nguyễn Thanh Phương và csv,

2003), Đông Nam Á và một khu vực khá hẹp của đông Bắc Á, giới hạn từ Ấn Độ đến phía đông của nước Úc và đảo Solomon (Arrigon, 1994)

Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào đến Đồng bằng Nam

Bộ và tập trung chủ yếu ở ĐBSCL Ở các thủy vực có độ mặn giao động từ 18‰ - 25‰

cũng thấy tôm xuất hiện (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).

Hình thái

Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (2003), Tôm càng xanh là loài có kích thước lớn nhất

trong nhóm tôm nước ngọt Tôm càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên Cơ thể gồm có hai phần: Phần đầu ngực và phần bụng Phần đầu ngực lớn, dạng hình trụ gồm phần đầu với 5 đốt liền nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực

Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và 1 đốt đuôi Mỗi đốt mang 1 đôi phụ bộ gọi là chân bơi Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt bụng thứ 2 phủ lên cả hai tấm vỏ phía trước và sau Đặc điểm này giúp dễ dàng phân biệt tôm càng xanh với nhóm tôm biển Các đốt bụng hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên Cơ thể có dạng hơi cong như hình dấu phẩy, to ở phần đầu và thon nhỏ về phía sau

Tôm nhỏ, cơ thể có màu trong sáng Trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc hai bên Tôm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng trong của cơ thể Tôm có chủy dài vượt quá râu, uốn cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc chủy

ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào Chủy có từ 11-16 răng trên chủy (2-3 răng sau hốc mắt) và 10-15 răng dưới chủy

Các phụ bộ có hình dạng, kích thước, chức năng khác nhau với hai đôi râu có chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền mồi Năm đôi chân ngực có chức năng bò, năm đôi chân bụng để bơi và một đôi chân đuôi có chức năng như bánh lái Hai đôi chân ngực đầu tiên chuyên hóa thành đôi càng, đôi càng thứ hai to và dài dùng để bắt mồi vá tự vệ Đặc điểm về kích cỡ, hình dạng, màu sắc và các gai trên đôi càng sẽ thay đổi theo giai đoạn thành thục của tôm, nhất là tôm đực Khi tôm còn nhỏ, đôi càng màu trong sau chuyển thành vàng cam (còn gọi là càng lửa), chưa có gai hay có gai rất mịn trên càng, chưa có hay có ít lông tơ Khi tôm lớn, đôi càng màu xanh đâm, có nhiều gai nhọn và lông tơ trên càng Quá trình thay đổi trên được

Trang 11

thể hiện qua các giai đoạn: tôm nhỏ, tôm càng lửa nhạt, tôm càng lửa đậm, tôm càng lửa đậm chuyển tiếp càng xanh, tôm càng xanh nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già.

2.1.2.2 Đặc điểm sinh trưởng

Cũng như các loài giáp xác khác, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của tôm càng xanh không tăng liên tục mà tăng theo từng bậc thang Sự tăng trưởng này phụ thuộc nhiều vào giai đoạn, giới tính, điều kiện ương nuôi như: môi trường, mật độ nuôi, dinh dưỡng.Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn Tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, đặc biệt là về giai đoạn sau Tôm được bổ sung thức ăn có nguồn gốc là động vật, sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với tôm ăn thức ăn công nghiệp hoàn toàn Trong điều kiện nuôi, tôm có thể đạt 35-40g sau 6 tháng nuôi và 70-100g sau 8 tháng nuôi

(Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).

Tôm càng xanh có bốn giai đoạn phát triển: Trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng

thành (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003) Khi tôm đã trưởng thành chúng thường sông

ở vùng nước ngọt như: sông, rạch, ao, hồ,… cũng chính nơi đây sẽ xảy ra quá trình thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng Nhưng khi ôm trứng chúng có xu thê bơi ra vùng nước

lợ 6-18‰, ở đó ấu trùng nở ra và sống trôi nỗi theo kiểu phù du Sau 11 lần lột xác với 12

giai đoạn biến thái, ấu trùng (nauplius) biến thái hậu ấu trùng (post), lúc này tôm còn di cư

về vùng nước ngọt sống và lớn lên ở đây

Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, vận động trôi nỗi trong nước, sang thời kỳ hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, tôm có tập tính sống đáy, bám vào cỏ cây giá thể… tôm trưởng thành ít hoạt động và thường ẩn náo vào ban ngày và tích cực hoạt động vào ban đêm Tôm càng xanh có tập tính ăn thịt lẫn nhau, điều này thể hiện rõ trong nuôi ở mật độ cao và thiếu thức ăn vì vậy, việc dung giá thể và tăng chổ ẩn nấp, hạn chế hiện tượng này

để nâng cao tỉ lệ sống của tôm đã được đề xuất trong nuôi thương phẩm (Nguyễn Thanh

Phương và csv, 2003.

Trang 12

Hình 2.5 Vòng đời của Tôm càng xanh

(Nguồn: Nandlal et al., 2005)

Bảng 2.1: Giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh

Giai

đoạn Ngày tuổi (ngày) Chiều dài (mm) Đặc điểm

III 3 - 4 2,14 Xuất hiện chân đuôi

IV 4 - 6 2,5 Có 2 răng chủy, chân đuôi có 2 nhánh, có lông tơ

V 5 - 8 2,8 Telson hẹp, kéo dài ra có 5 nhánh

VI 7 - 10 3,75 Mầm chân bụng xuất hiện

VII 11 - 17 4,06 Chân bụng có 2 nhánh, chưa có lông tơ

VIII 14 - 19 4,68 Chân bụng có lông tơ

IX 15 - 22 6,07 Nhánh chân của chân bụng có nhánh phụ trong

X 17 - 24 7,05 Có 3 - 4 răng trên chủy

XI 19 - 26 7,73 Răng xuất hiện hết nửa trên chủy

Răng xuất hiên cả trên và dưới chủy, có tập tính như tôm lớn

Trang 13

Giai đoạn I II III

Hình 2.6: Đặc điểm phân biệt các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh

(Ảnh: Fujimura được dẫn bởi New, 2003)

2.1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn chủ yếu của chúng trong tự nhiên gồm các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bả hữu cơ (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2005) Tôm càng

Trang 14

xanh hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, nếu thức ăn dinh dưỡng không đầy đủ thì tỉ lệ hao hụt cao, đây là đặc tính cố hữu của loài (Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2004).

Thức ăn nhân tạo cho tôm càng xanh phải phù hợp với tập tính bắt mồi của chúng Màu sắc thức ăn hình dạng, kích cỡ và mùi vị thức ăn là những yếu tố đầu tiên cần phải đáp ứng để kích thích và dể dàng cho tôm bắt mồi Ngoài những yếu tố trên, vấn đề cân bằng các chất dinh dưỡng như đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thức ăn là vô

cùng quan trọng (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).

2.1.2.4 Đặc điểm sinh sản

Dựa vào hình thế bên ngoài có thể phân biệt được tôm càng xanh đực và cái dể dàng Ở tôm trưởng thành,tôm đực thường có kích thước lớn hơn tôm cái xét trong cùng giai đoạn phát triển Đầu ngực tôm đực to hơn và khoang bụng hẹp hơn so với tôm cái Bên cạnh đó, đôi càng thứ hai dài, to và thô hơn Tôm đực trưởng thành thường có đôi càng xanh dương đậm Các góc chân ngực của tôm đực cũng xếp khích nhau hơn so với tôm cái cạnh đốt chân ngực thứ năm có 2 lỗ sinh dục đực Ngoài ra, tôm đực còn có nhánh phụ đực nằm kế nhánh trong của chân bụng hai và điểm cứng ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất

(Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).

Tôm cái thường có kích thước nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực và đôi càng nhỏ, ba tấm bụng đầu tiên ở tôm cái rộng và dài tạo thành khoan bụng và làm buồng ấp trứng Quá trình nở rộng của các tấm bụng này khi tôm sinh sản lần đầu tiên và đây chính là đặc điểm quan trọng của tôm cái Lỗ sinh dục của tôm cái nằm ở phần ức, ngay gốc chân ngực thứ

ba có dạng tam giác Trên các đốt giữa chân bơi có nhiều lông tơ hình thành thời kỳ lột xác tiền giao vĩ Buồng trứng tôm cái nằm trên mặt lưng của phần đầu ngực, giữa dạ dày và gan tụy Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực, trãi dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng ở trước tim chạy dọc hai bên về phía bụng đỗ về túi chứa tinh Ở đốt gốc của chân ngực thứ ba

(Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).

Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nhân tạo, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm Mùa vụ sinh sản của tôm càng xanh ở đồng bằng Nam Bộ tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 8 đến tháng 10 (Nguyễn Việt Thắng, 1993)

Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm Tôm cái thường di chuyển lên từ tầng đáy lên tầng giữ hay tầng mặt để đẻ Trong quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang qua túi tinh Trứng sẽ lần lượt dính từng chum vào các lông tơ của các đôi chân bụng thứ 4, thứ 3, thứ 2

và thứ nhất Thời gian đẻ trứng từ 10 đến 60 phút và thông thường từ 15- 25 phút Những tôm cái thành thục chín muồi nhưng không được giao vĩ vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giời

Trang 15

sau khi lột xác Những trứng này do không thụ tinh sẽ rụng sau một đến hai ngày (FAO, 1985).

Trong quá trình ấp trứng tôm cái thường dùng chân bụng quạt nước, tạo dòng nước, cung cấp dưỡng khí cho trứng thời gian ấp đến trứng nở có thể từ 15-23 ngày phụ thuộc vào

nhiệt độ (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).

Tuỗi thành thục của tôm càng xanh thường từ khoảng 180-270 ngày tuổi Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào các yếu tố môi trường đặc biệt là nhiệt độ và dinh dưỡng Buồng trứng của tôm phát triển ở phần đầu ngực trải qua 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng giao động trong khoảng 18-20 ngày Khi buồng trứng phát triển đến giai đoạn V, tôm lột xác (lột xác tiền giao vĩ), sau lột xác thời gian thích hợp cho tôm giao vĩ là 3-6 giờ, khoảng 2-5 giờ và sau khi giao vĩ tôm đẻ trứng Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia sinh sản của chúng và sức sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000 đến 503.000 trứng Trung bình sứ sinh sản tương đối của tôm là 500-1.000 trứng/g trọng lượng tôm Tuy nhiên tôm nuôi trong ao, hồ,… sức sinh sản của chúng thấp hơn so với ngoài tự nhiên khoảng 300-600 trứng Tôm cái có thể tái phát dục trong vòng 16-45 ngày vài trường hợp cá biệt thời gian tái phát dục ngắn chỉ sau 7 ngày có thể

tái phát dục 4-6 lần trong vòng đời (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003) Sau khi trứng

thụ tinh, trứng được ấp trong khoảng 19-21 ngày ở nhiệt độ khoảng 28oC (Joseph et al.,

1985)

Sức sinh sản của tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thích, môi trường sống dinh dưỡng Sức sinh sản của tôm càng xanh sẽ tăng dần từ 20g-140g, khi trọng lượng tôm lớn hơn 140g thì sức sinh sản sẽ giảm dần Sức sinh sản thực tế của tôm tự nhiên 420-768 ấu trùng/g tôm mẹ (Nguyễn Việt Thắng, 1993)

2.1.2.5Các giai đoạn phát triển của phôi và ấu trùng của tôm càng xanh

Giai đoạn phôi

Theo Trần Ngọc Hải và csv (2000) thì trứng tôm càng xanh mới đẻ có kích cỡ khoảng 0,6 - 0,7

mm Trứng thụ tinh bắt đầu phân cắt nhân và hoàn thành sự phân cắt sau 24 giờ Quá trình giảm phân xảy ra khi nhân phân cắt lần thứ ba, vào ngày thứ hai đĩa mầm xuất hiện ở mặt

bụng của phôi Ngày thứ ba vùng phôi được hình thành và phát triển sang giai đoạn Nauplius Sau 80 giờ các phụ bộ của Nauplius bắt đầu phát triển Ngày thứ năm hình thành phụ bộ đầu

và các nhú đuôi Ngày thứ bảy, điểm mắt bắt đầu phát triển và nhú đuôi trở thanh gai đuôi Ngày thứ tám bắt đầu hình thành giáp đầu ngực, mắt có sắc tố, ruột hình thành và tim bắt đầu đập Ngày thứ mười hai phôi nằm dọc theo trứng và tiếp tục phát triển cho đến khi nở Sau 17

Trang 16

-23 ngày trứng sẽ nở và quá trình nở hoàn thành sau 4 - 6 giờ Khi nở tôm mẹ cử động chân bụng liên tục để thải ấu trùng ra ngoài.

Giai đoạn ấu trùng

Ấu trung mới nở sống phù du, có tính hướng quang mạnh va cần có độ mặn 6-14‰ để sinh

sống và phát triển (Trần Ngọc Hải và csv, 2000) Ấu trùng sẽ chết sau khi nở 3 - 4 ngày nếu

sống trong môi trường nước ngọt Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngửa và đuôi ở phía trước

Ấu trùng ăn liên tục và thức ăn gồm các loại động thực vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng các sinh vật thủy sinh… Theo Ling (1969) ấu tùng trải qua 8 giai đoạn biến thái và đối với Uno và Soo

(1969) ấu trung tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác để trở thành postlarvae Sau nay nhiều

tác giả như: Aquacop (1977, 1983), Adisukressno (1977, 1980), Trương Quang Trí (1985)… cũng thống nhất y kiến với Uno và Soo là ấu trùng tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác để trở

thành postlarvae (Trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993).

2.2 Tình hình sản xuất giống nhân tạo tôm sú và tôm càng xanh

2.2.1 Tình hình sản xuất giống Tôm Sú

2.2.1.1 Trên thế giới

Với sự phát triển của nghề nuôi tôm sú, nghề sản xuất giống đóng một vai trò hàng đầu và rất quan trọng, nếu không có nghề sản xuất giống ra đời thì không thể phát triển nghề nuôi tôm sú

Vì vậy có thể nói nghề sản xuất giống tôm sú rất phát triển mà đặc biệt là Thái Lan

Năm 1934, Fujinaga, người được thế giới công nhận là ông tổ của nghề nuôi tôm, đã cho sinh

sản thành công và ương nuôi được một phần ấu trùng tôm he (Penaeus japonicus) ở Nhật Bản

(được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Chung, 2000) Năm 1943, Panouse đã phát hiện ra phương pháp nuôi vỗ tôm thành thục bằng cách cắt mắt Từ đó đến nay phương pháp này đã được hoàn thiện dần và được áp dụng trên nhiều nước trên thế giới (được trích dẫn bởi Ngô Anh Tuấn, 1995)

Năm 1963, phòng thí nghiệm Galveston ở Texas (Mỹ) đã thành công trong việc cho sinh sản

và ương nuôi hai loài ấu trùng tôm he của Mỹ (P setiferus và P aztecus) (được trích dẫn bởi Nguyễn Quốc Việt, 2001) Sau đó, kỹ thuật trên đã được ứng dụng cho các loài tôm sú (P monodon), tôm thẻ (P merguiensis), tôm thẻ Ấn Độ (P indicus) ở nhiều trại giống ở Châu Á

như Đài Loan, Philippin, Thái Lan và Malaysia Từ đó đến nay, nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống tôm sú đã được tiến hành với những cải tiến khác nhau như việc kết hợp những

ưu điểm trong các hệ thống bể lớn của Nhật Bản, hệ thống bể nhỏ của Mỹ

2.2.1.2 Trong nước

Trang 17

Theo Lê Xuân Sinh (2002), ở nước ta những nghiên cứu về sản xuất tôm giống nhân tạo phát triển chậm hơn so với các nước trên thế giới hàng thập kỷ và đến năm 1980 một số trại ở miền Trung bắt đầu cung cấp tôm giống cho người nuôi Sang giai đoạn 1990 - 1994, hệ thống mạng lưới sản xuất giống đã phát triển mạnh mẽ ở miền Trung, chủ yếu là sản xuất giống tôm

sú (P monodon) để cung cấp cho miền Nam, thời kỳ này việc nghiên cứu sản xuất giống cũng

được bắt đầu được quan tâm và phát triển ở miền Nam Năm 1994, cả nước có 800 trại sản xuất giống tôm biển, năm 1999 là 2.125 trại (Bộ Thủy Sản, 1999) và năm 2002 cả nước có 4.774 trại đã sản xuất được 19 tỷ con giống Các trại này tập trung chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Cà Mau với số trại tương ứng là 1.260, 1.196 và 821 (Bộ Thủy Sản, 2003) Năm 2004, sản lượng tôm sú của Việt Nam là 290.000 tấn, trong đó ĐBSCL là 200.000 tấn Cả nước sản xuất được 26,1 tỉ tôm giống, trong đó ĐBSCL chỉ sản xuất được 7 tỉ con (Bộ Thủy sản, 2005) Hiện tại, ở Việt Nam, có hai qui trình sản xuất giống tôm sú là qui trình thay nước và qui trình nước tuần hoàn Qui trình thay nước là qui trình được ứng dụng phổ biến ở Việt Nam từ những năm 1990, trong khi đó qui trình nước tuần hoàn được nghiên cứu và công

bố vào năm 1999 (Thạch Thanh, Trương Trọng Nghĩa và Nguyễn Thanh Phương, 1999)

Hiện nay, sản xuất giống tôm sú đang phát triển rộng rãi do nhu cầu tôm giống ngày càng tăng

để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thịt đang phát triển mạnh ở ĐBSCL

Và nghề sản xuất tôm sú giống ở Cà Mau đã hình thành từ nhiều năm nay Hiện nay, Cà Mau

có gần 900 trại sản xuất với 65.000 m3 bể ương trong đó huyện Ngọc Hiển và Năm Căn chiếm 68% số lượng trại giống toàn tỉnh (Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Cà Mau, 2005) Sản lượng tôm bột (PL15) của tỉnh Cà Mau khoảng 4,1 tỉ con/năm Cà Mau còn có hơn 500 cơ sở nhập giống di nhập từ các tỉnh khác về bán Nguồn tôm giống sản xuất được cung cấp chủ yếu cho diện tích nuôi tại địa phương Từ năm 2004, các trại đang đối mặt với nguy cơ phá sản do chất lượng giống không đảm bảo, giá con giống thấp và thị trường tiêu thụ khó khăn Hiện tại, huyện Ngọc Hiển có trên 40% tổng số trại đã ngưng hoạt động, trong số đó có 10% số trại chính thức giải thể

Ở Thành phố Cần Thơ thì từ năm 2001 Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu chuyển giao công nghệ sản xuất tôm sú giống ứng dụng qui trình tuần hoàn cho một số trại và sau đó số trại tăng dần Năm 2003 các trại tôm tại Thành phố Cần Thơ đã cung cấp được 40 triệu tôm giống và đến năm 2004 thì tăng lên 70 triệu con cho các tỉnh ĐBSCL (Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2005) Chất lượng con giống sản xuất tại Cần Thơ được người nuôi chấp nhận mặc dù giá cao và điều này mở ra một hướng để Cần Thơ trở thành trung tâm cung cấp giống sạch của vùng ĐBSCL

Trang 18

Năm 2006, ở Sóc Trăng số trại sản xuất tôm giống là 11 trại với sản lượng 59 triệu tôm bột chiếm 1,3% tổng số lượng PL được bán trong tỉnh, số còn lại 98,7% đuợc nhập từ các tỉnh khác.

Và dọc theo bờ biển Ninh Thuận hầu hết có thể quy hoạch vùng sản xuất tôm giống vì môi trường trong sạch, nguồn nước đáp ứng điều kiện sản xuất tôm giống khi cơ sở hạ tầng được xây dựng Tính đến cuối năm 2004, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả tỉnh là 2.059ha, tăng 118,83% so với năm 2003 Trong đó nuôi nước mặn và lợ chiếm 1.931,2 ha tăng 116,49% so với năm 2003 Năm 2004, toàn tỉnh 1.190 trại tập trung sản xuất ở bốn khu vực: khu quy hoạch sản xuất giống An Hải, Bình Sơn, Khánh Hội, Nhơn Hải và một số địa phương khác không đáng kể Sản lượng giống sản xuất được trong năm đạt 4,4 tỷ con, 112,82% so với năm 2003, năng suất trại năm 2004 đạt 3,69 triệu PL/trại/năm tăng 113,73% so với năm trước (Chi cục Thủy sản Ninh Thuận, 2005)

Bên cạnh phát triển về số lượng trại giống và sản lượng tôm bột, nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỷ thuật trong sản xuất giống tôm sú Cụ thể, “năm 2003, Công ty Hải Đăng

đã ứng dụng hệ thống lọc sinh học và máy cung cấp khí ozone để sử lý nước, diệt khuẩn trong

bể ương” Nhờ đó, hiệu quả sản xuất và chất lượng tôm giống được nâng cao Theo Thạch Thanh (2005), “Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú

(Penaeus monodon) qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn” Ngoài hệ thống lọc sinh học, sử

dụng ozone, nước biển nhân tạo, các cán bộ của Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đang tiến hành nhiều nghiên cứu để nâng cao chất lượng tôm sú giống và tôm thương phẩm như: ảnh hưởng của chế độ thay nước, mưa axít, việc sử dụng hóa chất, thức ăn trong quá trình ương, nuôi; cách phòng và trị bệnh đốm trắng, bệnh còi trên tôm sú Đặc biệt, khoa đang thử nghiệm nuôi tôm sú bố mẹ trong bể nuôi được bảo đảm các điều kiện thay vì nuôi tự nhiên trong ao, đầm như trước đây Cách làm này nhằm ngăn ngừa tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh và lây sang ấu trùng, hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh của tôm giống Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ góp phần thúc đẩy công nghệ nuôi tôm sú ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn

2.2.2 Tình hình sản xuất giống Tôm Càng Xanh

2.2.2.1 Trên thế giới

Theo Aquacop (1977), đã theo dõi sự biến động hóa học của nước trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh đã đưa ra rằng: trong ương ấu trùng cần theo dõi sự biến động của đạm nitrit và ammonia và khống chế chất lượng nước là vấn đề quan trọng trong quá trình ương

Trang 19

Theo nghiên cứu của Cheah và Ang (1979), khi tiến hành ương tôm càng xanh, Artemia

được cho ăn có bổ sung cả vỏ đã làm cho nước xanh hơn Khi vỏ Artemia nằm dưới đáy bể

sẽ là một giá thể tốt giúp tảo và vi khuẩn phát triển từ đó góp phần làm sạch nước ương bởi quá trình chuyển hóa đạm trong nước Sau thời gian ương 54 ngày tỷ lệ sống của ấu trùng

ở độ mặn 6 -8 ‰ là 39,6% và 12- 14‰ là 36,9%

Trong năm 1995, có khoảng 600 – 800 triệu ấu trùng tôm càng xanh đã được sản xuất từ

50 trại giống theo qui mô gia đình ở Thái Lan và mở rộng 6400 ha ao nuôi tôm thương phẩm (Suwannatous, 1996)

Rao (1996), trại giống quy mô gia đình ở Ấn Độ có diện tích từ 500 – 1.500m2 và có thể sản xuất được 500.000 PL/năm, với chi phí từ 7.143 – 9.524 USD/năm (trích dẫn bởi

Correia et al., 2000).

Ở Malaysia, tôm càng xanh được nuôi trong ao đất với mật độ 10 con/m2 sau 5,5 tháng nuôi đạt năng suất 979 kg/ha, tỷ lệ sống đạt 32,4% Một thí nghiệm khác được tiến hành khi nuôi với mật độ 10 con/m2 và 20 con/m2 Kết quả sau 5 tháng nuôi, năng suất đạt 1.100

kg/ha và 2.287 kg/ha (Ang et al., 1990) (trích dẫn bởi Dương Nhựt Long và csv., 2006).

2.2.2.2 Trong nước

Ở nước ta, các Viện, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản 2

từ những năm 1984 đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng các qui trình nước trong kín, nước trong hở, nước xanh để sản xuất giống tôm càng xanh và đã đạt được những kết quả quan trọng (Nguyễn Việt Thắng, 1993)

Nguyễn Việt Thắng (1993), áp dụng quy trình sản xuất giống nước xanh với mật độ 40 -50

ấu trùng/L đạt tỷ lệ sống 40,2%, quy trình nước trong hở với mật độ 60 – 100 ấu trùng/L đạt tỷ lệ sống 35,4%, qui trình nước trong kín với mật độ 70 ấu trùng/L tỷ lệ sống 24,9%.Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999), đã ương tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến với mật độ ương 50 ấu trùng/L, 100 ấu trùng/L và 150 ấu trùng/L Kết quả ương cho thấy mật độ ương 50 con/L các yếu tố môi trường gần như tốt cho sự hoạt động của ấu trùng, tỷ

lệ sống, tỷ lệ chuyển postlarvae cao nhất (19,46%) so với mật độ ương 150 con/L có tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển postlarvae thấp nhất (0,82%).

Nguyễn Ngọc Thọ (2000), đã thử nghiệm sản xuất tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến với mật độ ương 60 ấu trùng/L và 90 ấu trùng/L Qua kết quả cho thấy tốc độ

tăng trưởng theo chiều dài và tỷ lệ chuyển postlarvae ở mật độ ương 60 ấu trùng/L cao hơn

(7,56 mm và 80,77%) ở mật độ ương 90 ấu trùng/L (5,6mm và 41,48%)

Trang 20

Nguyễn Thanh Phương và csv (2000), nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh theo mô hình

nước xanh cải tiến với mật độ ấu trùng 60 con/L (có thể 120 con/L), chu kỳ ương thường

30 – 35 ngày, mật độ tảo ban đầu 1 triệu tế bào/ml Kết quả cho thấy tỷ lệ sống từ ấu trùng

đến postlarvae là rất tốt, trung bình đạt 52,6%

Năm 1980, tại Hải Phòng và Vũng Tàu, Viện Nghiên Cứu nuôi Trồng thủy sản II đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tôm càng xanh Tuy nhiên, lượng tôm giống vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi (Đào Mạnh Sơn, 2003)

Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (2006), nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh dựa trên

nguồn tôm bố mẹ thu từ tự nhiên, ao nuôi thương phẩm và tôm bố mẹ nuôi vỗ Kết quả cho thấy số ấu trùng của tôm tự nhiên đạt cao nhất từ 7.950 – 25.859 ấu trùng/tôm cái, tôm nuôi vỗ có số ấu trùng từ 9.308 – 23.626 ấu trùng/tôm cái và thấp nhất ở nguồn tôm nuôi thương phẩm Chu kỳ ương ương khoảng 30 ngày Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm nuôi vỗ (76,6%) cao hơn so với nguồn tôm thu từ tự nhiên (51,3%) và ao nuôi thương phẩm (62%).Theo Lê Xuân Sinh (2008), mật độ ương ấu trùng tôm càng xanh với qui trình nước xanh cải tiến là 66,9 con/L Năng suất PL12-15 của quy trình nước xanh cải tiến (12,88 con/m3/đợt) cao hơn các quy trình khác (10.800 con/m3/đợt) với tổng chi phí cho một đợt sản xuất khoảng 854.800 đồng /m3/bể ương

Trần Thị Thanh Hiền (2008), đã tiến hành sản xuất tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến có bổ sung vitamin C vào thức ăn, mật độ ấu trùng 50 con/L Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng tăng lên khi bổ sung vitamin C Ngoài ra khả năng chịu đựng của ấu trùng cũng được cải thiện Tôm được cho ăn thức ăn chứa 2000 mg vitamin C/kg thức ăn

cho tỷ lệ sống và số lượng postlarvae cao nhất (78,9%) và 39,4 PL/L)

2.2.3 Tình hình nuôi tôm sú

2.2.3.1 Thế giới

Theo tin tổng hợp từ The Shrimp News, nghề nuôi tôm biển trên thế giới bắt nguồn từ các nước khu vực Đông Nam Á với hình thức nuôi tôm quảng canh Năm 1930, nghề nuôi tôm bắt đầu phát triển mạnh từ những thập niên 1970 Năm 1975, dự án nuôi tôm thâm canh được phát triển ở Thái Lan Năm 1975, Ecuador trở thành nước dẩn đầu thế giới về sản lượng tôm nuôi ở Tây bán cầu và Đài Loan cùng Trung Quốc đứng đầu ở Đông bán cầu Sản lượng nuôi tôm trên thế giới tăng từ 50.000 tấn vào năm 1975 lên 200.000 tấn năm 1985, trong đó, khoảng 70% sản lượng tôm nuôi đến từ các quốc gia Châu Á Năm 1988, sản lượng nuôi trên thế giới đạt 450.000 tấn Tuy nhiên, nghề nuôi tôm trong những năm gần đây đã bắt đầu gặp trở ngại lớn về bệnh tật Đài Loan bị thiệt hại nặng nhất với sản lượng giảm từ 100.000 tấn/năm còn 20.000 tấn/năm Năm 1992, Thái Lan trở thành nước có sản lượng tôm đứng đầu trên thế giới

Trang 21

và tiếp tục duy trì đến giữa thập niên 90 Năm 1993 - 1994, nghề nuôi ở Trung Quốc bị sụp đổ

do bệnh dịch, sản lượng giảm từ 200.000 tấn (1992) xuống còm 50.000 tấn năm 1993 Từ năm

1995, nghề nuôi tôm trên thế giới tăng trưởng chậm lại do dịch bệnh Virus xảy ra trên toàn cầu Dù thế, sản lượng vẫn tăng do nhiều công nghệ mới đã được áp dụng Theo thống kê của FAO (1998), sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 1996 đạt 900.000 tấn Châu Á là nơi nuôi tôm chủ yếu, chiếm 84% sản lượng tôm nuôi mỗi năm

Theo thống kê của FAO (2008), năm 1997 sản lượng tôm sú giảm đáng kể chỉ còn 480.000 tấn Những năm tiếp theo, sản lượng tôm sú tăng đáng kể và đạt 676.000 tấn năm 2001 Năm

2002 sản lượng tiếp tục giảm chỉ còn 630.000 tấn do có sự cạnh tranh của tôm thẻ chân trắng

từ Thái Lan và Indonesia và tăng nhanh đạt ngưỡng gần 740.000 tấn năm 2003 Từ năm 2004 sản lượng tôm sú giảm dần còn khoảng 670.000 tấn năm 2006

Ước tính sản lượng tôm nuôi năm 2009 của châu Á đạt 2,83 triệu tấn, trong đó có 2,307 triệu

tấn tôm chân trắng (Penaeus vannamei) và 522.000 tấn tôm sú (P monodon) (FAO, 2008).

Trong kỹ thuật nuôi tôm biển, đã có cuộc cách mạng rất lớn trong sự phát triển kỹ thuật nuôi tôm trên thế giới trong thời gian qua Các mô hình nuôi từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến đến bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh và các mô hình nuôi kết hợp khác Càng thâm canh hoá, năng suất càng cao Tuy nhiên, mỗi mô hình nuôi đều có những ưu điểm

và nhược điêm riêng biệt Trong khi mô hình nuôi tôm quảng canh cần chi phí thấp, đơn giản trong kỹ thuật và rủi ro thấp thì mô hình nuôi thâm canh lại cần kỹ thuật cao chi phí lớn, chăm sóc nghiêm ngặt nhưng tính rủi ro cao

2.2.3.2 Trong nước

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản (2003, 2005), diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam tăng ngày càng nhanh Năm 1990, ước tính khoảng 185.000 ha, sản lượng đạt 35.000 tấn và năm 1993 khoảng 200.000 ha với năng suất 45.000 tấn Theo thống kê của cục thống kê Việt Nam năm (2008), diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tăng nhanh ở năm 2000 (340.500 ha) đến năm 2004 là (604.400 ha) nhưng diện tích nuôi tôm giảm ở năm 2005 (533.200 ha) và tăng trở lại năm 2006 (616.700 ha) và 2007 ước đạt (630.300 ha)

Vùng ĐBSCL, một trong những nơi có tiềm năng nuôi tôm sú rất lớn Năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của 7 tỉnh ven biển ĐBSCL là 539.607 ha, chiếm 89,3% tổng diện tích

cả nước; trong đó, nuôi tôm sú là 538.800 ha, tôm thẻ chân trắng 807 ha Diện tích nuôi tôm sú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Cụ thể là tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng có 477.000 ha, chiếm 87% tổng diện tích nuôi toàn vùng ĐBSCL Sản lượng đến năm 2015 đạt 315.500 tấn, chiếm 68% sản lượng toàn vùng Trong đó, diện tích nuôi tôm sú tỉnh Cà Mau đến năm 2015 là 235.500 ha, trong đó nuôi bán thâm canh và thâm canh 11.400 ha; nuôi quảng

Ngày đăng: 02/10/2012, 10:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của tôm sú (Hình chụp) Phân bố - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của tôm sú (Hình chụp) Phân bố (Trang 3)
Hình 2.2: Vòng đời của tôm sú theo Motoh (1981) - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Hình 2.2 Vòng đời của tôm sú theo Motoh (1981) (Trang 5)
Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm sú - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm sú (Trang 8)
Hình 2.4: Hình thái bên ngoài Tôm Càng Xanh - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Hình 2.4 Hình thái bên ngoài Tôm Càng Xanh (Trang 9)
Hình 2.5 Vòng đời của Tôm càng xanh - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Hình 2.5 Vòng đời của Tôm càng xanh (Trang 12)
Hình 2.6: Đặc điểm phân biệt các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Hình 2.6 Đặc điểm phân biệt các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh (Trang 13)
Bảng 3.4 Chế độ chăm sóc và cho ăn - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Bảng 3.4 Chế độ chăm sóc và cho ăn (Trang 32)
Bảng 4.2 Thời gian phát triển của tôm càng xanh - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Bảng 4.2 Thời gian phát triển của tôm càng xanh (Trang 34)
Bảng 4.3 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm sú - Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
Bảng 4.3 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm sú (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w