1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

32 2,1K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Đặng Thị Huyền Hương, để vận dụng các phương pháp thống kê đã được học vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, từ đó có thể hiểusâu hơn nội dung mình đã được học tập,

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

ĐỀ TÀI

HỌC NGOẠI THƯƠNG

Hà Nội, 5/2012

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 0

PHẦN 1: MỤC ĐÍCH – NỘI DUNG – CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3

1 Đối tượng 3

2 Phạm vi điều tra 3

3 Thời gian điều tra 4

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

IV HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ SỬ DỤNG 4

V LỰC LƯỢNG ĐIỀU TRA 4

VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 4

VII CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI 5

PHẦN 2 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 7

I TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA 7

Câu 1: Địa điểm thuê trọ của các sinh viên Ngoại Thương 7

Câu 2 Diện tích phòng trọ của sinh viên Ngoại thương 8

Câu 3 Số người ở cùng phòng trọ với sinh viên Đại học Ngoại thương 9

Câu 4: Tiền thuê phòng trọ hàng tháng của sinh viên Ngoại thương 11

Câu 5: Số tiền thuê nhà chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số tiền chi tiêu một tháng 12

Câu 6: Tiền điện, nước hàng tháng 13

Câu 7: Số lần chuyển nhà 16

Câu 8 Đánh giá chất lượng dịch vụ 17

Câu 9: Mức độ hài lòng về nhà trọ đang thuê của các sinh viên Ngoại Thương 18

Câu 10: Các ý kiến đống góp của sinh viên với chủ nhà trọ 19

II XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY TƯƠNG QUAN 20

1 Cơ sở lý luận mô hình 20

2 Kết quả mô hình 21

3 Nhận xét 21

KẾT LUẬN 23

PHỤ LỤC 26

Phụ lục 1 Kết quả thống kê 26

Phụ lục 2 Thống kê phụ về số điện và số khối nước hàng tháng sinh viên trọ sử dụng 31

Phụ lục 3 Bảng kết quả hồi quy chạy bằng chương trình Eviews 32

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nhà trọ đã, đang và luôn là vấn đề nóng,thu hút được sự quan tâm của sinh viên tỉnhngoài học tập tại Hà Nội nói chung và sinh viên Ngoại Thương nói riêng Bởi lẽvới sinh viêntìm được một chỗ trọ phù hợp với nhu cầu của mình luôn là một bài toán khó Hơn thế nữa,

ông cha ta đã có câu: “an cư lạc nghiệp”.Sinh viênphải có ổn định được chỗ ở thì mới có thể

yên tâm học tập Cho nên tìm được nhà trọ phù hợp vô cùng quan trọng

Sau quá trình học tập, tìm hiểu bộ môn “Nguyên Lý thống kê kinh tế”, được sự hướng

dẫn của Giảng viên, Ths Đặng Thị Huyền Hương, để vận dụng các phương pháp thống kê

đã được học vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, từ đó có thể hiểusâu hơn nội dung mình đã được học tập, có điều kiện thực hành các kỹ năng sử dụng phầnmềm máy tính, kỹ năng viết báo cáo, cũng như rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm.Nhóm chúng em đã tìm hiểu, quan sát và từ đó chọn ra cho nhóm một đề tài vừa gần gũi với

bản thân, và theo đánh giá chủ quan của nhóm là khá cần thiết để nghiên cứu, đó là “Tình

hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương”.

Do cuộc điều tra chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn cũng như phạm vi điều trakhông lớn nên có thể sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự góp ý của cô giáo

và các bạn để bài nghiên cứu của chúng em hoàn thiện hơn

Chúng em xin gửi lời cám ơn đến giảng viên: Ths Đặng Thị Huyền Hương đã hướng

dẫn nhóm thực hiện bài nghiên cứu; xin cảm ơn các sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương

đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trang 4

PHẦN 1: MỤC ĐÍCH – NỘI DUNG – CƠ SỞ LÝ LUẬN

I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Tìm hiểu về tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Đại học Ngoại Thương, chúng emmuốn điều tra về chất lượng cũng như giá cả dịch vụ của phòng trọ mà sinh viên NgoạiThương đang thuê trọ

Thứ nhất, chúng em muốn khảo sát xem với sinh viên đâu là một nhà trọ lí tưởng Thứ hai,đánh giá chất lượng các phòng trọ đã đáp ứng nhu cầu của sinh viên hay chưa? Thứ ba, đưa ra những góp ý cho các chủ nhà trọ để phục vụ nhu cầu của sinh viên tốt

hơn

Cuối cùng, qua điều tra mẫu, chúng em muốn đi đến việc rút ra nhận xét chung về tình

hình, thực trạng của nhà trọ sinh viên Ngoại Thương thuê Qua đó, định hướng các biện phápgiúp đỡ sinh viên Ngoại Thương tìm được nơi trọ tốt hơn

II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.

1 Đối tượng.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên Đại học Ngoại Thương từ năm nhất đến

năm thứ 4 và đang thuê trọ, không tính đến những sinh viên đang trọ ở ký túc xá

Có thể nói sinh viên là đối tượng thích hợp cho việc khảo sát về phòng trọ.Mỗi năm lại

có thêm mấy nghìn sinh viên trúng tuyển vào Đại học Ngoại Thương Trong số đó có không ítcác bạn sinh viên đến từ các tỉnh khác nhau, không phải ai cũng có nhà riêng hoặc người thân

ở Hà Nội, các khu ký túc xá với giá rẻ thì lại quá ít phòng, không đáp ứng được hết nhu cầu.Bởi thế việc thuê trọ ở các khu trọ bên ngoài trường là rất phổ biến.Hơn thế nữa, chúng emchọn sinh viên ĐH Ngoại Thương bởi vì sinh viên rất năng động,gần gũi nên dễ dàng để thuthập thông tin với độ chuẩn xác cao

2 Phạm vi điều tra.

Để cho kết quả nghiên cứu được chính xác, không quá rộng và vượt quá tầm kiểm soát

nên chúng em đã chọn không gian nghiên cứu trong phạm vi trường Đại học Ngoại Thương.

Mặc dù phạm vi nghiên cứu tuy hẹp nhưng với sự ủng hộ của các bạn sinh viên khi tham giabản điều tra với thái độ nhiệt tình, vì thế chúng em hi vọng bài nghiên cứu của mình sẽ phảnánh một cách khách quan và trung thực nhất về tình hình thuê nhà trọ của sinh viên ĐH NgoạiThương hiện nay

Trang 5

3 Thời gian điều tra.

Chúng em đã tiến hành điều tra từ ngày: 16/4/2012 đến ngày 22/4/2012 Sau đó, chúng

em sắp xếp và tổng hợp lại các số liệu để tính toán, lập bảng, vẽ đồ thị rồi từ đó đưa ra cácnhận xét

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Dựa theo mục đích nghiên cứu, đối tượng cũng như không gian và thời gian nghiên cứu,nhóm chúng em đã lập một bảng gồm 8 câu hỏi khác nhau về phương diện, cách thức,mụcđích với các tiêu chí nhất định Nội dung nghiên cứu của chúng em tập trung vào ba lĩnh vựcsau :

Thứ nhất, đó là thực trạng chung về tình hình thuê nhà trọ của sinh viên: vị trí phòng

trọ, diện tích phòng trọ, số người ở cùng, giá cả ( tiền phòng, tiền điện, nước)

Thứ hai, đó là nhu cầu thuê nhà trọ của sinh viên: số tiền dành cho thuê nhà trọ chiếm

bao nhiêu % tổng số tiền chi tiêu một tháng, đánh giá của sinh viên về chất lượng, giá cả

Thứ ba, đó là mức độ hài lòng và những ý kiến đóng góp của sinh viên (về điện nước,

mạng, ) với chủ nhà trọ

Cuối cùng, thông qua bài điều tra chúng em đưa ra những thông tin khách quan về tình

hình thực tế đồng thời dự doán xu hướng phát triển của vấn đề: thuê nhà trọ của sinh viên ĐHNgoại Thương Từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng nhà trọ, đáp ứngtốt hơn nhu cầu của sinh viên Đại học Ngoại Thương

IV HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ SỬ DỤNG.

Hình thức: Thống kê chọn mẫu.

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi.

V LỰC LƯỢNG ĐIỀU TRA.

Tất cả các thành viên trong nhóm với sự nhiệt tình, năng động đã hoàn thành việc thuthập thông tin thành công với 237 phiếu điều tra

VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.

Nhóm chúng em tiến hành điều tra với số lượng phiếu điều tra là 237 nhưng sau khi tiếnhành điều tra và tổng hợp kết quả Chúng em thu được kết quả là :

 210 phiếu điều tra hợp lệ

 27 phiếu điều tra không hợp lệ Bởi vì do là quên điền tên, trả lời không đúngnội dung câu hỏi yêu cầu

Nên kết quả đánh giá của chúng em sẽ đánh giá trên 210 kết quả hợp lệ

Trang 6

VII CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI

Trong bài điều tra này, chúng em sẽ sử dụng 3 phương pháp phân tích: phương pháp

phân tổ thống kê, phương pháp đồ thị thống kê và phương pháp phân tích hồi quy tương quan.

Sau đây là phiếu điều tra của nhóm em

Trang 7

Thông tin cá nhân:

Họ tên: ……… Khóa: ……… Chuyên ngành:…………

Giới tính: ……… Tuổi: ………

Phiếu khảo sát về phòng trọ sinh viên Ngoại thương đang thuê 1) Bạn đang thuê nhà ở đâu?: ………

Vị trí (Khoảng cách từ phòng trọ đến trường): A:<1 km B: 1-4 km C: 4-7km D: 7-10km E:>10km 2) Diện tích phòng (nhà): ………

3) Giá cả : Tiền phòng (nhà): ………

Tiền điện: ……… Tiền nước: ………

4) Số tiền thuê nhà chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số tiền chi tiêu một tháng: A: 0-20% B: 20-40% C: 40-60% D: 60-80% E: 80-100% 5) Số người ở cùng? ……….

6) Số lần đổi phòng trọ từ khi vào trường: ………

7) Bạn đã cảm thấy hài lòng với phòng trọ hiện tại của mình? có – bình thường–không Nếu không: xin vui lòng cho biết lý do: (các gợi ý: về giá cả, điện nước, diện tích, an ninh, khoảng cách với trường, bạn cùng phòng,……

8) Chất lượng dịch vụ: (4: rất tốt; 3: tốt; 2: trung bình; 1: không tốt; 0: rất kém; không có dịch vụ ghi“không có”) Tiêu chí Điện Nước Khu công trình phụ Mạng internet An ninh Điểm Các ý kiến đóng góp với chủ nhà trọ:

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã hoàn thành bảng câu hỏi này!

Trang 8

PHẦN 2 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

I TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA

Để quá trình tổng hợp và phân tích dễ dàng hơn, các kết quả thu được từ quá trình điềutra sẽ được sắp xếp không đúng với trình tự trong phiếu điều tra Trong phần này, nhóm chỉtrình bày các kết quả đã được tổng hợp của từng câu hỏi để tránh dài dòng và lan man, phầnchi tiết của kết quả điều tra của từng câu được đính kèm trong phần phụ lục

Câu 1: Địa điểm thuê trọ của các sinh viên Ngoại Thương

Bảng khoảng cách từ phòng trọ tới trường Đại học Ngoại Thương

Đồ thị khoảng cách từ nhà trọ tới trường Ngoại Thương

Nhận xét: Địa điểm trọ của các sinh viên Ngoại Thương phân bố khá rộng và mật độ phân bố

giảm dần khi càng xa trường Đa số các bạn sinh viên đầu thuê trọ tại địa điểm trọ ngay gầntrường Cụ thể, 45,24% các bạn sinh viên ở cách trường dưới 1km (Địa điểm chủ yếu mà cácbạn sinh viên trong nhóm này trọ là Phố Chùa Láng) Địa điểm cách trường từ 1-4 km cũngđược nhiều bạn lựa chọn (34,29%), nhóm này thì phân bố khá rộng ở các địa điểm khác nhautrong quận Cầu Giấy, Thanh Xuân hoặc Đống Đa Hơn 90 % các sinh viên thuê trọ đều trong

Trang 9

vòng bán kính 7km tính từ trường đại học Có 3 sinh viên trong tổng số 210 bạn tham giakhảo sát ở trọ cách trường trên 10 km.

Như vậy, có thể thấy rằng việc đi lại tới trường của các bạn sinh viên cũng là một trởngại lớn Điều đó khiến đa số các sinh viên có xu hướng trọ gần trường học để tiện lợi choviệc sinh hoạt và học tập hơn

Câu 2 Diện tích phòng trọ của sinh viên Ngoại thương

Diện tích (m2) Số lượng Tần suất(%) Si

Trang 10

Me 1 Memin Me

Me

fS2

Vì M0 Me X nên diện tích phòng trọ phân bố lệch phải

Dựa trên các số liệu thu được, chúng ta có thể nhận thấy, diện tích phòng trọ của sinhviên Ngoại thương khá đa dạng và có sự chênh lệch nhau khá lớn, dao động trong khoảng từ10m2 đến 50m2 Trong đó diện tích phổ biến nhất là 18m2 , nằm trong khoảng từ 15 đến 20

m2, chiếm đến 42,38% Chỉ một số rất ít sinh viên chọn phòng trọ với diện tích dưới 10m2,chiếm 0.95%

Câu 3 Số người ở cùng phòng trọ với sinh viên Đại học Ngoại thương

Trang 11

Các sinh viên có xu hướng thuê trọ cùng nhau để giảm các chi phí về tài chính 91,43%

số sinh viên trong cuộc điều tra này đều có bạn cùng phòng, chỉ có 8,57 % (18/210 sinh viên)

ở một mình Trung bình mỗi một phòng trọ đều có hơn 2 người ở cùng

Diện tích phòng trọ theo đầu người chỉ có 7,71 m2/người Con số này là rất nhỏ, nhưvậy cho thấy số lượng phòng trọ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên

Trang 12

Câu 4: Tiền thuê phòng trọ hàng tháng của sinh viên Ngoại thương

Trang 13

tiền phòng trung bìnhTiền phòng tính theo đầu người

số người ở cùng một phòng trung bình1930,95 757,24 (nghìn VNĐ)

Dựa trên mức sống trung bình hiện nay thì giá thuê nhà trọ của sinh viện Ngoại thươngcũng khá cao Chỉ cĩ số ít sinh viên chọn thuê được phịng trọ giá rẻ dưới 1.000.000 VNĐ,nhưng con số này khơng đáng kể, chỉ chiếm 4,28% trên tổng số sinh viên được điều tra

Xu hướng ở chung một phịng để giảm tiền phịng cho mỗi sinh viên là một biện pháprất hiệu quả để tiết kiệm tiền bạc Nếu tính theo tiền phịng trọ trung bình trên đầu người thìmỗi sinh viên Ngoại Thương trung bình mỗi tháng sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng trên 700.000VNĐ, thấp hơn rất nhiều so với con số 1.930.950 VNĐ

Câu 5: Số tiền thuê nhà chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số tiền chi tiêu một tháng.

Trang 14

Biểu đồ tỷ lệ % số tiền thuê nhà trong tổng số tiền chi tiêu hàng tháng:

Số tiền thuê nhà trọ trung bình chiếm 41,42% tổng chi tiêu của một sinh viên trong mộttháng Như vậy, tiền thuê nhà là một khoản phí lớn nếu so với các khoản phí sinh hoạt phải trảkhác của sinh viên

Câu 6: Tiền điện, nước hàng tháng

Trong quá trình thống kê về tiền điện, tiền nước mà mỗi sinh viên trọ phải chi trả mỗitháng, nhóm đã thu được bộ số liệu với 2 đơn vị khác nhau ở cả 2 tiêu chí là tiền điện (tiềnđiện/số – tiền điện/tháng) và tiền nước (tiền nước/m3 – tiền nước/tháng) Điều này đã gây ramột số khó khăn trong quá trình tổng hợp và phân tích số liệu

Để khắc phục hiện tượng này, nhóm đã tiến hành thêm một thống kê phụ đối với nhữngbạn sinh viên thuê trọ mà tiền điện, nước được tính theo số điện và khối nước để xác địnhtrung bình một tháng một bạn sinh viên dùng hết bao nhiêu số điện và bao nhiêu m3 nước Từ

đó chuyển giá tiền điện, nước tính theo một đơn vị thành số tiền điện, nước mỗi tháng phải

trả (bảng kết quả của thống kê phụ được đính kèm ở phần phụ lục)

Trang 15

Giá trị trung bình thu được sau điều tra phụ:

Số điện trung bình dùng 1 tháng: 40 số

Số khối nước trung bình dùng trong 1 tháng: 11 m 3

Sử dụng 2 giá trị này nhân với số tiền phải trả cho mỗi số điện và mỗi m3 nước, ta sẽ thuđược số tiền điện và nước trung bình mỗi tháng phải trả

Trang 16

25000 3 75000 8 125000 113 175000 69 225000 9 275000 8

X  

210148,10

Tương tự, tiền nước hàng tháng của sinh viên Ngoại Thương thuê trọ cũng phân bốkhá rộng từ 13.000 VNĐ đến 500.000VNĐ, nhưng chủ yếu nằm trong khoảng 50 –100.000VNĐ, tiền nước trung bình hàng tháng mà một sinh viên phải trả là 97.619,05 VNĐ.Lượng sinh viên phải trả tiền nước một tháng nhỏ hơn 200.000 VNĐ lên tới 197 sinh viêntrong tổng số 210 sinh viên điều tra Số sinh viên phải trả tiền nước với giá cao hơn 200.000một tháng chỉ là 13 sinh viên

Tiền điện và tiền nước mà một sinh viên thuê trọ phải trả hàng tháng là khá phù hợpvới mức sống và thu nhập của sinh viên hiện nay, tổng tiền điện nước trung bình chỉ bằngkhoảng 13% so với tiền nhà trung bình

Câu 7: Số lần chuyển nhà

Bảng phân bố số liệu:

Trang 17

n i i

x p p

Mode: Dễ dàng nhận thấy số sinh viên chưa chuyển trọ lần nào là nhiều nhất (76)

Nhận xét:

Các sinh viên Ngoại Thương trung bình đã chuyển trọ ít nhất 1 lần (trung bình là 1,3lần).Điều này cho thấy việc lựa chọn một nơi ở thích hợp không hề dễ dàng và khó được ngaytrong lần chọn đầu tiên Tuy vậy, việc số sinh viên chưa chuyển trọ lần nào chiếm tỉ trọngnhiều nhất (36,2%) cũng cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu ở của các nhà trọ cho các sinhviên là tương đối tốt

Câu 8 Đánh giá chất lượng dịch vụ

Mức độ đánh giá tiêu chí: 4: rất tốt; 3: tốt; 2: trung bình; 1: không tốt; 0: rất kém

Trang 18

số lượng khá cao sinh viên tạm hài lòng (mức trung bình dao động từ 19,52% – 31,43%) vàrất hài lòng (mức rất tốt, thấp nhất ở dịch vụ mạng 12,86% và cao nhất là An ninh 29,52%) Điểm trung bình cho từng tiêu chí lần lượt là:

Trang 19

Như vậy có thể kêt luận phần lớn sinh viên trong số được điều tra hiện đang được sửdụng những dịch vụ phù hợp và chất lượng, đặc biệt là An ninh với mức điểm trung bình >3(trên mức tốt) Thấp nhất là đánh giá về chất lượng mạng với điểm trung bình là 2,55 nhưngvẫn ở trên mức trung bình Thông qua chỉ số đánh giá về chất lượng dịch vụ của các sinh viên,

có thể nắm rõ được những tiêu chuẩn cho phòng trọ phù hợp với yêu cầu của sinh viên, mởrộng việc kinh doanh và để chất lượng phòng trọ ngày càng được hoàn thiện

Câu 9: Mức độ hài lòng về nhà trọ đang thuê của các sinh viên Ngoại Thương

Ngày đăng: 11/01/2016, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w