1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá ứng xử học đường của sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân

70 4,2K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 392,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy, khảo sát về các yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên là vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự khi mà hàng ngày những thông tin về bạo lực học đường, v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI

GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2015

Tên công trình:

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

TỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG

CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Thuộc nhóm ngành khoa học: XH1

HÀ NỘI, 2015

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……….5DANH MỤC CÁC BẢNG ……….…6DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ……….7CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 81.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 9

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 9

1.5 Phạm vi nghiên cứu 9

1.6 Phương pháp nghiên cứu 9

1.6.1 Quy trình nghiên cứu 9

1.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 9

1.6.3 Phương pháp phân tích số liệu 9

1.7 Cấu trúc đề tài 9

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN 9

2.1 Văn hóa ứng xử 9

2.1.1 Quan niệm về văn hóa ứng xử 9

2.1.2 Vai trò của văn hóa ứng xử 9

2.2 Văn hóa ứng xử học đường 9

2.2.1 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên 9

2.2.2 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với giảng viên 9

2.2.3 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với chuyên viên 9

Trang 2

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên và các giả thuyết9

2.3.1 Các yếu tố khách quan 9

2.3.2 Các yếu tố chủ quan 9

2.4 Mô hình lý thuyêt của đề tài 9

2.5 Những nghiên cứu có liên quan về văn hóa ứng xử 9

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KTQD 9

3.1 Tổng quan về sinh viên KTQD 9

3.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến và phân tích nhân tố khám phá

9

3.2.1 Thiết kế bảng hỏi và xây dựng nghiên cứu 9

3.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến trong mẫu phiếu điều tra 93.2.3 Phân tích nhân tố khám phá 9

3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên

9

3.4 Kết quả nghiên cứu thực tiễn 9

3.4.1 Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình

9

3.4.2 Kiểm định giả thuyết 9

3.4.3 Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các yếu tố đưa ra đến văn hóaứng xử của sinh viên 9

4.2.1 Về phương diện xã hội 9

4.2.2 Về phương diện nhà trường 9

4.2.3 Về phương diện cá nhân 9

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 9

5.1 Kết luận 9

5.2 Hạn chế 9

Tài liệu tham khảo 9

Phụ lục 1 Kết quả kiểm định thang đo9

PL1 Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố tuổi9

PL2 Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về gia đình 9

PL3 Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về giảng viên 9

PL4 Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về công nghệ thông tin 9

Trang 3

PL 5 Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về hoạt động ngoại khóa

PL 8 Kết quả kiểm định EFA lần 1 9

PL 9 Kết quả kiểm định EFA lần 2 9

PL 10 Kết quả kiểm định EFA lần 3 9

PL 11 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SVSV 9

PL 13 Kêt quả hồi quy với biến phụ thuộc là SVCV 9

PL 15 Các yếu tố về tuổi9

PL16 Các yếu tố về gia đình 9

PL17 Các yếu tố về giảng viên 9

PL18 Các yếu tố về công nghệ 9

PL19 Các yếu tố về hoạt động ngoại khóa 9

PL20 Các yếu tố về quy định nhà trường 9

PL21 Các yếu tố về môi trường riêng của khoa 9

Phụ lục 2 Phiếu khảo sát 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG

ĐH KTQD Đại học Kinh tế Quốc dân

EBBA English Bachelor of Business Administration - Chương trìnhQuản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh

AEP Advanced English Program – Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao

POHE Professional Oriented High Education - Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao chuyên về Quản trị lữ hành, khách sạn

IBD International Bachelor Degree - Cử nhân Quốc tế

CN Công nghệ thông tin

HĐNK Hoạt động ngoại khóa

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

BảNG 3.1 CấU TRÚC BảNG HỏI VÀ THANG ĐO 9

BảNG 3.2 Tỉ Lệ SINH VIÊN THAM GIA KHảO SÁT THEO GIớI TÍNH

9

BảNG 3.3 Tỉ Lệ SINH VIÊN THAM GIA KHảO SÁT THEO VÙNG 9BảNG 3.4 Tỉ Lệ SINH VIÊN THAM GIA KHảO SÁT THEO KHOA 9BảNG 3.5 Tỉ Lệ SINH VIÊN THAM GIA KHảO SÁT THEO NĂM 9BảNG 3.6 KếT QUả PHÂN TÍCH KIểM ĐịNH Độ TIN CậY CủA CÁC BIếN 9

BảNG 3.7 KếT QUả PHÂN TÍCH NHÂN Tố KHÁM PHÁ 9

BảNG 3.8 THốNG KÊ MÔ Tả CÁC BIếN 9

BảNG 3.9 KếT QUả PHƯƠNG TRÌNH HồI QUY SVSV 9

BảNG 3.10 KếT QUả PHƯƠNG TRÌNH HồI QUY SVGV 9

BảNG 3.11 KếT QUả PHƯƠNG TRÌNH HồI QUY SVCV 9

BảNG 3.12 KếT LUậN KIểM ĐịNH GIả THUYếT9

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

HÌNH 2.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CứU LÝ THUYếT CủA Đề TÀI 9HÌNH 3.1 BIểU Đồ MÔ Tả Tỉ Lệ SINH VIÊN THAM GIA KHảO SÁT THEO GIớI TÍNH 9

HÌNH 3.2 BIểU Đồ MÔ Tả Tỉ Lệ SINH VIÊN THAM GIA KHảO SÁT

đó, những thách thức to lớn cũng dần xuất hiện đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa học đường nói riêng

Trang 5

Văn hóa ứng xử là một trong những khía cạnh quan trọng của văn hóa học đường (cơ sở vật chất, văn hóa ứng xử, môi trường giáo dục tốt…) ở Việt Nam Ở môi trường đại học, sinh viên bắt đầu có ý thức về hành động của mình, hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân Hơn nữa, tại đại học, sinh viên được xem là những con người có học thức, có trình độ văn hóa cao, đối tượng giao tiếp thường xuyên cũng là những người có trí thức như giảng viên, chuyên viên và sinh viên trong trường Sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước, là những tấm gương chuẩn mực về văn hóa ứng xử Vì vậy, văn hóa ứng xử của sinh viên cần phải được coi trọng trong vấn đề giáo dục hiện nay

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, làm cho đời sống con người ngày một nâng cao, con người không còn lạc hậu và ngày càng tiên tiến Nhất là giới trẻ hiện nay ngày một phát triển toàn diện về bản thân, về trình độ, tri thức, thông minh sáng tạo song, vấn đề lối sống văn hóa, ứng xử của giới trẻ hiện nay, đang đáng được toàn xã hội quan tâm, đang có sự xuống cấp trầm trọng ở một

số bộ phận, đặc biệt là học sinh, sinh viên, thậm chí ngay cả giáo viên trong các trường học Đất nước ta đang trên đường phát triển, hội nhập xãhội có nhiều phức tạp, không ít những luồng văn hóa phẩm độc hại du nhập vào nước ta làm ảnh hưởng không ít đến đạo đức, tác phong, lối sống của học sinh, sinh viên Môi trường giáo dục chuẩn mực đang dần bịxâm nhập bởi văn hóa của các nước khác từ sự hấp thu ồ ạt của những người trẻ Do vậy, văn hóa ứng xử của sinh viên cũng ngày càng bị lệch lạc, biến chất, những chuẩn mực của văn hóa ứng xử đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính vì vậy, khảo sát về các yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên là vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự khi mà hàng ngày những thông tin về bạo lực học đường, về đạo đức lối sống lệch lạc của giới trẻ đều được đưa tin trên các trang báo lớn nhỏ.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học trọng điểm phía bắc, đào tạo đa ngành về kinh tế, số lượng sinh viên hàngnăm tuyển sinh là 4,500 người , đến từ nhiều vùng miền khác nhau, tạo nên bức tranh về môi trường giao tiếp ứng xử đa dạng

Dựa trên các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trước, nhóm nghiên cứu sinh nhận thấy các yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong trường KTQD vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể Hơn thế nữa, là sinh viên trong trường, qua thực tiễn học tập tại trường, nhóm nghiên cứu nhận ra tầm quan trọng của văn hóa ứng xử của sinh viên trong trường đại học

Nghiên cứu này không chỉ cần thiết đối với sinh viên các trường đại học

mà còn cần thiết đối với toàn xã hội hiện nay Chúng ta cần biết rằng nguyên nhân do đâu mà văn hóa ứng xử chuẩn mực lại bị giới trẻ bàng quan và áp dụng sai lệch đến vậy Do giới trẻ không hiểu những giá trị đáng quý đó hay do chính người lớn đã có những hành vi không nên để

Trang 6

thanh niếu niên học theo Thanh thiếu niên hiện nay cần lắm một định hướng đối với văn hóa ứng xử học đường chuẩn mực chứ không phải những sự dèm pha, dè bỉu hay phủ nhận hoàn toàn mỗi khi nhắc đến hành

vi, cách ứng xử của họ Chính vì vậy, nghiên cứu này chính là cơ sở để các trường đại học có thể nhìn vào để xây dựng văn hóa ứng xử học đường một cách chuẩn mực, tạo điều kiện cho sinh viên bày tỏ quan điểmcủa người trẻ, để xây dựng một văn hóa ứng xử học đường chuẩn mực và hiện đại, tân tiến trong thời kì hội nhập cũng như để giảm thiểu những điểm không phù hợp đối với văn hóa học đường Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu về đề tài “khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xửcủa sinh viên trường kinh tế quốc dân” nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởngcủa các yếu tố chủ quan và khách quan đến văn hóa ứng xử của sinh viên trường kinh tế quốc dân, trên cơ sở đó đề xuất các phương án để xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên kinh tế quốc dân

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp lý thuyết về văn hóa ứng xử học đường của sinh viên

- Xác định các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên

- Kiểm định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến văn hóa ứng xử của sinh viên ĐH KTQD

- Đề xuất các phương án để xây dựng văn hóa ứng xử học đường củasinh viên đại học KTQD

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Với việc thực hiện nghiên cứu “khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường KTQD”, nhóm nghiên cứu xin đề xuất các câu hỏi:

- Các lý thuyết nào liên quan đến văn hóa ứng xử của sinh viên?

- Các yếu tố nào tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên?

- Các yếu tố nào tác động đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường đại học KTQD và mức độ ảnh hưởng như thế nào?

- Làm thế nào để xây dựng văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường đại học KTQD?

• Nhóm nghiên cứu đã và đang có thời gian học tại trường nên văn hóa của trường đã được thấm nhuần qua các năm học, tạo điều kiện cho

Trang 7

nhóm nghiên cứu có thể hiểu rõ văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trong trường

- Đối tượng điều tra: Sinh viên đang học tại các chương trình EBBA,Tiên tiến Chất lượng cao, và các khoa còn lại (không bao gồm các

chương trình học tại chức và cao học của trường)

- Nội dung đề tài: Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên từ góc độ của chính những sinh viên đang học trên giảng đường Cụ thể là phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên, từ đó có thể nhận thức mức

độ ảnh hưởng và chiều ảnh hưởng của từng yếu tố

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2014 đến tháng 03/2015

- Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Quy trình nghiên cứu

Biểu đồ 1.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu

1.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài nghiên cứu thu thập cả nguồn thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp

• Thông tin thứ cấp: Nghiên cứ dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ các nghiên cứu của trong nước lẫn ngoài nước Ngoài ra, còn có các thông tin liên quan từ sách báo, tạp chí, từ các trang báo mạng, các diễn đàn của hội sinh viên trường KTQD, tin tức thời

sự hàng ngày, các tài liệu từ trường đại học KTQD liên quan đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên….Từ đó, có thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử học đường sinh viên hiện nay Mối bận tâm đó được thể hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, các nghiên cứu, các bài phỏng vấn trong thời gian này

Trang 8

• Thông tin sơ cấp được thu thập từ phương pháp điều tra khảo sát nhằm thu thập được thông tin thực tế dưới quan điểm của nhiều sinh viên tại các chương trình đào tạo khác nhau của trường ĐH KTQD, phản ánh văn hóa ứng xử học đường của sinh viên đa dạng, phong phú

Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết

Tổng thể: Đối tượng tham gia khảo sát là toàn thể sinh viên hiện đang họctại trường đại học KTQD (tổng cộng khoảng 45,000 sinh viên, bao gồm sinh viên thuộc các chươn trình học tại chức) Tuy nhiên, do thời gian vàđiều kiện khó có thể có được số liệu của toàn bộ sinh viên như vậy

Nhóm đối tượng để dùng trong nghiên cứu này sẽ là các sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 của các chương trình EBBA, IBD, tiên tiến chất lượng cao, và các chương trình chính quy còn lại (không bao gồm các chương trình học tại chức và thạc sĩ tại trường) Số lượng phiếu sẽ được thả đều cho các chương trình đào tạo để đảm bảo tính khách quan

Mẫu nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu tiến hành phát 300 mẫu phiếu điều tratới các sinh viên năm một đến năm bốn thuộc các chương trình EBBA, Tiên tiến chất lượng cao và các chương trình đào tạo khác của trường (không bao gồm các chương trình học tại chức, và các chương trình cao học của trường), bằng phương pháp phát phiếu trực tiếp tại các chương trình đào tạo thuộc phạm vi nghiên cứu Sau khi người tham gia khảo sát

đã hoàn thành phiếu, nhóm nghiên cứu tiến hành thu phiếu ngay hoặc hẹnthời gian thu phiếu Địa điểm, số lượng phiếu và thời gian phát phiếu khảo sát cụ thể là:

+ Chương trình EBBA: phát 50 phiếu tới sinh viên các lớp vào thời gian nghỉ giải lao giữa giờ và thu lại phiếu sau khi đối tượng khảo sát hoàn thành phiếu, lúc tan học và hẹn ngày thu lại phiếu

+ Chương trình Tiên tiến Chất lượng cao: phát 60 phiếu tới sinh viên các lớp vào lúc tan học và hẹn ngày thu lại phiếu

+ Các chương trình khác: phát 120 phiếu tới sinh viên các lớp vào lúc tan học và hẹn ngày thu lại phiếu

Nhóm nghiên cứu phát phiếu với số lượng đều các khoa để kết quả có thểphản ánh sự khác nhau về văn hóa ứng xử học đường của các chương trình trong cùng một trường đại học, cũng như tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu có thể phân tích số liệu thu được một cách thực tế nhất

1.6.3 Phương pháp phân tích số liệu

Nhóm nghiên cứu đã xử lí số liệu bằng phần mềm spss 16, cụ thể như sau:

- Kiểm định độ tin cậy reliability test : nhằm xác định xem dữ liệu thu thập được có đáng tin cậy hay không theo hệ số alpha (α))

Trang 9

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm tìm ra các yếu tố có giá trị trong thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên KTQD

- Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường đại học KTQD

1.7 Cấu trúc đề tài

Chương 1 Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý luận chung về văn hóa ứng xử của sinh viên

Chương 3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đườngcủa sinh viên trường đại học KTQD

Chương 4 Đề xuất phương án xây dựng văn hóa ứng xử học đường của sinh viên tại trường KTQD

Chương 5 Kết luận

2 CHƯƠNG 2 CƠ Sở LÝ LUậN CHUNG Về VĂN HÓA ứNG Xử CủA SINH VIÊN

2.1 Văn hóa ứng xử

2.1.1 Quan niệm về văn hóa ứng xử

Ứng xử là một trong những yếu tố rất dễ nhận ra trong nền văn hóa cũng như xã hội Việt Nam Điều này được thể hiện rất rõ qua phong tục tập quán, qua thơ văn ca nhạc Ca dao tục ngữ thuần việt từ xa xưa tới nay

Có thể ví dụ như câu “ ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “kính trên

nhường dưới”, “mất lòng trước, được lòng sau” hay “ muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, đó đều là những kinh nghiệm đúc kết được cha ông ta truyền lại một cách dân dã nhưng nó thể hiện rõ ứng xử trong xã hội đã đisâu vào đời sống con người Việt Nam từ xưa

Quan niệm “Văn hóa ứng xử” được tập thể tác giả công trình “Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên” xác định “gồm

Trang 10

cách thức quan hệ, thái độ và hành động của con người đối với môi

trường thiên nhiên, đối với xã hội và đối với người khác” Theo đó, văn hóa ứng xử gồm 3 chiều quan hệ: với thiên nhiên, xã hội và bản thân Vănhóa ứng xử gắn liền với các thước đo mà xã hội dùng để ứng xử Đó là các chuẩn mực xã hội Tuy nhiên đây là một nghiên cứu tập trung vào văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên, nên chưa thể hiện rõ mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử với con người là đối tượng nghiên cứu.Theo nghiên cứu “ Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay”, tác giả xác định “Văn hóa ứng xử được hình thành từ khuôn mẫu ứng xử ,có tính lịch sử - cô thể gắn với điều kiện, môi trường

cụ thể”, và sau cùng, “Văn hóa ứng xử là văn hóa hành động (ứng phó và

xử lý) của con người trong môi trường văn hóa lịch sử - cô thể, cho nên

nó được thể hiện và thực hiện thông các những khuôn mẫu (chuẩn mực, tiêu chí, quy ước, quy chế …) và cả những kỹ năng ứng xử.”

Cuối cùng , “Thái độ ứng xử chính là nền tảng có tính định hướng cơ bản

và xuyên suốt của văn hóa ứng xử”

Trong 4 yếu tố đó thì khuôn mẫu ứng xử gồm 4 tiêu chí:

- Sự lặp đi lặp lại các ứng xử thông thường

- Ứng xử được đa số người trong cộng đồng cùng thực hiện thống nhất theo một cách

- Chuẩn mực xã hội hay quy tắc ứng xử

- Ý nghĩa xã hội của ứng xử

Tổng hợp lại, tác giả đã xác định văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ ứng

xử, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân

và cộng đồng người hướng đến cái đúng cái đẹp

Trong bản thảo kinh tế triết học 1844, Các Mác đã viết : “Bất cứ quan hệ nào của con người đối với bản thân mình đều chỉ được thực hiện, thể hiệntrong quan hệ của con người đối với người khác” Trong trường hợp này, nói về bản chất xã hội, người ta dùng từ “xử” như “đối nhân xử thế”,

“phép cư xử”…

Trong quá trình nghiên cứu cũng đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về ứng xử Tiếp cận vói khái niệm ứng xử, không thể không nhắc đến nhà sưphạm người Nga Usinxki Ông khẳng định:” Sự khéo léo ứng xử về sư phạm mà nếu không có nó thì các nhà giáo dục dù học giỏi đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về bản chất, không phải cái gì khác ngoài sự ứng xử Tác giả Lê Thị Bừng trong cuốn Tâm lý học ứng xử đã nêu lên khái niệm về ứng xử như sau: “Ứng xử là

sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong sự phản ứng có lựa chọn, cótính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tùy thuộc

Trang 11

vào tri thức, kinh nghiệm của mỗi người nhằm đạt được kết quả giao tiếp cao nhất ” Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Thúy Anh cũng đã từng đưa

ra nhận định về văn hóa ứng xử : “Ứng xử là triết lý sống của cả một cộng đồng, là quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc đời Nó cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cộng đồng Bởi vậy nó quy định các mối quan hệ giữa con người với con người”

Như vậy, ứng xử là cách biểu hiện của giao tiếp thông qua thái độ, hành

vi, cử chỉ và ngôn ngữ lời nói trong mối quan hệ với mọi người, với môi trường xung quanh Mỗi một cá nhân sẽ có cách ứng xử khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tính cách, quan điểm và nguyên tắc của mỗi người Trong môi trường học đường này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào vănhóa ứng xử trong các mối quan hệ của sinh viên

2.1.2 Vai trò của văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử đóng vai trò rất quan trọng trong mọi mối quan hệ của con người Nó thể hiện hành vi, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, nhân cách, đạo đức của cá nhân trong xã hội Với mỗi một mối quan hệ hay một môi trường, văn hóa ứng xử lại đóng vai trò khác nhau nhưng luôn tuân theo những quan niệm, những giá trị chung phù hợp với hành vi, lối sống chuẩn mực của người việt

Trong doanh nghiệp, văn hóa ứng xử là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hình ảnh doanh nghiệp, được thể hiện thông qua cách ứng

xử giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc và thành công của doanh nghiệp Do đó, văn hóa ứng xử là một phần của văn hóa doanh nghiệp, có vai trò xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp

trong gia đình, ứng xử văn hóa chính là nét đẹp lâu đời, một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam: sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu đễ với cha mẹ, anh em Nhiều gia đình luôn biết cách tạo dựng, giữ gìn những nét văn hóa ứng xử ấy tạo nên nề nếp gia phong

Mối quan hệ ứng xử giữa anh chị em ruột trong nhà cũng luôn được đề cao: “anh em như chân, như tay Như chim liền cánh, như cây liền cành”,

“em thuận, anh hòa là nhà có phúc” Mối quan hệ máu mủ ấy không gì

có thể sánh bằng, không gì có thể chia cắt: “cắt dây bầu dây bí/ chẳng ai cắt dây chị dây em” Cũng vì lẽ đó, cha ông ta luôn lên án những người không giữ được tình cảm anh chị em hòa thuận trong gia đình

Với mối quan hệ vợ chồng, vợ chồng là duyên số nhưng về ở với nhau trong một mái nhà thì còn là trách nhiệm, là tình nghĩa mặn nồng lúc giankhổ hay sướng vui: “thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”, “đốn cây ai nỡ dứt chồi/ đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương”…

Có thể nói, văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong sự thành đạt của mỗi người Để trở thành người lao động có trình độ chuyên môn nhất

Trang 12

định, có khả năng ứng xử trong công việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung, mỗi sinh viên không chỉ bồi dưỡng cho mình về kiến thức chuyên môn mà cả về khả năng giao tiếp, ứng xử Dù như thế nào thì sinhviên vẫn phải thực hiện tốt bổn phận của mình trong giao tiếp, ứng xử vớithầy, cô giáo và mọi người.

Tại buổi giao lưu nói chuyện cùng với nhà trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Dầu Tiếng, Thủ Đức) (14/4/2014) về chủ đề "nét đẹp học

đường"; giáo sư – tiến sĩ Trần Văn Khê, một trái tim lớn của âm nhạc dântộc nước nhà, một nhà văn hóa lớn của dân tộc nhưng luôn quan tâm rất sát sao về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay, ông nói: ngày xưa, không bao giờ có cảnh trò vô lễ với thầy Đối với trò, “một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy” “Không bao giờ trò dám cãi tay đôi với thầy chứ nói gì đến chuyện đánh thầy và ngược lại, những người thầy luôn có ý thức mình phải làm gương cho học trò, giữ khoảng cách thầy trò đúng đạo”

Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa học đường Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp Khi bạn bè gặp khó khăn sẵn sàng chia sẻ, động viên Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân thành có thể để lại ấn tượng tốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc tạo nên mâu thuẫn không đáng có Nhưng một số sinh viên thường có thái độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài lòng Vì vậy, chỉ một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau

Ứng xử của sinh viên trong các cuộc họp, hội nghị, trong lớp học, trong các buổi mít tinh cũng là một vấn đề cần bàn Trong lớp học, một số sinh viên nói chuyện riêng, gây ồn ào ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của cả lớp và giảng bài của thầy cô giáo Một số sinh viên sử dụng điện thoại di động để truy cập mạng hoặc chơi trò chơi trong giờ học Có những sinh viên ngủ trong lớp, khi giảng viên hỏi về bài học mới đứng dậy ngơ ngác hoặc bỏ giờ ra quán ngồi Trong buổi họp, mít tinh người nào lên phát biểu cứ phát biểu còn sinh viên cứ nói chuyện rào rào, khi diễn giải phát biểu xong cũng không vỗ tay tán thưởng Xem biểu diễn văn nghệ khi kếtthúc tiết mục cũng chỉ vỗ tay lẹt đẹt để cổ vũ Trong buổi lễ tổng kết, đến chương trình khen thưởng, nhìn lại chỉ còn một nửa sinh viên trong hội trường

Cũng tại buổi tọa đàm này, giáo sư Khê và các giảng viên đã đồng loạt đưa ra quan điểm chung là văn hóa ứng xử của con trẻ phải được bắt nguồn từ giáo dục là như thế nào! Một nhà trường với một người thầy hiệu trưởng luôn ứng xử một cách nhân văn, văn hóa thì tất yếu nhà trường đó sẽ có được một đội ngũ thầy cô giáo và học trò biết ứng xử có văn hóa, có phép tắc và nề nếp

Trang 13

Tóm lại, văn hóa ứng xử đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên hành vi, thái độ của sinh viên trong trường Văn hóa ứng xử không phải điều gì dễ thấy ngay được nhưng đó chính là sức mạnh của mọi chương trình giáo dục, mọi hệ thống giáo dục Nó bao hàm lên mọi hoạt động của sinh viên, là kim chỉ nam cho mọi vấn đề trong trường liên quanđến hành vi, thái độ, cách ứng xử của sinh viên

Những nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng văn hóa ứng xử dựa trên mối quan

hệ giữa con người với môi trường xung quanh, gồm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội Nhưng với không gian nghiên cứu là trường đại học KTQD và khách thể nghiên cứu là các sinh viên của trường nên nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu vào văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ xung quanh khách thể Đây là một cơ sở lý thuyết khá vững vàng để nhóm có thể dựa vào đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử của sinh viên với môi trường xung quanh, cụ thể hơn là khảo sát các yếu tố thật sự ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của sinh viên trường đại học KTQD

2.2 Văn hóa ứng xử học đường

2.2.1 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên

Có thể nói, văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong sự thành đạt của mỗi người Hiện nay, đa số sinh viên biết ứng xử trong quan hệ giao tiếp nhưng cũng không ít sinh viên còn lúng túng, thiếu tinh tế về vấn đề này Văn hóa ứng xử được thể hiện ở mọi khía cạnh của học đường, thể hiện

rõ nét đời sống học đường của sinh viên từ ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, cách hành xử hàng ngày khi giao tiếp với mọi người Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa học

đường Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp Khi bạn bè gặp khó khăn sẵn sàng chia sẻ, động viên Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân thành có thể để lại ấn tượng tốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc tạo nên mâu thuẫn không đáng có Nhưng một số sinh viên thường có thái

độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài lòng Vì vậy,chỉ một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau

Theo nghiên cứu về Đánh giá nhu cầu của sinh viên các khoa kinh tế của trường đại học Cần Thơ về các lớp kĩ năng giao tiếp, các sinh viên đều hiểu rõ cần phải giao tiếp với nhau nhiều để có thể ứng xử phù hợp trong môi trường học đường nhưng do nhiều yếu tố ảnh hưởng nên mối quan hệcủa sinh viên với sinh viên cũng không chặt chẽ, ít có điều kiện giao tiếp với nhau, có nhiều sinh viên cho rằng họ dành nhiều thời gian trên lớp để vào các trang mạng xã hội hoặc trò chơi điện tử khác nên không có thời gian nói chuyện nhiều với các sinh viên trên lớp Tuy vậy, 37% số sinh viên khảo sát đã cố gắng tự rèn luyện, giao tiếp với các sinh viên khác để

có các cách ứng xử phù hợp trong các tình huống nhất định 8% số sinh

Trang 14

viên tham gia các cuộc thi hùng biện, hội thảo, dự các buổi tư vấn, …., tích cực tham gia các buổi thảo luận, làm việc nhóm …

Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên có thể được thể hiện rõ nét qua giao tiếp, hành động và cử chỉ Về giao tiếp, ngôn từ sử dụng đóng vai trò quan trọng không nhỏ Theo nhà nghiên cứu John (1954) thì giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời Martin (1950) cho rằng giao tiếp là một qua trình giúp chúng ta hiểu được người khác vàlàm cho người khác hiểu được ta thông qua ngôn từ Hiện nay, có thể dễ dàng bắt gặp sinh viên sử dụng tiếng “lóng” nói chuyện với nhau hay một

ví dụ điển hình phổ biến hơn là sinh viên vừa nói chuyện bằng tiếng việt thỉnh thoảng lại chen một vài tiếng nước ngoài vào cuộc đối thoại Đây là những hiện tượng rất phổ biến và thường xuyên xuất hiện trên các

phương tiện thông tin đại chúng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay

Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối,

nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho

xã hội quan tâm lo lắng Hiện tượng gây xích mích chỉ từ một hành vi cho

là nhìn đểu mà sẵn sang kéo bè kéo cánh dằn mặt lẫn nhau làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục

Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên từ lâu được xem là một trong những điểm mấu chốt, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống học đường và sự phát triển của nhà trường Để nhận ra một trường đại học có tiếng tăm hay có giá trị thế nào, chính là nhìn vào cách hành xử của sinh viên trong trường với nhau

2.2.2 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với giảng viên

Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với giảng viên thực chất chính là văn hóa ứng xử giửa trò với thầy Từ xưa đến nay, người học trò Việt Nam đối vớithầy luôn có một sự kính trọng to lớn Có được điều này là do truyền thống tôn sư trọng đạo đã gắn liền với sự phát triển của đất nước qua rất nhiều thời kỳ Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập rahọc thuyết nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc Ông nói: “tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó” Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục nho giáo Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “tôn sư trọng đạo” Câu nói: “không thầy đố mày làm nên”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân Để

tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “sống tết, chết giỗ”

Trang 15

Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: quân - sư - phụ (vua – thầy - cha)

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học Vậy mới có câu: “trò hơn thầy đức nướccàng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học Nhiều giađình nghèo khó con em không thể đến trường Tuy nhiên, cơ hội theo họcvẫn có Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt Sau đó, gia đình có một

“lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy Tỏ lòng thành kính

“tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy Một năm chỉ về thăm nhà vài lần Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy

Thừa hưởng những tinh hoa văn hóa đúc kết từ trước tới nay, người dân Việt Nam vẫn lưu giữ và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo Truyền thống ấy được đảng và nhà nước ghi nhận và gìn giữ bằng rất nhiều hình thức như những chính sách hỗ trợ, những ngày lễ kỷ niệm, cáctrương chình tri ân giành cho người làm sư phạm

Trong môi trường đại học, đa số sinh viên luôn có sự lễ phép, tôn trọng

và kính mến đối với người giảng viên Điều đó được thể hiện qua từng thái độ, cử chỉ cũng như lời ăn tiếng nói

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi Dưới tác động của cơ chế thị trường, khi đồng tiền đóng vai trò vô cùng quan trọng mà đồng lương cho giáo viên lại quá ít ỏi, từ chỗ học trò cần giáo viên đã trở thành giáo viên cần học trò Giáo viên hiện nay có rấtnhiều học sinh, cũng không thể sát sao quan tâm đến từng người, dẫn đến việc quan hệ thầy trò ngày càng trở nên xa cách Bên cạnh rất nhiều những lý do khác chi phối, thời nay trò không còn nhất nhất tôn kính thầydạy như xưa

Sinh viên đối với giảng viên cũng vậy Mặc dù vẫn thừa kế một truyền thống tôn sư trọng đạo lâu đời và quý báu nhưng hiện nay cũng không ít những trường hợp sinh viên thiếu lễ phép với giảng viên khiến cho một nét đẹp văn hóa đang có nguy cơ bị mai một

2.2.3 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với chuyên viên

Cán bộ nhà trường nói chung và cán bộ của các khoa viện nói riêng cũng chính là những con người trực tiếp làm việc và hướng dẫn sinh viên tuân thủ theo những điều lệ nhà trường Khác với giảng viên là những người

có chuyên môn sư phạm và truyền dạy cho học sinh kiến thức chuyên môn, chuyên viên giúp sinh viên hiểu và thực hiện theo các quy chế và chính sách có liên quan đến sinh viên Ngoài ra còn định hướng giúp đỡ

Trang 16

sinh viên trong phương pháp học tập hợp lý, hướng dẫn sinh viên nắm rõ mục tiêu và nội dung của chương trình đang học, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết khả năng của mình

Tương tự như giảng viên, chuyên viên cũng là những người thầy, người

cô với trọng trách cao cả của người làm giáo dục là dạy cho các sinh viên biết được điều hay lẽ phải, hoàn thiện cả về kiến thức trí tuệ lẫn nhân cách con người, dạy cho sinh viên hiểu và biết cách hành xử đúng mực với văn hóa nhà trường nói riêng và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam nói chung

Chính nhiệm vụ hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên của chuyên viên đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển quá trình học tập của sinh viên nên tầm ảnh hưởng của chuyên viêntới sinh viên rất đáng kể và cần được nghiên cứu kỹ càng Hơn nữa, chuyên viên phải là người hiểu rõ nhất các quy định và quy chế của nhà trường, sâu xa hơn nữa là văn hóa truyền thống riêng biệt của ngôi trường đó, từ đó mới có thể khéo léo hướng sinhviên đến hiểu và thấm nhuần văn hóa đặc thù của trường, như vậy sẽ giúpsinh viên phát triển văn hóa ứng xử một cách phù hợp với môi trường mình đang theo học

Tính tới nay, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai chủ thể này còn chưa được coi trọng, hầu hết các nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong học đường thường tập trung phần lớn vào mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau của sinh viên và giảng viên hay sinh viên với sinh viên Điều này đặt ra một lỗ hổng lớn trong việc xác định những nhân tố thực sự ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử với sinh viên vì chính các bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng từ khi sinh viên mới vào trường và đến ngày cuối cùng sinh viên tốt nghiệp ra trường Những hành vi, cử chỉ, thái độ của các chuyên viên có thể tác động khá đáng kể tới cách nghĩ, cách giao tiếp và cư xử của sinh viên, tuy rằng không phải nhất thời nhưng dần dần sẽ ảnh hưởng một cách rất sâu sắc

Nếu là một người cán bộ có tư cách đạo đức tốt cũng như chuyên môn trưởng thành vững vàng thì không những chắc chắn sẽ được sinh viên quý trọng mà còn làm tấm gương để sinh viên noi theo Đối với những cán bộ như thế, cách ứng xử và giao tiếp của sinh viên sẽ dựa trên thái độ kính trọng và đúng mực Tuy nhiên không thể không kể tới một phần nhỏ những cán bộ chuyên môn không vững vàng, thái độ làm việc hời hợt, thiếu chuyên nghiệp dẫn tới thờ ơ với công tác quản lý sinh viên, tạo ấn tượng xấu dưới góc nhìn của sinh viên với đội ngũ nhà trường Chính những cán bộ yếu kém về mặt đạo đức đã làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong môi trường học đường Việt Nam hiện nay, điều này gây ảnh hưởng cực kỳ xấu và sâu sắc đối với thái độ của sinh viên Đối với những cán bộnhư vậy, cách ứng xử của sinh viên sẽ dựa trên thái độ không coi trọng, thậm chí coi thường, dần dần sẽ làm hủy hoại nề nếp và văn hóa trong

Trang 17

sáng của môi trường học đường, ảnh hưởng tới cách nghĩ và cách ứng xử của sinh viên trong tương lai.

Một nguyên nhân quan trọng nên kể đến đó chính là trong thời đại hiện nay, giá trị vật chất được đề cao quá mức khiến cho giá trị văn hóa, tinh thần không còn được chú ý coi trọng nữa, đặc biệt là đối với sinh viên hiện nay – một thế hệ năng động, thực tế và quan niệm đạo đức thoáng và

ít bị ràng buộc hơn các thế hệ trước rất nhiều, cho nên nếu không được giáo dục và dạy bảo đúng đắn thì không những sinh viên có suy nghĩ sai lệch về tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp ứng xử truyền thống mà còn

là nguy cơ một thế hệ sinh viên, người trẻ không tiếp thu được tinh hoa của văn hóa dân tộc, rồi để từ đó hòa tan vào văn hóa lai tạp nham, trầm trọng hơn là dần dà đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc việt, sống tại đất nước Việt Nam mà ứng xử một thứ văn hóa lai tạp

Tựu chung lại, mối quan hệ mật thiết giữa chuyên viênvà sinh viên đã chứng minh được phần nào ảnh hưởng của văn hóa ứng xử giữa hai bên với nhau, mặc dù có rất ít nghiên cứu chứng minh được tầm quan trọng của mối quan hệ này nhưng sau khi xem xét ký càng tầm ảnh hưởng thực

tế của chuyên viên lên sinh viên, nhóm quyết định đi tìm hiểu các nhân tốảnh hưởng đến văn hóa ứng xử sinh viên mà một phần trong đó chính là văn hóa ứng xử của sinh viên đối với chuyên viên nhà trường

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên và các giả thuyết

Do khách thể nghiên cứu đã được xác định là sinh viên đang học trong trường đại học KTQD nên từ giờ nghiên cứu sẽ dùng từ “sinh viên” để nói đến “sinh viên trường đại học KTQD”

2.3.1 Các yếu tố khách quan

a Yếu tố về công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội Hiện nay, sinh viên sử dụng iPad, iPod, iPhone, diện thoại di động, máy tính xách tay……là điều quá phổ biến,

có thể gặp ở bất cứ đâu Chúng ta không thể phủ nhận rằng, khoa học công nghệ ngày một phát triển, mở ra khá nhiều cơ hội cho nước ta hội nhập văn hóa Tuy nhiên công nghệ thông tin ngày càng tân tiến, giới trẻ lại ngày càng tiếp nhận một cách ồ ạt, nhanh chóng, không chọn lọc… điều này phần nào làm ảnh hưởng đến hành vi, ứng xử hàng ngày của sinh viên Yếu tố này cũng đã được nghiên cứu nhiều bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới Một vài nghiên cứu được tiến hành để kiểm định xem

sử dụng các mạng xã hội và các cách giao tiếp qua các trang web có ảnh hưởng như thế nào đến kĩ năng giao tiếp (Baker & Oswald,2010)

Trang 18

Baym, Zhang and Lin (2004) cũng đã nghiên cứu về tương tác xã hội của sinh viên đại học qua các phương thức khác nhau Nghiên cứu đã đư ra kết quả là 64% thích các cuộc nói chuyện trực tiếp (face-to-face

conversation), 18.4% thích nói chuyện điện thoại và chỉ 16.1% thích sử dụng mạng internet để liên lạc

Theo Baym Et Al, 2004, báo cáo tương tác trên mạng đã cho thấy rằng cho đến giờ, email hình thức tương tác chiếm ưu thế mạnh nhất, theo sau lần lượt là chat (yahoo) và tin nhắn (instant message) Trong số 51 người tham gia, 49 người đã nói rằng trong cuộc sống hàng ngày, họ thường dùng ít nhất 2 trong số 3 hình thức tương tác trên để liên lạc với mọi người

Cũng tương tự như vậy, Lenhart, Purcell, Smith và Zickurt (2010) đã nghiên cứu và đưa ra kết quả là hơn 27% những người trẻ tuổi sử dụng các trang mạng xã hội hàng ngày vào năm 2009

Theo Sheldon (2008), hơn 50% số sinh viên đại học sử dụng mạng xã hội một vài lần trong ngày Quan-Haase và Young (2010) đã tìm ra rằng 82%

số học sinh đại học đăng nhập vào Facebook một vài lần trong một ngày Việc ứng dụng công nghệ có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa ứng xử của sinh viên Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội được cho rằng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến giao tiếp cũng như ứng xử của sinh viên (Akubugwo, Ijeoma1 and Maria Burke.)

Như vậy, có thể nói, công nghệ ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá ứng

xử, giao tiếp học đường

Dựa trên cơ sở lý thuyết của nhóm yếu tố về công nghệ thông tin, giả thuyết H1 được trình bày như sau:

Giả thuyết H1: Tần suất sinh viên sử dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của họ

b Yếu tố về giảng viên

Giảng viên là những người trực tiếp không chỉ giảng dạy kiến thức cũng như lối sống, thái độ, hành vi cho sinh viên Ảnh hưởng của giáo viên đốivới văn hóa ứng xử của sinh viên tại một trường học luôn được thừa nhậnrộng rãi Giáo viên được cho rằng có vai trò chủ đạo trong việc hình thành văn hóa ứng xử có đạo đức, có văn hóa cho sinh viên Nghiên cứu của Aysel và Alycan (2008) đã chỉ rõ rằng giọng của giảng viên có thể gây ra sự xao nhãng trong giờ học của sinh viên do sinh viên không hiểu giảng viên nói gì dẫn đến việc nghỉ học nhiều trong cả khóa học, tuy nhiên, điều này cũng vừa làm cho một số sinh viên lại phải tập trung cao

độ trong giờ học để nghe xem giảng viên nói gì trong tiết học đó, hoặc là phải đọc rất nhiều tài liệu trước khi vào học Một khi đã hiểu giảng viên nói gì, sinh viên sẽ tự tin hơn khi giao tiếp với giảng viên Điều này chứng minh rằng cách giảng dạy phù hợp, cách hành xử cũng như lời nói,ứng xử của giảng viên đóng vai trò rất quan tọng trong việc ứng xử của

Trang 19

sinh viên trong trường Điều này liên quan mật thiết đến trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy của giảng viên

Trên thực tế, những bài báo về việc giáo viên đánh học sinh cũng là một vấn đề nổi cộm về hành vi ứng xử của giáo viên ảnh hưởng không nhỏ đến cách ứng xử của học sinh Điển hình là vụ việc gần đây tại bình định

ở một trường cấp 3, giáo viên tát học sinh ngay giữa lớp và học sinh đã đánh lại thầy và phải có người can ngăn Chia sẻ về vấn đề này, Đỗ Hải Nguyệt – giáo viên trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa chia sẻ:

“chuyện xảy ra trước hết sai từ phía thầy trước vì thầy có hành vi không chuẩn mực nên mới đẩy trò vào hành động quá khích Nên theo cô: thầy cần đúng mực và thận trọng trong cách ứng xử với trò Đạo đức và năng lực dạy học của thầy ảnh hưởng rất lớn đến thái độ cùa trò với mình dù trò ý là học sinh như thế nào Còn trò: phản ứng lại bằng việc đánh lại thì như cô nói ở trên: đây là một hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức xã hội, do nhiều lí do, trong đó không thể thiếu lí do có vấn đề vềcách thức giáo dục đạo đức”

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sinh sẽ dùng thang đo mức độ nổi bật để đánh giá hành vi ứng xử của giảng viên ảnh hưởng như thế nàođến sinh viên

Từ những yếu tố về giảng viên (phương pháp sư phạm, trình độ chuyên môn, hành vi, thái độ ứng xử,…) giả thuyết H2 được trình bày như sau:Giả thuyết H2: Giảng viên có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên

c Yếu tố về các hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động ngoại khóa, đơn cử như hoạt động tình nguyện, được kiểmchứng có tác động lớn đến sinh viên nói chung cũng như văn hóa ứng xử của sinh viên nói riêng (Carol Harris Ba; MLitt; MEd) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động ngoại khóa thúc đẩy sự năng động, thích giao lưu, ứng xử giữa sinh viên với nhau, với thầy cô, với chuyên viên cũng được nâng cao Sinh viên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ tạo

ra tính cách cởi mở, tính tổ chức cao, làm việc nhóm tích cực hơn Cách ứng xử cũng sẽ linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn Văn hóa ứng xử từ đó cũng tốt đẹp hơn

Về yếu tố này, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo tần suất sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa của trường

Từ cơ sở nghiên cứu trên, giả thuyết H3 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H3: Tần suất sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên

d Yếu tố về các quy định của nhà trường

Cụ thể là các chuẩn mực ứng xử được ban hành, như thanh niên làm theo lời bác hay “ nhà trường thân thiện học sinh tích cực”, những quy định vàchuẩn mực này có thể thấy rất rõ ràng cả đối với giảng viên, chuyên viên Một phần là vì giảng viên, chuyên viên là những người có trọng trách

Trang 20

truyền đạt lý tưởng, kiến thức cho sinh viên, nên việc thể hiện một văn hóa ứng xử đúng đắn và chuẩn mực là trách nhiệm của một người làm sư phạm – có lương tâm nghề nghiệp và đạo đức nhà giáo

Trong nghiên cứu “Good Seeds Grow In Strong Cultures” bởi John

Saphire và Matthew King (Educational Leadership, March 1985), các tác giả đã chia sẻ nếu các quy tắc nhất định của văn hóa học đường là bền vững, kiên cố, thì sự tiến bộ trong giáo dục sẽ rất đáng kể, mang tính liên tục và phổ biến Ngược lại, nếu như các quy tắc trong trường yếu kém, không bền vững, sự cải thiện trong giáo dục sẽ rất chậm, mang tính ngẫu nhiên và không thường xuyên” Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên và cách hành xử cũng như giao tiếp hàng ngày với mọi người

Đối với yếu tố về quy định của nhà trường, nhóm nghiên cứu dùng thang

đo mức độ cảm nhận từ “rất tốt” đến “rất tệ” đối với từng biến quan sát

về quy định của nhà trường

Dựa trên các yếu tố về quy định của nhà trường, giả thuyết H4 được trình bày như sau:

Giả thuyết H4: Quy định của nhà trường có ảnh hưởng đến văn hóa ứng

xử của sinh viên

e Yếu tố về môi trường của khoa/viện

Pace and Faules đã khẳng định rằng một bầu không khí giao tiếp có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của thành viên trong tổ chức như là cảm xúc, các hành vi và cách người đó đánh giá tổ chức như thế nào (Pace, Wayne

& Don Faules, 2005) Giao tiếp, ứng xử giúp tạo nên các mối quan hệ trong cuộc sống, làm con người cởi mở, năng động và nhanh nhạy hơn Những sinh viên, học sinh được thầy cô, bạn bè yêu quý thường có tâm trạng tốt hơn trong lớp học, giao tiếp, hành vi trong lớp cũng ảnh hưởng, việc học tập cũng dần tốt lên Pettit, Goris và Vaught (1997) cũng cho rằng vấn đề giao tiếp đóng vai trò lớn trong việc đánh giá mức độ hài lòng trong công việc Họ đã giải thích rằng "cách mà một nhân viên nhận định về phong cách giao tiếp, độ tin cậy và nội dung giao tiếp cũng như

hệ thống giao tiếp trong tổ chức sẽ ảnh hưởng tới mức độ trong công việc của người đó"

Trong môi trường đại học, mỗi khoa sẽ có một đặc thù riêng, là môi trường sống và làm việc của sinh viên nên nó ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi, ứng xử, giao tiếp hàng ngày của họ Sinh viên ở các khoa khác nhau trong trường sẽ có những hành vi, ứng xử khác nhau khi đối diện với những tình huống giống nhau Vậy nên vai trò của môi trường của khoa có một vị trí không nhỏ, ảnh hưởng mật thiết đến hành vi, ứng xử của sinh viên tại đại học

Với yếu tố môi trường giao tiếp của khoa, nhóm nghiên cứu sẽ dùng thang đo mức độ nổi bật của từng biến trong khoa

Dựa trên các yếu tố về môi trường giao tiếp của khoa, giả thuyết H5 đượcphát biểu như sau:

Trang 21

Giả thuyết H5 : Môi trường g của khoa/viện có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên.

2.3.2 Các yếu tố chủ quan

f Yếu tố về tuổi

Với môi trường đại học, tuổi tác là một yếu tố quan trọng ảnh hướng đến ứng xử của mọi người trong cuộc sống hàng ngày Với những người lớn tuổi, hay giảng viên, cấp bậc cao hơn, phải theo quy tắc là có kính ngữ như thưa, dạ, ạ, vâng… Với những người dưới tuổi, phải có cách xưng

hô phù hợp, lịch sự như anh/chị, em … Như vậy ta có thể thấy, tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong việc ứng xử hàng ngày nói chung và trong học đường nói riêng Trong giáo trình hành vi tổ chức của PGS.TS Bùi Anh Tuấn và PGS.TS Phạm Thúy Hương, họ có nhận định rằng “khi đối tượng thực hiện quá trình giao tiếp từ các nước khác nhau, trình độ hiểu

và vận dụng ngôn ngữ chung ảnh hưởng nhiều đến kết quả giao tiếp Ngay cả những người nói chung một ngôn ngữ thì tuổi tác, trình độ văn hóa… cũng có thể ảnh hưởng đến cách diễn đạt và trình độ hiểu biết của

họ về các vấn đề đang bàn luận Chẳng hạn, ngôn ngữ của một nhà

nghiên cứu có thể khác với ngôn ngữ của một công nhân, ngôn ngữ của người có học vị tiến sỹ có thể khác với người mới có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học Trên thực tế, người công nhân chắc chắc sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu những vấn đề mà nhà nghiên cứu muốn nói” Cách ứng xử giữa sinh viên năm nhất với sinh viên năm ba cũng sẽ khác nhau về ngôn ngữ hay hành động Sinh viên năm cuối đã ở trường lâu, quen với thầy cô và môi trường nên cách ứng xử nhuần nhuyễn, cởi mở

và dễ nắm bắt Còn sinh viên năm đầu lại mới vào trường, chưa thích ứngkịp nên ứng xử nhiều lúc không được rõ ràng, khó nắm bắt

Từ cơ sở lý luận yếu tố về tuổi tác, giả thuyết H6 được phát biểu như sau:Giả thuyết H6: Tuổi của sinh viên có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên

g Yếu tố về gia đình

Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người Những mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của những đứa trẻ Trong gia đình, con cái nhận được những kĩ năng sống và kinh nghiệm đầu tiên Theo nghiên cứuthực tiễn của báo hôn nhân và gia đình (honnhanvagiadinh.com) về ảnh hưởng gia đình tới nhân cách của học sinh THPT, trong số học sinh khảo sát, có tới 86% số học sinh cho rằng các em học hỏi và tiếp nhận cách giao tiếp, cách ứng xử từ bố mẹ và các thành viên trong gia đình 55% số học sinh được hỏi thì cho rằng bố mẹ, ông bà hay anh chị chính là hình mẫu lý tưởng để các em hoàn thiện nhân cách của mình

Có thể nói, yếu tố gia đình ảnh hưởng không nhỏ tới lối hành xử của học sinh, sinh viên hiện nay khi mà những quy tắc đã thấm vào tâm trí khi

Trang 22

được bố mẹ dạy bảo từ khi còn nhỏ Dựa trên các yếu tố về gia đình, giả thuyết H7 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H7: Gia đình có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong trường

2.4 Mô hình lý thuyêt của đề tài

Tóm lại, tổng hợp các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên trường đại học KTQD được tổng quan ở trên sẽ là cơ sở hình thành nên mô hình nghiên cứu của đề tài này

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết của đề tài

Tóm tắt: dựa trên cơ sở 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử củasinh viên, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 7 giả thuyết từ H1 đến H7 Trong đó, các nhóm yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H8 là các biến độc lập định lượng tác động đến biến phụ thuộc là văn hóa ứng xử của sinh viên với H1 đến H5 là các yếu tố khách quan và H6, H7 là nhóm yếu

tố chủ quan, tác động đến mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc trên

Mô hình hồi quy được xây dựng như sau :

VHXUi = α) +ß1CNi + ß2GVi + ß3HĐNKi + ß4QĐNTi + ß5MTi + ß6Ti+ ß8GĐi + εii

Nghiên cứu tập trung vào văn hóa ứng xử của sinh viên trong các mối quan hệ trong học đường nên sẽ xây dựng 3 mô hình hồi quy tương ứng

là văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với giảng viên

và sinh viên với chuyên viên để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố đưa ra đến từng mối quan hệ như thế nào

2.5 Những nghiên cứu có liên quan về văn hóa ứng xử

Trang 23

Nói về văn hóa ứng xử học đường, bài viết trên kênh thông tin của Học viện báo chí và tuyên truyền đã chỉ ra một số điểm nổi bật Ý kiến từ sinhviên cho rằng hiện nay mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng cởi mở, thân thiện hơn, nhưng mặt khác một số ranh giới cũng bị phá vỡ, dẫn tới những tình trạng sinh viên nhiều khi không thể hiện sự tôn trọng đúng mực với giáo viên Bài viết cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc dạy dỗ, hướng dẫn và là tấm gương để sinh viên ngoài kiến thức còn học được những quy tắc ứng xử có đạo đức, có văn hóa.

Trong nghiên cứu về chương tình hoạt động ngoại khóa của sinh viên tại trường ATC của Carol Harris và cộng sự (2013), các tác giả chỉ ra rằng hai yếu tố chủ đạo mà học sinh đạt được qua hoạt động tình nguyện là học được kỹ năng sống và kỹ năng làm việc, và phát triển được sự cảm thông đối với mọi người Ngoài ra còn một số lợi ích khác mà việc tình nguyện đem lại cho học sinh như cảm nhận tốt hơn về giá trị bản thân, đóng góp cho cộng đồng, và chọn lọc ra được những giá trị cốt lõi Phần lớn học sinh được khảo sát hay phỏng vấn đều cảm thấy rằng họ trở nên hòa nhập và năng nổ hơn nhờ tham gia vào việc tình nguyện Những học sinh nói rằng sự kết nối trở nên rõ ràng hơn khi họ cảm thấy mình có giá trị và nằm trong một tập thể, kết bạn, tiếp thu được những bài học, và có nhận thức rõ hơn về mục đích Sự ảnh hưởng của hoạt động tình nguyện tới học sinh, sinh viên có liên hệ mật thiết với sự tác động tạo nên văn hóa ứng xử trong nhà trường

Trong nghiên cứu của Akubugwo, Ijeomal and Maria Burke đã chỉ ra rằng rất nhiều sinh viên hiện nay đang sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) đặc biệt là Facebook, và thời gian họ dành cho chúng ngày càng tăng lên Những kết quả của nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu của việc sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội

có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sinh viên về mặt học tập cũng như giao tiếp xã hội.những điều này đều có liên quan mật thiết với văn hóa ứng xử của sinh viên trong nhà trường

Aysel và cộng sự (2008) đã chứng minh rằng sinh viên sẽ ít giao tiếp và ít

có hứng thú học tập cũng như tham gia trên lớp nếu như giảng viên nói giọng địa phương khi giảng bài Tuy nhiên, đó vừa là bất lợi cũng như vừa là lợi thế trong học tập đối với sinh viên Nếu như giảng viên nói giọng địa phương, khá khó nghe, điều duy nhất sinh viên có thể là để hiểubài là đọc thật nhiều tài liệu cho sẵn hoặc phát trên lớp và tập trung hết mức có thể trong giờ học để nghe ra giảng viên đang nói gì Nghiên cứu này đã chứng minh được giảng viên có ảnh hưởng không nhỏ tới giao tiếp, ứng xử và hành vi của sinh viên trong môi trường học thuật Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết, tại môi trường đại học tại Việt Nam hiện nay, giảng viên sử dụng tiếng Anh rất nhiều và đặc biệt trong các khoa tiến tiến, chất lượng cao, giảng viên sử dụng tiếng Anh và tiếng

Trang 24

Việt liên tục trong cả tiết học, làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp của sinh viên – những người trực tiếp nghe giảng hàng ngày Và đây là một trong những yếu tố mà nhóm nghiên cứu muốn kiểm định xem mức độ ảnh hưởng của nó đến văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay

Trên chuyên san khoa học xã hội và nhân văn (số 7/2014, ngày 8 tháng 4 năm 2014), bài viết của Nguyễn Thị Lan đã đề cập đến nhiều yếu tố có tác động lên văn hóa ứng xử của sinh viên Bên cạnh việc truyền thống văn hóa vẫn đang được các thế hệ sinh viên tiếp tục phát huy, vẫn một số vấn đề trong cách ứng xử của sinh viên với giáo viên hay giữa sinh viên với nhau mà hiện nay đang ngày càng trở nên đáng chú ý Ứng xử với giáo viên, bài viết có nói “nếu thầy, cô giáo coi thi nghiêm túc nhắc nhở thì vừa ra khỏi phòng thi đã dùng những từ không mấy tốt đẹp.” Hay

“truyền thống của dân tộc Việt Nam là “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thì những truyền thống đó đang bị cơ chế thị trường làm maimột.” Còn giữa sinh viên cũng có nhiều trường hợp thể hiện sự xuống cấp

về đạo đức “nhưng một số sinh viên thường có thái độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài lòng Vì vậy, chỉ một cái nhìn

“không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể

có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau.”

Bài viết còn nói đến một số các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử củasinh viên Trong đó ảnh hưởng của thầy cô giáo, giảng viên là cực kỳ quan trọng: “để sinh viên có thể giao tiếp, ứng xử có văn hóa, không thể không nói đến ứng xử của thầy, cô giáo Thầy, cô giáo là mẫu mực cho các em trong ứng xử Nếu thầy, cô giáo chưa làm được điều đó thì thật khó mà giáo dục sinh viên về vấn đề này.”

Nguyễn Thị Oanh và Mã Đức Mạnh (2012-2013), trong bài nghiên cứu của mình đã xác định và đánh giá được văn hóa giao tiếp của sinh viên trường đại học Tây Nguyên Nhìn chung thì văn hóa giao tiếp của sinh viên ở cấp độ rất cao nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những vấn đề mang tính báo động về giao tiếp của sinh viên tại đại học Tây Nguyên

Bài nghiên cứu đã phân tích văn hóa giao tiếp của sinh viên qua lớp từ giao tiếp và qua thái độ ứng xử Hơn thế nữa, bài nghiên cứu còn đi sâu tìm hiểu về văn hóa chào hỏi; văn hóa khen; văn hóa cảm ơn, xin lỗi; văn hóa xếp hàng; văn hóa trật tự lắng nghe; văn hóa đúng giờ; hay quan niệm về nói tục chửi thề, văn hóa rượu bia trong sinh viên, hay văn hóa

xử lí tình huống …

Việc sử dụng lớp từ xưng hô của sinh viên rất phong phú và đa dạng Đa phần sinh viên đã sử dụng lớp từ xưng hô một cách hợp lý Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những sinh viên sử dụng lớp từ này chưa phùhợp và sai lệch so với chuẩn trong văn hóa giao tiếp nhà trường Văn hóa khen và văn hóa xin lỗi của sinh viên ở mức tương đối cao, phân lớn sinh viên đã có nhận thức đúng về việc khen ngợi người khác Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có nhiều sinh viên ngại nói lời khen và chưa biết thể hiện

Trang 25

việc khen ngợi một cách phù hợp Về văn hóa chào hỏi, văn hóa cám ơn, xếp hàng, trật tự-lắng nghe, đúng giờ, và văn hóa xử lý tình huống thì những vấn đề này của sinh viên ở mức độ trung bình Còn có những hiệntượng đáng báo động như nói tục, chửi thề, sử dụng thuốc lá, rượu bia không có chừng mực Đây là điều đáng báo động về ý thức của sinh viên

ở nơi công cộng Kết luận của bài nghiên cứu đã đưa ra nguyên nhân, giảipháp để nâng cao giao tiếp của sinh viên trường đại học tây nguyên Tóm lại, những nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu về từng yếu tố điển hình ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử chứ chưa mang tính tổng hợp Tuy nhiên, những nghiên cứu trên sẽ là những nghiên cứu tiền đề để nhóm nghiên cứu sinh phát triển và tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên Hơn nữa, với không gian nghiên cứu là trường đại học KTQD, chưa một nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về một trong những trường kinh tế trọng điểm của miền Bắc Nhóm nghiên cứu sinh sẽkhảo sát để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến văn hóa ứng xử của sinh viên tại trường KTQD

3 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN VĂN HÓA ứNG Xử CủA SINH VIÊN ĐạI HọC KTQD

3.1 Tổng quan về sinh viên KTQD

Chương trình EBBA (Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh)

1 Số lượng sinh viên đang theo học : 358 sinh viên

2 Số lượng sinh viên theo khối thi đầu vào :

khối A : 10 sinh viên và khối D: 132 sinh viên

3 Hoạt động ngoại khóa và môi trường khoa

Khoa EBBA thuộc Viện quản trị kinh doanh là một khoa trong hệ thống khoa ngành viện của KTQD Mặc dù được thành lập từ 20 năm trước nhưng nếu xét về tuyển sinh bậc đại học, khoa mới chỉ bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên 6 năm trước, chính vì thế chương trình học của khoa đã được thay đổi khá nhiều để phù hợp với trình độ của sinh viên và nhu cầucủa xã hội

Một điểm đặc biệt là nền tảng chương trình học của khoa EBBA được lấy

từ các trường đại học nước ngoài, chính vì thế, việc sinh viên thích nghi

và làm quen với chương trình học mới cần được tạo điều kiện từ phía Viện quản trị kinh doanh

Điều này cũng được thể hiện rõ qua những hoạt động ngoại khóa như :

- Trải nghiệm, tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ các vấn đề đã và đang thực sự xảy ra

- Được làm quen và được chia sẻ kinh nghiệm từ các thầy cô – cũng chính là những doanh nhân, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp

Trang 26

- Chương trình học tập trung và nâng cao tính chủ động của sinh viên, trao cho sinh viên cơ hội để thực hiện các dự án, tham gia tổ chức các hoạt động, sự kiện từ nhỏ đến lớn.

- Các hoạt động giải trí, team building giúp gắn kết các sinh viên

- Các cuộc thi về kinh doanh, giải quyết các vấn đề của các doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên hiểu biết và thích nghi với môi trường làm việc

Điểm đặc biệt của khoa EBBA là việc sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ chính trong giao tiếp ở lớp học, điều này là lợi thế lớn khi sinh viên được trau dồi ngôn ngữ này một cách thường xuyên, và đáng chú ý là qua ngônngữ tiếng Anh sinh viên sẽ tiếp xúc với văn hóa nước ngoài nhiều hơn.Tựu chung lại có thể thấy rằng khoa EBBA dù đã tập trung vào việc nângcao kỹ năng mềm và chuyên môn cho sinh viên, nhưng các hội thảo hay khóa học liên quan tới ý thức hay cụ thể là cách ứng xử ít được chú trọng hơn Nhưng như vậy không có nghĩa là sinh viên khoa EBBA yếu kém vềvấn đề này, vì trên thực tế cách ứng xử của sinh viên khoa EBBA ảnh hưởng rất nhiều từ phía thầy cô giáo và môi trường học – đó là tập trung tới gắn kết các cá nhân vì mục đích chung, hiểu biết thực tế và kỹ năng cánhân vững chắc

Chương trình AEP và POHE (Chương trình tiên tiến, chất lượng cao)

1 Số lượng sinh viên đang theo học: 626 sinh viên, trong đó 153 sinh viên học pohe, 473 sinh viên học chương trình AEP

2 Hoạt động ngoại khóa và môi trường khoa

Đây là 3 chương trình mà yếu tố ứng dụng được đặt lên hàng đầu khi xét tới việc định hướng cho sinh viên trong các hoạt động

Mục đích của chương trình học là các kiến thức mà sinh viên được học cóthể được ứng dụng dễ dàng vào thực tế khi sinh viên tốt nghiệp ra trường,

do vậy kiến thức chuyên môn rất được chú trọng Trên thực tế, các hoạt động ngoại khóa của chương trình tiến tiến chất lượng cao khá ít, chỉ gồmcác hội thảo, tọa đàm về các vấn đề kinh tế, ngoài ra là các hoạt động thể thao và team building cho sinh viên cũng ở mức khiêm tốn hơn các khoa EBBA và IBD

Với đặc điểm chương trình được dạy bằng tiếng Anh nên cũng giống như khoa EBBA, sinh viên sẽ được tiếp xúc với ngôn ngữ Anh thường xuyên hơn, cho nên khả năng ảnh hưởng bởi văn hóa nước ngoài cũng lớn hơn.Ngoài ra chương trình học của khoa tiên tiến chất lượng cao được lấy từ chương trình học chuẩn của trường công lập mỹ Vì thế tương tự như chương trình học của khoa EBBA, sự thay đổi để phù hợp với môi trườnggiáo dục Việt Nam là cần thiết và cần có thời gian để sinh viên thích ứng với chương trình học mới

Các khoa khác

1 Số lượng sinh viên đang theo học: 3,536 sinh viên

2 Hoạt động ngoại khóa và môi trường khoa

Trang 27

Gồm 20 ngành đào tạo dựa trên giáo trình và chương trình học của trườngKTQD Được gọi là các ngành truyền thống vì một số đặc điểm như :

- Chương trình học tập trung vào giảng dạy các kiến thức cơ bản củangành/chuyên môn đang theo học

- Giáo trình được biên soạn bởi trường đại học KTQD hoặc thuần túy từ các trường đại học tại Việt Nam

- Sinh viên được học theo mô hình tín chỉ, sinh viên là người chủ động trong việc sắp xếp buổi học của mình

Các ngành truyền thống của KTQD có ưu thế về kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm đào tạo cho sinh viên tuy nhiên xét về môi trường phát triển

và các hoạt động ngoại khóa thì khá hạn chế, hầu hết chỉ dừng lại ở các câu lạc bộ, hội nhóm có quy mô trong nhà trường Ngoài ra các hoạt độngngoại khóa như hội thảo, chuyên đề hay các khóa huấn luyện cho sinh viên được tổ chức nhưng chưa tạo được ảnh hưởng rộng rãi, một phần vì công tác chuẩn bị còn gặp nhiều trở ngại

Ngoài ra chương trình học còn mang tính chất truyền đạt lý thuyết nhiều

và chưa chú trọng tới áp dụng vào thực tế, sinh viên chưa được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng bản thân mà chủ yếu phải tự chủ động

Chương trình truyền thống còn hạn chế trong việc cập nhật và thay đổi đểphù hợp với xu hướng kinh tế hiện nay, hơn nữa vai trò của sinh viên cũng chưa được đề cao, còn giới hạn việc trao cơ hội cho sinh viên, khác hẳn với các khoa đặc thù

3.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến và phân tích nhân tố khám phá3.2.1 Thiết kế bảng hỏi và xây dựng nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu cơ sở lý luận và xây dựng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu tiếp tục được tiến hành như sau:

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ với dàn bài được soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu trên thực tế Từ đó, các nghiên cứu sinh thảo luận cùng giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện bảng hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận và tổng hợp để điều chỉnh, loại bỏ các biến không liên quan, không có ý nghĩa trong mô hình Sau đó, bảng hỏi sẽ được thiết kế và khảo sát thử nghiệm với 50 sinh viên Cuối cùng, bảng hỏi sẽ được hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức

Bước 2: Nghiên cứu chính thức với phương pháp thu thập dữ liệu thông qua điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế làm 3 phần:

Bảng 3.1 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo

STT Nội dung Số biến quan sát Thang đo

Phần 1 Thông tin về người trả lời phiếu

1 Đặc điểm cá nhân 5 Định danh và thứ bậc

Trang 28

2 Đặc điểm gia đình 4 Định danh và thứ bậc

Phần 2 Các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá

Các yếu tố ảnh hưởng

3 Hoạt động ngoại khóa 4 Likert 5 mức độ

4 Công nghệ 5 Likert 5 mức độ

5 Quy định của nhà trường 3 Likert 5 mức độ

6 Môi trường riêng của khoa 5 Likert 5 mức độ

7 Giảng viên 5 Likert 5 mức độ

8 Tuổi 2 Likert 5 mức độ

9 Gia đình 2 Định danh và thứ bậc

Các tiêu chí đánh giá

8 Sinh viên đối với sinh viên 5 Likert 5 mức độ

9 Sinh viên đối với giảng viên 6 Likert 5 mức độ

10 Sinh viên đối với chuyên viên 6 Likert 5 mức độ

Phần 3 Mức độ ảnh hưởng

1 Tuổi 1 Thứ bậc 5 mức độ

2 Gia đình 1 Thứ bậc 5 mức độ

3 Giảng viên 1 Thứ bậc 5 mức độ

4 Công nghệ thông tin 1 Thứ bậc 5 mức độ

5 Hoạt động ngoại khóa 1 Thứ bậc 5 mức độ

6 Quy định của nhà trường 1 Thứ bậc 5 mức độ

7 Môi trường riêng của khoa(viện) 1 Thứ bậc 5 mức độNguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

Bước 3: Tiến hành phát phiếu trên diện rộng, phát phiếu gửi bằng hình thức online và mail tới các sinh viên trong trường đại học KTQD Tổng

số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 129 phiếu Trong đó, số phiếu dùng được để phân tích là 115 phiếu

• Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính

Bảng 3.2 Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính

Giới tính Số lượng Tỉ lệ

Tổng số 115 100%

Trong số 115 sinh viên tham gia khảo sát, có

- 50% sinh viên là nữ, tương đương 58 sinh viên

- 50% sinh viên là nam, tương đương 57 sinh viên

Hình 3.1 Biểu đồ mô tả tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

• Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo vùng

Bảng 3.3 Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo vùng

Trang 29

Vùng Số lượng Tỉ lệ

Các vùng khác 56 49%

Tổng số 115 100%

Trong số 115 phiếu khảo sát thu được, có

- 59 sinh viên đến từ Hà Nội, chiếm khoảng 51% tổng số sinh viên tham gia khảo sát

- 56 sinh viên đến từ các vùng khác, chiếm khoảng 49% tổng số sinhviên tham gia khảo sát

Hình 3.2 Biểu đồ mô tả tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo vùng

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

• Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo khoa

Bảng 3.4 Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo khoa

Trong số 115 phiếu khảo sát, có:

- 15 sinh viên thuộc khoa tiên tiến chất lượng cao (AEP và POHE), chiếm 13% tổng số sinh viên tham gia khảo sát

- 49 sinh viên thuộc khoa quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh

(EBBA), chiếm 43% tổng số sinh viên tham gia khảo sát

- 9 sinh viên thuộc khoa IBD, chiếm khoảng 8% tổng số sinh viên tham gia khảo sát

- 42 sinh viên thuộc các khoa truyền thống, chiếm khoảng 36% sinh viên tham gia khảo sát

Hình 3.3 Biểu đồ mô tả tỉ lệ sinh viên khảo sát theo khoa

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

• Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo năm

Bảng 3.5 Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo năm

Trang 30

Trong số 115 phiếu khảo sát thu được, có:

- 22 sinh viên đang học năm nhất, chiếm 19% tổng số sinh viên thamgia khảo sát

- 26 sinh viên đang học năm hai, chiếm 23% tổng số sinh viên tham gia khảo sát

- 54 sinh viên đang học năm ba, tương đương với 47% tổng số sinh viên tham gia khảo sát

- 13 sinh viên đang học năm bốn, tương đương với 11% tổng số sinhviên tham gia khảo sát

Hình 3.4 Biểu đồ mô tả tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo năm

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

3.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến trong mẫu phiếu điều tra

Sau khi thu nhập phiếu khảo sát, với 129 phiếu thu được trong đó có 114 phiếu có giá trị và 15 phiếu không hợp lệ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của dữ liệu Theo Staler (1995) và Peterson (1994) thì hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong các cuộc khảo sát Cronbach’s alpha (α))

Nếu hệ số Cronbach’s alpha (α)) có giá trị:

- từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường rất tốt

- từ 0,7 đến 0,8 thì số liệu có thể sử dụng được tương đối tốt

- từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm đo lường là mới hoặc tương đối mới đối với người trả lời

Bảng 3.6 Kết quả phân tích kiểm định độ tin cậy của các biến

Biến Số biến Cronchbach’s alpha

Tuổi 2 0,951

Gia đình 2 0,780

Giảng viên 5 0,840

Công nghệ thông tin 5 0.754

Hoạt động ngoại khóa 4 0,793

Quy định của nhà trường 3 0,828

Môi trường riêng của khoa (viện) 5 0,761

Nguồn: kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

Với các yếu tố về tuổi, về giảng viên, về quy định của nhà trường đều có

hệ số Cronchbach’s alpha từ 0,8 đến gần 1 Các yếu tố về gia đình, về công nghệ thông tin, về hoạt động ngoại khóa và môi trường riêng của khoa cũng đều có hệ số Cronchbach’s alpha từ 0,7 đến 0,8 Như vậy, các kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s alpha cho thấy số liệu điều tra là đáng tin cậy và phù hợp để phân tích

3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá

Với 115 phiếu có giá trị, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích nhân tố khám phá nhằm tìm ra các biến có giá trị trong thang đo lường bằng cách

Trang 31

sử dụng phần mềm spss 16.0 và phương pháp phân tích nhân tố principal components với phép xoay Varimax với điều kiện thỏa mãn 5 tiêu chí:

Sau khi phân tích dữ liệu, chạy mô hình, ta có được kết quả kiểm định là

hệ số kiểm định KMO bằng 0,710 (thỏa mãn điều kiện > 0,5) Số liệu nàycho thấy các yếu tố quan sát rất thích hợp để phân tích Kiểm định Barlettcho p-value có sig là 0,00 (thỏa mãn điều kiện ≤ 0,5), có ý nghĩa về mặt thống kê Có thể thấy kết quả đưa ra đã trích ra 7 yếu tố với phương sai trích bằng 68,3% (>50%) Tuy nhiên, kiểm tra phân tích nhân tố cho từng nhân tố riêng lẻ, cho thấy trong 7 yếu tố mang biến (Component 1,

2, 3, 4,5, 6, 7) có hiện tượng biến thuộc nhiều yếu tố Trên bảng Rotated Component Matrix, có biến giai tri tren tv có hệ số tải nhân tố bằng 0, cònlại tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0,5.hiện tượng này cho thấy cần loại bỏ biến này khỏi mô hình để chạy tiếp EFA lần 2 (PL8)

Sau khi phân tích nhân tố khám phá lần 2, hệ số KMO tăng lên (0,711), kiểm định Barlett cho p-value có sig là (0,00) Phương sai trích là 65,1% Tuy nhiên, hệ số tải của biến tuổi bằng 0 Điều này chứng minh cần phải loại biến tuổi ra khỏi mô hình để chạy tiếp EFA lần 3 (PL9)

Sau khi chạy mô hình lần 3, hệ số KMO tiếp tục tăng đến (0,714),

phương sai trích là 67,6%, tất cả các biến đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 Điều này cho thấy mô hình mang giá trị thực tiễn rất tốt (PL10)

Bảng 3.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Hệ số KMO Sig Phương sai trích Số yếu tố rút ra Kết luậnEFA lần 1 0,710 0,00 68,3% 7 Loại biến giải trí trên tvEFA lần 2 0,711 0,00 65,1% 6 Loại biến tuổi

EFA lần 3 0,714 0,00 67,6% 6 Không còn xuất hiện hiện tượng hệ số tải bằng 0

 Rút ra mô hình 6 yếu tố

Nguồn: kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

Trang 32

Kết luận: Với 26 biến quan sát và 7 yếu tố giả thuyết, nhóm nghiên cứu

đã sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy của các biến và phân tích nhân tố khám phá, rút ra được mô hình gồm 6 yếu tố giả thuyết với 24 biến Mô hình của nhóm nghiên cứu giải thích được 67,6% biến quan sát Ngoài ra, có những biến rất quan trọng không được liệt kê trong mô hình như mức độ hiểu biết, nhận thức, văn hóa vùng miền,……do những biến

đó rất khó tìm được một thang đo lường thích hợp nên nhóm nghiên cứu chỉ có thể đưa ra những yếu tố được nhắc tới ở trên

3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viênSau khi thu thập đủ dữ liệu, nhóm nghiên cứu nhập dữ liệu vào phần mềmSPSS 16.0 để tiến hành chạy dữ liệu

Bảng 3.8 Thống kê mô tả các biến

Bảng thống kê mô tả

N Khoảng cách Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độlệch chuẩn

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu

Từ kết quả thu được qua quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy được một vài điểm nổi bật

Ở yếu tố gia đình kết quả khảo sát cao nhất bằng 7, thu được từ 16 sinh viên, hầu hết đến từ các khoa với chương trình đào tạo đặc thù như EBBA(9 sinh viên), IBD (1 sinh viên) và AEP & POHE (3 sinh viên), trong khi

đó chỉ có 3 sinh viên đến từ các khoa truyền thống (18,75%) Điều này cho thấy xu hướng phụ huynh với mức học vấn cao có xu hướng định hướng cho con cái vào các khoa đặc thù

Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở yếu tố công nghệ khi có 18 sinh viên trảlời ở mức cao nhất là 5, nhưng trong đó chỉ có 5 sinh viên (27.78%) là ở các khoa truyền thống Điều này cũng cho thấy việc tiếp xúc và sử dụng công nghệ nhiều hơn ở các khoa đặc thù hơn là các khoa truyền thống.Sinh viên khoa EBBA cho kết quả khảo sát cao cho yếu tố về quy định của nhà trường Ta có thể nhận định rằng, ban quản lý quan tâm đến các nội quy, quy định tương đối tốt

Ở yếu tố môi trường khoa/viện lại xuất hiện một sự đối lập rõ ràng khi các khoa đặc thù cho phản hồi rất cao về sự nổi bật các yếu tố về môi

Trang 33

trường học của mình, trong khi đó các đánh giá sự nổi bật thấp chủ yếu thuộc về các sinh viên khoa truyền thống Điều đó chứng tỏ các sinh viên

ở môi trường khoa đặc thù có cảm nhận rất rõ ràng về sự khác biệt của nơi mình học, còn các sinh viên các khoa truyền thống thường không có cảm nhận đặc biệt về các yếu tố môi trường học

Không có sự nổi bật về các khoa nhưng yếu tố hoạt động ngoại khóa cũngcho thấy dấu hiệu của một xu hướng Ở các sinh viên cho phản hồi cao nhất trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, có tới 5 sinh viên nămnhất trong tổng số 9 sinh viên (55.56%) và cũng có rất ít sinh viên năm nhất mà có ít sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa Từ đó ta có thể thấy các đối tượng sinh viên năm nhất thường có xu hướng tham gia các hoạt động ngoại khóa hơn các năm khác

3.4 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

3.4.1 Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình

Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội đối với 6 yếu tố ảnh hưởng thu được

từ phần phân tích nhân tố khám phá ở trên bao gồm:

(1) Yếu tố về công nghệ (CN)

(2) Yếu tố về hoạt động ngoại khóa (HĐNK)

(3) Yếu tố về quy định của nhà trường (QĐNT)

(4) Yếu tố về giảng viên (GV)

(5) Yếu tố về môi trường của khoa (MTK)

(6) Yếu tố về gia đình (GĐ)

Trong đó biến phụ thuộc là văn hóa ứng xử của sinh viên trường KTQD

Mô hình hồi quy về văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên có dạng như sau:

SVSV = 0,37 + 0,711HDNK - 0,959CN + 0,263QDNT - 0,750MT + 1,835GV - 0, 273GĐ

(2.076) (0,275) (0,410) (0,309) (0,338) (0,355) (0,234)

Ghi chú: độ lệch chuẩn trong ngoặc kép

Sau khi chạy SPSS với biến phụ thuộc là văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên, giá trị R2 điều chỉnh là (0,266), giá trị R2 điều chỉnh cho biết rằng mô hình có thể giải thích được 26.6% biến phụ thuộc bằng các biến có trong mô hình Giá trị này có thể chấp nhận được vì so với các nghiên cứu khác thì nghiên cứu này quy mô dữ liệu không lớn, phần sai

số và cả các biến bị bỏ sót trong mô hình như khối thi đầu vào, vùng miền….có thể sẽ giải thích được 80% còn lại của biến phụ thuộc

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, nhóm nghiên cứu sinh xem xét đến giá trị F từ bảng phương sai ANOVA, giá trị F bằng 8,361 với giá trị Sig rất nhỏ 0,000 (nhỏ hơn 0,05) Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được

Trang 34

(Bảng ANOVAa, PL 11)

Các hệ số VIFs đều nhỏ hơn 10 và các hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0,8 Do vậy, mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tươngquan giữa các biến (multicollinearity)

Bảng 3.9 Kết quả phương trình hồi quy SVSV

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu

Với mô hình hồi quy này, có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố đối với văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên Các yếu tố CN (công nghệ), MT (môi trường) và GD (gia đình) khác dấu với biến phụ thuộc Và các yếu tố như HDNK (hoạt động ngoại khóa), QDNT (quy định nhà trường) và GV (giảng viên) có mối quan hệ tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc

Trong tất cả các hệ số của các biến trên, hệ số của GV là cao nhất (1,835) với độ lệch chuẩn thấp (0,355) Điều này có thể càng khẳng định là trong

mô hình, có nhiều biến khác đã bị bỏ sót (omitted variable), không xuất hiện và nó ảnh hưởng lên các biến sẵn có Ngoài ra, có thể nói, trong mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên, giảng viên có mức độ ảnh hưởng lớn nhất và ở đây là sự ảnh hưởng tích cực Điều này rất phù hợp với thực

tế khi mà giảng viên là những người trực tiếp đào tạo, hướng dẫn sinh viên tên giảng đường nên họ cũng nhận được những sự ngưỡng mộ nhất định từ phía sinh viên, là người mà sinh viên hướng đến đê học tập khôngchi kiến thức mà còn ca cách hành xử, cách giao tiếp với mọi người.Yếu tố đứng thứ hai về độ lớn là hoạt động ngoại khóa Việc sinh viên tham gia vào các hoạt động tập thể khiến cho sinh viên tiếp xúc với nhiềuđối tượng khác nhau, đồng thời học được cách đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, vì vậy dễ hiểu khi yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến văn hóa ứng xử

Công nghệ thông tin có mức độ ảnh hưởng đứng thứ ba về độ lớn trong mối quan hệ này và là sự ảnh hưởng tiêu cực Điều này đúng với những

Trang 35

gì nhóm nghiên cứu mong đợi Sinh viên hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, giao tiếp trực diện đã giảm hẳn Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi ứng xử của sinh viên với bạn bè.

Môi trường giao tiếp có mức độ ảnh hưởng đứng thứ tư trong mô hình này Có thể nói, môi trường giao tiếp của khoa/viện rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách sinh viên ứng xử với mọi người Môi trườngcủa khoa/viện chính là nơi sinh viên tương tác với mọi người, nếú môi trường của khoa/viện cởi mở, thoải mái, không gò bó, sinh viên sẽ tự tin thể hiện bản thân hơn, có bản lĩnh tương tác với mọi người hơn Tuy nhiên trong mối quan hệ này, môi trường của khoa/viện lại mang đến ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên Điều này ngược lại với mong đợi của nhóm nghiên cứu nhưng có thể hiểu rằng mẫu khách thể này bao gồm sinh viên toàn trường nhưng không phải mẫukhách thể lý tưởng nên số liệu thu về có thể nhiều khoa/viện có môi trường không nổi bật để sinh viên có thể cảm nhận được nên nó không mang đến ảnh hưởng đáng kể đối với mối quan hệ bạn bè trong trường Quy định nhà trường, gia đình cho kết quả ảnh hưởng không đáng kể đến văn hóa ứng xử của sinh viên theo mô hình này

Mô hình hồi quy về văn hóa ứng xử giữa sinh viên với giảng viên:

SVGV = 0,917 + 0,865HDNK + 0,047CN - 0,008QDNT - 0,495MT + 1,868GV - 0,385GD

(2,525) (0,335) (0,499) (0,376) (0,411)

(0,431) (0,285)

Ghi chú: độ lệch chuẩn trong ngoặc kép

Từ bảng kết quả trong SPSS (Phụ lục 12), giá trị R2 điều chỉnh là (0,197);con số này chỉ ra rằng 19,7% biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến

có trong mô hình Kiểm định F cao (5,991) với giá trị Sig rất nhỏ (0,000).Như vậy, với mô hình hồi quy về văn hóa ứng xủ giữa sinh viên và giảng viên, dù R2 điều chỉnh không cao nhưng vẫn phù hợp với tập dữ liệu và vẫn sử dụng được

Các hệ số VIFs đều nhỏ hơn 10 và các hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0,8 nên mô hình không xảy ra hiện tượng tương quan giữa các biến

Bảng 3.10 Kết quả phương trình hồi quy SVGV

Ngày đăng: 09/11/2015, 20:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w