1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO RA TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG TIẾT DẠY TOÁN

25 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 244,5 KB

Nội dung

Trong các phương pháp dạy học Toán hiện nay, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong các phương pháp có rất nhiều ưu điểm và đang được sử dụng rộng rãi.Phương pháp này huy động được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của của học sinh trên cơ sở thầy giáo tạo ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề đó thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được mục đích học tập. Đặc trưng của kiểu dạy học này là học sinh luôn được đặt vào những tình huống gợi vấn đề.Vậy thì ai đặt ra những tình huống gợi vấn đề đó? Không ai khác, đó chính là nhiệm vụ của giáo viên đứng lớp. Thế nhưng, nếu tình huống gợi vấn đề mà giáo viên đưa ra không phù hợp, không hấp dẫn, không thuyết phục được học sinh thì rất nhàm chán, sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Từ những suy nghĩ này và thông qua việc giảng dạy tôi đề cập tới “Một số biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán ”.Vậy tạo ra tình huống có vấn đề như thế nào? và vận dụng nó ra sao để tạo ra hiệu quả trong giờ dạy Toán?... Để trả lời được tất cả các câu hỏi đó thì chuyên đề này sẽ giúp chúng ta điều đó.

Trang 1

PHÒNG GD-ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS AN TƯỜNG - @ & ? -

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO RA TÌNH HUỐNG

CÓ VẤN ĐỀ TRONG TIẾT DẠY TOÁN

Trang 2

CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

THCS: Trung học cơ sở

GD-ĐT: Giáo dục đào tạo

Trang 3

MỤC LỤC

Trang A.PHẦN MỞ ĐẦU

B.NỘI DUNG

1.Khai thác phần kiểm tra bài cũ, đặt ra một vấn đề mới đòi hỏi phải nghiên cứu

2.Chọn một ứng dụng của kiến thức mới, đặt học sinh trước một mâu thuẫn với

3.Đưa ra một bài toán mà vận dụng kiến thức sắp học sẽ giải quyết nhanh gọn

7.Tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách đưa ra những điều kiện mới, hạn chế

14.Tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách đặc biệt hóa 21

Trang 5

A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài.

Thực tế chứng minh rằng: Sự nghiệp GD-ĐT có vai trò to lớn và quan trọng làm cơ sở, nền tảng giúp quốc gia phát triển Dưới sự lãnh đạo của Đảng vai trò

vị trí sự nghiệp GD-ĐT đã được khẳng định Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng

người” và quan điểm ấy mang tích biện chứng, chiến lược và rất nhân văn.

Đảng ta xác định các mục tiêu cơ bản của sự nghiệp GD-ĐT là: “Nâng cao

dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” Các mục tiêu mang tầm chiến

lược vừa cụ thể vừa khái quát ấy chính là tư duy khoa học mang tính sáng tạocủa Đảng ta đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu hướng tới của toàn xã hội với vai trò chủđạo là những người làm công tác giáo dục đào tạo Đạt được các mục tiêu cơbản ấy sẽ tạo được các điều kiện tích cực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đi lêncủa đất nước Vai trò lớn lao của sự nghiệp GD-ĐT trong sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước đã được Đảng ta nhìn nhận thấu đáo với cách đánh giá

đúng.Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Cùng với khoa học

công nghệ, GD-ĐT phải trở thành quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”

Quả thật, con người có vai trò chi phối sự phát triển của xã hội, chiến lượccon người là chiến lược quan trọng nhất giúp quốc gia phát triển bởi nói như

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải có con

người xã hội chủ nghĩa” Mà con người xã hội chủ nghĩa phải là người có tài có

đức bởi vì: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài

thì làm việc gì cũng khó”.

Trong thời đại ngày nay khi đất nước đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng và

văn minh” thì nhân tố con người lại càng trở thành nhân tố có tính quyết định

hơn Yêu cầu quan trọng đặt ra là phải đổi mới giáo dục bao gồm cả đổi mớicách thức, phương pháp và yêu cầu đặc biệt quan trọng của đổi mới giáo dụcchính là đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học sẽ tạođược điều kiện tốt nhất giúp nâng cao trình độ năng lực cho người học tạo đượckhả năng tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức có hiệu quả vào thực tiễn côngviệc và cuộc sống…

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và có tính nhân văn cao để đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay Muốn giải quyết thành công nhiệm vụ này thì từ Nghị

quyết TW4 khoá VII năm 1993 đã xác định:''Phải áp dụng phương pháp dạy

học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải

Trang 6

quyết vấn đề" Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định: "Phải đổi mới giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, dành thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh''.

Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo Dục Điều 24 mục

II đã nêu ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác

chủ động sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng môn học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh".

Tầm quan trọng của GD-ĐT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt lên vai đội ngũ những người làm công tác giáo dục nhiều trách nhiệm nặng nề đòi hỏi mỗi giáo viên phải phát huy hết sức lực và trí tuệ để phục

vụ sự nghiệp quan trọng đó

Trong các môn khoa học và kĩ thuật, Toán học giữ một vị trí nổi bật Nó còn là môn thể thao của trí tuệ, nó giúp ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo

Các nhà giáo dạy Toán chính là các huấn luyện viên trong môn thể thao trí tuệ này Công việc dạy Toán của chúng ta nhằm rèn luyện cho học sinh tư duy Toán học cùng phẩm chất của con người lao động mới để các em vững vàngtrở thành chủ nhân tương lai của đất nước

Trong quá trình giảng dạy, trước hết chúng ta phải biết áp dụng phươngpháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của ngườihọc, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quátrình dạy học, dành thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh Đồng thời bảnthân mỗi giáo viên cũng phải tự tìm ra những phương pháp mới, khắc phục lốitruyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của họcsinh trong khi học toán Tuy nhiên để đạt được kết quả giảng dạy tốt là một côngviệc không dễ dàng Nhiều học sinh rất sợ học môn Toán, không làm được cácbài tập cơ bản, thiếu kĩ năng trình bày, dẫn tới chất lượng bộ môn chưa đápứng được sự mong mỏi của nhà trường cũng như của toàn ngành giáo dục.Vì

vậy mỗi giáo viên đứng lớp không thể không băn khoăn, trăn trở: “Làm thế nào

Trang 7

để phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học- góp phần nâng cao chất lượng dạy học?”.

Trong các phương pháp dạy học Toán hiện nay, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong các phương pháp có rất nhiều ưu điểm và đang được sử dụng rộng rãi.Phương pháp này huy động được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của của học sinh trên cơ sở thầy giáo tạo ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác

và tích cực để giải quyết vấn đề đó thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, rèn luyện

kĩ năng và đạt được mục đích học tập Đặc trưng của kiểu dạy học này là học sinh luôn được đặt vào những tình huống gợi vấn đề.Vậy thì ai đặt ra những tìnhhuống gợi vấn đề đó? Không ai khác, đó chính là nhiệm vụ của giáo viên đứng lớp Thế nhưng, nếu tình huống gợi vấn đề mà giáo viên đưa ra không phù hợp, không hấp dẫn, không thuyết phục được học sinh thì rất nhàm chán, sẽ không đạt hiệu quả cao nhất Từ những suy nghĩ này và thông qua việc giảng dạy tôi đề

cập tới “Một số biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán

”.Vậy tạo ra tình huống có vấn đề như thế nào? và vận dụng nó ra sao để tạo ra

hiệu quả trong giờ dạy Toán? Để trả lời được tất cả các câu hỏi đó thì chuyên

đề này sẽ giúp chúng ta điều đó

II.Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và đặc biệt quan tâm tới các cách gợi vấn đề, đồng thời đề xuất một số biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong các trường THCS

III.Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu lí luận về cách tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán

- Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học môn Toán ở trong trường THCS

- Đề ra một số biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán

- Thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và tính hiệu quả của các giải pháp được đề ra

IV.Đối tượng nghiên cứu.

- Nghiên cứu thông qua học sinh trường THCS An Tường

Trang 8

- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Nghiên cứu cách tạo ra tình huống có vấn đề

V.Phạm vi nghiên cứu.

- Đề tài này nghiên cứu một số biện pháp dạy học mang lại tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh.Thông qua đó đưa ra một số biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học toán phổ thông

VI.Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, quan sát, phân tích

- Tổng kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

VII.Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị thì nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần cơ bản sau:

I.Những vấn đề lí luận chung

II.Thực trạng của việc dạy và học môn Toán

III.Một số biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán

Trang 9

B.NỘI DUNG I.Những vấn đề lí luận chung.

1.Thế nào là tình huống có vấn đề?

Tình huống có vấn đề là tình huống khó khăn đặt ra mà để khắc phục nó,phải tìm tòi suy nghĩ, phải có những tri thức mới, những biện pháp mới, nhữngcách giải quyết thích hợp

Tình huống có vấn đề là một tình huống mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa kiếnthức cũ, phương pháp cũ, cách giải quyết cũ với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới đặtra

Học sinh chỉ tích cực suy nghĩ khi có nhu cầu hiểu biết về một vấn đề nào

đó Để phát huy tính tích cực tự giác học tập của học sinh, trong giảng dạy môntoán cũng như các môn khác, cần tạo ra những tình huống có vấn đề trong tiếtdạy

2.Các yếu tố của tình huống có vấn đề.

Tình huống có vấn đề chỉ xuất hiện và tồn tại trong ý thức người học sinh chừng nào đang diễn ra sự chuyển hóa của mâu thuẫn khách quan bên ngoài của bài toán nhận thức thành mâu thuẫn chủ quan bên trong của học sinh Yếu tố chủyếu của tình huống có vấn đề là điều chưa biết, là điều phải được khám phá ra

để hoàn thành đúng nhiệm vụ đặt ra Điều chưa biết trong tình huống có vấn đề luôn được đặc trưng bởi một sự khái quát hóa ở mức độ nhất định Tuy nhiên, điều chưa biết đó không được quá khó hoặc quá dễ đối với học sinh

Như vậy có thể nêu ra ba yếu tố sau đây của một tình huống có vấn đề, đó cũng là ba điều kiện của một tình huống có vấn đề trong dạy học:

2.1.Có mâu thuẫn nhận thức, có điều chưa biết cần tìm.

Có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm Điều chưa biết

có thể là mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm Điều chưa biết có thể là mối liên hệ chưa biết, hoặc cách thức hay điều kiện hành động Đó chính là kiến thức mới sẽ được khám phá ra trong tình huống có vấn đề

2.2 Gây ra nhu cầu muốn biết kiến thức mới.

Thế năng tâm lí của nhu cầu nhận thức là động lực khởi động hoạt động nhận thức của học sinh; nó sẽ góp phần làm cho học sinh đầy hưng phấn tìm tòi phát hiện, sáng tạo giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra

2.3.Phù hợp với khả năng.

Tình huống có vấn đề phải phù hợp với khả năng của học sinh trong việc phân tích các điều kiện của nhiệm vụ đặt ra và trong việc đi tìm điều chưa biết,

Trang 10

nghĩa là trong việc phát hiện kiến thức mới Tình huống có vấn đề nên bắt đầu từcái quen thuộc, bình thường, đã biết (từ vốn kiến thức cũ của học sinh, từ những hiện tượng thực tế…) mà đi đến cái bất thường (kiến thức mới) một cách bất ngờ nhưng logic.

II.Thực trạng của việc dạy và học môn Toán.

1 Về phía học sinh.

Đa số học sinh đều ý thức được tầm quan trọng của môn Toán nên các emrất yêu thích môn học, luôn nỗ lực cố gắng trong học tập Do vậy mà chất lượngcủa môn Toán trong những năm gần đây không ngừng được nâng lên Tuynhiên, chất lượng vẫn chưa thực sự cao và chưa đồng đều ở một số lớp Các họcsinh học yếu môn Toán thường có những biểu hiện sau:

- Chưa xác định được động cơ và thái độ học tập, thiếu tự giác, thiếu ý chíphấn đấu vươn lên trong học tập

- Phương pháp học tập chưa tốt, chưa khoa học đặc biệt là khi các em họctập ở nhà Các em thường không xem lại lí thuyết mà lao ngay vào giải bài tậpnên nhiều khi không hiểu rõ bản chất, dễ mắc sai lầm

- Tâm lí e ngại môn Toán là môn khó dẫn đến tư tưởng lười học, lười suynghĩ, thiếu tự tin, thụ động trong tiếp thu kiến thức

- Khả năng tiếp thu chậm, nắm bắt kiến thức hời hợt và không biết cáchvận dụng kiến thức vào giải bài tập Chẳng hạn có học sinh nhớ được hằng đẳngthức (A - B)2 = A2 - 2AB + B2 nhưng lại lúng túng không biết vận dụng để giảiphương trình 4x2 − 4x+ = 1 0

- Diễn đạt thiếu mạch lạc, lập luận thiếu căn cứ, sử dụng các kí hiệu, thuậtngữ toán học không chuẩn xác Nhiều học sinh không viết được giả thiết, kếtluận, không vẽ được hình ngay cả với một bài toán hình học đơn giản

- Phần lớn các em có nhiều “lỗ hổng” về kiến thức, kĩ năng Nhiều học

sinh lớp 9 vẫn không hiểu rõ về “giá trị tuyệt đối của một số”, không còn nhớ

“trọng tâm”, “trực tâm” là gì Thậm chí có rất nhiều học sinh vẫn không biết vẽđường vuông góc, còn lúng túng khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân,chia đối với số nguyên và phân số …

Trang 11

2.Về phía giáo viên

Giáo viên luôn tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, lựachọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy được tính chủđộng, sáng tạo và khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh Tuy nhiên, vẫncòn tồn tại một số vấn đề như sau:

- Một số giáo viên còn chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, chưa nhiệttình, say mê trong công việc

- Một số giáo viên chuẩn bị bài giảng chưa thật chu đáo, chưa bám sátkiến thức trọng tâm của bài học Nhiều khi giáo viên còn chưa quan tâm hết đếncác đối tượng học sinh trong lớp, chỉ chú ý đến những học sinh khá giỏi

- Trong quá trình giảng dạy nhiều khi giáo viên chỉ chú ý đến việc truyềntải cho hết nội dung kiến thức của bài học mà ít chú ý đến cách dẫn dắt học sinhtìm hiểu, khám phá và lĩnh hội kiến thức, chưa chú trọng đến việc rèn luyện kĩnăng cho học sinh

- Một số giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh, chưa tạo đượctình huống có vấn đề, chưa biết cách kích thích tư duy sáng tạo của học sinh

III.Một số biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán.

1.Khai thác phần kiểm tra bài cũ, đặt ra một vấn đề mới đòi hỏi phải nghiên cứu kiến thức mới.

1.1 Nội dung.

- Khai thác việc kiểm tra bài cũ là việc đánh giá, thẩm định năng lực nhận thức của học sinh về kiến thức cơ bản đã được học trên cơ sở đó tìm hiểu, phân tích năng lực thực hiện hóa kiến thức của học sinh

- Đặt ra vấn đề mới trên cơ sở nghiên cứu kiến thức mới, đó là mối quan

hệ giao hòa giữa kiến thức cũ (phần kiến thức học trước) liên quan với phần kiếnthức mới chuẩn bị được lĩnh hội Việc đặt ra vấn đề mới sẽ tạo được sự thu hút của học sinh ngay từ khi tiến hành tiết học

Trang 12

Thế còn đối với các phân số mà tử số và mẫu số là các số nguyên thì sao,

Ví dụ: Hai phân số và có bằng nhau không và làm thế nào để biết điều đó?

 Đó chính là nội dung của bài học hôm nay!

Ví dụ 2 (Toán 6): Hình thành khái niệm phép chia có dư

Sau khi học sinh biết thế nào là phép chia hết, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát: “Hai phép chia sau:

 Từ đó giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư

Nhận xét: Giáo viên nên cho học sinh quan sát không chỉ với hai phép chia

mà càng nhiều càng tốt trong đó chia ra làm hai loại Loại có dư và loại không có dư Biện pháp tổ chức tối ưu là cho làm việc nhóm trong đó mỗi thành viên của nhóm tự cho một phép chia

Ví dụ 3 (Toán 6):Hình thành khái niệm phép trừ

Ngày đăng: 11/01/2016, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Thực hành giải toán –Vũ Dương Thụy-Phạm Gia Đức-Hoàng Ngọc Hưng- Đặng Đình Lăng-NXB Giáo dục 2001 Khác
2.Phương pháp dạy học môn Toán-Phạm Gia Đức-Nguyễn Mạnh Cảng-Bùi Huy Ngọc-Vũ Dương Thụy (Tập 2) – NXB Giáo dục 2000 Khác
3.Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học môn toán-Đào Duy Thụ- Phạm Vĩnh Phúc-NXB Giáo dục 2007 Khác
4.Một số vấn đề phát triển Đại số 7,8,9-Vũ Hữu Bình-NXB Giáo dục 2008 Khác
5.108 bộ đề thi vào lớp 10 – Nguyễn Đức Tấn-Nguyễn Anh Hoàng-Nguyễn Phước-Lê Anh Thọ-NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh 2004 Khác
6.SGK,SGV Toán 8, 9 – Phan Đức Chính-NXB Giáo dục 2005 Khác
7.Nhóm tác giả: Lê Văn Hồng - Phạm Đức Quang - Nguyễn Thế Thạch - Nguyễn Duy Thuận - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III ( 2004 - 2007), NXB Giáo dục 2007 Khác
8.Sai lầm phổ biến khi giải Toán – Nguyễn Vĩnh Cận – Lê Thống Nhất – Phan Thanh Quang – NXB Giáo dục 1996 Khác
9.Kinh nghiệm dạy toán và học toán – Vũ Hữu Bình – NXB Giáo dục 1998 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w