Hệ thống từ vựng của tiếng Việt rất lớn . Hơn nữa đó còn là hệ thống mở, từ mới thường xuyên được hình thành, có những từ ngữ cũ dần mất đi và mờ nhạt dần về ý nghĩa do nhu cầu giao tiếp của con người. Tuy số lượng rất lớn nhưng mỗi từ trong kho từ vựng của một ngôn ngữ không phải hoàn toàn khác biệt với từ ngữ khác. Trái lại giữa chúng thường có những điểm giống nhau về một phương diện nào đó. Những điểm giống nhau như vậy là cơ sở để tập hợp các từ thành các loại các lớp, các nhóm từ.
Trang 1BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KIỂU BÀI TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
Chuyên đề : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KIỂU BÀI TỪ LOẠI TIẾNG
VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS
Trang 2mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hệ thống từ vựng của tiếng Việt rất lớn Hơn nữa đó còn là hệ thống
mở, từ mới thường xuyên được hình thành, có những từ ngữ cũ dần mất đi
và mờ nhạt dần về ý nghĩa do nhu cầu giao tiếp của con người Tuy số lượng rất lớn nhưng mỗi từ trong kho từ vựng của một ngôn ngữ không phải hoàn toàn khác biệt với từ ngữ khác Trái lại giữa chúng thường có những điểm giống nhau về một phương diện nào đó Những điểm giống nhau như vậy là
cơ sở để tập hợp các từ thành các loại các lớp, các nhóm từ
Có những từ giống nhau toàn bộ hay gần toàn bộ về hình thức âm thanh chúng hợp thành các từ đồng âm
Các từ giống nhau ở bình diện cấu tạo Chúng được tạo ra theo một
mô hình , một kiểu Đó là các từ cùng một kiểu cấu tạo.Trong tiếng Việt, dựa vào cấu tạo, các từ được phân định thành từ đơn, từ phức
Các từ có điểm giống nhau về nghĩa, từ đó hình thành các hệ thống ngữ nghĩa với các mức độ lớn nhỏ khác nhau: các từ cùng trường từ vựng, từ đồng nghĩa, trái nghĩa Xét trên phương diện nguồn gốc có từ mượn và từ thuần Việt
Như vậy toàn bộ các từ trong một ngôn ngữ tạo nên các loại, các nhóm, các hệ thống khác nhau xét theo các phương diện khác nhau Ngoài các phương diện, các từ còn được xem xét ở đặc điểm ngữ pháp Các từ có những đặc điểm ngữ pháp giống nhau tạo nên một từ loại, mặc dù chúng có thể khác nhau về âm thanh, về cấu tạo, hay khác nhau về ý nghĩa từ vựng, khác nhau về nguồn gốc, phạm vi sử dụng, đặc điểm phong cách
2 Cở sở thực tiễn.
Trang 3Trong chương trình THCS phần tiếng Việt chiếm dung lượng lớn trong đó từ loại là nội dung được học rất nhiều ở các lớp 6,7,8 Đây là phần chiếm dung lượng kiến thức và thời gian tương đối nhiều Song kiến thức
về từ loại lại khó và phức tạp đặc biệt là đối với học sinh lớp 6, các em mới bước vào cấp 2, trình độ hiểu biết của các em còn hạn chế , chưa sâu rộng như học sinh khối 7, 8 Vì vậy để học sinh để học sinh nắm chắc được kiến thức thì giáo viên phải tổ chức giờ học có hiệu quả
Từ thực tế dạy học, tôi thấy học sinh học tốt Tiếng Việt mới có thể hiểu và cảm thụ các văn bản ở phân môn văn, có học tốt môn Tiếng Việt học sinh mới có thể tạo lập các bài văn hay ở phân môn Tập làm văn
Chính vì những lẽ đó mà việc giảng dạy phần tự loại tiếng Việt trong chương trình THCS là một vấn đề khó đối với giáo viên Ngữ Văn hiện nay
“Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng
ta không biết dùng tiếng ta”,(Phạm Văn Đồng- “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”) Người giáo viên Ngữ Văn có vai trò rất quan trọng , là người giúp học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách có hiệu quả
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn chuyên đề “Một số biện pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt trong chương trình THCS”
II Mục đích nghiên cứu.
Chọn đề tài này mục đích của tôi là làm thế nào để có phương pháp dạy học tốt phần từ loại tiếng Việt Bản thân tôi mong muốn đóng góp một
số kinh nghiệm nhỏ để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất nhằm giúp học sinh không những hiểu đúng về từ loại mà còn giúp các em yêu tiếng Việt hơn
III Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu từ loại tiếng Việt và các cụm từ đi kèm theo chương trình SGK 6,7,8
- Nghiên cứu phương pháp dạy học tiếng Việt
IV Đối tượng nghiên cứu.
- Sách giáo khoa 6,7,8
- Nghiên cứu kiến thức lí luận về từ loại
- Phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Học sinh lớp 6,7,8 Trường THCS Vân Xuân
V.Phạm vi nghiên cứu.
Giới hạn của đề tài này chúng tôi đề cấp đến phương pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt trong chương trình lớp 6,7,8
VI Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thống kê
Trang 4- Từ việc nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học tiếng Việt cộng với việc giảng dạy ở trường mình để từ đó đề ra biện pháp cụ thể cho việc dạy phần từ loại tiếng Việt.
VII Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Phần A Đặt vấn đề
I Lí do chọn đề tài
1 Cơ sở lí luận
2 Cơ sở thực tiễn
II Mục đích nghiên cứu
III Nhiệm vụ nghiên cứu
IV Đối tượng nghiên cứu
V.Phạm vi nghiên cứu
VI.Phương pháp nghiên cứu
VII Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Phần B Nội dung
I Một số vấn đề lí luận về từ loại tiếng Việt
II Thực trạng việc dạy và học tiếng Việt hiện nay
III Các biện pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt
1 Một số biện pháp giảng dạy ngữ pháp nói chung
2.Một số biện pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt
IV Kết quả thực nghiệm
Phần C Kết luận
PHẦN B: NỘI DUNG
I Một số vấn đề lí luận về từ loại tiếng Việt
1 Tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt
Vốn từ của một ngôn ngữ có thể nghiên cứu trên các bình diện ngữ
âm, ngữ nghĩa (từ vựng), ngữ pháp Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất cùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại
Từ loại học đã có lịch sử lâu đời, bắt nguôn từ những công trình
nghiên cứu ngôn ngữ thời cổ đại Hi Lạp và La Mã Những thành tựu của các ngôn ngữ học ngày nay đã chứng tỏ rằng, các ngôn ngữ nói chung không hoàn toàn giống nhau về đặc trưng ngữ pháp của từ loại
Tiếng Việt cũng có từ loại, việc tập hợp và quy loại các lớp từ thường dựa vào những quan điểm khác nhau về đặc trưng từ loại nên các hệ thống
từ loại tiếng Việt đã có chưa đạt sự nhất trí hoàn toàn
Xu hướng hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận là từ loại tiếng Việt bao gồm các đặc trưng cơ bản dùng làm tiêu chuẩn phân loại sau đây:
Trang 5a.Ý nghĩa khái quát.
Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ, trên cơ sở khái quát hóa từ vựng thành khái quát hóa phạm trù ngữ pháp chung Vận dụng
tiêu chuẩn ý nghĩa vào phân định từ loại tiếng Việt, những từ nhà , bàn,
chim, học sinh,con, quyển, sự được phân vào lớp danh từ, vì ý nghĩa từ
vựng của chúng được khái quát hóa và trừu tượng hóa thành ý nghĩa thực
thể- ý nghĩa phạm trù ngữ pháp của danh từ Các từ mua, đánh, nghĩ, nói
năng được phân vào lớp động từ do ý nghĩa từ vựng của chúng được khái
quát hóa và trừu tượng hóa thành ý nghĩa quá trình- ý nghĩa phạm trù ngữ pháp của lớp động từ
- Các từ năm, bảy, bốn mốt , vài có ý nghĩa khái quát chỉ số lượng
- Các từ ăn, đi, học tập, đấu tranh có ý nghĩa chung là chỉ hoạt động
b Khả năng kết hợp
Với ý nghĩa khái quát, các từ có thể có khả năng tham gia vào một kết hợp có nghĩa: ở mỗi vị trí của kết hợp có thể xuất hiện những từ có khả năng lần lượt thay thế nhau, trong khi đó, ở các vị trí khác trong kết hợp, các từ còn lại tạo ra bối cảnh cho sự xuất hiện khả năng thay thế của những từ nói trên Những từ cùng xuất hiện trong một bối cảnh, có khả năng thay thế cho nhau ở cùng một vị trí, có tính chất thưòng xuyên, được tập hợp vào một lớp
từ Các từ tạo ra bối cảnh thường xuyên cho các từ có thể thay thế nhau ở vị trí nhất định được gọi là chứng tố hay từ chứng Khả năng kết hợp của các
từ trong các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, là sự phân bố trật tự và việc
sử dụng các từ phụ để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp bên ngoài từ
Vận dụng vào tiếng Việt, những từ: nhà, bàn, chim, cát có thể xuất hiện và thay thế cho nhau trong kết hợp kiểu: nhà này, bàn này, chim này,
cát này và được xếp vào lớp danh từ Chúng không thể xuất hiện và thay
thế cho nhau trong kết hợp kiểu : hãy ăn, hãy mua, ăn xong, mua xong vốn
là kiểu kết hợp của lớp động từ Các từ này, hãy, xong tạo ra bối cảnh đối lập và khả năng kết hợp của hai lớp danh từ và động từ trong tiếng Việt
c Chức năng cú pháp.
Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng ở một hay một số vị trí nhất định trong câu, hoặc có thể thay thế cho nhau ở vị trí đó, và cùng biểu thị một mối quan hệ về chức năng cú pháp với các thành phần khác trong cấu tạo câu có thể phân vào một từ loại
Vận dụng vào tiếng Việt, các từ: nhà , bàn, chim, cát có thể đứng ở
nhiều vị trí trong câu Chúng có thể thay thế cho nhau ở những vị trí đó và
có quan hệ về chức năng giống nhau với các thành phần khác trong câu ở mỗi vị trí nhưng thường ở vị trí chủ ngữ trong quan hệ với vị ngữ(là 2 thành phần chính của câu) Chức năng chủ ngữ là chức năng cú pháp chủ yếu để
Trang 6phân loại các từ nói trên vào lớp danh từ Còn vị ngữ là chức năng chủ yếu của động từ và tính từ.
Căn cứ vào chức năng cú pháp: có thể phân biệt những từ có thể đảm nhiệm vai trò các thành phần chính của câu (danh từ, động từ, tính từ, đại từ ) và các từ chỉ đảm nhiệm được vai trò các thành phần phụ của câu (số
từ, phó từ), hoặc chỉ đảm nhiệm vai trò kết nối các thành phần câu (quan hệ từ) Ngoài ra còn có một số từ loại không đảm nhiệm vai trò cấu tạo một thành phần nào trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu mà chỉ hình thái hóa
ý nghĩa của câu (tình thái từ)
Từ tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn và cở sở khoa học như đã nêu trên về từ loại mà chương trình Ngữ Văn THCS đã đưa kiến thức về từ loại vào để giảng dạy ở các khối lớp 6,7,8 nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức
về từ loại, biết sử dụng một cách hiệu quả trong ngôn ngữ nói và viết
2.Hệ thống từ loại tiếng Việt.
Với từ loại Tiếng Việt, từ rất nhiêu năm nay đã được nghiên cứu và xây dựng thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh
Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế của sử dụng từ loại trong ngôn ngữ Tiếng Việt, nhìn nhận đánh giá từ loại ở quy mô, mức độ khác nhau Sự phân chia cũng có 1 số điều chỉnh nhỏ Mặc dù vậy, sự phân chia này cũng khá ổn định
Trước hết, giáo viên cần phải nắm rõ về hệ thống từ loại trong Tiếng Việt:
2.1.Sự phân biệt thực từ, hư từ.
Nhìn một cách tổng quát, các từ loại tiếng Việt được phân biệt theo đặc điểm ý nghĩa và chức năng ngữ pháp của từ Từ đó người ta chia các từ
loại thành hai nhóm: thực từ và hư từ.
a Nhóm thực từ:
- Thực từ là lớp từ có số lượng lớn nhất , có ý nghĩa phạm trù chung khá rõ, dùng biểu thị thực thể, quá trình hay đặc trưng, là những đối tượng phản ánh hiện thực được nhận thức và phản ánh trong tư duy
- Lớp từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ và làm thành phần câu Có thể có thành tố phụ là hư từ đi kèm
- Về đặc điểm cơ bản: Thực từ có ý nghĩa từ vựng Nghĩa của thực từ gắn với chức năng nhận biết và định danh các đối tượng của hiện thực: có thể dùng thực từ để gọi tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất…
Ví dụ: nhà, người, cười…
- Thực từ bao gồm các từ loại : danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ
b Nhóm hư từ.
- Hư từ là lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa phạm
trù chung mờ nhạt, chuyên dùng để biểu thị các quan hệ, tức là những mối
Trang 7liên hệ giữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh các đối tượng đó
- Hư từ không thể thực hiện được chức năng định danh Hư từ chỉ làm dấu hiệu bổ sung một số ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ
Ví dụ: Nó lại đến ! (lại là hư từ)
Từ lại làm dấu hiệu bổ sung ý nghĩa tái diễn tương tự của hành động cho từ đến
- Hư từ không có khả năng đảm nhiệm vai trò thành tố chính trong cấu tạo của cụm từ và của câu Hư từ chỉ có vai trò:
+ Chuyên dùng làm thành tố phụ đi kèm thực từ để bổ sung ý nghĩa cho thực từ
Ví dụ: Mỗi người sẽ đọc để hiểu tác phẩm Mỗi, sẽ, để là hư từ
+ Hoặc dùng để biểu thị quan hệ giữa các từ, cụm từ,câu (liên kết từ trong câu)
Ví dụ: Tôi và bạn đang đọc quyển sách của nó.Và, của là hư từ
+ Hoặc làm dấu hiệu cho các ý nghĩa tình thái:
Ví dụ: Ơi! Trời lại giông gió rồi đấy!
- Hư từ gồm các từ loại: Quan hệ từ, phó từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ, chỉ từ, lượng từ.
Tuy có sự phân biệt thực từ và hư từ nhưng cả hai đều cần thiết và quan trọng đối với hoạt động ngôn ngữ nhất là tiếng Việt - một ngôn ngữ dùng hư từ làm một trong những phương thức ngữ pháp chủ yếu Trong hoạt động nhận thức tư duy và giao tiếp bằng ngôn ngữ không thể không có thực
từ , cũng không thể không có hư từ
Số lượng hư từ thường ít hơn thực từ nhưng hư từ lại có tần số sử dụng cao
2.2 Hiện tượng chuyển di của từ loại
Trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ , cũng như trong thực tế sử dụng ngôn ngữ hàng ngày có thể diễn ra sự chuyển di từ loại Từ thực từ sang hư từ và ngược lại Hoặc chuyển loại nội bộ trong nhóm thực từ
Chuyển di từ loại – chuyển loại là hiện tượng 1 từ khi thì được dùng với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ loại này, khi thì được dùng với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ loại khác
Chuyển di từ loại là hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ
Ví dụ: Chuyển loại trong nội bộ thực từ:
Tôi không trả lời anh Nhâm vì tôi nghĩ lúc nàycòn nhiều khó khăn ( 1)
chưa vượt được
Anh đã cho em đi nhờ xe , lúc khó khăn (2)lại bỏ anh ư?
Tôi khó khăn (2)lắm mới thuyết phục được cháu Nhơn để tôi trở về nhà khách một mình
Trang 8Những từ khó khăn ( 1) là danh từ , khó khăn (2)là động từ hoặc tính từ.VD: chuyển loại từ thực từ sang hư từ.
Nhiều danh từ chỉ người trong quan hệ thân thuộc: ông bà, cháu, dì…
chuyển thành đại từ xưng hô(lâm thời)
2.3.Các tiểu loại cơ bản của một số từ loại
Về đặc điểm cơ bản của từ loại , giáo viên giúp học sinh xác định được chức năng của từng từ loại, khả năng kết hợp của từng từ loại đó, chức vụ ngữ pháp của từng từ loại khi tồn tại , khi xuất hiện trong cụm từ hoặc trong câu
Ví dụ:_Cụm từ : Ba con trâu, nhà mười bảy
Câu : Nước Việt Nam ta là một
Đối với nội dung các tiểu loại cơ bản , giáo viên cần lưu ý, vì thời lượng cho mỗi tiết học về từ loại chỉ có 45 phút trên lớp , thậm chí mỗi tiết học như thế còn tìm hiểu về 2 từ loại như: Số từ và lượng từ, Trợ từ và thán
từ Bởi vậy giáo viên phải cung cấp nội dung này cho học sinh một cách ngắn gọn , dể hiểu, dễ nhớ nhất
VD1 : Các tiểu loại cơ bản của thán từ gồm:
_Thán từ bộc lộ tình cảm: a, ơ, ơi, ô hay,…
_Thán từ gọi - đáp: Này, ơi, vâng , dạ, ừ…
VD 2 : Các tiểu loại của danh từ gồm:
- Danh từ chung:làng tôi, nước, biển, mèo, chó…
- Danh từ riêng: Vân Xuân, Hà Nội, Đà Lạt…
- Đại từ có 2 tiểu loại : đại từ để hỏi và đại từ để trỏ
II Thực trạng việc dạy và học từ loại tiếng Việt hiện nay.
Với sáng kiến kinh nghiệm này ,tôi muốn trình bày về thực trạng trước khi hình thành phương pháp giảng dạy
1 Thực trạng học tập của học sinh về từ loại.
Ở chương trình tiếng Việt THCS, trước khi tìm hiểu về từ loại tiếng Việt, học sinh đã học khái niệm về từ, cấu tạo từ, các tiểu loại về từ Cũng trong những tiết học về từ nói chung đó, các em cũng nắm được kiến thức về nghĩa của từ
Đánh giá một cách chung nhất, học sinh đã nhận thức được: từ là đơn
vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để dặt câu Như vậy tìm hiểu và học tập về ngôn
ngữ sẽ phải bắt đầu từ từ Nắm chắc kiến thức về từ có nghĩa là đã khẳng
định được vấn đề nền tảng trong ngôn ngữ tiếng Việt
Trang 9Tuy nhiên khi tiếp cận với kiến thức về từ loại tiếng Việt, học sinh cũng gặp những khó khăn hạn chế riêng.
Trước hết đó là khả năng phân biệt danh giới giữa các từ loại nhất là
các từ loại thuộc nhóm hư từ Đây là một thực tế trong Việt ngữ học, có
trường hợp đối với một số nhóm từ nào đó, sự nhận định về tính chất ngữ pháp- ngữ nghĩa của chúng là nhất trí nhưng sự phân định từ loại và thuật ngữ từ loại vẫn chưa có sự nhất trí
Tuy nhiên, hai nhóm từ này cũng có đặc điểm khác nhau:
- Nhóm 1: Có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một từ trong câu
- Nhóm 2: Các từ này liên quan đến ý nghĩa của cả câu
Đối với hai nhóm từ này cũng có hai cách phân loại khác nhau;
Cách thứ nhất : Gộp chung thành một từ loại và từ loại đó chia thành
hai tiểu loại, mỗi nhóm là một tiểu loại
Ví dụ: Quan điểm của tác giả Đinh Văn Đức
- Tình thái từ gồm hai tiểu loại là: trợ từ và thán từ
Quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Thuyết:
- Trợ từ gồm hai tiểu loại là : Trợ từ đứng trước và tiểu từ đứng sau
Cách phân loại thứ hai: Không gộp hai nhóm trên thành một từ loại
và xem mỗi nhóm thành một từ loại riêng Đây chính là giải pháp của
chương trình SGk hiện hành
- Nhóm thứ nhất gọi là trợ từ
- Nhóm thứ hai gọi là tình thái từ
Như vậy để giúp học sinh phân biệt, nhận thức và sử dụng đúng từ loại tiếng Việt đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu để có phương pháp cụ thể, hữu ích cho thực trạng này
Một vấn đề nữa trong thực tề học tập của học sinh vể từ loại là khả năng vận dụng từ loại trong ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn chương của các em Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đa dạng, phong phú cả về hình thức diễn đạt lẫn ý nghĩa Lứa tuổi học sinh THCS còn đang là lứa tuổi cần được học
Trang 10hỏi những kiến thức cơ bản để hoàn thiện về ngôn ngữ tiếng Việt Khả năng vận dụng từ loại của các em còn nhiều hạn chế.
Cụ thể: Các từ loại với các tiểu loại và khả năng kết hợp khác nhau nên giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu Có những từ loại đã được
định sẵn về chức vụ ngữ pháp như danh từ, động từ, tính từ, số từ Nhưng cũng có những từ loại chức năng ngữ pháp cũng có thể thay đổi như: đại từ,
thán từ Bởi vậy mà học sinh đôi khi còn nhầm lẫn về khả năng kết hợp,
chức vụ ngữ pháp của từ loại trong quá trình đặt câu dẫn đến hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ chưa cao mà cụ thể hơn là ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Ngữ Văn
Hạn chế nữa của việc sử dụng từ loại tiếng Việt của học sinh còn ở chỗ các em lúng túng khi sử dụng các từ loại trong ngôn ngữ theo mục đích giao tiếp (mục đích nói) Hạn chế này đã làm giảm khả năng tìm hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, tìm hiểu về sự phong phú đa dạng của tiếng Việt Nguyên nhân chính là do các em chưa có kiến thức khái quát, chưa có sự so sánh đối chiếu về vị trí, vai trò của các từ loại trong hệ thống từ loại tiếng Việt
Ví dụ: Khi đặt câu với mục đích để hỏi, học sinh chỉ nghĩ đến kiểu câu nghi vấn mà trong câu sử dụng các từ ngữ nghi vấn để tạo câu nghi vấn như:
sao, gì, nào, có , không, bao nhiêu
Sao An không đi học?
Đây là nhóm từ có chức năng chuyên biệt trong ngôn ngữ tiếng Việt.Trên thực tế còn có một từ loại nữa cũng có khả năng tạo câu nghi vấn
đó là tình thái từ như các từ: à, ư, hử, hả, chứ, chăng…
- An không đi học ư ?
Hoặc với chức năng để bộc lộ cảm xúc trong tiếng Việt đã có một từ loại mang tính chuyên biệt đó là “thán từ” Nhưng cũng có từ loại khác đảm bảo
chức năng này là tình thái từ như các từ: thay, sao, ạ, nhé…
Như vậy, nếu không nắm được kiến thức khái quát về hệ thống từ loại tiếng Việt, các em sẽ làm mất đi khả năng đặc biệt của ngôn ngữ tiếng Việt Đó
là sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để cùng đạt một mục đích giao tiếp, một khả năng tạo nên sự phong phú đa dạng đặc biệt của tiếng Việt
2.Thực trạng việc giảng dạy các tiết về từ loại tiếng Việt của giáo viên.
Bên cạnh việc học tập về từ loại của học sinh thì thực tế giảng dạy của giáo viên cũng là một vấn đề cần bàn tới
Nếu đem so sánh với phân môn văn học và phân môn Tập làm văn thì phân môn tiếng Việt luôn tạo cho giáo viên tâm lí thoải mái vì dung lượng kiến thức, bố cục bài dạy vừa phải, mạch lạc Tuy nhiên, cũng xuất phát từ thực tế này, giáo viên dễ nảy sinh tư tưởng chủ quan trong việc tìm hiểu về kiến thức cũng như chuẩn bị về phương pháp giảng dạy khiến những tiết học
Trang 11này dễ rơi vào tình trạng đơn giản đến mức đơn điệu, không tạo được cảm giác hứng thú cho cả người dạy và người học.
Và cũng xuất phát từ tư tưởng trên mà mỗi giờ học về từ loại có thể giảm bớt tính thực hành, sự vận dụng hữu ích vốn từ vào trong thực tế ngôn ngữ của học sinh Giáo viên cũng chưa đưa vào bài dạy của mình phần liên
hệ mở rộng nên kiến thức được truyền đạt cho học sinh chưa sâu sắc Bởi vậy chưa thực sự phát huy khả năng sáng tạo của chính học sinh trong việc
sử dụng từ loại tiếng Việt
Ví dụ khi dạy bài “Tình thái từ”, giáo viên có thể liên hệ, mở rộng đến bài “Trợ từ, thán từ”, đến các kiểu câu chia theo mục đích nói như câu trần thuật, câu nghi vấn…
- Sau khoảng 2-3 bài về từ loại có thể cho học sinh thực hành bài tập sáng tạo viết đoạn văn có sử dụng các từ loại đó , vừa là để củng cố kiến thức vừa giúp học sinh sáng tạo các kiến thức đã học
- Giáo viên cũng có thể tăng cường tích hợp với các văn bản, kiến thức tập làm văn ở các bài tập phát hiện , bài tập sáng tạo theo từng phương thức biểu đạt
Những thực trạng về dạy và học tiếng Việt như đã nêu trên cũng trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy tôi đưa ra các giải pháp, sáng kiến để giảm bớt đến mức thấp nhất những hạn chế trong việc dạy và học từ loại, giúp giáo viên có những giờ dạy thành công, học sinh có những giờ học sôi nổi , hào hứng và nắm chắc kiến thức, giúp các em chủ động vận dụng kiến thức từ loại vào trong ngôn ngữ giao tiếp của mình để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất
III.Một số biện pháp dạy các bài về từ loại Tiếng Việt.
Thực ra, tìm hiểu các vấn đề nội dung của từ loại tiếng Việt ở trên cũng là định hướng cơ bản đầu tiên cho giáo viên có thể dạy tốt nhất các kiểu bài này, giúp học sinh nắm được kiến thức một cách nhanh nhất , chắc chắn nhất Tuy nhiên vấn đề nội dung cũng chỉ là một phần làm nên sự thành công của một giờ dạy Ngoài việc quan tâm đến vấn đề nội dung , giáo viên cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề phương pháp giảng dạy các kiểu bài này Trên thực tế các tiết học về từ loại có nội dung kiến thức rõ ràng, dễ hiểu Bởi vậy việc xây dựng một giờ dạy và học thành công kiểu bài này lại phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp giảng dạy
1 Một số biện pháp giảng dạy ngữ pháp nói chung.
Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu trên bình diện ngữ pháp Do vậy phương pháp dạy kiểu bài từ loại tiếng Việt cũng thuộc phương pháp dạy ngữ pháp nói chung Các bài học về từ loại trong chương trình THCS chủ yếu thuộc về các bài tri thức lí thuyết về ngữ pháp và thực hành ngữ pháp
Trang 12Dạy từ loại tiếng Việt, giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học ngữ pháp nói chung.
a Phương pháp hình thành các khái niệm ngữ pháp
Để giúp học sinh hình thành các khái niệm ngữ pháp giáo viên cần thực hiện các bước sau:
+Bước 1: Giới thiệu bài:
Có nhiều cách giới thiệu bài nhưng nói chung là cần ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được mục đích của bài học và tạo được sự tập trung, hứng thú cho học sinh Cũng có thể giới thiệu bài mới bằng cách tạo ra một tình
huống có vấn đề hay một câu chuyện về ngôn ngữ
Ví dụ : Tiết 41 : Danh từ ( Ngữ văn 6, tập 1)
* Các từ tên, mớ, thúng trong ba câu trên có phải là danh từ không ?
Học sinh trả lời : có thể các em trả lời là danh từ, cũng có thể các em trả lời sai Từ đó giáo viên định hướng cho học sinh Để biết nó là danh từ hay không hôm nay chúng ta sẽ học bài Danh từ
+Bước 2: Chọn và cho học sinh tìm hiểu , phân tích ngữ liệu
Trong chương trình ngữ liệu thường được rút ngay từ những văn bản được chọn ở phân môn văn học đã nêu trước đó và có sự tương thích cao với kiểu loại văn bản sẽ được dạy học ở phân môn tập làm văn
Giáo viên tùy theo đặc điểm của mẫu và tri thức lí thuyết để lựa chọn một quy trình dạy học thích hợp.Giáo viên thường xuyên sử dụng câu hỏi đàm thoại theo qui trình quy nạp
Hệ thống câu hỏi có nhiều cấp độ, có câu hỏi trực tiếp nêu vấn đề, có câu hỏi dẫn dắt Ví dụ1: Dạy bài tính từ và cụm tính từ : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu SGK
Câu hỏi nhận diện miêu tả: Em hãy tìm những tính từ trong đoạn trích(Câu trên)
Câu hỏi phân tích: Những từ đó có ý nghĩa chung là gì?
Ví dụ 2 : Dạy bài Động từ ( Ngữ văn 6)
- GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu SGK
Trang 13- Câu hỏi nhận diện miêu tả : Em hãy tìm động từ trong những câu trên ?
- Câu hỏi phân tích : Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được
là gì ?
- Câu hỏi giải thích : Động từ có đặc điểm gì khác danh từ về
+ Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ ?
+ Vể khả năng làm vị ngữ ?
+Bước 3: Trình bày định nghĩa về khái niệm
Để học sinh có thể tự mình phát biểu thành định nghĩa, những điều giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ở bước 2 cần phải được sắp xếp theo những mối quan hệ hợp lí sao cho học sinh dễ nhận diện
Giáo viên nên để học sinh tự phát biểu thành định nghĩa sau đó đối chiếu với SGK để hiệu chỉnh và phân tích ngược trở lại
VD1: Giáo viên hỏi tổng hợp khái quát hóa: Theo em, thế nào là tính từ?
Ví dụ 2 : Em hiểu thế nào là động từ ?
- Động từ thưởng kết hợp với những từ nào ?
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là gi ?
Từ những câu hỏi hướng dẫn của giáo viên và câu trả lời của học sinh , ghép lại theo đúng trình tự, học sinh có thể nói lên định nghĩa về tính từ và cụm tính từ ; khái niệm động từ và đặc điểm của động từ Giáo viên hiệu chỉnh cho đúng
+Bước 4: Thực hành luyện tập
Ngữ liệu của bước này chủ yếu sử dụng trong hệ thống bài tập thực hành luyện tập ngay trong SGK Nhưng giáo viên cũng có thể sáng tạo ra những bài tập khác phù hợp với nội dung, mục đích thực hành củng cố Các bài tập này chủ yếu là bài tập nhận diện , tái tạo, sáng tạo
b.Phương phápdạy học thực hành ngữ pháp.
Bên cạnh hệ thống câu hỏi hướng vào việc hình thành các khái niệm ngữ pháp, học sinh chủ yếu được luyện tập thông qua một số hình thức bài tập
*Bài tập nhận diện phân tích:
+Dạng bài tập này cho sẵn một số ngữ liệu có yêu cầu phân tích , xác định , nhận diện một số dấu hiệu của yếu tố ngữ pháp
Ví dụ : Bài Động ( Lớp 6) : Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo
mới Cho biết những động từ ấy thuộc những loại nào ?
+Loại bài tập này có tác dụng làm sáng tỏ, củng cố và khắc sâu mở rộng hiểu biết về một khái niệm ngữ pháp nào đó
Dạng bài tập này giáo viên cần lưu ý một số thao tác:
Xác định khái niệm ngữ pháp có liên quan làm căn cứ
Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng ngữ pháp cần nhận diện, phân tích