Ở nước ta việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước. Thân Nhân Trung đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một nội dung vô cùng quan trọng trong giáo dục đào tạo nhằm phát huy tài năng của các em học sinh có năng khiếu bộ môn, để tiếp tục bồi dưỡng cho các em ở các cấp học cao hơn và đào tạo nhân tài cho đất nước.Mặt khác việc đánh giá chất lượng giáo dục và xếp loại thi đua của mỗi nhà trường, giáo viên thì ngoài chất lượng đại trà thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một tiêu chí không thể thiếu trong đánh giá. Giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, tuy nhiên hiệu quả của việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt được qua các kì thi cao hay thấp lại khác nhau ở mỗi giáo viên trong mỗi nhà trường. Điều đó khẳng định vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần được xem xét, đánh giá, nhận định từ nhà trường tới tổ chuyên, giáo viên…
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KIẾN -*** -
CHUYÊN ĐỀ
Bồi dưỡng kiến thức chương“Tuần hoàn”
cho học sinh giỏi môn Sinh học 8
Giáo viên: Ngô Thị Huệ
Điện thoại: 0928 858 095
Email: ngohuely@gmail.com
THÁNG 11 NĂM 2014
Trang 2MỤC LỤC Trang
Trang 3PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng học sinh giỏi 4
II Thực trạng của vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học hiện nay 4
1 Chuẩn bị nội dung kiến thức cần bồi dưỡng gồm: Củng cố kiến thức cơ
bản và mở rộng kiến thức cho học sinh
4
2 Phương pháp áp dụng trong quá trình bồi dưỡng 19
4 Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh 20
4 1.2 Qua các câu hỏi tự luận (Học sinh tự làm ở nhà, giáo viên tranh thủ
kiểm tra)
30
4.2 Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức nâng cao của học sinh 314.2.1 Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi hay và khó 31
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 4I Cơ sở khoa học
1 Cơ sở lí luận
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, trong văn kiện đại hội Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” tới Nghị Quyết Đại hội IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh
“Phát triển Giáo dục – Đào tạo là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội tăng cường kinh tế nhanh và bền vững”
Vậy giáo dục – đào tạo nói chung và bồi dưỡng “nhân tài” nói riêng là vấn
đề cấp bách, bởi hơn lúc nào hết đất nước ta cần những con người tài năng, nhiệthuyết để đón đầu – tiếp thu những thành tựu khoa học mới, những công nghệ hiệnđại, những phát minh, những sáng chế mới có giá trị cao để đáp ứng những yêu cầucủa đất nước nhất là trong thời kì hiện nay
Bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội nhưng trực tiếp lànhững người làm công tác giáo dục Nghị Quyết Trung Ương 2 khóa VIII về Giáo
Dục – Đào tạo chỉ rõ “ Trường THCS và mọi giáo viên THCS đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có khả năng cung cấp cho học sinhmột khối lượng tri thức phong phú về các hiện tượng tự nhiên, các quy luật sinhhọc…đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo bộ môn hết sức cần thiếtcho đời sống Đặc biệt là những là kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến đờisống…là cơ sở để bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học và những quanđiểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con ngườimới trong xã hội, đồng thời còn là môn khoa học cung cấp cho đất nước những
“nhân tài” trong lĩnh vực sinh học
2 Cơ sở thưc tiễn
Xuất phát từ nhiệm vụ, chỉ tiêu do nhà trường giao cho về chất lượng họcsinh giỏi cấp huyện và cung cấp nguồn cho học sinh giỏi cấp tỉnh Nhiệm vụ mônSinh học THCS bên cạnh việc giảng dạy kiến thức cơ bản để nâng cao chất lượngđại trà còn nhiệm vụ rất quan trọng là bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn để tham dựcác kì thi: Giao lưu học sinh giỏi, thi học sinh giỏi các môn Khoa học tự nhiên doPhòng Giáo dục và Sở giáo dục tổ chức
Trong chương trình Sinh học lớp 8, đối tượng nghiên cứu là con người, mộtđối tượng gần gũi với học sinh, là bản thân các em, là bạn bè xung quanh Tuynhiên kiến thức để các em khi đi thi học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là kiến thứcSGK mà các em cần được thầy cô mở rộng và đào sâu kiến thức hơn nữa Ngoàicác câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa thầy cô còn phải giúp học sinh thật sựhiểu vấn đề, biết vận dụng kiến thức vào thực tế để khi gặp bất kì tình huống nào
Trang 5trong đề thi học sinh cũng có thể giải quyết được Vì lí do trên tôi lựa chọn chuyên
đề “Bồi dưỡng kiến thức chương tuần hoàn cho học sinh giỏi môn Sinh học 8”
II Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinhhọc 8, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn
III Đối tượng nghiên cứu
Học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 trường THCS nguyễn kiến
IV Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo khoa để hiểu ý đồ người viết sách
- Đọc các tài liệu có liên quan đến vấn đề tuần hoàn
- Thiết kế và sưu tầm các câu hỏi về chương tuần hoàn
- Tham khảo ý kiến và học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp
- Đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi
- Nghiên cứu, tham khảo các đề thi HSG huyện, tỉnh môn Sinh trong nhiềunăm
V Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: chuyên đề đề cập kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏichương “Tuần hoàn” trong chương trình Sinh học 8
Kế hoạch nghiên cứu: chuyên đề được nghiên từ tháng 9 năm 2011 đếntháng 9 năm 2012
Trang 6PHẦN B: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Ở nước ta việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú
trọng ngay từ khi dựng nước Thân Nhân Trung đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một nội dung vô cùng quan trọng trong giáo dục - đào tạo nhằm phát huy tài năng của các em học sinh có năng khiếu bộ môn,
để tiếp tục bồi dưỡng cho các em ở các cấp học cao hơn và đào tạo nhân tài cho đấtnước
Mặt khác việc đánh giá chất lượng giáo dục và xếp loại thi đua của mỗi nhà trường, giáo viên thì ngoài chất lượng đại trà thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một tiêu chí không thể thiếu trong đánh giá
Giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, tuy nhiên hiệu quả của việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt được qua các kì thi cao hay thấp lại khác nhau ở mỗi giáo viên trong mỗi nhà trường Điều đó khẳng định vấn
đề bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần được xem xét, đánh giá, nhận định từ nhà trường tới tổ chuyên, giáo viên…
II Thực trạng của vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học hiện nay
- Trong nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy việc lựa chọn đội
tuyển học sinh giỏi môn Sinh học còn gặp nhiều khó khăn Học sinh thường lựachọn các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Tiếng Anh và vẫn coi môn Sinh học là mônphụ Các em vào đội tuyển thường “không nhọn” cho nên chất lượng đội tuyểnchưa cao
- Nhiều giáo viên còn chưa nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Vì vậy để đạt được chỉ tiêu là nâng cao chất lượng học sinh giỏi, giáo viêncần phải chuẩn bị nội dung kiến thức bồi dưỡng và phải biết hướng dẫn học sinh đểbiến được kiến thức của thầy thành kiến thức của trò
III Giải pháp thực hiện
1 Chuẩn bị nội dung kiến thức cần bồi dưỡng gồm: Củng cố kiến thức cơ bản
và mở rộng kiến thức cho học sinh.
1 1 Máu
- Máu là tổ chức lỏng vận chuyển trong mạch máu
- Trong cơ thể có từ 4-5 lít máu, nếu mất một nửa lượng máu sẽ không sống được
- Cấu tạo: là mô liên kết, gồm có:
* Huyết tương:
Trang 7- Là chất gian bào, chiếm 55% thể tích máu; trong đó 92% là nước, 7% prôtêin, 1%muối khoáng(nhất là NaCl), đường, một ít chất béo và các chất thải, chất tiết.Thành phần huyết tương không đổi để không gây hại cho tế bào.
- Chức năng : duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải
* Các tế bào máu: Chiếm 45% thể tích máu, bao gồm:
- Hồng cầu:
+ Hồng cầu ở người là một tế bào không nhân, hình đĩa, hai mặt lõm, cóđường kính 7-8 µ, dày 1-2 µ; bên trong có chứa phân tử hêmôglôbin(Hb) làmột prôtêin phức tạp kết hợp với chất sắc đỏ có chứa sắt
+ Hồng cầu được sinh ra từ tủy đỏ của xương và bị phá hủy ở gan và lá lách,tuổi thọ trung bình 130 ngày Trong một giây ở cơ thể người có tới 10 triệuhồng cầu được sinh ra đồng thời cũng có tới 10 triệu hồng cầu bị phá hủy.+ Số lượng hồng cầu trong cơ thể phụ thuộc vào tuổi, giới tính và trạng tháisức khỏe Trong 1mm3 máu ở người lớn có 4- 4,5 triệu hồng cầu, còn ở trẻ
sơ sinh có từ 6-7 triệu
+ Chức năng: vận chuyển ôxy từ phổi về tế bào và cácbônic từ tế bào về phổinhờ sự kết hợp của Hb với O2 và CO2 và giải phóng chúng
+ Có đặc tính kết hợp với ôxy làm cho máu đỏ tươi, kết hợp với cácbôníclàm cho máu đỏ thẫm
+ Khi môi trường có nhiều khí CO, Hb sẽ kết hợp chặt chẽ với CO làm chohồng cầu mất tác dụng làm cơ thể bị ngộ độc (CO chiếm chỗ của O2 trong hồngcầu)
- Bạch cầu:
Trang 8+ Là những tế bào lớn hơn hồng cầu, có nhân, hình dạng không nhất định, dichuyển bằng chân giả như amip.
+ Bạch cầu không chỉ có trong máu mà còn có cả trong mạch bạch huyết + Bạch cầu được sinh ra ở tủy xương, tì và hạch bạch huyết, chỉ sống được
từ 2-4 ngày; gồm bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axít,bạch cầu lympho, bạch cầu đơn nhân
+ Trong 1mm3 máu ở người chỉ có khoảng 5-8 nghìn bạch cầu
+ Chức năng: Tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra 3 hàng rào phòng thủ
- Tiểu cầu:
+ Là những mảnh tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cầu, cấu tạo đơn giản bênrong có chứa enzim, dễ bị phá hủy khi bị thương
+ Chức năng : tham gia vào quá trình đông máu
- Vai trò của máu : bảo đảm sự liên lạc và điều hòa hoạt động giữa các cơ quan, bộphận trong cơ thể bằng con đường thể dịch; vận chuyển các chất dinh dưỡng và ôxyđến từng tế bào mang cácbônic và các chất bã để thải ra ngoài; điều hòa thân nhiệt
và bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vật lạ và vi trùng
Trang 91 2 Môi trường trong cơ thể
- Các chất trao đổi đều ở trạng thái hòa tan và thấm qua màng tế bào nên bất cứ tếbào nào cũng phải sống trong một môi trường lỏng, đó là môi trường trong cơ thể
- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết
+ Nước mô là chất lỏng không màu, trong suốt, hơi nhầy, được hình thành do huyếttương và một số thành phần khác của máu ngấm qua thành mao mạch chảy vào khegiữa các tế bào Nước mô bao quanh các tế bào để trao đổi chất Trong nước mô cócác chất Prôtêin, Lipít, Gluxít, muối khoáng và các chất thải nhưng với tỉ lệ kháctrong máu Ngoài ra còn có một số bạch cầu và tiểu cầu từ trong mao mạch chuisang
+ Nước mô được tạo thành liên tục trong cơ thể và chảy vào hệ thống mạch đặcbiệt, bắt đầu là các túi kín nằm ở khe các tế bào sau đó tập trung lại và đổ vào tĩnhmạch chủ trên (Nước mô được lưu thông trong một hệ thống mạch đặc biệt đượcgọi là bạch huyết)
- Nhờ môi trường trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài được liên hệ thườngxuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, ôxy và các chất thải
1.3 Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Trang 11- Khi có các vi sinh vật xâm nhập(ví dụ vi khuẩn) vào một mô nào đó của cơ thể thìbạch cầu sẽ tạo ra 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể:
+ Sự thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn, vi rút.+ Khi vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô B (Tế bào B) tiết ra các kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên vi khuẩn,
vi rút
+ Các vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào limphô B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô T (Tế bào T) Các tế bào T sẽ tiết ra các phân tử Prôtêin đặc hiệu để phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh bằng cách nhận diện, tiếp xúc
* Lưu ý:
- Kháng nguyên: Là các phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ vi rút, trong nọc độccủa ong, rắn
- Kháng thể: Là các phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên)
- Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa, ổ khóa
1 4 Miễn dịch
- Là hiện tượng cơ thể có khả năng không bị mắc một số bệnh nào kể cả ngay cả
khi đang sống trong môi trường có vi khuẩn, vi rút gây bệnh
- Miễn dịch là khả năng tự vệ quan trọng của cơ thể, cơ thể càng khỏe mạnh thì khảnăng miễn dịch càng cao
- Có hai loại miễn dịch :
* Miễn dịch tự nhiên gồm :
- Miễn dịch bẩm sinh : là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh ngay từ lúc
mới sinh ra, do thừa hưởng kháng thể có trong sữa mẹ đặc biệt là sữa non và có bạch cầu ở máu
- Miễn dịch tập nhiễm : là khả năng không mắc bệnh trở lại sau khi cơ thể đã bị
bệnh một lần, do kháng thể tạo ra vẫn còn tồn tại trong cơ thể và tiếp tục chống bệnh Thời gian miễn dịch tùy từng loại bệnh ( ví dụ bệnh sởi, bệnh quai bị )
(Ngày nay hiện tượng này ít gặp vì môi trường ô nhiễm, các vi sinh vật có khả năngliên tục biến đổi gen)
* Miễn dịch nhân tạo :
Chủ động tạo cho cơ thể khả năngmiễn dịch bằng cách tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm kháng thể chiết suất từ động vật, bao gồm :
- Miễn dịch chủ động :
Trang 12+ Tiêm chủng phòng một số bệnh, ví dụ : lao, bại liệt
+ Cơ chế : tiêm vi sinh vật gây bệnh đã được làm yếu hoặc đã chết hoặc chất độc do vi sinh vật tiết ra vào cơ thể để kích thích cơ thể tiết ra kháng thể dự trữ
- Miễn dịch thụ động :
+ Là phương pháp chữa bệnh bằng cách lấy huyết thanh từ động vật(thỏ,
ngựa ) đã có sẵn kháng thể để tiêm thẳng vào cơ thể khi đã bị mắc bệnh
* Lưu ý : Bệnh AIDS là do vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể phá vỡ toàn bộ hệ
thống miễn dịch nên người bệnh dễ dàng mắc tất cả các loại bệnh và chết
1.5 Đông máu
- Hiện tượng : hình thành khối máu đông hàn kín vết thương
- Cơ chế : khi bị thương, các tiểu cầu chạm vào bờ vết thương vỡ ra, giải phóng men(Enzim) Enzim tác dụng với ion Ca++ làm cho prôtêin hòa tan trong huyết tương biến thành các sợi tơ máu(fibrin) Các tơ máu làm thành một mạng lưới và giữ các tế bào giữa các mắt lưới tạo nên cục máu đông
1.6 Các nhóm máu ở người
- Các Lanstaylo đã làm thí nghiệm và phát hiện ra rằng :
+ Trên bề mặt hồng cầu có hai loại kháng nguyên A và B
Trang 13+ Trong huyết tương có hai loại kháng thể α và β;
α gây kết dính A, β gây kết dính B
+ Tổng hợp lại có 4 loại nhóm máu:
Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể β Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể α Nhóm máu AB: Hồng cầu có Kháng nguyên A và B, huyết tương không cókháng thể α và β
Nhóm máu O: Hồng cầu không có kháng nguyên A, B, huyết tương có 2kháng thể α và β
- Sơ đồ truyền máu:
1.7 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của máu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm tác nhân gây bệnh
1.8 Tuần hoàn máu: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch
Trang 14* Tim: có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
+ Nửa trái chứa máu đỏ tươi gồm tâm nhĩ trái và tâm thất trái
+ Nửa phải chứa máu đỏ thẫm gồm tâm nhĩ phải và tâm thất phải
+ Vai trò chủ yếu của tim co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
* Hệ mạch bao gồm : động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
+ Động mạch: dẫn máu từ tim đến các cơ quan
+ Tĩnh mạch: dẫn máu từ các cơ quan về tim
+ Mao mạch: phân nhánh nối động mạch và tĩnh mạch
+ Chức năng chủ yếu của hệ mạch : Dẫn máu từ tim (tâm thất) đến các tế bàocủa cơ thể, rồi từ các tế bào về tim(tâm nhĩ) và thực hiện quá trình trao đổi chất
* Sự vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn :
Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải Động mạch phổi Mao mạch phổi
( - CO2, + O2) thành máu đỏ tươi Đến tĩnh mạch phổi Về tâm nhĩ trái
- Vai trò của hệ tuần hoàn : Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể
1.9 Lưu thông bạch huyết
Trang 15* Cấu tạo mạch bạch huyết :
- Mao mạch bạch huyết bắt đầu là các túi kín nằm ở khe các tế bào
- Các mao mạch bạch huyết tập trung lại thành mạch bạch huyết
- Mạch bạch huyết đi qua hạch bạch huyết sau đó tập trung lại thành ống bạch huyết cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ trên thuộc hệ tuần hoàn
* Hệ bạch huyết được chia ra làm 2 phân hệ lớn và nhỏ:
- Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể sau đó về tĩnh mạch
- Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể
* Hướng luân chuyển bạch huyết trong 2 phân hệ:
Mao mạch bạch huyết mạch bạch huyết nhỏ Hạch bạch huyết Mạch bạch huyết lớn ống bạch huyết TM máu
* Hệ bạch huyết có vai trò cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
1.10 Tim
* Hình dạng và cấu tạo ngoài
- Vị trí: nằm trong lồng ngực, nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang trái, có dạng hình chóp đáy trên, đỉnh dưới
- Tim được bao bọc bởi màng tim, mặt trong chứa dịch trơn để tim co bóp dễ dàng
- Quanh tim có động mạch vành dẫn máu đến nuôi tim
Trang 16- Tâm thất trái thông với động mạch chủ, tâm thất phải thông với động mạch phổi, tâm nhĩ trái thông với tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ phải thông với tĩnh mạch chủ trên vàtĩnh mạch chủ dưới.
* Cấu tạo trong
- Tim có 4 ngăn : Hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới
- Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ, tâm thất trái có thành cơ dày nhất
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên phải là van 3 lá, bên trái van 2 lá ).Giữa tâm thất và động mạch có van động mạch Các van này giúp máu lưu thông theo một chiều
1.11 Cấu tạo mạch máu
Trang 17tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất được dễ dàng.
1.12 Chu kì co dãn của tim
Trang 18* Hoạt động của các van tim trong sự vận chuyển máu :
rồi vào tâm thất
- Tim co dãn theo chu kì, mỗi chu kì gồm 3 pha : pha nhĩ co 0,1 giây, pha thất co 0,3 giây, pha dãn chung 0,4 giây Như vậy một chu kì tim là 0,8 giây như vậy tim đập : 60/0,8 = 75 nhịp / phút
- Khi tâm thất co, máu dồn vào các động mạch làm động mạch căng ra; trong pha dãn chung do tính đàn hồi nên thành mạch co lại Sự co dãn của thành động mạch làm máu chảy liên tục thành làn sóng truyền dọc theo mạch máu, mỗi làn sóng gọi
là mạch đập
- Tim hoạt động sinh công rất lớn, mỗi phút co bóp chừng 70-75 lần, đẩy đi được lượng máu khoảng 5,25 lít Lượng máu tới động mạch vành tim rất lớn, chiếm 1/10khối lượng máu của toàn bộ cơ thể Năng lượng cung cấp cho tim hoạt động do sự ôxy hóa các chất hữu cơ có trong thành phần chất dinh dưỡng mà máu đem tới cơ tim
- Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máuđược bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất từ tâm thất vào động mạch
Trang 191.13 Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
* Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy do tim tạo ra Sức đẩy này tạo nênmột áp lực trong mạch máu gọi huyết áp và vận tốc của máu trong mạch
- Hay huyết áp chính là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu trong quátrình di chuyển, huyết áp sinh ra do lực co của tâm thất
+ Huyết áp tối đa khi tâm thất co- huyết áp tối thiểu khi tâm thất giãn Ởngười, bình thường huyết áp tối đa khoảng 120 mmHg, huyết áp tối thiểukhoảng 70-80 mmHg
+ Huyết qpa giảm dần theo suốt chiều dài hệ mạch ( Huyết áp cao nhất ởđộng mạch chủ và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ)
+ Chỉ tiêu huyết áp chỉ trạng thái của hệ tim mạch và tình trạng sức khỏe,nếu cao quá hoặc thấp quá đều biểu hiện tình trạng sức khỏe không bìnhthường
+ Người già do động mạch bị xơ cứng nên thường mắc bệnh cao huyết áp
- Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch đến mao mạch(động mạch:0,5m/s- mao mạch: 0,001m/s), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch
* Ở động mạch, sức đẩy này còn được hỗ trợ và điều hòa bởi sự co dãn của thànhđộng mạch
* Ở tĩnh mạch, sức đẩy của tim còn rất nhỏ(còn khoảng 10% ), sự vận chuyển máuqua tĩnh mạch về tim được hỗ trợ chủ yếu bởi:
- Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
- Sức hút của lồng ngực khi hít vào
Trang 20- Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
- Hoạt động của van một chiều
1.14 Vệ sinh tim mạch
* Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và bên tronggây hại cho hệ tim mạch
- Nguyên nhân làm tăng nhịp tim không mong muốn:
+ Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó: van tim bị hở hay hẹp, mạch máu bị
xơ cứng, phổi bị xơ…
+ Khi cơ thể bị sốc như: Mất nhiều máu, sốt cao, mất nước nhiều, hồi hộp…+ Sử dụng các chất kích thích mạnh: rượu, thuốc lá, heroin…
Khi tim phải đập nhanh hơn, giả sử 150 lần/phút, mỗi chu kì co tim chỉ còn 0,4s,thời gian tim co khoảng 0,25s, thời gian dãn để phục hồi khoảng 0,15s Nếu tìnhtrạng này kéo dài quá lâu, cơ tim sẽ bị suy kiệt dần (bệnh suy tim) và tới một lúcnào đó tim sẽ ngừng đập hoàn toàn
- Nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch: luyện tập thể dục thể thao, sốtcao, tức giận…tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương đến cấu trúc thành độngmạch(lớp cơ trơn bị hoại tử, phát triển mô xơ làm hẹp thành động mạch) và gâybệnh huyết áp cao
- Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm
hư hại màng tim, cơ tim hay van tim như bệnh cúm, thương hàn…
- Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch như gây ra chứng
xơ vữa động mạch: ở bệnh này côlestêrôn ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấmcác ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước nữa, xơ cứng vàvữa ra Động mạch xơ cứng làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiêucầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch(đặc biệt nguy hiểm ở độngmạch vành nuôi tim gây ra cơn đau tim, ở não gây ra đột quỵ) Động mạch xơ vữacòn dễ bị vỡ ra gây ra các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyếtnão, dễ dẫn đến tử vong
* Cần rèn luyện hệ tim mạch:
- Một quả tim khỏe mạnh là điều kiện quan trọng cho sức khỏe và tuổi thọ của conngười Muốn vậy cần phải luyện tim, luyện tim là làm choc ơ tim khỏe- sinh cônglớn, nhằm tăng cường sức co tim để làm tăng khối lượng máu đẩy đến động mạch
mà không cần tăng nhịp
- Luyện tập tim bằng cách:
+ Lao động, tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên, vừa sức
+ Thường xuyên xoa bóp da để máu lưu thông trong mạch
Trang 21+ Về mùa đông không nên tắm nước lạnh đột ngột dễ gây ra tai biến timmạch.
+ Tránh thức khuya, không hút thuốc lá, uống cà phê, uống rượu
+ Cần ăn uống đủ chất, , người cao huyết áp không nên ăn nhiều mỡ độngvật
+ Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại+ Sau đó đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu
2 Phương pháp áp dụng trong quá trình bồi dưỡng
- Phương pháp vấn đáp : vấn đáp học sinh những kiến thức đã truyền thụ trênlớp
- Phương pháp thuyết trình, giảng giải với các kiến thức khó
- Phương pháp trực quan : sử dụng hình ảnh sách giáo khoa, sưu tầm trên mạng Iternet, mô hình
3 Hướng dẫn học sinh hiểu câu hỏi
Thực tế cho thấy cùng một nội dung kiến thức có rất nhiều cách hỏi khác nhau, nếu học sinh học mà không hiểu thì khó có thể trả lời được Ví dụ :
Ví dụ 1 :Kiến thứcvề sự tuần hoàn máu và bạch huyết, có thể sử dụng các câu hỏi :
+ Trình bày sự vận chuyển máu và lưu thông bạch huyết trong hệ tuần hoàn
và hệ bạch huyết
+ Sự tuần hoàn máu và bạch huyết xẩy ra như thế nào ?
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút cho tới khi máu không chảy ra nữa
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iốt
+ Khi vết thương nhỏ có thể dùng băng dán y tế
Trang 22+ Sự lưu chuyển môi trường trong cơ thể xẩy ra như thế nào ?
Ví dụ 2 : Kiến thức về các hoạt động của bạch cầu có thể sử dụng các câu hỏi :
+ Trình bày 3 «hàng rào» phòng thủ bảo vệ cơ thể
+ Bạch cầu có những hoạt động nào để bảo vệ cơ thể
+ Tại sao những vết thương nhỏ trên cơ thể có thể tự khỏi được ?
Ví dụ 3 : Kiến thức về cấu tạo hồng cầu, có thể sử dụng các câu hỏi :
+ Nêu cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng.
+ Cấu tạo hồng cầu có ý nghĩa như thế nào ?
Ví dụ 4 : Kiến thức về cơ chế đông máu, có thể sử dụng các câu hỏi :
+ Em hãy trình bày cơ chế đông máu.
+ Giải thích tại sao ở vết thương lại có khối máu đông ?
+ Khi bị thương ban đầu máu chảy ra sau đó không chảy nữa là do đâu ? giảithích tại sao lại như vậy ?
4 Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh
4.1 Kiểm tra kiến thức cơ bản
4.1.1 Qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1 : Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào ?
a Máu, nước mô và bạch huyết
b Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
c Huyết tương, nước mô, bạch huyết
d Huyết tương, hồng cầu, bạch huyết
Câu 2 : Vai trò của môi trường trong cơ thể như thế nào ?
a Giúp ổn định các yếu tố trong hệ tuần hoàn máu như : huyết tương, bạch huyết
b Nhờ môi trường trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài được liên hệthường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, ôxy vàcác chất thải
c Giúp chúng ta phân biệt với môi trường bên ngoài cơ thể
d Cả hai câu a, b đều đúng
Câu 3 : Vì sao máu là mô liên kết ?