trình bày hệ thống xử lý nước thải tập trung của 06 hộ sản xuất tinh bột sắn
Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN Chương I – MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Sản xuất hộ gia đình tập trung tại các làng nghề vẫn còn là một hình thức khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Các làng nghề góp phần tạo công việc làm ổn đònh cho lực lượng lao động nhàn rỗi, mang tính chất gia đình và đồng thời đóng góp một phần vào ngân sách, giúp duy trì các truyền thống tốt đẹp tại đòa phương. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, đồng thời nhận thức về môi trường của người dân chưa cao nên hoạt động của làng nghề đã phát sinh các vấn đề môi trường như: nước thải, khí thải, chất thải rắn… Do đặc điểm các cơ sở sản xuất nằm sát nhà dân và chất thải hoàn toàn chưa có biện pháp xử lý nên đã lan truyền và gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Sự ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác như trồng trọt chăn nuôi … Trước tình hình đó dân cư xung quanh đã có các phản ứng mạnh, đòi hỏi phải có các biện pháp khắc phục kòp thời. Hiện nay, tại tỉnh Bình Đònh trong số các làng nghề đang hoạt động và góp phần gây ô nhiễm môi trường phải kể đến làng nghề chế biến tinh bột mì. Làng nghề chế biến tinh bột mì là nghề truyền thống có từ lâu đời của huyện Hoài Nhơn. Nghề sản xuất tinh bột mì trog huyện có ở các xã Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Tân và thò trấn Tam Quan, nhưng tập trung nhiều nhất là ở xã Hoài Hảo. Trước đây làng nghề này đã ứng dụng kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn để xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì. Nước thải sau khi xử lý đạt TCVN 5945 – 1995 (loại B). Tuy nhiên hiện nay các cơ sở sản xuất đang áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong dây chuyền sản xuất nên công suất sản xuất của các hộ đều tăng lên. Các hộ tăng công suất lên từ 2 – 4 lần, thậm chí có hộ tăng lên gấp 5 lần. Công suất sản xuất SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN tăng lên thì kéo theo các vấn đề môi trường như rác thải, nước thải, khí thải cũng tăng theo; đặc biệt là nước thải. Lượng nước thải tăng lên làm cho hệ thống xử lý quá tải, nước thải sau xử lý không đạt được tiêu chuẩn môi trường. Đặc biệt là hàm lượng Cyanua trong nước thải chưa được phân huỷ hoàn toàn làm bốc mùi hôi thối ra môi trường xung quanh. Nước thải sắn tồn đọng lâu ngày là môi trường tốt cho vi khuẩn gây bệnh hoạt động,…. từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, môi trường sống nơi đây. Đứng trước thực trạng môi trường làng nghề chế biến tinh bột sắn đang bò tái ô nhiễm, để duy trì được nghề phụ truyền thống, đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân và giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đề tài đã tiến hành nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề. Tuy nhiên phần lớn các hộ sản xuất tập trung thành từng cụm, gần nhau cho nên đa số hệ thống xử lý ở đây được xây dựng theo mô hình tập trung, chỉ có những hộ nằm riêng lẻ thì xây dựng hệ thống xử lý theo mô hình cục bộ. Ở xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 hệ thống xử lý nước thải tập trung của 06 hộ dân này đang quá tải do các hộ này sản xuất đều tăng lên gấp 5 lần so với trước đây. Cho nên đề tài “Nghiên cứu thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung của 06 hộ sản xuất tinh bột sắn tại xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 – xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Đònh” được thực hiện để giải quyết vấn đề nêu trên và đồng thời cũng là một mô hình để áp dụng cải tạo các hệ thống xử lý nước thải còn lại 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát và nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu của 06 hộ sản xuất tinh bột sắn tại xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 – xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Đònh để thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu đạt tiêu chuẩn thải quy đònh (TCVN 5945 – 2005 (loại B)) SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 2 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN 1.3. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và một số điều kiện trong suốt quá trình làm đồ án nên đề tài không bao quát hết tất cá các lónh vực môi trường liên quan mà chỉ tiến hành trong phạm vi sau: − Đề tài này thực hiện trong phạm vi tìm hiểu về tính chất và lưu lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất tinh bột sắn ở xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn,đặc biệt là 06 hộ sản xuất tinh bột sắn tại xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 – xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Đònh. − Khảo sát và nghiên cứu thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu của 06 hộ sản xuất tinh bột sắn tại xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 – xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Đònh 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây: − Khảo sát thực đòa làng nghề chế biến tinh bột sắn tại xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Đònh. − Thu thập, phân tích tổng hợp dữ liệu để tính toán cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu − Nghiên cứu tư liệu: đọc và thu thập số liệu về tình hình nước thải của Làng nghề cũng như về hiện trạng xử lý của hệ thống xử lý tập trung hiện hữu của 06 hộ sản xuất tinh bột sắn tại xóm Thanh Tân. Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải đối với ngành nghề chế biến tinh bột sắn − Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình xử lý nước thải của các phương pháp xử lý SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN 1.5. Nội dung đề tài Đồ án tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau: − Nghiên cứu tổng quan các phương pháp xử lý nước thải đối với ngành nghề chế biến tinh bột sắn. − Khảo sát và nghiên cứu thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung cho 06 hộâ sản xuất tinh bột sắn xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 – xã Hoài Hảo –huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Đònh. − Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của 06 hộ sản xuất tinh bột sắn sau khi cải tạo 1.6. Ý nghóa của đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu về lưu lượng, thành phần tính chất nước thải phát sinh tại làng nghề, đặc biệt là 06 hộ sản xuất tinh bột sắn tại xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 – xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn để cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu của 06 hộ này một cách hợp lý. Ngoài ra việc nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung này có thể áp dụng để cải tạo các hệ thống xử lý nước thải còn lại trong làng nghề chế biến tinh bột sắn xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Đònh. Việc nghiên cứu thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề đảm bảo cho môi trường tại làng nghề luôn xanh sạch đẹp, duy trì được làng nghề truyền thống, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của nước thải đến môi trường. SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 4 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN Chương II – TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN Theo quy đònh môi trường, nước thải sản xuất buộc phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép tái sử dụng hoặc thải ra môi trường. Hiện nay, để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, công nghệ xử lý thường kết hợp nhiều phương pháp như: phương pháp cơ học, hóa lý, sinh học .và việc lựa chọn các phương pháp xử lý phụ thuộc vào các yếu tố sau: − Đặc tính của nước thải. − Chi phí xử lý và đầu tư ban đầu. − Điều kiện mặt bằng,. − Đặc điểm nguồn tiếp nhận . − Trình độ vận hành. 2.1. Phương pháp cơ học Xử lý cơ học là giai đoạn không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải. Phương pháp cơ học là nhằm loại bỏ các hợp chất không tan ra khỏi nước thải. Nó là bước ban đầu nhằm chuẩn bò cho các giai đoạn xử lý sau đó diễn ra thuận lợi và ổn đònh hơn. Trong giai đoạn này thường có các công trình đơn vò như: song chắn rác hoặc lưới chắn rác, máy nghiền rác, bể lắng, bể điều hòa… Xử lí cơ học nhằm mục đích − Tách các chất không hòa tan, những vật chất có kích thước lớn như nhánh cây, gỗ, nhựa, lá cây, giẻ rách, dầu mỡ…ra khỏi nước thải. − Loại bỏ cặn nặng như sỏi, thủy tinh, cát… − Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. − Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lí tiếp theo. SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN 2.1.1. Song chắn rác Song chắn rác là công trình xử lý sơ bộ để chuẩn bò điều kiện cho việc xử lý nước thải sau đó. Nhằm giữ lại các vật thô như rác, giẻ, mẫu đất đá…ở trước song chắn rác. Cấu tạo của thanh chắn rác gồm các thanh kim loại tiết diện chữ nhật, hình tròn hoặc bầu dục. Song chắn rác được chia làm 2 loại di động hoặc cố đònh. Hiệu quả thao tác ít hay nhiều, đều phụ thuộc vào kích thước khe song, có thể chia thành: − Song chắn rác tinh, khoảng cách nhỏ hơn 10mm. − Song chắn rác trung bình, khoảng cách từ 10 đến 40mm. − Song chắn rác sơ bộ, khoảng cách lớn hơn 40mm. Hình 2.1: Song chắn rác 2.1.2. Thiết bò nghiền rác Có thể được dùng thay cho song chắn rác, được dùng để nghiền, cắt rác thành các mảnh nhỏ hơn và có kích thứơc đều hơn, ngăn cho rác không bám chặt lại, không cần tách rác ra khỏi dòng thải. Rác vụn này sẽ được giữ lại ở các công trình phía sau như bể lắng cát, bể lắng đợt I 2.1.3. Bể điều hòa Do đặc điểm công nghệ sản xuất của một số ngành công nghiệp, lưu lượng và nồng độ nước thải thường không đều theo các giờ trong ngày, đêm. Sự dao động lớn về lưu lượng và nồng độ dẫn đến những hậu quả xấu về chế độ công tác của mạng lưới và các công trình xử lý. Do đó, bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn đònh, khắc phục được những sự cố SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 6 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học. Bể điều hòa có thể được phân loại như sau: − Bể điều hòa lưu lượng − Bể điều hòa nồng độ − Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ 2.1.4. Bể lắng Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải. Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau, quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn có trong nước thải. Vì vậy, đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học. Để có thể tăng cường quá trình lắng ta có thể thêm vào chất đông tụ sinh học. Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực . Thông thường trong bể lắng, người ta thường phân ra làm 4 vùng Vùng chứa và cô đặc cặn Vùng phân phối nước vào Vùng thu nước ra Vùng lắng các hạt cặn Hình 2.2: Sơ đồ mặt đứng thể hiện 4 vùng trong bể lắng − Vùng phân phối nước vào − Vùng lắng các hạt cặn − Vùng chứa và cô đặc cặn − Vùng thu nước ra. SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 7 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN Phân loại bể lắng Dựa vào chức năng, vò trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt 1 trước công trình xử lý sinh học và bể lắng đợt II sau công trình xử lý sinh học. Dựa vào nguyên tắc hoạt động, người ta có thể chia ra các loại bể lắng như : bể lắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục. Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại như sau: bể lắng đứng, bể lắng ngang, bể lắng ly tâm và một số bể lắng khác. Để xác đònh kích thước bể lắng dựa vào ba thông số sau: tải trọng bề mặt (m 3 /m 2 h), thời gian lưu nước, tải trọng máng tràn (m 3 /mh). 2.1.5. Lọc cơ học Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi không loại được bằng phương pháp lắng. Trong các hệ thống xử lý nước thải công suất lớn không sử dụng các thiết bò lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc thông dụng nhất là cát. Kích thước hiệu quả của hạt cát thường dao động trong khoảng 0,15mm đến vài mm, kích thước lỗ rỗng thường có giá trò nằm trong khoảng 10 -100µm. Kích thước này lớn hơn nhiều so với kích thước của nhiều hạt cặn nhỏ cần tách loại, ví dụ: vi khuẩn (0,5 – 5µm) hoặc vi rút (0,05µm). Do đó, những hạt này có thể chuyển động xuyên qua lớp vật liệu lọc. Trong quá trình lọc, các cặn bẩn được tách khỏi nước nhờ tương tác giữa các hạt cặn và vật liệu lọc theo cơ chế sau: − Sàng lọc: Xảy ra ở bề mặt lớp vật liệu lọc khi nước cần xử lý chứa các hạt cặn có kích thước quá lớn, không thể xuyên qua lớp vật liệu lọc. − Lắng: Những hạt cặn lơ lửng có kích thước khoảng 5µm và khối lượng riêng đủ lớn hơn khối lượng riêng của nước được tách loại theo cơ chế SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 8 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN lắng trong các khe rỗng của lớp vật liệu lọc.Tuy nhiên, quá trình lắng không có khả năng khử các hạt keo mòn có kích thước khoảng 0,001– 1µm. − Hấp phụ: Các hạt keo được tách loại theo cơ chế hấp phụ. Quá trình này xảy ra theo hai giai đoạn: Vận chuyển các hạt trong nước đến bề mặt vật liệu lọc và sau đó kết dính các hạt vào bề mặt hạt vật liệu lọc. Quá trình này chòu ảnh hưởng của lực hút (hoặc lực đẩy) giữa vật liệu lọc và các hạt cần tách loại, lực hút quan trọng nhất là lực Vander Waals và lực hút tónh điện. − Chuyển hóa sinh học: Hoạt tính sinh học của các thiết bò lọc có khả năng dẫn đến sự ôxy hóa các chất hữu cơ. Quá trình chuyển hóa sinh học hoàn toàn xảy ra khi nhiệt độ và thời gian lưu nước trong thiết bò lọc được duy trì thích hợp. Do đó, trong thiết bò lọc chậm, hoạt tính sinh học đóng vai trò quan trọng hơn trong thiết bò lọc nhanh. − Chuyển hóa hóa học: Các vật liệu lọc còn có khả năng chuyển hóa hóa học một số chất có trong nước thải như NH 4 + , sắt, mangan… Hiệu quả xử lý của phương pháp: có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Để tăng hiệu suất công tác của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp thoáng sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 40-50 % theo BOD. 2.2. Phương pháp hóa học Các phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm có: trung hoà, oxy hoá và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hoá học nên là phương pháp đắt tiền. Người ta sử dụng các phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan. Đôi khi các phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước xử lý SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 9 Đồ án tốt nghiệp GVHD:ThS PHẠM ĐỨC PHƯƠNG ThS LÂM VĨNH SƠN sinh học hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn. 2.2.1. Trung hòa Nước thải chế biến tinh bột sắn có tính axít. Muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về 6.5 – 8.5. Trung hòa bằng cách dùng các dung dòch kiềm hoặc oxit để trung hòa dung dòch nước thải. Một số hóa chất dùng để trung hòa: CaCO 3 , CaO, Ca(OH) 2 , NaOH,… Ngoài ra có thể trung hoà nước thải có tính axit bằng cách: bổ sung các tác nhân hoá học; lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hoà; 2.2.2. Khử trùng Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 10 5 – 10 6 vi khuẩn trong 1ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi khuẩn gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài loài vi khuẩn gây bệnh nào trong nước thải ra nguồn cấp nước, hồ bơi, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh sẽ rất cao, do đó phải có biện pháp khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các biện pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay là: −Dùng Clo hơi qua thiết bò đònh lượng Clo. − Dùng Hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(ClO) 2 – hòa tan trong thùng dung dòch 3 – 5% rồi đònh lượng vào bể tiếp xúc. −Dùng Hypoclorit – natri, nước Javel NaClO. −Dùng Ozon, Ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo Ozon đặt trong nhàm áy xử lý nước thải. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa tan và tiếp xúc. −Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sinh ra. Đèn phát tia cực tím đặt ngập trong mương có nước thải chảy qua. SVTH: Nguyễn Thò Ngọc Hân Trang 10 [...]... TỔNG QUAN VỀ TINH BỘT SẮN VÀ 06 HỘ CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN XÓM THANH TÂN– THÔN PHỤNG DU 2 – XÃ HOÀI HẢO – HUYỆN HOÀI NHƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Giới thiệu về ngành nghề chế biến tinh bột sắn Chế biến tinh bột sắn ngày càng phát triển do nhu cầu tiêu thụ của con người ngày càng tăng cao Trong những năm qua, sản phẩm tinh bột sắn đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trong nước và đã bắt đầu xuất khẩu được... xử lý đạt loại C và gần loại B Bể Aerotank truyền thống Sơ đồ vận hành của bể Aerotank truyền thống như sau Bể lắng đợt 1 Nước thải Bể lắng đợt 2 Bể Aerotank nước xả ra nguồn tiếp nhận Tuần hoàn bùn hoạt tính Xả bùn tươi Xả bùn hoạt tính thừa Hình 2.3: Sơ đồ làm việc của bể Aeroatnk truyền thống Bể Aerotank với sơ đồ nạp nước thải vào theo bậc Bể Aerotank Nước thải Bể lắng đợt 1 Bể lắng đợt 2 nước. .. đònh chất thải diễn ra đồng thời với việc chuyển dòch chất thải xuyên ra lớp bùn 2.5 Phương pháp xử lý bùn Bùn cặn của nước thải là hỗn hợp của nươc và cặn lắng có chứa nhiều chất hữu cơ có khả năg phân hủy , dễ bò thối rữa và có các vi khuẩn có thể gây độc hại cho môi trường vì thế cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận Mục đích của quá trình xử lý bùn cặn: − Giảm khối lượng của hỗn... trình xử lý nước thải, công đoạn khử khuẩn thường đặt ở cuối quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bò đổ vào nguồn 2.3 Phương pháp hóa lý Cơ sở của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chất này phản ứng với các tạp chất bẩn trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dạng hòa tan không độc hại Các phương pháp hóa -lý thường... bọt nhỏ vào trong nước thải Các bọt khí dính các hạt lơ lửng và nổi lên trên mặt nước Khi nổi lên các bọt khí tập hợp thành một lớp bọt chứa nhiều chất bẩn Tuyển nổi có thể đặt ở giai đoạn xử lý sơ bộ (bậc I) trước khi xử lý cơ bản (bậc II) Bể tuyển nổi có thể thay thế cho bể lắng, trong dây chuyền nó có thể đứng trước hoặc sau bể lắng, đồng thời có thể ở giai đoạn xử lý bổ sung sau xử lý cơ bản Bể tuyển... có thể chia thành hai loại chính như sau: − Xử lý sinh học hiếu khí là biện pháp xử lý sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí Đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp ôxy liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 20 ÷ 40oC − Xử lý sinh học yếm khí là biện pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí để loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải Quá trình xử lý sinh học gồm các bước − Chuyển hoá các hợp... lõi của trục bánh vít chuyển động chậm và ngược chiều với thùng quay để dồn cặn khô đến cửa xả cặn Cặn đi ra khỏi đầu ống đặt ở cuối thùng quay, cặn chòu tác động của lực ly tâm dính vào mặt trong thùng, nước trào ra được tháo qua lỗ đặt ở cuối thùng quay 2.6 Phương pháp xử lý xyanua trong nước thải tinh bột mì 2.6.1 Phương pháp oxy hoá và khử Trong quá trình oxy hoá, các chất độc hại trong nước thải. .. tụ bao gồm pH, bản chất của hệ keo, sự có mặt của các ion khác trong nước, thành phần của các chất hữu cơ có chứa trong nước, nhiệt độ,… Để bông cặn lớn, dễ lắng, cần cho thêm vào nước thải chất trợ keo tụ, chất thông dụng là poliacrylamit [(CH2CHCONH2)] Đó là cao phân tử, tan trong nước, dễ phân ly thành ion Khối lượng chất keo tụ thường sử dụng là 1 – 5 mg/l Do trong nước thải có nhiều chất bẩn nên... lực và cơ khí Các công trình, thiết bò xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ đòi hỏi phải thực hiện đồng thời 3 giai đoạn: xáo trộn, keo tụ tạo bông và làm trong nước trong một tổ hợp thống nhất Nhiều dạng công trình hợp khối cho phép thực hiện đồng thời 3 chức năng trên.Quá trình khử màu có thể tiến hành trước hoặc sau xử lý sinh học đối với từng loại nước thải đang xét Các chất keo tụ thường dùng... hình chữ nhật dành cho xử lý nước dân dụng Về mặt thủy lực và đặc biệt xử lý nước có nồng độ lớn các chất huyền phù, bể tuyển nổi hình tròn có ưu điểm hơn so với bể tuyển nổi hình chữ nhật: ở cùng một dung tích, khoảng cách giữa chiều cao của phòng trộn nước/ bọt khí và nơi thấp của thành ống xiphông rất nhỏ và sự phân bố bọt gần giống nhau được duy trì trên toàn bộ tiết diện ngang của bể 2.3.4 Trao đổi . các hệ thống xử lý nước thải còn lại 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát và nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu của 06 hộ sản xuất tinh bột. cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu của 06 hộ này một cách hợp lý. Ngoài ra việc nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung này