1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI tập môn NGUYÊN lý QUẢN lý KINH tế trình bày hệ thống cơ chế, chính sách nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay

11 528 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế là một bộ phận của cán bộ, công chức. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc làn thứ VI(1986), nước ta đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường vai trò của bộ phận này ngày càng quan trọng, nó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế thích hợp với nó. Theo cách hiểu ngày nay, cán bộ quản lý kinh tế là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Họ là những người làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, tham gia hoạch định chính sách kinh tế và thực hiện việc quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn quốc hoặc trong từng vùng hay lĩnh vực cụ thể. Yêu cầu đối với cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ là những người thực hiện chức năng QUẢN LÝ KINH TẾ tổng bộ máy QUẢN LÝ KINH TẾ. Về mặt cơ cấu, cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và những người quản lý trong các đơn vị quản lý kinh tế cơ sở. Trong từng cấp quản lý lại bao gồm cán bộ lãnh đạo KINH TẾ, cán bộ chuyên môn và nhan viên nghiệp vụ

Trang 1

BÀI TẬP MÔN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đề bài: Trình bày hệ thống cơ chế, chính sách nhằm phát triển đội

ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay

Trang 2

Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế là một bộ phận của cán bộ, công chức Từ sau đại hội Đảng toàn quốc làn thứ VI(1986), nước ta đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường vai trò của bộ phận này ngày càng quan trọng, nó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế thích hợp với nó Theo cách hiểu ngày nay, cán bộ quản lý kinh tế là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong đội ngũ cán bộ, công chức nói chung Họ là những người làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, tham gia hoạch định chính sách kinh tế và thực hiện việc quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn quốc hoặc trong từng vùng hay lĩnh vực cụ thể

* Yêu cầu đối với cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ là những người thực hiện chức năng QUẢN LÝ KINH TẾ tổng bộ máy QUẢN LÝ KINH TẾ

Về mặt cơ cấu, cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và những người quản lý trong các đơn vị quản lý kinh tế cơ sở

Trong từng cấp quản lý lại bao gồm cán bộ lãnh đạo KINH

TẾ, cán bộ chuyên môn và nhan viên nghiệp vụ

Trang 3

+ Cán bộ lãnh đạo kinh tế: người đứng đầu 1 tổ chức kinh tế, có quyền ra quyết định tổ chức thực hiện quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định quản lý

+ Cán bộ chuyên môn là những người am hiểu sâu về từng lĩnh vực kinh tế, có nhiệm vụ chuẩn bị các đề án giúp lãnh đạo lựa chọn và ra quyết định quản lý

+ Nhân viên nghiệp vụ là những người thu nhập, phân loại, xử lý, lưu giữ thông tin và làm các công việc hành chính  nhằm giúp cán bộ lãnh đạo và chuyên môn chuẩn bị và ra quyết định QUẢN LÝ KINH TẾ

- Vai trò của cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ trong cơ chế thị trường: Cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ là người trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý (dự báo, kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh, hạch toán)  thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng XH Cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ là người tạo ra động lực, trước hết là lợi ích kinh tế, kích thích các tập thể và cá nhân người lao động nhiệt tình và sáng tạo để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của xã hội Cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ góp phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện đường lối kinh

tế, đồng thời đưa đường lối đó đi vào cuộc sống thông qua hệ thống chính sách, góp phần phát triển kinh tế tầm vĩ mô và các phương án sản xuất, kinh doanh ở tầm vĩ mô

Trang 4

* Yêu cầu đối với cán bộ QUẢN LÝ KINH TẾ trong cơ chế thị trường

Có phẩm chất chính trị vững vàng:

+ Nắm vững đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đảng, có ý thức trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện, cụ thể hóa đường lối kinh tế

+ Đặt lợi ích của tập thể, của xã hội lên trên lợi ích cá nhân

+ Có ý thức tìm tòi các phương pháp quản lý mới, luôn vươn tới chiếm lĩnh thị trường mới để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước

+ Nền KINH TẾT đầy biến động yêu cầu cán bộ phải

có sự kiên định lập trường giai cấp công nhân, có tinh thần trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

+ Các hoạt động kinh tế, nhất là các đơn vị kinh tế cơ

sở phải hướng tới xóa bỏ chế độ người bóc lột người, hạn chế bất công xã hội, đồng thời giữ vững độc lập tự chủ trong quá trình liên kết hợp tác kinh tế với nước ngoài

Có phẩm chất đạo đức tốt:

+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Trang 5

+ Giản dị, khiêm tốn, công bằng, văn mình và tác phong sâu sát quần chúng cũng là những tiêu chuẩn đặc điểm không thể thiếu của người cán bộ QUẢN LÝ KINH

TẾ các cấp

+ Cơ chế thị trường là cơ chế cạnh tanh và hợp tác, đòi hỏi người quản lý phải đặt chữ tín lên hàng đầu, coi trọng chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ để duy trì các quan hệ hợp tác lâu dài và cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế

Có năng lực chuyên môn – kỹ thuật nhất định:

+ Có kiến thức và hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật + Có kiến thức về kinh tế thị trường, khoa học quản

lý và những hiểu biết sâu sắc về thực tiễn kinh tế xã hội của đất nước cũng như ngành, địa phương, doanh nghiệp mà họ quản lý

Có năng lực tổ chức và quản lý giỏi:

+ Năng lực thực hiện thành công các chức năng QUẢN LÝ KINH TẾ, từ công việc dự báo đến công việc hạch toán

+ Có khả năng thiết lập bộ một bộ máy quản lý vừa tinh giản vừa có hiệu quả

+ Tập hợp được các chuyên gia có chuyên môn sâu trên các lĩnh vực nhằm chỉ đạo các hoạt động kinh tế và sản

Trang 6

xuất kinh doanh của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế

+ Luôn luôn tìm tòi những lĩnh vực kinh doanh mới, thâm nhập thị trường mới và ứng dụng những thành tựu tiên tiến, hiện đại về kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất + Có tác phong năng động và quyết đoán trong việc nắm bắt cơ hội và tìm các giải pháp thích hợp trên cơ sở lợi dụng những cơ hội đó

+ Năng lực giao tiếp và ứng xử tốt với người dưới quyền, phải có những hiểu biết nhất định về tâm sinh ký con người cũng như những sở trường, nguyện vọng của những người lao động trong phạm vi họ quản lý

+ Có phương pháp và nghệ thuật ứng xử trên tinh thần hợp tác, thân thiện và tạo được mọi điều kiện tốt nhất

để mọi nguwofi được cống hiến, hưởng thụ và trường thành

Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần quán triệt tốt một số nhiệm vụ và giải pháp lớn của chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020:

Trang 7

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức.

Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra

Hai là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối

với công tác cán bộ

Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ Bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị; tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội

Ba là, đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục có hiệu quả những

yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ.

Cải thiện môi trường làm việc để tạo động lực cống hiến, phấn đấu vươn lên của cán bộ Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quản lý cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; hoàn thiện

cơ chế, chính sách cán bộ

Trang 8

Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ; hoàn thiện chế độ bầu cử, cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức; cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ chức của cán bộ; cơ chế sàng lọc, thay thế những người kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ; cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ

Mở rộng quyền đề cử, tự ứng cử và giới thiệu nhiều phương án nhân

sự để lựa chọn

Cải cách chế độ tiền lương, tiền tệ hóa tiền lương và các chế

độ theo lương bảo đảm sự hợp lý, công bằng; phấn đấu để tiền lương

là nguồn thu nhập cơ bản, bảo đảm cho cán bộ có đời sống ổn định, chuyên tâm vào công việc, góp phần hạn chế tệ tham ô, nhận hối lộ, tham nhũng; tạo động lực, kích thích sự phấn đấu vươn lên và góp phần thu hút người có đức, có tài vào bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp

Bốn là, tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm sự đồng bộ, kế thừa và phát triển.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo chức danh, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ giai đoạn mới Củng cố, nâng cao chất lượng các học viện, trường, trung tâm chính trị - hành chính Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường

Trang 9

đại học trong cả nước và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong

hệ thống chính trị Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nghiên cứu xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế

Năm là, tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ.

Công tác giáo dục, quản lý cán bộ phải gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát cán bộ về chất lượng, hiệu quả công việc, về tư tưởng, lập trường, mối quan hệ xã hội của bản thân và gia đình cán

bộ Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy,

tổ chức đảng và người đứng đầu các cấp trong giáo dục, quản lý cán bộ; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ với thực hiện tốt việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực

Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý đảng viên và thực hiện công tác cán bộ; kịp thời kiểm tra, kết luận các vụ việc có liên quan đến cán

bộ có vấn đề lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay

Trang 10

Sáu là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng

bộ máy và con người làm công tác tổ chức cán bộ.

Xây dựng chương trình, kế hoạch và lộ trình nghiên cứu lý luận về khoa học tổ chức và cán bộ phù hợp với đặc điểm của nước ta; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy và con người làm công tác tổ chức, cán bộ Các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên lãnh đạo,

chăm lo kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác

tổ chức, cán bộ; chống quan liêu, thiếu trung thực, khách quan và các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ

Thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt bốn nhóm giải pháp

mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã đề ra Trên cơ sở đó, tạo

ra bước chuyển biến mới trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi sẽ là một cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế đất nước một cách toàn diên, để có một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi nếu chỉ tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn thì chưa đủ, bởi lẽ một cán bộ quản lý kinh

tế tốt ngoài có trình độ chuyên môn giỏi thì cúng cần phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt Như vậy phẩm chất đạo đức chính trị là rất quan trọng đối với mỗi cán bộ quản lý kinh tế Phẩm chất đạo đức của người cán bộ quản lý kinh tế bao gồm cả đạo đức cá nhân như dũng cảm, cẩn thận, quả quyết sửa lỗi của mình ; cả những

Trang 11

phẩm chất cần có trong quan hệ với mọi người, với công việc, họ không chỉ làm cho mình trong sạch, tiến bộ mà họ còn biết cách làm cho mọi người xung quanh cúng trong sạch và tiến bộ Cùng với đó, đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ quản lý kinh tế nói riêng coàn cần phảo có đạo đức chính trị cách mạng, đặc biệt là trong tình hình thế giới luôn luôn biến động hiện nay Họ phải luôn

là những người trung thành với sự nghiệp cách mạng của đất nước; biết đặt lợi ích của đất nước, của tập thể lên trên lợi ích của bản thân; luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, làm một tấm gương sáng cho mọi người xung quanh mà đặc biệt là với quần chúng nhân dân;

và họ có ý thức không ngừng học tập vươn lên để tự hoàn thiện mình

Ngày đăng: 25/06/2016, 13:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w