1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Lý luận của lê nin về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tác phẩm “bàn về thuế lương thực” qúa trình nhận thức và vận dụng lý luận này trong phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay

48 871 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 67,17 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU V.I. Lênin là người đã kế thừa và phát huy sáng tạo học thuyết của C.Mác để làm nên hệ thống lý luận Chủ nghĩa Mác Lênin, là người đã cống hiến toàn bộ sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp đấu tranh để giành, giữ chính quyền Xô Viết và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Cách đây hơn 80 năm, vào ngày 21 tháng Giêng năm 1924 V.I.Lênin đã vĩnh viễn ra đi, sự ra đi của vị lãnh tụ giai cấp vô sản Nga, giai cấp vô sản toàn thế giới là 1 tổn thất lớn lao cho phong trào xã hội chủ nghĩa (XHCN) nhưng những quan điểm, tư tưởng của Người vẫn sống mãi với thời đại. Đặc biệt là lý luận của V.I Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới, được Người trình bày trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực. Theo Lênin, từ một nước tiểu nông đi lên Chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một mắt xích trung gian, đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Chủ nghĩa tư bản với chế độ sở hữu và nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một biện pháp quá độ đặc biệt để quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, mà còn là chiếc cầu nhỏ vững chắc mà giai cấp vô sản cần phải bắc để xuyên qua nó đi vào chủ nghĩa xã hội và bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội được củng cố. Thực tế Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thời kỳ quá độ gặp rất nhiều khó khăn về kinh tếxã hội cũng như đời sống của nhân dân. Tình hình ấy đòi hỏi phải có chiến lược kinh tếxã hội và những chính sách, biện pháp cụ thể, thích hợp và đặc biệt là cần phải có cách nhìn nhận sâu sắc, khách quan về vai trò,vị trí của các thành phần kinh tế là hết sức quan trọng trong việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, tạo cơ sở vật chất vững chắc tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu để nắm vững nội dung, quan điểm trong chính sách kinh tế mới nói chung và quan điểm về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế của Lênin nói riêng là hết sức cần thiết để trên cơ sở đó chúng ta suy nghĩ, vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Lênin vào phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài Lý luận của Lê nin về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”. Qúa trình nhận thức và vận dụng lý luận này trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam làm đề tài tiểu luận môn nghiên cứu tác phẩm kinh điển của mình. Do hạn chế về thời gian và thu thập tài liệu nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm bài, rất mong được sự đóng góp thiết thực của quý thầy (cô) và độc giả.

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

V.I Lênin là người đã kế thừa và phát huy sáng tạo học thuyết của C.Mác

để làm nên hệ thống lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, là người đã cống hiến toàn

bộ sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp đấu tranh để giành, giữ chính quyền Xô Viết và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Cách đây hơn 80 năm, vàongày 21 tháng Giêng năm 1924 V.I.Lênin đã vĩnh viễn ra đi, sự ra đi của vị lãnh

-tụ giai cấp vô sản Nga, giai cấp vô sản toàn thế giới là 1 tổn thất lớn lao chophong trào xã hội chủ nghĩa (XHCN) nhưng những quan điểm, tư tưởng củaNgười vẫn sống mãi với thời đại Đặc biệt là lý luận của V.I Lênin về sở hữu vàcác thành phần kinh tế - một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh

tế mới, được Người trình bày trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực"

Theo Lênin, từ một nước tiểu nông đi lên Chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trảiqua một "mắt xích trung gian", đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước Chủ nghĩa tưbản với chế độ sở hữu và nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một biệnpháp "quá độ đặc biệt" để quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, mà còn là

"chiếc cầu nhỏ vững chắc" mà giai cấp vô sản cần phải bắc để xuyên qua nó đivào chủ nghĩa xã hội và bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội được củng cố

Thực tế Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua haicuộc chiến tranh khốc liệt tiến lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, thời kỳ quá độ gặprất nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội cũng như đời sống của nhân dân Tình hình

ấy đòi hỏi phải có chiến lược kinh tế-xã hội và những chính sách, biện pháp cụthể, thích hợp và đặc biệt là cần phải có cách nhìn nhận sâu sắc, khách quan vềvai trò,vị trí của các thành phần kinh tế là hết sức quan trọng trong việc khôiphục và phát triển kinh tế đất nước, tạo cơ sở vật chất vững chắc tiến tới xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội Vì thế việc nghiên cứu để nắm vững nộidung, quan điểm trong chính sách kinh tế mới nói chung và quan điểm về vấn

đề sở hữu và các thành phần kinh tế của Lênin nói riêng là hết sức cần thiết để

Trang 2

trên cơ sở đó chúng ta suy nghĩ, vận dụng một cách sáng tạo những quan điểmcủa Lênin vào phát triển kinh tế đất nước.

Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài " Lý luận của Lê nin về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” Qúa trình nhận thức và vận dụng

lý luận này trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam" làm đề

tài tiểu luận môn nghiên cứu tác phẩm kinh điển của mình

Do hạn chế về thời gian và thu thập tài liệu nên không tránh khỏi những saisót trong quá trình làm bài, rất mong được sự đóng góp thiết thực của quý thầy(cô) và độc giả

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG I.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM.

2.Hoàn cảnh lịch sử.

2.1 Một số sự kiện quan trọng sau cách mạng tháng Mười năm 1917

Sau chiến thắng cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga xảy ra nộichiến và sự can thiệp của 14 nước đế quốc Trước tình hình đó chính quyềnXôviết đã thực hiện chính sách cộng sản thời chiến với nội dung:

Một là, tiến hành xoá bỏ chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất.Hai là, thực hiện trung thu lương thực thừa Để tập trung lực lượng chiếnthắng thù trong giặc ngoài chính phủ đã: Trưng thu lương thực thừa và các sảnphẩm chủ yếu của nông nghiệp, không trả lại cho nông dân thứ gì Nhà nướcđộc quyền về lương thực, nghiêm cấm trao đổi lương thực Xoá bỏ quan hệhàng hoá tiền tệ

Ba là, tiến hành quân sự hoá nền kinh tế Có 50 xí nghiệp chuyển sang sảnxuất vũ khí, 330 xí nghiệp chuyển sang sản xuất quân trang Có lúc 80% xínghiệp sản xuất hành trang quân sự, chỉ 20%xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Trang 4

Nhờ chính sách này, nước Nga đã chiến thắng được kẻ thù, giữ vững đượcchính quyền.

Lênin viêt: “Chính sách đó đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó Nó đãcứu vãn nền chuyên chính vô sản trong một nước bị tàn phá và lạc hậu.”

2.2 Tình hình kinh tế xã hội nước Nga sau nội chiến.

* Về kết cấu kinh tế, xã hội, giai cấp

Nước Nga rộng lớn và hỗn tạp đang tồn tại “những thành phần, những bộphận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội” Cơ cấu xã hội ởnước Nga rất phức tạp gồm giai cấp tư sản, tiểu tư sản, giai cấp vô sản, trong đó

“tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế; sốđông, thậm chí là đại đa số nông dân đều là những người sản xuất hàng hoánhỏ.”

* Lực lượng giai cấp vô sản

Trang 5

Ít ỏi, tiểu tư sản rất đông chiếm phần lớn dân cư, nhất là “quần chung nửa

vô sản” Do các ngành công nghiệp chưa phát triển và đình đốn nên số lượngđội ngũ giai cấp vô sản đã ít lại giảm đi nhiều Đời sống bị cùng cực, một bộphận trong công nhân đã tha hoá, biến chất, mất gốc giai cấp và tỏ ra bất mãnvới Chính quyền Xôviết, thậm chí trong hàng ngũ công nhân đã có một bộ phậnnảy sinh tư tưởng hoài nghi, thất vọng, không tin tưởng vào đường lối xây dựngphát triển kinh tế của chính quyền Xôviết Một số trong đội ngũ những người vôsản, cũng đã diễn ra những cuộc bãi công tại một số xí nghiệp ở Pêtơrôgrát vàthành phố khác Họ công khai đòi chính quyền Xôviết cho buôn bán trao đổi sảnphẩm công, nông nghiệp, đòi hạn chế hoạt động của các đội kiểm soát đang cảntrở tập thể và tư nhân chuyên chở sản phẩm nông nghiệp vào thành phố

* Giai cấp nông dân

Dưới chế độ trưng thu lương thực thừa, cũng bất mãn đối với Chính quyềnXôviết Nhiều nông dân nghĩ rằng sản xuất để làm gì khi sản phẩm làm ra bịtịch thu hết Chẳng hạn, nông dân ở Cainô – một làng nhỏ ở ngoại ô Mátxcơvacông khai bày tỏ không mở rộng sản xuất, chỉ gieo trồng đủ lương thực cho giađình Thậm chí, còn bất bình với chế độ trưng thu lương thực thừa bằng việcngừng sản xuất Lương thực suy giảm, sự bất mãn của nông dân đối với chínhsách của Chính quyền Xôviết ngày càng tăng Trên thực tế nó đã biến thànhnhững cuộc bạo loạn, đặc biệt đáng lưu ý là cuộc bạo loạn ở Tambốp - tỉnh sảnxuất lúa mì chủ yếu của nước Nga lúc bấy giờ Hàng nghìn người đã tham giacuộc bạo loạn đòi bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa

* Các thuỷ thủ cũng bất mãn

Các cuộc nổi dậy của nông dân chưa phải là đỉnh cao của bạo loạn Đỉnhcao của cuộc bạo loạn là cuộc nổi dậy của thuỷ thủ căn cứ hải quân Crônstát,tháng 3-1921 Điều đáng nói về cuộc bạo loạn này là nhiều binh lính đã từnganh dũng bảo vệ Chính quyền Xôviết lại đứng vào hàng ngũ những người bạoloạn Những người tham gia bạo loạn đư ra khẩu hiệu đòi bãi bỏ chế độ trưng

Trang 6

thu lương thực thừa, thực hiện chế độ tự do buôn bán sản phẩm, trước hết là lúa

mì Một số người cộng sản đã có biểu hiện bi quan dao động không kiên địnhlập trường giai cấp

* Về phần tử phản cách mạng

Lênin đánh giá tư sản và tầng lớp tiểu tư sản “cất giấu nó để che mắt nhànước”, thực ra “họ không tin chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nào hết, họchỉ “ngồi chờ” cho qua cơn bão táp vô sản” Những người tư sản và tiểu tư sản

ấy chờ cơ hội để lật đổ chính quyền công nông Thực tế, họ ra sức lợi dụng sựbất bình của công nhân, nông dân, binh lính và sự dao động của những ngườicộng sản không kiên định lập trường cách mạng để phá hoại công cuộc xâydựng kinh tế Toàn bộ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước nêu trên đãlàm suy yếu cơ sở xã hội của chuyên chính vô sản, đe doạ sự tồn tại của Chínhquyền Xôviết

Lênin cho rằng, nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng làmhẹp cơ sở xã hội của Chính quyền Xôviết là do sự bất mãn của đông đảo quầnchúng nhân dân, nhất là nông dân đối với chính sách kinh tế - xã hội của ĐảngBônsêvích Lênin thừa nhận: “Đến năm 1921,… chúng tôi vấp phải một cuộckhủng hoảng chính trị bên trong nước Nga Xôviết,… đó là cuộc khủng hoảnglớn nhất Cuộc khủng hoảng đó làm cho không những một bộ phận khá lớntrong nông dân, mà cả công nhân nữa, bất bình”

* Về tình hình chinh trị quốc tế

Bọn đế quốc bị thất bại trong cuộc chiến tranh công khai hằn thù, chốngnước Nga Xôviết, âm mưu bóc lột chính quyền của giai cấp vô sản bằng kinh tế.Mặt khác, tình hình quốc tế có những thay đổi mang tính bước ngoặt Hy vọngvào thắng lợi đồng loạt cảu cách mạng vô sản ở các nước phương Tây vàphương Đông không thực hiện được Bối cảnh quốc tế ấy đã khiến nước NgaXôviết trẻ tuổi có khả năng tồn tại ở trạng thái biệt lập, đơn độc trong một thời

Trang 7

gian tương đối dài Bởi vậy, chiến lược về sự cùng tồn tại hoà bình với thế giớicác nước tư bản chủ nghĩa đã được hình thành rõ nét hơn “Hiện nay, tình hìnhquốc tế đã sản sinh ra một thế cân bằng, dù là tạm thời, không ổn định, nhưng

dù sao vẫn là một thế cân bằng.”

Tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội lúc đó là do thực hiện chế

độ trưng thu lương thực thừa và thi hành Chính sách cộng sản thời chiến trongthời bình; về mặt chính trị lúc đó là sự thiếu tổ chức và không đưa ra được chínhsách kinh tế phù hợp với thực tiễn nước Nga lúc đó

Trước tình hình đó, buộc Đảng cộng sản (b) Nga và nhà nước Xôviết khôngthể duy trì tiếp Chính sách cộng sản thời chiến Đại hội X của Đảng cộng sản(b) Nga đã chủ trương thay Chính sách cộng sản thời chiến bằng chính sáchkinh tế mới Do đó, V.I.Lênin đã viết tác phẩm này

Việc thay đổi chính sách kinh tế này không đơn thuần là thay đổi một vấn

đề cụ thể mà là vấn đề hết sức quan trọng – thay đổi một cơ chế quản lý, một tưduy; cao hơn nữa là bàn về những vấn đề kinh tế trong thời kỳ quá độ dưới góc

độ tư duy mới

II NỘI DUNG.

Trong tác phẩm này, Lênin tập trung nêu ra những nét lớn về kinh tế trongthời kỳ quá độ như sau:

 Lý luận về thời kỳ quá độ

 Lý luận về sở hữu và các thành phần kinh tế

 Lý luận về phát triển kinh tế hàng hoá có sự quản lý của nhà nước, nhất làvấn đề Nhà nước và tự do trao đổi

 Vấn đề phát triển tiểu thủ công nghiệp

 Vấn đê chuộc lại và thuê chuyên gia tư sản

Trang 8

Do hạn chế về thời gian và nội dung của đề tài nên bài tiểu luận chỉ tậptrung nghiên cứu vấn đề: Lý luận về sở hữu và các thành phần kinh tế.

Khi nghiên cứu lý luận về sở hữu và các thành phần kinh tế Lênin đã đưa raquan điểm của mình về thời kỳ quá độ Ông nhận định rằng: “Chủ nghĩa tư bảnnhà nước sẽ là một bước tiến so với tình hình hiện nay trong nước Cộng hoàXôviết của chúng ta Nếu chẳng hạn trong khoảng nửa năm nữa, mà ở nước ta

đã thiết lập được chủ nghĩa tư bản nhà nước thì đó sẽ là thắng lợi to lớn và làđiều đảm bảo chắc chắn nhất rằng qua một năm sau, chủ nghĩa xã hội nước ta sẽ

được củng cố hoàn toàn và trở nên vô địch” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.247

Với nhận định trên sẽ có người đồng tình với ông nhưng cũng sẽ có ngườibác bỏ câu nói ấy Vì vậy, theo Lênin cần phải bàn tỉ mỉ hơn vấn đề này

“Thứ nhất, cần phân tích xem bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủnghĩa xã hội là thế nào mà nó lại khiến chúng ta có quyền và có căn cứ để tự gọimình là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết

Thứ hai, cần vạch ra sai lầm của những người không nhìn thấy những điềukiện kinh tế tiểu tư sản và tính tự phát tiểu tư sản là kẻ thù chính của chủ nghĩa

xã hội ở nước ta

Thứ ba, cần phải hiểu rõ ý nghĩa của nhà nước Xôviết xét trên phương diện

sự khác biệt về mặt kinh tế giữa nó và nhà nước tư sản.” V.I.Lênin toàn tập,

sđd, t 43, tr.247-248

Theo Lênin: “danh từ “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết” có nghĩa làChính quyền Xô viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội,chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế độ

xã hội chủ nghĩa” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.248

Ông đưa ra quan điểm: “Vậy danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vàokinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần,những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không?

Trang 9

Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có Song không phải mỗi người thừa nhận điểm

ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế xã hội khác nhau hiện

có ở Nga, chính là như thế nào Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở chỗ

đó” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.248

Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan và cầnthiết Lê nin khẳng định nước Nga lúc bấy giờ còn tồn tại năm thành phần kinhtế:

1 Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tựnhiên

2 Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lua mì)

3 Chủ nghĩa tư bản tư nhân

4 Chủ nghĩa tư bản nhà nước

5 Chủ nghĩa xã hội

Theo ông, năm thành phần kinh tế đó không những tồn tại khách quan màcòn tạo nên một cơ cấu kinh tế thống nhất, làm tiền đề, điều kiện cho nhau màcòn mâu thuẫn với nhau tạo nên hai hệ thống đối lập nhau: “Ở đây không phải

là chủ nghĩa tư bản nhà nước đấu tranh với chủ nghĩa xã hội, mà là giai cấp tiểu

tư sản cộng với chủ nghĩa tư bản tư nhân cùng nhau đấu tranh chống lại cả chủ

nghĩa tư bản nhà bản nhà nước lẫn chủ nghĩa xã hội” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t

43, tr.249

1 Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng.

Đây là thành phần kinh tế tiền tư bản, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc.Thành phần kinh tế này không có sự phân công lao động xã hội mà chỉ có phâncông theo giới tính và theo tuổi tác

Mọi hoạt động lao động, sản xuất của họ chủ yếu dựa vào tự nhiên như sănbắt, hái lượm, cuộc sống du canh, du cư

Trang 10

Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tập trung chủ yếu ở cácvùng dân tộc ít người, vùng núi cao.

Đối với thành phần kinh tế này, Nhà nước phải đặc biệt quan tâm giúp đỡ

Thử hỏi thành phần nào chiếm ưu thế? Rõ ràng, trong một nước tiểu nôngthì tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế; sốđông, thậm chí là đại đa số nông dân đều là những người sản xuất hàng hoá

nhỏ” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.248-249

Lênin cho rằng điểm xuất phát trong quá trình xây dựng nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần khi thực hiện Chính sách kinh tế mới phải là đáp ứngnhững lợi ích kinh tế cho đại đa số nông dân Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh:

“Cần phải bắt đầu từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dựa vào khôi phục vàphát triển kinh tế tiểu nông để khôi phục và phát triển đâị công nghiệp”

Thành phần kinh tế này dựa trên sở hữu nhỏ, cá thể về tư liệu sản xuất theotừng hộ gia đình Công cụ lao động thủ công, năng suất thấp

Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ có tính hai mặt: tư hữu và cáchmạng, tệ dầu cơ, tính tự phát tiểu tư sản gây cản trở cho người cách mạng

“Ở nước ta, cái vỏ chủ nghĩa tư bản nhà nước (độc quyền lúa mì, sự giámsát của nhà nước đối với chủ xí nghiệp và thương nhân, những người hoạt động

Trang 11

tổng hợp tác xã tư sản) đang bị bọn đầu cơ trọc thủng khi ở chỗ này lúc ở chỗ

nọ và mặt hàng chính để đầu cơ là lúa mì.” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.249

Giai cấp tiểu tư sản chống lại bất cứ sự can thiệp, kiểm kê và kiểm soát nàocủa nhà nước, dù là chủ nghĩa tư bản nhà nước hay chủ nghĩa xã hội nhà nước

Đó là một sự thật không thể tranh cãi vào đâu được, một sự thật mà không hiểu

nó thì gây ra nhiều sai lầm về kinh tế.“Bọn đầu cơ, bọn gian thương, bọn pháhoại độc quyền của nhà nước, đó là kẻ thù chính trong “nội bộ” nước ta,- kẻ thù

của các biện pháp kinh tế của chính quyền Xôviết.” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t

43, tr.249

Người tiểu tư sản cũng đầu cơ: “Người tiểu tư sản tàng trữ một số ít tiền,vào nghìn rúp, tích luỹ được một cách “chính đáng” và nhất là một cách khôngchính đáng trong thời kỳ chiến tranh Đây là thành phần kinh tế tiêu biểu với

tính cách là cơ sở của tệ đầu cơ và của chủ nghĩa tư bản tư nhân” V.I.Lênin

toàn tập, sđd, t 43, tr.250 Tiền là giấy chứng nhận để nhận của cải xã hội, và

tầng lớp tiểu tư hữu đông hàng chục triệu người đang nắm chắc lấy giấy chứngnhận đó, cất giấu nó để che mắt “nhà nước”, họ không tin chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa cộng sản nào hết, họ chỉ “ngồi chờ” cho qua cơn bão táp vô sản

“Người tiểu tư sản cất giữ vài nghìn rúp là kẻ thù của chủ nghĩa tư bản nhànước, họ chỉ muốn dùng khoản tiền ấy cho riêng họ thôi, chống lại dân nghèo,chống lại bất cứ sự kiểm soát chung nào của nhà nước; nhưng số tiền vài nghìn

ấy lại đem lại cơ sở hàng tỷ cho tệ đầu cơ đang phá hoại công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội của chúng ta” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.250-251

Ông đưa ra ví dụ: một số công nhân trong vài ngày tạo ra một tổng số giá trịbiểu hiện bằng con số 1000 Lại giả dụ là trong con số đó, có 200 bị rơi mất vì

có tệ đầu cơ nhỏ, vì có mọi thứ ăn cắp của công, vì bọn tiểu tư sản “trốn tránh”các sắc lệnh và quy định của Chính quyền Xôviết Bất cứ người công nhân giácngộ nào cũng sẽ nói: Nếu tôi có thể bỏ ra 300 trong số một nghìn đó để xâydựng nên một nền trật tự và một tổ chức tốt hơn thi tôi nhất định sẽ vui lòng

Trang 12

đồng ý bỏ ra ba trăm chứ không phải hai trăm, vì một khi chấn chỉnh được trật

tự và tổ chức, một khi triệt để đập tan được hành động của bọn tiểu tư hữu pháhoại mọi sự độc quyền của nhà nước thì, dưới Chính quyền Xôviết, việc giảmbớt cái “khoản cống” ấy, ví dụ giảm xuống một trăm hay năm mươi, sau đó sẽ

là một nhiệm vụ hoàn toàn dễ dàng

Thành phần kinh tế này có đặc điểm không cố định nhất, không định hìnhnhất và không tự giác nhất

Hạn chế của kinh tế tiểu tư sản là ở chỗ: “Chúng ta thừa biết rằng: cơ sởkinh tế của tệ đầu cơ là tầng lớp những kẻ tiểu tư hữu vô cùng rộng rãi ở đấtnước Nga và chủ nghĩa tư bản tư nhân, có đại diện của mình trong mỗi ngườitiểu tư sản Chúng ta biết rằng hàng triệu vòi của con thuồng luồng tiểu tư sản

ấy đang quấn lấy một số tầng lớp của công nhân lúc ở chỗ này lúc ở chỗ nọ,rằng nạn đầu cơ đang chui vào mọi chân lông kẽ tóc của đời sống kinh tế - xã

hội nước ta, chứ không phải là độc quyền nhà nước” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t

43, tr.250

Trước tình hình trên, nhà nước cần có những giải pháp để động viên tinhthần người lao động, có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, kinh tế, đàotạo quản lý Tại Đại hội X Đảng Cộng sản (b) Nga, Lênin đã yêu cầu chínhquyền Xô viết phải nhanh chóng phát triển nền sản xuất tiểu nông bằng cáchkhuyến khích nền kinh tế nông dân cá thể với những biện pháp “quá độ”, nhữnghình thức “trung gian” có khả năng cải tạo nông dân, đổi mới nông thôn vàchuyển đổi nền kinh tế tiểu nông của những người nông dân cá thể thành sảnxuất tập thể có tính xã hội chủ nghĩa, diễn ra một cách “tuần tự”, “có tính kếthừa”, “thận trọng”

Lênin cho rằng với bối cảnh hiện thực của Nga thì một trong những biệnpháp trung gian thích hợp là “không đập tan cái cơ cấu kinh tế và xã hội cũ,…

mà là chấn hưng…bằng cách cố gắng nắm vững… từng bước, hoặc bằng cáchnhà nước điều tiết” Lênin đã hướng nước Nga vào việc tạo khâu trung gian và

Trang 13

khẳng định công cuộc xây dựng xã hội mới ở một nước tiểu nông nhất thiết phảibắt đầu từ sự phát triển nền kinh tế nông dân cá thể Lênin cho rằng việc chuyểnlên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất, việc chuyển lên chế độ canh tác tập thể

là công việc không thể chốc lát mà “phải trải qua cả một giai đoạn sơ bộ, tuần

tự, kế thừa, thận trọng, không vội vã” Trong những năm cuối đời, Lê nin đãvạch ra con đường với hình thức hợp tác xã để cải tạo nông dân và nền kinh tếtiểu nông Trong tác phẩm Bàn về chế độ hợp tác xã, Lênin khẳng định: Nhữngđiều chúng ta phải làm dưới chế độ Chính sách kinh tế mới là tập hợp nhữngtầng lớp nông dân Nga thật sâu rộng vào các hợp tác xã, trên cơ sở phải kết hợplợi ích tư nhân, lợi ích thương nghiệp tư nhân với việc Nhà nước kiểm soátđược lợi ích đó, sao cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung “Chế độ hợptác xã văn minh” đó có khả năng đem lại “bước quá độ sang một chế độ mớibằng con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân”

3 Chủ nghĩa tư bản tư nhân.

Chủ nghĩa tư bản tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất, nó đối lập với chủ nghĩa xã hội, song chủ nghĩa tư bản

tư nhân đã không còn nguyên vẹn như trước đây

Chủ nghĩa tư bản tư nhân chịu sự quản lý và kiểm soát của nhà nước Nó cóvai trò đáng kể, xét về đời sống kinh tế - xã hội, vì nó có tiềm năng về vốn, kỹthuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý, nó góp phần tạo ra nhiều sản phẩm, nângcao đời sống nhân dân và chống lại tình trạng phân tán, bệnh quan liêu của sảnxuất nhỏ

Thành phần kinh tế này có mối liên hệ với những người ản xuất hàng hoánhỏ và tư bản quốc tế

Khi thực thi Chính sách kinh tế mới trên thực tế, Lênin hiểu rất rõ rằngChính sách kinh tế mới sẽ làm cho chủ nghĩa tư bản sống lại Nhưng ông chorằng không sợ nó mà kêu gọi chính quyền Xôviết cần sử dụng tư nhân nông

Trang 14

dân, tư nhân thợ thủ công, thương nhân, các nhà doanh nghiệp để phát triển nềnkinh tế đất nước, tạo ra nhiều hàng hoá tiêu dùng cho xã hội đó là cơ sở để ổnđịnh chính trị Với Chính sách kinh tế mới, kinh tế tư bản tư nhân đã được phéptồn tại và phát triển.

Từ buổi đầu thi hành chính sách kinh tế mới, Lênin đã kêu gọi Chính quyềnXôviết cần sử dụng mọi biện pháp làm sống động sự giao lưu giữa công nghiệpvới nông nghiệp theo phương thức lưu thông, trao đổi hàng hoá Lênin nhấnmạnh: “Trong lĩnh vực này, người nào thu được nhiều kết quả nhất, dầu là bằngcon đường kinh tế tư bản tư nhân, thậm chí không phải bằng con đường hợp tác

xã, không trực tiếp biến chủ nghĩa tư bản ấy thành chủ nghĩa tư bản nhà nước,thì người đó sẽ giúp ích cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong toàn bộnước Nga nhiều hơn những kẻ chỉ ngồi “lo lắng” đến sự thuần tuý của chủ nghĩa

cộng sản” V.I.Lênin toàn tập, sđd,t 43 ,tr.280-281

Trong những năm thực hiện Chính sách kinh tế mới, những xí nghiệp vừa

và nhỏ không thuộc quyền sở hữu của nhà nước phát triển mạnh, kể cả những xínghiệp đã chuyển sang sở hữu nhà nước trong những năm thực hiện Chính sáchcộng sản thời chiến song không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả thì trảlại cho chủ cũ Việc phục hồi các xí nghiệp tư nhân đã góp phần quan trọng pháttriển nền kinh tế Nga Lênin đã khẳng định: “Việc phục hồi lại sự hoạt độngkinh tế, - điều này rất cần thiết đối với chúng ta… Kết quả sẽ tiếp tục tốt nếuchúng ta biết khéo làm, nếu sau này chúng ta biết chấp hành đúng đắn chính

sách ấy” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 44 , tr.278

Việc phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân góp phần đư đất nướcthoát khỏi khủng hoảng kinh tế

Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ nghĩa xã hội Chủnghĩa tư bản lại là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩaquan liêu do tình trạng phân tán của những người tiểu sản xuất tạo nên Vìchúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ

Trang 15

nghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thểtránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy,chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào conđường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sảnxuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương

thức để tăng lực lượng sản xuất lên” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.276

Trang 16

4 Chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Lênin đánh giá rất cao vị trí và vai trò của kinh tế nông dân sản xuất hànghoá nhỏ, song chưa bao giờ coi chúng là thành phần kinh tế độc lập Chúng luôntồn tại và phát triển cùng với các thành phần kinh tế khác, tạo nên tính chấtphức tạp, tính chất đan xen của “kết cấu kinh tế - xã hội” quá độ Lênin khẳngđịnh đó là thành phần kinh tế tư bản nhà nước Xét đến trình độ tiến bộ, trình độphát triển, khả năng thực hiện và tính hữu ích của nó đối với công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mộtnước tiểu nông phải là chủ nghĩa tư bản nhà nước

Lênin nói khá nhiều và cụ thể về chủ nghĩa tư bản nhà nước

Thứ nhất, Lênin khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước tồn tại là mộttất yếu

Ông đã khẳng định rằng: “… có thể kết hợp, liên hợp, phối hợp nhà nướcXôviết, nền chuyên chính vô sản, với chủ nghĩa tư bản nhà nước được không?Tất nhiên là được Đó là điuề mà tôi đã cố gắng chứng minh hồi tháng Năm

1918 Và điều đó tôi đã chứng minh được hồi tháng Năm 1918, tôi hy vọng nhưthế Hơn nữa, ngay hồi đó tôi đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước làmột bước tiến so với thế lực tự phát tiểu tư hữu (và tiểu gia trưởng, và tiểu tưsản) Người ta sẽ phạm vô số sai lầm nếu chỉ đối chiếu hoặc so sánh chủ nghĩa

tư bản nhà nước với chủ nghĩa xã hội thôi, khi mà trong hoàn cảnh chính trị vàkinh tế hiện nay, người ta nhất định phải so sánh chủ nghĩa tư bản nhà nước cả

với nền sản xuất tiểu tư sản nữa.” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.268

Thứ hai, ông chỉ ra lợi ích của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Giai cấp công nhân sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước như một công cụ đểchống lại tín tự phát tiểu tư sản, sự đầu sơ buôn lậu của kinh tế sản xuất nhỏ và

tư bản tư nhân “Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến to lớn dù cho (tôi

cố ý nêu ví dụ về con số để nêu bật lý lẽ đó) chúng ta phải trả một khoản lớn

Trang 17

hơn hiện nay, bởi vì trả “học phí” là một việc đáng giá, vì cái đó có lợi cho côngnhân, vì việc chiến thắng được tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế

và hiện tượng lỏng lẻo là cái quan trọng hơn hết, vì việc để tình trạng vô chínhphủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là một mối nguy lớn nhất, đáng sợnhất, nó sẽ làm cho chúng ta bị diệt vong (nếu chúng ta không chiến thắng nó)một cách dứt khoát, còn trả một khoản lớn hơn cho chủ nghĩa tư bản nhà nướcthì điều ấy không những không làm cho chúng ta bị diệt vong, trái lại, nó sẽ đua

chúng ta đến chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất” V.I.Lênin toàn

tập, sđd, t 43, tr.251-252

Thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước có thể liên hợp những người sản xuấtnhỏ lại dưới sự kiểm soát của nhà nước, có thể tăng cường độ mối liên hệ giữacông nhân và nông dân để tăng sản xuất “Chính quyền Xôviết tăng cường đượcnền đại sản xuất đối lập với nền tiểu sản xuất, nền sản xuất tiên tiến đối lập vớinền sản xuất lạc hậu, nền sản xuất cơ khí hoá đối lập với nền sản xuất thủ công,

nó tăng thêm số sản phẩm mà nó thu được của đại công nghiệp (phần chia chonó), nó củng cố được những quan hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh đối lập với

những quan hệ tiểu tư sản vô chính phủ” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.270

Thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chống lại chủ nghĩa quan liêu

“Chủ nghĩa quan liêu, di sản của “tình trạng bị bao vây”, thượng tầng kiến trúcdựa trên tình trạng phân tán và nản chí của người tiểu sản xuất, đã hoàn toàn

nhiệm vụ” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.278 Và “Chúng ta không nên sợ thú

nhận rằng ở đây chúng ta có thể và phải học tập nhiều hơn nữa ở bọn tư bản”

V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.280

Trang 18

Giai cấp công nhân có thể học được cách quản lý và tổ chức một nền sảnxuất lớn thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước.

“Chừng nào mà giai cấp công nhân học biết cách giữ gìn trật tự nhà nướcchống tình trạng vô chính phủ của tiểu tư hữu, chừng nào mà giai cấp công nhânhọc được cách sắp đặt tổ chức sản xuất với quy mô lớn toàn quốc, trên cơ sởchủ nghĩa tư bản – nhà nước, thì khi ấy tất cả những con chủ bài đều nằm trong

tay công nhân và sẽ đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội được củng cố” V.I.Lênin

toàn tập, sđd, t 43, tr.252

Ông đề cao việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa tư bản “Không

có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh mới nhấtcủa khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến chohàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thốngnhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói đến chủ

nghĩa xã hội được” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.253

Lênin đánh giá cao công tác tổ chức: “…việc tổ chức gương mẫu trong côngtác địa phương, ngay cả trong một phạm vi rất nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn đối vớinhà nước hơn là sự hoạt động của nhiều cơ quan trung ương trong lĩnh vực nàylĩnh vực nọ……việc tổ chức gương mẫu trong công tác, dầu chỉ trong phạm vimột tổng, nhưng đối với nhà nước, vẫn có giá trị lớn hơn là việc cải thiện mộtcách “gương mẫu” bộ máy trung ương của bộ dân uỷ này hoặc bộ dân uỷ nọ”

V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.281

Ông cho rằng: “Muốn cải thiện bộ máy đó một cách triệt để hơn, muốn cho

nó được bổ sung nhiều sinh lực mới, muốn chiến thắng chủ nghĩa quan liêu,muốn khắc phục tình trạng thủ cựu nguy hại đó, thì phải có sự giúp đỡ của các

tổ chức ở địa phương, của cơ sở của tổ chức gương mẫu của một “chỉnh thể”,quy mô nhỏ thật đấy, nhưng là của một “chỉnh thể”, nghĩa là không phải của chỉmột doanh nghiệp, của chỉ một ngành kinh tế, của chỉ một xí nghiệp mà là củatổng số tất cả những mối quan hệ kinh tế, tổng số tất cả những trao đổi, dầu chỉ

Trang 19

trong một địa phương nhỏ” Và “những người nào trong chúng ta phải công tác

ở các cơ quan trung ương sẽ tiếp tục cải thiện bộ máy trung ương và tẩy trừbệnh quan liêu khỏi bộ máy đó, dầu chỉ là trong mức độ nhỏ bé, nhưng có thể

thực hiện ngay được” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.282

Là người cộng sản thì phải không ngừng học tập “Người cộng sản khôngđược sợ “học” các chuyên gia tư sản, kể cả những thương gia, những nhà tư bảnnhỏ tham gia hợp tác xã và các nhà tư bản khác Học tập những người đó dướihình thức khác, nhưng căn bản cũng vẫn theo cách các đồng chí ta đã học tậpcác chuyên gia quân sự Chỉ cần dùng kinh nghiệm thực tiễn để kiểm tra kết quảcủa việc “học tập” ấy: hãy làm tốt hơn các chuyên gia tư sản làm việc bên cạnhmình; hãy biết dùng cách này hay cách khác mà đẩy mạnh nông nghiệp, côngnghiệp lên, mà cho sự phát triển trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp Chớnên suy tính về “học phí”, chớ có sợ phải trả đắt, miễn là thu được kết quả tốt”

mà trong đó chính quyền của công nhân và nông dân nghèo đã được đảm

bảo…” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.252

Theo Lênin: “ở nước ta, không có trình độ văn hoá cao mà cũng không cóthói quen thoả hiệp Nếu nghĩ kỹ về những điều kiện cụ thể ấy thì sẽ thấy rõ làhiện nay chúng ta có thể và phải kết hợp những biện pháp trừng trị thẳng taybọn tư bản không văn minh, - tức là bọn tư bản không chịu chấp nhận bất cứ thứ

“chủ nghĩa tư bản nhà nước” nào và cũng không nghĩ gì đến một sự thoả hiệpnào mà chúng vẫn dùng những hành động đầu cơ, mua chuộc dân nghèo v.v đểphá hoại những biện pháp của Chính quyền Xôviết – với những biện pháp thoả

Trang 20

hiệp hoặc mua chuộc lại đối với những nhà tư bản văn minh, tức là những nhà

tư bản chấp nhận “chủ nghãi tư bản nhà nước”, có khả năng thực hiện chủ nghĩa

tư bản nhà nước, tỏ ra có ích đối với giai cấp vô sản về phương diện họ lànhững người tổ chức thông minh và có kinh nghiệm trong những xí nghiệp hếtsức to lớn thực sự đảm nhận được việc cung cấp sản phẩm cho hàng chục triệungười” Và sử dụng tư bản một cách hoà bình “…giữ gìn tổ chức sản xuất quy

mô hết sức to lớn, chính là để làm cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội được dễdàng, và khi Người dạy là hoàn toàn có thể cho phép nghĩ đến việc trả cho bọn

tư bản một giá cao, việc chuộc lại của chúng, nếu (coi như là ngoại lệ: nướcAnh hồi ấy là ngoại lệ) hoàn cảnh buộc bọn tư bản chịu khuất phục một cáchhoà bình và chuyển lên chủ nghĩa xã hội một cách văn minh, có tổ chức, theo

điều kiện chuộc lại” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.259

Thứ ba, Lênin nêu ra bốn hình thức cơ bản của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Đó là những hình thức: Hình thức tô nhượng, hình thức hợp tác xã, hình thứcđại lý, hình thức cho thuê

* Hình thức tô nhượng

Lênin đã nêu định nghĩa về tô nhượng: “Đó là một giao kèo, một sự liên kết,một liên minh giữa chính quyền nhà nước Xôviết, nghĩa là nhà nước vô sản, vớichủ nghĩa tư bản nhà nước, chống lại thế lực tự phát tiểu tư hữu (có tính chất giatrưởng và tiểu tư sản) Người nhận tô nhượng là nhà tư bản Họ kinh doanh theophương thức tư bản để lấy lợi nhuận; họ đồng ý thoả thuận với chính quyền vôsản để cốt thu được lợi nhuận bất thường, lợi nhuận siêu ngạch hoặc để có loạinguyên liệu mà họ không thể tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác”

V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.269

Tác dụng của tô nhượng: Chẳng hạn, chúng ta có, một trăm xí nghiệp, hầm

mỏ, khu rừng Do thiếu máy móc, lương thực và phương tiện vận tải, chúng takhông thể khai thác tất cả được Cũng vì lý do ấy mà chúng ta không khai thácđược tốt các khu vực khác Do khai thác kém và không đầy đủ các xí nghiệp

Trang 21

lớn, nên kết quả là thành phần tiểu tư hữu tăng lên về mọi mặt: kinh tế nông dân

ở vùng xung quanh bị suy yếu (rồi toàn bộ nền kinh tế nông dân cũng thế), cáclực lượng sản xuất nông nghiệp bị lung lay, tín nhiệm của nông dân đối vớiChính quyền Xôviết bị giảm sút, tình trạng trộm cắp của công nặng nề và nạnđầu cơ nhỏ tràn lan “Khi du nhập chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tônhượng Chính quyền Xôviết tăng cường được nền đại sản xuất đối lập với nềntiểu sản xuất, nền sản xuất tiên tiến đối lập với nền sản xuất lạc hậu, nền sảnxuất cơ khí đối lập với nền sản xuất thủ công, nó tăng thêm số sản phẩm mà nóthu được của đại công nghiệp (phần chia cho nó), nó củng cố được những quan

hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh đối lập với những quan hệ kinh tế tiểu tư sản

vô chính phủ Áp dụng một cách có chừng mục và thân trọng, chính sách tônhượng sẽ nhất định giúp chúng ta cải thiện được nhanh chóng (đến một mức

đọ nào đó không cao lắm) tình trạng sản xuất, đời sống của công nhân và nông

dân” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.269-270

Cuối cùng ông đã kết luận về hình thức tô nhượng rằng: “So với những hìnhthức khác của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong lòng chế độ Xôviết, thì chủnghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng có lẽ là hình thức đơn giản

nhất, rành mạch nhất, sáng tỏ nhất, có hình thù rõ rệt nhất” V.I.Lênin toàn tập,

sđd, t.43, tr.270 Ở đây chúng ta có một hợp đồng trực tiếp, chính thức viết trên

giấy tờ, với chủ nghĩa tư bản Tây Âu, là chủ nghĩa tư bản văn minh nhất, tiêntiến nhất Chúng ta biết đích xác những cái lợi và cái hại cho chúng ta, nhữngquyền hạn và nghĩa vụ của chúng ta; chúng ta biết đích xác thời hạn chúng tacho tô nhượng, chúng ta biết nhưng điều kiện để chuộc lại trước kỳ hạn, nếuhợp đồng có nói đến quyền ấy Chúng ta trả một “cống nạp” cho chủ nghĩa tưbản thế giới, về một mặt nào đó, chúng ta trả cho họ một món tiền chuộc nhưngchúng ta có ngay được một biện pháp nhất định để củng cố chính quyền Xôviết,

để cải thiện những điều kiện làm ăn của chúng ta

Trang 22

Lênin cũng chỉ ra những lưu ý khi thực hiện tô nhượng: “Về các tô nhượng,thì tất cả khó khăn của nhiệm vụ là phải suy nghĩ, phải cân nhắc hết mọi điềukhi kí hợp đồng tô nhượng và sau đó phải biết theo dõi việc chấp hành nó Cốnhiên, như vậy có khó khăn, và trong thời gian đầu không thể tránh khỏi nhữngsai lầm Nhưng so với những nhiệm vụ khác của cách mạng xã hội và nói riêng

so với những hình thức khác để phát triển, dung nạp và du nhập chủ nghĩa tư

bản nhà nước, thì khó khăn ấy là rất nhỏ” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.271

Theo Lênin thì hợp tác xã là hình thức không rõ rệt và phức tạp hơn nhiều

so với tô nhượng “Chúng ta hãy nói về hợp tác xã Không phải là không có lý

do mà sắc lệnh về thuế lương thực đã làm cho phải duyệt lại ngay bản điều lệcủa hợp tác xã và mở rộng, trong một mức độ nào đó, “tự do” và quyền hạn củacác hợp tác xã Cac hợp tác xã cũng là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nướcnhưng ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn và vì thế, trong

thực tế, nó đặt Chính quyền Xôviết trước những khó khăn lớn hơn.” V.I.Lênin

toàn tập, sđd, t 43, tr.271 Các hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ (ở đây

nói đến những hợp tác xã này là những hợp tác xã chiếm đa số, điển hình trongmột nước tiểu nông, chứ không nói đến những hợp tác xã công nhân) nhất địnhsản sinh ra những quan hệ tư bản, tiểu tư sản, góp phần phát triển những quan

hệ ấy, đẩy những nhà tư bản nhỏ lên hàng đầu, mang lại cho họ những lợi íchlớn nhất

Tác dụng của hợp tác xã:

Trang 23

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm kê, kiểm soát, theo dõi: “Chủ nghĩa tưbản hợp tác xã giống như chủ nghĩa tư bản nhà nước ở chỗ nó tạo điều kiệnthuận lợi cho việc kiểm kê, kiểm soát, theo dõi, cho những quan hệ đã ghi tronghợp đồng giữa nhà nước (ở đây là nhà nước Xôviết) với nhà nước tư bản”.

V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.272

Hợp tác xã tạo thuận lợi cho sự liên hợp và tổ chức hàng triệu người: “Nếuxét về hình thức thương nghiệp thì hợp tác xã có lợi và có ích hơn thươngnghiệp tư nhân, chẳng những vì những lí do đã kể trên, mà còn vì nó tạo điềukiện thuận lợi cho việc liên hợp và tổ chức hàng triệu người, sau đó toàn thể dânchúng; và tình hình ấy lại là một điều lợi rất lớn cho bước quá độ tương lai từ

chủ nghĩa tư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43,

tr.272

Hợp tác xã giúp cho nền kinh tế nhỏ phát triển lên sản xuất lớn một cách tựnguyện: “Chính sách hợp tác xã một khi thành công, sẽ giúp cho nền kinh tếnhỏ phát triển và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nhỏ quá độ - trongmột thời hạn không nhất định – lên nền đại sản xuất trên cơ sở tự nguyện kết

thậm chí còn có tính chất gia trưởng” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.272

Hợp tác xã phải chăm lo hàng ngàn hoặc hàng vạn nghiệp chủ, còn tônhượng chỉ quan hệ với một nhà tư bản: “Trong mỗi hợp đồng tô nhượng, tônhượng chỉ quan hệ đến độc một nhà tư bản hay độc một hãng, một xanh-đi-ca,

Trang 24

các-ten hay tơ-rớt thôi Hợp tác xã lại bao gồm hàng ngàn, thậm chí hàng triệu

tiểu nghiệp chủ” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.272

Hợp tác xã không có hợp đồng và thời hạn chính xác, còn tô nhượng thìngược lại: “Tô nhượng thì cho phép và thậm chí là nhất thiết phải có một hợpđồng chính xác và một thời hạn chính xác Hợp tác xã thì không có hợp đồng vàcũng không có thời hạn thật chính xác Thủ tiêu một đạo luật về hợp tác xã dễhơn nhiều so với bãi bỏ một hợp đồng tô nhượng, nhưng bãi bỏ hợp đồng tônhượng có nghĩa là lập tức và đơn giản cắt đứt ngay những quan hệ thực tế của

sự liên minh kinh tế hay của sự “chung sống” về mặt kinh tế với nhà tư bản; tráilại, không có sự thủ tiêu một đạo luật nào về hợp tác xã và không một đạo luậtnào nói chung có thể cắt đứt ngay được chẳng những sự “chung sống” thực tếcủa Chính quyền Xôviết với các nhà tư bản nhỏ, mà nói chung, còn không thểcắt đứt được các mối quan hệ kinh tế hiện có “Giám sát” một kẻ được tônhượng là việc dễ, nhưng giám sát các xã viên hợp tác xã là một việc khó”

V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.273

Việc chuyển hợp tác xã lên chủ nghĩa xã hội là chuyển nền tiểu tư sản lênđại sản xuất nên phức tạp hơn tô nhượng: “Chuyển từ chế độ tô nhượng lên chủnghĩa xã hội là chuyển từ một hình thức đại sản xuất này sang một hình thức đạisản xuất khác Chuyển từ chế độ hợp tác xã của nhà sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa

xã hội là chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất, nghĩa là một bước quá độphức tạp hơn, nhưng nếu thành công, lại có thể bao gồm được những khối quầnchúng nhân dân đông đảo hơn, nhổ được những gốc rễ sâu xa hơn và dai dẳnghơn của những quan hệ cũ tiền xã hội chủ nghĩa, thậm chí tiền tư bản, là nhữngquan hệ phản kháng mọi sự “đổi mới” một cách kịch liệt hơn Chính sách tônhượng, một khi thắng lợi, sẽ đưa lại cho chúng ta một số ít xí nghiệp lớn kiểumẫu – kiểu mẫu so với những xí nghiệp của chúng ta – ngang trình độ của chủnghĩa tư bản tiên tiến hiện đại; mấy chục năm nữa, những xí nghiệp ấy sẽ hoàn

toàn thuộc quyền sở hữu của chúng ta” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.273

Ngày đăng: 14/08/2017, 11:19

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w