III QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
1.2 Những tác dộng của quá trình đa dạng hoá các hình thức sở hữu vào sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.
sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Việc đa dạng hoá hình thức sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta là quá trình có tính hai mặt. Một mặt, quá trình này có tính tích cực, mặt khác nó lại đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
1.2.1 Tác động tích cực của việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Thứ nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Từ các hình thức sở hữu tư bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chính sự vận động của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang đến cho nền kinh tế nước ta một sức sống mới. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 – 2000 đạt bình quân 7% năm, sau 10 năm GDP tăng 2,07 lần, các năm 2001, 2002 và 7 tháng đầu năm 2003 GDP đều tăng xấp xỉ 7%. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp bình quân trong 10 năm 1991 – 2000 đạt 13%, 7 tháng đầu năm 2003 đạt trên 15%. Các năm gần đây tốc độ tăng trưởng đều tăng trên 10%. Cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại đang dần được hình thành. Trong GDP, tỷ trọng nông ngiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%; công nghiệp và xây dựng từ 22,7% tăng lên 36,6%; dịch vụ từ 38% tăng lên 39,1%.
Thứ hai, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đa dạng hoá các hình thức góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân ta. Cụ thể là, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn nước ta) từ 30% xuống 10%, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới (IMF) thu nhập dưới 2 đô la/người/ngày là nghèo, Việt Nam đã giảm nhanh tỷ lệ người nghèo từ 90% năm 1990 xuống còn 60% năm 2002. Với nền kinh tế nhiều thành phần hàng năm có thêm 1,2 triệu việc làm mới. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm điện, đường, trường, trạm đã vươn tới mọi miền Tổ quốc. Tốc độ đô thị hoá nông thôn diễn ra nhanh chóng, chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Tuổi thọ bình quân từ 65,2 tuổi tăng lên 68,3 tuổi. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động xã hội được nâng lên đáng kể. Với hệ thống trường lớp đa thành phần tham gia, nước ta đã hoàn thành mục tiêu xoá nù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và bắt đầu phổ cập phổ thông trung học ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở rộng. Các hoạt động thông tin văn hoá về tới mỗi bản làng, thôn xóm, từ hải đảo xa xôi đến vùng sâu, vùng xa đều có sóng truyền hình và đài phát thanh. Vì thế, lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ngày càng tăng và sự nghiệp đổi mới của Đảng đang từng ngày, từng giờ đi vào cuộc sống của người dân.
Thứ ba, góp phần ổn định chính trị, xã hội và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế xã hội nước ta đang trong tình trạng khủng hoảng. Đó cũng là thời điểm chúng ta bắt đầu tiến hành đổi mới, bạn bè quốc tế không ít người lo ngại cho tình hình kinh tế xã hội của nước ta. Còn kẻ thù của chủ nghĩa xã hội coi đây là cơ hội để thực hiện “diễn biến hoà bình”, gây mất ổn định chính trị xã hội nhằm thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhưng điều đó đã không xảy, vì cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, nền kinh tế nước ta chỉ sau một thời gian ngắn đã thoát khỏi khủng hoảng, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế phát triển là nhân tố quyết định sự ổn định chính trị xã hội, còn ổn định chính trị xã hội lại tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế phát triển. Vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta từ năm 1998 đến năm 2002 đạt 42 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 21 tỉ USD, chúng ta đã có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ v.v. Kim nghạch xuất khẩu tăng từ khoảng 1 USD những năm cuối thập kỷ 80 lên 16 tỉ 530 triệu USD năm 2000 và dự kiến đạt 19 tỉ USD năm 2003.
Sự phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị xã hội đã nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 166 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của ASEAN, thành viên của Liên hợp quốc, thành viên chính thức của AFEC. Quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới không ngừng được cải thiện về mọi mặt.
1.2.2 Những thách thức đối với Việt Nam do đa dạng hoá các hình thức sở hữu cho sự phát triển kinh tế.
Thứ nhất, giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong cơ cấu GDP của nước ta dễ gây chệch hướng xã hội chủ nghĩa về kinh tế. Trước đổi mới, tuyệt đại bộ phận GDP (trên 90%), do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể tạo ra. Sau gần 20 năm đổi mới tỷ trọng đó đã có sự thay đổi: “Đến năm 2000, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong GDP vào khoảng 39%; khu vực kinh tế tập thể 8,5%; khu vực kinh tế tư nhân 3,3 %; khu vực kinh tế cá thể 32%, khu vực kinh tế hỗn hợp 3,9% và khu vực kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài 13,3%.” Như vậy, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, hai thành phần kinh tế nền tảng của chủ nghĩa xã hội, chỉ chiếm 47,5% GDP. Đây là một thực tế đặt ra cần được xem xét để có chiến lược và các chính sách kinh tế chủ động, linh hoạt nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế nước ta.
Thứ hai, nhiều vần đề xã hội mới nảy sinh và môi trường sinh thái bị tàn phá. Cùng vơi sự phát triển kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường, tình
trạng phân hoá giàu nghèo, các tệ nạn xã hội, tiêu cực xã hội và mội trường sinh thái bị tàn phá có xu hướng gia tăng. Đó là hậu quả khó tránh khỏi bởi sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường. Đây là một thách thức lớn đang đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Những vấn đề này không được giải quyết kịp thời, kiên quyết sẽ rất dễ nảy sinh thành những vấn đề chính trị phức tạp.
Ba là, thông qua hoạt động hợp tác đầu tư các thế lực thù địch đang tiến hành mạnh mẽ chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với cách mạng nước ta. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu khách quan đối với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và thế giới, nền kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản lý một nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường. Đây chính là kẽ hở để các thế lực thù đich lợi dụng một mặt thâm nhập cài cắm các lực lượng chống đối, mặt khác tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”. Những thách thức trên đây có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế đa hình thức sở hữu, chúng ta không nên xem nhẹ một thách thức nào.