III QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
1.1 Việt Nam thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu.
Đa dạng hoá các hình thức sở hữu ở nước ta là một tất yếu khách quan:
Thứ nhất, từ đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nền kinh tế chưa thể đơn nhất hoá hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Nhận thức được tính khách quan của sự tồn tại các loại hình sở hữu trong thời kỳ quá độ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta chỉ rõ: “…phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao, với sự đa dạng về hình thức sở hữu.”
Thứ hai, từ sự phát triển không đều của lực lượng sản xuất giữa các vùng, ngành kinh tế ở nước ta hiện nay. Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, ảnh hưởng nhiều của chiền tranh. Do đó, sự phát triển lực lượng sản xuất rất không đều nhau giữa các ngành, các vùng kinh tế; giữa miền xuôi với miền ngược; giữa thành thị với nông thôn. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có các hình thức sở hữu tương ứng, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở từng ngành, từng vùng, miền kinh tế khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là, với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay, chưa thể đơn nhất hoá, mà đa dạng hình thức sở hữu tư liệu sản xuất trở thành tất yếu khách quan.
Thứ ba, từ thực tiễn nước ta trước đây và hiện nay. Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ tồn tại hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Sự vượt trước của quan hệ sản xuất, trong khi tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất chưa cho phép, đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước. Đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra thời kỳ mới cho đất nước bằng sự nghiệp đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội. Thực hiện nhất quán đa dạng hoá hình thức sở hữu, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta từng bước thoát khỏi khủng hoảng và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.