1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận của mác – ăngghen về vai trò của giai cấp tư sản trong tác phẩm tuyên ngôn của đảng cộng sản và ý nghĩa của nó với cách mạng việt nam hiện nay tiểu luận cao học

35 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 440 KB

Nội dung

1.1. Hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản1.1.1.Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩmTrong những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã lan rộng ra khắp các nước Châu Âu, sang Bắc Mỹ và toàn thế giới làm cho sản xuất phát triển mạnh mẽ. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống ở châu Âu. Lực lượng sản xuất phát triển chóng mặt, giai cấp công nhân tăng nhanh và ngày càng đông đảo. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương ứng, chế độ xã hội đương thời ngày càng cản trở phương thức làm ăn của họ. Thế kỉ 1618 đã diễn ra hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng tư sản Hà Lan (15661572), Cách mạng tư sản Anh (16401689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (17751783), Cách mạng tư sản Pháp (17891799)…Từ sau cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, giai cấp phong kiến cùng với chế độ chuyên chế đang dần đến hồi suy tàn, giai cấp tư sản ngày càng mạnh lên và giành chính quyền về tay mình. Dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, giai cấp vô sản không chịu nổi điều kiện sống và làm việc cực khổ nên đã sớm xảy ra nhiều cuộc đấu tranh chống lại tư sản. Giai cấp công nhân chưa có hệ tư tưởng soi đường chính vì vậy lúc này yêu cầu cần phải có một tác phẩm để định hướng cho phong trào công nhân là vô cùng cấp bách.Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời vào khoảng tháng 2 năm 1948, chính Ăngghen đã nói tác phẩm Tuyên ngôn ra đời gần đúng vào cuộc khởi nghĩa Berlin.Nước Đức chia thành 31 tiểu bang, 4 thành phố tập quyền. Vương quốc Phổ là một trong những vương quốc lớn nhất của nước Đức. Vì đất nước không thống nhất nên trong xã hội nước Đức xuất hiện nhiều mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến, giữa phong kiến và tư bản, giữa công nhân, thợ thủ công và tư bản…

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

-* -TIỂU LUẬNMÔN: QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC – ĂNGGHEN

VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Đ

ề tài :

LÝ LUẬN CỦA MÁC – ĂNGGHEN VỀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI

CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên : NGUYỄN VĂN THÔNG

Lớp : CH – XDĐ &CQNN – K17

Hà Nội, 9/2012

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do và tính cấp thiết để chọn đề tài tiểu luận

“Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân

chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin” (Hồ

Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản chính trị QGHN,2000, Tập 2, trang 268)

Và sự thực lịch sử đã chứng minh cho tính đúng đắn, cách mạng, khoa họccủa chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật Macxít

Thật vậy,Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời vào những năm 40 của

thế kỉ XIX đã trở thành tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới

Đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua từ khi tác phẩm ra đời, tuy hoàn cảnh lịch

sử đã có nhiều biến động nhưng những giá trị lý luận của bản tuyên ngônvẫn còn vẹn nguyên Và hiện nay , Thế giới đang biến đổi từng ngày từnggiờ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở nên phổ biến

và làm cho loài người xích lại gần nhau

Trong giai đoạn hiện nay, sau sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô, mộtloạt nước xã hội chủ nghĩa quay lại con đường phát triển tư bản chủ nghĩa,vấn đề đánh giá lại vai trò của giai cấp tư sản đang trở thành đề tài nóng hổicủa cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận… Chủ nghĩa tư bản đang bước vào thời

kỳ đỉnh cao của nó với những thành công vượt trội, giai cấp tư sản và cácnhà lý luận của nó đang ca bài ca về sự vĩnh hằng của chế độ tư bản chủnghĩa Một số người bắt đầu hoang mang, dao động lập trường, họ hoài nghi

về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đánh giá lại vai trò của giaicấp tư sản Trong bối cảnh đó, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản lại sáng ngời

ý nghĩa của nó với việc đánh giá đúng đắn vai trò lịch sử của giai cấp tư sản.Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn coitrọng vị trí, vai trò lịch sử của giai cấp tư sản cả trong công cuộc bảo vệ tổquốc và công cuộc xây dựng đất nước Điều đó được thể hiện trong cácquan điểm, chính sách của Đảng về tầng lớp doanh nhân trong xây dựng cácchính sách về kinh tế, chính trị, xã hội Những tư tưởng của Mác vàĂngghen trong Tuyên ngôn đã soi tỏ những quan điểm của Đảng về vai trò

Trang 3

của giai cấp tư sản trong giai đoạn hiện nay Những tư tưởng của Mác –Ăngghen về giai cấp tư sản trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản có ý nghĩa hếtsức lớn lao với cách mạng Việt Nam.

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Lý luận của Mác – Ăngghen về vai

trò của giai cấp tư sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và

ý nghĩa của nó với cách mạng Việt Nam hiện nay” để làm tiểu luận.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài tiểu luận

Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ những nhận định, đánh giá của Mác và

Ănghen về giai cấp tư sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

và vận dụng để chỉ ra ý nghĩa của những tư tưởng lý luận đó đối với cách

mạng Việt Nam hiện nay Để đạt được những mục tiêu đó thì cần phải thựchiên các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu bối cảnh ra đời tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng

Cộng sản để nhận thức hoàn cảnh Mác – Ăngghen đưa những lý luận của mình về giai cấp tư sản.

Thứ hai: Tiến hành phân tích, làm rõ những tư tưởng, lý luận của Mác

và Ăngghen về giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản trong tác phẩm Tuyên ngôn

Thứ ba: Đưa ra thực trạng và ý nghĩa lý luận về vai trò của giai cấp tư

sản đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài tiểu luận

Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử,chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin

Phương pháp chung: phân tích tổng hợp, logic-lịch sử, diễn dịch-quinạp

Phương pháp cụ thể: lược thuật tài liệu, trao đổi thảo luận nhóm, đọcnhanh

Trang 4

Chương 2: Tư tưởng cơ bản của Mác – Ăngghen về giai cấp tư sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

Chương 3: Ý nghĩa lý luận về vai trò của giai cấp tư sản trong giai đoạn hiện nay

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử ra đời và kết cấu tác phẩm

1.1 Hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản

1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm

Trong những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp

đã lan rộng ra khắp các nước Châu Âu, sang Bắc Mỹ và toàn thế giới làmcho sản xuất phát triển mạnh mẽ Chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống ởchâu Âu Lực lượng sản xuất phát triển chóng mặt, giai cấp công nhân tăngnhanh và ngày càng đông đảo Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặtkinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương ứng, chế độ xã hội đươngthời ngày càng cản trở phương thức làm ăn của họ Thế kỉ 16-18 đã diễn rahàng loạt các cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc

Mỹ (1775-1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)…

Từ sau cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, giai cấp phong kiếncùng với chế độ chuyên chế đang dần đến hồi suy tàn, giai cấp tư sản ngàycàng mạnh lên và giành chính quyền về tay mình Dưới sự thống trị của giaicấp tư sản, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, giai cấp vô sản khôngchịu nổi điều kiện sống và làm việc cực khổ nên đã sớm xảy ra nhiều cuộcđấu tranh chống lại tư sản Giai cấp công nhân chưa có hệ tư tưởng soiđường chính vì vậy lúc này yêu cầu cần phải có một tác phẩm để địnhhướng cho phong trào công nhân là vô cùng cấp bách

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời vào khoảng tháng 2 năm 1948,

chính Ăngghen đã nói tác phẩm Tuyên ngôn ra đời gần đúng vào cuộc khởi

nghĩa Berlin

Nước Đức chia thành 31 tiểu bang, 4 thành phố tập quyền Vươngquốc Phổ là một trong những vương quốc lớn nhất của nước Đức Vì đấtnước không thống nhất nên trong xã hội nước Đức xuất hiện nhiều mâuthuẫn, đó là mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến, giữa phong kiến và tưbản, giữa công nhân, thợ thủ công và tư bản…

Trang 6

Phân tích lực lượng cách mạng ở nước Đức đầu năm 1848, Mác –Ăngghen nhận định rằng ở nước Đức đã có đủ điều kiện thuận lợi để giaicấp tư sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là thống nhất nước Đức, xóa

bỏ chế độ phong kiến thối nát đó

Giai cấp tư sản đã không làm cuộc cách mạng để xóa bỏ phong kiến

mà chỉ chủ trương cải cách giành quyền tự do dân chủ cho mình bằng cáchduy trì chế độ quân chủ lập hiến Như vậy giai cấp tư sản đã không quantâm đến việc giải quyết nhu cầu của giai cấp vô sản và nhân dân lao động.Giữa lúc đó, Mác và Ăngghen nhận thức sâu sắc rằng: cần phải làm cho giaicấp vô sản trở thành một lực lượng độc lập và làm cho họ tiến gần tới việcthực hiện những mục đích của cộng sản chủ nghĩa Tại Luân Đôn thủ đônước Anh tổ chức “Liên minh những người chính nghĩa” ra đời năm 1836

và cuối năm 1847 họp Đại hội lần thứ hai Mác và Ăng-ghen được ủy nhiệmsoạn thảo Cương lĩnh dưới hình thức một bản tuyên ngôn

Mác và Ăngghen đã tập trung sức lực, trí tuệ để hoàn thành Tuyên

ngôn Đảng cộng sản trong một thời gian rất ngắn và lần đầu tiên được xuất

bản tại Luân Đôn Ít lâu sau, Tuyên ngôn được xuất bản bằng nhiều thứtiếng ở nhiều nước khác nhau và mỗi lần tái bản được dịch sang một thứtiếng khác đều được tác giả viết lời tựa mới

Mở đầu bản tuyên ngôn các ông viết: “Một bóng ma đang ám ảnh

châu Âu: bóng ma chủ nghĩa cộng sản Tất cả những thế lực của châu Âu cũ: Giáo hoàng và Nga hoàng, Mét-téc-ních và Ghi-dô, bọn cấp tiến Pháp

và bọn cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó.

…Vì mục ngôn đích đó, những người cộng sản thuộc các dân tộc khác nhau đã họp ở Luân Đôn và thảo ra Bản tuyên ngôn dưới đây và công

bố bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Phơ-la-măng và tiếng Đan Mạch” [ d1.5 tr 539]

Ở đây Mác và Ăngghen đã ẩn dụ “bóng ma” để chỉ giai cấp côngnhân, các ông viết tác phẩm để tuyên bố sự ra đời của giai cấp công nhân

Trang 7

với toàn thế giới Đồng thời ông chứng minh rằng không chỉ là một “bóngma” mà sẽ đương đầu với giai cấp tư sản.

Có một cụm từ rất đắt được Mác – Ăngghen dùng đó là “đã đến lúc”,cụm từ ấy thể hiện thời điểm không sớm, không muộn mà rất kịp thời, chínhxác Thời điểm ra đời của tác phẩm đã chín muồi cả về kinh tế và xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội của sự ra đời tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực nào đó ở Đức Ởnhiều nước Tây Âu, quá trình phát triển của chủ CNTB diễn ra khá mạnh

mẽ Lực lượng sản xuất đã phát triển hơn giai đoạn trước rất nhiều Nhiềuphát minh khoa học ra đời làm biến đổi mạnh mẽ nền sản xuất thế giới

Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gây gắt.Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN đã trở nên không thểđiều hòa được Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của CNTB mà trước hết làmâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt làm chocác cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản ngày càng gaygắt hơn

Do đó, ở thời kỳ này, phong trào vô sản đã phát triển mạnh mẽ và giaicấp vô sản ngày càng chứng tỏ là một lực lượng xã hội to lớn, đóng một vaitrò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của quốc gia Giữa nhữngnăm 40 của thế kỷ XIX, trung tâm của phong trào cách mạng chuyển sangnước Đức Giai cấp vô sản Đức tiến hành cuộc đấu tranh của mình nhưng sựgiác ngộ của họ còn yếu kém

Những phong trào cách mạng nổ ra với qui mô và tính chất ngày càngcao đã đánh dấu một thời kỳ đấu tranh có tính chất độc lập của giai cấp côngnhân, chứng tỏ giai cấp vô sản đã bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, đã trởthành một lực lượng chính trị độc lập

Điều kiện về mặt tư tưởng, lý luận và tổ chức

Về mặt lý luận, học thuyết Mác ra đời là kết quả của quá trình gạt bỏnhững cái cũ trong quá trình chuyển biến quan điểm, lập trường của Mác –

Trang 8

Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật triệt để, từ lập trườngdân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa Đến tác phẩm “Hệ

tư tưởng Đức” có thể nói cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin đã được hình thành.Tuy nhiên để nó trở thành một tuyên ngôn chính thức thì cần phải được bồidưỡng phát triển trong những điều kiện của những phong trào đấu tranh củagiai cấp công nhân

Thế kỉ XIX đánh dấu sự ra đời của nhiều học thuyết về quyền tự do,

trong đó có các tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kỳ của Alexis de Tocqueville ca

ngợi trào lưu dân chủ đang lên không thể nào ngăn cản được Cá nhà tưtưởng chủ nghĩa xã hội đã thấy sự tất yếu của một xã hội công nghiệp Từ

đó họ nảy sinh tư tưởng xây dựng một hạn chế bóc lột, hạn chế sự cách biệtgiàu nghèo, khắc phục những mặt tiêu cực của xã hội tư bản Tiêu biểu chocác nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng của thế kỉ XIX là XanhXimông, Phuriê và Rôbớt Ôwen Học thuyết của các nhà chủ nghĩa xã hộikhông tưởng đầy tính nhân đạo nhưng thiếu tính khả thi Tuy vậy, những tưtưởng của họ đã ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời học thuyết về chủ nghĩa

xã hội khoa học sau này do C Mác xây dựng

Về mặt tổ chức chính trị, từ năm 1836 tổ chức đầu tiên của phongtrào công nhân đã ra đời đó là tổ chức “Đồng minh những người chínhnghĩa” (Tổ chức do những người lưu vong ở Pháp thành lập) Tuy nhiên tổchức này vẫn mang tư tưởng tiểu tư sản, hoạt động không có chủ đích, kếhoạch, lập trường quan điểm

Mùa xuân năm 1848, nhận lời mời của Giô-dép-môn một trong nhữngngười lãnh đạo của tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa, Mác –Ăngghen đã chấp nhận tham gia tổ chức Đồng minh những người chínhnghĩa Tuy nhiên các ông chỉ tham gia tổ chức này với hai điều kiện sau:Một là phải cải tổ tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa thành một tổchức có khả năng tuyên truyền đưa những quan điểm của cách mạng đếnvới giai cấp công nhân và quần chúng lao động Hai là tổ chức ấy phải chấpnhận những quan điểm của chủ nghĩa Mác

Trang 9

Mùa hè năm 1847, tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa đã tổchức Đại hội lần thứ nhất ở Luân Đôn, tại Đại hội tổ chức đã thống nhất đổitên tổ chức thành “Đồng minh những người cộng sản” Việc đổi tên tổ chức

đã làm thay đổi mục đích hoạt động từ những khẩu hiệu trước đây có tínhchất tiểu tư sản, siêu giai cấp thành những khẩu hiệu mang tính chất chiếnđấu của giai cấp công nhân Tại Đại hội, đường lối cách mạng của chủ nghĩaMác cũng đã được trình bày Đại hội cũng đã cơ bản thống nhất về đườnglối hoạt động Đại hội đã giao cho Ăngghen viết dự thảo Tuyên ngôn củađồng minh những người cộng sản

Đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1947 Đồng minh những ngườicộng sản tiến hành đại hội lần thứ hai với sự tham gia của cả Mác vàĂngghen Đại hội đã thảo luận và thông qua những điều lệ của Hội liên hiệpcông nhân quốc tế do Mác soạn thảo và trình bày Đại hội cũng đã giao choMác và Ăngghen viết bản tuyên ngôn chính thức của Đảng cộng sản dựatrên những lý thuyết mà Ăngghen đã viết trước đó

Thời gian từ năm 1847 đến năm 1848, C Mác và Ph Ăngghen tập

trung nghiên cứu và soạn thảo Tuyên ngôn Đảng Cộng sản Bản thân Mác

lúc này liên tục bị chính quyền nước sở tại trục xuất Chính trong hoàn cảnhcực kỳ gian nan đó, Mác đã cùng với Ăngghen viết thành công một tác

phẩm lý luận nổi tiếng và đã đi vào lịch sử: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

Mục đích của tác phẩm

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là tác phẩm vừa mang tính lý luận

khoa học vừa là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của những người cộng sản,của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Tuyên ngôn đã nêu rõ mụcđích của cách mạng, con đường cách cách mạng, lực lượng cách mạng vàthực hiện cách mạng bằng cách nào

Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt lý

luận khoa học, nó soi đường cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sảnlúc đó còn như trong đêm tối đang tìm lối thoát

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời nhằm đập tan những câu

chuyện hư truyền của giai cấp tư sản về bóng ma cộng sản Nó “công khai

Trang 10

trình bày trước toàn thế giới những đặc điểm, mục đích, ý đồ của những người cộng sản” Nói cách khác nó như là lời tuyên chiến với giai cấp tư sản

và chủ nghĩa tư bản

1.1.2 Kết cấu tác phẩm và tư tưởng cơ bản

Kết cấu tác phẩm

Ngoài phần mở đầu gồm một trang, tác phẩm gồm 4 chương:

Chương I với tiêu đề là “Tư sản và vô sản” đã luận giải và làm rõ

vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

Chương II “Những người vô sản và những người cộng sản” ở đây

Mác - Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và Đảng cộng sản, qua đó để xác định nhiệm vụ của Đảng cộng sản và những biện pháp

để thực hiện nhiệm vụ ấy, đồng thời chống lại sự vu khống của giai cấp tư sản đối với Đảng cộng sản.

Chương III là chương “Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ

nghĩa” Mác – Ăngghen đã phân biệt CNXH khoa học khác với các trào lưu CNXH khác.

Chương IV có tên gọi “Thái độ của những người cộng sản đối với

các đảng đối lập, ở đây hai ông đã trình bày và làm rõ tư tưởng cách mạng không ngừng, tinh thần cách mạng triệt để về liên minh giai cấp, sự đoàn kết đấu tranh của những người cộng sản đối với các đảng phái dân chủ trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phản dộng đương thời.

Ngoài ra, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản còn có lời tựa đi

kèm do chính tác giả viết trong mỗi lần xuất bản Cho đến nay đã có tất cả 7lời tựa, ở mỗi lời tựa tác giả đều có những bổ sung luận điểm của mình choTuyên ngôn Đó là các lời tựa: Lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm1872; Lời tựa viết cho bản tiếng Nga xuất bản năm 1882; Lời tựa viết chobản tiếng Đức xuất bản năm 1883; Lời tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bảnnăm1888; Lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1890; Lời tựa viếtcho bản tiếng Ba Lan xuất bản năm 1892; Lời tựa viết cho bản tiếng Ý xuấtbản năm 1893

Tư tưởng cơ bản của tác phẩm

Trang 11

Trong lời tựa viết năm 1883 Ăngghen đã trình bày tư tưởng chủ đạo

của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản gồm 3 vấn đề sau:

Thứ nhất, Tuyên ngôn khẳng định chính sản xuất kinh tế cùng với cơ

sở xã hội thích ứng với nó là cơ sở, nền tàng cho toàn bộ lịch sử tư tưởngchính trị của mỗi thời đại

Thứ hai, khẳng định lịch sử xã hội từ khi có giai cấp là lịch sử đấutranh giai cấp

Thứ ba, tuyên ngôn khẳng định đấu tranh giai cấp đến giai đoạnTBCN thì giai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng mình bằng cách đồng thờigiải phóng vĩnh viễn toàn bộ xã hội

Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có ý nghĩa lịch sử vô cùng

lớn lao Đó là một văn kiện có tính chất cương lĩnh (cả về lý luận và thựctiễn) đầu tiên của Đảng cộng sản, soi sáng cho giai cấp công nhân ở tất cảcác nước con đường đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ TBCN, tiến tới một xãhội CSCN văn minh và tốt đẹp hơn

Trong thời đại ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang dùngmọi thủ đoạn để tấn công vào chủ nghĩa Mác Lợi dụng cuộc khủng hoảngcủa CNXH thế giới hiện nay, chúng ra sức phủ nhận tính đúng đắn của cácnguyên lý mác-xít mà phần lớn đã được trình bày ở trong bản Tuyên ngônnày Chính vì vậy việc bảo vệ và phát triển những tư tưởng đúng đắn của tácphẩm có ý nghĩa sâu sắc hơn bao giờ hết

Trang 12

Chương 2: Tư tưởng cơ bản của Mác – Ăngghen về giai cấp tư sản

trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

2.1 Khái niệm giai cấp tư sản và sự ra đời của giai cấp tư sản

2.1.1 Khái niệm

Trong phần chú thích tác phẩm Tuyên ngôn, khái niệm về giai cấp tưsản đã được đưa ra: Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư

liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê (Chú thích của Ăngghen

trong lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888).

Theo Từ điển Tiếng Việt, giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bảnchiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, sống và làm giàu bằng cách bóclột lao động làm thuê

Mác – Ăngghen không đưa ra khái niệm về giai cấp tư sản nhưng qua

tư tưởng của các ông có thể hiểu giai cấp tư sản là giai cấp có quyền lợi đốikháng với giai cấp công nhân, những người lao động làm thuê và nhữngngười bần cùng trong xã hội Giai cấp tư sản chiếm hữu những tư liệu sảnxuất chủ yếu, bóc lột lao động làm thuê và làm giàu bằng sức lao động củacông nhân

Trong xã hội TBCN, giai cấp tư sản là người sở hữu tư liệu sản xuất,

tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm vì vậy nó giữ vị trí thống trịtrong đời sống xã hội

2.1.2 Sự ra đời của giai cấp tư sản

Xét theo quan điểm lịch sử, Mác – Ăngghen khẳng định bản thân giaicấp tư sản cũng là sản phẩm của lịch sử, là sản phẩm của hàng loạt các cuộccách mạng ở trong phương thức sản xuất và trao đổi Giai cấp tư sản ra đời

là tất yếu khách quan, là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, sựphân công lao động xã hội, sự thay đổi cơ cấu xã hội Trong cuộc cáchmạng khoa học công nghê và cách mạng tư sản nhằm xóa bỏ gia cấp phongkiến, chế độ chuyên chế để thiết lập chế độ dân chủ giai cấp tư sản đóng vaitrò chủ đạo Từ một giai cấp nhỏ trong xã hội, giai cấp tư sản đã trở thànhmột lực lượng quốc tế

Trang 13

Mác – Ăngghen cho rằng tư sản có nguồn gốc xuất thân từ nhữngngười nông nô chạy ra thành thị và trở thành những thị dân thời Trung cổ,những nông nô này được chuộc đất để sản xuất thủ công nghiệp và buônbán Từ những thị dân này hình thành nên những phần tử tư sản đầu tiên,tầng lớp tư sản đầu tiên gắn liền với phương thức sản xuất kinh doanh công

nghiệp theo lối phường hội thời Trung cổ : “Từ những nông nô thời trung

cổ, đã sinh ra những thị dân các thành thị đầu tiên; từ dân cư thành thị này nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản” [d4,tr541]

Sang thế kỉ 16, do có những phát hiện mới về địa lý như châu Mỹ vàcon đường biển vòng qua châu Phi đến Ấn Độ đã đem lại thị trường rộnglớn cho giai cấp tư sản mới ra đời Điều này cũng kích thích việc sản xuất vàtrao đổi, làm cho phương thức kinh doanh công nghiệp theo lối phường hộiphong kiến không còn phù hợp với nhu cầu luôn luôn phất triển theo sự mởrộng của thị trường Do đó sản xuất phường hội được thay thế bằng côngtrường thủ công, và cũng từ đó xuất hiện tầng lớp kinh doanh bậc trung thaycho trùm phường trước kia

Các thị trường lớn lên không ngừng với các nhu cầu luôn luôn tănglên làm cho công trường thủ công không còn đáp ứng được nữa, cuộc cáchmạng trong sản xuất công nghiệp với sự xuất hiện máy hơi nước cùng vớicác loại máy móc khác đã dẫn đến sự thay thế công trường thủ công bằngnền sản xuất hiện đại công nghiệp Kéo theo đó là tầng lớp công thương bậctrung phải nhường chỗ cho công thương triệu phú tức là giai cấp tư sản hiệnđại với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Mác – Ăngghen đã đi đến kết luận “Xem thế thì biết bản thân giai

cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, của một loạt các cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi” [d4,

Trang 14

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Mác – Ăngghen đã

đưa ra nhiều lý luận về giai cấp tư sản, đặc biệt là ở chương “Tư sản và vôsản” Ở trong chương “Tư sản và vô sản” các ông đã đi sâu vào nghiên cứu

và làm rõ về đặc điểm, vai trò và mối quan hệ của hai giai cấp đối khángtrong xã hội đương thời, qua đó có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bậtcủa giai cấp tư sản

Mở đầu chương I, các nhà kinh điển đã khẳng định một luận điểm là

“Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai

cấp” [d1,tr540] Trong xã hội tư bản cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục

diễn ra, giữa “người tự do và người nô lệ, quí tộc và bình dân, chúa đất và

nông nô, thợ cả của phường hội và thợ bạn, những kẻ áp bức và những người bị áp bức luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai lúc ngấm ngầm” [d2,tr540] Song, cuộc

đấu tranh ở xã hội ấy có tính chất khác biệt so với các cuộc đấu tranh giaicấp ở các xã hội trước, đó là ở đây mâu thuẫn giai cấp đã dần dần tập trungthành hai phe đối lập chủ yếu là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

Hai ông đã khẳng định tính chất đối kháng cũng như mối quan hệmâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản Đúng như vậy,trong tác phẩm Mác – Ăngghen đã đưa ra những lý luận hết sức sắc bén để

tố cáo sự bóc lột, sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhânnói riêng và toàn xã hội nói chung

Theo Mác – Ăngghen “Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động

thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của cảm tình tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ Nó biến phẩm giá của con người thành một giá trị trao đổi đơn thuần; nó đem tự do buôn bán độc nhất và tàn nhẫn thay cho nhiều tự do đã giành được bằng một giá rất đắt Tóm lại, giai cấp tư sản đã đem sự bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo

và chính trị.[d1,tr544]

Giai cấp tư sản đã đem những làn gió mới đến cho xã hội, nhưng đókhông phải là một cuộc cải cách đơn thuần mà là một cuộc áp đặt ách thống

Trang 15

trị mới, tuy không tàn bạo như phong kiến nhưng cũng đủ dìm người dânxuống tận cùng của xã hội Giai cấp tư sản bất chấp mọi giá để thu về lợinhuận lớn nhất, làm cho túi tiền của họ ngày càng phồng lên Mác –Ăngghen đã có những nhận định đắt giá về cái cách mà giai cấp tư sảnthống trị xã hội, nó dẫm lên tất cả những thang giá trị của loài người Tuynhiên đó chưa phải là tất cả…

Trong tác phẩm Mác – Ăngghen đưa ra hàng loạt những luận điểm đểchứng minh rằng giai cấp tư sản là một giai cấp sẵn sàng đạp đổ và hủy hoạitất cả những gì là giá trị truyền thống hay những giá trị mang tính lịch sử

Đối với nó chỉ cần lợi ích là đủ, đó là lợi nhuận, là đồng tiền “ Giai cấp tư

sản tước hết hào quang thần thánh của hết thảy những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng” và “xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những quan hệ tiền nong đơn thuần thôi” [d2,tr544]

Mỗi bước tiến của giai cấp tư sản về mặt kinh tế cũng là một bướctiến về chính trị tư tưởng Từ chỗ nó bị áp bức về chính trị đến chỗ nó độcchiếm hẳn quyền lực về chính trị trong nhà nước Mác – Ăngghen đã lầnlượt đưa ra những bước phát triển của giai cấp tư sản, từ chỗ bị chế độphong kiến chuyên chế áp bức đến đoàn thể vũ trang tự quản trong công xã,cộng hòa thành thị độc lập, đóng thuế và lao dịch trong chế độ quân chủ, rồi

là lực lượng đối lập với chế độ quân chủ phong kiến trong công trường thủcông, để rồi đại công nghiệp và thị trường thế giới đực thiết lập thì nó chiếmđược hẳn quyền thống trị chính trị trong nhà nước Tuyên ngôn có đoạn “

Chính quyền Nhà nước hiện đại chỉ là một ủy ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản”.[d1,tr543]

Như vậy, giai cấp tư sản là một giai cấp có sự vươn lên mạnh mẽ vềchính trị, và khi nắm được quyền lực chính trị về tay mình thì giai cấp tưsản đã dùng nó để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình Đồng thời giai cấp tưsản cũng dùng địa vị chính trị của mình để đàn áp các giai cấp khác trong xã

hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Trong tác phẩm Tuyên ngôn của

Đảng cộng sản Mác – Ăngghen đã chỉ ra việc giai cấp này dùng Nhà nước

Trang 16

làm công cụ để thống trị và bóc lột cá giai cấp khác, đây cũng chính là cách

mà CNTB dùng để cai trị xã hội

Giai cấp tư sản không giống với những giai cấp công nghiệp trướckia, giai cấp tư sản không duy trì phương thức sản xuất cũ mà lại làm mộtcuộc cách mạng cải cách công cụ sản xuất, cách mạng hóa quan hệ sản xuất

và cách mạng hóa toàn bộ quan hệ xã hội Mác – Ăngghen cho rằng đó là

điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của giai cấp tư sản “Giai cấp tư sản không

thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ trong xã hội Trái lại đối với tất cả các giai cấp công nghiệp trước kia thì việc duy trì nguyên vẹn phương thức sản xuất cũ là điều kiện kiên quyết cho sự tôn tại của họ”.[d5,tr544]

Nói như vậy việc thực hiện các cuộc cách mạng trong công cụ sảnxuất, quan hệ sản xuất và cả trong xã hội của giai cấp tư sản là một việc làm

vô cùng cấp tiến và không thể cho sự tồn tại của giai cấp tư sản Từ khi giaicấp tư sản lên nắm quyền lực chính trị trong xã hội thì họ đã thực hiện nhiềubiện pháp nhằm tăng năng xuất lao động, phát triển lực lượng sản xuất cùngvới quan hệ sản xuất tương ứng, và điều quan trọng là để bóc lột giai cấpcông nhân được tinh vi hơn Giai cấp tư sản đầu tư cho khoa học công nghệ

để làm công cụ cho việc đàn áp và bóc lột giai cấp vô sản và để che đậy đinhững mặt đen tối của họ mà thôi

Chính vì vậy thời đại của tư sản theo Mác và Ăngghen nó khác với tất

cả các thời đại trước đó Nó khác ở chỗ hoạt động sản xuất kinh doanh buônbán của tư sản lan ra khắp toàn cầu, nó xâm nhập vào mọi hang cùng ngõhẻm, nó đặt mối liên hệ ở nhiều nơi Từ khi xuất hiện giai cấp tư sản hoạtđộng sản xuất kinh doanh của loài người mang tính quốc tế giai cấp tư sản

mở rộng ảnh hưởng của nó trên khắp địa cầu bởi nguồn nguyên liệu trongnước và cả nhu cầu tiêu thụ trong nước đã không còn đáp ứng được nó nữa.Cũng chính bởi nhu cầu của con người nên nền đại công nghiệp của tư sảnphải là sự hợp tác, giao lưu, nó hình thành nên thị trường thế giới một cách

tự nhiên như nó vốn có “Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã

Trang 17

làm cho sản xuất và tiêu dùng trong tất cả các nước mang tính chất thế giới” [d4,tr545]

Theo Mác – Ăngghen những tư liệu sản xuất và trao đổi là cơ sở cho

sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản thì đã được sinh ra trong lòng

xã hội phong kiến Tuy nhiên những lối sản xuất, trao đổi, tổ chức củaphong kiến đã không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đang lên, nó trởthành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Và nhu cầuđập tan xiềng xích ấy thì giai cấp tư sản đã làm Giai cấp tư sản đã làm mộtcuộc cách mạng không những trong sản xuất, trong trao đổi mà còn cả trongquan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối Tuy xã hội TBCN vẫn chưa

có công bằng dân chủ thực sự nhưng giai cấp thống trị-giai cấp tư sản đã tạo

ra một bước tiến bộ vượt bậc so với các xã hội trước đó

Mác – Ăngghen kết luận “Vậy là chúng ta đã thấy rằng: những tư

liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình thành, đã được tạo ra từ trong lòng xã hội phong kiến Những tư liệu sản xuất và trao đổi

ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì những điều kiện trong

đó, xã hội phong kiến sản xuất và trao đổi, sự tổ chức nông nghiệp và công nghiệp theo lối phong kiến, nói tóm lại, chế độ sở hữu phong kiến không phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển Những cái đó đã cản trở sản xuất, chứ không làm cho sản xuất tiến triển lên Bao nhiêu những cái đó đều biến thành bấy nhiêu xiềng xích Phải đập tan những xiềng xích

ấy Và qủa nhiên người ta đã đập tan được” [d3,tr547]

Mác – Ăngghen dùng hình ảnh“một tay phù thuỷ không còn đủ sức

trị những âm binh mà y đã triệu lên” để nói về những tồn tại của sự thống

trị của giai cấp tư sản Quá trình sản xuất, trao đổi tư sản đã để lộ những mặttrái mà hầu như giai cấp tư sản không có cách gì có thể ngăn cản được Đó

là “các cuộc khủng hoảng thương nghiệp diễn đi diễn lại một cách chu kỳ

và ngày càng đe doạ sự tồn tại của toàn xã hội tư sản”, thậm chí là khủng hoảng thừa Dường như vũ khí mà giai cấp tư sản tạo ra để lật đổ phong

kiến nay lại quay lại đập vào chính nó Các cuộc khủng hoảng là điều khótránh khỏi trong xã hội mà sự thống trị của giai cấp tư sản với lực lượng sản

Ngày đăng: 27/05/2016, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w