LẬP KẾ HOẠCH BUỔI TRUYỀN THÔNG -GIÁO DỤC SỨCKHỎE PHÒNG BỆNH TAY, CHÂN, MIỆNG... LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎEHọ và tên: Trần Thị Việt Hà Lớp: CĐĐD 7D I.Vấn đề giáo dục sức khỏe Truyền T
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯƠC ĐÀ NẴNG
Trang 2LẬP KẾ HOẠCH BUỔI TRUYỀN THÔNG -GIÁO DỤC SỨC
KHỎE PHÒNG BỆNH TAY, CHÂN, MIỆNG
Trang 3Sinh viên: Trần Thị Việt Hà
Lớp: CĐĐD 7D
GVHD: Nguyễn Thị Tâm
Đà Nẵng, ngày 05, tháng 05, năm 2015
Trang 4LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Họ và tên: Trần Thị Việt Hà Lớp: CĐĐD 7D
I.Vấn đề giáo dục sức khỏe
Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe phòng bệnh tay, chân, miệng cho
bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vào ngày 10 tháng 5 năm 2015
II Đối tượng giáo dục sức khỏe
Các bà mẹ có con dưới 6 tuổi hiện đang sống tại xã Hòa Trạch, huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
III Xác định mục tiêu
Sau khi tham giabuổi Truyền Thông – Giáo Dục Sức vấn đề phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ dưới 6 tuổi ở xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vào ngày 10 tháng 5 năm 2015 có 90% các bà mẹ có con dưới 6 tuổi có kiến thức về bệnh tay, chân, miệng và biết cách
phòng chống bệnh Tay, chân, miệng cho trẻ
IV Các thông tin chủ yếu
1 Khái quát về bệnh tay chân miệng
a Biểu hiện của bệnh Tay – chân – miệng
Trang 5Bệnh Tay chân miệng là bệnh do các vi-rút đường ruột gây ra, biểu hiện bằng
1 -2 ngày đầu với các triệu chứng như sốt, có trẻ sốt cao 38.5 đến 39
độ có trẻ sốt nhẹ 38 độ nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày sau 2 đến 3 ngày thì trẻ bị loét ở miệng , bóng nước ở miệng , dưới lưỡi nên lúc này trẻ chán ăn, dễ bị sụt cân Rồi các bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay , lòng bàn chân , mông , gối Các bóng nước này có thể lồi lên da hay ẩn dưới da và ấn vào không đau
b
c
d
e
Trang 6f Đường lây truyền bệnh
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người,
dễ gây thành dịch do vi-rút đường ruột gây ra Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh Chính vì thế mà các trẻ khi chơi ở trường dùng chung đồ chơi nên rất dễ lây nhiễm cho nhau cho nên khi con em mình bị bệnh tuyệt đối cho trẻ ở nhà đến khi lành bệnh mới cho trẻ đến trường
g Biến chứng của bệnh
Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng thần kinh: viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời Đây là 1 căn bệnh chưa có vắc xin chị ạ Bộ Y tế cho biết, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên các trẻ bị tay chân miệng chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm) Theo dõi sát các bệnh nhi
để phát hiện sớm và điều trị biến chứng Đồng thời phải bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn đồ ăn loãng, uống thuốc hạ sốt, vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, tránh kính thích Phòng bệnh tay chân miệng chủ yếu là vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống Đặc biệt nếu phát hiện trẻ bị mắc tay chân miệng trẻ phải được cách ly tại nhà để tránh lây lan cho những người tiếp xúc
2 Cách phòng tránh bệnh Tay, chân, miệng
Trang 78 biện pháp đơn giản để chủ động phòng bệnh cho trẻ:
1- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch
2- Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng
3- Cho trẻ ăn chín, uống chín Không ăn chung thìa bát
4- Luộc sôi hoặc ngâm Chloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch
5- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, Chloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường
Trang 86- Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ
7- Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Chloramin B, vôi bột hoặc tro bếp… Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ
8- Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị
Các bước rửa tay đúng:
Vedeo hướng dẫn rửa tay: https://www.youtube.com/watch? v=_8U_JU5-yuk
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch Thoa xà phòng vào lòng
bàn tay Chà xát hai lòng bàn tay với nhau
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng
ngón của bàn tay kia và ngược lại
Trang 9Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và
ngược lại
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các
ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng
cách xoay đi, xoay lại
Bước 6: Xà cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch Lau khô
tay bằng khăn hoặc giấy sạch
Thức ăn cho trẻ khi nhiễm bệnh:
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn
do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén,
để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) nên cho bé
ăn trở lại bình thường, không kiêng khem
V Địa điểm thời gian
Chủ nhật tức ngày 10 tháng 5 năm 2015 từ 7 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút tại Hội trường UBNN xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
VI Phương pháp giáo dục
Trang 10Trực tiếp: tổ chức 1 buổi buổi Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe để trao đổi, góp ý kiến với nhau
VII Phương tiện truyền thông
Lời nói, tranh ảnh, vedeo, micro, loa, máy chiếu
VIII Cách đánh giá kết quả
Trước và sau buổi truyền thông – giáo dục sức khỏe đặt một số câu hỏi liên quan đến chủ đề giáo dục sức khỏe bao gồm các câu hỏi sau:
Câu 1 Nêu những hiểu biết về bệnh tay, chân, miệng?
Câu 2 Bệnh tay, chân, miệng thường gặp ở lứa tuổi nào?
Câu 3 Bệnh tay, chân, miệng lây truyền như thế nào?
Câu 4 phát hiện bệnh tay, chân, miệng thông qua những biểu hiện nào của trẻ?
Câu 5 Bệnh tay, chân, miệng có nguy hiểm không?
Câu 6 Cần làm gì để phòng tránh bệnh tay, chân, miệng ?
Câu 7 Khi trẻ đã bị nhiễm bệnh tay, chân, miệng có cần cho trẻ ăn kiêng
gì hay không?
Câu 8 Các thức ăn nào tốt cho sức khỏe của trẻ khi bị bệnh tay, chân, miệng?
Câu 9 Sơ lược lại cách rưả tay hằng ngày mà anh / chị dạy cho trẻ ? Câu 10 theo chị rửa tay như thế đã đúng chưa ? tại sao?
Sau đó so sánh kết quả trước và sau buổi truyền thông đế so sánh
IX Người thực hiện
Trang 11Sinh viên: Trần Thị Việt Hà
X Nguồn hỗ trợ
1.Người hỗ trợ
- UBNN xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Trạm y tế xã Hòa Trạch
2.Kinh phí
- UBNN xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Trạm y tế xã Hòa Trạch