Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn, ngoài sự cổ gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của thầy cô, bạn bè, người thân và đồng nghiệp.Trước tiên, tôi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
CAO THỊ THANH LƯƠNG
MỘT SỐ GIÁI PHÁP PHÁT TRIẾN ĐỘI NGŨ
GIÁNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH ĐẾN NĂM
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN-2013
Trang 2CAO THỊ THANH LƯƠNG
MỘT SÔ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH ĐẾN NĂM
Trang 3Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn, ngoài sự cổ gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của thầy cô, bạn bè, người thân và đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm on tới Ban giám hiệu, Khoa Giảo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Vinh và tất cả các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt von kiến thức quỷ báu cho chủng tôi.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Phạm Minh Hùng, người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận vãn này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu, Phòng Tô chức Cán bộ Trường ĐHYK Vinh; Gia dinh, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên khích lệ, cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu luận vãn.
Mặc dừ đã cổ gang song luận văn sẽ không tránh khỏi nhũng sai sót, tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và độc giả quan tâm đến luận văn.
Xin chân thành cảm onĩ
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Cao Thi Thanh Lương
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp của luận văn 5
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐÈ PHÁT TRIẺN ĐỘI NGỮ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA 6
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 7
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 8
1.2.1 Giảng viên và đội ngũ giảng viên 8
1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên 9
1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triển độingũ giảng viên 11
1.3 Người giảng viên Đại học Y khoa trong bối cảnh đối mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam 12
1.3.1 V ị trí, vai trò của người giảng viên Đại học Y khoa 12
1.3.2 Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên Đại học Y khoa 15 1.3.3 Yêu cầu về năng lực và phẩm chất của giảng viên Đại học Y khoa 18
1.4 M ột số vấn đề về phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Y khoa 23
Trang 51.4.3 Nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giảng viên Đại
học Y khoa 31
Tiểu kết chương 1 35
Chương 2 THựC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIẺN DỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH 36
2.1 Khái quát về Trường Đại học Y khoa Vinh 36
2.1.1 Quá trình phát triển 36
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy 39
2.1.3 Quy mô đào tạo 40
2.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường ĐHYK Vinh 43
2.2.1 Số lượng 43
2.2.2 Chất lượng 45
2.3 Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y khoa Vinh 56
2.3.1 Các giải pháp đã sử dụng để phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y khoa Vinh 56
2.3.2 Đánh giá các giải pháp đã sử dụng để phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y khoa Vinh 57
2.4 Nguyên nhân của thực trạng 65
2.4.1 Nguyên nhân thành công 65
2.4.2 Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót 67
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP PHÁT TRIẺN ĐỘI NGỮ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINII ĐÉN NĂM 2020 70
3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 70
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 70
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70
Trang 63.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 703.2 Các giải pháp phát triến đội ngũ giảng viên Trường ĐHYK Vinh
đến năm 2020 703.2.1 Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết
phải phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y khoaVinh đến năm 2020 713.2.2 Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũgiảng viên
Trường Đại học Y khoa Vinh đến năm2020 đú về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng 743.2.3 Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho giảng viên Trường Đại học Y khoa Vinh 783.2.4 Đối mới phương thức tuyên dụng giảng viên Trường Đại
học Y khoa Vinh theo hướng khách quan, công bằng và có
yếu tố cạnh tranh 823.2.5 Xây dựng cơ chế đánh giá và sàng lọc đội ngũ giảng viên
Trường Đại học Y khoa Vinh 843.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 893.3.1 Th
ăm dò sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 903.3.2 Th
ăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất 92Tiểu kết chương 3 95
Trang 7ĐHYK Đại học y khoa
ĐNGV Đội ngũ giảng viênGDĐH Giáo dục đại học
GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 8Bảng 1.1 Các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, sau đại học
theo các vùng địa lý 27Bảng 1.2 ước tính nhu cầu đào tạo nhân lực y tế đến năm 2020 29
Bảng 2.1 Quy mô tuyển sinh và lưu lượng HSSV Trường ĐHYK Vinh 41Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng CBGV Trường ĐHYK Vinh 43Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn của giảng viên Trường ĐHYK Vinh 45Bảng 2.4 Kết quả điều tra thực trạng về phấm chất chính trị của
ĐNGV Trường ĐHYK Vinh 47Bảng 2.5 Kết qủa điều tra thực trạng về đạo đức nghề nghiệp, lối sống,
tác phong của ĐNGV Trường ĐHYK Vinh 48Bảng 2.6 Kết quả điều tra thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ
của ĐNGV Trường ĐHYK Vinh 49Bảng 2.7 Cơ cấu ngành nghề của ĐNGV Trường ĐHYK Vinh 51Bảng 2.8 Cơ cấu độ tuổi của ĐNGV Trường ĐHYK Vinh 54Bảng 2.9 Thống kê thâm niên công tác của ĐNGV Trường ĐHYK Vinh 55Bảng 2.10 Kết quả khảo sát, đánh giá giải pháp về xây dựng chính sách
đãi ngộ, thu hút giảng viên của Trường ĐHYK Vinh 59Bảng 2.11 Kết quả khảo sát đánh giá giải pháp mở rộng hợp tác quốc tế
đê đào tạo và trao đổi giảng viên của Trường ĐHYK Vinh 62Bảng 2.12 Kết quả khảo sát, đánh giá giải pháp tăng cường công tác
kiểm tra, đánh giá đối với ĐNGV Trường ĐHYK Vinh 64Bảng 3.1 Tống hợp đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp 91Bảng 3.2 Tống hợp đánh giá về tính khả thi của các giải pháp 93
Sư đồ:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Trường ĐHYK Vinh 40
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong các kỳ đại hội vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi Giáodục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện đểphát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai tròquan trọng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp
tục khang định vấn đề này, trong đó nhấn mạnh “phát triến đội ngũ giáo viên
là khâu then chốt” trong chiến lược ÍL đôi mới căn bản và toàn diện Giáo dục Đào tạo”[9].
-Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khắng định: “Không có thầy
giáo thì không có giảo dục không có giảo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - vãn hócT [13; tr 84] Do đó, xây dựng, phát triển đội ngũ
giáo viên không chỉ là vấn đề mang tính lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễnsâu sắc đối với sự phát triển giáo dục của nước ta
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn tình hình
GD-ĐT của đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
khẳng định: “Đôi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hỏa và hội nhập quốc tế, trong
đó, đôi mới cơ chế quản ìỷ giáo dục, phát triển dội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [9].
Trong lịch sử nước ta, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu củadân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng Nhữngnăm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị
Trang 10tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này
đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục có những hạn chế, bất cập số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặcbiệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số Cơ cấu giáoviên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền Chất lượngchuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu,chủ yếu truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triến tư duy, năng lực sáng tạo,
kỹ năng thực hành của người học Một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫutrong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinhviên noi theo
Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứngyêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thànhcông Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước với
mục tiêu "xây dựng đội ngũ nhà giảo và cán bộ quản lý giảo dục được chuấn
hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về so lượng, đồng bộ về cơ cấu, dặc biệt chủ trọng nâng cao bản lĩnh chỉnh trị, phẩm chất, loi song, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triên đúng định hưóng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục đế nâng cao chất lượng dào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện dại hoá đất nước" [26].
Trường ĐHYK Vinh là truờng đại học chuyên ngành Y - Dược trựcthuộc tỉnh Nghệ An, thành lập năm 2010 trên cơ sở nâng cấp Trường CĐYTNghệ An, với nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học, sau
Trang 11đại học và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực y tế; Nghiên cứu, phát triểncác khoa học sức klioẻ góp phần phục VỊ1 sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nângcao sức khoẻ cho nhân dân Trường đã được Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và ƯBNDtỉnh Nghệ An ưu tiên đầu tư hàng năm đê trong tương lai sẽ thành một trongnhững trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực y tế chất lượng cao chokhu vực Bắc Trung bộ.
Tuy nhiên, do nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng,khoa học kỹ thuật cũng như y học phát triển mạnh, trong khi trường mớithành lập, đội ngũ giảng viên chủ yếu được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện,phát triên và bố sung đội ngũ giảng viên của trường CĐYT Nghệ An trướcđây, do đó còn bộc lộ nhiều bất cập như chất lượng chuyên môn chưa đảmbảo, cơ cấu chưa đồng bộ, phương pháp dạy học chậm đổi mới, số giảng viên
có trình độ GS, PGS, Tiến sĩ còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu
Đe đáp ứng xu thế phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn mới vàthực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 -
2020 "xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cản bộ quản
lý giảo dục đại học, bảo đảm đủ về so lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đoi mói giảo dục đại học Chủ trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tỉnh chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý” [31], vấn đề
đặt ra đối với Trường ĐHYK Vinh hiện nay là phải xây dựng được đội ngũgiảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuân hoá về trình độchuyên môn
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Một so giải pháp phát
triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y khoa Vinh đến năm 2020" để
nghiên cứu
Trang 122 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐHYKVinh đến năm 2020 đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu vềchất lượng
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thê nghiên cứu
Vấn đề phát triẻn đội ngũ giảng viên các trường ĐH trong giai đoạnhiện nay
3.2 Đoi tượng nghiên củu
Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐHYK Vinhđến năm 2020
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tínhkhả thi thỉ có thể phát triển được đội ngũ giảng viên Trường ĐHYK Vinh đápứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho tỉnh Nghệ An vàkhu vực Bắc Trung bộ
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giảng viênđại học
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ giảngviên Trường ĐHYK Vinh
5.3 Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐHYKVinh đến năm 2020
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau:
Trang 13- Phương pháp phân tích - tổng họp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiên
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn đế xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phấm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thong kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được
7 Đóng góp của luận văn
để phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐHYK Vinh đến năm 2020
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triên ĐNGV trường đại học Y khoa.Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại họcY
khoa Vinh
Chương 3: Một số giải pháp phát triên đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ykhoa Vinh đến năm 2020
Trang 14cao đẹp là ‘'‘'Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh ”
như nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra
Điều đó đặt ra những yêu cầu to lớn, cấp bách về nguồn lực, đặc biệt làchất lượng nguồn lực con người Đó là chất lượng toàn diện con người ViệtNam về: Phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, thể lực và kỹnăng nghề nghiệp của con người Việt Nam Nen kinh tế tri thức của Việt Nam
có đạt được hiệu quả hay không, Tương lai đất nước, tiền đồ của dân tộc ta cóđược phồn vinh, thịnh vượng hay không, có sánh vai được với các nước tiêntiến trên thế giới hay không là tuỳ thuộc phần lớn vào chất lượng đào tạo thế
hệ trẻ Việt Nam
Đẻ thực hiện được mục tiêu đó, phải thực hiện đổi mới nội dung,phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa, tăng cường đầu tư cơ sởvật chất cho giáo dục đặc biệt phải thực hiện công tác xây dựng, phát triểnđội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Cùng với quá trình phát triên về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội,
hệ thống giáo dục luôn được các quốc gia quan tâm phát triên và hoàn thiện
để đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mõ của quá trình toàn cầu hoá và sự
ra đời của nền kinh tế tri thức Ở tất cả các nước, bất luận là nước giàu haynước nghèo, châu Á hay châu Au, ĐNGV đều có vai trò quyết định đến phát
Trang 15triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và qua đó nâng cao vị thế và trình độphát triển của mỗi quốc gia Theo một nghiên cứu về hệ thống giáo dục của 40quốc gia, vùng lãnh thố của công ty giáo dục Mỹ Pearson vừa công bố, thìPhần Lan và Hàn Quốc đang nổi lên là “những cường quốc giáo dục”, dù hệthống giáo dục của họ khác nhau Hàn Quốc được cho là có hệ thống giáo dụccứng nhắc và chú trọng thi cử, trong khi hệ thống giáo dục Phần Lan lại linhhoạt hơn Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đều chú trọng đào tạo giáo viên giỏi,xem trọng trách nhiệm và có một “sứ mệnh đạo đức” nhằm đề cao nỗ lực đàotạo Theo sau Phần Lan và Hàn Quốc lần lượt là Hồng Kông, Nhật,Singapore, Anh, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ và Canada Trong khi đó, Ưc
và Mỹ lần lượt được xếp ở vị trí 13 và 17 Nghiên cứu còn nêu ra một số bàihọc cho các nhà hoạch định chính sách Theo đó, giáo dục đòi hỏi sự chú ýmang tính hệ thống, tập trung, nhất quán và lâu dài mới có thể đạt sự tiến bộ.Đặc biệt, giáo viên giỏi rất quan trọng đối với nền giáo dục chất lượng cao.Việc phát hiện và giữ chân họ chưa hẳn là vấn đề lương cao Thay vào đó,giáo viên cần được đối xử như những nhà chuyên nghiệp, chứ không phải lànhững kỹ thuật viên trong cổ máy giáo dục khống lồ [32]
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nu ớc
ơ trong nước, trong những năm gần đây đã xuất hiện một số công trìnhnghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên Đó là các công trình củacác tác giả Phạm Thanh Nghị [19], Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan[6] Nhưng trong các công trình này, các tác giả mới chỉ nêu lên sự cần thiếtphải phát triển đội ngũ giảng viên và đề xuất một số giải pháp đẻ phát triểnđội ngũ giảng viên ở trường Đại học, Cao đăng nói chung
Và một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, đólà: Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Đệ về Phát triển đội ngũ giảngviên đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục đại học [11]; Luận văn của tác giả Lê Thị Thu Hồng về một số giải phápphát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đắng Ngô Gia Tự Bắc Giang giai
Trang 16đoạn 2011 - 2020 [15]; Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Lan (2012) về một
số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Văn hóa, Thểthao và Du lịch Thanh Hóa [18]
Ngoài ra có rất nhiều nghiên cứu thảo luận xung quanh vấn đề vì saophải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì đẻ đảm bảo và nâng cao chất lượngđào tạo, hiệu quả nghiên cứu khoa học trên báo chí, các ý kiến đều thốngnhất ở sự cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó đối mớiquản lý giáo dục Đại học là khâu đột phá, phát triển đội ngũ giảng viên đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ là nhiệm vụ trung tâm
Trên cở sở kế thừa các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ
giảng viên, đề tài “Một so giải pháp phát triến đội ngũ giảng viên Truông
ĐHYK Vinh đến năm 2020 ” nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ nhà trường đặt
ra, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đối với Trường ĐHYK Vinh đây là côngtrình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề phát triên đội ngũ giảng viên
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giảng viên và đội ngủ giảng viên
1.2.1.1 Giảng viên
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, giảng viên là “tên gọi chung những
người làm công tác giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đãng, ở các lớp tập huấn cản bộ Ớ các trường Đại học và Cao đãng, giảng viên là chức danh của những người làm công tác giảng dạy thấp hon phó giáo sư ” [27].
Theo Từ điên Giáo dục học, giảng viên là “chức danh nghề nghiệp của
nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học và sau Đại học, dưới giáo sư, phó giáo sư và giảng viên chỉnh ” [28; tr 103].
Còn theo theo Luật Giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, giảng viên là tên gợi chỉ nhà giáo thực hiện hoạt động dạy học và giáodục tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học [21]
Trang 17Như vậy, giảng viên là nhà giáo làm công tác giảng dạy ở các cơ sởgiáo dục Đại học và Cao đẳng.
1.2.1.2 Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ
Theo Từ điển tiếng Việt, đội ngũ là “tập hợp gồm sổ đông người cìmg
chức năng hoặc nghề nghiệp tạo thành một ỉực lượng ” [29; tr 339].
Khái niệm đội ngũ không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự màcòn được sử dụng một cách phổ biến trong nhiều lĩnh vực hoạt động khácnhau như: đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức, đội ngũ y bác sỹ
Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ đội ngũ được sử dụng đê chỉnhững tập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thốnggiáo dục Ví dụ: đội ngũ giáo viên, đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản
lý trường học
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáodục tại các trường Cao đẳng, Đại học được tổ chức thành một lực lượng (có tổchức) cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề racho tập hợp đó, tổ chức đó Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó vói nhauthông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của phápluật thể chế xã hội Họ chính là nguồn lực quan trọng trong lĩnh vực giáo dụcĐại học
1.2.2 Phát triến và phát triến đội ngũ giảng viên
1.2.2.1 Phát triển
Theo từ điến Tiếng Việt, phát triển là "biến đỏi hoặc làm cho biến đỏi từ
ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đon giản đến phức tạp" [29; tr 769].
Theo hướng tiếp cận này, phát triến là sự gia tăng về số lượng và sựbiến đổi về chất lượng vận động theo hướng đi lên trong mối quan hệ bổ sungcho nhau tạo nên giá trị mới trong một thể thống nhất; phát triển trong thế ổn
Trang 18định và bền vững Phát triển bao giờ cũng xuất phát từ thực tế Phát triển từthấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh, bao hàm trong đó có một sốgiai đoạn phát triên có cả đường cong, đường dích dắc, vừa liên tục vừa đứtđoạn, vừa có tính phổ biến vừa mang tính đặc thù Đó là một quá trình tíchluỹ và chuyển hoá không ngừng giữa lượng và chất, thông qua sự đấu tranhgiữa các mặt đối lập theo con đường phủ định của phú định Nó bao hàm cảnhững bước tiệm tiến và nhảy vọt.
1.2.2.2 Phát triên đội ngũ giảng viên
Phát triển đội ngũ giảng viên có thể hiểu là một quá trình tăng tiến vềmọi mặt của đội ngũ giảng viên trong một thời kỳ nhất định Phát triển độingũ giảng viên là tạo ra một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo vềchất lượng, có trình độ được đào tạo đúng chuẩn quy định, có phẩm chất đạođức, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các trường đạihọc và cao đắng
Tùy theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, cơ sở đào tạo
mà phát triển đội ngũ giảng viên có thể theo các quan điểm khác nhau:
- Quan diêm phát triển đội ngũ giảng viên lấy người giảng viên làmtrọng tâm Đây là quan điểm được nhiều tác giả đề cập, và đề cao vai trò củagiảng viên trong quá trình phát triển đội ngũ Giảng viên là trung tâm, là đốitượng cần đặc biệt chú ý Tất cả mọi hoạt động khác đều tập trung vào mụcđích tăng cường năng lực của các cá nhân giảng viên trên cơ sở đáp ứng nhucầu và khuyến khích sự phát triển của họ như những chuyên gia
- Quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở kết hợp giữa cánhân giảng viên với mục tiêu của nhà trường Đây là quan diêm có sự kết hợpgiữa nhu cầu cá nhân giảng viên và nhu cầu nhà trường trong sự phát triểnđội ngũ giảng viên, nhằm đảm bảo cho nhà trường ổn định và phát triển bềnvững Quan điểm này đánh giá vai trò của giảng viên và nhà trường ngang
Trang 19nhau Đó là sự họp tác, sự cộng đồng trách nhiệm, vì thế công tác xây dựng
và phát triển đội ngũ giảng viên sẽ đạt hiệu quả
1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triến đội ngũ giảng viên
1.2.3.1 Giải pháp
Theo Từ điẻn tiếng Việt, “giải pháp được xem là phưong pháp giải
quyết một công việc, một vẩn dề cụ thế ” [29; tr 387].
Còn theo tác giả Nguyễn Văn Đạm, “giải pháp là toàn bộ những ý
nghĩa cỏ hệ thong củng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới
sự khắc phục một khỏ khăn ” [10; tr 325].
Đe hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt với một
số khái niệm tương tự như: phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau củacác khái niệm này đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết mộtcông việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấnmạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấnmạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc
có mục đích
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm, “phương pháp được hiếu là trình tự
cần theo trong các birớc có quan hệ vói nhau khi tiến hành một công việc cỏ mục đích nhất định ” [10; tr 325].
Còn theo tác giả Hoàng Phê, “phương pháp là hệ thong các cách sử
dụng đế tiến hành một công việc nào đó’’ [20].
về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cách
Trang 201.2.3.2 Giải pháp phát triến đội ngũ giảng viên
Giải pháp phát triển ĐNGV là hệ thống các cách thức tổ chức, điều
khiến hoạt động phát triển ĐNGV Từ đó đề xuất các giải pháp phát triểnĐNGV, thực chất là đua ra các cách thức tổ chức, điều khiển có hiệu quả hoạt
động phát triển ĐNGV
Giải pháp phát triển ĐNGV ĐHYK là các hoạt động cụ thể được chủthể quản lý sử dụng để tác động đến các thành tố cấu trúc của ĐNGV nhằmgiải quyết những vấn đề tồn tại của đội ngũ này, phát triến nó theo mục tiêu
đã xác định
1.3 Nguòi giảng viên Dại học Y khoa trong bối cảnh đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
1.3.1 Vị trí, vai trò của người giảng viên Đại học Y khoa
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu học, luôn tôn trọng đạo nghĩa
Từ xưa đến nay, nhà giáo nói chung, người giảng viên ĐHYK nói riêng vẫnluôn được nhân dân yêu mến, kính trọng “Tôn sư trọng đạo’' là đạo lý, làtruyền thống quý báu của dân tộc, là ngọn lửa mãi mãi tỏa sáng theo thờigian Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam, một trong số rất ít các nướctrên thế giới có riêng một ngày đế tôn vinh người thầy giáo và một ngày đêtôn vinh người thầy thuốc bởi những gì mà họ đã đóng góp và cống hiếncho xã hội
Nghề dạy học ra đời tương đối sớm, nó hình thành khi nền sản xuất xãhội phát triển đến một trình độ nhất định Trong quá trình lao động sản xuấtngười ta cần phải truyền lại cho nhau những kinh nghiệm đấu tranh với thiênnhiên đế tạo ra của cải vật chất cho xã hội Mới đầu ở mức thấp, người ta cóthể truyền đạt một cách trực tiếp thành quả lao động tập thể, người này theokinh nghiệm của người khác, nhưng khi kinh nghiệm đã phong phú theo sựphát triển của sản xuất thì truyền đạt phải đòi hỏi đến vai trò của người trung
Trang 21gian, đó là thầy giáo Như vậy nghề dạy học gắn chặt với lao động sản xuấtcủa xã hội, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết của người lao động.Trải qua bao năm biến cố thăng trầm của lịch sử, nét đẹp truyền thốngcủa chân dung Nhà giáo Việt Nam luôn được vun đắp và mãi trường tồn vớitấm lòng nhân ái, tâm huyết Chính vẻ đẹp đó đã giúp cho các nhà giáo cóthêm nghị lực đê vượt qua khó khăn tận tuy với nghề, dìu dắt các thế hệ họcsinh trở thành người công dân tốt, nhiều tài năng cho đất nước.
Cũng như bao lĩnh vực khác, các thầy giáo cô giáo đang tham gia giảngdạy trong ngành Y cũng đã, đang và sẽ hàng ngày miệt mài chở những con đòcập bến tri trúc Nhưng có lẽ, trọng trách có phần nào to lớn và nặng nề hơnkhi chính họ là người đào tạo ra những "Lương y có tầm lòng Từ mẫu" sẽngày đêm chăm sóc cho sức khoẻ con người
Có thể nói người giảng viên ĐHYK có vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc hình thành nhân cách của các em sv ngành y Đối tượng này không phải
là vật vô tri vô giác như tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ
hồ hay khúc gỗ của người thợ mộc mà là một con người nhạy cảm vóinhững tác động của môi trường bên ngoài theo hướng tích cực và cả tiêu cực
Do vậy, người giảng viên phải lựa chọn và gia công lại những tác động xã hội
và tri thức loài người bằng lao động sư phạm của mình nhằm hình thành conngười đáp ứng yêu cầu của xã hội Hiệu quả lao động của người giảng viênĐHYK sống mãi trong nhân cách của người học, nên nó vừa mang tính tậpthể rất sâu, vừa mang dấu ấn cá nhân rất đậm, nó đòi hỏi ở người giảng viênĐHYK một tinh thần trách nhiệm cao và sự am hiểu nghề nghiệp nhất định.Chính vì thế, việc xây dựng, nâng cao năng lực ĐNGV ĐHYK là một yêu cầutất yếu khách quan của xã hội, một mặt đòi hỏi người giảng viên vừa phải rènluyện y đức, nhân cách, vừa phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,tay nghề đế có đủ năng lực tham gia trực tiếp vào việc đào tạo nguồn nhân lực
y tế cho nước nhà
Trang 22Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ y học, sự bùng nổ về thôngtin, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ truyền thông
đã có những ảnh hưởng lớn tới cuộc sống con người Bên cạnh đó, sự pháttriển của nền kinh tế đất nước, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng ảnhhưởng mạnh mẽ đến dạy học nói chung, đến vai trò của người giảng viênngành y nói riêng
Trong dạy học xuất hiện nhiều hình thức giảng dạy mới như dạy họctrên truyền hình, dạy học trực tuyến .Với các phưong tiện dạy học hiện đại,các phương pháp dạy học mới làm thay đổi đáng kể quá trình và cách thứctruyền đạt tri thức từ giảng viên tới người học Vai trò của người giảng viêncũng có những thay đổi đáng kể Từ vị trí trung tâm, chủ động truyền thụ kiếnthức, kinh nghiệm cho người học, vai trò người giảng viên ngày nay đangdịch chuyến theo hướng chỉ đạo, định hướng, tư vấn, hướng dẫn người học Người học trở thành trung tâm của quá trình dạy học, chủ động, sáng tạo tìmtòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp Điều này không cónghĩa là vai trò của người giảng viên bị giảm xuống mà ngược lại càng đượcnâng cao hơn Người giảng viên phải giúp người học nhận thức được nhữngkiến thức đúng, bổ ích đồng thòi tư vấn cho người học cách thức tố chức cũngnhư phương pháp học tập phù họp để họ có thể lĩnh hội và sử dụng đúng đắn,
có hiệu quả những tri thức mà mình đã thu nhận được
Như vậy vai trò của người giảng viên ĐHYK trong bối cảnh đổi mỏi cơbản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đã thay đổi theo cáchướng chủ yếu sau:
- Đảm nhận nhiều chức năng hơn so với trước, có trách nhiệm lớn hơntrong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục
- Chuyến mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học củangười học, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội
Trang 23- Coi trọng việc cá biệt hoá trong học tập, thay đổi tính chất trong quan
lẽ đó, người giảng viên ĐHYK cần phải thường xuyên trau dồi không chỉtrình độ chuyên môn mà còn cả về y đức, lối sống, phong cách, tác phong
và cái tâm trong sáng của mình Có thể nói sự phát triển của xã hội từ quákhứ, hiện tại và tương lai dẫn tới sự thay đổi lớn về vai trò, vị trí của ngườigiảng viên Tuy nhiên, trong bất kỳ xã hội nào, tại bất kỳ thời điểm nàongười giảng viên nói chung, người giảng viên trong lĩnh vực y khoa nóiriêng vẫn luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lựccho quốc gia
1.3.2 Tiêu chuấn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên Đại học Y khoa
Giảng viên ĐHYK nằm trong hệ thống giảng viên các trường đại học,
do đó tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền của giảng viên ĐHYK được thực hiện theoĐiều lệ trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTgngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
1.3.2.1 Tiêu chuan của giảng viên ĐHYK
1 Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
Trang 242 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lýthuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viêngiảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trìnhđào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
3 Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc
4 Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
5 Lý lịch bản thân rõ ràng [25]
1.3.2.2 Nhiệm vụ của giảng viên ĐHYK
1 Thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức theo quy định củaLuật Giáo dục, Luật cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan
2 Thực hiện các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường
3 Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và các công tác được giao
4 Tham gia góp ý kiến vào việc phát triển nhà trường, xây dựng cácquy định, quy chế và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiệnQuy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở Tham gia đánh giá kết quả hoạt động củanhà trường và của đơn vị nơi công tác theo quy định của pháp luật và Quy chế
tổ chức và hoạt động của trường
5 Thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyểngiao công nghệ, quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ,học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo quy định về chế độ làm việc đối vớigiảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
6 Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cáchcủa người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi íchchính đáng của người học
7 Tham gia quản lý trường, tham gia công tác Đảng, đoàn thẻ khi đượctín nhiệm và các công tác khác được trường, khoa, bộ môn giao [25]
Trang 251.3.2.2 Quyền của giảng viên ĐHYK
1 Được hưởng các quyền cúa công chức, viên chức theo quy định củapháp luật; được tạo các điều kiện cần thiết đẻ nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ
2 Được đánh giá hàng năm về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.Được xét tặng các phần thưởng cao quý và Kỷ niệm chương Vỉ sự nghiệpgiáo dục theo quy định
3 Được giảng dạy và tham gia hoạt động khoa học và công nghệ phùhợp với chuyên môn được đào tạo
4 Được đảm bảo các điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụcho hoạt động giảng dạy, khoa học và công nghệ, học tập bồi dưỡng nâng caotrình độ; được cung cấp thông tin và sử dụng các dịch vụ đào tạo, khoa học vàcông nghệ, dịch vụ công cộng của nhà trường
5 Được giới thiệu giáo trình, lựa chọn tài liệu tham khảo, phương pháp
và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân để bảo đảm nộidung và chất lượng của hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ
6 Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;được tạo điều kiện ra nước ngoài hợp tác giảng dạy, hợp tác nghiên cứu, traođổi học thuật, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụtheo chương trình hợp tác hoặc theo giấy mời của tố chức nước ngoài, cánhân nước ngoài theo quy định của pháp luật
7 Được tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong nước và nướcngoài theo quy định
8 Được ký hợp đồng thỉnh giảng, tham gia hoạt động nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, cơ sở sảnxuất và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảođảm hoàn thành nhiệm vụ của trường và được sự đồng ý của Hiệu trưởng
Trang 269 Được đăng ký xét công nhận, được bổ nhiệm chức danh GS, PGS,được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú theo quy địnhcủa pháp luật.
10 Được nghi hè, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
11 Giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởngquyền quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ; nghiên cứu viên thực hiệnnhiệm vụ cúa giảng viên theo phân công của các cấp quản lý được hưởngquyền như giảng viên [25]
1.3.3 Yêu cầu về năng lực và phấm chất của giảng viên Đại học Ykhoa 1.3.3.1 Yêu cầu về năng lực của giảng viên ĐHYK
Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hay tự nhiên sẵn cỏ đế thực hiện một hoạt động nào đỏ; hoặc là phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo ra cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó ”[29].
Đối với ĐNGV năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thống tri thức màngười giảng viên được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các
kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả
Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị, một giảng viênĐHYK giỏi phải đạt các yêu cầu cụ thể:
- Có năng lực chuyên môn cao nắm bắt được những phát triển mới nhấttrong y học cũng như trong thực tiễn chuyên môn của mình;
- Có năng lực giảng dạy phù hợp vói lĩnh vực chuyên môn sâu của mình;
- Có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình
Nhìn chung, hiện nay “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên
ĐHYK chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” các giảng viênmới bắt đầu và cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và pháttriển của bản thân; phần “nghiên cứu” đang là năng lực thiếu hụt nhất của
Trang 27ĐNGV trẻ Nếu một giảng viên ĐHYK được đào tạo tốt trong các chuyênngành đào tạo y học và có bằng Tiến sĩ thì họ sẽ được đào tạo sâu vềchuyên môn và năng lực nghiên cứu, khi đó họ là nhà nghiên cứu (học giả).Tuy nhiên hệ thống đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ y học của nước ta hiện naycòn hạn chế, chưa đạt đến chất lượng cao ngang tầm các nước phát triểnnên cả hai mảng này đều yếu Là một học giả mới có thể tiến hành cácnghiên cứu, tham gia vào quá trình sáng tạo ra tri thức và qua đó làm chotri thức và năng lực của bản thân giảng viên không ngừng phát triển Nếumột người có chuyên môn giỏi và có năng lực giảng dạy tốt thì họ là mộtnhà giáo dục Hầu hết các giảng viên ĐHYK hiện nay đều không được đàotạo và hỗ trợ tốt về năng lực giảng dạy Đế phát triến năng lực giảng dạy,giảng viên ĐHYK cần xác định:
- Những đặc diêm chuyên môn do mình phụ trách;
- Các phương pháp phù họp với chuyên môn đó;
- Các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phươngpháp giảng dạy khác nhau;
- Những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển;
- Công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo
Từ những phân tích trên, giảng viên ĐHYK cần đáp ứng các yêu cầu vềnăng lực cụ thê sau:
- Năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp vóichuyên môn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khámphá, mô phỏng, dự án )
- Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặtcâu hỏi, lắng nghe, và phản hồi)
- Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định
- Năng lực quản lý xung đột và đàm phán
Trang 28- Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính,web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn, )
- Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân
Chiến lược phát triển hệ thống giáo dục đại học đến năm 2020 có thựchiện được hay không, điều quan trọng và cốt lõi phụ thuộc vào việc hệ thốnggiáo dục đại học của chúng ta có phát triển được ĐNGV đủ về số lượng,mạnh về chất lượng hay không Phát triển giảng viên không phải là việc làmmột lần là xong, trong điều kiện bùng nổ tri thức hiện nay, công việc này cầnđược coi là công việc thường xuyên, liên tục của toàn hệ thống, tìmg trường,khoa và mỗi giảng viên
1.3.3.2 Yêu cầu vềphấm cliẩt của giảng viên ĐHYK
Phẩm chất của giảng viên tạo nên linh hồn và sức mạnh của ĐNGV.Đối với giảng viên ĐHYK cần đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất sau:
Người giảng viên phải thật sự mâu mực
Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy bao giờ cũng được xã hội tônvinh và kính trọng Nghề giáo được coi là một trong những nghề cao quý nhất
trong những nghề cao quý Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Nhiệm vụ thầy
giáo rất vẻ vang, vì nếu không cỏ thầy giảo thì không có giáo dục Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, vãn hỏa [14; tr.57], và nhận xét về công việc
của người thầy giáo “Có gì vẻ vang hon ĩà đào tạo những thế hệ sau này tích
cực xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng dáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất ” [14; tr.89].
Bác xem việc dạy học là một nghề đào luyện những thế hệ con ngườixây dựng xã hội Nhiệm vụ của người thầy giáo không chỉ là sự truyền bá trithức, phương pháp, tay nghề cho người học mà thầy giáo cũng như học trò, tất
cả đều phải tham gia vào các công việc xã hội một cách thật tích cực Nhàtrường phải gắn liền với thực tiễn xã hội, gắn liền với đời sống của nhân dân
Trang 29Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, người làm thầy giáo phải luôn là tấmgương không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đê làm tấm gương sáng chohọc trò noi theo, để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới trên mọi phương diện.
Con người là vốn quý nhất Bệnh tật thiên biến vạn hóa theo thời gian
Y học ngày càng phát triển, đòi hỏi người giảng viên ĐHYK - đồng thời cũng
là những y, bác sỹ phải luôn mẫu mực, gưong mẫu trong mọi hoạt động,thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn, tri thức khoa học, phải là tấmgương tự học với quan niệm “Sự học không bao giờ cùng” để đáp ứng yêucầu ngày càng cao của y học Cái đúng, cái sai trong y học nhiều khi mongmanh đòi hỏi phải hết sức thận trọng; do đó, chỉ có cập nhật kiến thức liên tụcthì người giảng viên ĐHYK mới giảm được những sai sót đáng tiếc và đemlại lợi ích tối đa cho người bệnh
Ngirờì giảng viên phải có cái “tâm”, “tài” và “đức”
Cái “Tâm” của người giảng viên ĐHYK thể hiện ở sự tâm huyết vớinghề, có tâm huyết với nghề mới có hứng thú, say mê chăm chút từng bàigiảng, từng nội dung tiết giảng; mới thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh
lý, bô sung nội dung và phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhấtcho người học Cái “Tâm” người giảng viên tốt không phải chỉ lòng yêungành, yêu nghề mà phải được biêu hiện thành những hành động cụ thể:
- Phải biết hiến thân cho nghề dạy học, biết hi sinh vì lợi ích tương lai;
- Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp Phải cảm thấysung sướng, hạnh phúc khi được đứng trên bục giảng;
- Luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đem lại chất lượng cao nhất khigiảng dạy, giảng viên không bị giới hạn không gian (lớp học) và thời gian (08giờ vàng ngọc), không phải bước ra khỏi lớp học là chấm dứt hoạt động sưphạm mà vẫn tiếp tục suy nghĩ về nội dung, phương pháp giảng, về thái độtiếp nhận bài học của sinh viên để tự đổi mới;
Trang 30- Nhiệt tình trong xây dựng đơn vị, chân thành trong giúp đỡ đồng nghiệp.
về cái “Tài” của người giảng viên ĐHYK, “Tài” ở đây thể hiện tàinăng về trí tuệ và tài năng nghiệp vụ sư phạm Tài năng sẽ giúp cho người dạynắm vững và nhuần nhuyễn nội dung hệ thống các kiến thức cơ bản của mônhọc, khả năng phát hiện vấn đề bố sung vào nội dung bài giảng; tài năngnghiệp vụ sư phạm thể hiện ở việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, khảnăng trình bày và khả năng xử lý các tình huống sư phạm trong quá trìnhgiảng dạy Kết hợp được giữa nội dung và phương pháp sẽ làm cho bài giảngthêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và có hiệu quả cao, làm cho người họchứng thú, say mê, tránh nhàm chán, từ đó chủ động, tích cực nghiên cứu, tìmhiểu trong học tập
Người giảng viên tốt không chỉ truyền kiến thức cho người học mà cónhiệm vụ tổ chức và điều khiển hoạt động của họ, hướng họ đi tìm kiếm vàlĩnh hội tri thức Chính vì vậy người thầy phải: Nắm vững và sử dụng hợp lýcác phương pháp dạy học tiên tiến; rèn luyện năng lực ngôn ngữ truyền đạtkiến thức rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức
Ngoài ra, “Đức” là yêu cầu không thế thiếu đối với mỗi giảng viên
ĐHYK Bác Hồ đã từng nói: “Có đức mà không cỏ tài thì làm việc gì cũng
khó, có tài mà không cỏ đức là người vô dụng” [14].
"Đức” của người giảng viên ĐHYK trước hết thể hiện ở thái độ, tácphong chuấn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối sống, trở thành tấmgương, vừa là người giảng viên, vừa là người cán bộ y tế ưu tú cho người họcnoi theo Phải làm sao đê mỗi người giảng viên không những là nhà sư phạm
mà còn là nhà mô phạm
“Đức” của người giảng viên ĐHYK còn thể hiện ở sự hi sinh vô tư “tất
cả vì học sinh thân yêu”, giúp đỡ người học một cách chân thành, không vì vụlợi, không phân biệt đối xử Cái “Đức” ấy còn được biểu hiện ở sự kiên quyết
Trang 31đấu tranh chống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong chính bản thânmình và trong cộng đồng ĐHYK.
Nghị Quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” đã nêu “nghề y là
một nghề đặc hiệt, vì vậy cần được đào tạo và sử dụng một cách đặc biệt” [2],
do đó Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm tất cả những gì có thể đối vớingành y tế bởi tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của ngành đặc thù này đốivới sự phát triển trong hiện tại cũng như tương lai của xã hội và đất nước Sứmệnh "trồng người", "cứu người" hết sức thiêng liêng, cao quí nhưng cũng hếtsức nặng nề được đặt lên vai người giảng viên ĐHYK
1.4 Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Y khoa
1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Ykhoa
Sở dĩ cần phải phát triển ĐNGV ĐHYK là bởi những lý do sau đây:
1.4.1.1 Xu thế hội nhập quốc tế
Xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp có tácđộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội Xu thế này mở ra những cơ hội
to lớn nhưng cũng làm xuất hiện những thách thức lớn đối với đất nước Nghị
quyết Đại hội đại biêu Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: "chủng ta phải chủ
động hội nhập, nhanh chóng phát triển và rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên của To chức thưong mại thế giới" [8].
Hội nhập quốc tế là xu thế chung của thế giới hiện đại, vừa là điều kiện
đẻ tiến hành CNH-HĐH ở nước ta Quá trình hội nhập quốc tế là tất yếu đốivới tất cả các lĩnh vực, trong đó đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạocán bộ y tế nói riêng cần phải chủ động để tiếp cận với trình độ đào tạo củakhu vực và thế giới, tạo tiền đề cho hội nhập kinh tế Do đó các cơ sở đào tạophải được ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, không ngừng nâng
Trang 32cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên cả trong công việc quản
lý, giảng dạy và cả trong nghiên cứu khoa học Định hướng chiến lược pháttriển giáo dục 2011 - 2020 [26] cũng đã chỉ rõ:
- Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo côngnhân lành nghề, đảm bảo có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ 21
- Nâng cao chất lượng và bảo đảm số lượng giáo viên cho toàn bộ hệthống giáo dục
- Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy- học Phấn đấu sớm
có một số cơ sở đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế
Trong thòi gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầuchăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân ngày một nâng cao Đêđáp ứng nhu cầu chính đáng đó, ngành Y tế phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đặcbiệt phải đào tạo một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu, đủ về
số lượng, đảm bảo về chất lượng Và đế đào tạo được đội ngũ cán bộ y tế đó,vấn đề đặt ra là phải phát triển được ĐNGV ĐHYK đáp ứng yêu cầu đào tạo
1.4.1.2 Yêu cầu của đoi mới giáo dục đại học Việt Nam
Sau 27 năm đổi mới của đất nước, giáo dục đại học Việt Nam đã từngbước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thứcđào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quảtích cực, cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc
sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triến kinh tế - xã hội, quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tếquốc tế
Tuy nhiên, giáo dục đại học nước ta cũng đang đứng trước những thách
thức rất to lớn, đó là: “Phương pháp quản lý nhà nước đoi với các trường đại
học, cao đắng chậm được thay đôi, không đảm bảo được yêu cầu nâng cao chất ỉưọng đào tạo của toàn bộ hệ thong, chưa phát, huy mạnh mẽ được sự
Trang 33sáng tạo của dội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên Chất lượng nguồn nhân lực đang là khâu yếu kém, kẻo dài của toàn bộ hệ thong kinh tế” [3].
Vì thế, giáo dục đại học Việt Nam cần phải được đối mới một cách cơbản và toàn diện Trong Chiến lược phát triến giáo dục 2011 - 2020 đã xác
định: “Đen năm 2020, nền giáo dục nước ta được đôi mới căn bản và toàn
diện theo hướng chuan hóa, hiện dại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giảo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giảo dục đạo đức, kỹ năng song, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hỏa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giảo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”
[26] Trong đó việc phát triển ĐNGV đại học được cụ thể hoá như sau: “Tiếp
tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giảo đế đến năm 2020, 38,5% giảo viên trung cấp chiỉyên nghiệp, 60% giảng viên cao đăng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đăng sử dụng thành thạo một ngoại ngữvà “Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường đại học, cao đắng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước dế đến năm 2020 có 25%) giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đăng là tiến sT [26].
1.4.1.3 Những hạn chế của đội ngũ giảng viên ĐHYK của nước ta hiện nay
Có thể phác thảo những hạn chế của ĐNGV ĐHYK ở nước ta hiện naytrên những nét chính sau đây:
- Thiếu giảng viên có trình độ chuyên môn sâu;
Trang 34-Sự chuẩn bị học thuật cho giảng viên còn ở trình độ thấp, nhất làtrong các lĩnh vực: Phương pháp sư phạm; thiết kế và phát triển giảng dạynhằm hướng đến cải tiến các môn học và chương trình đào tạo; phát triểnchuyên môn nghiệp vụ (như đào tạo sau đại học);
- Thiếu các kỹ năng trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại;
- Thiếu các kiến thức cập nhật về chuyên ngành bao gồm nội dung,chương trình đào tạo và nội dung các môn học;
- Không có sự khuyến khích đối vói giảng viên trong việc nâng cao kỹnăng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo và khả năngnghiên cứu khoa học
Chính những hạn chế nêu trên đòi hỏi công tác phát triển ĐNGV cáctrường đại học nói chung và ĐNGV ĐHYK nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm
và phải được quan tâm hàng đầu
1.4.1.4 Nhu cầu đào tạo nhản lực cho ngành Y ngày càng cao
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 trình bày tại đại hộiđại biếu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ về vấn đề văn hoá xã hội: “Xạy
dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, vãn minh Đen năm
2020, chỉ so phát triến con người (HDI) đạt nhỏm trung bình cao của thể giới; Tổc độ tăng dân so ôn định ở mức khoảng 1%; tuôi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sỹ và 26 giường bệnh trên một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y
tế toàn dân; Tập trung phát triến mạnh hệ thong chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư, đồng thời dây mạnh xã hội hoá dế phát triến nhanh hệ thong y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tô chức và củng cổ mạng lưới y tế cơ sử" [9].
Hiện tại cả nước có 26 cơ sở đào tạo y dược trình độ đại học, tuy nhiên
sự phân bố các trường đại học y dược còn mất cân đối giữa các vùng kinh
tế-xã hội
Trang 351 ĐIIY Dược Thái Nguyên Bộ GD-ĐT Dông Bắc
2 Khoa Y Dược-Đại học Tây Bắc Bộ GD-ĐT Tây Bắc
3 Trường ĐH Y Hà Nội Bộ Y tế Đồng bằng
Sông Hồng
4 Trường ĐH Dược Hà Nội Bộ Y tế nt
5 Trường ĐH Y tế công cộng Bộ Y tế nt
6 Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam Bộ Y tế nt
7 Khoa Điều dưỡng, ĐII Thăng Long* Bộ GD-ĐT nt
8 Khoa Y- ĐH Quốc gia IIN Chính phủ nt
9 Trường ĐII Kỹ thuật Y tế Hải Dương Bộ Y tế nt
10 Trường ĐH Y Hải Phòng Bộ Y tế nt
11 Trường ĐH Y Thái Bình Bộ Y tế nt
12 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định Bộ Y tế nt
13 Khoa Điều dưỡng ĐII Thành Tây* Bộ GD-ĐT nt
14 Học viện Quân y Quốc phòngBộ nt
15 Trường ĐII Y Dược Huế Bộ GD-ĐT Bắc Trung bộ
16 Trường ĐII Y khoa Vinh ƯBND
Trang 3619 Khoa Y Dược, ĐII Tây Nguyên Bộ GD-ĐT Tây Nguyên
20 Khoa Đ.Dưỡng, ĐH Yersin-Đà Lạt* Bộ GD-ĐT nt
21 ĐH Y Dược TPIICM Bộ Y tế Đông Nam bộ
22 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch UBND
TPHCM nt
23 Khoa Điều dưỡng, ĐH Hồng Bàng* Bộ GD-ĐT nt
24 Khoa Y- ĐH Quốc gia TPHCM Chính phủ nt
25 Trường ĐH Y Dược cần Thơ BỘY tế Đ.Bằng SôngCửu Long
26 Khoa Y Dược-Trường DPI An Giang Bộ Y tế nt
Trang 37lực Tỷ lệ/1
vạn dân
Sổ lượng hiện tại
Chỉ tiêu
Số lượng cần với chỉ tiêu
Thêm cho
tư nhân
cho về hưu, chuyển
Tổng cần
có vào 2020
Sổ cần
bố sung
Số cần đào tạo hàng năm
a b cd=c*DS/
lvạn
e (BS=d*0.2)
f=b*0.05*
14 năm g=d+e+f h=g-b i=h/14Nhân
lực y tế 31 259.583 52479.124 99.529 181.708 760.361 500.778 35.770 chung
Bác sỹ 6 42.327 10 92.600 18.520 29.629 140.749 98.422 7.030 Dược sỹ 1 5.991 2 18.520 7.408 4.194 30.122 24.131 1.724 Nhân
lực y tế 211.265 368.004 73.601 147.886 589.491 378.226 27.016 khác
Trang 38(Dự kiến dân sổ Việt Nam đến năm 2020 là 92,6 triệu)
Theo quy hoạch trên đến năm 2020 tổng số nhân viên y tế cần có là
760,361 người, trong đó cần bố sung 500.778 người, như vậy số cần đào tạohàng năm là 35.770 người, khả năng đáp ứng của năm 2007 mới là 28.900
người [2]
Vì vậy để đến năm 2020 đáp ứng đủ nguồn nhân lực y tế vấn đề đặt ra
là cần có chính sách cán bộ và quy hoạch, định hướng hệ thống các cơ sở đàotạo đại học y dược cân đối hơn theo các vùng miền; Tăng quy mô đào tạo đạihọc y - dược, phải phát triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu đào tạo
1.4.2 Mục đích, yêu cầu phát triên đội ngũ giảng viên Đại học Y khoa
1.4.2.1 Mục đích phát trìên đội ngũ giảng viên ĐHYK
Mục đích phát triẻn đội ngũ giảng viên ĐHYK là nhằm làm cho đội
ngũ này đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu lơại hình, vững vàng về trình độ,
có y đức tốt, tận tụy với nghề, đảm bảo chất lượng về mọi mặt đê đội ngũ
giảng viên thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất chương trình, kế hoạch đào tạo
và những mục tiêu giáo dục chung của nhà trường
về so lượng
Phấn đấu thực hiện đủ số lượng giảng viên tương ứng với số lượngsinh viên đế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và đi dần vào ốn định đêphát triển
về cơ cấu
Phát trién ĐNGV đồng bộ về co cấu cả về chuyên môn, độ tuổi, giớitính và năng lực trình độ Đặc biệt có cơ cấu hợp lý về các lĩnh vực chuyênmôn giữa các phòng khoa, cơ cấu đủ giảng viên có trình độ cao (hoặc chuyên
sâu) về một số chuyên ngành cần thiết
về pliam cliẩt
Bên cạnh việc xây dựng mục tiêu về số lượng, cơ cấu thì việc xâydựng một đội ngũ giảng viên có phấm chất chính trị vững vàng, đạo đứctrong sáng, có ý chí vươn lên sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đượcgiao, trung thực thắng thắn, có lòng say mê nghề nghiệp và nghiên cứu khoa
về trình độ
Đối với giảng viên tuyển mới: Đạt chuẩn trình độ đối với giảng viêngiảng dạy đại học theo quy định tại Điều lệ Trường đại học và Luật Giáo dụcđại học Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ về mọimặt cho ĐNGV của nhà trường (kể cả số tuyển mới) để họ đạt chuẩn và trên
về năng lực
Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Có sự sáng tạo, sáng kiếntrong thực hiện nhiệm vụ đê đạt hiệu quả công tác cao
Trang 39Năng lực sư phạm tốt, nắm bắt và sử dụng nhuần nhuyễn các phươngpháp dạy học, sử dụng tốt các dụng cụ phương tiện dạy học, nâng cao hơnnữa khả năng tin học của ĐNGV Khuyến khích học tốt ngoại ngữ đê có thê
cử một số giảng viên được đi học tập nâng cao ở nước ngoài
1.4.2.2 Yêu cầu phát triên đội ngũ giảng viên ĐHYK
Việc phát triển ĐNGV ĐHYK cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Phát triển ĐNGV ĐHYK phải bao gồm sự phát triển toàn diện củangười thầy giáo - thầy thuốc, với tư cách là thành viên trong cộng đồng nhàtrường, là nhà chuyên môn về y học và là nhà khoa học trong hoạt động sưphạm về giáo dục
- Kết quả của công tác phát triển ĐNGV ĐHYK không những chỉ nhằmnâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp mà còn cần phải quan tâm đếnnhững nhu cầu thăng tiến, những quyền lợi thiết thực để thực sự làm chongười giảng viên ĐHYK gắn bó trung thành và tận tụy với “Sự nghiệp trồngngười” và "Sự nghiệp cứu người"
- Phải làm cho ĐNGV ngành y luôn có đủ điều kiện, có khả năng sángtạo trong việc thực hiện tốt nhất những mục tiêu của nhà trường đồng thời tìmthấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu phát triển của tố chức, phát triên ĐNGVphải tạo ra sự gắn bó kết họp mật thiết giữa công tác quy hoạch, kế hoạchtuyển chọn, sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và tạo môi trườngthuận lợi cho đội ngũ phát triển
1.4.3 Nội dung, phương pháp phát triến đội ngũ giảng viên Đại học
Y khoa
1.4.3.1 Nội dung phát triến đội ngũ giảng viên ĐHYK
Nội dung phát triển ĐNGV ĐHYK bao gồm các vấn đề sau đây:
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch ĐNGV ngành y bảo đảm đủ về sốlượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH
Trang 40- Xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡnggiảng viên ngành Y và cán bộ quản lý ngành Y Chú trọng nâng cao trình độchuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, nănglực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Xây dựng phương thức tuyển dụng giảng viên ngành Y theo hướngkhách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh Hoàn thiện và thực hiện cơchế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế vàhợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dụcngoài công lập
- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên ngành Ybao gồm tiêu chuấn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm
vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chếđánh giá khách quan kết quả công việc
1.4.3.2 Phương pháp phát tri en đội ngũ giảng viên ĐHYK
Phương pháp phát triển ĐNGV ĐHYK cũng được dựa trên nhữngphương pháp quản lý nói chung Đó là các phương pháp quản lý được vậndụng trong một nội dung cụ thể của quản lý - quản lý nhân sự trong tố chức
Trong khoa học quản lý và quản lý nhân sự, các phương pháp quản lýđược sử dụng đế phát triển đội ngũ bao gồm:
Các phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền
Nhóm phương pháp này bao gồm các cách thức tác động của chủ thểquản lý vào tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức, nhằm nâng caotrách nhiệm, nhiệt tình của họ trong công việc, qua đó góp phần nâng cao chấtlượng của đội ngũ
Trong phát triển đội ngũ, các phương pháp này còn được sử dụng đểthuyết phục, động viên các cá nhân khi cần thiết phải có sự thay đổi trong vị