1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh

116 537 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 16,53 MB

Nội dung

Trang 1

rks

NGUYLIN VLIN NHLIT

MCT SC GICI PAP PAT TRION OO NGO

GIONG VIN TROUING COI HUIC VON HIL]N THNH PHU HU Cui MINH

Chuặn nânh QulL Ìn Ii gfo dLie NsỉL Ì: 60.14.05

LUL]N VL]N THỂ ]C SE] KHOA HL]C GẴO DL]C

Trang 2

DANH MUC SO DO, BANG, BIEU DO LOI CAM ON

Đề hoàn thành được khóa học và luận văn này tôi xin chân thành gới lời cảm ơn

đên:

Hội đồng khoa học trường Dai hoc Vinh, Khoa dao tao Sau Đại học, các giảng viên, các nhà khoa học cùng quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu

Ban Giám hiệu: đội ngũ cán bộ quản lý, giáng viên và đồng nghiệp tại trường đại học Văn Hiến TP HCM, các cơ quan ban ngành liên quan, gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp tư liệu, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hồn thành luận văn

Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc chân thành tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, đã tận tình bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi từng chỉ tiết nhỏ đề hoàn thành luận văn này

Mặc dù đó có nhiều có gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiêu sót Tơi rất mong nhận được ý kiến góp ý chân thành của các chuyên gia, các thầy giáo, cô giáo đội ngũ cán bộ, giáo viên và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn!

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, thang 9 năm 2013 Tác giả Nguyễn Văn Nhật MỤC LỤC MO DAU Ly do chon đề tài Mục đích nghiên cứu

Khách thể và đối tượng nghiên cứu Giả thuyết khoa học

Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận văn Cầu trúc của đề tài

Trang 3

1.1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.3 Các nghiên cứu ở trong nước

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giảng viên và đội gi ngũ giảng viên 1.2.1.1 Giảng viên

1.2.1.2 Đội ngũ giảng viên

1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giáng viên

1.2.2.1 Phát triển

1.2.2.2 Phát triển đội ngũ giảng viên we 1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáng viên 12

1.2.3.1 Giải pháp

1.2.3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên 1.2.4 Quản lý và Quản lý giáo dục

1.2.4.1 Quản lý

1.2.4.2 Quản lý giáo dục

1.3 Những yêu câu cơ bản đối với đội ngũ giảng viên hiện nay 1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của giảng viên tại trường Đại học 1.3.1.1 Chức năng của giảng viên

1.3.1.2 Nhiệm vụ của giảng viên

1.3.2 VỊ trí, vai trị của người giảng viên Đại học

1.3.2.1 VỊ trí của người giảng viên Đại học 1.3.2.2 Vai trò của người giảng viên Đại học

1.4 Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giảng viên

1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáng viên

1.4.1.1 Phát triển đội ngũ giáng viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh 1.4.1.2 Phát triển đội ngũ giáng viên là thực hiện Nghị quyết và Chỉ

xa 1.4.1.3 Phát triển đội ngũ giảng viên căn cứ vào dự thảo chiến lược phát triển giáo

dục 2011-2020 về giáo dục đại học 22

1.4.2 Yêu cau, nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giảng viên 23 1.4.2.1 Yêu cầu phát triển đội ngũ giảng VIÊn cceieeeeerrrrrrrrree 23 1.4 1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại

I9 8, 24 28 29 29 30 32 33 33 2.2 Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên

1.5 Công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường Đại học 1.5.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên 1.5.2 Công tác tuyển đụng -c -ccccerrrererere

1.5.3 Công tác đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ giảng viên 1.5.4 Công tác đánh giá, sàng lọc đội ngũ giảng viên 1.5.5 Công tác thi đua, khen thưởng đội ngũ giảng viên

Trang 4

1.5.6 Chế độ chính sách cho đội ngũ giảng viên we 33 1.6 Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Văn Hiến 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 135

Chương 2

THUC TRANG PHAT TRIEN DOI NGU GIANG VIEN TRUONG DAI HOC VĂN HIÉN THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH 22-2¿¿¿¿2222222222222222222222222222 37

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường đại học Văn Hiến Tp HCM 37 2.1.1 Quá trình hình thành của Trường Đại học Văn Hiến Tp HCM 37

2.1.2 VỊ trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của trường Dai hoc Van Hiến thành phó H6 Chi Minh

2.1.2.1 Vi tri, vai tro

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu "

2.2 Tổ chức bộ máy, quy mô, chất lượng đào tạo của trường ĐHVH 39 2.2.1 Tổ chức bộ máy của Nhà trường

2.2.2 Quy mô, chất lượng đào tạo, Trường Đại học Văn Hiến

2.2.2.1 Quy mô dao tao

2.2.2.2 Chất lượng đào tạo

2.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Dại học Văn 2.3.1 Trình độ chuyên môn

2.3.2 Thực trạng về trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên 2.3.5 Thực trạng về việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên

2.3.5.1 Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy - 52-55 55+ scs>+cs+++

2.3.5.2 Thực trạng Công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên 2.3.6 Thực trạng phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên 2.3.6.1 Thực trạng phâm chất ĐNGV

2.3.6.2 Thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ 2.3.2 Thực trạng về cơ cầu ĐNGV

2.3.2.1.Thực trạng về cơ cấu theo Khoa

2.3.2 Thực trạng về cơ cấu giới tính, độ tuổi và thâm niên công tác của

2.3.2 Cơ cấu về giới tính và độ tuổi 2-2222 222222222222222+1.1212127171111111 cce.crrre 2.4 Thực trẠng công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường DHVH

2.4.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch phát trién DNGV

2.4.2 Công tac tuyén chon va st dung DNGV " 2.4.3 Công tác đào tạo, bồi đưỡng ĐNGV .22222222222212121221212121212 e.c.e.c.e 2.4.4 Thực trạng chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về cơng tác tại trường

2.4.5 Công tác kiểm tra, đánh giá đối với ĐNGV

2.5 Danh giá chung về thực trạng đội ngũ giảng viên trường ĐHVH Chương 3

MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN DOI NGU GIANG VIEN O TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHĨ HỎ CHÍ MINH - 81 3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp . 2-c-222c-.EEE.2121 2 re 82

Trang 5

thiết, tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Đại học,

3.2.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triên ĐNGV

3.2.3 Đây mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và công tác NCKH cho đội ngũ giảng viên - 5 5: 522522 2+2 ‡xv2xrxszxrsvsrez 89 3.2.4 Hoàn thiện chế độ chính sach d6i voi DNGV và phát triển môi trường văn hóa nhà trường

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đối với i DNGV

3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp esreeehrreerrrrrrrrirrrrrrrrrre 3.4 Kết quá thăm dò, khao sat đề đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải

pháp — TH TT 12111 111 TH TT HH HH0 HH TH HH1 HH HH0 HH HH ng ng gi 101

KET LUAN VÀ KIEN NGHỊ, . - 2-2222 221222122112223121111122212212211 21.21 re, 110 PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN

CBQL Cán bộ quản lý

CĐ Cao đẳng

CĐSP Cao đẳng sư phạm

CNH Công nghiệp hóa

CNTT Cơng nghệ thơng tin

DH ‘Dai hoc

IDHVH Đại học Văn Hiến IDNGV Đội ngũ giảng viên

IDPH ‘Dong phuong hoc

IDTB Điểm trung bình

IĐTVT Điện tứ - viễn thông

GD Giáo dục

GD&DT Giáo duc va đào tạo

IHDH iHiện đại hóa

HSSV IHọc sinh sinh viên

LLCT Lý luận chính trị

INCKH Nghiên cứu khoa học

INXB Nhà xuất bản

QLGD Quản lý giáo dục

Trang 6

QT Quan tri ThS (Thạc sĩ

ITNCS (Thanh niên cộng sản Tp HCM (Thành phố Hồ Chí Minh

TS (Tiên sĩ

TW (Trung ương

IUBND Ủy ban nhân dân IXHCN IXã hội chú nghĩa

IXHH IXã hội học

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Bat kỳ giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng, phát triển một nền giáo dục vững mạnh là nhân tố then chốt, quyết định dé thúc đầy xã hội phát triển Trong các kỳ Đại Hội vừa qua, Đảng và Nhà mước luôn coi giáo dục-đào tạo (GD-ĐT) là quốc

sách hàng đầu và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội Nghị quyết Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định vấn đề này, trong đó nhắn mạnh “phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt” trong chiến lược "đổi mdi can ban va toan dién GD -DT”[16]

Qua hơn 26 năm đổi mới, cùng với sự phát triển toàn diện của đời sống kinh té- xã hội, lĩnh vực GD-ĐT tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cả ba mặt: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Điều này đã được thể hiện qua việc đầu tư cho GD-ĐT ngày càng tăng, trang thiết bị trường học được đổi mới; quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng: số học sinh các cấp phát triển nhanh chóng: cơng tác xã hội hóa và xây dựng xã hội học tập đã thu được kết quả bước đầu: nhiều trường dân lập, tư thục bậc đại học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, phổ thông và mầm non được thành lập, hoạt động có hiệu quả Đội ngũ giáo viên đã phát triển nhanh chóng và giữ vị trí, vai trò quan trọng hang dau

Trang 7

thức đã làm cho tất cả các quốc gia đặt chiến lược con người lên những mục tiêu hàng đầu, trong đó cực kỳ coi trọng đổi mới giáo dục và đào tạo, coi đó là chiến lược sống còn trong chiến lược phát triển của mình Trong chiến lược đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, có rất nhiều điều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ, song phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là một chiến lược được quan tâm hàng đầu

Đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng có vai trò quan trọng trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục thì việc đầu tiên cần làm là xây đựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cầu và đảm bảo yêu cầu về chất lượng

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 đã nhấn mạnh 2 giải pháp mang tính chất đột phá là “Đổi mới quản lý giáo dục” và “Phát triển đội ngit nhà giáo và cán bộ quản lý giáo đục ” [6]

Đổi mới quản lý giáo dục đại học ở nước ta hiện nay là một công tác vừa mang tầm chiến lược, vừa là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và hiệu quá giáo dục Đại học Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 khóa VIII đã khẳng định: “Giáo đục và đào tạo là quốc sách hàng đâu”, “quan by giáo đục là khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và đào fạo”[15] Quan điểm này được cụ thể hóa trong chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng: “Phát triển giáo đục và đào tạo là quốc sách hàng đâu, là một trong những động lực quan trọng thúc đầy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điểu kiện để phát huy nguồn lực con người ”[1J Sau hơn 26 năm đổi mới giáo dục đại học Việt Nam đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình và quy trình đào tạo, huy động được nhiều nguồn lực va tăng cường

Trang 8

Bên cạnh những thành tựu trên, giáo dục đại học Việt Nam còn bộc lộ nhiều

hạn chế và yếu kém: chất lượng đào tạo nhìn chung cịn thấp, chương trình đào tạo

và phương pháp đào tạo lạc hậu, chậm đổi mới, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phịng

thí nghiệm, cơ sở thực hành thiếu thốn, nghèo nàn, đào tạo với nghiên cứu khoa học trong nhà trường thiếu sự gắn kết, đặc biệt phương pháp quản lý trong nhà trường kém hiệu quả, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý - giảng viên còn hạn

chế Trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ 2011-2020 có nêu

một trong những hạn chế đó là “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo đục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới Còn thiếu quy hoạch tổng thể

đào tạo đội ngĩ nhà giáo từ mam non đến đại học dẫn đến tình trạng đội ngĩ nhà

giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu Ở các trường cao đẳng, đại học, số giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ cịn q ít Phương thức đào tạo trong các nhà trường sư phạm chậm đơi mói, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến

tình trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chat luong Bén canh su nỗ lực của tuyệt đại bộ phận,

một số nhà giáo cịn có biểu hiện vi phạm đạo đức lỗi sóng, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của người thây trong xã hội Công tác bôi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực phẩn đấu vươn lên trong bản thân môi người thầy ”[6]

Trường Đại học Văn Hiến (ĐHVH) được thành lập theo quyết định số 517/QĐ-TTg ngày 17/7/1997 đồng ý trên cơ sở đã có chỉnh sửa bổ sung của Thu tướng Chính Phú Từ một cơ sở giáo dục Đại học ngồi cơng lập duy nhất trong cả

nước đào tạo chú yếu các ngành khoa học xã hội và nhân văn, sau I5 năm xây dựng

và phát triển Đến nay Trường ĐHVH trở thành một trường Đại học phát triển theo

hướng đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ

Trong 15 năm xây dựng và phát triển trường ĐHVH đã cũng đã đạt được

một số thành tích nhất định về công tác giáo dục Đại học, là một trong những

Trang 9

về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cầu, minh chứng rõ nhất về

vấn đề này là Quyết định số 149/QĐ-BGD&ĐT (ban hành ngày 11/01/2011) về

việc “tạm ngừng tuyển sinh năm 2012 của trường ĐHH” một trong những lý đo là tỷ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao

Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “A6 số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐHVH thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nói chung và của Trường ĐHVH thành phó Hồ Chí Minh nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời gian tới

2 Mục đích nghiên cứu

Trén cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường

ĐHVH

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường ĐHVH thành phó Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được một số giải pháp có tính khoa học và khả thi

thì có thể phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường DHVH thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về chất lượng

4 Giả thuyết khoa học

Trang 10

10

thanh phé Hồ Chí Minh theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn

và trên chuẩn về chất lượng 6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên

cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích — tổng hợp tài liệu: - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dung co sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: - Phương pháp ý kiến chuyên gia:

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 6.3 Phương pháp thống kê toán học

7 Những đóng góp mới của luận văn 7.1 Về mặt lý luận

Tổng quan về công tác phát triển đội ngũ giảng viên, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài Khẳng định tầm quan trọng về công tác phát triển DNGV dai học, cao đẳng trong thời kỳ đồi mới

7.2 Về mặt thực tiễn

+ Đánh giá một cách có khoa học về thực trạng ĐNGV và công tác phát triển

ĐNGYV trường ĐHVH

Trang 11

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội

dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2 Thực trạng đội ngũ giảng viên ở trường ĐHVH thành phố Hồ Chí Minh Chương 3 Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường ĐHVH thành phó Hồ Chí Minh

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đây công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản của phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Hiện nay nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã coi giáo dục và đào tạo là nhân tơ có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và sự hưng thịnh của đất nước Do đó, đã có những cải cách giáo dục và đào tạo về chương trình, nội dung giảng dạy, phương pháp đào tạo, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

Với mục tiêu của nước ta đến năm 2020 cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, thì ngành giáo dục cần phát triển mạnh mẽ để phục vụ đắc lực mục tiêu đó Muốn đạt được mục tiêu đó thì nhiệm vụ trước tiên của ngành giáo

dục là phát triển đội ngũ nhà giáo

1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trang 12

12

cao đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nền giáo dục của nước họ Từ đó, họ đã

đề xuất nhiều giải pháp có hiệu quả

Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục của khối XHCN trong những cơng trình nghiên cứu của mình đã cho rằng “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tô chức đúng đắn và hợp lÿ công tác hoạt động

của đội ngĩ giáo viên ” [Io, 7:45]

Vasilij Aleksandrovich Sukhomlinskij (1918 - 1970), nhà sư phạm Xô Viết,

viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô cho rằng: “Một trong những giải

pháp hữu hiệu nhất để phát triển đội ngũ giáo viên là phải bôi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo khả năng ngày càng hoàn thiện tay ngh sự phạm, phải biết lựa chọn giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trỏ thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau” [39,754]

Một số giải pháp đề nâng cao chất lượng mà tác giả quan tâm là tổ chức hội thảo chuyên môn, qua đó giáo viên có điều kiện trao đổi những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ đề nâng cao trình độ của mình

Ở tất cả các nước trên thế giới, từ nước chậm phát triển, đang phát triển đến nước phát triển bất luận là nước giàu hay nước nghèo, đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng quyết định đến việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và qua đó nâng cao vị thế và trình độ phát triển của mỗi quốc gia Ví dụ một quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore Singapore là nước có nền kinh tế phát triển mà một trong những nguyên nhân là họ có một nền giáo dục phát triển đứng ở vị trí cao của thế giới do họ chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao Hay chính sách và chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới của Hàn Quốc đã hoạch định dựa theo yêu cầu phát triển của thế kỷ XXI với một quốc gia hiện đại Đây là các nước có nền giáo dục phát triển mà Việt Nam cần học tập

1.1.3 Các nghiên cứu ở trong nước

Trang 13

cả nước dẫn đến tình trạng mát cân đối về nhiều mặt, trong đó có đội ngũ giảng viên Các nhà khoa học đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng tác quản lý giáo dục Các chuyên gia tập trung nghiên cứu những vấn đề về chiến lược phát triển giáo đục, đổi mới chương trình, mục tiêu phương pháp giảng dạy phát triển nguồn nhân lực, trong đó có những nội dung đề cập đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên với nhiều góc độ của các cấp học, ngành học khác nhau như:

- Dự án quốc gia nghiên cứu tổng thể về GD&ĐT và phân tích nguồn nhân

lực, mã số VIE/§9/022 (gọi tắt là Dự án tổng thể về giáo dục)

- Dự án hỗ trợ Bộ GD&ĐT do Ủy ban châu Âu tài trợ Một số đề tài nghiên cứu về giáo dục như:

Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngĩ nhân lực trong điêu kiện mới (Đề tài khoa học mã số KX-07, năm 1996): Khoa học quản lý giáo dục của Trần Kiểm (1996): Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực của Trần Khánh Đức

(2002): Lý luận dạy đại học của Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức; Quản lý giáo địục của

Bùi Minh Hiền (2006); Phát triển nguồn nhân lực con người-Giáo trình dành cho học viên chuyên ngành quản lý giáo dục của Đặng Quốc Bảo (2009) Công trình: "Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo viên dạy nghề", của

Phạm Thành Nghị

Một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về lĩnh vực phát triển đội ngũ giảng viên

ở các trường cao đẳng, đại học như:

- Nguyễn Thị Thanh (1999), Các giải pháp tổ chức nhằm ổn định đội ngũ

cán bộ giáng dạy ở Trường Đại học Sư phạm (Luận van thac st QLGD Dai học Sư phạm Hà Nội)

- Nguyễn Viết Cần (2004), Những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ giáo viên trường chuẩn quốc gia Trung học phô thông Xuân Đỉnh, Hà Nội (Luận văn thac si OLGD, Dai học Sư phạm Hà Nội)

- Nguyễn Sơn Thành (2004), Một số biện pháp phát triển đội ngĩ giảng viên

Trang 14

14

- Nguyén Dinh Diing (2005), Mor sé bién phdp xdy dung déi ngii gido vién Trường Cao đăng Thóng kê (Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội)

- Dương Đức Sáu (2005), Các biện pháp quản lý đội ngĩi giảng viên trường Cao đăng Sư phạm Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội

- Hoàng Văn Thực (2007), Một số biện pháp xây dựng đội ngĩ giảng viên Trường CĐSP Hồ Bình đáp ứng yêu câu đổi mới hiện nay

- Đặng Văn Doanh (2008), Biện pháp phát triển đội ngĩ giảng viên trường

cao đẳng kinh tế - kỷ thuật thuộc đại học Thái Nguyên

- Nguyễn Hùng (2008), Biện pháp phát triển đội ngĩ giảng viên trường Cao đẳng Lăn hoá Nghệ thuật Đắc Lắk

- Phan Van Thach (2008), Quy hoach va phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả đến năm 2015

- Nguyễn Văn Quyết (2010), Một số giải pháp phát triển đội ngĩ giảng viên trường ĐHCN-TPHCM cơ sở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

Qua các dự án, các cơng trình nghiên cứu cũng như các luận văn về phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng, các trường Đại học nêu trên cho thấy tầm quan trọng và tính cấp bách của nó Trên cở sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu được cơng bó liên quan đến đề tài luận văn nghiên cứu Vì thế, đề tài nghiên cứu Một số giải pháp phát triển đội ngĩ giảng viên của trường ĐHLTHI Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ nhà trường đặt ra, nâng cao chất

lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước Đối với trường DHVH thành phố Hồ Chí Minh đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề phát triên ĐNGV

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giảng viên và đội ngũ giảng viên 1.2.1.1 Giảng viên

Trang 15

Như vậy “giảng viên là những người giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại

học”

1.2.1.2 Đội ngũ giảng viên

Theo từ điền Tiếng Việt, đội ngũ: Là “khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng” [29, Tr328]

Các khái niệm đội ngũ dùng cho các thành phần trong xã hội như: Đội ngũ trí thức, đội ngũ cơng nhân, viên chức Đó là một khối đông người, được tổ chức thành một lực lượng để cùng thực hiện một mục đích chung

Tóm lại, đội ngũ là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực

lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc

không cùng nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đích nhất định

Từ khái niệm nêu trên về đội ngũ chúng ta có thể quan niệm rằng: Đội ngữ giảng viên là một tập thể bao gồm những giảng viên giảng dạy ở bậc đại học và cao đăng, được tổ chức thành một lực lượng, có chung nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho nhà trường hoặc cơ sở giáo dục đó

1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên

1.2.2.1 Phát triển

Theo Từ điền tiếng Việt, khái niệm “phát triển" được hiểu là: “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiêu, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp ”.[29 tr724]

1.2.2.2 Phát triển đội ngũ giảng viên

Phát triển đội ngũ giảng viên là làm cho đội ngũ giảng viên trưởng thành đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của mục tiêu giáo đục, đào tạo, cho từng cơ sở giáo dục và sự

nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và cho tồn xã hội

Trang 16

16

thức, trình độ chun mơn - nghiệp vụ, khá năng chuyên môn đạt đến chuẩn và trên

chuẩn của yêu cần, các tiêu chí dành cho giáng viên trường Đại học, Cao đẳng, chú trọng đến sự phát triển bền vững Theo định nghĩa của Hội đồng thế giới về phát triển bền vững (WCDE): "Sự phát triển bên vững là sự phát triển đáp ứng các yêu câu hiện tại và có khả năng thích ứng với yêu câu của thế hệ kế tiếp sau"

1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên

1.2.3.1 Giải pháp

- Giải pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một van dé cu thé - Phát triển là vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên, từ ít đến nhiều, hẹp hay rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp

1.2.3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên

Như vậy giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên là những cách thức làm cho đội ngũ giảng viên vận động và tiến triển theo chiều hướng đi lên cả về số lượng và

chất lượng

Từ cách tiếp cận như trên, theo tác giả giải pháp phát triển là làm cho vấn đề

vận động theo chiều hướng tích cực Có thể tăng lên về số lượng, chất lượng hoặc

tăng lên về phạm vi

1.2.4 Quản lý và Quản lý giáo dục 1.2.4.1 Quản lý

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu quản lý xã hội cũng

được hình thành, trình độ tổ chức, điều hành quản lý xã hội cũng ngày được nâng cao Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào

Trang 17

Dé két hop cac yếu tố con người, công cụ, phương tiện, tài chính nhằm đạt

mục tiêu đã định trước, cần phải có sự tổ chức, điều hành chung đó chính là quan lý Có nhiều định nghĩa khái niệm quán lý theo các quan điểm khác nhau

- Theo quan điểm kinh tế, F.Taylor (1856 - 1915) cho rang “Quan ly la nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [19, tr25]

- Theo quan điểm xã hội: “Quan lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định

hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thê (đối tượng quản lý)

về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, chính

sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thé nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng ” [32 tr 7]

- Theo quan điểm hệ thống: Thế giới đang tồn tại, mọi sự vật hiện tượng là một chỉnh thé, thống nhất Quản lý với tư cách là những tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Như vậy "Quản lý là sự tác động có tơ chức, có định hướng của chả thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiêm năng,

các cơ hội của hệ thống đề đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi

trường ” [17 tr 43]

- Theo Henry Fayol (1841 - 1925), trong cuốn “Quan ly chung va quan ly cơng nghiệp” thì: Quản lý là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra

Từ những phân tích, những cách hiểu và định nghĩa khác nhau, có thể kết luận: Quản lý là sự tác động có tơ chức, có ý thức đề điễu khiển, hướng dẫn các quá

trình xã hội hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích đúng với ý chí của

nhà quản ly phi hợp với yêu cầu khách quan

- Quản lý gồm có hai thành phần: Chủ thê và khách thẻ quản lý

+ Chủ thể quản lý chỉ có thể là người hoặc tổ chức đo con người lập nên

Trang 18

18

quy phạm kỹ thuật Cũng có khi khách thẻ là người tổ chức được con người đại diện trở thành chủ thể quản lý cấp dưới thấp hơn

Cơ chế quản lý là phương thức nhờ nó hoạt động quản lý được thực hiện và quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý được vận hành và điều chỉnh Ta có sơ đồ quản lý như sau:

Sơ đề 1.1 Sơ đồ quản ly

Chủ thể quản lý \

Co ché quan b> Mục tiêu quản lý

Y Déi tuong quan I

1.2.4.2 Quan ly giao duc

Giáo dục và quản lý giáo dục tổn tại song hành Nếu nói giáo dục là hiện

tượng xã hội và phát triển cling voi su tồn tại và phát triển của xã hội lồi người thì cũng có thể nói như vậy về quản lý giáo dục Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ

chế truyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế hé sau va dé cho thế hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển các kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo, làm cho xã hội và bản thân con người luôn phát triển không ngừng Cũng như quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm đạt được những mục đích của mình Chí có con người mới có khả năng khách thể hố mục đích, nghĩa là biến cái hình mẫu ý tưởng của đối tượng

trong tương lai mà ta gọi là mục đích thành trạng thái hiện thực Mục đích giáo dục

nằm trong mục đích của quán lý giáo dục

Khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cấp độ:

- Đối với cấp vĩ mô, như cáp Bộ GD&ĐT và các cấp trung gian dưới Bộ thì “Quan ly giáo dục được hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chit thé quản lý đến tất cả các mắt xích của

Trang 19

luong va hiéu qua muc tiéu phat triển giáo đục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra

cho ngành giáo đục ” [37, tr 36]

Xét theo quan điểm lý thuyết hệ thống thì quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chú thé quan ly lên hệ thống giáo đục nhằm tạo ra tính “trồi” của hệ thống: sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống tới mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với mơi trường bên ngồi ln luôn biến động

- Đối với cấp vi m6, đó là các cơ sở giáo dục, thì “quản lý giáo dục được

hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thẻ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [37, tr

37]

- Tiêu điểm của nha trường là quá trình giáo dục nên cũng có thể hiểu quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục được tiễn hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực

lượng xã hội nhằm hình thành và phát triển toàn điện nhân cách học sinh theo mục

tiêu đào tạo của nhà trường

- Quản lý giáo dục trước hết và thực chất là quản lý con người Điều này có nghĩa là tổ chức một cách khoa học lao động của những người tham gia vào quá trình giáo dục Trong quản lý giáo đục, những sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý mang tính chất mềm dẻo, đa chiều

1.3 Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ giảng viên hiện nay 1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của giảng viên tại trường Đại học

1.3.1.1 Chức năng của giảng viên

Vị trí, chức năng của giảng viên: Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định vị

Trang 20

20

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo đục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.|35,

tr.6]

Nhà giáo của trường cao đăng, đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và người có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực

tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy,

giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm 1.3.1.2 Nhiệm vụ của giảng viên

Theo Điều lệ trường Đại học kèm theo Quyết định só 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phú quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên trường Đại học

Các nhiệm vụ của giảng viên: * Nhiệm vụ giảng dạy 1 Chuẩn bị giảng dạy:

- Nghiên cứu để nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên;

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các

tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy

2 Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảo luận khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết tiêu luận, thực tập tốt nghiệp, xây

dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp

Trang 21

4 Thuc hién qua trinh danh gia két quả học tập của học viên và hướng dẫn

học viên đánh giá hoạt động giảng dạy

5 Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

* Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ

1 Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được phân cơng và có kết quả cụ thê được Hội đồng khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên

2 Nghiên cứu khoa học và công nghệ để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng: tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công tác dao tao, bồi đưỡng: cải tiến phương pháp giảng dạy và kiêm

tra, đánh giá môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

được phân công giảng dạy

3 Viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, viết các chuyên đề, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học được phân công

4 Thực hiện quá trình đánh giá kết quá nghiên cứu khoa học của học viên;

tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi đưỡng

5 Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học khác khi được phân công

* Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công tác Đảng, đoàn thể và các hoạt động khác

1 Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng

dạy, học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

2 Làm các công tác khác như: Chiêu sinh, tuyển sinh, chủ nhiệm lớp, chỉ

Trang 22

22

khoa học và công nghệ: công tác đáng, đoàn thể, các hoạt động xã hội tại cơ sở đào

tạo, bồi dưỡng va các công tác khác khi được cấp có thẩm quyền giao * Nhiệm vụ học tập, bồi đưỡng nâng cao trình độ

1 Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giáng dạy để tăng cường năng lực công tác đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ thường xuyên

2 Có trách nhiệm thực hiện khi được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xem xét cử đi đào tạo, bồi dưỡng để có các trình độ chun môn, học vị đạt chuẩn hoặc cao hơn

chuẩn đối với chức danh đang giữ, báo đảm tiêu chuẩn khi được bổ nhiệm vào chức

danh mới

3 Hàng năm được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đi nghiên cứu thực tế, bổ

sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng và kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý

1.3.2 Vị trí, vai trị của người giảng viên Đại học 1.3.2.1 Vị trí của người giảng viên Đại học

Vị trí, chức năng của giảng viên: Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định vị

trí, vai trò của nhà giáo như sau:

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người hoc.{35, tr.6]

1.3.2.2 Vai trò của người giảng viên Dai hoc

Trang 23

1.4 Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giảng viên

1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên

1.4.1.1 Phát triển đội ngũ giảng viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

"Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rat quan trong va rat cân thiét" [23, tr.498] Dé thực hiện nhiệm vụ cách mạng vẻ vang đó, cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, trong đó có cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đóng vai trị quan trọng Vì: ” Xếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục Khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói đến kinh tế, văn hóa" [2? tr.57] Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Những người thầy giáo tot la những người vẻ vang nhất” và là “những người anh hùng vô danh" [21 tr.89]

Đồng thời với sự đánh giá cao vai trò của đội ngũ nhà giáo Chú tịch Hồ Chí Minh

nêu lên nhiều quan điểm về công tác xây dựng đào tạo đội ngũ nhà giáo Theo Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo Người khẳng định trách nhiệm đó của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước với vai trò là người lãnh đạo và quan ly Dang, Nha nước phải "quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt" [22 tr.404] trong đó xây dựng đội ngũ nhà giáo là nội dung trọng tâm

Trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc Người yêu cầu cán bộ làm công tác quản lý giáo dục “phải đào tạo cán bộ mới và giúp đð cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc " [22, Tr462] Để có một hệ thống lý luận về khoa học quản lý giáo dục, theo Hồ Chí Minh là "phải đi sâu vào việc điểu tra, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm" [23, Tr501], nhằm chủ động nắm bắt được suy nghĩ của đội ngũ nhà giáo, phát huy ưu điểm, phát hiện và khắc phục nhược điểm, thiếu sót trong q trình quản lý Đồng thời, phái trang bị cho đội ngũ nhà giáo lý luận của chủ nghĩa Mac-Lénin vì trường học của chúng ta là trường học xã hội chú nghĩa, mỗi thầy cô giáo phải là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận đó

Trang 24

24

cầu đối với nhà giáo như sau: Nhà giáo phải phát huy tinh thần học tập không ngừng Người vẫn thường dẫn lại câu nói của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đề nhắc nhở các thầy, cô giáo “đù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt phải phắn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn " [23, tr.403] Bác khuyên cán bộ và giáo viên “chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì đừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước Cho nên phải cố gắng học lập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp

vào việc cải tạo xã hội” [25, tr.489]

Mỗi giáo viên phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, ra

sức học tập lý luận chính trị vì “giáo đục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng

và Chính phú, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân đân" [19, tr.190] Nói về phương pháp giảng dạy Bác đã chỉ rõ “7hẩy giáo ngày nay không phải như trước chỉ biết gõ đâu trẻ Bây giờ thay giáo có trách nhiệm với nhân dân, đào tạo cán bộ

ra phục vụ nhân dân Cách dạy, quan niệm dạy phải khác Dạy sao cho học sinh mau hiểu, mau nhớ, lý luận ải đôi với thực hành”[21, tr.225j Bàn về đạo đức, chí

khí của nhà giáo Người yêu cầu “ khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ Đây là đạo đức cách mạng” [21, tr.332J đề thực sự là tắm gương sáng cho học sinh noi theo “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hố, chun mơn, đức là chính trị Cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu ” [26, tr.492]

Ngày nay, trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, toàn xã hội cùng với ngành giáo dục rất quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đám bảo đủ về số lượng, cơ cầu cân đối và đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới Để thực hiện thắng lợi, Đảng và Nhà nước cần quán triệt sâu rộng và tích cực triển khai trong toàn xã hội, trước hết là ngành giáo dục Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển đội ngũ nhà giáo

Trang 25

thời kỳ CNH, HĐH đất nước Kết luận Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa IX nêu rõ: "Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý về mọi mặt, coi đây là một phần trọng tâm của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,

phẩm chất lối sống của nhà giáo Xây dung kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ

giáo viên và cán bộ quản |ý giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu câu thời kỳ mới " [L2 tr.3] Quan điểm này được khẳng định lại trong Chi thi 40/CT/TW (15/6/2004) cua Ban Bi thu: "Yay dung đội ngĩ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ vê cơ cấu, đặc biệt chí trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo" [1, tr.2.]

Trong Điều 15, Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: "Nà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điêu kiện cân thiết về vật chất va tinh than dé nha giáo thực hiện vai trị trách nhiệm của

mình" [35, tr.14] Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ cũng đã nêu rõ: "Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ vê số lượng, hop lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cẩu vừa tăng về qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo đục” [Š, tr.30]

Quyết định só 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005-2010 xác định mục tiêu tổng quát: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, dong bộ về cơ cẩu, đặc biệt ch trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghê nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo ” [9, tr.40]

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ

Trang 26

26

định: "Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến" [§, tr.3]

Theo Kết luận 242-TB/T.Ư ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết

Trung ương 2 (khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với yêu cầu đổi mới căn

bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nha [14] Day là

những định hướng quan trọng giúp cho ngành giáo dục về công tác phát triển ĐNGV ở các cơ sở

1.4.1.3 Phát triển đội ngũ giảng viên căn cứ vào dự thảo chiến lược phát

triển giáo đục 2011-2020

“Giáo đục ngày càng có vai trị và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu câu phát triển kinh tế-xã héi Diéu nay đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tâm thời đại ” [6, Tr 1]

- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 tiếp tục thực hiện giai

đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạo

những bước chuyền căn bản của giáo dục trong thập niên tới

Những tôn tại yếu kém cũng đã được phân tích một cách khoa học về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo như sau: “ Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không

đồng bộ về cơ cấu Ở các trường cao đẳng, đại học, số giảng viên có trình độ thạc

Trang 27

Định hướng cho công tác phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng “chiến lược” đã đưa ra các giải pháp là:

- Thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế, có chính sách miễn giảm học phí, cung cấp học bồng đặc biệt đề thu hút các học sinh giỏi vào học tại các trường sư phạm Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo sư phạm

- Để tăng số lượng GV chiến lược đưa ra giải pháp “Thực hiện đề án đào tạo

giảng viên cho các trường đại học cao đẳng từ 2008 đến năm 2020 với ba phương án đào tạo: đào tạo ở trong nước, đào tạo ở nước ngoài và kết hợp đào tạo trong và ngoài nước ”

- Để nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra, đánh giá “Tiếp tuc danh giá theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giáo đục nghề nghiệp và giảng viên

đại học ”

- Để tăng cường chất lượng GV phải “*Ƒăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài ”

- Dé tao động lực cho GV phải: “Có chính sách khuyến khích thực sự đối với

đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xing dang - Thu Init các nhà khoa học nước ngồi có my tín và kinh nghiệm, các trí thức Việt Kiểu tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Liệt Nam ” [6, Tr9j

1.4.2 Yêu cầu, nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giảng viên

1.4.2.1 Yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên

+ Phát triển đội ngũ giảng viên đú số lượng đáp ứng nhu cầu phát triển quy

mô đào tạo của cơ sở giáo dục

+ Phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng đạt chuẩn và trên chuẩn + Chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của đội ngũ giảng viên

Trang 28

28

1.4.2.2 Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên Về số lượng giảng viên

Số lượng giáng viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của đội ngũ giảng viên tương xứng với quy mô của mỗi trường đại học, cao đẳng Số lượng giảng viên phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường

Số lượng giảng viên của mỗi trường đại học, cao đẳng phụ thuộc vào quy

mô phát triển nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố khác, chẳng hạn như: chỉ

tiêu biên chế, công chức của nhà trường, các chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảng dạy thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng động về số lượng giảng viên với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của nhà trường

Phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng nhằm hướng đến việc kéo giảm ti lệ SV/1 giảng viên để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Quyết định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phú phê duyệt chiến lược phát triển giáo đục 2001 — 2010 chỉ ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo đối với giảng viên đại học, cao đẳng là “Khẩn trương đào tạo, bồ sung và nâng cao trình độ đội ngĩ giảng viên đại học, cao đăng đê một mặt giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình đang quá cao hiện nay (30) xuống khoảng 20, trong đó 10 - 15 đối với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, 20 - 25 đối

với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế, mặt khác, đón đầu

sự phát triển giáo duc đại học những năm sắp toi.” [5, Tr1]

Vận dụng quy định của Quyết định này, đối với trường DHVH Thành phó Hồ Chí Minh, ở nội dung phát triển đội ngũ giảng viên về mặt số lượng, phái đám bảo sao cho đạt được tỉ lệ 20 — 25 sinh viên/] giảng viên

Về cơ cấu đội ngũ giảng viên

Theo từ điển Tiếng Việt, “Cơ cẩu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện các chức năng của chỉnh thể”[29J Như vậy, có thê hiểu cơ cấu đội ngũ giảng

Trang 29

- Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các đơn vị trong nha trường, phù hợp với quy mô và nhiệm vu đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo

- Ứề lứa tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh tinh trang hut hãng về đội ngũ giảng viên trẻ kế cận cần có thời gian nhất định dé thực hiện

- Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giáng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, tổ, bộ môn và chuyên ngành đào tạo của nhà trường

- Về chính trị: Duy trì sự cân đối về tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính

trị - xã hội như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,

Cơng đồn, giữa các phịng, khoa, tổ bộ môn trong nhà trường Vé chất lượng đội ngũ giảng viên

Chất lượng đội ngũ giảng viên là tồn bộ thuộc tính, những yếu tố ảnh hưởng của đội ngũ giảng viên Những thuộc tính và yếu tố ảnh hưởng này gắn bó với nhau trong một tổng thẻ thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ giảng viên và làm cho đội ngũ giảng viên khác với đội ngũ khác Theo định nghĩa chất lượng phù hợp với mục tiêu thì chất lượng đội ngũ giảng viên phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục của cơ sở giáo dục mà đội ngũ giảng viên đang làm việc

Chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm những thuộc tính bản chất tạo nên chất lượng của giảng viên: Phẩm chất của giảng viên: Trình độ của giảng viên (chuyên môn, nghiệp vụ ): Năng lực của giảng viên

Chỉ với khái niệm chất lượng giảng viên chưa nói lên được quy mô giảng viên và cơ cầu của đội ngũ giảng viên Vì vậy, nói đến chất lượng đội ngũ giảng viên cịn có các yếu tố ảnh hưởng và chỉ phối như: Số lượng thành viên trong đội ngũ (hoặc quy mô đội ngũ); Cơ cầu của đội ngũ kết hợp chặt chẽ với chất lượng giảng viên tạo nên chất lượng đội ngũ giảng viên

Về phẩm chất: Phâm chất của các giảng viên tạo nên phẩm chất của đội ngũ giảng viên, phẩm chất đội ngũ giảng viên tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ

này Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được biểu thị ở phẩm chất chính trị, đó

Trang 30

những biến động cua xã hội Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện,

định hướng xây dựng nhân cách cho sinh viên có hiệu quá Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính trị là linh hôn, chuyên môn là cái xác, có chuyên mơn mà khơng có chính trị thì chỉ là cái xác khơng hơn Phải có chính trị rồi mới có chun mơn Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài mà khơng có đức là hỏng ”

[25 Tr492]

Giáo dục có tính chất tồn diện, bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy “nghề? thì điều rất cần thiết là dạy cho sinh viên cách học để làm người, là xây dựng nhân cách cho sinh viên Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ

thông tin và truyền thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã và đang trực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hoá khác nhau Sự nhạy cám cũng như đặc tính ln thích hướng tới cái mới của tuổi trẻ rất cần có sự định hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luỗng thông tin đó Việc khơng ngừng nâng cao

tính tích cực chính trị cho đội ngũ giảng viên là rất cần thiết, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của giáo dục đại học Việt Nam, kết hợp một cách hài hịa

giữa tính dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại trong đào tạo, đáp ứng yêu

cầu phát triển của giáo dục đại học Việt Nam

Phẩm chất đạo đức mẫn mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng Cùng với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố nền tảng của nhà giáo Trong sự nghiệp “trồng người” phâm chất đạo đức ln có vị trí nền tảng Nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng đề trở thành tắm gương cho thế hệ trẻ noi theo, dé giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho thé

hệ trẻ

Về kiến thức: Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để họ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Trình độ của đội ngũ giáng viên trước hết được thể hiện ở

Trang 31

đại, những đổi mới trong giáo dục và đào tạo để vận dụng trực tiếp vào hoạt động

giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình Mặt khác, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến trên thế giới tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học Hiện nay, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên đã và

đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bát cập

Về kỹ năng sư phạm: Từ điền Tiếng Việt giải nghĩa “Năng lực là khả năng,

điêu kiện chủ quan hay tự nhiên sẵn có đề thực hiện một hoạt động nào đó; hoặc là

phẩm chất tâm lý, sinh lÿ tạo ra cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt

động nào do.” [29, tr.678]

Đối với đội ngũ giảng viên, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thống tri thức mà người giảng viên được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các kỹ năng đề tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả Kỹ năng của người giảng

viên được hiểu là “khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào hoạt động sư

phạm” biến nó thành kỹ xảo Kỹ xảo “là kỹ năng đạt tới mức thuần thục ”[29,

tr.544]

Giang dạy và nghiên cứu là hai hoạt động cơ bản, đặc trưng của người giảng viên đại học, cao đẳng Vì vậy, nói đến năng lực của đội ngũ giáo viên cần phải xem xét trên hai góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học

Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng: khả năng đáp ứng sự tăng lên về quy

mô đào tạo; khả năng truyền thụ tri thức mới cho sinh viên Điều đó phụ thuộc rất

lớn vào trình độ, kỹ năng của người giảng viên; điều kiện và thiết bị dạy học và được thê hiện ở chất lượng và hiệu quả đào tạo

Năng lực của người giảng viên còn được thể hiện ở việc khơi dậy tinh thần say mê học tập cho sinh viên: gợi mở những vấn đề mới để các em có nhu cầu tìm kiếm tri thức giải quyết vấn đề một cách khoa học và tìm kiếm chân lý khoa học;

Trang 32

32

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học

Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển GD-ĐT nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên có ý nghĩa quan trọng Bởi GD-ĐT là một phân hệ trong hệ thống kinh tế - xã hội Trong quá trình phát triển GD-ĐT ln chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống kinh tế - xã hội Tuy nhiên, thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên không thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên mà chỉ xem xét dé đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên

e_ Các yếu tố khách quan

Bước vào thời kỳ đổi mới, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi Đảng

và nhà nước tích cực đổi mới về chiến lược, sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiép CNH, HDH đất nước

Nước ta gia nhập tổ chức WTO là một thách thức đồng thời cũng là cơ hội cho giáo dục phát triển

e_ Các yếu tố chú quan

Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giảng viên phải có đầy đủ đức và tài Nhà trường phái thường xuyên

quan tâm phát triển đội ngũ, thể hiện ở các mặt

Người thầy giáo phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành

đào tạo

Người thầy giáo phải có đạo đức tốt, kiến thức sư phạm vững chắc, năng lực thực hiện thành thạo và hiệu quả

Cán bộ quản lý GD-ĐT có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề vững chắc Người cán bộ Quản lý cần phải: Thực hiện mục tiêu GD-ĐT ở cơ sở GD bằng cách giao nhiệm vụ cho người dưới quyền sao cho phát huy được hiệu quả tích cực,

chú động, sáng tạo, hiệu quả: chịu trách nhiệm dam bao các mục tiêu đào tạo của

Trang 33

nhạy cảm, nhanh nhạy và vận dụng cái mới trong công tác quản lý: triển khai công việc phải hướng dẫn cụ thé, giám sát, kiểm tra, đánh giá trong quá trình hoạt động

Đảm báo được chu trình quán lý gồm: + Kế hoạch hóa:

+ Tổ chức thực hiện;

+ Điều hành:

+ Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, phân tích, tổng kết kinh nghiệm

1.5 Công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường Đại học 1.5.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Kế hoạch hóa nguồn giảng viên:

Nhằm bảo đảm nhu cầu nguồn giáng viên luôn được đáp ứng về số lượng và chất lượng Vấn đề này liên quan chặt chẽ với các trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật Kế hoạch hóa nguồn giảng viên là công việc hằng năm phải đặt ra công việc

cụ thể là:

- Các nhân tổ bên trong là các giảng viên cần thiết, các bộ phận cần mở rộng

hay thu gọn việc cứ giảng viên đi đào tạo lại (chuẩn hóa hoặc nâng cao trình độ )

- Các nhân tố bên ngoài như là tính hấp dẫn của cơ sở giáo dục trong việc thu hút nhân lực bên ngoài vào làm giảng viên, đặc điểm của thị trường lao động

Kế hoạch hóa nguồn giảng viên phải thỏa mãn 3 yêu cầu quan trọng đó là: - Có tính tương lai;

- Có tính hành động (các giải pháp thực hiện kế hoạch):

- Có chủ thể thực hiện

Quy trình kế hoạch hóa nguồn giáng viên bao gồm các bước: Bước I: Phân tích tình hình sử dụng đội ngũ giảng viên hiện có; Bước 2: Dự báo nhu cầu nguồn lực giảng viên:

Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, thông qua kế hoạch;

Trang 34

- Thông báo chỉ tiêu, yêu cầu của cơ sở giáo dục đối với các ứng viên dự tuyển (Nêu các tiêu chuẩn cụ thể đặc biệt là tiêu chuẩn về phẩm chất năng lực bao gồm trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm)

Các nguyên tắc cụ thé trong tuyén chon giảng viên

TT y

Nguyén tic tương ứng Nguyên tắc cơ cầu Nguyên tic cu thé

x Ỷ

sẻ Cơ Tạo Bảo Năng Phát

9, cấu ê kíp đảm động triển

grange can trong ba trir linh

wien bộ côn: bể hoat

phải ong oa

dap can tac, sung

ứng đôi, trong yêu lâu quản câu năm, lý công mới,

việc trẻ

Sơ đô 1.2: Các nguyên tắc tuyển chọn giảng viên

- Lập danh sách, hồ sơ các ứng viên tương ứng với kế hoạch nhân sự

Những nguyên tắc cụ thể trong việc tuyển chọn giáng viên trình bày trong “sơ đồ 1.2: Các nguyên tắc tuyển chọn giảng viên” [36, Tr327]

Chọn lựa:

Bao gồm việc xem xét các hồ sơ, các cuộc kháo sát, trắc nghiệm, thâm định, đánh giá các ứng viên do những người quản lý trực tiếp tiến hành Họ sẽ là người lựa chọn cuối cùng và sử dụng người được lưa chọn Việc đánh giá phải theo chuẩn khách quan, công khai, công bằng Có như vậy thì những giảng viên được lựa chọn sẽ thấy tự hào vì mình xứng đáng và sẽ có động lực trong cơng tác sau này

Trang 35

chính sách cúa cơ sở giáo dục và những hành vi được mong đợi của cơ sở giáo dục từ họ

1.5.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Nhằm nâng cao năng lực sư phạm của mỗi giảng viên Việc huấn luyện không gì hiệu quả bằng xuất phát từ công việc thực tế, từ hoạt động giáo dục, giảng dạy hằng ngày của họ đề bồi dưỡng họ, việc kiểm tra giảng viên phải nhằm mục đích phát triển giảng viên

- Các nguyên tắc đào tạo, bồi đưỡng giảng viên:

+ Nguyên tắc đâm bảo quyền lợi và trách nhiệm của giảng viên: + Đảm bảo sự đóng góp của cá nhân giảng viên cho cơ sở giáo dục; + Lợi ích và tiềm năng của giảng viên phải gắn với cơ sở giáo dục - Chiến lược phát triển giảng viên:

+ Chiến lược về cơ cấu;

+ Chiến lược con người; + Chiến lược về chuyên môn

1.5.4 Công tác đánh giá, sàng lọc đội ngũ giảng viên

Nguyên tắc chung: Căn cứ vào mục tiêu: bảo đảm tính khách quan: thường xuyên và hệ thống,toàn diện

Nguyên tắc cụ thể: Thống nhất nhân cách, tâm lý, ý thức với hoạt động giáo

dục; phát triển; bảo đảm tính lịch sử: bảo đảm tính tồn điện

Các phương pháp đánh giá giảng viên gồm: Nghiên cứu lý lịch, tiểu sử, hồ sơ; quan sát, trò chuyện, phỏng vấn: phân tích kết quả hoạt động thực tiễn

1.5.5 Công tác thi đua, khen thưởng đội ngũ giảng viên

Công tác thi đua khen thưởng có vai trò rất quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ Nếu được thực hiện một cách khách quan, kịp thời và công bằng nó sẽ thúc đây q trình phát triển đội ngũ theo hướng tích cực

Trang 36

36

Giảng viên thuộc các co sở đào tao, bồi dưỡng được hưởng chế độ về tiền

lương phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp giảng dạy, trá lương dạy thêm giờ và các khoán phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước như đối với giảng viên các trường đại học: được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Chế độ nghỉ hàng năm của giảng viên gồm các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ phép (hoặc nghỉ hè) hàng năm theo quy định của pháp luật

Căn cứ kế hoạch năm học, điều kiện cụ thể Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bó

trí thời gian nghỉ phép (hoặc nghỉ hè) cho giảng viên một cách hợp lý

Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu

tứ”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo các quy định

của Nhà nước như đối với giảng viên đại học

1.6 Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐHVH

Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐHVH thực chất là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về phẩm chất năng lực trình độ và các yếu tố ánh hưởng: dé dam bao về chất lượng đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu

« Về số lượng:

Phán đấu thực hiện đủ về số lượng giảng viên tương ứng với số lượng sinh viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và đi dần vào ồn định đề phát triền Việc tuyển chọn giảng viên phải được tiến hành bằng nhiều con đường như: tiếp nhận giảng viên từ các trường khác về (đảm bảo yêu cầu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, giảng viên đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành phù hợp) Dự kiến quy mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy, liên thông năm 2017 là 10.000 sinh viên Vì vậy, việc tuyên chọn đội ngũ giảng viên phái đi trước một bước đề đáp ứng được yêu cầu về số lưỡng sinh viên

Trang 37

Phát triển DNGV đồng bộ về cơ cấu cả chuyên ngành, độ tuổi, giới tính và

năng lực trình độ Đặc biệt có cơ cấu hợp lý về các lĩnh vực chuyên môn giữa các ngành, các bộ môn trong khoa và giữa các khoa, cơ câu đủ giảng viên có trình độ cao về các chuyên ngành trọng điểm của trường

Cơ cấu theo nguyên tắc mỗi giảng viên giảng dạy được ít nhất hai môn và mỗi mơn ít nhất có hai giảng viên giảng đạy

« Về phẩm chất:

Bên cạnh về việc phát triển mục tiêu về số lượng, cơ cấu thì việc phát triển một tập thể giảng viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp

trong sáng, có ý chí vươn lên sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Trung thực thẳng thắn, có lịng say mê nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học

« Về trình độ:

Đối với giảng viên tuyển mới phải đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (ưu tiên là người tốt nghiệp ở nước ngoài) Mục tiêu đến năm 2017 đạt 25 đến 30% giảng viên có trình độ tiễn sĩ hoặc đang học nghiên cứu sinh, 65 đến 70% giảng viên có trình độ thạc sĩ hoặc đang học cao học 100% giảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng lớp nghiệp vụ giảng dạy dành cho giảng viên

„về năng lực:

Ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao Co su sang tao, sang kién trong thực hiện nhiệm vụ dé đạt kết quả tốt nhát

Năng lực sư phạm tốt, nắm bat va str dung nhuan nhuyễn các phương pháp dạy học và sử dụng tốt các phương tiện, công cụ dạy học, nâng cao hơn nữa trình độ

ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ GV

KET LUAN CHƯƠNG 1

Trang 38

38

viên Phát triển là sự biểu hiện sự thay đổi, sự tăng tiến về số lượng lẫn chất lượng của sự vật hiện tượng, của con người trong cộng đồng và trong xã hội

Cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở sự

khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này trong bói cảnh đất nước đang trong thời kỳ đây mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước đó là ở quan điểm của tư tưởng Hồ

Chí Minh, ở sự định hướng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nêu rõ mục tiêu là xây

dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới

Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học là một quá trình các chủ thé quản lý sử dụng tổng hợp các biện pháp tác động vào đội ngũ giảng viên của Nhà trường nhằm bảo đảm cho đội ngũ này phát triển đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng với nhu cầu đào tạo của Nhà trường

Các khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng và phát triển DNGV

được nêu ra ở Chương 1 sé tao co sé khoa hoc đề đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ĐNGV Trường ĐHVH giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đây chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục cao đẳng, đại học nói riêng

Chương 2

THUC TRANG PHAT TRIEN ĐỌI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHÓ HỊ CHÍ MINH

2.1 Q trình hình thành và phát triển của trường ĐHVH thành phố Hồ Chí

Minh

Trang 39

Trường ĐHVH là trường đại học dân lập, được thành lập theo quyết định số

517/TTg ngay 11 thang 7 năm 1997 của Thủ tướng Chính phú Tuy nhiên, do một số lý do, đến tháng 11 năm 1999 Trường mới chính thức đi vào hoạt động

Sau hơn 15 năm hoạt động và phát triển Trường ĐHVH đã trở thành một thương hiệu uy tín về giáo dục Đại học, đào tạo có chất lượng về các ngành Kinh tế;

Du lịch; Kỹ thuật: Khoa học xã hội & Nhân văn tại khu vực phía Nam và trong cả

nước, gần 15.000 sinh viên đã tốt nghiệp với 30 ngành/chuyên ngành đào tạo trình

độ đại học, cao đẳng Sinh viên tốt nghiệp Trường ĐHVH hiện dang làm việc trong

nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại các vùng miễn của đất nước Trong số đó, nhiều sinh viên đã thành đạt, giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, được các công ty, tổ chức tin tưởng, đánh giá cao

Xác định đội ngũ giảng viên là nhân tố cốt lõi, là “linh hồn” của một trường đại học, Nhà trường tìm kiếm, mời những giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học về công tác và gắn bó lâu dài với Trường Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Trường là 460 giảng viên có uy tín (bao gồm cơ hữu và thỉnh giảng), trong đó trên 70% là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư

Chương trình đào tạo các ngành cúa Nhà trường theo định hướng trang bị kiến thức cơ bản nhưng cũng mang tính ứng dụng, chú trọng kỹ năng thực hành, thực tập, đám bảo cho sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu làm việc ở lĩnh vực chuyên môn hẹp cũng như năng lực thích ứng với những biến động của thực tiễn

Năm 2012 là năm mang tính bước ngoặt lớn của Trường ĐHVH Sau nhiều năm tìm kiếm nhà đầu tư cho Trường, ngày 30/10/2012 Nhà trường đã đi đến ký thảo thuận đầu tư với Công ty Hùng Hậu là nhà đầu tư toàn diện và duy nhất của

Trường ĐHVH Điều đặc biệt, Chú tịch Hội đồng quản trị, Ông Trần Văn Hậu,

chính là một cựu sinh viên của Trường, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, kỳ vọng đầu tư cho giáo dục lâu dài, “để đời”

Với sự hỗ trợ về quán trị và tài chính, Trường ĐHVH từng ngày, từng giờ thay

Trang 40

40

kinh nghiệm quản lý, đội ngũ giảng viên được bổ sung thêm nhiều giảng viên có trình độ cao, tốt nghiệp các trường đại học có uy tín trong nước và nước ngoài Cơ sở đào tạo tại Số 624 Âu Cơ, Quận Tân Bình: Số 2A2 P Thạnh Xuân, Quận 12 được tu bổ, xây dung, trang bị mới Cơ sở 1004A Âu Cơ chuẩn bị xây dựng đề làm khu Hiệu bộ và văn phòng các khoa Ngoài ra, một khu Ký túc xá cho sinh viên với 700 chỗ ở sẽ được xây dựng tại địa chỉ 1004B Ân Cơ: một tòa nhà ngay trung tâm

Thành phó tại địa chỉ 665-667-669 đường Điện Biên Phú, Quận 3; cạnh Nhà Văn hóa sinh viên Tp HCM, được đưa vào hoạt động để phục vụ tuyển sinh, các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo sau đại học và hợp tác quốc tế

Trong chiến lược dài hạn, khuôn viên đại học (Campus) theo chuẩn mực quốc

tế sẽ được Truong DHVH trién khai tai Dai 16 Nguyễn Văn Linh trên diện tích gần 60.000 m2, đã được Ban quản lý Khu Nam và UBND Tp HCM quy hoạch, giao

đất

Thông qua quan hệ hợp tác uy tín của Trường, sinh viên được bảo đảm thực

hành, thực tập tại các doanh nghiệp, các tổ chức có uy tín tại Tp HCM và khu vực phía Nam Đặc biệt, được các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp một số tỉnh, thành phía Nam, Nam Tây Nguyên hỗ trợ thực

tập, tài trợ học bồng, ưu tiên tuyển dụng

Trong thời gian tới, Trường ĐHVH tiếp tục mở những ngành đào tạo mới trong các lĩnh vực kỹ thuật, nông nghiệp, công nghệ : triển khai đào tạo sau đại

học một số ngành trong năm 2013: xúc tiến, triển khai các chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu

Ngày đăng: 28/08/2014, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w