1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại UBND phường yên phụ quận tây hồ thành phố hà nội

37 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 241 KB

Nội dung

Mặc dù gặp không ít khó khăn khi đóng vai trò tiênphong nhưng bộ phận “một cửa” của UBND phường Yên Phụ đã thu được một số kết quả nhất định đặc biệt việc thực hiện cơ chế "một cửa" của

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Sau gần bốn năm thực hiện cơ chế “một cửa” ở cấp xã từ ngày 01/01/2005

và hai năm thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”,đến thời điểm hiện nay, ở hầukhắp các tỉnh thành trong phạm vi cả nước đã triển khai thực hiện cơ chế “mộtcửa”, “một cửa liên thông” từ cấp trung ương đến cấp xã

So với các tỉnh thành trong cả nước, Thành phố Hà Nội là một trongnhững địa phương triển khai sớm và đồng bộ mô hình “một cửa”, “một cửa liênthông” ở cả ba cấp chính quyền Riêng đối với mô hình “một cửa” cấp xã, ở HàNội đã có nhiều phường triển khai trước ngày 01/01/2005, trong đó có phườngYên Phụ - Quận Tây Hồ Mặc dù gặp không ít khó khăn khi đóng vai trò tiênphong nhưng bộ phận “một cửa” của UBND phường Yên Phụ đã thu được một

số kết quả nhất định đặc biệt việc thực hiện cơ chế "một cửa" của uỷ ban nhândân phường đã được tổ chức, công dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao, góp phần

cơ bản giải quyết được nhiều vấn đề về thủ tục hành chính cho người dân

Qua thời gian 2 tháng thực tập tại UBND phường Yên Phụ, em đã đượctìm hiểu về hoạt động của UBND phường nói chung đặc biệt là hoạt động của

bộ phận “ Tiếp nhận hồ sơ hành chính” của UBND phường Em nhận thấy vấn

đề cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa”, “một cửa liên thông” có

ý nghĩa rất lớn đối với người dân và cơ quan hành chính, tuy nhiên quy trình giảiquyết thủ tục hành chính còn một số điểm chưa được hiệu quả Vì vậy em chọn

đề tài báo cáo thực tập là: “ Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ

chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại UBND phường Yên Phụ - quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội” Thông qua báo cáo thực tập, em xin đưa ra một

số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận “ tiếp nhận

hồ sơ hành chính” tại UBND phường Yên Phụ

Trong quá trình thực tập tại UBND phường Yên Phụ, em nhận được sựquan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các bác lãnh đạo, các anh chị cán bộ, công chứclàm việc tại UBND phường và các thầy cô phụ trách đoàn thực tập số 12 Đồngthời,em cũng nhận được sự hướng dẫn tận tình khi viết báo cáo thực tập của cô

Trang 2

giáo – Ths Nguyễn Thị Hà – Giảng viên khoa văn bản và công nghệ hànhchính Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các bác, các anh chịlàm việc tại UBND phường Yên Phụ, các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 12

và Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này

Trang 3

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ UBND PHƯỜNG YÊN PHỤ

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI

1 Vị trí địa lý:

Phường Yên Phụ là đơn vị hành chính nằm ở phía Đông Nam quận Tây

Hồ, được tách ra từ quận Ba Đình từ năm 1996, có vị trí cụ thể như sau:

Phía Đông giáp phường Ngọc Thuỵ - quận Long Biên

Phía Đông Nam giáp sông Hồng

Phía Tây Bắc giáp phường Quảng An và phường Tứ Liên

Phía Nam giáp phường Phúc Xá, Trúc Bạch và Thụy Khuê

Theo bản đồ địa giới hành chính 364/CT tổng diện tích theo địa giới hànhchính của phường Yên Phụ là 149,7700 ha

2 Dân cư:

Phường Yên Phụ được chia thành 80 tổ dân phố thuộc 16 khu dân cư quản

lý 4500 hộ với khoảng 24.000 nhân khẩu và đặc biệt là nơi tập trung nhiều cơquan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các khu tập thể

3 Tình hình kinh tế – xã hội của Phường:

- Về thu chi ngân sách: Hàng năm Phường thu Ngân sách trên địa bànPhường hàng năm trên 5 tỷ đồng và tổng chi Ngân sách trên địa bàn là trên 4 tỷ

- Công tác An ninh - Quốc phòng: tình hình An ninh Chính trị củaPhường được đảm bảo ổn định, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết, Bầu cử

Trang 4

- Về kinh tế: Toàn phường có trên 500 hộ kinh doanh, hàng năm tổng các

hộ kinh doanh nộp ngân sách nhà nước trên 1.500.000.000 đồng

- Văn hoá xã hội: Yên Phụ là một vùng in đậm nét truyền thống văn hoádân tộc với 2 di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng: Chùa Trấn Quốc,Đình Yên Phụ

Yên Phụ cũng là một vùng đất địa linh và đặc biệt là lễ hội rước kiệu ĐìnhYên Phụ diễn ra hàng năm, khách thập phương đến thăm viếng có khi tới hàngvài nghìn người song tình hình an ninh trật tự vẫn bảo đảm Khách hành hươngđược tôn trọng tự do tín ngưỡng, không có hiện tượng mê tín dị đoan

II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA UBND PHƯỜNG YÊN PHỤ

1 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Để quản lý và điều hành mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội diễn rathuận lợi và tuân thủ đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước Căn cứ vào Nghị định 121/2003/NĐ - CP ngày 21/10/2003 về chế độ,

Trang 5

chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định114/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

Vì vậy, ngay tại kỳ họp đầu tiên Hội đồng nhân dân phường khoá 2004 - 2009

đã bầu ra 5 ủy viên của UBND phường bao gồm:

- Chủ tịch: Phụ trách chung và phụ trách khối nội chính

Ngoài ra trong bộ máy của UBND phường Yên Phụ còn có các cán bộchuyên môn để giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địaphương

Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND phường Yên Phụ được biểu diễn theo sơ đồ :

Chủ tịch UBND phường

Phó Chủ tịch

(KT- ĐT) Quân sự Uỷ viên Công an Uỷ viên Phó Chủ tịch (VH-XH)

Thanh tra xây

Trang 6

Bên cạnh cán bộ chuyên môn còn có: Cán bộ LĐTBXH, cán bộDSGĐ&TE, văn thư, giao thông đô thị Để giải quyết thủ tục hành chính, tháng10/2004 bộ phận “Tiếp nhận hồ sơ hành chính”được thành lập bao gồm có 03cán bộ, công chức chuyển từ các bộ phận chuyên môn sang phụ trách và chínhthức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/10/2004.

2 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của UBND Phường

- UBND Phường tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn;thảo luận tập thể quyết định theo đa số các vấn đề được quy định theo Luật tổchức HĐND và UBND công bố ngày 10 tháng 12 năm 2003 và những vấn đềquan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND phường

- Cách thức giải quyết công việc của UBND Phường:

2.1 UBND Phường họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa

số tại phiên họp UBND về các vấn đề

- Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng 5năm và hàng năm, kế hoạch quản lý đầu tư, quy hoạch xây dựng các công trình

Trang 7

trọng điểm tại địa phương để trình HĐND Phường, UBND quận Tây Hồ quyếtđịnh.

- Chương trình công tác hàng năm của UBND Phường, các biện phápthực hiện Nghị quyết của HĐND Phường, các văn bản của cấp trên trước khitrình HĐND Phường, UBND Quận

- Kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể và mỗi cánhân thành viên UBND Phường hàng năm

- Những vấn đề khác mà Pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBNDPhường hoặc những vấn đề Chủ tịch UBND Phường thấy cần thiết đưa ra tậpthể

- Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp UBNDđược, theo quyết định của Chủ tịch UBND Văn phòng UBND Phường gửi toàn

bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên UBND Phường nhất trí thìVăn phòng UBND Phường tổng hợp trình Chủ tịch UBND quyết định và báocáo UBND Phường tại phiên họp gần nhất

2.2 Thẩm quyền của Chủ tịch UBND Phường

- Chủ tịch UBND Phường là người đứng đầu UBND Phường, lãnh đạo vàđiều hành mọi công việc của UBND Phường, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn của mình theo theo quy định tại điều 127 Luật tổ chức HĐND vàUBND năm 2003; đồng thời cùng UBND Phường chịu trách nhiệm tập thể vềhoạt động của UBND trước Đảng ủy, HĐND Phường và UBND quận Tây Hồ

- Chủ tịch UBND Phường triệu tập, chủ trì các phiên họp và các hội nghịkhác của UBND Phường, khi vắng mặt thì ủy quyền Phó Chủ tịch chủ trì thay;

Trang 8

bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn bản của UBND Quận, Nghị quyếtcủa Đảng ủy, HĐND Phường.

- Căn cứ vào các văn bản của UBND Quận, Nghị quyết Đảng ủy, HĐNDPhường và tình hình thực tiễn của địa phương, xây Chương trình công tác năm,quý, tháng của UBND Phường

- Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân côngnhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra các thành viên UBND Phường và các cán bộ, côngchức khác thuộc UBND Phường, các đồng chí lãnh đạo Khu dân cư, Tổ trưởngdân phố trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

- Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung côngviệc, những vấn đề đột xuất, phức tạp trên địa bàn; những vấn còn có ý kiếnkhác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch và ủy viên UBND Phường

- Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền UBND Phường và thẩmquyền Chủ tịch UBND theo quy định của Pháp luật

- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của phường, hoạt động của UBND vớiĐảng ủy, HĐND Phường và UBND quận Tây Hồ

- Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồngnhân dân, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dâncấp phường; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu vềcác đề xuất của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác củaUBND; tạo điều kiện các đoàn thể hoạt động hiệu quả

- Tổ chức việc tiếp công dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo vàkiến nghị của nhân dân theo quy định của Pháp luật

Trang 9

3 Mối quan hệ công tác của UBND phường

3.1 Quan hệ với UBND Quận và cơ quan chuyên môn cấp quận

UBND Phường và Chủ tịch UBND Phường chịu sự chỉ đạo của UBNDQuận, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND Quận

UBND Phường chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc về chuyênmôn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp quận trong thực hiện nhiệm vụchuyên môn trên địa bàn phường, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyênmôn cấp quận trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức củaUBND Phường Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của

cơ quan

UBND Phường bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầutheo dõi các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của UBND quận, giữmối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp quận, tuân thủ sự chỉ đạothống nhất của UBND Quận

UBND Phường giữ mối liên hệ chặt chẽ với các phòng, ban, ngành,MTTQ và các đoàn thể quần chúng nhân dân thuộc Quận tranh thủ giúp đỡ vềchuyên môn trên từng lĩnh vực, tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụcông tác nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh chínhtrị trên địa bàn phường, mở rộng mối quan hệ tốt với các đơn vị đóng trên địabàn phường, quận và giáp ranh

3.2 Quan hệ với Đảng uỷ, HĐND, MTTQ và các đoàn thể nhân dân cấp phương

- Quan hệ giữa UBND Phường với Đảng uỷ: UBND phường chịu sự lãnhđạo của Đảng uỷ phường trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, Pháp luật

Trang 10

của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của UBND Quận; chủ động đề xuất vớiĐảng uỷ phương hướng nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế xã hội, giữ vững

an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đềquan trọng khác ở địa phương; có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để giới thiệu vớiĐảng uỷ những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức

vụ công tác chính quyền

- Quan hệ giữa UBND với HĐND: UBND Phường chịu sự giám sát củaHĐND Phường, chịu trách nhiệm các Nghị quyết của HĐND, báo cáo trướcHĐND Phường; phối hợp với thường trực HĐND chuẩn bị nội dung các kỳ họpHĐND, tiếp thu giải quyết các ý kiến của cử tri, xây dựng các đề án chỉ tiêu pháttriển KT - XH của địa phương từng giai đoạn trình HĐND xem xét, quyết định

- Quan hệ giữa UBND với MTTQ: UBND Phường có trách nhiệm phốihợp chặt chẽ với UB.MTTQ và các đoàn thể nhân dân các Khu dân cư, tổ dânphố trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợiích của nhân dân; trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên địa bàn Phường Tạođiều kiện thuận lợi để UB.MTTQ và các Đoàn thể nhân dân tổ chức, động viênnhân dân, giám sát các hoạt động của chính quyền Định kỳ 03 tháng một lần,tập thể UBND với thường trực UB.MTTQ và trưởng các đoàn thể nhân dân họp

để thông báo tình hình hoạt động của UBND Phường

- Quan hệ giữa UBND Phường với Cụm trưởng và Tổ trưởng dân phố:Chủ tịch UBND Phường phân công các thành viên UBND theo dõi, nắmtình hình các khu dân cư Hàng tuần các thành viên UBND có trách nhiệm báo

Trang 11

cáo trước UBND Phường tại cuộc họp giao ban về tình hình cụ thể của Khu dân

cư do mình theo dõi

Các đồng chí lãnh đạo Khu dân cư, tổ dân phố phải thường xuyên liên hệvới HĐND, UBND Phường để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của UBND Quận và của HĐND - UBNDPhường, kịp thời báo cáo tình hình mọi mặt của Khu dân cư và tổ dân phố

III HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN “ TIẾP NHẬN HỒ SƠ HÀNH CHÍNH”

1 Chức năng, nhiệm vụ

Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, từ ngày 01/10/2004, UBND phườngYên Phụ đã triển khai áp dụng cơ chế “ một cửa” trong giải quyết thủ tục hànhchính Bộ phận “ một cửa” tại UBND phường được thành lập với tên gọi bộ

phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính” với những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Là đầu mối giao dịch hành chính giữa công dân, tổ chức với UBNDphường

- Tiếp nhận hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức đề nghị giải quyết thủtục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của UBND phường; Chuyển cho cấp

có thẩm quyền giải quyết; trả kết quả cho công dân, tổ chức sau khi đã giảiquyết

- Cơ chế “ một cửa” được áp dụng trong các lĩnh vực sau: xây dựng nhà ở,đất đai, hộ tịch, chứng thực

2 Nguyên tắc hoạt động

- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật

- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyếtcông việc của tổ chức, công dân

- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Trang 12

- Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việccủa tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.

- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức,công dân

CHƯƠNG II

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO

CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND PHƯỜNG YÊN PHỤ

I Quy trình giải quyết thủ tục hành chính

1 Khái niệm quy trình giải quyết thủ tục hành chính

1.1 Thủ tục hành chính

Trong thực tiễn hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được tiếnhành theo một trình tự nhất định mà pháp luật quy định nhằm đạt được mục tiêuquản lý Khoa học quản lý gọi đó là thủ tục quản lý hành chính nhà nước hay thủtục hành chính

Hiện nay trong nghiên cứu khoa học vẫn tồn tại nhiều quan niệm khácnhau về thủ tục hành chính Tuy nhiên có thể đưa ra quan niệm đang được thừa

nhận rộng rãi như sau: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với công dân, tổ chức( Theo giáo trình “thủ tục hành chính”, trang 7, NXB Khoa học và Kỹ

Thuật, Hà Nội năm 2007) Trong báo cáo này, khái niệm trên là cơ sở để chúng

ta tiếp cận và phân tích thực tiễn quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơchế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại UBND phường Yên Phụ

1.2 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính

- Quy trình là thuật ngữ được sử dụng khi nói về một loạt liên tục các hoạtđộng theo trình tự thống nhất, hợp lý với các bước phải tuân theo một cách thứ

Trang 13

tự, lần lượt( do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành) bắt buộc các chủ thể

có liên quan phải thực hiện đúng khi tiến hành.( Theo Từ điển thuật ngữ hànhchính, trang 159, Viện nghiên cứu hành chính – Học viện Hành chính, Hà nộinăm 2002)

- Quy trình giải quyết thủ tục hành chính là trình tự các bước phải tuântheo một cách lần lượt, thứ tự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành vàmang tính bắt buộc đối với các chủ thể khi tham gia giải quyết thủ tục hànhchính

2 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” 2.1 Khái niệm và bản chất của cơ chế “một cửa”

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là đấy mạnh cải cách hành chính,trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá Để thủ tục hành chính pháthuy hiệu quả cần xây dựng một cơ chế thích ứng Việc nghiên cứu, áp dụng cơchế “một cửa” trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính là một giải pháp cónhiều ưu điểm và cần thiết được hoàn thiện

Cơ chế “một cửa” được hình thành nhằm thay thế cơ chế “nhiều cửa”trong giải quyết thủ tục hành chính giữa cơ quan công quyền với nhau và giữacác cơ quan công quyền với công dân, tổ chức

Theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày09/04/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan

hành chính ở địa phương, cơ chế “ một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của

tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là bộ phận “ tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.

Bản chất của cơ chế “một cửa”: Nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính

rườm rà, không cần thiết, tập trung giải quyết các dịch vụ hành chính vào mộtđầu mối thống nhất Khi tổ chức, công dân có nhu cầu liên hệ với cơ quan nhànước chỉ cần đến một đầu mối duy nhất để nộp hồ sơ cần thiết theo hướng dẫn

Trang 14

của các cơ quan chức năng và nhận kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩmquyền cũng chính tại nơi đó.

2.2 Mô hình “một cửa” ở cấp xã

Mô hình “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính ở cấp xã đượctriển khai đồng loạt từ ngày 01/01/2005 trên phạm vi cả nước và có hai hìnhthức tổ chức bộ phận “ một cửa” như sau:

Hình thức thứ 1:

Theo hình thức thứ 1 thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ có một

đến hai người, thường là công chức văn phòng – thống kê và một cán bộ kháclàm nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, sau đó chuyểnđến công chức chuyên môn để xử lý, trình lãnh đạo uỷ ban nhân dân cấp xãquyết định, rồi chuyển lại cho công chức văn phòng – thống kê tại bộ phận tiếpnhận và trả kết quả để hoàn trả cho tổ chức, công dân

(Công chức văn phòng- thống kê)

Công chức chuyên môn theo từng lĩnh vực

Chủ tịch hoặc phó chủ tịch cấp xã

Trang 15

Ở hình thức thứ 2: Các công chức chuyên môn thuộc các lĩnh vực giải

quyết theo cơ chế "một cửa" được bố trí trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả, dưới sự điều hành trực tiếp của chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã

Tổ chức, công dân trực tiếp nộp hồ sơ cho công chức phụ trách lĩnh vực để họtiếp nhận và xử lý, xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo uỷ ban nhân dân cấp xã,sau đó trả kết quả cho công dân hoặc tổ chức Những công việc đòi hỏi có thờigian nghiên cứu giải quyết thì viết giấy hẹn để trả lại cho tổ chức, công dân theoquy định về thời gian được niêm yết công khai tại bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả

3 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa liên thông”

3.1 Khái niệm cơ chế “ một cửa liên thông”

Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về việc ban hànhQuy chế thực hiện cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại cơ quan hành

chính nhà nước ở địa phương Cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước.

Với mô hình “một cửa liên thông”, quy trình giải quyết thủ tục hành chínhphải đáp ứng được yêu cầu và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ đạttiêu chuẩn đo lường chất lượng ISO 9001-2000 trong hoạt động quản lý hànhchính nhà nước

Toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính được công khai hóa,người dân được quyền giám sát mọi khâu, mọi bước thực hiện của cán bộ, đồngthời các cán bộ cũng giám sát lẫn nhau trong việc xử lý hồ sơ, bảo đảm tính

Trang 16

minh bạch, lành mạnh và hiệu quả Quy trình giải quyết công việc được “liênthông” giữa bộ phận “ tiếp nhận và trả kết quả” với các phòng, ban liên quan vàcác cơ quan quản lý chuyên ngành

3.2 Mô hình “một cửa liên thông”

Trước đây, thực hiện cơ chế “một cửa” riêng rẽ ở từng cơ quan hànhchính nhà nước nên khi tiến hành một hồ sơ hành chính, người dân vẫn phải điđến nhiều cơ quan để giải quyết khiến cho người dân vẫn than phiền là: “mộtcửa” nhưng “nhiều khóa” Để giải quyết khó khăn đó, cơ chế “một cửa liênthông” được triển khai nhằm tăng cường sự liên kết giữa các cơ quan côngquyền với nhau trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính của người dân Với

mô hình “một cửa liên thông”, cán bộ, công chức các phòng ban có thể chủ độngliên hệ, phối hợp với nhau cùng giải quyết hồ sơ cho dân Các bộ phận và các cơquan chức năng chủ động phối hợp mà không phải chờ đợi, phụ thuộc lẫn nhaunhư trước, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất số hồ sơ bị trễ hẹn

Mô hình “một cửa liên thông” được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Tổ chức, công dân

Bộ phận “một cửa”

( Cơ quan chủ trì)

Cơ quan phối hợp

1 2 3

Bộ phận chuyên môn

(Cơ quan chủ trì)

2 1

3

Trang 17

II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND PHƯỜNG YÊN PHỤ

1 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND phường Yên Phụ

1.1 Những thủ tục hành chính áp dụng giải quyết theo cơ chế

“một cửa” tại UBND phường Yên Phụ

1.Xác nhận Hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp đối với nạn nhân bị nhiễmchât độc hóa học

2 Xác nhận đơn đề nghị chứng nhận thương binh, bệnh binh, gia đìnhliệt sỹ, lão thành cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày

3 Giải quyết chế độ ưu đãi trợ cấp một lần đối với người hoạt độngkháng chiến, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

4 Xác nhận đơn vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thân nhânliệt sỹ

5 Xác nhận hoàn cảnh người tàn tật

6 Giải quyết chế độ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang

7 Chứng nhận hồ sơ giám định sức khỏe đối với thương binh, bệnhbinh, gia đình liệt sỹ, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ kháng chiến giảiphóng dân tộc, con hộ nghèo, tàn tật cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,người bị nhiễm chất độc hoá học

8 Xác nhận Hồ sơ thanh lý nhà theo NĐ 61/NĐ-CP ngày 05/07/1007của Chính Phủ

9 Giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, gia đình liệt sỹ,thương binh, người hoạt động cách mạng kháng chiến, người có công giúp

đỡ cách mạng

10 Cấp trích lục bản đồ địa chính

Trang 18

11 Đăng ký khai sinh

12 Xác nhận liệt sỹ (thương binh loại A, chết do vết thương tái phát)

13 Xác nhận chuyển hợp đồng thuê nhà nước thuộc sở hữu nhà nước

14 Giải quyết chế độ người có công nuôi liệt sĩ

15 Đăng ký kết hôn

16 Đăng ký khai tử

17 Đăng ký giám hộ

18 Đăng ký việc nhận cha, me, con

19 Đăng ký việc nhận cho con nuôi

20 Thay đổi, cải chính (đối với người dưới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch

21 Cấp giấy báo tử

22 Đăng ký thay đổi giám hộ, chấm dứt giám hộ

23 Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

24 Các giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

25 Xác nhận hộ khẩu, địa chỉ thường chú

26 Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ bằng văn bản tiếng việt

27 Điều chỉnh các giấy tờ hộ tịch (trừ giấy khai sinh)

28 Xác nhận sơ yếu lý lịch thông thường

29 Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếngviệt

30 Chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự

31 Xác nhận hồ sơ xin phép xây dựng, cải tạo nhà

32 Xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn, trẻ em cóhoàn cảnh khó khăn đặc biệt; các nhận học sinh tiểu học, trung học cơ sở,trung học phổ thông, sinh viên thuộc đối tượng hưởng chính sách con hộnghèo

33 Xác nhận giấy phép hành nghề dạy học, ôn luyện thi

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức thứ 1: - Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại UBND phường yên phụ   quận tây hồ   thành phố hà nội
Hình th ức thứ 1: (Trang 14)
Hình thức thứ 2: - Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại UBND phường yên phụ   quận tây hồ   thành phố hà nội
Hình th ức thứ 2: (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w