Nôi dung, cách thức tiến hành kiểm tra, được thực hiện, đúng theo phân cấp quản lý như: + Hiệu trưởng kiểm tra hiệu phó, các bộ phận, các tổ chuyên môn, giáo viên và, học sinh.. - Số lượ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, TỔ CHỨC KIỂM TRA CHUYÊN MÔN ”
I NHẬN THỨC VẤN ĐỀ.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, để bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về các mặt: kinh tế, giáo dục, y tế …… Vì vậy vấn đề giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII, khoá IX, khoá X gần đây, bàn nhiều về giáo dục và đào tạo coi giáo dục và đào tạo là điểm mấu chốt để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nước công nghiệp vào năm
2020
Trong bài phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục năm học
2002-2003 nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: “ Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng như các năm tiếp theo, thì yếu tố quyết định là ở đội ngũ nhà giáo ”
Trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều rất chú ý đến công tác kiểm tra Đây là vấn đề mấu chốt trong sự phát triển theo đúng định hướng Vì vậy, những người làm công tác giáo dục càng phải nâng cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục Vấn đề kiểm tra không chỉ dừng lại ở chỗ, phát hiện sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện, mà còn có nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là: tư vấn, hướùng dẫn các đối tượng cá nhân, tập thể làm được, làm tốt hơn nữa những gì đã, đang tiến hành thực hiện Kiểm tra còn là đòn bẩy để thúc đẩy hoạt động thi đua trong các lĩnh vực
Như vậy, sẽ đòi hỏi ở người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
giáo dục phải là người có: Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, kiến thức và kĩ năng sư phạm Để thực hiện tốt được ba yếu tố trên,
bên cạnh sự nhiệt tình, nỗ lực của mỗi cán bộ giáo viên, thì nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, giám sát, đôn đốc, tư vấn … của người cán bộ quản lí chuyên môn là rất quan trọng, nó mang yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục trong toàn đơn vị
Trong quá trình tổ chức, quản lý ở trường Tiểu học, thì công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là một nhiệm vụ đăïc biệt và quan trọng nó chi
Trang 2phối rất nhiều thời gian, công sức trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của đơn vị Việc kiểm tra, tổ chức kiểm tra quản lý chuyên môn của người Hiệu Phó không những nâng cao được chất lượng giáo dục, mà còn thúc đẩy quá trình thi đua, dạy tốt, học tốt cũng như các hoạt động khác cùng diễn ra Chính vì vậy mà đòi hỏi người Hiệu Phó chuyên môn phải có phương pháp, hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra khoa học, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình của đơn vị và phát huy tốt khả năng của từng thành viên, từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ cụ thể trong công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn …
Đó cũng chính là lý do đã thôi thúc tôi ấp ủ thực hiện đề tài “H iệu Phó với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn
tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn”
II.THỰC TRẠNG:
1 Thuận lợi:
Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ, đổi mới, từng bước đã đi vào nề nếp, ổn định
Các thành viên từ Hiệu phó đến các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên trong đơn vị đã có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiên quy chế, nhiệm vụ chuyên môn được giao
Nôi dung, cách thức tiến hành kiểm tra, được thực hiện, đúng theo phân cấp quản lý như:
+ Hiệu trưởng kiểm tra hiệu phó, các bộ phận, các tổ chuyên môn, giáo viên và, học sinh
+ Hiệu phó kiểm tra các tổ chuyên môn, giáo viên và, học sinh
+ Khối trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ và học sinh
+ Ban thanh tra kiểm tra các thành viên trong đơn vị, kiểm tra giáo viên và
học sinh.
Điều này mặc dù đã đem lại kết quả rất tốt trong những năm qua của đơn vị, song xét trên tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và cũng còn gặp một số khó khăn hạn chế nhất định :
2 Khó khăn, hạn chế:
- Các khối trưởng được Hiệu trưởng bổ nhiệm hàng năm là một chức danh kiêm nhiệm, họ vẫn làm nhiệm vụ nặng nề của một giáo viên chủ nhiệm lớp, chính vì vậy mà sự tập trung đầu tư cho công tác kiểm tra cũng chỉ có giới hạn
- Số lượng các lớp trong tổ chuyên môn tuy không nhiều nhưng lại rải ra ở các điểm khác nhau, vả lại công tác kiểm tra chỉ là một trong nhiều công việc, của quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học
Trang 3- Cođng taùc kieơm tra cụa Hieôu Phoù cuõng chư coù giôùi hán neđn khođng theơ traùnh khoûi hán cheâ veă möùc ñoô thöôøng xuyeđn, chi tieât, sađu, roông ôû taât cạ caùc laăn, caùc ñôït kieơm tra Nhieău khi coøn mang tính chụ quan, caù nhađn cụa ngöôøi kieơm tra ñoâi vôùi ngöôøi ñöôïc kieơm tra vaø coù tính chaât laịp ñi, laịp lái nhieău laăn
- Hình thöùc kieơm tra coøn naịng neă ñôn ñieôu, goø eùp, raôp khuođn, thieâu saùng táo, naíng ñoông, chöa coù böôùc ñoôt phaù trong cođng taùc kieơm tra, toơ chöùc kieơm tra chuyeđn mođn
- Khođng phaùt huy heât naíng löïc sôû tröôøng cụa caùc thaønh vieđn trong vaân ñeă kieơm tra, toơ chöùc kieơm tra chuyeđn mođn
- Chöa táo ra ñöôïc trong phám vò roông ñeơ toaøn theơ caùc thaønh vieđn trao ñoơi, ñaùnh giaù ruùt kinh nghieôm, hóc taôp qua cođng taùc kieơm tra chuyeđn mođn Giaùo vieđn luođn
laø ngöôøi “ ñöôïc kieơm tra ”, neđn ít coù ñieău kieôn trao ñoơi, hóc taôp caùc kinh nghieôm
cuõng nhö kó naíng soán, giạng cụa bán beø ñoăng nghieôp
- Soâ laăn, soâ löôït kieơm tra thöïc hieôn quy cheâ chuyeđn mođn töø Hieôu Phoù ñeân caùc toơ khoâi trong nhöõng naím qua coøn hán cheâ, thieâu tính thöôøng xuyeđn, lieđn túc neđn nhieău luùc phaùt hieôn nhöõng thieâu soùt coøn chaôm, chöa ñöôïc kòp thôøi …
- Chöa táo ñöôïc tính thöôøng xuyeđn, chụ ñoông, töï tin cụa moêi giaùo vieđn trong cođng taùc kieơm tra vaø töï kieơm tra
Töø nhöõng lyù do vaø thöïc tráng tređn, ñoù chính laø cô sôû ñeơ chuùng tođi xađy döïng heô thoâng, noôi dung vaø phöông phaùp kieơm tra, toơ chöùc kieơm tra chuyeđn mođn mang tính thöôøng xuyeđn, chaịt cheõ, khoa hóc vaø hieôu quạ hôn.
III BIEÔN PHAÙP THÖÏC HIEÔN:
A.NHÖÕNG ÑIEĂU CHƯNH VEĂ COĐNG TAÙC TOƠ CHÖÙC KIEƠM TRA:
1 TRONG NHÖÕNG TRÖÔÙC:
- Hieôu tröôûng kieơm tra toaøn boô caùc thaønh vieđn trong ñôn vò (caùc boô phaôn, caùc toơ
chuyeđn mođn, giaùo vieđn, hóc sinh …)
- Khoâi tröôûng kieơm tra giaùo vieđn trong khoâi, hóc sinh
- Ban thanh tra kieơm tra giaùo vieđn vaø hóc sinh trong toaøn tröôøng
2 TRONG NAÍM HÓC 2006-2007:
- Ban giaùm hieôu kieơm tra giaùo vieđn vaø toơ chöùc cho caùc toơ tröôûng toơ chuyeđn mođn, giaùo vieđn thöïc hieôn cođng taùc kieơm tra, toơ chöùc kieơm tra
- Khoẫi tröôûng kieơm tra vaø toơ chöùc chư ñáo cho caùc thaønh vieđn cụa toơ thöïc hieôn cođng taùc kieơm tra vaø töï kieơm tra
- Thöïc hieôn kieơm tra cheùo giöõa caùc thaønh vieđn trong ñôn vò ( Hieôu phoù cuøng vôùi
khoâi tröôûng toơ chöùc chư ñáo thöïc hieôn )
Trang 4- Giáo viên tự kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn hàng tháng sau đó báo cáo lại cho Tổ trưởng và Hiệu Phó
B.KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KIỂM TRA:
I TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐỊNH KÌ:
1.Đối với Ban giám hiệu ( Hiệu Phó ): Kiểm tra các đối tượng gồm : Các tổ chuyên môn, giáo viên , học sinh
1.1 Kế hoạch kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn:
a Hiệu phó tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ sơ của
tổ trưởng tổ chuyên môn 3 tháng / lần
b Cách tiến hành:
- Lập kế hoạch, thông báo thời gian, nội dung kiểm tra đến các tổ trưởng chuyên môn để các tổ có thời gian chuẩn bị hoàn tất nội dung công việc
- Thông thường mỗi lần kiểm tra tổ chuyên môn, chúng tôi kết hợp kiểm tra các nội dung như :
Thứ nhất: Kiểm tra hồ sơ quản lý của tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi kết
hợp với kiểm tra hồ sơ của một số giáo viên chủ nhiệm lớp, qua đó để nắm bắt được những vấn đề nào trong tổ đã thực hiện, những vấn đề nào nhà trường triển
khai mà tổ chưa thực hiện hoặc thực hiện ra sao ?
Thứ hai: Kiểm tra hoạt động dạy và học của cả tổ thông qua các nội dung
dự giờ, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ,
kiểm tra kiến thức học sinh thông qua các bài luyện tập thực hành sau tiết dạy
Thứ ba: Ngoài việc kiểm tra nội dung, kiến thức của sinh, chúng tôi đồng
tiến hành kiểm tra các kỹ năng hoạt động của học sinh thông qua hành vi ứng xử trong và ngoài giờ học qua đó để đánh giá quá trình kiểm tra quản lý của tổ chuyên môn
- Sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi tổng hợp đánh giá chi tiết các mặt Tuyên dương, động viên, nhân rộng các ưu điểm từ tổ này sang tổ khác, đồng thời cũng chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế nhằm giúp tổ trưởng có cái nhìn toàn diện hơn và lấy đó làm bài học kinh nghiệm
- Bên cạnh đó, chúng tôi rất chú trọng đến việc tư vấn, giúp đỡ, định hướng những vấn đề cần phải làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tiếp theo.
1.2 Kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên:
a Hiệu Phó tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ sơ của
giáo viên 2 tháng / lần
b Cách tiến hành:
Trang 5- Lập kế hoạch, thông báo thời gian, nội dung kiểm tra đến giáo viên chủ nhiệm các lớp để họ có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo cho tất cả các nội dung theo quy định
- Thông thường mỗi lần kiểm tra giáo viên, chúng tôi kết hợp kiểm tra các nội dung như:
Thứ nhất: Kiểm tra toàn bộ hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm lớp, kết hợp
với việc kiểm tra tập vở của học sinh, thông qua đó chúng tôi nắm được nội dung, kiến thức mà giáo viên đã dạy trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được
giao
Thứ hai: Kiểm tra dự giờ trên lớp để đánh giá tổng thể hoạt động dạy và
học Sau các tiết dự giờ có kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh Từ đó có được cái nhìn chính xác về khả năng truyền đạt nội dung, vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên và khả năng lĩnh hội kiến thức, tiếp thu bài của học sinh
Thứ ba: Kiểm tra các kỹ năng hoạt động khác của học sinh thông qua
hành vi ứng xử trong và ngoài giờ học
Thứ tư: Kiểm tra các công tác chủ nhiệm, về các mảng như:
+ Kiểm tra việc bồi dưỡng, phụ đạo, đánh giá theo dõi kết quả học tập của học sinh trong lớp, đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo viên thông qua việc phối hợp với gia đình học sinh
+ Kiểm tra việc làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất …
1.3 Kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh:
- Đối với học sinh, ngoài kiểm tra kiến thức bằng bài làm định kỳ, không định kỳ, còn kiểm tra vở ghi bài học hàng ngày của các em Thông qua đó chúng tôi nắm bắt được việc học sinh đã lĩnh hội, tiếp thu được nội dung kiến thức gì ? giáo viên giảng dạy ra sao ? Từ đó có biện pháp điều chỉnh, định hướng cho từng nội dung, từng hoạt động cụ thể
- Hiệu phó phối hợp với Tổng phụ trách Đội, tổ chức kiểm tra các nội dung ngoài giờ, kiểm tra các kỹ năng thực hành đạo đức
- Thời gian cho tổ chức kiểm tra hoạt động trên lớp được quy định 2 tháng một lần, đối tượng tham gia kiểm tra học sinh gồm có:
+ Giáo viên chủ nhiệm các lớp trong cùng khối (kiểm tra chéo lẫn nhau) + Có sự tham gia của Tổng phụ trách Đội
2 Đối với tổ chuyên môn ( Tổ trưởng ) Kiểm tra các đối tượng gồm có: giáo viên , học sinh
2.1 Kế hoạch kiểm tra hoạt động đối với các thành viên trong tổ:
a Tổ trưởng tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ sơ của
giáo viên trong tổ 1 tháng / lần và kiểm tra giáo án của tất cả các thành viên trong tổ vào ngày thứ 3 hàng tuần.
Trang 6b Cách tiến hành:
- Tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra thông báo với Hiệu Phó và các thành viên được kiểm tra để họ có thời gian chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các nội dung theo quy định
- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất: Kiểm tra giáo án được quy định vào thứ 3 hàng tuần, sẽ giúp
các đồng chí tổ trưởng theo dõi chi tiết quá trình soạn giảng của giáo viên trong tổ
Thứ hai: Kiểm tra hồ sơ sổ sách, quy chế chuyên môn, đánh giá trình độ
tay nghề, nghiệp vụ sư phạm, thông qua dự giờ, đánh giá việc vận dụng phương pháp, kiểm tra kiến thực học sinh sau các tiết dự
Thứ ba: Kiểm tra đánh giá giáo viên thông qua việc bồi dưỡng phụ đạo,
hướng dẫn cách ghi bài vào vở, kiểm tra chấm trả bài của giáo viên
- Sau mỗi lần kiểm tra hoạt động, ngoài việc đánh giá góp ý, tư vấn cho các thành viên trong tổ thì người tổ trưởng còn lập báo cáo cho Hiệu Phó và xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời đề xuất những vướng mắc chưa giải quyết được
2.2 Kế hoạch kiểm tra việc học của học sinh:
a Tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra việc học của học sinh trong tổ 1
tháng / lần
b Cách tiến hành:
- Tổ chức kiểm tra việc học của học sinh, ngoài những lần kiểm tra định kỳ theo kế hoạch của nhà trường, thì người tổ trưởng còn có trách nhiệm, tổ chức kiểm tra các nội dung khác như:
Thứ nhất: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, giờ giấc, tác phong của học sinh, thường
tập trung kiểm tra vào đầu buổi học Qua việc kiểm tra như vậy đã có phần nào giúp người tổ trưởng chuyên môn có được cái nhìn tổng thể, các mặt hoạt động dạy và học trong tổ
Thứ hai: Kiểm tra vở ghi bài của học sinh, người tổ trưởng nhìn thấy
được việc giáo viên có dạy đủ, dạy đúng chương trình hay cắt xén trong quá trình giảng dạy và còn nắm được việc chấm, chữa bài của giáo viên
3 Đối với giáo viên: Tự kiểm tra và kiểm tra chéo
3.1 Tự kiểm tra:
a Thời gian tổ chức, đối tượng tham gia thực hiện:
Thời gian tự kiểm tra được thống nhất quy định hàng tháng, hàng kỳ và
cuối năm Hiệu Phó là người tổ chức cho giáo viên tự kiểm tra, tổng hợp kết quả
tự kiểm tra của các thành viên và có trách nhiệm đánh giá thông báo kết quả đến các bên có liên quan
b Cách tiến hành:
Trang 7Thứ nhất: Hiệu Phó lập kế hoạch, ấn định thời gian, nội dung tự kiểm tra
sau đó thông báo cho giáo viên trong toàn đơn vị thực hiện quy định thời gian hoàn thành, lập báo cáo sau kiểm tra
Thứ hai: Hướng dẫn giáo viên cách tiến hành tự kiểm tra, hướng dẫn hoàn
thành báo cáo sau khi đã tự kiểm tra, đánh giá chi tiết, cụ thể theo đúng yêu cầu đề ra
Thứ ba: Tổng hợp đánh giá kết quả tự kiểm tra của giáo viên, tham khảo
với các tổ trưởng chuyên môn về kết quả tự kiểm tra của giáo viên, so sánh với hiệu quả công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy có vấn đề không bình thường thì sẽ tổ chức thực hiện kiểm tra lại
Thứ tư : Tuyên dương cá nhân tích cực tiêu biểu trong việc thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn được giao
c Nội dung tự kiểm tra gồm:
- Tự kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giáo án
- Tự kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình
- Tự kiểm tra việc chấm chữa bài cho học sinh
- Tự kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn
- Tự kiểm tra, đánh giá việc vận dụng phương pháp vào các giờ dạy, tự kiểm tra đánh giá việc làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy trên lớp
3.2 Kiểm tra chéo giữa các lớp:
a Thời gian tổ chức, đối tượng tham gia thực hiện:
Thời gian tổ chức kiểm tra chéo được Hiệu Phó lập kế hoạch thống nhất
quy định hàng tháng, hàng kỳ và cuối năm Hiệu Phó tổ chức cho giáo viên
trong cùng tổ chuyên môn kiểm tra chéo lẫn nhau, sau mỗi lần kiểm tra chéo như vậy giáo viên báo cáo lại kết quả cho Hiệu Phó chuyên môn để tổng hợp đánh giá Giao cho tổ trưởng tổ chuyên môn điều hành quá trình kiểm tra
b Cách tiến hành:
Thứ nhất: Hiệu phó lập kế hoạch, ấn định thời gian, nội dung kiểm tra,
thông báo đến các thành viên kiểm tra và được kiểm tra biết rõ thời gian, nội dung kiểm tra để họ có sự chuẩn bị
Thứ hai: Hướng dẫn các thành viên cách tiến hành kiểm tra chéo, hướng
dẫn hoàn thành báo cáo sau khi đã kiểm tra
c Nội dung kiểm tra chéo gồm có:
- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giáo án hoặc một trong các nội dung khác thuộc phạm
trù chuyên môn
- Kiểm tra việc chấm điểm của giáo viên trong bài làm trong vở của học sinh,
kiểm tra việc vào sổ điểm cộng điểm, đánh giá theo dõi kết quả học tập của học
Trang 8sinh qua các chứng cứ, nhận xét, xếp loại học lực, hạnh kiểm ( theo QĐ 30 )
cách đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, thực hiện quy chế chuyên môn , kiểm tra việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học
- Dự giờ 1 tiết, kiểm tra, đánh giá việc vận dụng phương pháp vào các giờ dạy, kiểm tra đánh giá việc làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy trên lớp
Việc kiểm tra định kỳ cũng có mặt mạnh mặt yếu, nhưng cũng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình giảng dạy cũng như việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên Việc tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra theo định kỳ, cũng đã làm cho giáo viên có được cái nhìn nhận sâu sắc về bản thân, nêu cao ý thức phê bình tự phê bình, tự đánh giá nhận xét một cách công bằng khách quan
II TỔ CHỨC THƯỜNG XUYÊN – ĐỘT XUẤT:
1 Đối với Ban giám hiệu ( Hiệu Phó ) Kiểm tra các đối tượng
gồm có: giáo viên , học sinh
1.1 Kiểm tra giáo viên chủ nhiệm lớp:
a Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp như : Kiểm tra giờ đến lớp của giáo viên, kiểm tra thời lượng giảng dạy, thời gian kết thúc buổi học, kiểm tra giờ giấc ra vào lớp …
- Kiểm tra việc quản lí học sinh, công tác chủ nhiệm : Kiểm tra thời gian truy bài đầu giờ của học sinh, kiểm tra việc thực hành giao tiếp của học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ …
- Kiểm tra việc thực hiện các qui định, qui chế chuyên môn
b Cách tiến hành:
- Hiệu phó tổ chức kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp:
+ Tập trung kiểm tra vào đầu buổi, trong giờ học và cuối buổi học để nắm các nội dung như:
+ Các qui định về giờ vào lớp, giờ học sinh truy bài đầu buổi, giờ thực hiện tiết dạy đầu tiên, thời gian dạy các tiết, thời gian kết thúc buổi dạy
- Kiểm tra thời gian thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong suốt buổi học:
+ Chuẩn bị bài soạn đồ dùng dạy học trước khi lên lớp Thực hiện chương trình, Nghiệp vụ chuyên môn và việc đổi mới phương pháp giảng dạy
+ Thực hiện các qui định về VS – CĐ theo công văn 58
+ Kiểm tra việc chấm điểm - đánh giá - xếp loại học sinh theo quyết định
30 và thông tư 15 - Kiểm tra việc quản lí học sinh và công tác chủ nhiệm lớp: + Tổ chức thực hiện kiểm tra đầu buổi và trong buổi học nhằm: nắm sĩ số học sinh các lớp trong buổi học Biết được việc thực hiện nề nếp, giờ giấc, tác
Trang 9phong của học sinh trong từng lớp học Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh thân thể học sinh, vệ sinh lớp học Kiểm tra trên lớp còn nắm bắt ý thức, tinh thần, thái độ học tập của từng lớp Kết hợp kiểm tra các phong trào thi đua học tập của các lớp
1.2 Kiểm tra học sinh các lớp:
a Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc đến lớp như : kiểm tra ý thức tự học, kiểm tra việc ghi chép bài vở, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vở sạch chữ đẹp, kiểm tra việc thực hiện nội quy của học sinh
- Kết hợp cùng với Tổng phụ trách Đội tiến hành kiểm tra các kỹ năng hoạt động ngoài giờ
- Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập, bài vở của học sinh trước khi đến lớp
b Cách tiến hành:
- Hiệu phó lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp Thời
gian kiểm tra tập trung vào đầu buổi, trong giờ học, giờ ra chơi và cuối buổi học để nắm các nội dung như:
Quy định giờ vào lớp, giờ truy bài đầu buổi
Quy định thời gian các tiết học, thời gian cả buổi học , giờ ra chơi …
Nắm được các kỹ năng thực hành, cách trình bày tập vở, cách ghi bài vào vở của học sinh
- Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh thân thể học sinh, vệ sinh lớp học
- Kết hợp kiểm tra các phong trào thi đua học tập của các lớp
2 Đối với Tổ chuyên môn ( Tổ trưởng ) Kiểm tra các đối tượng gồm có: giáo viên , học sinh.
2.1 Kiểm tra giáo viên chủ nhiệm lớp:
a Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp
- Kiểm tra việc quản lí học sinh, công tác chủ nhiệm
- Kiểm tra các quy định, quy chế chuyên môn như:
+ Chuẩn bị bài soạn, đồ dùng dạy học trước khi lên lớp
+ Thực hiện soạn giảng có đúng phân phối chương trình lịch báo giảng hay không ?
+ Thực hiện các quy định về VS – CĐ theo công văn 58
+ Kiểm tra việc chấm điểm, đánh giá theo dõi kết quả học tập qua các chứng cứ nhận xét, xếp loại học sinh theo quyết định 30 …
b Cách tiến hành:
- Tổ trưởng tranh thủ thời gian trước khi vào lớp để thực hiện công tác kiểm tra trong tổ về việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp
Trang 10- Đối với việc kiểm tra nhiều hoạt động, người tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra khác với buổi dạy của mình Tập trung kiểm tra các mặt như :
+ Dự giờ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, trình độ nghiệp vụ kỹ năng thực hành sử dụng đồ dùng dạy học, vận dụng phương pháp vào bài dạy, kiểm tra chấm chữa bài …
+ Kiểm tra thời gian thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong suốt buổi học + Các quy định về giờ vào lớp, giờ học sinh truy bài đầu buổi, giờ thực hiện tiết dạy đầu tiên , thời gian dạy các tiết , thời gian kết thúc buổi dạy
- Kiểm tra việc quản lí học sinh và công tác chủ nhiệm lớp: Nắm sĩ số học sinh các lớp trong tổ vào đầu buổi học, biết được việc thực hiện nề nếp, giờ giấc, tác phong của học sinh trong từng lớp học
- Hàng tháng, cuối đợt kiểm tra phải báo cáo về Ban giám hiệu (Hiệu phó ) các nôi dung, kết quả và những đề xuất
- Trong quá trình kiểm tra cần nắm bắt, giải quyết kịp thời, tư vấn góp ý để các thành viên trong tổ thựcnhiện nhiệm vụ được tốt hơn
1.2 Kiểm tra học sinh các lớp:
a Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc đến lớp như:
+ Kiểm tra ý thức tự học của học sinh, của các lớp
+ Kiểm tra việc ghi chép bài vở, kiểm tra việc thực hiên các quy định về vở sạch chữ đẹp
+ Kiểm tra việc thực hiên nội quy của học sinh
- Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập, bài vở của học sinh trước khi đến lớp
b Cách tiến hành:
- Tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp:
+ Kiểm tra việc chấp hành giờ ra vào lớp, giờ truy bài đầu buổi
+ Kiểm tra kỹ năng thực hành, cách trình bày tập vở, cách ghi bài vào vở của học sinh
- Tổ trưởng có thể kiểm tra khác với buổi dạy của mình hoặc cũng có thể mang về văn phòng, mang về nhà để kiểm tra một số nội dung cho phép
- Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh thân thể học sinh, vệ sinh lớp học
- Kiểm tra các phong trào thi đua học tập của các lớp
Việc kiểm tra, tổ chức kiểm tra của người Tổ trưởng tổ Chuyên môn là rất cần thiết và quan trọng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, của ngành Nội dung hình thức kiểm tra gần giống như Hiệu phó chuyên môn, tuy nhiên quy mô và phạm vi chỉ dừng lại trong của tổ mình quản lý phụ trách