1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN phó hiệu trưởng với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn

19 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 178 KB

Nội dung

SKKN phó hiệu trưởng với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn SKKN phó hiệu trưởng với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn SKKN phó hiệu trưởng với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn SKKN phó hiệu trưởng với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn SKKN phó hiệu trưởng với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập để bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về các mặt: Kinh tế, giáo dục, y tế Vì vậy vấn đề Giáo dục và Đào tạo được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII, khóa IX, khóa X, khoá XI bàn nhiều về Giáo dục và Đào tạo coi đây là điểm mấu chốt để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nước công nghiệp vào năm 2020

Trong bài phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục năm học 2002

-2003 nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: "Muốn nâng cao được chất lượng Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng như các năm tiếp theo, thì yếu tố quyết định là ở đội ngũ nhà giáo".

Trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều rất chú ý đến công tác kiểm tra Đây là vấn đề mấu chốt trong

sự phát triển theo đúng định hướng Vì vậy, những người làm công tác giáo dục càng phải nâng cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục Vấn đề kiểm tra không chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện, mà còn có nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là: tư vấn, hướng dẫn các đối tượng cá nhân, tập thể làm được, làm tốt hơn nữa những gì đã, đang tiến hành thực hiện Kiểm tra còn là đòn bẩy

để thúc đẩy hoạt động thi đua trong các lĩnh vực

Như vậy, sẽ đòi hỏi ở người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

giáo dục phải là người có: Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; Phẩm chất đạo đức; Kiến thức và kĩ năng sư phạm Để thực hiện tốt được ba yếu tố

trên, bên cạnh sự nhiệt tình, nỗ lực của mỗi cán bộ giáo viên, thì nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, giám sát, đôn đốc, tư vấn của người cán bộ quản lí chuyên môn

là rất quan trọng, nó mang yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục trong toàn đơn vị

Trang 2

Trong quá trình tổ chức, quản lý ở trường Tiểu học, thì công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nó chi phối rất nhiều thời gian, công sức trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của đơn vị Việc kiểm tra, tổ chức kiểm tra quản lý chuyên môn của người Phó hiệu trưởng không những nâng cao được chất lượng giáo dục, mà còn thúc đẩy quá trình thi đua, dạy tốt, học tốt cũng như các hoạt động khác cùng diễn

ra Chính vì vậy mà đòi hỏi người Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn phải có phương pháp, hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra khoa học, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình của đơn vị và phát huy tốt khả năng của từng thành viên, từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ cụ thể trong công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn Đó cũng chính là lý do đã thôi thúc tôi

ấp ủ thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm "Phó hiệu trưởng với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn".

Trang 3

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 C ơ sở lí luận của vấn đ ề:

Chúng ta đều biết rằng: Trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều rất chú ý đến công tác kiểm tra Đây là vấn đề mấu chốt trong sự phát triển theo đúng định hướng Qua việc kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng công tác chuyên môn trong nhà trường để đôn đốc việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giáo dục; tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy các ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, phấn đấu thực hiện phương hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá các hoạt động giáo dục

Việc kiểm tra các hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xác định một trong những căn cứ quan trọng để quyết định việc

bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý

Hoạt động kiểm tra phải đạt hai yêu cầu sau:

Một là: Kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dạy của giáo viên

đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy

Hai là: Xem xét hoạt động của giáo viên, phát hiện tiềm năng, hạn chế,

yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót

2 Thực trạng của vấn đề:

2.1 Thuận lợi:

Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ, đổi mới, từng bước đã đi vào nề nếp,

ổn định

Trang 4

Các thành viên từ Phó hiệu trưởng đến các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trong đơn vị đã có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế, nhiệm

vụ chuyên môn được giao

Nội dung, cách thức tiến hành kiểm tra, được thực hiện đúng theo phân cấp quản lý như:

+ Hiệu trưởng kiểm tra Phó hiệu trưởng, các bộ phận, các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh

+ Phó hiệu trưởng kiểm tra các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh + Tổ trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ và học sinh

Điều này mặc dù đã đem lại kết quả rất tốt trong những năm qua của đơn vị, song xét trên tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và cũng còn gặp một số khó khăn hạn chế nhất định.

2.2 Khó khăn, hạn chế:

- Các Tổ trưởng được Hiệu trưởng bổ nhiệm hàng năm là một chức danh kiêm nhiệm, họ vẫn làm nhiệm vụ nặng nề của một giáo viên chủ nhiệm lớp, chính vì vậy mà sự tập trung đầu tư cho công tác kiểm tra cũng chỉ có giới hạn

- Số lượng các lớp trong tổ chuyên môn không nhiều, vả lại công tác kiểm tra chỉ là một trong nhiều công việc của quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học

- Công tác kiểm tra của Phó hiệu trưởng cũng chỉ có giới hạn nên không thể tránh khỏi hạn chế về mức độ thường xuyên, chi tiết, sâu rộng ở tất cả các lần, các đợt kiểm tra Nhiều khi còn mang tính chủ quan, cá nhân của người kiểm tra đối với người được kiểm tra và có tính chất lặp đi, lặp lại nhiều lần

- Hình thức kiểm tra còn nặng nề đơn điệu, gò ép, rập khuôn, thiếu sáng tạo, năng động, chưa có bước đột phá trong công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn

Trang 5

- Không phát huy hết năng lực sở trường của các thành viên trong vấn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn

- Chưa tạo được trong phạm vi rộng để toàn thể các thành viên trao đổi, đánh giá rút kinh nghiệm, học tập qua công tác kiểm tra chuyên môn Giáo viên

luôn là người "được kiểm tra", nên ít có điều kiện trao đổi, học tập các kinh

nghiệm cũng như kĩ năng soạn, giảng của bạn bè đồng nghiệp

- Số lần, số lượt kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn từ Phó hiệu trưởng đến các Tổ trong những năm qua còn hạn chế, thiếu tính thường xuyên, liên tục nên nhiều lúc phát hiện những thiếu sót còn chậm, chưa được kịp thời

- Chưa tạo được tính thường xuyên, chủ động, tự tin của mỗi giáo viên trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra

Với những lý do và thực trạng trên, chính là cơ sở để tôi xây dựng hệ thống, nội dung và phương pháp kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn mang tính thường xuyên, chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn.

3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

3.1 Những điều chỉnh về công tác tổ chức kiểm tra:

3.1.1 Trong những năm trước:

- Hiệu trưởng kiểm tra toàn bộ các thành viên trong đơn vị (các bộ phận, các tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh ).

- Khối trưởng kiểm tra giáo viên trong khối, học sinh

3.1.2.Trong các năm học 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013:

- Ban lãnh đạo trường kiểm tra giáo viên và tổ chức cho các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra

- Tổ trưởng kiểm tra và tổ chức chỉ đạo cho các thành viên của tổ thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra

- Thực hiện kiểm tra chéo giữa các thành viên trong đơn vị (Phó hiệu trưởng cùng với Tổ trưởng tổ chức chỉ đạo thực hiện).

Trang 6

- Giáo viên tự kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn hàng tháng sau đó báo cáo lại với Tổ trưởng và Phó hiệu trưởng

3.2 Kế hoạch tổ chức kiểm tra:

3.2.1 Tổ chức kiểm tra định kì:

* Nhiệm vụ Ban lãnh đạo trường (Phó hiệu trưởng): Kiểm tra các đối tượng gồm: Các tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh.

- Kế hoạch kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn:

Phó hiệu trưởng tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ

sơ của tổ trưởng tổ chuyên môn 3 tháng một lần.

Cách tiến hành:

+ Lập kế hoạch, thông báo thời gian, nội dung kiểm tra đến các tổ trưởng chuyên môn để các tổ có thời gian chuẩn bị hoàn tất nội dung công việc

+ Thông thường mỗi lần kiểm tra tổ chuyên môn, chúng tôi kết hợp kiểm tra các nội dung như:

Thứ nhất: Kiểm tra hồ sơ quản lý của tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi

kết hợp với kiểm tra hồ sơ cá nhân của một số giáo viên chủ nhiệm lớp, qua đó

để nắm bắt được những vấn đề nào trong tổ đã thực hiện, những vấn đề nào nhà trường triển khai mà tổ chưa thực hiện được hoặc thực hiện ra sao?

Thứ hai: Kiểm tra hoạt động dạy và học của cả tổ thông qua các nội dung

dự giờ, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ, kiểm tra kiến thức học sinh thông qua các bài luyện tập thực hành sau tiết dạy

Thứ ba: Ngoài việc kiểm tra nội dung, kiến thức của học sinh, chúng tôi

đồng thời tiến hành kiểm tra các kỹ năng hoạt động của học sinh thông qua hành vi ứng xử trong và ngoài giờ học Qua đó để đánh giá quá trình kiểm tra quản lý của tổ chuyên môn

+ Sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi tổng hợp đánh giá chi tiết các mặt Tuyên dương, động viên, nhân rộng các ưu điểm từ tổ này sang tổ khác, đồng

Trang 7

thời cũng chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế nhằm giúp tổ trưởng có cái nhìn toàn diện hơn và lấy đó làm bài học kinh nghiệm

+ Bên cạnh đó, chúng tôi rất chú trọng đến việc tư vấn, giúp đỡ, định hướng những vấn đề cần phải làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tiếp theo

- Kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên:

Phó hiệu trưởng tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ

sơ của giáo viên 2 tháng một lần

Cách tiến hành:

+ Lập kế hoạch, thông báo thời gian, nội dung kiểm tra đến giáo viên chủ nhiệm các lớp để họ có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo cho tất cả các nội dung theo quy định

+ Thông thường mỗi lần kiểm tra giáo viên, chúng tôi kết hợp kiểm tra các nội dung như:

Thứ nhất: Kiểm tra toàn bộ hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm lớp, kết hợp

với việc kiểm tra vở ghi của học sinh, thông qua đó chúng tôi nắm được nội dung, kiến thức mà giáo viên đã truyền tải trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao

Thứ hai: Kiểm tra dự giờ trên lớp để đánh giá tổng thể hoạt động dạy và

học Sau các tiết dự giờ có kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh Từ đó có được cái nhìn chính xác về khả năng truyền đạt nội dung, vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên và khả năng lĩnh hội kiến thức, tiếp thu bài của học sinh

Thứ ba: Kiểm tra các kỹ năng hoạt động khác của học sinh thông qua

hành vi ứng xử trong và ngoài giờ học

Thứ tư: Kiểm tra công tác chủ nhiệm về các mảng như:

Trang 8

+ Kiểm tra việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu, học sinh năng khiếu; Theo dõi, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong lớp;

+ Đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo viên thông qua việc phối hợp với gia đình học sinh

+ Kiểm tra việc làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

- Kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh:

+ Đối với học sinh, ngoài kiểm tra kiến thức bằng bài làm định kỳ, không định kỳ, còn kiểm tra vở ghi bài học hàng ngày của các em Thông qua đó chúng tôi nắm bắt được việc học sinh đã lĩnh hội, tiếp thu được nội dung kiến thức gì? giáo viên giảng dạy ra sao? Từ đó có biện pháp điều chỉnh, định hướng cho từng nội dung, từng hoạt động cụ thể

+ Phó hiệu trưởng phối hợp với Tổng phụ trách Đội, tổ chức kiểm tra các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp, kiểm tra các kỹ năng thực hành đạo đức, vận dụng các kĩ năng sống

+ Thời gian cho tổ chức kiểm tra hoạt động trên lớp được quy định 2 tháng một lần, đối tượng tham gia kiểm tra học sinh gồm có: Giáo viên chủ nhiệm các lớp trong cùng khối (kiểm tra chéo lẫn nhau) và có sự tham gia của Tổng phụ trách Đội

* Nhiệm vụ tổ chuyên môn: (Tổ trưởng) Kiểm tra các đối tượng gồm có: Giáo viên, học sinh

- Kế hoạch kiểm tra hoạt động đối với các thành viên trong tổ:

Tổ trưởng tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ sơ của giáo viên trong tổ 1 lần / 1 tháng và kiểm tra giáo án của tất cả các thành viên trong tổ vào ngày thứ 2 hàng tuần, kiểm tra việc thực hiện chương trình vào ngày thứ 6 hàng tuần

Cách tiến hành:

Trang 9

+ Tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra thông báo với các thành viên được kiểm tra để họ có thời gian chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các nội dung theo quy định

+ Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất: Kiểm tra giáo án và kiểm tra chương trình được quy định vào

thứ 2, thứ 6 hàng tuần, sẽ giúp các đồng chí tổ trưởng theo dõi chi tiết quá trình soạn giảng của giáo viên trong tổ

Thứ hai: Kiểm tra hồ sơ sổ sách, quy chế chuyên môn, đánh giá trình độ

tay nghề, nghiệp vụ sư phạm, thông qua dự giờ, đánh giá việc vận dụng phương pháp, kiểm tra kiến thức học sinh sau các tiết dự

Thứ ba: Kiểm tra đánh giá giáo viên thông qua việc bồi dưỡng phụ đạo,

hướng dẫn cách ghi bài vào vở, kiểm tra chấm trả bài của giáo viên

+ Sau mỗi lần kiểm tra, ngoài việc đánh giá góp ý, tư vấn cho các thành viên trong tổ thì người tổ trưởng còn lập báo cáo cho Phó hiệu trưởng và xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời đề xuất những vướng mắc chưa giải quyết được

- Kế hoạch kiểm tra việc học của học sinh:

Tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra việc học của học sinh trong tổ 1lần/ 1 tháng.

Cách tiến hành:

+ Tổ chức kiểm tra việc học của học sinh, ngoài những lần kiểm tra định

kỳ theo kế hoạch của nhà trường, thì người tổ trưởng còn có trách nhiệm, tổ chức kiểm tra các nội dung khác như:

Thứ nhất: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, giờ giấc, tác phong của học sinh,

thường tập trung kiểm tra vào đầu buổi học Qua việc kiểm tra như vậy đã có phần nào giúp người tổ trưởng chuyên môn có được cái nhìn tổng thể, các mặt hoạt động dạy và học trong tổ

Trang 10

Thứ hai: Kiểm tra vở ghi của học sinh, người tổ trưởng nhìn thấy được

việc giáo viên có dạy đủ, dạy đúng chương trình hay cắt xén trong quá trình giảng dạy và còn nắm được việc chấm, chữa bài của giáo viên

* Nhiệm vụ giáo viên: Tự kiểm tra và kiểm tra chéo

- Tự kiểm tra:

Thời gian tổ chức, đối tượng tham gia thực hiện:

Thời gian tự kiểm tra được thống nhất quy định hàng tháng, hàng kỳ và cuối năm Phó hiệu trưởng là người tổ chức cho giáo viên tự kiểm tra, tổng hợp kết quả tự kiểm tra của các thành viên và có trách nhiệm đánh giá thông báo kết quả đến các bên có liên quan

Cách tiến hành:

Thứ nhất: Phó hiệu trưởng lập kế hoạch, ấn định thời gian, nội dung tự

kiểm tra sau đó thông báo cho giáo viên trong toàn đơn vị thực hiện quy định thời gian hoàn thành, lập báo cáo sau kiểm tra

Thứ hai: Hướng dẫn giáo viên cách tiến hành tự kiểm tra, hướng dẫn

hoàn thành báo cáo sau tự kiểm tra, đánh giá chi tiết, cụ thể theo đúng yêu cầu

đề ra

Thứ ba: Tổng hợp đánh giá kết quả tự kiểm tra của giáo viên, tham khảo

với các tổ trưởng chuyên môn về kết quả tự kiểm tra của giáo viên, so sánh với hiệu quả công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy có vấn đề không bình thường thì sẽ tổ chức thực hiện kiểm tra lại

Thứ tư: Tuyên dương cá nhân tích cực tiêu biểu trong việc thực hiện

nhiệm vụ chuyên môn được giao

Nội dung tự kiểm tra gồm:

+ Tự kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giáo án

+ Tự kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình

+ Tự kiểm tra việc chấm chữa bài cho học sinh

Ngày đăng: 28/06/2018, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w