II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: ChươngI: Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra nội bộ trường học: 1 .Cơ sở pháp lý: Hiệu trưởng trường tiểu học là người”đại diện nhà trường về mặt pháp lý,có trách nhi
Trang 1HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC.
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài :
Tại kỳ họp khóa VIII, của BCH Trung ương Đảng, đã khẳng định thành tích
to lớn, cũng như tồn tại của nền giáo dục đào tạo trong thời gian qua Để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế thiếu sót,Nghị quyết đã chỉ rõ,cần phải”Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục,tăng cường công tác thanh tra,tập trung vào thanh tra chuyên môn”,nhằm thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục,việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch chương trình,nội dung,phương pháp giáo dục,…bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục
Vì thế, nên tôi xác định Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một hoạt động quan trọng của người lãnh đạo và cũng là đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm,
áp dụng năm thứ nhất trong năm học 2006-2007.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn nghiên cứu đề tài này,nhằm mục đích : Sẽ nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ,giáo viên trong nhà trường,… Nhất là mảng kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên, để nâng cao hiệu quả công tác,giúp đồng nghiệp có tay nghề vững vàng hơn
3/ Đối tượng ,phạm vi nghiên cứu:
-Các văn bản,tài liệu liên quan đến công tác quản lý giáo dục,công tác thanh kiểm tra, các biểu mẫu thanh tra của ngành CB-GV-CNV và học sinh
-Phạm vi nghiên cứu:Cán bộ,giáo viên,cơ sở vật chất, các hoạt động của nhà trường Tiểu học thị trấn Chí thạnh số1, huyện Tuy An, Phú Yên
4 / Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học
-Tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề kiểm tra nội bộ trường học
5/ Phương pháp nghiên cứu:
a)Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+Quan sát sư phạm
+Điều tra giáo dục
Trang 2+Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
+Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm
b) Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+Phân tích và tổng hợp lý thuyết
+Phân loại hệ thống lý thuyết
+Mô hình hóa
c) Nhóm phương pháp toán học để xử lý các số liệu thông kê.
6/ Nội dung chọn đề tài :
Hiệu trưởng với Công tác kiểm tra nội bộ trường học
II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
ChươngI: Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra nội bộ trường học:
1 Cơ sở pháp lý:
Hiệu trưởng trường tiểu học là người”đại diện nhà trường về mặt pháp lý,có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường ,chịu trách nhiệm trước phòng giáo dục về tôû chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường”,( Điều 23 – Điều lệ trường tiểu học)là người ra quyết định, chỉ đạo thanh kiểm tra nội bộ trường học,đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất
2 Cơ sở lý luận :
Công tác kiểm tra nội bộ trường học là chức năng, vừa là biện pháp không thể thiếu của người quản lý trường học ,nhất là hiệu trưởng.Nhằm giúp nhà trường thực hiện kỷ cương, quán triệt nguyên lý giáo dục, mục tiêu giáo dục của Đảng
Trong chu trình quản lý,hoạt động kiểm tra xếp vào vị trí thứ tư,sau các khâu kế hoạch hóa,tổ chức và chỉ đạo
Kế hoạch hóa
Thông tin
Trang 33 Cơ sở thực tiễn :
Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học , là hoạt động không thể thiếu được trong mỗi cơ sở giáo dục nói chung và trong nhà trường nói riêng.Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý của người hiệu trưởng Nhằm kiểm tra theo dõi xem xét đánh giá các hoạt động sư phạm trong phạm vi một nhà trường Xác định kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, nội dung quy chế đã đề ra hay không?
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
1.Vài nét về nhà trường :
Trường tiểu học thị trấn Chí Thạnh số1, đóng tại vị trí Trường Xuân – Chí Thạnh, trung tâm kinh tế,văn hóa,chính trị của huyện Tuy An,Phú Yên Đời sống kinh tế tương đối ổn định, an ninh chính trị giữ vững
-Trường nhận nhiệm vụ giáo dục :460học sinh/15lớp
-Toàn trường có 14 phòng(gồm10phòng học và giảng dạy nghệ thuật,4 phòng làm việc.)
-Đội ngũ cán bộ,giáo viên, công nhân viên gồm:30 người,nữ :22
-Biên chế :26,hợp đồng:4
-Giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 100%
-Trường có chi bộ gồm 9 đảng viên
2 Thực trạng của công tác kiểm tra nội bộ trường học :
Qua khảo sát thực tế ,cho thấy: Các nhà trường xem việc Kiểm tra nội bộ
trường học như một biện pháp trong phong trào thi đua Kiểm tra để bình bầu, xếp
loại , kiểm điểm những sai phạm nào đó,… nên dẫn đến thiếu khoa học Đánh giá vấn đề chưa thật sự chính xác ,toàn diện
3 Nguyên nhân của thực trạng :
-Nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ trường học chưa đầy đủ
- Kiểm tra không đúng chức năng,nguyên tắc
- Kiểm tra không đảm bảo phương pháp
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
1) Cơ sở đề xuất các giải pháp:
chỉ đạo
Trang 4-Dựa vào Điều lệ nhà trường, Quy chế hoạt động của nhà trường, các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra của ngành
- Dựa vào tình hình thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học của đơn vị.
-Dựa vào tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học đối với sự phát triển của nhà trường.
2) Các giải pháp chủ yếu:
2.1 Quán triệt về nhận thức:
-Cần quán triệt cho cán bộ, giáo viên,công nhân viên hiểu rõ: Công tác
kiểm tra nội bộ trường học là công việc quan trọng,trong hoạt động quản lý giáo dục
Vì: Cấp tiểu học là cấp đặt nền móng cho kết quả giáo dục ở các cấp học sau;Tâm sinh lý của học sinh phát triển vững mạnh; nhu cầu tình cảm là động cơ thúc đẩy học sinh học tập, 60% nhân cách của con người được hình thành từ cấp tiểu học
Do đó, cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học ,…coi kiểm tra là quá trình tiếp tục đào tạo, khắc phục dần những khâu yếu kém trong quá trình giáo dục Để mỗi cán bộ,giáo viên thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
2 2/ Xây dựng kêù hoạch kiểm tra.
Xây dựng kế hoạch là một mắc xích quan trọng trong chu trình quản lý của hiệu trưởng
* Hiệu trưởng cần xây dựng các kế hoạch kiểm tra như sau:
a/Kế hoạch kiểm tra toàn năm :
Kế hoạch này được ghi nhận toàn bộ các “đầu việc”theo trình tự thời gian từ tháng 8 năm trước đến tháng 7 năm sau.Dựa vào kế hoạch năm để tiến hành chỉ đạo kiểm tra cụ thể mỗi tháng ,mỗi tuần.Cụ thể như sau:
Công việc
Tuần 2/
Công việc
Tuần 3/
Công việc
Tuần 4/
Công việc
8 Tuyển sinh lớp 1 Ôn tập, thi lại Kiểm tra CSVC Chuẩn bị khai
giảng.
9 Khai giảng,ổn
định tổ chức
chuyên môn và
HS.
Thông qua kế hoạch năm học, triển khai HSSS.
Duyệt giáo án cũ KT dụng cụ học tập HS.
Đại hội công nhân viên chức đầu năm học
b/ Kế hoạch kiểm tra tháng:
Nội dung kiểm tra dựa vào “đầu việc” của kế hoạch kiểm tra cả năm
Trang 5nhưng cần chi tiết hơn không chỉ ghi “đầu việc” mà cần ghi rõ” đích danh”, thời gian tiến hành, sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ
Tuầ
n Thứ Kiểm tra hoạt động và dạy họcDự giờ Hồ sơ sổ Các hoạt độngkiểm tra khác Ghichú
sách Môn Lớp Tiết GV Tổ GV
h 3 Cẩm Công tác Đội.
tả
4 2 Linh 4 Tấn Kiểm tra vệ
sinh
c/ Lịch biểu kiểm tra tuần:
Nội dung kiểm tra tuần được ghi chi tiết:
-CB-GV được kiểm tra
-Nội dung kiểm tra chi tiết
-Người được tham gia lực lượng kiểm tra
-Thời gian kiểm tra ; thời gian hoàn thành
Lịch biểu kiểm tra hàng tuần ghi công khai trên bảng trong phòng họphội đồng Các kết quả kiểm tra được công bố và lưu hồ sơ đầy đủ
2 3/ Nguyên tắc, chức năng kiểm tra:
* Nguyên tắc kiểm tra: Hiệu trưởng phải nắm vững nguyên tắc kiểm tra.
Phải đảm bảo tính Đảng,tính khoa học,tính kế hoạch,tính dân chủ, tính thực tiễn,…
Đối tượng kiểm tra là con người, mục đích kiểm tra là vì sự tiến bộ của con người.Do đó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc pháp chế: Hiệu trưởng là người đại diện của nhà nước.Quyết
định của hiệu trưởng phải được coi là”tiếng nói” của pháp luật.Người chống đối quyết định kiểm tra là chống lại pháp luật Hiệu trưởng lợi dụng kiểm tra để thực hiện ý đồ cá nhân thì chính hiệu trưởng vi phạm nguyên tắc này
-Nguyên tắc kế hoạch: Kiểm tra có kế hoạch là đưa công việc kiểm tra vào
nội dung hoạt động dạy và học một cách hợp lý và thống nhất với các hoạt động khác không gây xáo trộn
- Nguyên tắc khách quan: Là thái độ trung thực trong kiểm tra Người kiểm
tra phải tôn trọng sự thật khách quan trong kiểm soát, đánh giá và xử lý Hình thức bộc lộ của nguyên tắc khách quan là tính công khai, dân chủ và công bằng
Trang 6-Nguyên tắc hiệu quả: Là hiệu suất lao dộng và lợi ích kinh tế trong kiểm tra,
kiểm tra để thúc đẩy các mặt tốt,hạn chế các mặt tiêu cực
-Nguyên tắc giáo dục: Kiểm tra là để hiểu biết công việc, để biết và giúp đỡ
con người Kiểm tra phải mang tính thiện chí,tính giáo dục bộc lộ ở nội dung va ømục đích ,nội dung và phương pháp kiểm tra bảo đảm tốt nguyên tắc giáo dục sẽ tạo được quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra
*Chức năng kiểm tra:
-Kiểm soát và phát hiện: Nhằm xác định thực chất, hiệu quả giáo dục Kiểm
soát đúng sẽ phát hiện các mặt ưu khuyết của từng đối tượng quản lý, giúp hiệu trưởng làm tốt công tác điều khiển, định hướng trong chỉ đạo.Chức năng này tiến hành thường xuyên sẽ giúp hiệu trưởng không mắc bệnh quan liêu
-Động viên phê phán: Mang tính chất tâm lý xã hội.Kiểm tra thường xuyên
mới nắm được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, tài năng, đức độ của thầy và trò Mọi ý kiến giáo dục ,động viên, phê phán đều xuất phát từ khâu kiểm tra, đánh giá
Bản thân hoạt động kiểm tra đã mang tính chất động viên phê phán đối tượng quản lý Khi được kiểm tra, giáo viên và học sinh chắc chắn phải nổ lực làm việc, bộc lộ tài năng và phẩm chất của họ
- Đánh giá:
Đánh giá trong kiểm tra nhằm đo lường xác định hiệu quả của lao động sư phạm, xác định trình độ thực hiện kế hoạch Xác định phẩm chất thầy trò và công nhân viên Đánh giá còn thẩm định những yếu tố chủ quan khách quan, những lệch lạc sơ hở, để giúp hiệu trưởng uốn nắn, điều chỉnh các quyết định, nhằm đảm bảo chu trình quản lý được liên tục và đạt hiệu quả cao
-Thu thập thông tin:
Thu thập thông tin là chức năng trung tâm của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học Chỉ có kiểm tra mới có được những thông tin đáng tin cậy Việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho hiệu trưởng tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới
2 4/ Nội dung và phương pháp kiểm tra nội bộ trưòng học:
* Nội dung kiểm tra được tập trung vào các mặt cụ thể sau:
a)Kiểm tra giáo viên:
-Trình độ chuyên môn
-Việc thực hiện quy chế chuyên môn
-Kết quả giảng dạy
-Việc tham gia các công tác khác
Trang 7b) Kiểm tra tổ chuyên môn của giáo viên:
Là kiểm tra trình độ hoạt động tập thể, thông qua kế hoạch tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hồ sơ chuyên môn, thông qua buổi sinh hoạt, học tập và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiêïp vụ; kiểm tra đánh giá vai trò năng lực của tổ trưởng chuyên môn, cũng thông qua việc kiểm tra tổ chuyên môn để hiểu
sâu hơn từng giáo viên trong tổ đó
c)Kiểm tra học sinh:
Mọi kết quả hoạt động sư phạm của giáo viên được phản ánh vào trình độ được giáo dục của học sinh Kiểm tra học sinh là để so sánh với mục tiêu đào tạo của trường, nó giúp hiệu tưởng nhận biết sự tác động của tập thể sư phạm đó đồng bộ hay không Kiểm tra học sinh căn cứ vào hai mặt:
-Hạnh kiểm
-Học lực
d/ Kiểm tra cơ sở vật chất thiết bị :
Đảm bảo hai mục tiêu: Giáo dục và kinh tế, đảm bảo hiệu quả kinh tế tốt nhất trong sử dụng và bảo quản.Tập trung kiểm tra các mặt sau:
-Phòng học , phòng làm việc
-Trang thiết bị phòng học ,phòng làm việc
-Thiết bị máy móc , đồ dùng dạy học của thầy và trò
-Kiểm tra cơ sở sân chơi, bãi tập xung quanh trường,…
e/ Kiểm tra tài chính : Quản lý công tác thu chi đúng luật ngân sách nhà
nước.Đảm bảo khoa học, tiết kiệm
f/ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch :“Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”: Thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy,học tập của thầy và trò Đặc biệt là các kỳ kiểm tra trong năm học
* Phương pháp kiểm tra:
Có 3 phương pháp kiểm tra cơ bản là:
-Phương pháp kiểm tra kết quả: sử dụng phổ biến và có tác dụng sâu sắc trong quá trình kiểm tra
-Phương pháp kiểm tra phòng ngừa: Mang ý nghĩa tích cực hơn mọi phương pháp kiểm tra khác
-Phương pháp tự kiểm tra: Đây là phương pháp mà các nhà trường cần quan tâm.Vấn đề đặt ra là phải làm sao cho đội ngũ cán bộ,giáo viên, công nhân viên, học sinh chủ động thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nghiêm túc các nội quy,
Trang 8quy chế của trường Một tập thể sư phạm biết tự kiểm tra công việc của chính mình, đó là một nhà trường biết tự quản lý, một tập thể lao động lý tưởng
Hàng tháng, tôi luôn thu thập từ học sinh, phụ huynh học sinh những thông tin về trường,về lớp, về sự nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, về sự tự nhận thức,sự hiểu bài của học sinh,…
Từ các thông tin thu thập ở các lớp, hiệu trưởng có kế họach chấn chỉnh giáo viên, học sinh,nhằm đáp ứng với mục tiêu giáo dục của nhà trường,………
à Để thực hiện các phương pháp kiểm tra nội bộ trường học trên đây, người hiệu trưởng phải thông thạo, vận dụng các phương pháp như: Phân tích ,tổng hợp các tài liệu, số liệu trong và sau các kỳ kiểm tra đánh giá Đối chiếu với thực tế Quan sát trực tiếp các hoạt động dạy học , phân tích so sánh với chuẩn mực Đối thoại hoặc tham dự các hoạt động của đối tượng được kiểm tra Định hướng chiến lược cho một qúa trình, đưa ra các mục tiêu cụ thể cho đối tượng được kiểm tra trong một thời gian cần xác định Tổ chức định kỳ điều tra một số nội dung tiêu chí được xác định trước, trong việc giáo dục ý thức hoặc vấn đề khác,…
2 5/ Tổ chức lực lượng kiểm tra:
Trường học có nhiều đối tượng phải kiểm tra Hiệu trưởng phải tổ chức lực lượng kiểm tra gồm nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học , dân chủ
Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là:
-Hiệu trưởng quyết định thành lập ban kiểm tra ,trưởng ban phải là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng
-Thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ: Giỏi về nghề, tốt về đức, sáng suốt và linh hoạt trong công việc
- Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ ràng quyền hạn trách nhiệm và quyền lợi
3/ Tổ chức, triển khai thực hiện:
Với những giải pháp đã nêu trên,tôi đã tổ chức triển khai và thực hiện xuyên suốt từ tháng 9 đến tháng 3 năm 2006-2007,tại đơn vị trường Tiểu học thị trấn Chí Thạnh số 1
Qua mỗi tháng có đánh giá tổng kết,rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời những vấn đề tồn tại,thiếu sót của cá nhân ,tập thể trong đơn vị.Là cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý tiếp theo
Trang 9III/ KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ:
1.Kết luận:
Trong một năm qua, tôi đã thực hiện kinh nghiệm” Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trường học” nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt :
Mỗi thành viên trong nhà trường nhận rõ trách nhiệm ,ý thức trong công việc Học sinh và giáo viên có hứng thú Dạy-Học, nền nếp nhà trường đi vào quy củ: Nhờ vậy chất lượng giáo dục , chất lượng giáo viên ,cơ sở vật chất đảm bảo nhiệm vụ năm học đề ra
Học lực
Lớp
1,2,3,4,5
-Toán:Khá Giỏi:72,2%
-TiếngViệt:Khá Giỏi:69,1%
-Khoa,Sử,Địa : TB trở lên 95%.
-Các môn khác:100% Hoàn thành và hoàn thành tốt.
Đến giữa KII: ( tháng3/2007) Chất lượng giáo dục có chuyển biến rõ rệt so với đầu năm và HKI.
Hạnh kiểm 100% HS Thực hiện đầy đủ Hạnh
kiểm Tốt.
Chuyên môn
giáo viên
TỐT: 16/24 KHÁ: 8/24
Cơ sở vật
chất nhà
trường
TỐT
-Năm học 2006-2007,nhà trường được Phòng giáo dục Tuy An thanh tra chuyên đề Dạy và Học xếp loại :TỐT,thanh tra công tác Đội xếp loại: Xuất sắc
-Đến thời điểm tháng 3/2007: Công tác kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo chỉ tiêu năm học đề ra:
+ Thư viện thiết bị: Loại tốt
+Văn thư : Loại tốt
+Kế toán,tài chính : Cập nhật hồ sơ đảm bảo,các khoản thu theo quy định đạt trên 90%
+Trong năm không có trường hợp CB-GV-CNV và học sinh vi phạm pháp luật, hay vi phạm quy chế chuyên môn,…
Trang 10Bên cạnh những thành tích đạt được, qua công tác kiểm tra nội bộ trường học, đã phát hiện những tồn tại thiếu sót trong nhà trường như:
.Một số giáo viên kinh tế gia đình chưa ổn định, nên việc đầu tư vào chuyên môn nghiệp vụ có phần hạn chế,đặt biệt ở số giáo viên trẻ
. Còn số ít gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em, phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
.Do kinh phí hạn chế, nên việc đầu tư cơ sở vật chất: Xây dựng các phòng chức năng chưa đảm bảo
Tóm lại:
Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là một yêu cầu có tính pháp chế, người quản lý cần phải nắm vững lý luận của công tác kiểm tra đánh giá, đầu tư thời gian thích đáng cho hoạt động kiểm ra
2 Kiến nghị :
*Với Phòng Giáo Dục, UBND Thị Trấn Chí Thạnh và UBND huyện Tuy An:
Hổ trợ kinh phí ,để nhà trường hoàn thiện cơ sở vật chất : Diện tích sân chơi, bãi tập,phòng chức năng, pê tông hoá sân trường,… Tạo điều kiện tiến tới xây dựng trường Chuẩn quốc gia mức độ 1, ở năm học 2008-2009
Chí Thạnh, ngày 24 tháng 3 năm 2007
Người viết
Phan Thị Hương