1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ nôm tứ tuyệt trào phúng hồ xuân hương

93 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www.lrc-tnu.edu.vn/LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương” với các số liệu, kế

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS NGÔ GIA VÕ

Thái Nguyên - 2015

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Thơ Nôm tứ tuyệt trào

phúng Hồ Xuân Hương” với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn

là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi

Tác giả luận văn

Đàm Thị Đào

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn :

- Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên

- Các thầy, cô giáo ở Viện Văn học, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học

Sư Phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt khoá học

Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Ngô Gia Võ, người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình viết luận văn Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tác giả luận văn

Đàm Thị Đào

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan……… i

Lời cảm ơn……… ii

Mục lục……… iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng nghiên cứu 6

5 Phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Cấu trúc luận văn 8

8 Đóng góp của đề tài 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 10

1.1.1 Thơ tứ tuyệt 10

1.1.2 Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng 15

1.2 Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội tạo nên hiện tượng Hồ Xuân Hương 18

1.3.Vị trí Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng và trong văn học trào phúng thời trung đại 20

1.4 Quy mô, số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương 27

Chương 2 THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 30

2.1 Hệ thống đề tài 30

2.2 Đối tượng, nội dung trào phúng 33

2.2.1 Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ 33

2.2.2 Những vấn đề xã hội 45

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3 Mục đích, ý nghĩa trào phúng 53

Chương 3 THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 56

3.1 Ngôn ngữ trào phúng 56

3.1.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian 56

3.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo, tài hoa 62

3.2 Nghệ thuật cái “tục” 67

3.2.1 Các ý kiến bàn về vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương 67

3.2.2 Số lần xuất hiện, trường hợp xuất hiện cái tục 70

3.2.3 Cái tục với ý nghĩa phê phán, châm biếm, đả kích cường quyền và thần quyền phong kiến 73

3.2.4 Cái tục với ý nghĩa khẳng định khát vọng tự nhiên, ca ngợi hạnh phúc trần tục, đòi tự do và giải phóng con người 76

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn học Việt Nam ra đời trong khi văn học Trung Quốc đã có một bề dày phát triển Tuy nhiên, cha ông ta đã cố gắng vượt qua sự ràng buộc của ngôn ngữ Hán bằng cách tạo ra một văn tự mới: chữ Nôm Từ thể loại thơ Đường luật chữ Hán, ông cha ta đã vận dụng và chuyển hóa thành hình thức sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc là thơ Nôm Đường luật Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý nằm gần hai cái nôi văn minh lớn của nhân loại: Ấn Độ và Trung Quốc Quan hệ Việt Nam

và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông lại càng có ý nghĩa

Ở Việt Nam, từ thế kỷ thứ X trở về sau, nhân tài được lựa chọn qua thi cử ngày càng nhiều Khoa thi ở các triều đại Lý, Trần, Lê… sĩ tử đều có những bài liên quan đến thơ, mà thơ Đường luật là chính Bằng con đường như thế, thơ Đường luật xuất hiện ngày càng nhiều trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam Từ thế kỷ XIII, chữ Nôm đã xuất hiện nhưng (theo các tài liệu hiện có) phải đến thế kỷ XV, trở thành ngôn ngữ văn học Thể thơ Đường luật ở Trung Quốc thường gắn liền với những nội dung trang trọng, chính thống theo quan điểm “Thi dĩ ngôn chí” nhưng khi cha ông ta dùng chữ Nôm để sáng tác theo thể thơ này, đã đưa vào đó những vấn đề mới mẻ như nội dung trào phúng, những tình cảm đời thường, bình dị, những vấn đề dân dã của thôn quê…

Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy bộ phận thơ Nôm Đường luật trào phúng đã xuất hiện từ sáng tác của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức, kéo dài cho đến hết thời kỳ trung đại, tạo thành một dòng chảy riêng biệt, có những đóng góp độc đáo cả về phương diện nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật Đây là một thể thơ góp phần quan trọng vào sự phát triển của văn học dân tộc Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về thơ tứ tuyệt trào phúng Việc đi sâu vào tìm hiểu hiện tượng Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng chính là mục đích của đề tài

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tứ tuyệt là một thể thơ được coi là “cao diệu” trong thơ Đường đồng thời cũng là mảng thơ thành công nhất của Hồ Xuân Hương Điều thú vị là, trước Hồ Xuân Hương, rất hiếm tác giả Việt Nam dùng thể thơ tứ tuyệt để trào phúng Hồ Xuân Hương thì ngược lại Đây là một sự phát triển mang tính đột biến trong

dòng thơ Nôm Đường luật ở nước ta

Hơn nữa, thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương với những giá trị độc đáo cho đến nay vẫn chưa được khảo cứu, đánh giá toàn diện, kỹ càng Vì vậy, mảng thơ này rất xứng đáng trở thành đối tượng nghiên cứu cho những ai đã từng tâm huyết với thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nói riêng và thơ Nôm Đường luật nói chung

Hồ Xuân Hương đã từng được Xuân Diệu mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” Sáng tác thơ Nôm của bà đánh dấu quá trình phát triển rực rỡ của thể

loại thơ Nôm Đường luật, khẳng định một bước tiến quan trọng của ngôn ngữ thơ ca dân tộc Và điều đáng chú ý là trong sáng tác của Hồ Xuân Hương, bộ phận trào phúng có vị trí độc đáo và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của

nữ sĩ Đây là một tác giả khá quen thuộc được giảng dạy trong chương trình văn học nhà trường Do đó, tìm hiểu thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng của Hồ Xuân Hương sẽ có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn đối với người giáo viên văn học

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1 Những vấn đề liên quan đến Hồ Xuân Hương

2.1.1 Cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và văn bản tác phẩm

Trước Cách mạng tháng Tám, Hồ Xuân Hương được khẳng định là một tác gia văn học, tác giả của nhiều bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Điều này

được khẳng định qua những tác phẩm Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế

và văn tài của Nguyễn Văn Hanh, Việt Nam văn học sử yếu và Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm, Giai nhân dị mặc của Đông Châu Nguyễn Hữu

Tiến, Nam thi hợp tuyển của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc…

Sau Cách mạng, đặc biệt là sau 1954, trong Giáo trình lịch sử văn học Việt

Nam của nhóm tác giả Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Lê

Hoài Nam, Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVIII – nửa cuối thế kỷ XIX của

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyễn Lộc, Lịch sử văn học Việt Nam của nhiều tác giả, Văn học Việt Nam

nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của nhóm tác giả Đặng Thanh Lê,

Phạm Luận, Hoàng Hữu Yên…đều khẳng định rằng có một tác giả Hồ Xuân Hương với những bài thơ Nôm tứ tuyệt Tuy nhiên, việc chọn những bài thơ Hồ Xuân Hương vẫn chưa có sự thống nhất ở các công trình nghiên cứu

Nghiên cứu về thân thế, cuộc đời và văn bản tác phẩm Hồ Xuân Hương bắt đầu có những biến đổi, phát triển vượt bậc từ khi nhà nghiên cứu văn học Trần

Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán, Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương, Bản "Lưu Hương ký" và lai lịch phát hiện của nó,… Sau đó xuất hiện hàng

loạt bài của các tác giả khác tiếp tục tranh luận, đi sâu vào vấn đề tiểu sử và văn bản tác phẩm của Hồ Xuân Hương như Tảo Trang, Nam Trân, Đào Thái Tôn,

Đặc biệt chú ý là hai công trình nghiên cứu của tác giả Đào Thái Tôn là Hồ

Xuân Hương – từ cội nguồn vào thế tục và Hồ Xuân Hương – tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa Trong những bài viết của mình, Đào

Thái Tôn đã tổng kết khá hệ thống tất cả những vấn đề có liên quan đến tiểu sử

và văn bản thơ Hồ Xuân Hương, đã góp phần khẳng định Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán và lập luận đầy thuyết phục về tiểu sử của bà, đi tới kết luận bà là con của Hồ Sỹ Danh, em của Hồ Sỹ Đống Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, mỗi tác giả vẫn lựa chọn cho mình một quan điểm khác biệt

2.1.2 Giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Hồ Xuân Hương

Các công trình nghiên cứu đều khẳng định và đánh giá rất cao giá trị nhân

văn của thơ Hồ Xuân Hương, đều tập trung làm nổi bật ý thức chống phong kiến, khát vọng đời sống tự nhiên, giá trị nhân đạo của thi phẩm Hồ Xuân Hương Tiêu

biểu cho các công trình ấy là Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và

giáo dục của Văn Tân, phần viết về Hồ Xuân Hương trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế và văn tài của

Nguyễn Văn Hanh, Một bức thư của Chế Lan Viên, Góp thêm một tiếng nói

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương, hay trong Văn nghệ bình dân Việt Nam của tác giả Trương Tửu… Tuy có những ý kiến đối lập nhau nhưng đều

thừa nhận thơ Hồ Xuân Hương có giá trị nội dung tư tưởng đặc sắc, có sức sống lâu bền với thời gian

2.1.3 Giá trị nghệ thuật của thơ Hồ Xuân Hương

Nhiều bài viết và công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương Tài năng nghệ thuật của bà đã được khẳng định và đánh giá rất cao trong nền văn học dận tộc từ xưa đến nay Tiêu biểu là

các công trình Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh, đến Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm,… Càng về

sau, vấn đề nghệ thuật trong thơ bà càng được nghiên cứu nhiều hơn Trên thực

tế, Lê Tâm là người đầu tiên phong cho Hồ Xuân Hương danh hiệu “Bà chúa thơ

Nôm” trong Thân thế và thi ca Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm Sau đó,

bằng năng lực cảm thụ tinh tế, bằng sự hiểu biết sâu sắc văn hóa trung đại và kinh nghiệm sáng tạo thơ của mình, Xuân Diệu đã phân tích và khẳng định Hồ

Xuân Hương là một trong “ba thi hào dân tộc” lớn, có vị trí xứng đáng trên thi

đàn trung đại

Khi nghiên cứu giá trị nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, một số tác giả đã

đi sâu vào mối quan hệ chặt chẽ giữa thơ Hồ Xuân Hương và văn học dân gian

Tiêu biểu là bài viết của tác giả Đặng Thanh Lê: Hồ Xuân Hương – bài thơ

"Mời trầu", cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết và bài viết của Nguyễn Đăng Na: Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian Trong các công trình nghiên cứu đó,

Nguyễn Đăng Na đã chứng minh được rằng Hồ Xuân Hương đã “nghĩ cái nghĩ dân gian, cảm cái cảm dân gian”[28, tr.26]

Ở một khía cạnh khác, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thế giới thơ Nôm Hồ

Xuân Hương đã đi sâu vào khám phá nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương như

một thế giới nghệ thuật với hệ thống hình ảnh, hình tượng và những trạng thái, tính chất riêng, độc đáo nói lên một cá tính sáng tạo rất Xuân Hương trong lịch

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sử thơ ca trung đại Việt Nam Tâm lý sáng tạo của Hồ Xuân Hương cũng đã

được Nguyễn Hữu Sơn tìm hiểu trong Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân

Hương, trong công trình đó, tác giả đã lý giải tư duy nghệ thuật đặc sắc của một

người phụ nữ luôn ý thức về thân phận mình

Trong giới hạn nghiên cứu giá trị nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, từ đầu thế kỉ XX đến nay, giới nghiên cứu Việt Nam ngày càng đi sâu hơn vào bản chất nghệ thuật phong phú và đặc sắc trong thơ nữ sĩ ở tất cả các phương diện như thể loại, bút pháp, thi pháp, cá tính sáng tạo, tài nghệ ngôn ngữ… Các thành tựu

nghiên cứu đó đều góp phần khẳng định nghệ thuật độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nền thơ dân tộc

2.2 Vấn đề trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Trong các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, chúng ta nhận thấy vấn đề trào phúng được coi là một đóng góp quan trọng của nữ sĩ vào lịch sử văn học Thơ tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương chiếm số lượng nhiều nhất, là bộ phận có giá trị nhân đạo sâu sắc nhất trong thơ Nôm của bà Vì vậy, hầu như tất

cả các bộ lịch sử văn học đều khẳng định bà trong tư cách một nhà thơ trào

phúng vào loại xuất sắc nhất của dân tộc

Một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trong mối quan hệ với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Nam là Giáo sư Đặng

Thanh Lê Trong công trình Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường luật, tác

giả “đã đặt những sáng tác của bà trong sự phát triển của “Dòng thơ Nôm Đường luật”, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hương về cảm hứng và biện pháp nghệ thuật” [22,

tr.16] Tác giả Nguyễn Sĩ Đại cũng đã đề cập đến Hồ Xuân Hương ở công trình Một

số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường

2.3 Chúng tôi sẽ tiếp cận Hồ Xuân Hương với tư cách một tác gia trào phúng từ

góc độ thể loại thơ Nôm Đường luật, đặc biệt là bộ phận thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng để thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của bà đối với sự phát triển của

thể loại thơ Nôm Đường luật nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tập hợp những bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương và nghiên cứu đặc điểm của chúng trên hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật qua một số vấn đề như đề tài, đối tượng, nội dung, mục đích và thái

độ trào phúng; bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật trào phúng; trong quá trình đó

có so sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ của các nhà thơ trước Từ đó, luận văn sẽ

đi tới khẳng định vai trò của Hồ Xuân Hương trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc

Phân tích hệ thống thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương ở khía cạnh nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật qua một số vấn đề như đề tài, đối tượng, nội dung, mục đích, thái độ trào phúng, bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật trào phúng,…Qua đó, luận văn sẽ làm sáng tỏ tài năng nghệ thuật và cá tính sáng tạo độc đáo của bà, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng nghệ thuật trong dòng thơ Nôm Đường luật Việt Nam

Trên cơ sở tập hợp và phân tích những tác phẩm thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng của Hồ Xuân Hương, luận văn sẽ góp phần khẳng định được vị thế độc đáo của Hồ Xuân Hương trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc Hồ Xuân Hương là người mở đầu cho thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Việt Nam và đã đưa thể thơ này đến đỉnh cao về giá trị tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật

4 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn là thơ Nôm tứ tuyệt trào

phúng Hồ Xuân Hương

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có rất nhiều văn bản, như Xuân Hương thi tập, XNB Xuân Lan, 1913, Hồ Xuân Hương thơ và đời của Lữ Huy Nguyên và hàng trăm các văn bản khác Tuy nhiên, chúng tôi chọn văn bản Thơ Hồ Xuân Hương

(Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu), NXB Giáo dục, H, 1982 làm văn bản

nghiên cứu chính Đây là văn bản chọn các bài thơ theo “phong cách nghệ thuật

Hồ Xuân Hương”, gồm 40 bài Văn bản này của Nguyễn Lộc có số lượng không

quá ít nhưng cũng không quá nhiều, lại là những bài thơ khá phổ biến, xuất hiện

ở nhiều tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương và đã tồn tại hơn 30 năm nay, được giới

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiên cứu văn học thừa nhận và sử dụng khá rộng rãi Tất nhiên, trong quá trình tìm hiểu, rất có thể chúng tôi vẫn phải mở rộng những liên hệ của mình ra các văn bản khác để kết quả nghiên cứu có thêm sức thuyết phục Ngoài ra có sự so

sánh với một số văn bản khác như : Xuân Hương thi tập, NXB Xuân Lan, 1913;

Quốc văn tùng ký của Hải Châu Tử Nguyễn Văn San; Hồ Xuân Hương thơ và đời của Lữ Huy Nguyên; Hồ Xuân Hương – tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa của Đào Thái Tôn…

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn xác định một số khái niệm: thơ tứ tuyệt,

thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng… là những khái niệm có vị trí quan trọng trong

việc xử lý đề tài

Trong khi nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trào phúng nói chung, thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng, cần phân biệt được hai vấn đề về mức độ trào

phúng là yếu tố trào phúng và tác phẩm trào phúng

Trên cơ sở đó, người viết sẽ nghiên cứu thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ

Xuân Hương ở khía cạnh nội dung với hệ thống đề tài; đối tượng, nội dung và

mục đích, ý nghĩa trào phúng và khía cạnh nghệ thuật với ngôn ngữ trào phúng; nghệ thuật cái tục

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp này sẽ cho người viết một cái nhìn tổng thể về số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương Việc thống kê, phân loại này càng đầy

đủ, chi tiết, khoa học, càng tạo ra những cơ sở xác thực cho các luận điểm của đề tài Trên cơ sở thống kê, người viết xếp riêng những bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng để làm cứ liệu phân tích, đánh giá Trong quá trình thống kê phân loại, người viết phải tham khảo, học tập ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu để việc khẳng định các bài thơ tứ tuyệt trào phúng thêm chính xác Tuy nhiên, quan điểm

về thơ tứ tuyệt trào phúng rất đa dạng nên có thể thống kê của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đơn vị thống kê sẽ là những bài thơ có yếu tố trào phúng, người viết sẽ chỉ ra

những câu thơ trào phúng để tiện theo dõi và đánh giá Còn cả bài thơ được viết với mục đích trào phúng, xây dựng được một hình tượng trào phúng hoàn chỉnh thì đương nhiên có mặt trong bản thống kê, phân loại của chúng tôi

Thống kê, phân loại những bài thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương theo tiêu chí và nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu có cơ sở

dữ liệu về văn bản, tránh những khái quát mang tính võ đoán, suy biện

6.2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Đánh giá khảo sát toàn bộ những tư liệu thống kê, phân tích các dẫn chứng, rút

ra những kết luận khoa học về thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Với việc phân tích này, người viết tiến hành đồng thời cả hai phương diện: phân tích đặc điểm nội dung tư tưởng và phân tích hình thức nghệ thuật của bài thơ, câu thơ Sau khi phân tích, chỉ

ra những đặc điểm của từng tác giả, luận văn sẽ tổng hợp và đánh giá khái quát vấn

đề, rút ra những luận điểm khoa học chính

6.3 Phương pháp so sánh đối chiếu

Luận văn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu trên các phương diện sau:

+ So sánh thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương với thơ Nôm Đường luật trữ tình của bà

+ So sánh phong cách nghệ thuật, đóng góp về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả trước đó như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ So sánh đặc trưng thể loại thơ Hồ Xuân Hương với các yếu tố và thể loại trào phúng trong văn học dân gian

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung

chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2 Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội tạo nên hiện tượng Hồ Xuân Hương

1.3 Vị trí Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng

và trong văn học trào phúng thời trung đại

1.4 Quy mô, số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương

Chương 2: Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nhìn từ

phương diện nội dung

2.1 Hệ thống đề tài

2.2 Đối tượng, nội dung trào phúng

2.3 Mục đích, ý nghĩa trào phúng

Chương 3: Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nhìn từ

phương diện nghệ thuật

tham khảo hữu ích cho sinh viên và giáo viên văn học phổ thông

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Thơ tứ tuyệt ra đời từ bao giờ? Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến bàn luận về

vấn đề này Có nhiều ý kiến cho rằng thơ tứ tuyệt có mầm mống từ Kinh thi (ra đời cách đây 2.500 năm, vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên), có một

số ý kiến lại cho rằng thơ tứ tuyệt xuất hiện từ thời Lục Triều (281 – 618) Tứ tuyệt không những đạt được thành tựu rực rỡ ở đời Đường mà còn có sinh mệnh lâu dài vào bậc nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc cũng như trong lịch sử văn học một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Ở những nước khác, tuy không có tên gọi là “tứ tuyệt” song cũng có những loại hình tương tự Bởi vậy, việc nêu ra những đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp của một hiện tượng độc đáo của thơ ca Trung Quốc mà còn cung cấp được những nhận định, tư liệu có thể làm căn cứ so sánh, tham khảo để tìm hiểu thêm những hiện tượng cùng loại hình, để xử lý một

số vấn đề của lý luận và thực tiễn của thơ ca hiện nay “Tứ tuyệt! Tứ tuyệt là một thể thơ rất khó, phải tập trung, hàm súc và cần có một sáng tạo gì như là một sự bất ngờ, một uẩn khúc, trong bốn câu” [7, tr.12]

Do hạn chế về số chữ, nhất định thơ Nôm tứ tuyệt nói chung và thơ Nôm

tứ tuyệt trào phúng nói riêng không thể đi vào miêu tả chi tiết hiện thực, không thể trình bày sự việc một cách có đầu có cuối theo trình tự thời gian Thiên về khái quát, nó là một tất yếu Nhưng sự khái quát không thể bắt đầu từ chủ quan

Vì vậy, thơ tứ tuyệt ngoài lựa chọn loại sự vật để phản ánh còn phải chọn nét tiêu biểu nhất mang tính bản chất của sự vật đó Hiện thực trong thơ tứ tuyệt phải bảo đảm được tính chất của một tiểu vũ trụ

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Thơ tứ tuyệt

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở Việt Nam chúng ta, từ khi có văn học viết là đã có ngay thơ tứ tuyệt Ban đầu, chúng ta phải sáng tác bằng chữ Hán cho nên thơ tứ tuyệt luật Đường

đã xuất hiện ngay từ thế kỷ X Khái niệm thơ tứ tuyệt vì vậy cũng đã được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam quan tâm

Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca

Việt Nam hình thức và thể loại, nghĩa chữ “tứ tuyệt” ở đây gồm 4 câu cắt ra từ

(Khuyết danh – Phỏng dịch thơ chữ Hán của bà Ngô Chi Lan) + Cắt bốn câu giữa, thành ra bài thơ hai vần, bốn câu đều đối nhau

Ví dụ:

KHI TẦU CẬP BẾN

+ Cắt hai câu dưới, thành ra bài thơ hai vần, hai câu đầu đối nhau, hai câu dưới không đối Ví dụ:

ĐỜI NGƯỜI

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Cắt hai câu đầu, hai câu cuối, thành ra bài thơ ba vần, cả bốn câu không đối Ví dụ:

TRỜI NÓI

Giáo sư Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu khẳng định:

“Tứ nghĩa là bốn, tuyệt nghĩa là dứt, ngắt Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt

lấy bốn câu trong bài bát cú mà thành” Rồi ông dẫn ra năm cách ngắt khác nhau: + Ngắt bốn câu trên:

Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương Vậy phải lên ngôi gỡ mối giường Tay ngọc lăn đưa thoi nhật nguyệt Gót vàng dậm đạp máy âm dương

(Lê Thánh Tông)

+ Ngắt bốn câu dưới:

Vắt vẻo sườn non Trao

Lơ thơ mấy ngọn chùa Hỏi ai là chủ đó

Có bản tớ xin mua

(Vô danh)

+ Ngắt hai câu đầu, hai câu cuối:

Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa

(Nguyễn Khuyến)

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghiến răng chuyển động bốn phương trời

(Lê Thánh Tông)

Tác giả Trần Trọng Kim và Trần Đình Sử cũng theo quan điểm này

Giáo sư Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam – hình

thức và thể loại cho rằng: … “Như vậy, thơ Đường luật hoặc cũng gọi một cách

khái quát, thơ cách luật, là thể thơ được đặt ra từ đời Đường…có ba loại: ngũ ngôn, lục ngôn và thất ngôn Thơ cách luật chia làm ba thể: thể tiểu luật gọi là tuyệt cú (Việt Nam gọi là tứ tuyệt),…thể luật thi gọi là bát cú…” [31, tr.226] Hai

ông cũng đã giải thích thêm về thơ tứ tuyệt như sau:

+ Tuyệt: có nghĩa là cắt ra từ bài bát cú

+ Tuyệt: cũng là cắt, là đứt, nhưng là đứt câu, dừng bút để trọn ý cho một

bài, sau khi viết câu thứ tư Bởi vì một câu chưa thành thơ; hai câu mới thành một vế đối liên, ít nhất bốn câu mới có vần, khi đó mới thành một bài thơ

Theo nhà biên dịch thơ Đường, Trần Trọng Kim: “Thơ tuyệt cú là lối thơ làm bốn câu hai ba vần…” [18, tr.20]

Theo Đào Thái Sơn trong Khái luật về thơ tứ tuyệt thì cách hiểu của các vị

trên đây về thơ tứ tuyệt coi như là cơ bản được nhiều người chấp nhận nhất Bên

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cạnh đó thì một số người lại giải thích bằng một cách hiểu khác Theo Bùi Kỷ viết

trong Quốc văn cụ thể: “Tuyệt là tuyệt diệu, mỗi câu chiếm một vị trí đặc biệt

Chỉ trong bốn câu mà thiền thâm, ẩn hiển, chinh kỳ, khởi phục đủ cả cho nên gọi

là tuyệt” [20, tr.20] Còn nhà nghiên cứu Lạc Nam Phan Văn Nhiễm trong Tìm

hiểu các thể thơ: “Thơ bốn câu gọi là tứ tuyệt, người Trung Quốc gọi là tuyệt cú,

tức là bài thơ hay tuyệt vời, vì chỉ có bốn câu 20 từ hoặc 28 từ mà nói lên được đầy đủ ý tứ của một đề tài theo đúng luật lệ của thơ Đường”[29, tr.35] Có thể nói

các nhà nghiên cứu ai cũng có lý do cho cách phân tích biện giải của mình Điều

đó càng chứng tỏ sự phong phú, phức tạp và rất kỳ diệu của thơ tứ tuyệt

Nếu theo cách hiểu thứ nhất thì ta có một số cách cắt bốn câu của một bài bát cú thành một bài tứ tuyệt (theo niêm luật của một bài bát cú)

Nếu hiểu thơ tứ tuyệt theo cách hiểu thứ hai và mở rộng thêm thì một bài thơ không dứt khoát phải làm theo cổ tuyệt hay luật tuyệt mới gọi là Nôm tứ tuyệt, mà chỉ cần một bài thơ Nôm ngắn có bốn câu làm theo thể thơ gì cũng được, miễn hay là tứ tuyệt Cách hiểu này không phải không có lý mà còn có sự thông thoáng, mở rộng Một bài thơ tứ tuyệt hay phải lựa chọn được những khoảnh khắc dồn nén của đời sống tinh thần, những hiện thực của tâm trạng, những phút thăng hoa của tâm linh…Phải dồn nén biểu cảm để tính khái quát của triết lý đạt tới cao độ

Còn theo như PGS TS Lê Lưu Oanh và Ths Định Thị Nguyệt trong Thơ tứ

tuyệt trong truyền thống văn hóa phương Đông thì thơ tứ tuyệt là một thể loại

kết tinh được khá nhiều nét độc đáo của những giá trị tinh thần văn hóa phương

Đông Tứ tuyệt là một chỉnh thể vi mô toàn vẹn, số 4 trong quan niệm của nhân loại là một con số hoàn thiện nhất Quy luật đối lập âm dương, đảm bảo cân bằng âm dương qua việc phối hợp các thanh bằng – trắc, các nhịp chẵn lẻ tạo thành một cấu trúc có quy luật với những quan hệ nội tại chặt chẽ, làm một bài

tứ tuyệt dù rất nhỏ nhưng đảm bảo là một cấu trúc hình thức hoàn chỉnh cân xứng, nhịp nhàng, chặt chẽ, khó phá vỡ [36, tr.2] Chính vì con số 4 chứa đựng

được cả vũ trụ nên bài thơ tứ tuyệt được coi là một tổng thể toàn vẹn mang tính

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi mô Nhưng nội dung và cả cấu trúc hình thức của tứ tuyệt không hạn chế ở cấp

độ vi mô mà vươn tới hình ảnh của thế giới vĩ mô Đây là mối quan hệ biện chứng giữa cái nhỏ và cái lớn, thể hiện cảm quan triết lí phương Đông về vũ trụ Với cấu trúc rất bé nhỏ, thơ Nôm tứ tuyệt là loại hình nghệ thuật biểu hiện khá điển hình cho mối quan hệ vi mô – vĩ mô ấy Tuy nhỏ, song nó không hề bị hạn chế sức mạnh và sức bao quát, trong một hình thức có giới hạn vẫn chứa đựng được nội dung khái quát (vô hạn) Cũng với cách hiểu này, kết cấu của tứ tuyệt là kết cấu mở Còn về ngôn ngữ, do bài thơ vắng các hư từ, giới từ, chủ từ, kết cấu danh từ là kết cấu chủ yếu, thiếu tiêu chí thời gian xác định, cho nên cái đa nghĩa trong thơ cận thể (bát cú và tứ tuyệt) không phải là ngẫu nhiên mà thành thường

lệ, làm cho hình tượng thơ "vừa trừu tượng vừa mơ hồ, vừa mông lung tràn trề" Nói tóm lại, thơ tứ tuyệt không xa lạ với người yêu thơ Về quan niệm thơ

tứ tuyệt là gì còn tùy vào quan điểm phân tích của mỗi người khác nhau Làm thơ

tứ tuyệt không khó, nhưng để có một bài tứ tuyệt hay là cả một công trình nghệ thuật Làm thơ đã vậy, cảm nhận được nó cũng không phải là chuyện dễ dàng gì Thơ tứ tuyệt trước hết là một bài thơ bốn câu, không nhất thiết là ngũ ngôn hay thất ngôn, không nhất thiết phải có niêm luật chặt chẽ Thơ tứ tuyệt phải vận dụng được tối đa các thủ pháp nghệ thuật, phát huy thế mạnh của âm vần, đặc biệt là cách tổ chức hình ảnh để tạo ra một cấu trúc đa chiều vừa đủ sức phản ánh hiện thực, vừa mang tính khái quát cao, vừa ưu tiên cho sự tự thể hiện của sự vật của các quan hệ vừa có chỗ cho tâm trạng cá nhân, cá tính của đối tượng cũng như của tác giả

Thơ tứ tuyệt có những điểm mạnh hơn thơ hai câu, ba câu, tám câu hoặc

trường thiên Tuy nhiên thơ tứ tuyệt có hạn chế về mặt phản ánh so với các thể

thơ dài nhưng lại mạnh hơn nhiều lần về sự ghi nhớ, khả năng lưu truyền Thơ không được nhớ, không được thuộc thì điều nhà thơ muốn gửi tới người khác, sẽ không có hiệu quả

1.1.2 Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Yếu tố trào phúng đã có mặt ngay từ những thể loại văn học dân gian đầu tiên như sử thi, thần thoại Những tình tiết như Đam Săn chặt cây thần, lên hỏi tội trời,… đều ẩn giấu ý nghĩa trào phúng độc đáo Tuy nhiên, ở các thể loại này, tính chất trào phúng còn mờ nhạt và ít ỏi Dần dần, tính chất trào phúng đã đậm hơn, phong phú hơn ở các chuyện cổ tích thế sự, ở thể loại truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ…

Cái cười là một hành động nhận thức, là sản phẩm của tư duy suy lý Tiếng cười trào phúng gắn liền với ý nghĩa phê phán xã hội, là phản ứng tức thời của con người khi phát hiện ra mâu thuẫn và những điều trái tự nhiện dưới góc độ tư

duy suy lý Trào phúng là từ Hán - Việt, tách riêng từng chữ thì “trào” là cười cợt, chế giễu; “phúng” là lời bóng gió để châm biếm, đả kích Vì vậy, thơ Nôm

tứ tuyệt trào phúng hiểu một cách giản dị là loại thơ Nôm 4 câu dùng ngôn từ ví von, bóng gió để châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trái với lương tri,

đạo đức xã hội

Thơ trào phúng nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng được hiểu theo nghĩa tương đối rộng nên có thể chia thành nhiều loại, trong đó có 3 loại chính: loại chế giễu, cười nhạo; loại mỉa mai châm biếm; loại phê phán, đả kích Ngoài ba loại kể trên còn có loại thơ “vui là chính”, không châm biếm, chế giễu ai Nếu có châm biếm thì cũng tự châm biếm mình Ta thường gặp loại thơ này trong các bài tự trào, tự cười mình là chính Loại này cũng được xếp vào thơ trào phúng Việc phân chia thơ trào phúng làm nhiều loại cũng chỉ là cách chia tương đối không thể cố định, rạch ròi Bởi vì trong khôi hài, cười cợt có châm biếm, chế giễu; trong châm biếm, chế giễu có phê phán, đả kích; trong phê phán,

đả kích có khôi hài, cười cợt

Đặc trưng cơ bản của thơ trào phúng nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng là yếu tố gây cười, yếu tố hài hước Nếu không có hai yếu tố này thì không thể gọi là thơ trào phúng Tuy nhiên, cười cũng có nhiều kiểu, nhiều cách Có khi cười thành tiếng, có khi cười thầm, có khi cười mỉm, có khi chỉ gật đầu Mặt khác, cũng là cười nhưng mỗi tác giả có một phong cách gây cười riêng

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do tính chất chung của thơ trào phúng là hài hước, gây cười vì vậy người làm thơ trào phúng thường vận dụng các yếu tố ngoa ngôn phóng đại và các biện pháp ngụ ngôn, ẩn dụ, ước lệ để xây dựng hình tượng, thể hiện nội dung Thơ trào phúng không kể lể lan man, càng ngắn gọn, cô đọng càng tốt Thơ trào phúng thường có những câu đột phá độc đáo Nhất là ở những câu kết cần làm bật lên những ý tuởng mới lạ khiến người đọc, người nghe cảm thụ một cách thích thú bất ngờ

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa trào phúng là “Một loại đặc biệt

của sáng tác văn học đồng thời là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội”

“Trong lĩnh vực văn học trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học, cái hài với cái cung bậc hài hước,châm biếm đó là khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học tiếng cười”[33, tr.246] Những cung bậc, những tiếng cười từ hài hước đến mỉa

mai châm biếm, đả kích, bằng thủ pháp gây cười như phóng đại khoa trương … được vận dụng một cách phổ biến trong tác phẩm trào phúng

Trào phúng là một khái niệm rất phức tạp về mặt lý thuyết, khái niệm này rất khó định nghĩa, đã có hàng trăm định nghĩa về cái hài như những định nghĩa của Aritstot, Cantơlipxơ… tuy nhiên mỗi định nghĩa có hạn chế bởi tính phiến diện của nó Tóm lại, hiểu một cách đơn giản nhất trào phúng là nghệ thuật gây

ra tiếng cười mang ý nghĩa phản ánh xã hội để gây ra tiếng cười trào phúng, tiếng cười hài hước đó là tiếng cười mỉa mai, châm biếm sâu cay Lấy tiếng cười làm phương tiện để biểu hiện một đối tượng nhất định

Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng trong bước đường đầu tiên của nó chủ yếu hiện diện ở hai cung bậc trào phúng là hài hước và châm biếm Tất nhiên sự biểu hiện các cung bậc này không phải bao giờ cũng rõ ràng, xác định như vậy Có những bài thơ xuất hiện cả hai cung bậc, hoặc có sự đan xen pha trộn giữa hài hước với mỉa mai, châm biếm hoặc vừa châm biếm vừa vui đùa

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về nội dung trào phúng, sự phong phú, đa dạng và phát triển trên cơ sở sự biến đổi của đối tượng thẩm mỹ, đó là sự phát triển của bối cảnh lịch sử xã hội và cùng với nó, sự xuất hiện của các loại đối tượng trào phúng Từ vua đến quan, từ những kẻ xấu xa đến những thói hư tật xấu trong xã hội, từ hình ảnh thiên nhiên đến những sự vật bình thường,…tất cả tạo nên một thế giới trào phúng hết sức phong phú, bao quát được nhiều vấn đề của hiện thực xã hội đương thời

Về nghệ thuật trào phúng, đó là những biện pháp gây cười và ngôn ngữ nghệ thuật Thơ Nôm tứ tuyệt là thể thơ sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc, có lợi thế trong việc phản ánh hiện thực đời sống theo cảm quan của nhân dân, làm bật ngay tiếng cười trực tiếp, tác động thẳng tới người đọc, có ý nghĩa trào phúng sắc sảo, tức thời

Thực tế văn học dân tộc cho thấy có hẳn một truyền thống trào phúng rất đáng chú ý kéo dài suốt những thế kỷ đầu tiên khi văn học viết xuất hiện đến tận hôm nay

và ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật mới

mẻ, tạo nên một bộ phận “văn học cười” đặc sắc trong văn chương dân tộc

Tóm lại, thơ tứ tuyệt nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt nói riêng là một thể thơ đặc sắc, được các nhà thơ hết sức ưa chuộng và được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu Tuy vậy, tứ tuyệt là gì, xuất hiện từ bao giờ, đặc trưng của

nó ra sao, tứ tuyệt Đường có cắt ra từ bát cú hay không… là những vấn đề chưa phải đã đạt tới sự thống nhất cao

1.2 Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội tạo nên hiện tượng Hồ Xuân Hương

Theo khảo sát cuả TS Ngô Gia Võ trong Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm

Đường luật trào phúng thì thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Nam đã có một

quá trình phát triển từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, đến Hồng Đức quốc âm

thi tập của các tác gia thời Hồng Đức và Lê Thánh Tông, đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm rồi mới đến thơ Hồ Xuân Hương Rõ ràng, hiện

tượng “kỹ nữ Hồ Xuân Hương” với những thi phẩm trào phúng đặc sắc và đầy ấn

tượng, với nghệ thuật sáng tạo thơ độc đáo được người đời phong tặng danh hiệu

“Bà chúa thơ Nôm” không phải là hiện tượng bất ngờ đột biến và dường như đã

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được văn học dân tộc “chuẩn bị” từ nhiều thế kỷ trước đó Không có một dòng chảy

âm thầm, bền bỉ của thơ Nôm Đường luật trào phúng từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, không có một truyền thống trào phúng dày dặn và phong phú trong lịch sử văn học dân tộc, không có các thế hệ thi nhân đi trước tìm đường cho “một

lối thơ Việt Nam” thì chắc chắn không thể có một Hồ Xuân Hương kì nữ, một Hồ Xuân Hương “độc nhất vô nhị” trong lịch sử văn chương trung đại

Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự mục ruỗng và suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam bộc lộ bản chất tàn bạo, phản động một cách trắng trợn và sâu sắc: ngai vàng mục ruỗng, các tập đoàn phong kiến tranh chấp chém giết lẫn nhau giành ngôi bá chủ Xuân Hương sống vào cuối thời vua Lê chúa Trịnh ở nước Việt Nam ta Hồ Xuân Hương đã sống trong một thời đại như thế, và thơ của bà đã mang rất sâu sắc dấu hiệu của thời đại bà Thơ Xuân Hương với hiện tượng chuyện Trạng Lợn, nhất là truyện Trạng Quỳnh cũng ra đời trong giai đoạn lịch sử ấy Tác giả Thanh

Lương trong quyển Lịch sử tóm tắt Việt Nam đã cho rằng: “Hồ Xuân Hương và

Cống Quỳnh đã đại diện cho tinh thần của thời đại họ, và đó là những kẻ báo hiệu của khởi nghĩa Tây Sơn” [18, tr.19] Quả đúng như vậy, trong xã hội rối ren

đó, phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn đã quét sạch ba tập đoàn phong kiến (Trịnh, Nguyễn, Lê) Nguyễn Ánh lật

đổ Tây Sơn thiết lập vương triều Nguyễn, thống nhất đất nước từ Nam ra Bắc Triều Nguyễn bảo thủ, phản động đẩy nước ta vào thảm họa bị xâm lược

Thời kì sụp đổ xã hội và điêu tàn chiến tranh này, có lẽ không đáng ngạc nhiên, lại cũng là đỉnh cao trong truyền thống lâu dài về thi ca của Việt Nam

Như Dante nói trong cuốn De vulgari eloquentia, "Các chủ đề chính của thơ ca

là tình yêu, đức hạnh và chiến tranh." Tác phẩm thơ vĩ đại của thời kì này –

“Truyện Kiều” nổi tiếng của Nguyễn Du, đều tràn ngập với niềm khao khát cá

nhân, với sự thông cảm cho những "số mệnh bạc bẽo," và với ước mơ cháy bỏng

về một xã hội tốt đẹp Chiến tranh, đói khát và tham nhũng đã không đánh bại

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được các nhà thơ như Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, mà lại còn làm sâu sắc hơn công trình của họ

Trong chính bối cảnh xã hội rối ren, con người bị đè nén đến cùng cực như vậy thì những tiếng nói phản kháng chống lại sự hà khắc của chế độ phong kiến, đòi hỏi quyền sống, bảo vệ những giá trị của con người càng được đề cao Những nguyên tắc, lễ nghi phong kiến xơ cứng không còn đủ sức để trói buộc con người, mà ngược lại người ta luôn mong ước được giải phóng ra khỏi những nghi lễ ràng buộc ấy, ước mơ được tự do, được hưởng những hạnh phúc trần tục đời thường mà vì những lý do khuôn mẫu giáo điều người ta vẫn khinh rẻ và chối bỏ chúng Các nhà nho tiêu biểu như Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… chính là các nhà tư tưởng tiểu biểu của thời đại đã nói lên tiếng nói chung, khát vọng chung của quảng đại quần chúng

Xã hội phong kiến Việt Nam hồi cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, đã có cái nhu cầu cần phải chuyển lên một chế độ khác tiến bộ hơn, nhưng trong thực

tế, đã không chuyển được Xã hội không tiến lên được, nhưng con người luôn luôn vẫn đòi giải phóng ra khỏi hệ ý thức phong kiến, ra khỏi tập tục, lễ giáo, đạo đức phong kiến chèn ép con người quá khắc nghiệt Người ta đòi hỏi con người phải được sống tự do hơn, phóng khoáng hơn, ngấm ngầm yêu cầu mỗi con người phải được coi như một cá thể đáng quý trọng Khát vọng giải phóng trong thơ Hồ Xuân Hương cho thấy sự đòi hỏi ngấm ngầm của cả một xã hội Tất cả những điều đó là một tiền đề xã hội – lịch sử - văn hóa để sinh ra một tài năng trào phúng lớn của đất nước: kì nữ Hồ Xuân Hương Nhiều nhà nghiên cứu văn học còn khẳng định bà là “Hiện tượng nổi loạn” trong lòng chế

độ phong kiến Việt Nam

1.3 Vị trí Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng

và trong văn học trào phúng thời trung đại

Với những bài thơ Nôm Đường luật trào phúng của mình, Hồ Xuân Hương

đã có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc Vị trí

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của bà trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng và trong văn học trào phúng thời trung đại cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

Đoàn Lê Giang trong Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại đã từng nói:

“Như một viên đá kỳ hình đa sắc, thơ Hồ Xuân Hương từ mỗi góc nhìn lại thấy một kiểu dáng mới, một màu sắc mới,… Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn học kỳ lạ, người ta không ngừng tìm hiểu, không ngừng khám phá, mà Hồ Xuân Hương – một hiện tượng thơ tồn tại hàng 200 năm nay vẫn chưa hề cũ bao giờ Thơ Hồ Xuân Hương đầy ắp tiếng cười trào tiếu, giễu nhại trước những chuyện trang nghiêm,…”[9, tr.1]

Trong Bà chúa thơ Nôm, Xuân Diệu cũng đã từng nhận xét: “Trong văn

học Việt Nam có một nhà thơ kể về độc đáo thì đứng vào bậc nhất, mà lại hai lần độc đáo, vì đó là một phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến xưa Tên người ấy là

Hồ Xuân Hương “Ví đây đổi phận làm trai được”, thực sự là nàng đã làm trai rồi, ngay trong xã hội cũ” [5, tr.1]

“Xét về mặt nghệ thuật thơ văn cũng như nội dung, ý tình trong các bài thơ, chúng ta đã dễ dàng cảm nhận được tình cảm chân thật, mạnh dạn, mới mẻ của Hồ Xuân Hương như một cá tính không dễ lẫn, một bản lĩnh phụ nữ hiếm hoi trong văn chương trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX…”[5, tr.26]

Đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương, sách Tổng tập văn học Việt Nam nhận

định “Thơ Hồ Xuân Hương thường bộc lộ tài năng và trí tuệ của một phụ nữ trước những cơn sóng gió của cuộc đời và thời cuộc,… Tiếp nhận và phát huy những tinh hoa của dòng văn hóa dân gian, lời thơ của Hồ Xuân Hương nhiều khi như lưỡi dao sắt ngọt đã xé toạc bộ mặt giả đạo đức của nhiều kẻ tự mạo nhận là

“Quân tử”, “Anh hùng”, góp phần hạ bệ nhiều thần tượng chỉ có hư danh trong

xã hội phong kiến”[18, tr.19]

Trên thi đàn, Hồ Xuân Hương có một vị trí đặc biệt quan trọng bởi thơ bà thể hiện được sự đổi mới, cách tân trên nhiều phương diện Trước hết về nội dung, bà đã đưa vào thơ những đề tài bình dị, dân dã, cũng như cách cảm, cách

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghĩ của dân gian Đề cập tới vấn đề này nhà nghiên cứu Tam Vị trong bài viết:

Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương cho rằng: " Hồ Xuân Hương

đã làm sống lại trong văn học thành văn cả một truyền thống văn hoá phồn thực hùng hậu” [54, tr.10] Đề cập tới tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương

chính là việc tác giả tiến hành chứng minh và khẳng định: Hồ Xuân Hương đã

đem vào văn học cả tinh thần, thế giới quan của văn hoá dân gian

Tác giả Nguyễn Đăng Na trong bài nghiên cứu Thơ Hồ Xuân Hương với

văn học dân gian lại chỉ ra mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn hoá

dân gian và hẹp hơn là văn học dân gian trong cách cảm, cách nghĩ, từ đó tìm thấy sự kế thừa cũng như nét độc đáo riêng của nữ sĩ Tác giả khảo sát thơ Hồ Xuân Hương trên ba hệ thống đề tài: đề tài về loại người "có học"; đề tài về nhà

chùa và đề tài về người phụ nữ rồi đi tới khẳng định: "Hồ Xuân Hương tiếp thu dân gian nhưng không lặp lại dân gian; bà chỉ tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng; cái gì chưa đúng thì uốn nắn" [28, tr.14]

Trong công trình nghiên cứu khá công phu: Hồ Xuân Hương- hoài niệm

phồn thực, tác giả Đỗ Lai Thuý đi sâu vào những biểu tượng phồn thực trong

thơ Hồ Xuân Hương, phân tích và chỉ ra những ý nghĩa sâu xa của nó Như các biểu tượng liên quan đến các bộ phận của cơ quan sinh sản, hành vi tính giao, thân thể phụ nữ Tác giả chứng minh sự gắn bó mật thiết giữa biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương với những biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực trong dân gian Sự trở về với những biểu tượng phồn thực cổ xưa và dân gian trong thơ "

Bà chúa thơ Nôm" cho thấy: "Bà là người rất yêu sự sống’’ [47, tr.15] Bên cạnh

những biểu tượng gốc, Đỗ Lai Thuý phát hiện trong thơ Hồ Xuân Hương còn có những biểu tượng phái sinh Đó là sáng tạo riêng của nhà thơ, tạo nên phong cách độc đáo của nữ sĩ

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về một số vấn đề trong thơ Hồ Xuân Hương,

giáo sư Lê Trí Viễn trong bài Đôi điều về thơ Hồ Xuân Hương đã đề cập đến

cái tục trong thơ bà và lí giải nó dưới nhãn quan văn hoá dân gian Tác giả cho

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rằng: "Hồ Xuân Hương đã tiếp nhận từ những sinh hoạt hội hè mang đậm nét

dân gian, …"[55, tr.46]

"Nữ sĩ bình dân" là tên bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Phong Trong bài

viết này bên cạnh việc chỉ ra tư tưởng bình dân, ý thức luôn đứng về phía nhân dân của nữ sĩ, tác giả còn tìm hiểu sự thành công của thơ Hồ Xuân Hương về

phương diện nghệ thuật "Sự thành công của Xuân Hương trong nghệ thuật thơ

là do bà đã hấp thu và phát huy được vốn văn nghệ dân gian phong phú Những

gì là tinh tuý, là tuyệt diệu của nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương đều liên quan đến những tinh hoa của nền văn nghệ dân gian mà thi sĩ đã rất thấm nhuần" [37,

tr.14] Tiếp đó tác giả tìm hiểu nghệ thuật trào lộng của Xuân Hương ở việc xây dựng hình ảnh tương phản và lối nói ám dụ nửa tục, nửa thanh cũng như tìm hiểu

ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương : "Ngôn ngữ Xuân Hương là ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao, ngay cả cách nói của Xuân Hương, lối so sánh ví von còn là cách nói của nhân dân qua tục ngữ, ca dao" [37, tr.16] Xuân Hương còn hay

dùng lối chơi chữ, lối nói lái nhằm mục đích trào lộng hoặc mỉa mai, châm biếm; chính nó làm cho câu thơ trở nên duyên dáng vô cùng Cuối cùng Nguyễn Hồng

Phong nhận định: "Thành công của Hồ Xuân Hương cũng như trường hợp của Nguyễn Du sau này, chứng tỏ các thiên tài lớn trước hết là những người biết tiếp thu tinh tuý vốn văn hoá dân gian, biết học tập và vận dụng được ngôn ngữ của nhân dân”[37, tr.19]

Về ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Lộc trong Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương

cho rằng: trong văn học cổ không ai giản dị, dễ hiểu và mộc mạc như Xuân Hương Ngôn ngữ của Xuân Hương không khác gì ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ Đó là một ngôn ngữ thuần tuý Việt Nam Trong kiến trúc chung của câu thơ Xuân Hương, những yếu tố ca dao, tục ngữ được đặt đúng chỗ nên rất tự nhiên

Nó nhuyễn vào những từ, những câu khác làm thành một thể hữu cơ thống nhất

Đặc biệt "Xuân Hương vận dụng ngôn ngữ không câu nệ ở hình thức, bà có thể đưa vào thơ một loạt từ ngữ "đầu đường xó chợ” miễn là những từ ngữ ấy nói đúng được đời sống tình cảm"[23, tr.12]

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương thể hiện một trạng thái, một đặc điểm trong thành tựu sáng tác của hầu hết các tác gia và tác phẩm kiệt xuất Việt Nam viết bằng ngôn ngữ dân tộc Đó là một lâu đài nghệ thuật tổng hợp những giá trị rực rỡ nhất trong văn học trào phúng dân gian, trong văn học viết, trong thơ Nôm Đường luật trào phúng trước Hồ Xuân Hương

Dù còn nhiều tranh cãi thì hiện tượng Hồ Xuân Hương vẫn cần được nghiên cứu từ nhiều bình diện, nhiều góc độ dưới nhiều phương pháp tư duy khoa học

khác nhau bởi vì bà là giao điểm hợp lưu giữa hai nền văn học dân gian và văn

học viết

Với những đóng góp to lớn của Hồ Xuân Hương vào nền văn học dân tộc, luận văn cũng rút ra những vấn đề đáng chú ý trong tiếp thu sáng tạo của Hồ Xuân Hương trên hai nguồn văn học dân gian và văn học viết:

Với nội dung, đối tượng trào phúng, Hồ Xuân Hương tiếp thu nhiều hình tượng trào phúng của văn học dân gian như cường quyền (vua chúa, quan lại), thần quyền (sư sãi và triết lý kìm hãm đời sống con người của Phật giáo), nam quyền (đề cao phụ nữ, hạ thấp quân tử, kẻ sĩ)

Trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng trước Hồ Xuân Hương có

những hình tượng trào phúng khá đặc sắc như hình tượng tự trào (Nguyễn Trãi) hoặc hình tượng thằng có của, hoặc thói đời xấu xa vụ lợi (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

nhưng chúng tôi nhận thấy dường như không xuất hiện trong thơ trào phúng của

bà Như vậy, về phương diện hình tượng trào phúng, Hồ Xuân Hương cơ bản tiếp thu từ nguồn mạch trào phúng của văn học dân gian và với tài năng kiệt xuất của mình, bà đã nâng cao hơn, khắc họa tập trung hơn và sinh động hơn nền văn học ấy

Về bút pháp trào phúng, Hồ Xuân Hương đã tiếp thu nghệ thuật cái tục từ

văn học dân gian Thơ Nôm Đường luật trào phúng trước Hồ Xuân Hương chủ

yếu vẫn là bút pháp trang trọng, có tính chất “nhã ngôn”, rất ít sử dụng yếu tố

tục Họ có nói đến cái tục một cách lập lờ hai nét nghĩa nhưng không nhằm phê phán hạ bệ đối tượng nào Trái lại, “Bà chúa thơ Nôm” lại dùng cái tục như một phương tiện nghệ thuật đặc biệt để bộc lộ thái độ trào phúng và tư tưởng nghệ

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuật của mình Khi nghiên cứu về vấn đề này, ta cần phải hiểu rằng bà tiếp thu nghệ thuật cái tục từ văn học dân gian nhưng không có mức độ trần trụi, trực tiếp cao như trong tiếu lâm hoặc những bài ca dao, những câu đố miêu tả sinh thực khí một cách thô tục Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ có đủ thi thư, trình độ học vấn để chơi chữ Vì vậy mà tục trong thơ bà vẫn thanh cao, có ý nghĩa hàm ẩn, gợi mở nhiều liên tưởng

Về ngôn ngữ trào phúng, cũng như các tác giả trước, Hồ Xuân Hương

có sự tiếp thu ngôn ngữ đời sống Nhưng khi so sánh với Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngôn ngữ đời sống trong tác phẩm của họ vẫn ít nhiều dựa trên nền tảng ngôn ngữ toàn dân, chưa trở thành cá tính sáng tạo riêng biệt Còn với Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ đời sống đã trở thành cá tính sáng tạo dưới tài nghệ điêu luyện của bà

Từ Hán Việt, điển tích điển cố, thi liệu Hán được nhiều nhà thơ sử dụng nhưng với Hồ Xuân Hương thì ngoài một số câu thơ chơi chữ, có thể nói là hầu hết sử dụng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ dân tộc Hồ Xuân Hương cũng có tiếp thu những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật từ các tác giả Cách sử dụng từ láy trong thơ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, cách dùng từ ngữ tạo hình tượng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thấy thấp thoáng trong thơ bà Đặc biệt, bà đã

tạo ra một phong cách ngôn ngữ độc đáo biểu hiện rõ cá tính sáng tạo của "Bà chúa thơ Nôm" trong dòng văn học trào phúng Việt Nam Khác với các nhà thơ

khác, bà luôn xây dựng được những hình tượng trào phúng hoàn chỉnh, tạo nên bức tranh cuộc sống cực kì sinh động với nhiều hình tượng trào phúng đặc sắc

Về thể thơ, Hồ Xuân Hương không tiếp thu từ nguồn văn học dân gian

mà sử dụng thể loại thơ Nôm Đường luật của văn học viết để biểu đạt nội dung trào phúng Thể thơ Đường luật có tính chất bác học, đòi hỏi một trình độ học vấn uyên bác Làm chủ được thể thơ này, Xuân Hương càng chứng tỏ được mình

là một tác giả của nền văn học viết thời trung đại

Có thể nói Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đầu tiên đã làm thơ để giễu đời

ở nước ta.Vốn đã mang hồn tính vững vàng của dân tộc để đứng cao mà nhìn xuống, đứng ngoài mà ngó vào, lại được sống một thời loạn ly điên đảo, Hồ

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xuân Hương có đủ phương tiện và điều kiện để làm một nhà thơ trào phúng bận rộn Thêm nữa, cái thân thế long đong, duyên phận lỡ làng trong một cá tính tự

do, bất khuất càng làm cho cái cười của nữ sĩ sâu sắc, chân thành Con người ấy đối với trái tim mình chỉ một mực chân thành, trung thực đối với mình và đối với người nhưng luôn khắc khoải vì nỗi khao khát chẳng hề nguôi, mọi tâm lực đều dồn vào đó, chẳng khác bao nhiêu tia sáng đã biến thành ngọn lửa nhưng chỉ là đốt cháy trái tim mình, con người ấy khi khép cánh cửa của niềm riêng sâu thẳm

mà mở lòng với ngoại cảnh, cảnh trời đất và cảnh người đời – trong đó làm sao

không có mình Ở Xuân Hương, ta luôn thấy tồn tại hai con người: “Kia là một Xuân Hương âm thầm chuyện riêng tư rất thiết nhưng rất nhỏ, một Xuân Hương trong quan hệ với các bậc mày râu phong kiến và Nho giáo nên cũng bác học như ai Đây là một Xuân Hương giữa cuộc đời rộng mở với đất trời, với đông đảo quần chúng nhân dân lao động và của đô thị, bộc tuệch, chẳng kiêng dè, dân dã phong cách mà nhọn sắc lên trong thái độ thụ cảm thiên nhiên và tấn công vào mọi thứ giả dối thù địch của cuộc sống” [57, tr.19]

Nhân dân lao động có lẽ là độc giả say sưa nhất của thơ Nôm Xuân Hương Hiện tượng dân gian hóa là một bằng chứng vinh dự Thơ Hồ Xuân Hương đi vào quần chúng và lưu truyền như một tác phẩm dân gian theo quy luật của sáng tác dân gian Nó đáp ứng nỗi lòng của nhân dân, nó thay thế sáng tác của nhân dân Và khi nhân dân thấy có nhu cầu không phải thưởng thức nữa

mà nhu cầu sáng tác, nhu cầu tự thể hiện, nó làm ra những bài thơ cùng mạch thơ

Xuân Hương và truyền nhau xen lẫn

Như vậy, ta có thể một lần nữa khẳng định Hồ Xuân Hương là một tác gia trào phúng lớn đã kết tinh, tổng hợp và phát triển những thành tựu trào phúng đa dạng từ trước đó qua hai nguồn văn học dân gian và văn học viết, đặc biệt là thơ Nôm Đường luật trào phúng Bà chúa thơ Nôm ấy có một phong cách trào phúng riêng mà nhiều nhà nghiên cứu coi như một cá tính sáng tạo, một đặc điểm hoặc một bút pháp nghệ thuật chủ yếu Với 15 bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng, Hồ Xuân Hương đã nâng cao và hoàn chỉnh hơn thể loại thơ Nôm Đường luật, mở ra

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những khả năng mới trong việc chiếm lĩnh và phản ảnh hiện thực đời sống Với những đóng góp to lớn của mình, Hồ Xuân Hương đã góp phần mở đường cho

sự xuất hiện của một loạt các nhà thơ trào phúng sau này như Tú Xương,

Nguyễn Khuyến…

1.4 Quy mô, số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương

Có rất nhiều tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương nhưng trong phạm vi đề tài này

người viết chọn tập Thơ Hồ Xuân Hương do Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu

Trong 40 bài thơ Hồ Xuân Hương do tác giả Nguyễn Lộc tuyển chọn,

chúng tôi nhận thấy chỉ có ba bài thơ Tự tình không phải thơ trào phúng 37 bài còn lại thì có 2 bài được xếp vào loại đang được tranh cãi là Mời trầu và Bánh

trôi nước Tuy nhiên, trong bài báo Suy nghĩ quanh câu thơ “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”, tiến sỹ Ngô Gia Võ đã chứng minh được từ của trong bài

thơ Mời trầu là danh từ và ẩn dấu cái tục Do đó, Mời trầu được xếp vào thơ trào phúng Tuy nhiên, những bài thơ như Mời trầu và Bánh trôi nước tính chất

trữ tình vẫn là cái chủ đạo, tính chất trào phúng chỉ là một yếu tố rất nhỏ biểu hiện qua cái hài hước tinh quái theo cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương mà thôi Nếu xếp cả 2 bài thơ này vào khuynh hướng trào phúng thì thơ trào phúng

Hồ Xuân Hương gồm 37/40 bài, gần bằng 92,5%, một tỷ lệ cực lớn, có thể nói là lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam

Trên cơ sở đó, ta có thể kết luận, sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương tập trung chủ yếu vào khuynh hướng trào phúng Bà chủ yếu được người đọc biết đến là ở thơ trào phúng và chỉ có thơ trào phúng của bà mới đủ sức xác định cái

cá tính sáng tạo vào loại độc nhất vô nhị trong lịch sử văn chương dân tộc Tuy

rằng trong quá trình làm luận văn, người viết cũng sẽ không thể không nhắc đến những bài thơ trữ tình của bà nhưng với số lượng thơ trào phúng như vậy thì giá trị trào phúng vẫn là một giá trị lớn nhất trong sự nghiệp làm thơ của “Bà chúa thơ Nôm”

Thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương nằm trong tiến trình phát triển của thơ

Nôm Đường luật So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn

Bỉnh Khiêm thì tỷ lệ thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương là cao hơn cả (theo

thống kê của tiến sỹ Ngô Gia Võ trong luận án Hồ Xuân Hương với dòng thơ

Nôm Đường luật trào phúng thì tỷ lệ thơ trào phúng trong Quốc âm thi tập là

11,8%, trong Hồng Đức quốc âm thi tập chiếm 12,5%, Bạch Vân quốc ngữ thi

tập chiếm 33,5% và trong thơ Hồ Xuân Hương, tỷ lệ thơ trào phúng chiếm

92,5%) Hồ Xuân Hương sống và làm thơ ở giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, là giai đoạn suy tàn, tan rã đến đỉnh điểm của chế độ phong kiến Việt Nam và những mặt trái của xã hội đó đều được phơi bày trên những trang viết của Hồ Xuân Hương Điều đó giải thích cho sự xuất hiện của tỷ lệ 92,5% thơ trào phúng Hồ Xuân Hương trong nền văn học giai đoạn này

Ta nhận thấy trong 37 bài thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương, chỉ có 7

bài mang yếu tố trào phúng là: Mời trầu, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Không

chồng mà chửa, Thiếu nữ ngủ ngày, Tranh tố nữ, Dỗ người đàn bà có chồng chết, Bánh trôi nước, còn lại 30 bài đều là tác phẩm trào phúng Với 30 bài thơ

trào phúng hoàn chỉnh và 7 bài thơ mang yếu tố trào phúng trên tổng số 40 bài

thơ ta càng thấy trào phúng chính là mục đích sáng tác lớn nhất, chủ yếu nhất

trong quá trình sáng tạo thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

Về mặt thể thơ, trong tập thơ 40 bài của Hồ Xuân Hương, ta thấy thể thơ

tứ tuyệt bao gồm 15 bài, chiếm tỷ lệ gần 35,1% Ở Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, và các tác gia thời Hồng Đức, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm không có một bài tứ

tuyệt trào phúng nào Đây là một điều đặc biệt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, cũng là điểm khác biệt trong con người của nữ sĩ so với các nhà thơ trên

Trong số 30 bài thơ trào phúng hoàn chỉnh và 7 bài thơ mang yếu tố trào phúng thì có tới 15 bài thuộc thể tứ tuyệt; 15 bài tứ tuyệt trào phúng trên tổng số

37 bài thơ trào phúng trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương quả là một con số ấn tượng, giàu ý nghĩa biểu hiện Trong phạm vi đề tài, người viết sẽ tập

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật xoay quanh 15 bài thơ tứ tuyệt trào phúng này

Tiểu kết

Như vậy, qua bốn vấn đề ở Chương 1: khái niệm thơ tứ tuyệt và thơ Nôm

tứ tuyệt trào phúng; vị trí Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Nam; những tiền đề lịch sử - xã hội – văn hóa tạo nên hiện tượng Hồ Xuân Hương; quy mô số lượng thơ tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương, chúng

tôi nhận thấy mảng thơ tứ tuyệt trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương có một vị trí đặc biệt quan trọng Mảng thơ này, đặt vào dòng chảy thơ Nôm Đường luật trào phúng trước đó là một bước phát triển mang tính đột biến, cho thấy tài năng sáng tạo kì lạ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đồng thời khẳng định ở một mức độ cao hành trình Việt hóa một thể thơ ngoại nhập, đưa vào thể thơ quen thuộc này những vấn đề mới mẻ, những giá trị nội dung và nghệ thuật đậm đà tính dân tộc Đọc thơ trào phúng Hồ Xuân Hương, ta luôn nhận thấy rằng trào phúng là ý thức thường trực trong cảm hứng sáng tạo của Hồ Xuân Hương, cho nên khi gặp những chuyện đáng cười, đáng hài hước và châm biếm là lập tức bà làm thơ ngay

Số lượng 15 bài tứ tuyệt trào phúng trong tổng số 40 bài là một con số giàu giá trị biểu hiện, cho thấy mục đích sáng tác thơ trào phúng, tạo tiếng cười nhanh, trực diện đã chi phối tâm thế sáng tạo của “Bà chúa thơ Nôm”

Tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của 15 bài thơ này

là nhiệm vụ trọng tâm của luận văn Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ khẳng định rõ hơn cá tính sáng tạo và vị trí văn học sử của tác gia Hồ Xuân Hương trong nền thơ trung đại nói chung và trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng nói riêng

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương 2 THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƯƠNG

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1 Hệ thống đề tài

Hồ Xuân Hương là một hồn thơ giàu giá trị nhân văn, nhân bản, một chất giọng lạ và giàu sắc thái sáng tạo Đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với một tài năng và đặc sắc - một hiện tượng lạ của nền văn học Việt Nam Bà là một con người độc đáo cả về tính cách lẫn thơ văn, mà kể về sự độc đáo thì từ trước đến nay chưa có một nhà thơ nữ nào sánh bằng

Khi so sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ Nôm trào phúng của các thế kỷ

trước, người viết nhận thấy dường như tiếng cười của Nguyễn Trãi (Quốc âm

thi tập), của các nhà thơ thời Hồng Đức (Hồng Đức quốc âm thi tập), của

Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi tập) đều được sinh ra từ những

suy tư sâu sắc về cuộc đời Thường thì các nhà thơ đó chỉ cười khi đã ngẫm nghĩ thật kỹ, thật chín và khi hoạt động trí tuệ cần mẫn của họ phát hiện được những trớ trêu, nghịch lý, đen bạc, xấu xa của đời sống hoặc những đặc điểm hài hước, lố bịch của sự vật, hiện tượng Phải chăng đó là một trong những lý

do khiến ba tập thơ này chỉ có thể thơ thất ngôn bát cú được dùng để biểu hiện nội dung trào phúng, còn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt thì hoàn toàn vắng bóng

Hồ Xuân Hương cũng có tiếng cười trào phúng ngẫm nghĩ suy tư này ở

hàng loạt bài thơ thất ngôn bát cú có đối ngẫu rất chỉnh của bà Hồ Xuân Hương

vẫn là người tiếp nối truyền thống văn học cười của dân tộc và thơ Nôm trào

phúng của bà vẫn nằm trong mạch đi sâu thẳm và bền bỉ của dòng thơ trào

phúng Việt Nam Trong các tập thơ Quốc âm thi tập, Hồng Đức Quốc âm thi

tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, cung bậc đả kích hầu như không có Nhưng

đến thơ Hồ Xuân Hương thì cung bậc này đã được sử dụng khá nhiều và đã trở thành một điểm đặc biệt Tiếng cười đả kích là cung bậc trào phúng đỉnh cao, thể hiện lòng khinh ghét sâu sắc của tác giả, bộc lộ thái độ phủ định toàn diện, triệt

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để, quyết liệt Tiếng cười đả kích thường gắn với một lý tưởng xã hội tích cực, tiến bộ nào đó

Với Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập chưa xuất hiện tiếng cười đả kích bởi

vì về cơ bản ông vẫn là một bề tôi trung thành của triều Lê, vẫn khát khao đem tài đức ra phục vụ nước nhà Ông có buồn đau trước cuộc đời đen bạc nhưng

chưa bao giờ phủ nhận và đối lập quyết liệt với nó Hồng Đức quốc âm thi tập

càng không có cơ sở xã hội và cơ sở tâm thế sáng tạo để xuất hiện tiếng cười đả

kích Đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuy chế độ

phong kiến đã bắt đầu suy tàn, tan rã nhưng chưa đến điểm tận cùng như giai đoạn giữa thế kỷ XVIII – giữa thế kỷ XIX Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn hy vọng chống đỡ, tu sửa cho ngôi nhà phong kiến đã lung lay, ông vẫn liên hệ với các tập đoàn phong kiến đương thời, được cả nhà Mạc, nhà Lê, chúa Trịnh kính

trọng Do đó, Bạch Vân quốc ngữ thi tập cũng không xuất hiện tiếng cười đả

kích Ở Hồ Xuân Hương cung bậc đả kích đã trở thành “tiếng cười thường trực” tạo ra sự khác biệt căn bản giữa bà và các tác giả trước đó

Mặt khác, các cung bậc trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương thường đan xen nhau hoặc kết hợp với nhau tạo nên sự đa dạng của ý nghĩa tiếng cười trong

đó Khi nghiên cứu, ta sẽ thấy các bài thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương luôn luôn xuất hiện đồng thời hai ý nghĩa: phủ định và khẳng định Điều này đã đem

lại tiếng cười với "biểu tượng hai mặt" rất đặc trưng cho thi pháp trào phúng Hồ

Xuân Hương Khi tìm hiểu về tiếng cười trào phúng đa cung bậc của Hồ Xuân Hương, chúng ta đồng thời phải lưu tâm đến cả hai phương diện phủ định và khẳng định ấy Tuyệt đối hóa hoặc đề cao một phương diện sẽ không đánh giá hết ý nghĩa tư tưởng sâu xa trong thi phẩm của bà, dẫn đến những cách hiểu trái ngược nhau gây nên những tranh cãi không cần thiết, làm mất đi cái hay trong thơ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, điều này không ai có thể phủ nhận nhưng yếu tố trào phúng và trữ tình không hề đối lập nhau mà trái lại thống nhất chặt chẽ với nhau Chính yếu tố trữ tình đã khiến cho yếu tố trào

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phúng thêm thâm thúy, nhiều day dứt Đề tài trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương hết sức đa dạng và phong phú Thơ bà đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội, biểu hiện nhiều nội dung và nói đến nhiều đối tượng khác nhau Dựa vào nội dung trào phúng, ta có thể chia thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng

Hồ Xuân Hương ra thành các đề tài sau:

Đề tài viết về thiên nhiên và các sự vật Bao gồm:

Bánh trôi nước, Quả mít, Ốc nhồi, Đồng tiền hoẻn

Đề tài viết về tăng lữ Gồm hai bài:

Sư bị ong châm, Cái kiếp tu hành

Đề tài viết về phụ nữ:

Mời trầu

Đề tài viết về cái chết:

Khóc Tổng Cóc, Dỗ người đàn bà khóc chồng

Đề tài viết về kẻ sĩ, bao gồm:

Lũ ngẩn ngơ (Mắng học trò dốt I), Phường lòi tói (Mắng học trò dốt II),

Đề đền Sầm Nghi Đống

Đối thoại với Chiêu Hổ:

Trách Chiêu Hổ I, Trách Chiêu Hổ II, Trách Chiêu Hổ III

Với sáu mảng đề tài trên, Hồ Xuân Hương đã mang đến cho người đọc những bức tranh thiên nhiên và các sự vật, giống như con người Hồ Xuân Hương, thiên nhiên trong thơ bà cũng tràn đầy sức sống, âm thanh, màu sắc Bên cạnh đó, người đọc còn thấy tiếng nói đả kích tất cả những nhân vật tiêu biểu của

xã hội phong kiến cũng như tiếng nói bênh vực, đòi quyền sống cho những người phụ nữ trong xã hội đó Xuân Hương đã kế thừa truyền thống tiếu lâm dân gian, dùng cái tục làm phương tiện đả kích rất sắc bén Đề tài trong cuộc sống hàng ngày nhưng là những đề tài có tính úp mở hai nghĩa, một mặt nói trực tiếp

về vấn đề cần miêu tả, một mặt nói về “cái tục”, nên nhiều ý kiến cho rằng thơ

bà là cợt nhả, là “dâm”, nhưng thực ra đó là một phương tiện nghệ thuật, một biện pháp nghệ thuật độc đáo mà không phải ai cũng có thể vận dụng được

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, sáu mảng đề tài trong 15 bài thơ Nôm tứ tuyệt đã thể hiện được

sự phong phú, đa dạng, bao quát được hầu hết những nội dung, đề tài trong toàn

bộ thơ Hồ Xuân Hương nói chung

2.2 Đối tượng, nội dung trào phúng

2.2.1 Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ

Trong xã hội phong kiến, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất Họ không chỉ chịu sự áp bức về mặt giai cấp cũng làm lụng đầu tắt mặt tối, cũng đói cơm rách áo cũng trăm nghìn thứ trà đạp mà còn chịu áp bức về mặt giới tính, tinh thần mà cái đau khổ về tinh thần nhiều khi còn day dứt, đau đớn hơn nhiều lần cái đau khổ về thể chất Họ giống như những “tội nhân chung thân” suốt đời gánh trên vai bao nhiêu ràng buộc của luật “tam tòng”, bởi những hủ tục giết chết tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc Trong xã hội đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ nhiều khi quá cực đoan “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, người phụ nữ không có một chút tự do, không được quyền đòi hỏi hạnh phúc, họ chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là làm tròn bổn phận và chức năng của mình

Trước Hồ Xuân Hương, các nhà văn trung đại đã thể hiện sự đồng cảm của mình với những khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ Tiêu biểu là Nguyễn Dữ

với các truyện viết về người phụ nữ trong “Truyền kỳ mạn lục” – áng “thiên cổ

kỳ bút” từ thế kỷ XVII Cùng thời với Hồ Xuân Hương, các tác giả như Nguyễn

Gia Thiều với Cung oán ngâm, Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm, Nguyễn

Du với Đoạn trường tân thanh cũng đã đề cập đến khát vọng sống, khát vọng

hạnh phúc của người phụ nữ bằng những sáng tạo đặc sắc của mình Hồ Xuân Hương, tiếp nối dòng cảm hứng ấy Tuy nhiên, người phụ nữ trong thơ bà không phải người phụ nữ lầu son, gác tía chinh phụ hay cung tần mà là những người phụ nữ hết sức bình thường, những người phụ nữ lao động chịu nhiều bất hạnh trong đời sống

Trong thơ mình, Hồ Xuân Hương không nói đến toàn bộ nỗi khổ của người phụ nữ, bà dường như chỉ tập trung vào nỗi khổ có tính chất giới tính gắn liền với khát vọng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ Viết về đề tài phụ nữ,

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà thơ thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch không kém phần chua chát, song bình thường nó bị xóa nhòa trong một cuộc sống vốn dĩ đã dập khuôn theo những chế ước nặng nề của lễ giáo phong kiến

Thơ Hồ Xuân Hương vang lên nội dung đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ Là phụ nữ, ai cũng khát khao cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu ngọt ngào Xuân Hương cũng đứng về phía tình yêu, bà thay lời chị em phụ

nữ nói lên tiếng nói chân thực, riêng tư mà tiêu biểu cho trái tim của hàng triệu phụ nữ bao đời nay bị phong kiến, nho giáo trói buộc, chôn vùi những khát vọng nhân sinh, nhân bản Khi đọc thơ Hồ Xuân Hương, giáo sư Đặng Thanh Lê đã

khẳng định: "Đây là lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một phụ nữ tài hoa và dũng cảm đã lên tiếng trên giấy trắng mực đen, đấu tranh cho quyền lợi của giới mình"[21, tr.19] Có thể đó là tiếng nói đấu tranh cho nữ quyền, đòi hỏi “nam nữ

bình đẳng”, chống lại tư tưởng “trọng nam khinh nữ” biểu hiện ở các bài thơ như

Đề đền Sầm Nghi Đống, Mắng học trò dốt I, Mắng học trò dốt II … Có thể đó

là thái độ ca ngợi vẻ đẹp thanh tân và sức sống rạo rực của người phụ nữ, lời khẳng định hạnh phúc ái ân như một nhu cầu chính đáng của con người qua hàng loạt bài thơ nhắn nhủ:

Quân tử có yêu thì đóng cọc, Xin đừng mân mó nhựa ra tay

(Quả mít)

Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám Chưa dám cho nên phải rụt rè

(Trách Chiêu Hổ III)

Quân tử có thương thì bóc yếm!

Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

(Ốc nhồi)

Ngày đăng: 28/12/2015, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. M.Bakhtin (1996), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1996
2. M.Bakhtin (1993) Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépki
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Nguyễn Đức Bính (1962), Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương, Tạp chí Văn nghệ, tháng 10/1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương
Tác giả: Nguyễn Đức Bính
Năm: 1962
4. Nguyễn Thị Chiến, Tính bi kịch xã hội qua hình tượng người phụ nữ trong thơ ca thế kỷ XVIII – nửa đầu XIX, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính bi kịch xã hội qua hình tượng người phụ nữ trong thơ ca thế kỷ XVIII – nửa đầu XIX
Nhà XB: NXB Lao động
5. Xuân Diệu (1981), Bà chúa thơ Nôm, Tạp chí Văn học số 5/1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bà chúa thơ Nôm, Tạp chí Văn học
Tác giả: Xuân Diệu
Năm: 1981
6. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1982
7. Xuân Diệu (1963), Dao có mài có sắc, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dao có mài có sắc
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1963
8. Nguyễn Sỹ Đại (1996), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, NXB Văn Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường
Tác giả: Nguyễn Sỹ Đại
Nhà XB: NXB Văn Học
Năm: 1996
9. Đoàn Lê Giang (2011), Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại
Tác giả: Đoàn Lê Giang
Năm: 2011
10. Nguyễn Văn Hanh (1957), Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn tài, In lần thứ 2, Aspas xuất bản, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn tài
Tác giả: Nguyễn Văn Hanh
Năm: 1957
11. Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Nhà in Vũ Hùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Năm: 1950
12. Đỗ Đức Hiểu (1994), “Mời trầu” giữa lễ hội dân gian, Báo Văn nghệ số 34, ngày 30/08/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mời trầu” giữa lễ hội dân gian
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Năm: 1994
13. Đỗ Đức Hiểu (1990), Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học số 5/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Năm: 1990
14. Hồ Xuân Hương thi tập (1949), Nhà in Vũ Hùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương thi tập
Tác giả: Hồ Xuân Hương thi tập
Năm: 1949
15. Hồ Xuân Hương – Thơ và đời (1996), NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương – Thơ và đời
Tác giả: Hồ Xuân Hương – Thơ và đời
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1996
16. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX (1978), NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1978
17. Bùi Quang Huy (1996), Thơ ca trào phúng Việt Nam, NXB Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ca trào phúng Việt Nam
Tác giả: Bùi Quang Huy
Nhà XB: NXB Đồng Nai
Năm: 1996
18. Trần Trọng Kim (1995), Đường thi, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường thi
Tác giả: Trần Trọng Kim
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1995
19. Vũ Ngọc Khánh (1996), Hành trình vào xứ sở cười, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình vào xứ sở cười
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
20. Bùi Kỷ (1932), Quốc văn cụ thể, Tân Việt Nam thư xã, Trung Bắc tân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc văn cụ thể
Tác giả: Bùi Kỷ
Năm: 1932

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w