Nghệ thuật cái “tục”

Một phần của tài liệu Thơ nôm tứ tuyệt trào phúng hồ xuân hương (Trang 73)

8. Đóng góp của đề tài

3.2. Nghệ thuật cái “tục”

Về cái “tục”, ai đã nghiên cứu về Hồ Xuân Hương cũng phải đối mặt với vấn đề này. Và câu trả lời từ trước đến nay chỉ có hai : hoặc là có hoặc là không. Những người theo chủ nghĩa “có” thì một là gạt bỏ hầu hết những bài mà họ cho là dâm tục sang cái bị dân gian, hai là cho Xuân Hương lấy cái tục ra để chống lại bọn phong kiến nên cái tục ấy không còn là dâm tục nữa. Còn những người theo chủ nghĩa “không” thì cho rằng tục là vấn đề bản năng. Nữ sĩ Xuân Hương rất có ý thức sử dụng cái tục trong sáng tác nghệ thuật, tác giả sử dụng cái tục với mục đích riêng, sâu sắc, chứ không sử dụng bừa bãi, lộn xộn. Đây là một hiện tượng độc đáo, mới lạ, cần được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Chính vì vậy, ở khía cạnh nghệ thuật, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dành cho vấn đề này nhiều thời gian hơn cả.

3.2.1. Các ý kiến bàn về vấn đề tục dâm trong thơ Hồ Xuân Hƣơng

Nguyễn Văn Ngọc trong Nam thi hợp tuyển đã chọn 11 bài của Xuân Hương vào hợp tuyển và trong đó ông trân trọng nhận xét: “Văn Hán của nàng không biết có

những gì chứ văn Nôm của nàng thì thực là đặc tài, đặc thú, đứng hẳn riêng là một thi gia, cứ kể cho là vô song được. Thơ nàng làm xưa nay ai cũng kêu là có ngoại ý thô tục. Nhưng xét kỹ, văn thơ của nàng tục mà thanh, dù nàng không có cái vẻ đứng đắn, cái giọng đa cảm đa sầu như bà Huyện Thanh Quan, nhưng lắm bài thực là có khí khái rất đa tình…”[30, tr.312].

Còn Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến khi viết Giai nhân dị mặc đã muốn bênh vực Hồ Xuân Hương, phản đối các ý kiến chê thơ bà là “có quỷ”, là “hoang dâm”. Cách bênh vực của tác giả là dựa vào những “sự tích” về thơ Xuân Hương. Tác giả còn viết: “Nhưng có khi chỉ nghe đọc câu thơ, mà không hiểu hết sự tích, thì thơ từ

cũng nhảm nhí: có khi nghe nói truyện sự tích, mà không thuộc hết bài thơ, thì sự tích cũng mập mờ… ”[49, tr.5]. Dĩ nhiên, cái sự tích mà Đông Châu Nguyễn Hữu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Người đầu tiên bàn sâu về cái dâm, cái tục như một đặc điểm cá tính sáng tạo trong thơ Hồ Xuân Hương có lẽ là tác giả Trương Tửu. Ông đã áp dụng thuyết Phân tâm học của Freud để lý giải hiện tượng tục, dâm trong thơ Hồ Xuân Hương. Trong

Văn nghệ bình dân Việt Nam, Trương Tửu khẳng định căn bệnh thần kinh của Hồ Xuân Hương thể hiện ở “Ham muốn nhục tình sôi nổi” vì “Đời Hồ Xuân Hương,

tựu chung, chỉ là một sự tìm chồng”[53, tr.118-119]. Sau đó, Trương Tửu cũng đã

khẳng định trong Kinh thi Việt Nam: “Không có cái giả thuyết cho rằng não trạng

ấy là di tích của một tôn giáo thờ sự sinh đẻ thì làm sao mà cắt nghĩa được nó? Làm sao mà cắt nghĩa được Hồ Xuân Hương, cái thiên tài hiếu dâm đến cực điểm kia?...”[52, tr.159-160]. Việc áp dụng máy móc Phân tâm học của Freud vào lý giải

thơ Hồ Xuân Hương không tránh khỏi cực đoan, sai lầm, khiến cho độc giả hiểu sai mục đích sáng tạo cũng như những giá trị thẩm mĩ của thơ Hồ Xuân Hương.

Sau đó, Nguyễn Văn Hanh trong công trình Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn tài tiếp tục áp dụng học thuyết của Freud để phân tích và lý giải hiện tượng Hồ Xuân Hương. Ông còn cực đoan hơn Trương Tửu khi cho rằng mọi điều xảy ra trong xã hội từ đấu tranh giai cấp đến vận mệnh con người đều do trạng thái bản năng dâm dục chi phối. Nguyễn Văn Hanh đã kết luận Hồ Xuân Hương mắc bệnh thần kinh, bị khủng hoảng tình dục: “Dục tình càng ngày càng tăng, càng

nén lại, càng bồng bột… Ngày qua, tháng lại, năm qua, sức đè nén, dồn ép tình dục càng tăng, sự cần kia càng khẩn cấp. Kết quả: Xuân Hương khủng hoảng tình dục”[10, tr.45].

Đến giai đoạn sau 1945, vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương lại được bàn đến một cách sôi nổi. Đáng chú ý là ý kiến của tác giả Văn Tân trong Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục và trong công trình Văn học trào phúng Việt Nam. Tác giả đã khẳng định tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương là một phương tiện nghệ thuật đặc biệt nhưng tác giả chưa phân tích và chứng minh được điều đó, còn mâu thuẫn với chính mình khi đã chịu ảnh hưởng phần nào quan điểm của Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 1961, tác giả Trần Thanh Mại đã nghiên cứu khá kĩ lưỡng về vấn đề này qua bài Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương. Tác giả đã có sự phân biệt khá chính xác và thuyết phục về cái tục và cái dâm trong thơ Hồ Xuân Hương: “Tục thường dùng để đả kích, phê phán, nói lên nỗi căm phẫn của mình

trước một sự việc, có khi để trào lộng gây cười (vẫn với một mục đích nhất định: mục đích xây dựng). Nhưng đến khi tục không nhằm các mục đích trên đây mà chỉ dùng để nhắc nhở, khêu gợi thú nhục dục, dễ gây những cảm giác, những ấn tượng không lành mạnh cho người đọc, người xem, thì khi đó, tục đã vượt quá phạm vi của nó mà biến thành dâm và tính chất của nó đã hoàn toàn đổi hẳn”[27, tr.80].

Trên Tạp chí văn nghệ, tác giả Nguyễn Đức Bính đã công bố một báo cáo làm xôn xao dư luận với nhan đề là Người cổ nguyệt, truyện Xuân Hương. Ở bài báo này, tác giả hết lời ca ngợi Xuân Hương, khẳng định thơ bà chẳng có dấu vết gì của tục và dâm cả. Ông giải thích Xuân Hương bằng bản năng sinh tồn của con người. Ông cho rằng bản năng sinh tồn là tự nhiên và chính đáng nên thơ viết về tình yêu thân xác là loại thơ trong trẻo và lành mạnh, thậm chí còn lành mạnh và có giá trị nhất: “Thuở xưa, đời còn chưa mặc áo, con người còn đi lang thang chốn

rừng sâu núi thẳm để kiếm ăn. Một hôm, có người con trai ngồi ăn mấy quả sung chín dưới gốc cây sung, tình cờ bắt gặp một người con gái từ sau một gốc cây đi ra, trẻ đẹp trong sự trần truồng và đầy sức sống sôi nổi dưới hai bầu vú. Hai người đã yêu nhau một cách không mặc và và không nghi thức. Giữa khoảng trời cao đất rộng, trong cái say sưa của hai xác thịt, hai trái tim đã đồng nhịp rung cảm và ngân lên những tiếng não nùng. Đó: thơ Hồ Xuân Hương nói.

Còn ngoại giả chỉ là thứ văn chương phù phiếm, bã mía cả”[3, tr.34]. Bài

viết của Nguyễn Đức Bính chỉ là một tùy bút đầy cảm hứng thể hiện một cách đánh giá thơ Hồ Xuân Hương chứ không phải là một bài nghiên cứu khoa học công phu.

Từ những năm 70, tình hình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương đã phần nào lắng lại, không còn những tranh luận sôi nổi và gay gắt nữa. Tuy nhiên, giới nghiên cứu văn học vẫn tiếp tục tiến sâu vào thế giới nghệ thuật bí ẩn của Hồ Xuân Hương. Các cuốn giáo trình văn học của các trường Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hà Nội và các học giả ở miền Nam thời kì 1954 – 1973 tiếp tục nghiên cứu, toàn diện, sâu sắc hơn về Hồ Xuân Hương. Tác giả Nguyễn Văn Hoàn trong Lịch sử văn học Việt Nam – tập 1 cũng coi cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương là một phương tiện nghệ thuật. Cái tục ở đây không phải là mục đích, cũng chưa hẳn là đối tượng miêu tả chính, mà chỉ là một phương tiện nghệ thuật, một vũ khí châm biếm lợi hại.

Cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương là một yếu tố được lặp đi lặp lại theo những quy luật nhất định, được dùng để xây dựng tiếng cười trào phúng với những giá trị nội dung tư tưởng xác định, thể hiện rất rõ cho cách tư duy nghệ thuật của nữ sĩ. Hơn nữa, chính cái tục chứ không phải gì khác, đã quy định một số hình thức nghệ thuật ở cấp độ nhỏ hơn như hình ảnh, âm thanh, màu sắc, từ ngữ, vần điệu… Với phương tiện nghệ thuật cái tục, Hồ Xuân Hương đã đạt đến “một trình độ mới

của sự chiếm lĩnh hiện thực” đúng như lý thuyết về thi pháp mà tác giả Trần Đình

Sử đã chỉ ra.

3.2.2. Số lần xuất hiện, trƣờng hợp xuất hiện cái tục

Thống kê 15 bài thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương, chúng tôi thấy cái tục xuất hiện trong 8 bài, chiếm tỉ lệ 53,3% - một tỉ lệ lớn trong lịch sử thơ ca dân tộc.

Sự phân bố cụ thể cái tục trong các mảng như sau:

Mảng thứ nhất – mảng thơ viết về thiên nhiên và các sự vật gồm 4 bài nhưng

có 3 bài xuất hiện cái tục (Bánh trôi nước, Quả mít, Ốc nhồi), chiếm 75%.

Mảng thứ hai – mảng thơ viết về tăng lữ gồm 2 bài thì cả 2 bài đều xuất

hiện cái tục (Sư bị ong châm, cái kiếp tu hành), chiếm 100%.

Mảng thứ ba – mảng thơ viết về phụ nữ gồm 1 bài là bài Mời trầu cũng

xuất hiện cái tục, chiếm 100%.

Mảng thứ tư – mảng thơ viết về cái chết: mảng này có 2 bài nhưng không

xuất hiện cái tục.

Mảng thứ năm – mảng thơ viết về kẻ sĩ: mảng này có 3 bài nhưng cái tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mảng thứ sáu – mảng thơ viết cho Chiêu Hổ: mảng này gồm 3 bài, cái tục

xuất hiện ở hai bài, trừ bài Trách Chiêu Hổ II , chiếm 66,7%.

Với tỉ lệ 8/15 bài thơ có cái tục, quả thực đây đã trở thành vấn đề lớn nhất, đáng chú ý nhất trong nghệ thuật trào phúng của Hồ Xuân Hương. Hầu như ở mọi đề tài, cái tục đều xuất hiện. Điều đó thể hiện nữ sĩ rất có ý thức sử dụng cái tục trong sáng tác nghệ thuật.

Tuy nhiên, đối với những kẻ sĩ không xứng mặt nam nhi như lũ học trò dốt nát, ba hoa, như tên tướng giặc bại trận đã tự sát nhục nhã, Hồ Xuân Hương lại không cần dùng đến cái tục. Nếu như những hiền nhân, quân tử, vua chúa, nhà sư… vốn là những giai tầng sang quý được xã hội phong kiến đề cao, nể trọng, Hồ Xuân Hương phải dùng đến cái tục để vạch trần bản chất của chúng để “hạ bệ thần tượng” thì những nam nhi hèn kém này, bà không dùng đến cái tục. Qua ba bài thơ Mắng học trò dốt I, Mắng học trò dốt II, Đề đền Sầm Nghi Đống, ta thấy tác giả bộc lộ sự khinh bỉ trực tiếp, thể hiện một thế đứng trên đầu bọn chúng. Nhà thơ gọi chúng là “lũ ngẩn ngơ”, là “phường lòi tói” và chỉ nhìn bọn chúng bằng một phần con mắt “ghé mắt”. Cái tục không xuất hiện trong ba bài thơ này. Phải chăng, đối với một lũ người thô bỉ, hèn kém mà xã hội đã thấy chúng là những kẻ bất tài, vô giá trị, Hồ Xuân Hương không cần thiết phải dùng đến phương tiện nghệ thuật cái tục đặc biệt của mình. Mục đích sử dụng cái tục như một hình thức nghệ thuật biểu hiện ở đây rất rõ. Điều đó càng chứng tỏ rằng tác giả sử dụng cái tục với những mục đích riêng, sâu sắc, chứ không dùng bừa bãi, lộn xộn. Cách sử dụng cái tục như vậy có lẽ nằm trong một ý đồ, một quan niệm nghệ thuật nghiêm ngặt và nhất quán. Nhà thơ sử dụng thơ để đối diện với mình, để trải nỗi lòng sâu kín của mình nhưng không hề tục, không hề dâm thì làm sao có thể kết luận Hồ Xuân Hương là “Mắc bệnh thần kinh”, là “khủng

hoảng tình dục sôi sục và trầm trọng” được. Rõ ràng Hồ Xuân Hương trong

sáng và thanh cao từ trong tâm thức. Như vậy, cái tục đâu phải là mục đích sáng tác của bà. Bà chỉ sử dụng nó như một phương tiện để gửi gắm vào đó thái độ và tư tưởng của mình mà thôi.

Trong 8 bài thơ có cái tục, người viết nhận thấy cái tục xuất hiện với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhìn chung có thể phân thành hai loại chính:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Loại thứ nhất, cái tục xuất hiện ở phạm vi toàn bài hoặc hầu hết các câu

của bài. Loại này có đến 6/15 bài, chiếm tỉ lệ 75%.

Loại thứ hai, cái tục xuất hiện ở một hai câu trong bài, chỉ có 2 bài là Dỗ

người đàn bà khóc chồng Mời trầu, chiếm 25%.

Loại thứ nhất chiếm tỉ lệ cao hơn. Điều đó chứng tỏ tác giả rất có ý thức trong việc sử dụng và bộc lộ cái tục để người đọc dễ nhận ra. Tác giả luôn tận dụng để sử dụng cái tục ở mọi đề tài, mọi hoàn cảnh có thể.

Cách sử dụng cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương cũng rất phong phú và đa dạng:

Cách thứ nhất, miêu tả sự vật theo lối hai mặt, khiến cho đối tượng miêu

tả vừa có nội dung chân thực như nó vốn tồn tại, vừa có nội dung tục. Đây là lối miêu tả mang tính chất ám chỉ, bóng gió với một so sánh ngầm sinh động, biến hóa hết sức đặc biệt, khiến người đọc nảy ra một liên tưởng tương đồng giữa “nghĩa phô và nghĩa ngầm” (cách dùng từ của Xuân Diệu) trong bài thơ. Đây là cách thể hiện cái tục chủ yếu trong thơ Xuân Hương. Ở mỗi hình ảnh, chi tiết trong bài thơ Xuân Hương đều thể hiện hai nghĩa: nghĩa phô và nghĩa ngầm,

nghĩa thanh và nghĩa tục, nghĩa chính thức và nghĩa phi chính thức. Hai nghĩa

này hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau khiến hình tượng thơ luôn lấp lửng, ẩn hiện tính chất nước đôi. Đây chính là lý do tạo ra những tranh cãi không bao giờ dứt về thi phẩm Xuân Hương, đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

“Thơ Hồ Xuân Hương tục hay thanh? Đố ai bắt được: bảo rằng nó hoàn toàn là thanh, thì cái nghĩa thứ hai của nó có giấu được ai, mà Xuân Hương có muốn giấu đâu. Mà bảo rằng nó là nhảm nhí, là tục thì có gì là tục nào?”[5, tr.126].

Tác giả Đỗ Lai Thúy trong Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực

cũng đã chỉ rõ: “Mỗi biểu tượng, mỗi bài thơ đều lấp lánh nghĩa đôi bằng một

ngôn ngữ tuyệt vời cũng vừa dân gian vừa bác học, giàu âm thanh, hình khối, màu sắc, nhiều đối đáp”[47, tr.161].

Cách thứ hai, cách miêu tả gọi tên có tính chất ám chỉ trực tiếp, khiến

người đọc hiểu ngay cái tục, không chệch đi đâu được. Cách này chỉ xuất hiện ở một số bài như:

- Trách Chiêu Hổ I – “Hang hùm chớ mó tay”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cách thứ ba, cách dùng kỹ thuật ngôn ngữ như nói lái, chơi chữ, nói ỡm

ờ, cách ngắt nhịp, tạo nhịp thơ lạ… để bộc lộ cái tục một cách trực tiếp. Ví dụ:

Sư bị ong châm (nói ỡm ờ), Kiếp tu hành (nói lái).

Qua những cách thể hiện cái tục đó, ta thấy sự đa dạng, phong phú và biến hóa của nghệ thuật biểu hiện ở trong thơ Hồ Xuân Hương. Người đọc nhận ra cái tục từ nhiều phía với những biểu hiện phong phú của nó. Điều này khiến cho đọc thơ Hồ Xuân Hương, người ta không thấy nhàm chán. Cũng vẫn là một chuyện, chuyện cái tục, mà bà nói được bằng nhiều cách khác nhau, khi thì lấp lửng, ẩn

hiện, khi thì trực tiếp, rõ ràng, lúc lại ỡm ờ, khêu gợi, làm cho người đọc liên tục

Một phần của tài liệu Thơ nôm tứ tuyệt trào phúng hồ xuân hương (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)