8. Đóng góp của đề tài
3.2.4. Cái tục với ý nghĩa khẳng định khát vọng tự nhiên, ca ngợi hạnh phúc trần
trần tục, đòi tự do và giải phóng con ngƣời.
Như chúng ta đều biết, giá trị nhân đạo cao nhất là giá trị khẳng định, ca ngợi và bênh vực con người. Chủ nghĩa nhân đạo phải “lấy việc khẳng định một
cách lạc quan những nhu cầu và ham mê trần tục để đối lập với đạo đức khổ
hạnh thời trung cổ” (A.P. Vôn-ghin, Lược thảo lịc sử các tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, NXB Sự thật, H, 1979, trang446).
Thơ Hồ Xuân Hương luôn ngợi ca khẳng định hạnh phúc trần tục của con người, khẳng định khát vọng tự nhiên, đòi giải phóng bản năng con người khỏi mọi trói buộc khổ hạnh của cường quyền và thần quyền. Khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp của cơ thể con người, Hồ Xuân Hương chú trọng nhiều nhất đến các cơ quan sinh dục. Đây là một nét rất đặc biệt mà tác giả Đỗ Lai Thúy đã lý giải bằng công trình Hoài niệm phồn thực. Tác giả Tam Vị cũng khẳng định: “Hồ
Xuân Hương coi thân thể và các bộ phận sinh dục cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên nhiên vậy”[47, tr.18]. Vì vậy mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giá trị bộc lộ nội dung tư tưởng nhân đạo của cái tục trong những bài thơ tứ tuyệt trào phúng này rất lớn.
Tuy vậy, đó không phải là ý nghĩa chủ đạo, khẳng định vẻ đẹp của thân thể con người chỉ là một nét rất nhỏ trong thơ Xuân Hương. Bà chủ yếu khẳng định và ngợi ca hạnh phúc trần tục thực tế của con người.
Có nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về tình dục trong thơ Hồ Xuân Hương, mỗi người cho ra một ý kiến khác nhau. Nhưng theo chúng tôi, tình dục trong thơ Xuân Hương là tình dục ở mức độ lành mạnh và khỏe khoắn. Khi nói đến chuyện ân ái giữa nam và nữ, giọng thơ bà bỗng trở nên dí dỏm, tinh nghịch xiết bao. Một cô gái đứng trước sự quá trớn, sỗ sàng và liều lĩnh của người con trai đã tỉnh táo cảnh cáo rằng:
Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày? Này này chị bảo cho mà biết,
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
(Trách Chiêu Hổ I)
Nhưng cũng chính cô gái ấy, khi người con trai còn rụt rè, chưa đáp ứng lòng mong mỏi của cô, lại tha thiết khuyến khích bằng một sự chọc tức bạo dạn:
Những bấy lâu nay luống nhắn nhe, Nhắn nhe toan những sự gùn ghè. Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám, Chưa dám cho nên phải rụt rè.
(Trách Chiêu Hổ III)
Trạng thái tình cảm của cô gái trong hai bài thơ là khác nhau, hai thái độ có vẻ như mâu thuẫn nhau của cô gái: một đằng là ngăn trở, cảnh cáo sự ham muốn quá trớn, sỗ sàng; một đằng lại là khích lệ và mong chờ sự ham muốn. Trạng thái ấy chính là trạng thái bình thường của một cô gái lành mạnh, minh mẫn và khỏe khoắn. Hai bài thơ đều làm bật ra tiếng cười dí dỏm, rất đỗi thoải mái, hồn nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong quan hệ, người phụ nữ thường yếu đuối và bị động nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương thì chẳng yếu đuối tí nào. Họ hiện lên là những người phụ nữ đầy khí phách và sức mạnh, hết sức chủ động. Chính họ đã cảnh cáo sự liều lĩnh sỗ sàng:
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay
(Trách Chiêu Hổ I)
3.2.5. Như vậy, qua việc khảo sát cái tục trong 8/15 bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng của Hồ Xuân Hương, chúng tôi nhận thấy cái tục là một phương tiện nghệ thuật độc đáo và đầy hiệu quả đã góp phần quan trọng, thậm chí quyết định đến sức sống lâu bền của thi phẩm Xuân Hương. Phương tiện nghệ thuật này được sử dụng với tần số cực lớn, được lặp lại theo những quy luật ổn định và trở thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt chứa đựng trong nó một hệ thống những hình thức nghệ thuật ở cấp độ nhỏ hơn. Nghệ thuật cái tục trong thơ Xuân Hương đúng như quan niệm của tác giả Trần Đình Sử: “luôn luôn là một hình thức cụ
thể, mang một nội dung tư tưởng thẩm mỹ xác định, thể hiện rất rõ cho cách tư duy nghệ thuật của một tác giả, hay của một thời đại, trào lưu văn học”[39, tr.17].
Mỗi lần cái tục xuất hiện là một lần nó chở tải những nội dung tư tưởng riêng, được Hồ Xuân Hương sử dụng với mục đích hết sức rõ ràng, cụ thể. Nghệ thuật cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương vừa có ý nghĩa khẳng định vừa có ý nghĩa phủ định tạo nên tính chất nhiều tầng nghĩa, nhiều giá trị tư tưởng cho thi phẩm của bà. Trong nghệ thuật trào phúng Hồ Xuân Hương, cái tục đã góp phần quan trọng tạo ra “tiếng cười nghịch dị”, tiếng cười mang “biểu tượng hai mặt” hết sức độc đáo, nó chuyển tải sinh động tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tiến bộ của Hồ Xuân Hương, góp phần quan trọng vào thành công của Hồ Xuân Hương trong văn học dân tộc nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Tiểu kết
Qua ba vấn đề về phương diện nghệ thuật trào phúng trong thơ tứ tuyệt trào phúng của Hồ Xuân Hương: mối liên hệ giữa ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chúng tôi nhận thấy về phương diện nghệ thuật ngôn từ trong thi ca trào phúng, Hồ Xuân Hương đã đạt đến một trình độ đỉnh cao; khác hẳn, thậm chí hơn hẳn các nhà thơ trước bà.
Về ngôn từ nghệ thuật, Hồ Xuân Hương có lẽ là người đã tạo ra một “thế giới
thơ Nôm” như đánh giá của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu. Ngôn từ trào phúng
trong thơ bà quả thực đã đạt đến trình độ siêu Việt, những con chữ dường như có linh hồn, biết nhảy múa, khóc cười trong sự mê hoặc đầy nghệ thuật.
Đặc sắc nhất trong nghệ thuật trào phúng của Hồ Xuân Hương là nghệ thuật “cái tục”. Đây là một vấn đề đã gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng “cái tục” trong thơ Hồ Xuân Hương không phải là một vấn đề về phương diện nội dung mà là một vấn đề thuộc về phương diện hình thức nghệ thuật.
Tứ tuyệt là thể thơ ngắn, súc tích, hàm chứa những triết lý nhân sinh và thường gắn liền với đặc trưng “thi dĩ ngôn chí”. Qua bàn tay tài hoa của “kĩ nữ” Hồ Xuân Hương, tứ tuyệt đã từ đẳng cấp trên “chuyển kênh” xuống đẳng cấp
dưới, nói lên được những tâm tư, khát vọng của những con người “thấp cổ bé họng”. Đây là một bước đột phá về hình thức nghệ thuật trong thơ Việt Nam thời kì Trung đại và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam gọi Hồ Xuân Hương là “hiện tượng nổi loạn” trong nền thơ Trung đại. Đây cũng chính là điều khiến cho năm 1987, thơ Hồ Xuân Hương được dịch sang tiếng Pháp và năm 1991 được dịch sang tiếng Anh đã khiến cho độc giả phương Tây phải bất ngờ, sửng sốt. Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã coi bà là “Nữ sĩ hàng đầu của Châu Á”.
Từ những thành tựu về phương diện nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nói riêng, chúng tôi khẳng định rằng: Hồ Xuân Hương là một tác gia lớn trong nền thơ Trung đại, có vị trí đặc biệt quan trọng trong dòng thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bà là nhà thơ trữ tình – trào phúng vào loại đặc sắc, độc đáo nhất trong nền thơ Trung đại, xứng đáng là “Bà chúa thơ Nôm”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
K ẾT LUẬN
1. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống vui tươi, lạc quan, yêu đời, và giàu tiếng cười. Tiếng cười thể hiện khát khao đòi hỏi của tự do, không có tự do thì không có tiếng cười, và như thế càng khát khao tự do thì tiếng cười càng lớn bởi ý nghĩa của nó. “Tiếng cười” của dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu dài và được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với một dân tộc yêu tự do, tràn đầy sức sống và khát vọng vươn lên bao giờ cũng là một dân tộc hay cười và biết cười. Nụ cười cũng chính là một thói quen quan trọng trong môi trường giao tiếp của người Việt. Dân tộc Việt Nam với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, con người không chỉ biết rơi lệ đau thương mà tinh thần lạc quan còn thấm đượm trong cốt cách, chứng tỏ tiếng cười đã có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần Việt. “Văn học là
nhân học” (M.Gorki), văn học cũng phong phú đa dạng như bản thân đời sống. Văn
học luôn bắt nguồn từ đời sống, là tấm gương phản chiếu đời sống. Do đó, tiếng cười Việt Nam đã in dấu vào tiến trình văn học dân tộc, làm nên một truyền thống trào phúng có bề dày trong nền văn hóa dân gian và trong nền văn học viết.
Hồ Xuân Hương sống vào cuối thời vua Lê chúa Trịnh ở nước Việt Nam ta. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX là thời kì đánh dấu sự mục ruỗng và suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong thời kỳ đó, vua chúa sống cuộc sống xa hoa, trụy lạc, còn người dân thì vất vả, khổ cực với trăm thứ thuế nặng nề, phiền phức. Sống trong thời kỳ xã hội rối ren như vậy, là một người phụ nữ có trình độ, có ý thức về cá nhân và con người, Hồ Xuân Hương, với những vần “thơ quỷ” của mình, đã vạch trần bộ mặt xấu xa của chế độ phong kiến, lên tiếng bênh vực những con người thấp cổ bé họng, đặc biệt là người phụ nữ, đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc cho con người.
Thơ tứ tuyệt từ xưa đến nay vẫn làm cho các nhà nghiên cứu tốn bút mực để tranh luận về tên gọi của mình. Mỗi nhà nghiên cứu có cách định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung, thơ tứ tuyệt trước hết là bài thơ bốn câu. Với cấu trúc bốn câu ngắn gọn, nhưng nó không hề bị hạn chế sức mạnh và sức bao quát, dù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bị giới hạn bởi câu chữ nhưng vẫn chứa đựng được những nội dung khái quát. Là một thể thơ lâu đời ở Trung Quốc, thâm nhập và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn học Việt Nam, thơ tứ tuyệt là một thể loại kết tinh được khá nhiều nét độc đáo của những giá trị tinh thần văn hóa phương Đông. Chính điều đó dường như đã góp phần tạo nên những sức mạnh đặc biệt của tứ tuyệt.
2. Ta có thể khẳng định, thơ Nôm trào phúng là một bộ phận thơ Nôm Đường luật đặc biệt, một dòng chảy khá riêng biệt gắn với cảm hứng thế sự và tiếp thu truyền thống trào phúng từ văn học dân gian, tạo ra những đặc thù tư tưởng và nghệ thuật riêng. Nói đến thơ Nôm trào phúng trước Hồ Xuân Hương, cần chú ý từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi nửa đầu thế kỷ XV với 254 bài đến Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức nửa cuối thế kỷ XV với 328 bài, rồi đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm thế kỷ XVI với 161 bài. Đây là ba tác phẩm của thơ Nôm Đường luật không chỉ có số lượng lớn mà còn được các nhà nghiên cứu quan tâm mấy chục năm nay. Tuy nhiên, các nhà thơ này có làm thơ Nôm tứ tuyệt nhưng không làm thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng. Các nhà thơ trước Hồ Xuân Hương làm thơ tứ tuyệt với sự quy định nghiêm ngặt về hình thức và nội dung trang trọng, thi dĩ ngôn chí, theo quan điểm chính thống, thể hiện được khát vọng của người anh hùng, quân tử…ít ai dùng thơ Nôm tứ tuyệt để trào phúng. Nhưng đến Hồ Xuân Hương, thể thơ sang trọng đã chuyển sang thể thơ bình dị, gần gũi với đời thường, tiếng cười xuất phát từ dân gian, luôn tươi vui hồn nhiên, đầy sức sống. Đây thực sự là bước chuyển hóa rất lớn trong tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam. Sau Hồ Xuân Hương, thơ tứ tuyệt trào phúng tiếp tục xuất hiện và phát triển nhưng Hồ Xuân Hương chính là người mở đầu và có những thành tựu mới.
3. Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương chính là bước đột phá lớn so với các nhà thơ trước, bà đã đưa thơ ca dân tộc lên một tầm cao mới với các tác phẩm tứ tuyệt trào phúng, có chất lượng cao, cả về nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật “cái tục”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hồ Xuân Hương - một nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống. Thơ bà không bao giờ là dửng dưng, lạnh nhạt. Đó là một trái tim luôn cháy bỏng, khi giận thì mắng chửi, khi yêu thương thì đằm thắm, dịu dàng. Với tài năng của mình, Hồ Xuân Hương đã vận dụng thành công sáng tạo ngôn ngữ của dân tộc. Những bài ca dao, tục ngữ, câu đố khi được bàn tay Xuân Hương nhào nặn thì luôn trở nên hấp dẫn, người, cảnh, vật luôn hiện lên có màu sắc, đường nét, hình khối riêng. Với phong cách đó, phong cách biểu hiện nét “nghĩa đôi” lập lờ của Hồ Xuân Hương chủ yếu dựa trên thủ thuật chơi chữ, lối nói lái, lối nói ỡm ờ và nghệ thuật câu đố “tục mà thanh, thanh mà tục”.
Đọc thơ Hồ Xuân Hương, người đọc luôn thấy hai trạng thái cảm xúc được song hành cùng nhau. Bên cạnh tiếng cười giòn giã, lạc quan, thách thức còn có cả tiếng thở dài ngậm ngùi, xót xa cho thân phận nổi trôi, hẩm hiu, bạc bẽo cho thân phận người phụ nữ. Đó là tiếng nói đòi quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ chống lại những tập tục bất công vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến. Tiếng nói ấy sẽ mãi vang vọng hôm nay, ngày mai và trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Phong cách ngôn ngữ Hồ Xuân Hương rất đặc biệt, uyên bác nhưng cũng rất dân gian, thâm thúy sâu cay. Với tâm hồn phóng túng, dũng cảm, số phận tủi hờn, nhà thơ đã diễn tả chúng với lối văn giản dị, đời thường. Bên trong con người luôn nhìn đời bằng ánh mắt mỉa mai ấy là một tâm hồn biết buồn, biết khổ, biết xót xa cho thân phận khổ đau của con người mà người phụ nữ là một minh chứng điển hình. Điều đó đã tạo nên giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc, có giá trị phản phong, thổi một luồng gió mới vào văn học đương thời.
Không chỉ là một tác gia văn học, Hồ Xuân Hương còn là một hiện tượng văn học, văn hóa. Bà là biểu hiện điển hình cho sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, một thời kì phục hưng văn học ở Việt Nam. Đáng chú ý là sự phản kháng với thiết chế xã hội phong kiến lỗi thời, ý thức đòi quyền sống hạnh phúc, đòi sự bình quyền cho người phụ nữ. Đặc biệt là sự đóng góp của tác giả trong việc sử dụng tiếng Việt và Nôm hóa thể thơ tứ tuyệt luật Đường vốn đòi hỏi sự uyên Nho, làm cho nó có sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thái riêng rất Xuân Hương nhưng vẫn đậm sắc thái Việt, văn hóa Việt. Chúng ta tiếp nhận ở Xuân Hương một tâm hồn trung thực, trong sáng, đầy khát vọng, giàu cá tính và rất ngạo nghễ, dũng cảm, một hồn thơ hết sức độc đáo, đã chống lại sự bóp nghẹt con người của xã hội phong kiến tàn tạ, đã bênh vực phụ nữ, đã yêu đất nước và bình dân, và đồng thời đã làm nên những thi phẩm đặc sắc. Điều đó khiến