1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng tác nôm của đoàn thị điểm, hồ xuân hương từ góc độ giới

94 615 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 360 KB

Nội dung

Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, đề tài Sáng tác Nôm của Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới sẽ cung cấp một cái nhìnmang tính lý luận xuất phát từ những lý th

Trang 1

SÁNG TÁC NÔM CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM, HỒ XUÂN HƯƠNG

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

I.1 Về khoa học cơ bản

“Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống con người” Đó là đặc trưng vàcũng chính là tuyên ngôn chân chính của nghệ thuật ngôn từ Văn học giúp conngười gửi gắm tâm sự, nói lên những khát khao chính đáng, đào sâu vào bản ngã

để khám phá thế giới tâm hồn phức tạp nhiều tầng bậc của hai tiếng thiêng liêng:Con Người Từ góc nhìn lý luận đó, nghiên cứu văn học từ góc độ giới là hướngnghiên cứu tiếp cận tác phẩm dựa trên những đóng góp của tác giả trên hànhtrình khẳng định chân lý mang đậm tính nhân văn: “Tất cả những gì thuộc về conngười đều cao quý” Đây là một hướng nghiên cứu mới, có nhiều thành tựu vàvẫn là hướng nghiên cứu còn nhiều triển vọng Nghiên cứu về giới trong văn họcbao gồm cả sáng tác của tác giả nam và tác giả nữ, tuy nhiên sáng tác của tác giả

nữ được coi là mảng thể hiện rõ nét khía cạnh giới hơn cả, đồng thời mang đếnnét đặc sắc riêng cho văn học

Thế kỉ XVIII với những biến đổi to lớn về chính trị xã hội đánh dấu sự ra đời

và phát triển đến đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học đã tạo điều kiệncho chủ đề người phụ nữ vốn là nội dung chính được quan tâm trong thơ ca từbao đời nay trở thành trung tâm của văn học, thu hút đông đảo lực lượng sángtác Nguyễn Lộc trong “Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ

XIX” đã nhận xét:“ Hình như đã trở thành một quy luật phổ biến là bất cứ một nền văn học nào khi ra đời một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thì vấn đề người

Trang 2

phụ nữ lại được đặt lên hàng đầu” (79) Thời kì này hầu như tác giả nào ít nhiều

cũng viết về người phụ nữ, bất kể là tác giả nam hay nữ: từ Nguyễn Du, PhạmThái, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm đến Phạm Đình Hổ, Ninh Tốn, Lý VănPhúc và rất nhiều những cái tên khác (theo Nguyễn Lộc)… Trong đó, chúng tôiđặc biệt lưu ý đến nhóm sáng tác của các tác giả nữ với 2 gương mặt tiêu biểu:Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương Nghiên cứu những tác phẩm của các tác giảnày dưới góc nhìn giới là một vấn đề mới mẻ, có thể giúp tìm ra điểm chung của

2 phong cách và gương mặt thơ mang những hương sắc khác nhau này, đồngthời hiểu được những tâm tư tình cảm của hai tác giả đại diện cho tiếng nói củaphái nữ dựa trên cơ sở lý luận về giới trong văn học

I.2 Về thực tiễn giảng dạy

- Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương là hai gương mặt thơ quen thuộc được

giảng dạy trong cả chương trình ngữ văn phổ thông và đại học, sau đại học

- Trong chương trình trung học phổ thông, thơ Hồ Xuân Hương chiếm một

vị trí khá quan trọng, tuy nhiên lại là một hiện tượng thơ phức tạp và khó tiếp

cận Đoàn Thị Điểm được biết đến như một dịch giả của tác phẩm nổi tiếng

“Chinh phụ ngâm” và đã ít nhiều hình ảnh người phụ nữ trong thơ bà đã được hé

mở làm sáng tỏ với nhiều tâm tư khát vọng thầm kín nhưng chính đáng của phái

nữ Tuy nhiên điều này mới chỉ được giới thiệu bước đầu qua hai trích đoạn “Sauphút chia ly” (SGK Ngữ văn 7, tập 1) và “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”(SGK Ngữ Văn 10, tập 2) Việc nghiên cứu sáng tác của Đoàn Thị Điểm dướigóc độ giới là một việc làm có ý nghĩa trong việc bổ sung, hoàn thiện hình ảnhngười phụ nữ trong thơ bà, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm tư tình cảm củanhà thơ nữ thời trung đại

Trang 3

Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, đề tài Sáng tác Nôm của Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới sẽ cung cấp một cái nhìn

mang tính lý luận xuất phát từ những lý thuyết nghiên cứu về giới trong văn học

để tìm ra những điểm chung trong sáng tác của các tác giả này; từ đó góp phầnđịnh hướng thêm cho việc giảng dạy cũng như nghiên cứu về hai tác giả nữ nóitrên trong nhà trường

II Lịch sử nghiên cứu

Để có một cái nhìn toàn diện và xác đáng, luận văn sẽ tiến hành kháo sát lịch sửvấn đề trên 3 nội dung chính có liên quan trực tiếp đến đề tài:

- Lịch sử nghiên cứu thơ văn Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương

- Lịch sử nghiên cứu về đề tài người phụ nữ

- Lịch sử nghiên cứu về giới trong văn học

II.1 Lịch sử nghiên cứu thơ văn Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan

2.1.1 Lịch sử nghiên cứu thơ văn Hồ Xuân Hương

Chất đằm thắm, tâm sự của người phụ nữ, tính dục trong thơ Hồ XuânHương được nhìn nhận như một biểu hiện của giới là những vấn đề đã được đềcập đến trong một số công trình nghiên cứu:

- Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Sỹ Tế trong Luận đề về Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan nhận xét: “Bất cứ tả một đề tài gì, bà không quên đặt cái

bản ngã phụ nữ của mình vào để cho lời thơ thêm ý nhị, duyên dáng” (29)

- Đỗ Đức Hiểu trong Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương có nhận xét: “Hồ

Xuân Hương hòa đồng cái thiêng liêng với cơ thể người phụ nữ, tức là tiếng nóicủa tự nhiên, của bản năng muôn thuở của loài người, của hạnh phúc con người”[42] Hay: “Hồ Xuân Hương góp tiếng thơ đầy nhạc, biểu đạt sức sống và cái

Trang 4

đẹp của cơ thể, của tấm thân và trái tim rất trẻ của người phụ nữ trong định mệnhđầy cay đắng” [47]

- Nguyễn Đăng Na trong Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian có viết:

“Xuân Hương không chỉ ca ngợi cái đẹp tiềm tàng, cái đẹp về nội dung củangười phụ nữ như ca dao, mà còn ca ngợi cái đẹp hài hòa giữa tâm hồn và thểchất, giữa nội dung và hình thức của họ” [36]

- Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ

XIX đã nhận xét: “Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ, nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh

nghiệm của cuộc đời chung và kinh nghiệm của cuộc đời riêng chẳng ra gì của

mình nhà thơ đứng hẳn về phía những người phụ nữ bị áp bức” Bên cạnh việc

khẳng định Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, tác giả còn nhấn mạnh:

“Xuân Hương không nói đến toàn bộ nỗi khổ của người phụ nữ, Xuân Hươnghình như chỉ nói đến nỗi đau khổ có tính chất giới tính của mình” [26]

- Lã Nhâm Thìn trong Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 2 nêu rõ:

“Tiếng nói người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương còn là tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh – ý thức về cá nhân và ý thức về giới mình” ( )

- Ngô Gia Võ trong Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào

phúng cũng đã viết: “Đó là tiếng thơ, tiếng lòng sâu thẳm của một người đàn bà

nhiều khát vọng, lắm khổ đau và rất cô đơn, buồn bã giữa cuộc đời Người đàn

bà ấy đối diện với chính mình trong nỗi cô đơn, đem từng tế bào tâm hồn củamình giãi bày lên trang giấy” [113]

- Nguyễn Đức Khuê trong Tự tình I- bài thơ giàu chất nhân văn, chất người

của Hồ Xuân Hương đã nêu lên một nhận xét mang tính biểu hiện của chất nữ

tính trong bài thơ được nêu: “Nhìn vầng trăng khuyết không quên phận mình

Trang 5

đang cô đơn, đang trống vắng, ác một nỗi cái chỗ khuyết hun hút của trăng ấy lại

cứ hiển hiện, phô ra như cố ý trêu người chưa ngủ”[67]

- Đinh Thị Phương Thu trong luận văn Thạc sĩ ĐHSP, 2008 “Cảm quan thời

gian và cảm quan không gian trong thơ Hồ Xuân Hương” có đề cập khá nhiều

đến sự tồn tại và những biểu hiện của tính nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: “Cảmxúc sáng tạo của người nghệ sĩ và cảm xúc nữ tính của người phụ nữ cùng chungtần số và sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng, hòa quyện cùng khátvọng nhân văn cao đẹp” [48]

- Triệu Thị Hằng trong Báo cáo khoa học, 2008 “Vấn đề tính dục trong thơ

Hồ Xuân Hương” đã chỉ ra những biểu hiện của tính dục thể hiện trong thơ Hồ

Xuân Hương như một bản năng tự nhiên, lành mạnh, mang những ý nghĩa nhânvăn sâu sắc

- Nguyễn Thị Thành với Khóa luận tốt nghiệp, 2000, “Tâm tư người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”

- Đinh Thị Khang trong “Vấn đề phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” (em không

tìm được nguồn tài liệu này thày ạ!)

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy biểu hiện về giới trong thơ Hồ XuânHương khá rõ nét, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề nàymột cách toàn diện và sâu sắc mà mới chỉ đề cập đến hoặc hệ thống những biểuhiện của giới trong thơ bà như một đặc trưng nội dung

2.1.2 Lịch sử nghiên cứu thơ văn Đoàn Thị Điểm

- Thuần Phong trong Chinh phụ ngâm khúc giảng luận đã dành những nhận

xét rất trân trọng với đóng góp của Đoàn Thị Điểm trong văn học: “Đến hômnay, chưa được 300 năm, đã hai thế kỷ mới, người Việt vẫn còn nhớ bà, khôngkhóc bà như nhà thơ Tiên Điền đòi hỏi, nhưng vẫn sung phục tài bà và tự hào với

Trang 6

ngọn bút thần tình của bà, bà là một bậc nữ anh hùng đã đem: Phấn son tô điểmsơn hà/ Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam”

- Bùi Hạnh Cẩn trong Văn tuyển Đoàn Thị Điểm có viết: “Người ta thường

nhắc tới “thân phận đàn bà” trong thời loạn lạc, vẻ đẹp tình yêu thế tục, nỗi khátkhao được tự do giải phóng khỏi thân phận yếu hèn và niềm mong muốn vô bờbến hạnh phúc gia đình, oán ghét căm thù chiến tranh trong các tác phẩm của bà”(Lời nói đầu)

- Nguyễn Thị Thanh Vân trong Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua “Đoàn Thị

thực lục” đã hệ thống hóa và xác nhận lại những thông tin xoay xung quanh nữ

thi sĩ tài hoa này về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn Trong đó, công trình đã đề cậpđến vấn đề bản quyền của Chinh phụ ngâm khúc và khẳng định: “Đoàn ThịĐiểm chính là tác giả bản Chinh phụ ngâm bằng chữ Nôm mà lâu nay nhiều

người còn nghi vấn” (25), “ toàn bộ khúc ngâm là nỗi niềm âu lo, sợ hãi, trông đợi của người vợ trẻ, đầm đìa nước mắt hàng ngày, hàng đêm trông ngóng chồng trở về” (25)

Qua khảo sát về tác giả Đoàn Thị Điểm chúng tôi nhận thấy nguồn tư liệu về tácgiả không có nhiều, đã có một số công trình chuyên sâu tìm hiểu về tác giả nàytuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ giới thì vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ

II.2 Lịch sử nghiên cứu về đề tài người phụ nữ

2.2.1 Chủ đề người phụ nữ trong văn học dân gian

- Nguyễn Thị Thu Hà trong bài viết “Thị hiếu thẩm mĩ của người Việt qua ca dao” đã nói đến những quan niệm cố hữu của dân gian về vẻ đẹp của người phụ

nữ: “Việc ưa thích vẻ đẹp phụ nữ còn chứng tỏ thị hiếu người xưa là ưa thích vẻđẹp yểu điệu, dịu dàng, nữ tính; phù hợp với truyền thống dân tộc hiền hòa, nhânnghĩa, giàu tình thương, đức hi sinh Chất “nữ tính” mềm dẻo, uyển chuyển đã

Trang 7

tạo cho nền văn học Việt Nam một nét riêng, mang lại cho con người Việt Nammột vẻ riêng và hơn hết là góp phần duy trì sự sống, sự trường tồn và phát triểncủa dân tộc” [11] Ở đây tác giả đã nhìn nhận tính nữ như một nguồn gốc bản thểcủa sự phát triển cũng như tạo cho nền văn học Việt Nam một nét bản sắc riêng.

- Đỗ Thị Kim Liên trong “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt” có đề cập và nhấn mạnh quan niệm về thiên chức và trách

nhiệm gia đình của người phụ nữ: “Quan niệm về thiên chức và trách nhiệmtrong gia đình của người phụ nữ được lưu ý ở thiên chức sinh nở, và dân gianđánh giá chức năng này qua dáng vẻ bên ngoài của các bộ phận liên quan đếnchức năng sinh nở” [3]

2.2.2 Chủ đề người phụ nữ trong văn học trung đại

- Đặng Thanh Lê trong Nhân vật người phụ nữ qua một số truyện Nôm có

nhấn mạnh việc hình thành hệ thống các tác phẩm viết về người phụ nữ trongthời kì này như sau: “Đề tài phụ nữ chính là sự chiến đấu của ý thức tiến bộ với

tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến” [114]

- Trần Thị Băng Thanh trong Nhìn qua những tác phẩm viết về đề tài phụ

nữ trong văn học chữ Nôm thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có nói đến

đặc điểm của người phụ nữ trong văn học thời kì này: “Văn học Nôm khẳng địnhvai trò chủ động, tích cực của người phụ nữ với tình yêu, nêu cao tình cảm đằmthắm, chung thủy, dám hi sinh cả cuộc đời, tính mạng cho người mình yêu…”[45]

- Nguyễn Thị Chiến với tác phẩm Tính bi kịch xã hội qua hình tượng người phụ nữ trong thơ ca thế kỉ XVIII nửa đầu XIX đề cập một cách trực tiếp đến

sự biểu hiện của tính nữ trong cái nhìn đặc trưng về giới mình: “Chính khi tự bộc

lộ mình, các tác giả đều mang nỗi đau riêng và họ đi tìm sự đồng cảm trong

Trang 8

những nỗi đau lớn của người phụ nữ Nỗi đau nghệ sĩ và nỗi đau của người phụ

nữ trong xã hội đã cộng hưởng và thể hiện thành nỗi đau chung của cộng đồng” [10]

- Nguyễn Thị Nương trong Hình tượng người phụ nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du lại nói đến cách nhìn của tác giả khi viết về người phụ nữ như một

biểu hiện của sự tồn tại thiên tính nữ trong văn học: “Nguyễn Du đã tái hiện hìnhtượng người ca nữ không phải bằng cái nhìn bên ngoài bình thản mà từ điểmnhìn bên trong, từ sự đồng cảm với nỗi đau tinh thần của họ” [14]

2.2.3 Chủ đề người phụ nữ trong văn học hiện đại

Hình ảnh người phụ nữ trong văn học hiện đại với những thay đổi mới mẻ

về hoàn cảnh xã hội cũng như sự xuất hiện của chủ nghĩa nữ quyền, chủ đềngười phụ nữ được đề cập đến một cách trực tiếp và sâu sắc hơn bao giờ hết dướinhững góc độ tiếp cận mới mẻ, táo bạo

- Hà Thúy Nga trong Hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác Thạch Lam có

nêu lên vẻ đẹp của sự dịu hiền và lòng nhân hậu bao dung chính là những đặcđiểm vốn có của người phụ nữ trong truyện Thạch Lam nói riêng và ở tất cả phụ

nữ mọi thời đại nói chung [38]

- Lê Thị Hương trong Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã

nêu lên những biểu hiện của vẻ đẹp thiên tính nữ và khẳng định: “Người phụ nữ

ở bất kì thời đại nào cũng xuất hiện trước hết trong vai trò người vợ, người mẹtrong gia đình Đó là thiên chức thiêng liêng trời phú cho mỗi tâm hồn nữ giới.Đây cũng là môi trường gần gũi nhất, thân thiết nhất mà thiên tính nữ dễ đượcbộc lộ rõ nét nhất” [54]

- Nguyễn Thị Hoa trong Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ Y Ban,

Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ đã chỉ ra những nét đẹp tâm hồn của người

Trang 9

phụ nữ bao gồm: sự hy sinh thầm lặng cứu rỗi kẻ khác, lòng vị tha bao dung và

sự kiêu hãnh, khát vọng tình yêu hạnh phúc, tiếng nói kì thị và sự thể hiện ý thức

cá nhân [15] Đây là những đặc điểm của người phụ nữ được khái quát qua chínhnhững tác phẩm của những cây bút nữ viết về giới của mình, là những luận điểmvững chắc để đi tìm hiểu sâu hơn vào thế giới nội tâm của người phụ nữ

- Lê Đức Thọ trong bài viết Sức bật mới của các cây bút nữ có nhận xét:

“Những năm đầu của thế kỉ XXI này, văn đàn thêm một lần khởi sắc bởi nhữngcây bút nữ Nhờ họ, văn học ngày càng mang thêm diện mạo mới, một đời sốngnhiều giằng co, trắc ẩn và đa đoan” [49]

- Bùi Thị Thủy trong Dấu hiệu nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại

có nhận xét về đặc điểm người phụ nữ trong sáng tác của hai cây bút nữ làNguyễn Thị Thu Huệ và Võ Thị Hảo như sau: “Nhân vật nữ trong sáng tác củaNguyễn Thị Thu Huệ đa phần là những người đàn bà bất hạnh trong tình duyên

và đời sống gia đình Nhưng hơn bao giờ hết họ luôn có thái độ chủ động trongtình yêu, dám làm tất cả những gì mình khao khát Họ ý thức rất rõ về hạnh phúc

và luôn đấu tranh để đi đến hạnh phúc ấy” [ 74]

Như vậy qua lịch sử nghiên cứu về người phụ nữ trong văn học có thểthấy ở mọi thời đại, người phụ nữ đều hiện lên với hai đặc điểm đó là vẻ đẹpngoại hình và vẻ đẹp nội tâm Tùy từng thời điểm xã hội và đặc điểm giai đoạnvăn học khác sau mà những biểu hiện của hai vẻ đẹp đó khác nhau, tuy nhiên cóthể thấy rằng ở bất cứ thời điểm nào người phụ nữ cũng đi vào văn học vớinhững nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, sự bao dung và lòng trắc ẩn tinh tế, nhữngsuy nghĩ lo toan về tình yêu, hôn nhân, cuộc sống cùng những khát khao bảnnăng rất chính đáng và tha thiết Đó cũng chính là đặc điểm mang nét đặc trưng

Trang 10

riêng của giới được thể hiện rõ nét hơn trong những sáng tác của hai tác giả nữluận văn đang đề cập đến

II.3 Lịch sử nghiên cứu về giới trong văn học

Như trên đã phân tích, nghiên cứu về giới trong văn học là hướng nghiên cứumới,

đã đạt được nhiều thành tựu và đã thu hút được rất nhiều cây bút tham gia Trong

đó có thể kể đến các tác giả:

- Lê Đức Thọ trong Sức bật mới của các cây bút nữ đã nhận xét: “Những cây

bút nữ đã và đang âm thầm tỏa sáng, bày tỏ cách hiện diện trong đời sống bằng văn chương, tạo nên những nhịp mạch mới cho văn học”[49]

- Nguyễn Đăng Điệp với bài viết Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền

trong văn học Việt Nam đương đại đã ghi nhận những bước đầu về ý thức phái

tính và sự xuất hiện của âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam Tác giả đã

nhận xét: “Vai trò của phụ nữ đặc biệt được đề cao trong chính thể mới sau

1945 với sự ra đời của Hội phụ nữ Việt Nam Đó là tiền đề văn hóa và xã hội thuận lợi để “văn học nữ tính” có cơ hội phát triển”[10]

- Nguyễn Giáng Hương trong Văn học của phái nữ và một vài xu hướng văn

chương nữ quyền Pháp thế kỉ XX có nhận xét: “dòng “văn học giải phóng”

nêu lên những mong muốn bình đẳng giới của người phụ nữ cũng như những vấn đề về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản”[16]

- Bùi Thị Thủy trong Dấu hiệu ý thức nữ quyền trong văn nữ Việt Nam

đương đại có nêu lên “tự xác tín cá biệt nữ” là một luận điểm thể hiện sự bứt

phá của các cây bút nữ trong dòng chảy văn học đương đại: “một mặt các nhà văn nữ làm trọn thiên chức của mình và mặt khác khẳng định họ thực sự trở

Trang 11

thành “chủ thể tư duy, chủ thể trải nghiệm, chủ thể thẩm mỹ” tạo nên “đặc tính nữ” khu biệt với “đặc tính nam””[53, 63]

- Châm Khanh trong Phụ nữ và văn chương có nêu nhận xét: “Thông thường,

bằng kinh nghiệm cá nhân, ai cũng biết nam giới và nữ giới khác nhau trong rất nhiều phương diện, từ cách ăn, cách mặc, cách giải trí đến cảm xúc, cách suy nghĩ và cách ứng xử trong cuộc sống…Nếu như giữa hai phái tính có một sự khác biệt sâu rộng đến như vậy thì trong lĩnh vực văn chương chắc chắn họ cũng có rất nhiều điểm khác nhau”[20]

- Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990 với cái nhìn của một

nhà nghiên cứu nữ đã tỏ sự đồng cảm và thấu hiểu của bản thân mình với những

nhà thơ nữ: “Thơ trữ tình của các tác giả phụ nữ hôm nay đáng chú ý bởi cách nói táo bạo, thẳng thắn về những bi kịch và ước muốn cá nhân Nhưng ẩn đằng sau tất cả cái mạnh mẽ dữ dội ấy là ý thức sâu xa về thân phận, về những nỗi bất hạnh muôn đời của kiếp phụ nữ từng có trong thơ xưa”[40]

- Phạm Thị Ngọc Liên qua bài viết Nhục cảm trong văn chương cho rằng:

“Bằng cách viết động chạm đến chuyện cấm kỵ, họ đã tự cởi trói, tự chứng tỏ rằng trong sáng tác, không nên phân biệt nam hay nữ Bằng nội tâm phong phú

và nhạy cảm, họ cho rằng họ viết về giới của họ trung thực hơn những gì người khác giới áp đặt”[30]

- Đinh Từ Bích Thúy có bài Tổng kết về chủ thuyết văn chương nữ quyền đã

nêu: “Sau những chấn động phần nhiều từ phía những nhà văn phái nam về ý niệm tình dục trong văn chương của các nhà văn nữ, chúng ta vẫn chưa thấy chủ thuyết phụ nữ được thông hiểu tận tường, trong văn chương Việt ở ngoài nước cũng như trong đời sống hàng ngày Nó vẫn có một khuôn mặt trừu tượng, xa lạ, với nhiều mảnh vỡ vụn như một bức chân dung đàn bà của Picasso”[51]

Trang 12

- Nguyễn Vi Khanh trong bài viết Tản mạn về dục tính và nữ quyền cũng nhận

xét: “Văn chương dục tính có khuynh hướng đi với nữ quyền” bởi lí do “Dục tình

là động lực độc nhất của thế giới ngày nay, viết trở thành hành động tự xác định của người phụ nữ, trở thành phát ngôn viên chính thức của con người phụ nữ, tiếng nói chính thức và từ tình dục”[21]

Như vậy qua khảo sát có thể thấy:

- Hình ảnh người phụ nữ là mạch ngầm xuyên suốt trong sáng tác văn họctất cả các thời đại và đặc biệt được quan tâm ở văn học thế kỉ XVIII

- Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương là những cây bút nữ tiêu biểu trong vănhọc trung đại với rất nhiều tác phẩm viết hay, sâu sắc về chính bản thân mình vàgiới của mình

- Nghiên cứu thơ của ba tác giả nữ nêu trên là vấn đề mới mẻ, có ý nghĩakhoa học và thực tiễn, nhưng chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu dựa trên

cơ sở lý thuyết về giới trong văn học

III Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Dựa trên những cơ sở lý luận về giới trong văn học, chúng tôi tìm hiểu thơNôm Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương trên cơ sở chỉ ra những biểu hiện cụthể của giới trong sáng tác của hai tác giả Từ đó, luận văn cung cấp góc nhìnmới, sâu sắc và hệ thống về sáng tác Nôm của Hồ Xuân Hương và Đoàn ThịĐiểm dưới góc nhìn giới, đóng góp thêm tư liệu phục vụ việc giảng dạy trongtrường phổ thông và mở ra hướng phát triển nghiên cứu về giới trong văn họctrung đại

2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 13

- Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm in trong Những khúc ngâm chọn

- Nghệ thuật biểu hiện vấn đề giới trong sáng tác Nôm của hai tác giả nữ

IV Luận điểm cơ bản, đóng góp mới của tác giả

Luận văn cung cấp một cái nhìn hệ thống, có tính lý luận về hướng nghiêncứu giới trong văn học, từ cơ sở lý luận đó làm sáng tỏ các luận điểm biểu hiệntrong sáng tác Nôm của Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương Hướng nghiên cứu

đó sẽ giúp tìm ra những điểm chung của hai tác giả thơ trung đại trên góc nhìngiới Vấn đề được triển khai trên những luận điểm cụ thể hóa trong 3 chươngsau:

Chương 1: Những vấn đề chung về giới trong văn học

Chương 2: Những sắc thái biểu hiện của giới trong sáng tác của hai nhà thơ nữ.Chương 3: Phương thức nghệ thuật thể hiện giới trong sáng tác của hai nhà thơnữ

V Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp thống kê phân loại

Chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân loại những bài thơ Nôm truyền bản của

Hồ Xuân Hương cùng tác phẩm Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm theotiêu chí là những biểu hiện giới có trong tác phẩm Thao tác này giúp người viết

Trang 14

có một cái nhìn khái quát và toàn diện đối với đối tượng nghiên cứu, bám sát nộidung nghiên cứu luận văn đề ra

3 Phương pháp liên ngành

Đây là phương pháp không thể thiếu khi thực hiện đề tài Vấn đề giới trongvăn học liên quan đến rất nhiều những kiến thức xã hội học, tâm lý học khác Đểbiết và tìm ra được những biểu hiện của giới trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương vàĐoàn Thị Điểm chúng tôi tiến hành thao tác nghiên cứu liên ngành đối vớinhững bộ môn sau

+ Xã hội học: tìm hiểu những kiến thức nhất định về tính nữ, giới tính để nắm

được những đặc trưng riêng của phái nữ, từ đó chỉ ra những chi phối của nó thểhiện trong văn học nói chung và thơ Hồ Xuân Hương nói riêng

+ Tâm lý học: đi sâu tìm hiểu những vấn đề về tâm lý nữ giới trong thế đối sánh

với tâm lý người nam để tìm ra sự khác biệt, từ đó tìm ra những nét biểu hiện cụthể trong thơ Hồ Xuân Hương cũng như lí giải được những biểu hiện đó mộtcách khoa học, thuyết phục

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỚI TRONG VĂN HỌC

I Khái niệm “giới”

Để có cách hiểu xác đáng về khái niệm “giới” trong văn học, chúng tôi tiếnhành phân biệt khái niệm đó với các khái niệm liên quan thuộc cùng một địa hạt– “giới tính”, “tính nữ” và “phái tính” Tất cả các khái niệm được đưa ra dướiđây là kết quả của việc tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, trên cơ sở đó sắp xếp trìnhbày theo cách hiểu của bản thân; mục đích cuối cùng là để giới thuyết khái niệm

“giới” một cách sáng rõ và dễ hiểu nhất

I.1 “Giới” và “giới tính”

Về mặt sinh học, cũng giống phần lớn các động vật khác, loài người cũng baogồm hai giống chính: giống đực và giống cái Về mặt xã hội hai giống này tươngđồng với hai giới Nam và Nữ Trên thực tế, “Giới” và “giới tính” là hai kháiniệm thường đi kèm tuy nhiên chúng không tương đồng

“Giới tính” được hiểu là sự quy chiếu về những khác biệt giữa thể xác của đànông và đàn bà, do yếu tố sinh học quy định Tuy thuộc cùng một loài, nhưngNam và Nữ cũng có những khác biệt nhất định về mặt cơ thể, từ vóc dáng, khuônmặt, khung xương , và tiêu biểu là cơ quan sinh sản Đứa trẻ trong bụng mẹđược phân định giới tính từ tuần thứ 12 thông qua sự hình thành cơ quan sinhsản Tức là ngay từ khi sinh ra, mỗi người đã được xác định về giới tính dựa trênnhững đặc điểm sinh học của cơ thể

“Giới” là đặc trưng văn hóa, xã hội của đời sống nam và nữ, quy chiếu nhữngkhác biệt không mang tính sinh học chẳng hạn như tâm lý, tâm thần, xã hội, kinh

tế, dân số học, chính trị giữa đàn ông và đàn bà Chính vì vậy, “Giới” mặc dù

Trang 16

có liên hệ chặt chẽ với “Giới tính” nhưng nó là do yếu tố văn hóa quyết định.Điều đó có nghĩa là, nếu như ‘giới tính” được hình thành ngay từ khi chúng tacòn trong bụng mẹ thì “nam tính” và “nữ tính” lại không phải là những dữ liệusẵn có mà phải được lập trình và hướng tới Nói như Simone de Beauvoir thì

“Người ta không sinh ra là đàn bà mà trở thành đàn bà” Tương tự, đàn ông cũngvậy Và mỗi một nền văn hóa lại có một cách định nghĩa và “xây dựng” kháiniệm Nam và nữ cũng như vai trò giới trong đời sống kinh tế và xã hội

I.2 “Giới” và “tính nữ”

“Tính nữ” ở đây được hiểu một cách đơn giản là những đặc trưng riêng về giớitính của phái nữ trong thế đối trọng với tính nam Theo cách lý giải này, “tínhnữ” cũng như “tính nam” là hai vế của giới tính, do giống sẵn có và hoàn cảnh

xã hội tác động tạo nên những nét riêng về sinh lý cũng như tâm lý ở hai giới

Về đặc điểm thể chất sinh lý, cơ thể của nữ giới được cấu tạo khác nam giới

và đặc điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất đó chính là những đường cong ở người

nữ tạo nên sự uyển chuyển mềm mại mà ở cơ thể người nam không có Cơ thểngười nam là biểu trưng của một khối hài hòa, vững chắc; cơ thể người nữ làbiểu trưng của sự mềm mại cân xứng Cũng chính từ những đặc điểm cấu tạosinh lý mà từ lâu người ta quan niệm rằng vẻ đẹp của người đàn ông là vẻ đẹpcủa cổ thụ, phải xù xì, dầu dãi nắng mưa; còn vẻ đẹp của người phụ nữ là vẻ đẹpcủa hương của hoa, phải nâng niu và giữ gìn mới có thể bảo tồn được Thần thoại

Hy Lạp đã từng ca ngợi vẻ đẹp cội nguồn mẫu tính này của nhân loại: “Thượng

đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá (…) nặn thành người phụ nữ” [63] Từ đó có thể thấy vẻ đẹp hình thể chính là một nét biểu hiện đặc trưng trong tính nữ.

Trang 17

Về đặc điểm tâm lý, trong cuốn sách “Tại sao đàn ông không chịu lắng

nghe và đàn bà không thể đọc bản đồ” do nhà Harper Collins xuất bản, nhà tâm

lý học Allan Pease đã chỉ ra những nét khác biệt về tâm lý, sở thích, thái độ của

giới nam và giới nữ như sau: “đàn bà có thể vừa nói vừa nghe, trong khi đàn ông chỉ có thể hoặc nghe hoặc nói; bị căng thẳng đàn ông im lặng, trong khi đàn bà sẽ trở thành đa ngôn hơn; đàn ông có khả năng định hướng giỏi hơn đàn

bà, trong khi đó đàn bà lại nhạy cảm hơn đàn ông trong việc đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ” Chính những sự khác biệt ấy đã làm nên những đặc trưng riêng

cho tính nam và tính nữ, tạo thành hai cực đối trọng duy trì sự phát triển của xãhội

Những sự khác biệt giữa tính nam và tính nữ được hình thành trên những cơ

sở giống sẵn có và hoàn cảnh xã hội chi phối Trên thực tế do các điều kiện kinh

tế và xã hội và những đặc điểm thuận lợi về sinh lý sức khỏe cho nên từ sự phânchia lao động đến khả năng tổ chức lãnh đạo, tìm kiếm thủ lĩnh ưu thế đều thuộc

về nam giới từ xưa đến nay Ngay từ thời xa xưa, nam giới với lợi thế về cơ bắp,sức khỏe đã có vai trò chủ đạo trong việc săn bắt, trong các cuộc chiến tranh, bởi thế vị thế của họ trở thành lực lượng chính, chủ đạo trong sản xuất còn ngườiphụ nữ chấp nhận vai trò “phụ thuộc” Chính những điều này đã chi phối tới việcnam giới hay nghĩ đến quyền hành, còn nữ giới lại nghĩ đến sự phục tùng vàtrách nhiệm, nam giới thích thay đổi còn nữ giới lại thích sự yên ổn, nam giới có

xu hướng quảng giao, gắn kết với bạn bè còn nữ giới luôn tập trung cho ngườiđàn ông của riêng mình và gia đình Những điều này dường như đã trở thành quyước giới tính, là những đặc trưng riêng biệt để phân định tính nam và tính nữ.Cũng chính bởi vậy mà vì sao ngay từ khi còn nhỏ, bé gái thường thích chơi búp

bê và những đồ diêm dúa sặc sỡ, được mẹ dạy là “con gái thì phải dịu dàng nữ

Trang 18

tính”, còn bé trai lại thích những đồ chơi hình khối, màu sắc đơn giản và được

bố dạy là phải mạnh mẽ và “đàn ông thì không được khóc” Dân gian ta cũng đã

đúc kết sự khác biệt này qua câu tục ngữ “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì conkhôn” Đó là sự biểu hiện của một quy luật rất đơn giản nhưng cũng là một chân

lý “đàn ông và đàn bà sinh ra là đã khác nhau rồi”

Như vậy, “tính nữ” hiểu trong thế đối trọng với “tính nam” chính là biểu hiệnthể hiện đặc trưng của giới

I.3 “Giới” và “phái tính”

“Phái tính” là khái niệm khá mới mẻ được nhắc đến nhiều trong nghiên cứu vềgiới trong văn học những năm gần đây Đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu đưa

ra nhiều cách lý giải về khái niệm này Có thể hiểu “phái tính” được quy chiếu từnhiều tầng bậc:

Ở tầng nghĩa sơ khởi, “phái tính” được đồng nhất với khái niệm “giới tính”, là

sự quy chiếu về những khác biệt giữa thể xác đàn ông và đàn bà, do yếu tố sinhhọc quy định

Ở tầng nghĩa cao, nếu “giới tính” bị quy chế bởi các yếu tố sinh lý và xã hội,thì “phái tính” còn hàm chứa trong đó cả sự tự ý thức sâu sắc của chủ thể về giớitính của mình

Theo Nguyễn Ngọc Thùy Anh, “phái tính”chính là sự kết hợp giữa giới tính(cái khách quan) và “lý tính” (cái chủ quan) [11] Cũng theo cách hiểu này, “pháitính” được đẩy sang địa hạt của giới nữ Phái tính được hiểu là toàn bộ nhữngđặc điểm vốn có và thuộc riêng về phái nữ: mẫu tính, nữ tính, cá tính, dục tính

Ở cấp độ này, “phái tính” được đồng nghĩa với “giới” Chúng tôi xin mượn cáchđịnh nghĩa của Nguyễn Thị Bình để đưa ra cách hiểu: “Phái tính (hay “giớitính”) là cái được quy định bởi tự nhiên/tạo hóa, gắn với cấu tạo sinh học phức

Trang 19

tạp và bí ẩn của mỗi người Ý thức về “giới”/“phái” (tính nữ hay tính nam) đó là

“ý thức phái tính” Ý thức nữ quyền có thể xem như biểu hiện mạnh nhất, tự giácnhất của ý thức nữ tính” [74]

Như vậy, “Giới” được lý giải trong tương quan với các khái niệm liên quan

như sau:

“Giới tính” và “Giới” là hai khái niệm không tương đồng “Giới tính” là cái sẵn có do yếu tố sinh học quy định, còn “Giới” là cái phải được lập trình và

hướng tới, do yếu tố xã hội quy định

“Tính nữ” là biểu hiện thể hiện đặc trưng bản gốc của giới.

“Phái tính” ở nghĩa sơ khởi được đồng nhất với “giới tính”, ở tầng lớp nghĩa cao hơn nó được đẩy sang gần địa hạt với khái niệm “giới”.

Nghiên cứu văn học từ góc nhìn giới là cách nghiên cứu chỉ ra sự khác biệttrong tư duy, nhìn nhận và thể hiện thế giới quan của cây bút nữ với cây bút nam

và lý giải những khác biệt đặc trưng đó trên cơ sở lý thuyết về giới Những sosánh và giới thuyết trên sẽ là điểm mốc định hướng khoa học đề người viết cóthể tiến hành công việc trên

II Vấn đề giới trong sáng tác văn học

II.1 Nguyên nhân giới ảnh hưởng tới văn học

Dưới góc độ giới, bất cứ tác phẩm nào cũng chịu ảnh hưởng nhiều hay ít bởigiới tính của người cầm bút Nguyên nhân có thể do sự tự giác hoặc tự phát củamỗi nhà văn

Trên thực tế mỗi nhà văn khi sáng tác đều mang sẵn trong mình ý thức vềgiới tính Vì vậy, khi sáng tác, ý thức về giới tính vô hình chung chuyển hóa vàotác phẩm thông qua cách lựa chọn và xử lý đề tài, giọng điệu, ngôn ngữ, cáchxây dựng hình ảnh tạo nên những nét khác biệt trong sáng tác của hai giới

Trang 20

Nhìn một cách tổng quát, các tác giả nam thường chú ý tới những điều tự do,phóng khoáng, những chủ đề văn học to lớn, có tính chất đại cục, trong khi đónhững tác giả nữ thường quan tâm đến những biến cố nhỏ, những đề tài giản dịxoay xung quanh chính người phụ nữ và cuộc sống đời thường Trong “Giới nữ”,Simone de Beauvoir phân tích bản thể nữ cũng đã chỉ ra sự khác biệt này Vềbản chất tự nhiên nam giói thiên về hướng ngoại, họ thường phóng chiếu cáinhìn của mình ra thế giới khách quan bên ngoài để tìm hiểu và soi chiếu vàochính mình Ngược lại, người phụ nữ lại thường xoay chuyển thế giới vào bêntrong bằng cái nhìn hướng nội và đi tìm hiểu bản thân mình qua một hành trình

tự khám phá, chính vì vậy cái nhìn ở đây mang đậm tính chủ quan Đứng trêngóc độ sinh học, các nhà giải phẫu đã chứng minh rằng nữ giới thường tư duythiên về bán cầu não phải, bộ phận nặng nề về tình cảm và tưởng tượng Thầnkinh của nữ giới không vững vàng như nam giới Chính vì vậy, phái nữ rất nhạy

cả và dễ xúc động Họ dễ vui dễ buồn, dễ cười dễ khóc trước những sự việc dù

vô cùng bình thường nhỏ nhặt Nguyễn Thị Manh Manh đã có nhận xét về vấn

đề này: “Theo về sinh lý, thì đàn bà thường nặng về phần hồn và nhẹ về phần trí,cảm tình thì sâu mà tư tưởng thì hẹp nên trong văn học thường sở trường về lối

tả cảnh, đạo tình mà ít hay về lối khách quan triết lý [34] Đó là do phái nữkhông chỉ mạnh về tưởng tượng mà còn có khả năng quan sát tương đối tốt Họ

có khả năng đồng cảm và có đời sống cảm xúc phong phú hơn nam giới

Chính vì vậy các sáng tác của cây bút nữ thường mang những đặc trưng riêngkhông nhòe lẫn Với họ, viết chính là một cách để bộc bạch những suy tư trăn trởrất riêng của phái mình Thơ của phái nữ thường ít có những cảnh non sông hùng

vĩ, không có hùng tâm tráng chí, càng ít đề cập đến những biến thiên lớn lao củathời đại Họ quan tâm đến những vấn đề nhỏ bé hàng ngày, nói nhiều về người

Trang 21

đàn ông của mình, quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình cùngnhững người phụ nữ khác Và tất nhiên, họ dành cả cuộc đời và phần lớn trangviết của mình cho tình yêu, cho hạnh phúc, gia đình Họ trăn trở và lý giải nhữngcảm xúc trong tâm hồn mình ở những ngóc ngách bé nhỏ, tinh vi, thẳm sâu nhất.Qua đó, họ bộc bạch nỗi lòng mình và nói lên những khát khao riêng của giớimình một cách trực tiếp hay gián tiếp

II.2 Ảnh hưởng của giới trong văn học

Như trên đã phân tích, do những đặc điểm ý thức về giới tính mà cách lựa chọnđề

tài, chủ đề, cách xử lý ngôn ngữ, hình ảnh của các tác giả nam và nữ là khônggiống

nhau Các cây bút nam thường thích những gì tự do phóng khoáng, còn các tácgiả nữ lại hướng cái nhìn của mình đến những sự vật bé nhỏ bình dị, được coi làvụn vặt trong đời sống hàng ngày Thậm chí, khi viết chung về một đề tài thì bởinhững quy định về giới mà cách nhìn nhận, xử lý đề tài của các tác giả nam và

nữ cũng không hề giống nhau Đọc và cảm nhận một cách sâu lắng, kĩ lưỡng sẽthấy được “tính nam” và “tính nữ” cùng sự ý thức về giới thoát ra từ hình ảnh,ngôn ngữ, giọng điệu trong từng sáng tác của mỗi tác giả

Hãy cùng đọc và chiêm nghiệm những vần thơ viết về mùa thu của XuânDiệu và Ý Nhi để nhận ra sự khác biệt này Đứng trước khoảnh khắc mùa thu,các thi nhân tự cổ chí kim không phân biệt nam nữ đều không khỏi bâng khuângbuồn – cái buồn cố hữu rất đặc trưng trước sự chuyển giao của đất trời Bởi lẽkhông có mùa nào làm cho cõi trần thêm bàng bạc mơ hồ như mùa thu Ngườithường đã buồn, thi nhân là kẻ mang nghiệp lại càng dễ buồn hơn Cái buồn củathi nhân chính là sự rung động, đồng cảm và thấu hiểu quy luật vận hành của tạo

Trang 22

hóa: “Xuân tăng, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn” Xuân Diệu vốn được mệnhdanh là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, có phần yếu đuối đã nhanh chóng nhận ra

sự thay đổi của đất trời, căng mọi giác quan để đón nhận sự biến chuyển tinh vicủa vạn vật trong tiết thu:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới! Mùa thu tới!

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)

Bằng những giác quan tinh tế và một hồn thơ nhạy cảm, Xuân Diệu đãdựng nên cảnh thu đất nước, một sắc thu Việt Nam với những vẻ đẹp vừa thânquen vừa mới lạ Thế nhưng bao trùm cả bức tranh vẫn là một nỗi buồn thấm sâuvào cảnh vật Đó là nỗi buồn của thời đại, nỗi buồn của một thế hệ thi nhân mấtnước, cũng chính là nỗi buồn của một cái “Tôi” lãng mạn bé nhỏ đang bơ vơtrước cuộc đời, bâng khuâng trước sự chuyển giao của đất trời vạn vật

Vẫn là nỗi buồn trước sự chuyển biến của đất trời nhưng thu trong cảmnhận của Ý Nhi lại mang đậm những tâm tư đặc trưng của người phụ nữ:

Tôi không sao tránh được lo âu trước mỗi độ thu

Trước chiếc lá chợt ánh vàng

Trước ngọn gió heo may

Và đường chân trời xám bạc

(Mùa thu – Ý Nhi)

Vẫn là những bước đi của mùa thu nhưng nếu như Xuân Diệu khẽ reo lên:

“Đây mùa thu tới! Mùa thu tới” thì ở đây, từng bước đi của mùa thu lại làm cholòng nữ thi sĩ vảng vất âu lo Những tín hiệu chuyển mình của đất trời thu vào

Trang 23

trong những chi tiết thật nhỏ: chiếc lá ánh vàng, ngọn gió heo may, đường chân trời xám bạc trở nên thật ám ảnh trong sự nắm bắt và cảm nhận của tác giả.

Dường như cái “thổn thức” dưới trăng mờ đầy mơ hồ của Lưu Trọng Lư, cái bănkhoăn đầy suy tư của người thiếu nữ buồn không nói “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợigì” của Xuân Diệu được lý giải bằng bộc bạch chân thành của nữ thi sĩ trong câuthơ trên Trong cảm nhận của Ý Nhi ta thấy có cái đa đoan của người phụ nữ.Chỉ một sự đổi thay nhỏ của thiên nhiên cũng đủ làm tâm hồn họ run lên vì trăntrở Sự trăn trở đó ngoài nỗi buồn chung của thi nhân trước sự đổi thay của đấttrời còn có nỗi lo âu thường trực của người phụ nữ trước bước đi của thời gian:

lo sự đổi thay, lo trắc trở, lo tàn phai sắc trẻ “chẳng hai lần thắm lại” Phụ nữ làvậy, dù đã biết, đã hiểu quy luật muôn đời như thế nhưng vẫn “không sao tránhđược lo âu”, vẫn tự đeo nặng nỗi buồn và đày đọa tâm hồn mình vì những điềukhông đầu không cuối Trái tim họ dường như luôn trăn trở, về cuộc đời, về tình

yêu, về con đường trước mặt: “Em lo âu trước xa tắp đường mình” lúc nào cũng khát khao, mong chờ, cũng ước ao người đồng hành của mình thấu hiểu “Trái tim đập những điều không thể nói” (Xuân Quỳnh) Nhạy cảm và đa đoan quá

mức là những đặc điểm đặc trưng không thể xóa bỏ của phái nữ

Như vậy, cùng là cảm nhận về mùa thu, cùng là nỗi buồn trước cảnh thunhưng ở mỗi nhà thơ lại có những cung bậc khác nhau, một bên là nỗi buồn thờiđại, nỗi buồn của cái tôi bé nhỏ lạc lõng, một bên là sự lo âu vảng vất bởi những

dự cảm mơ hồ, mong manh trong kiếp sống Điều đó cũng được quy định bởi sựkhác biệt trong phái tính của người nam và người nữ, sự chi phối về tính chấtgiới trong mỗi nhà văn

III Khái quát sự biểu hiện của giới trong lịch sử văn học Việt Nam

Trang 24

“Văn học luôn phản ánh chân thực cuộc sống con người” Đề cập đến giớitrong văn học là một điều cần thiết và chính đáng Ngay từ văn học dân gian,biểu hiện của giới trong văn học đã rất đa dạng và phong phú Đó có thể là lờicủa người phụ nữ đại diện cho giới của mình nói lên những mong ước, khaokhát, bộc lộ những tâm sự của giới mình Đó có thể là sự đấu tranh giải phóngbản thân khỏi những ràng buộc phong kiến cổ hủ, là sự đề cập một cách côngkhai những khát khao bản năng chính đáng của con người, là sự ca ngợi tôn vinhnhững giá trị tính nữ tốt đẹp Theo thời gian và sự thay đổi của xã hội, con người

mà vấn đề giới được trình bày ở những mức độ khác nhau Cụ thể như sau:

III.1 Biểu hiện của giới trong văn học dân gian

Trong văn học dân gian, vấn đề giới chủ yếu được đề cập ở tiếng nói về thânphận người phụ nữ Mô tip “thân em” quen thuộc là tiếng nói về giới đầu tiên cấtlên trong văn học Việt Nam:

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

- Thân em như cọc bờ rào

Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Tiếng nói đó là tiếng nói người phụ nữ nói về mình, cũng là chung cho giớimình Ở xã hội xưa, người phụ nữ dù miền xuôi hay miền ngược đều có chung

số phận như nhau:

Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Bằng thân con chẫu chuộc thôi

(Tiễn dặn người yêu)

Tiếng nói về giới ở đây còn là tiếng nói nêu lên bi kịch của người phụ nữ về cảthể chất lẫn tinh thần:

Trang 25

- Lấy chồng làm lẽ khổ thay

Đi cấy đi cày chị chẳng kể công

Tối tối chị giữ mất chồng

Chị cho manh chiếu nằm không chuồng bò

- Trách cha, trách mẹ nhà chàng

Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau

Thực vàng chẳng phải thau đâu

Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng

Tiếng nói về giới trong văn học dân gian còn là những tiếng nói phản khánglại chế độ nam quyền trọng nam khinh nữ:

Ba đồng một mớ đàn ông Đem thả vào lồng cho kiến nó tha

Ba trăm một mụ đàn bà Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi

Có những khi đó là tiếng nói táo bạo quyết liệt đầy thách thức muốn đạp đổ tất

cả mọi ràng buộc bất công phi lý để tìm tự do và hạnh phúc cho người phụ nữ:

Chồng gì anh, vợ gì tôi

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây

Đất xấu nặn chẳng nên nồi

Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng

Như vậy, ý thức về giới trong văn học dân gian mới được biểu hiện bằngnhững tiếng nói về thân phận, tiếng nói than thân, phản kháng ở nhiều cấp độ.Qua đó, các tác giả dân gian muốn thể hiện một tiếng nói ý thức về giới mình,lên án chế độ phong kiến và đòi quyền giải phóng cho người phụ nữ

III.2 Biểu hiện của giới trong văn học trung đại

Trang 26

Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến công trình nên chúng tôi chỉ điểm quanhững nét cơ bản tạo tính hệ thống liền mạch và cung cấp cái nhìn bao quát, thấyđược sự kế thừa và phát triển của những biểu hiện giới trong văn học Việt Namqua từng giai đoạn Những vấn đề cụ thể sẽ được triển khai trong chương 2.Bước sang thời trung đại, do những điều kiện xã hội quy định nên phụ nữthường bị cấm cung ở nhà, ít được học hành nên đội ngũ sáng tác phần lớn lànam giới Hầu hết các tác phẩm thời kì này đều là của các tác giả nam sáng tác

để bộc bạch chí làm trai, ca ngợi non sông đất nước, giãi bày tâm sự nhớ nướcthương nhà Tuy nhiên các bóng hồng trên thi đàn vẫn xuất hiện và làm vinhdanh phái nữ Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như Đoàn Thị Điểm, Hồ XuânHương, Bà Huyện Thanh Quan Trong hoàn cảnh xã hội và văn học bị chi phốibởi những luân lý, đạo đức xã hội và lễ giáo phong kiến như vậy, việc nói về giớiđược coi như một điều rất tế nhị và khó khăn Thế nhưng, bằng tất cả tình yêuthương con người, tinh thần nhân văn và sự cảm thương sâu sắc với số phận củachính mình và của những người phụ nữ, Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương vẫnviết rất hay, rất thật, giãi bày thẳng thắn những mong ước khao khát chính đángcủa phái mình Tiếng nói ý thức về giới mình được thể hiện rõ nét trong sáng táccủa hai bà mà phần sau chúng tôi sẽ đề cập đến một cách chi tiết, cụ thể

III.3 Biểu hiện của giới trong văn học hiện đại

Dưới thời trung đại, do nhiều yếu tố về hoàn cảnh xã hội và những ràng buộccủa quy tắc phong kiến nên số lượng các bóng hồng xuất hiện trên thi đàn chỉ cóthể đếm trên đầu ngón tay Đó là những Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện ThanhQuan…và đặc biệt nổi bật là thi sĩ Hồ Xuân Hương Bước sang thời kì cận- hiệnđại, với những thay đổi về xã hội và tư duy, vấn đề về giới được nói đến cởi mở

và có phần táo bạo hơn Phan Thị Bạch Vân, chủ nhân của Nữ lưu thơ quán

Trang 27

trong tiểu thuyết “Lâm Kiều Loan” đã mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ củamình: “Tôi nghe thấy lời mẹ dạy mà tủi thân cho cái thân nữ nhi Mình cũngmắt, cũng tai, cũng đầu, cũng óc như nam nhi, cớ sao nam nhi người ta lại cóquyền vùng vẫy nơi bể học rừng văn, còn mình lại buộc trở về toan đi nươngthân gửi phận, chực bám vào người là cớ làm sao?” Ở đây, người phụ nữ đã tự ýthức về vai trò và thân phận mình Đó cũng chính là một sự ý thức về giới.

Nhưng phải đến khi bước sang thời kì hiện đại, khi những yêu cầu giải phóngcủa phong trào nữ quyền lên cao thì cái tôi và tiếng nói của người phụ nữ mớixuất hiện trên thi đàn nhiều hơn bao giờ hết Vườn thơ hiện đại trở nên rộn ràng

đa âm sắc bởi sự dịu dàng đằm thắm của Xuân Quỳnh; sự e ấp, ngượng ngùngcủa Phan Thị Thanh Nhàn; sự nông nổi dại khờ của Đoàn Thị Lam Luyến và mộtcái tôi kì dị rất khát yêu khát sống của hồn thơ trẻ Vi Thùy Linh Họ đã đến vàviết về giới mình, về chính bản thân mình bằng tất cả khối óc và con tim củangười phụ nữ Những vần thơ họ viết ra đều đau đáu những khát khao rất đàn bà,bộc bạch những suy tư trăn trở rất riêng của giới mình Có khi đó là những dựcảm âu lo không đầu không cuối:

Em lo âu trước xa tắp đời mình

Trái tim đập những điều không thể nói

( Tự hát- Xuân Quỳnh)

Có khi đó lại là những oán trách, những khắc khoải nhớ thương trong ướcvọng không thành:

Em đã gửi cho anh

Một con tim dào dạt

Anh lại trả cho em

Nỗi buồn đau tan nát

Trang 28

( Gửi tình yêu- Đoàn Thị Lam Luyến)

Lại có những lúc người đàn bà trong họ quyết liệt dữ dằn trong trận chiến màchỉ những người đàn bà mới hiểu:

Em đã đoạt anh từ tay người đàn bà kia

Giống như người đàn bà kia đoạt anh từ tay người đàn bà khác

( Chiến tranh- Đoàn Thị Lam Luyến)

Nhưng rồi cuối cùng sau cuộc chiến ấy, người phụ nữ vẫn trở về với những côđơn mênh mang trong tâm hồn:

Phía sau ngày nắng tắt

Nỗi buồn nhiều như gió

Em ước được thả lên trời

Như bóng bay!

(Phía ngày nắng tắt- Vi Thùy Linh)

Người đàn bà dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này cũng cột chặt quanh đờimình những nhớ những thương, những lo toan lận đận về tình yêu, về cuộc đời

và về cả những thứ phù du, những điều không đầu không cuối Con mắt và tâmhồn đa cảm của họ khiến sự vật nào trong con mắt nhìn cũng thấm đẫm dự cảm

lo âu:

Trên má mơ hồ tơ nhện bay giăng

Se sẽ như không, nhẹ nhàng, phơ phất

Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất,

Hoa cuối mùa sặc sỡ lo âu.

(Mùa hè rớt- Olga Berggoltz, Bằng Việt dịch)

Họ đã viết về phái mình và viết về cuộc đời bằng trực cảm và tư duy rất đàn

bà, viết một cách chân thực không giấu diếm Những khát khao bản năng chính

Trang 29

đáng muôn đời của người phụ nữ được kìm tỏa bao thế kỉ qua nay cháy rực hồnnhiên trong từng câu chữ của nhà thơ nữ trẻ:

Khỏa thân trong chăn

Thèm chồng.

Thèm có chồng ở bên.

Chỉ cần Anh gối lên đùi

Mình ôm lấy Anh ôm mình

Biết sự bình yên của mặt đất

(Chân dung – Vi Thùy Linh)

Những cách nhìn, cách quan sát và miêu tả đặc trưng cho cách cảm của phái

nữ Và có thể nhận thấy rõ ràng rằng khi viết về tình yêu, người phụ nữ bộc lộ rõnhất bản năng nữ giới ở mình Ở họ, có lúc yêu mãnh liệt nồng nàn nhưng khôngtránh khỏi yếu đuối, có lúc mạnh mẽ sáng suốt nhưng vẫn không tránh khỏi sựnông nổi khờ dại, có lúc thiết tha hạnh phúc nhưng cũng có lúc thấm đẫm nhữnggiọt nước mắt xót xa,…và dù ở sắc thái tình cảm nào cũng không tránh khỏi một

dự cảm chơi vơi bất an luôn thường trực Họ viết về tình yêu bằng trực cảm,bằng trực giác tinh tế mong manh nên những vần thơ lúc nào cũng như phấpphỏng lo âu, lúc nào cũng như không thể vơi bớt những nỗi sầu đa đoan đa cảm

ở trái tim và nơi đầu ngọn bút Chính vì vậy, vẫn là những cung bậc tình cảm ấy:giận, hờn, nhớ, thương, khao khát, mong mỏi nhưng những vần thơ của phái nữkhác hẳn những vần thơ của các cây bút nam Đó chính là dấu ấn của giới trongvăn học

Giới trong văn học không phải là một điều mới mẻ, những người phụ nữ

đã viết về mình, đã gửi gắm những khát khao mong mỏi cho giới của mình từnhững buổi đầu tiên biết ngân lên câu hò điệu hát, và dòng chảy ấy được tiếp nối

Trang 30

đến tận ngày nay Dấu ấn về giới xuất hiện trong văn học dân gian nhưng chưa

rõ ràng, đến văn học trung đại thì Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm đã cất lênnhững tiếng nói đầu tiên để bảo vệ, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của giới mình,bộc bạch chân thành những khát khao mong mỏi chính đáng của người phụ nữ.Những tâm sự và mong ước ấy của hai bà - những người phụ nữ làm thơ ngàynay vẫn đang tiếp tục khơi nguồn và phát triển

Trang 31

Chương 2 NHỮNG SẮC THÁI BIỂU HIỆN CỦA GIỚI TRONG SÁNG TÁC NÔM ĐOÀN THỊ ĐIỂM, HỒ XUÂN HƯƠNG

Như trên đã phân tích, biểu hiện của giới trong văn học rất đa dạng và phongphú Đó có thể là lời của người phụ nữ đại diện cho giới của mình bộc lộ tâm sự,nói lên những mong ước, khao khát của riêng phái mình Đó cũng có thể là sựđấu tranh giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc phong kiến cổ hủ, là sự đềcập một cách công khai những khát khao bản năng chính đáng của con người, là

sự ca ngợi tôn vinh những giá trị tính nữ tốt đẹp Với sự ý thức về giới khi sángtác, Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương – hai đóa hoa hiếm hoi của khu vườnvăn học trung đại đã mang tất cả hương sắc của giới mình lan tỏa trên mảnh đấtsững sững những bách những tùng bằng những tiếng nói vừa nữ tính mềm mạivừa sắc sảo mạnh mẽ Biểu hiện của giới trong sáng tác Nôm của hai bà thể hiện

đầy đủ qua các khía cạnh: vẻ đẹp giới, bi kịch giới và khát vọng giới

I Vẻ đẹp mang sắc thái giới

Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương khi viết về những người phụ nữ, viết

về chính mình có sự ý thức sâu sắc về vẻ đẹp giới Đó là vẻ đẹp hoàn chỉnh baogồm cả vẻ đẹp hình thể bên ngoài và vẻ đẹp tâm hồn bên trong

I.1 Vẻ đẹp hình thể

Phật giáo dã dạy rằng: “những thích thú của năm giác quan - sắc, thinh, hương, vị, xúc vốn làm say mê và cám dỗ người nam - đều tập trung và kết tinh trong hình dáng người đàn bà Với năng lực làm say đắm mê hồn ấy người đàn

bà có thể nô lệ hoá và đặt người đàn ông dưới quyền thống trị của mình”[22].

Từ thủa sơ khai nét đẹp hình thể chính là biểu hiện đầu tiên và cũng là biểu hiện

Trang 32

tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp thiên tính nữ ở người phụ nữ Dân gian ta cũng đã

khẳng định điều trên qua câu thành ngữ “trai tài, gái sắc” Trong tiềm thức nhân

loại, đàn ông luôn được chú trọng bởi sức mạnh và phong cách Còn phụ nữđược chú ý đến bởi vẻ đẹp vì họ chính là biểu tượng cho vẻ đẹp

Có ai đó đã nói rằng: Ý thức được mình đẹp và ngầm kiêu hãnh, đó là mộtngười phụ nữ Ý thức được mình đẹp và phô diễn cái đẹp ấy lên thơ, đó là mộtnhà thơ nữ Nhà thơ nữ ấy không muốn chỉ đứng trước gương tự khen mình màmuốn soi mình vào trang thơ ấy và in luôn bóng ảnh kiều diễm của mình vàotrong đó Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương cũng như bao người phụ nữ kháctrên thế gian này đều có ý thức sâu sắc về vẻ đẹp của bản thân, trước hết đó là vẻđẹp ngoại hình Hai bà đã mang nét đặc trưng giới đó vào trong thơ Nếu nhưnhững nhà thơ nam viết và ca ngợi về sắc đẹp của người nữ thì đó cũng mới chỉ

là sự đánh giá, tôn vinh, ngưỡng mộ của “đôi mắt kẻ si tình” đứng ngoài cuộc thìnhững nhà thơ nữ như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương viết về vẻ đẹp của giớimình lại bằng tất cả sự tự ý thức sâu sắc về bản thân mình, về giới mình Vớiphái nữ, sắc đẹp chính là một thứ vũ khí sắc nhọn đáng tự hào, đáng trân trọng,

là thứ để họ điểm tô, kiêu hãnh với đời Hơn bất cứ ai họ hiểu rằng sắc đẹp chính

là một thứ vũ khí khiến họ chinh phục phái mạnh, tạo lập và vun dưỡng thứ tìnhyêu say mê với giới còn lại Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương đã in đậm dấu

ấn giới trong những sáng tác Nôm của mình Họ nói về cái đẹp hình thể, bànluận về cái đẹp hình thể với những tâm tư, những suy lý mang đậm chất phụ nữ

Vẻ đẹp của giới nữ trong thơ hai tác giả hiện lên lúc trực tiếp, lúc gián tiếp, vớinhiều cung bậc sắc độ khác nhau nhưng đã thể hiện rõ điều này

Trong Chinh phụ ngâm, vẻ đẹp của người phụ nữ không hiện lên cụ thể

nhưng trải dài theo chiều dọc tác phẩm người đọc cũng đủ nhận ra chân dung

Trang 33

một bậc “khuynh thành đảo quốc” bằng những nét vẽ khái quát tượng trưng củatác giả:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Đoàn Thị Điểm không khắc họa chi tiết, rõ nét vẻ đẹp sang trọng khuônthước của người chinh phụ nhưng điều quan trọng hơn tác giả đã thể hiện đượcsuy nghĩ về ý nghĩa cái đẹp đối với người phụ nữ Người phụ nữ luôn muốnmình đẹp trong mắt người đàn ông mình yêu, đó là lý do quan trọng để họ sửasoạn, trang điểm Khi mất đi “người nhìn ngắm”, họ rơi vào trạng thái hụt hẫng,trở nên “buông xõa” với bản thân vì cho rằng mình đã mất đi lý do để làm đẹp.Nét tâm lý điển hình rất đáng yêu này của phụ nữ đã được thể hiện qua tâm sựcủa người chinh phụ có chồng đang ở nơi chiến trận xa xôi:

Mặt biếng tô miệng càng biếng nói Sớm lại chiều dòi dõi nương song Nương song luống ngẩn ngơ lòng Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?

Khi xa cách người thương, người chinh phụ buồn chán nhớ thương đếnnỗi như đánh rơi mất cả ý niệm về cái Đẹp:

Há như ai hồn say bóng lẫn Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không Trâm cài xiêm thắt thẹn thùng Lệch làn tóc rối lỏng vòng lưng eo

Thế nhưng cuối cùng người chinh phụ vẫn ý thức được rằng sắc đẹp chính

là một vũ khí đắc lực của giới mình, vẫn xin sửa sang để sánh vai với chàngtrong ngày đoàn viên mơ ước:

Trang 34

Vì chàng tay chuốc chén vàng

Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng

Nếu thơ Đoàn Thị Điểm nói đến ý nghĩa tồn tại của vẻ đẹp bề ngoài đốivới người phụ nữ thì thơ Hồ Xuân Hương lại là tiếng nói tự ý thức đầy mạnh mẽ

về vẻ đẹp hình thể của giới mình Bức chân dung khái quát mang những nét đẹptượng trưng của người phụ nữ trong thơ Đoàn Thị Điểm đã trở nên sống động,

cụ thể, sắc nét không ngờ trong thơ của nữ sĩ họ Hồ Có thể nói Hồ Xuân Hương

đã tạc vào thơ văn bức chân dung tự họa với vẻ đẹp ở nhiều cấp độ của ngườiphụ nữ: lúc kiều diễm tràn đầy sức sống, lúc đậm chất xuân tình mơn mởn, lúclại tròn đầy phúc hậu Dù khắc họa ở khía cạnh nào, những vần thơ của bà cũngthể hiện rõ sự tự ý thức sâu sắc về vẻ đẹp của giới mình Người phụ nữ trong thơ

bà là vẻ đẹp vĩnh cửu mà hóa công đã tạo dựng một cách công phu cho cuộc đờinày, là biểu tượng của tuổi trẻ và sức sống mãnh liệt Nhà thơ nữ tự hào với tất

cả những gì thuộc đàn bà, là đàn bà và bà ca ngợi nó một cách hồn nhiên khôngngần ngại:

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng Lược trúc lỏng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long

Trang 35

này, là nơi ẩn chứa nhiều “chất đàn bà” nhất, là điểm đáng tự hào và đáng để cangợi của người phụ nữ Nhưng thơ văn xưa lại tránh nói đến điều đó, coi đó nhưmột sự dâm tục Hồ Xuân Hương có một cách nhìn và quan niệm khác Mở tunghết những khăn áo đội đầu của người phụ nữ trong ca dao, đánh đổ hết tất cảnhững khuôn gói “chim sa cá lặn”, “nghiêng nước nghiêng thành” trong văn họcđương thời, dường như Hồ Xuân Hương đang làm một cuộc cách mạng “giảiphóng hình thể” người phụ nữ Với bà, cái đẹp đích thực là cái đẹp xuất phát từcuộc đời thật, cái đẹp phải sinh động, phải cựa quậy và phải tràn đầy sức sống.

Sự hấp dẫn từ cái đẹp hình thể của người phụ nữ muôn đời là điều khó có thểchối bỏ nhưng trước Xuân Hương dường như không ai thừa nhận điều đó Nữ sĩ

họ Hồ không né tránh mà ca ngợi nó như một báu vật đáng quý đáng trọng củangười phụ nữ

Nổi bật lên trong vẻ đẹp người phụ nữ thơ Hồ Xuân Hương chính là vẻđẹp phồn thực Tuy nhiên ngoài ra ở những bài thơ khác, người phụ nữ của HồXuân Hương còn mang những thần thái nổi bật khác Đây là hình ảnh người phụ

nữ gắn liền với tên tuổi và cách nhìn của Hồ Xuân Hương:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non (Bánh trôi nước)

Vẻ đẹp của cô gái trong câu thơ trên có những nét gần gũi với vẻ đẹp củangười con gái lao động trong ca dao xưa Những nét vẽ của Hồ Xuân Hương ở

đây “trắng”, “tròn” tạo nên ấn tượng về một vẻ đẹp hồn hậu, tròn trịa, đầy đặn

của người con gái lao động Quan niệm của Hồ Xuân Hương tương đồng với tưduy của dân gian ở chỗ trong ý thức của người dân lao động, người phụ nữ đẹpphải khỏe khoắn, có thân hình đầy đặn Trong quan niệm của dân gian, “tròn

Trang 36

trịa” gợi lên cảm giác “có hậu”, đó là người con gái hay lam hay làm, thu vénđược cho gia đình, và đặc biệt thuận lợi cho việc sinh nở, tốt con tốt giống Vănhóa dân gian gắn liền với nền văn hóa sản xuất lúa nước của người Việt xưa cho

rằng được mùa là điềm tốt cũng như người con gái đẻ được nhiều con: “Trời cho được mùa, gái có con sai” Hồ Xuân Hương đã kế thừa tư tưởng đó của dân gian

và thể hiện nó thành công trong bài “Bánh trôi nước” Ở đây, vẻ đẹp người phụ

nữ được đẩy gần sang địa hạt của mẫu tính – vẻ đẹp gắn liền với chức năng thiênbẩm của người phụ nữ là duy trì nòi giống Chất thiên tính nữ toát ra chính từ đó

Nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương còn có nhữngnét vẽ nhẹ nhàng tinh khiết gợi lên nét đẹp thanh tân của người thiếu nữ:

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh

(Tranh tố nữ)

Nét đẹp thanh tân trong trắng của người con gái mới lớn cũng là một mónquà vô giá mà tạo hóa ban cho cuộc đời này Hồ Xuân Hương đã bất tử điều đótrong thơ mình như muốn lưu giữ mãi hương sắc tinh khiết đó cho cuộc đời Bà

muốn khẳng định rằng, cái “xuân xanh”, cái tươi trẻ của tâm hồn sẽ mãi mãi là

vẻ đẹp vĩnh cửu mà tạo hóa đã góp nhặt từ những gì tinh túy nhất để ban chongười phụ nữ Những câu thơ chứa chan một cái nhìn lạc quan nhẹ nhàng, ẩngiấu sau đó là sự tự hào sâu sắc của người phụ nữ về những đặc trưng riêng củaphái mình

Có thể thấy, nếu như bức chân dung về người phụ nữ trong thơ Đoàn ThịĐiểm còn mang những nét tượng trưng khái quát thì đến thơ Hồ Xuân Hương vẻ

Trang 37

đẹp đó đã được biểu hiện cụ thể trong vẻ đẹp thanh tân trong sáng của ngườithiếu nữ, nét đẹp gợi cảm quyến rũ trên thân hình của cô gái đang ở độ tuổi đẹpnhất và hình dung tròn trịa, hồn hậu mang đậm vẻ đẹp mẫu tính của người phụ

nữ Hồ Xuân Hương đã nhìn và viết về nó bằng con mắt cảm nhận tinh tế, sâusắc của một người đàn bà đang tự ý thức về bản thân và về giới mình, tạo nênnhững vần thơ tuyệt tác về vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ trong thơ

Bức chân dung về người phụ nữ trong thơ hai bà nhìn dưới góc độ giớicòn được khắc họa và hoàn thiện ở cả những nét đẹp tâm hồn bên trong

I.2 Vẻ đẹp tâm hồn

Vẻ đẹp tâm hồn là một trong những đặc trưng giới tiêu biểu thể hiện rõ néttrong thơ Nôm hai tác giả Từ những đặc điểm quy định về giới như sự lệ thuộcvai trò nam giới trong xã hội, việc đảm nhiệm chức năng sinh sản và nuôi dạycon cái đã tạo cho người phụ nữ những nét phẩm chất “thiên phú” không nhòelẫn với nam giới như sự tần tảo đảm đang, sự thủy chung, tấm lòng nhân hậu, sự

hy sinh bao dung thầm lặng Với sự ý thức sâu sắc về giới, hai tác giả nữ đã chothấy rõ điều này

Sự tần tảo đảm đang là nét đẹp sáng rõ của người chinh phụ trong sáng táccủa Đoàn Thị Điểm Chồng ra trận, ở nhà nàng một tay lo liệu gánh vác giangsơn nhà chồng, việc nuôi già dạy trẻ đều chu toàn Thế nhưng, người chinh phụkhông hề nghĩ đó là sự hy sinh mà với tấm lòng nhạy cảm giàu tình yêu thươngnàng còn thấu hiểu và thương cảm cho nỗi niềm mẹ già con thơ khi mất đi chỗdựa là chàng trong gia đình:

Tình gia thất nào ai chẳng có Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương

Mẹ già phơ phất mái sương

Trang 38

Con thơ măng sữa vả đương phù trì Lòng lão thân buồn khi tựa cửa Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm

Vượt lên trên tất cả người chinh phụ vẫn làm tròn thiên chức của ngườiphụ nữ có gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh Nàng một thân vừa làm tròn chữhiếu của người con, vừa làm cha, vừa làm mẹ:

Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam Dạy con đèn sách thiếp làm phu nhân Nay một thân nuôi già dạy trẻ

Nỗi quan hoài mang mể biết bao

Thế mới thấy, giấc mơ lớn nhất, ám ảnh nhất trong cuộc đời người phụ nữvẫn là giấc mơ về gia đình

Hồ Xuân Hương cũng đã làm nổi bật lên “thân phận đàn bà” đồng thờikhẳng định vai trò, sứ mệnh không thể thay thế được của người phụ nữ trongcuộc sống:

Hỡi chị em ơi có biết không?

Một bên con khóc một bên chồng

Bố cu lổm ngổm bò trên bụng Thằng bé hu hơ khóc dưới hông Tất cả những là thu với vén Vội vàng nào những bống cùng bông (Cái nợ chồng con )

Người phụ nữ trong bài thơ trên được khắc họa với một tầm vóc vũ trụ, là

nơi “neo đậu”, che chở cho cả “bố cu” và “thằng bé” Tự ngàn đời xưa, sự tháo

vát, đảm đang tần tảo của người phụ nữ cũng đã được khắc họa trong ca dao:

Trang 39

Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non

Và giờ, nó trở lại trong thơ Hồ Xuân Hương qua một bức tranh biếm họacười vui nhưng cũng rất sâu sắc, thấm thía về thân phận và phẩm chất của ngườiphụ nữ Sự đảm đang tần tảo ấy có thể giải thích là do chế độ Nho giáo quy định

hà khắc với người phụ nữ, do chế độ phụ hệ tồn tại bao đời nay không dễ gì xóa

bỏ, do sự bất bình đẳng về phái trên thế giới…nhưng hơn tất cả, nó là thuộc tínhbẩm sinh, là phẩm chất thiết yếu không thể thiếu của người phụ nữ ngàn đời, nhưthể xa xưa ngay từ buổi sơ khai, Eva đã được tạo ra là để cho Adam bớt cô độctrên thế gian này Có thể nói, người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ Việt Namluôn đi liền với sự thu vén lo toan, sự hi sinh vì người khác Trong văn học trungđại cũng đã có một nhà thơ nam thấu hiểu và ca ngợi những phẩm chất đáng quýnày ở người mẹ, người vợ của mình:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Thương vợ - Tú Xương)

Những dòng thơ được viết lên bằng tất cả gan ruột, sự thấu hiểu, cảmthông, trân trọng của một người đàn ông dành cho người vợ của mình Tú Xươngghi nhận công lao và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ đờimình bằng sự yêu thương, thán phục xen lẫn cả sự xót xa Thế nhưng khi XuânHương viết về giới mình, bằng sự tự ý thức về giới, ta thấy trong đó cả sự tự hàocủa phái nữ về thiên chức “rắc rối” của mình Họ tự hào vì đó là những thiên

Trang 40

chức cao quý không thể thay thế hoán đổi của giới mình, không ai có thể làm tốthơn chính họ Sự đảm đang tần tảo là vẻ đẹp cội nguồn làm nên nét đẹp giới nữ

Sự thủy chung, tấm lòng nhân hậu cũng là một nét phẩm chất đáng quýmang tính đặc thù của giới nữ được thể hiện trong thơ của hai tác giả

Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm dù xa cách vạn dặm nhưng vẫn

không lúc nào nguôi quên nỗi nhớ thương về chồng Dù nỗi nhớ thương đó đãlàm cạn kiệt héo úa trái tim nàng, làm “đổi khác dung nhan” đằm thắm ngày nàonhưng dường như chưa một phút nào nàng nghĩ cho riêng mình mà luôn lo lắngcho người đang ở nơi chiến trận xa xôi:

Chàng từ đi vào nơi gió cát Đêm trăng này nghỉ mắt phương nao?

Xưa nay chiến địa dường bao Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn Dòng nước sâu ngựa nản chân bon

Trong khuê phòng ấm áp nàng nghĩ xa nghĩ gần, lo lắng cả chỗ ăn chỗ ngủcho người ở “cõi xưa mưa gió” Người chinh phụ hiểu rằng xa cách là điềukhông ai mong muốn bởi nó không chỉ khổ kẻ ở mà còn nặng lòng cả người đi:

“Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” Chính vì vậy, vượt lên trên mọi đau khổdày vò, nàng vẫn thiết tha nhắn nhủ:

Mọi bề trung hiếu thiếp xin vẹn tròn

Đó chính là lời nhắn nhủ đầy ân tình của một người phụ nữ có tấm lòngnhân hậu, thủy chung sắt son, luôn quên bản thân để nghĩ cho người mình yêuthương

Ngày đăng: 17/01/2019, 12:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w