1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý

138 548 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Sự phát triển về kinh tế và xã hội của thành phố như xây dựng cơ sở hạ tầng, gia tăng dân số, phát triển công nghiệp… đang làm cho chất lượng môi trường của thành phố bị xuống cấp về mọi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./

Học viên thực hiện luận văn

Hoàng Mỹ Phượng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi gửi đến với tất cả quý thầy cô Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh và đặc biệt là các thầy cô khoa Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học lời cảm ơn chân thành nhất Cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua

Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cám ơn và biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn đã hết lòng hướng dẫn, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thức hiện luận văn

Xin cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Bình Thuận, và đặc biệt xin cảm ơn bà Phan Thị Xuân Thu nguyên là Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Thuận, và hiện là Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường Bình Thuận Đồng cảm ơn tập thể các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành trong thời gian học tập và thời gian thực hiện luận văn

Cuối cùng tôi xin cám ơn các bạn bè cùng khóa và gia đình đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học này./

HỌC VIÊN

Hoàng Mỹ Phượng

Trang 4

TÓM TẮT

Thành phố Phan Thiết là đô thị loại II, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch và công nghiệp - khai thác chế biến hải sản của tỉnh Bình Thuận Sự phát triển về kinh tế và xã hội của thành phố như xây dựng cơ sở hạ tầng, gia tăng dân số, phát triển công nghiệp… đang làm cho chất lượng môi trường của thành phố bị xuống cấp về mọi mặt, đặc biệt là chất lượng môi trường nước Do đó, việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước trong địa bàn thành phố phản ánh qua chất lượng nước sông và vùng cửa sông Cà Ty là vấn đề cấp thiết hiện nay

Qua phân tích chất lượng nước sông Cà Ty tại 5 vị trí (gồm triều cường và triều kiệt) theo thời gian và so sánh các chỉ số chất lượng nước với QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy DO, TSS, PO43-, Cl-,hàm lượng dầu mỡ động thực vật

và Coliform đều vượt quy chuẩn, trong đó PO43-, Cl- và Coliform vượt quy chuẩn nhiều lần Từ phân tích, so sánh, nghiên cứu đánh giá chất lượng sông Cà Ty đoạn chảy qua địa bàn Tp.Phan Thiết hiện đã có dấu hiệu bị ô nhiễm từ hoạt động kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt của thành phố Với tốc độ phát triển KT-XH và gia tăng dân số như hiện tại, nếu không được quan tâm đúng mức, chất lượng nước sông Cà Ty sẽ ngày càng ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân cũng như sự phát triển KT-XH của Tp.Phan Thiết Do đó, nghiên cứu cũng đã đề ra các biện pháp quản lý về nhân lực, hoạt động giám sát chất lượng nước sông, quy hoạch hệ thống xử lý nước thải và áp dụng các chế tài pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng môi trường nước trên địa bàn thành phố Phan Thiết

Trang 5

of water Thus, assessing current state of water quality of the city reflected in the water quality of river and estuary Ca Ty is a critical issue today

Analyzing water samples were collected at five locations (including tides and storm out) on Ca Ty river over time and comparing the water quality index with QCVN 08:2009/BTNMT show TSS, DO, PO43-, Cl- and coliforms exceeded the allowance limit of standard, which PO4 3-, Cl- and Coliform exceeded many times From these analysis and comparison, our research confirm that the water quality of

Ca Ty river flows through Phan Thiet city has now signs of pollution from production operations and activities of the city With the pace of socio-economic development and population growth as the present’s, without proper care, Ca Ty river’s water quality will be increasingly polluted and affect people's life quality as well as socio-economic development of the city Besides that, our research has also provided management for human resources, water quality monitoring, wastewater treatment system and law applying in water quality control with one purpose to improve the efficiency of water quality management of the city

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ xi

DANH MỤC HÌNH ẢNH xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Nội dung nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu , kỹ thuật sử dụng 4

6 Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học 5

6.1 Ý nghĩa thực tiễn 5

6.2 Ý nghĩa khoa học 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SÔNG NGÒI TP PHAN THIẾT 6

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên thành phố Phan Thiết 6

1.1.1 Vị trí địa lý [9] 6

1.1.2 Điều kiện tự nhiên [9] 7

1.1.3 Địa hình [9] 8

1.1.4 Địa chất, thủy văn và địa chấn 8

1.1.5 Thủy văn, hải văn 9

1.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội 10

1.2.1 Điều kiện tinh tế [9] 10

1.2.2 Điều kiện xã hội [9] 14

1.3 Các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển KT-XH ảnh hưởng đến môi trường 15

1.3.1 Thuận lợi 15

1.3.2 Những khó khăn – hạn chế: 15

1.4 Các áp lực đến môi trường nước mặt trên địa bàn Tp Phan Thiết 16

1.4.1 Áp lực gia tăng dân số và khía cạnh dân sinh 16

1.4.2 Áp lực của quá trình đô thị hóa 17

1.4.3 Áp lực của quá trình công nghiệp hóa 17

1.4.4 Áp lực của quá trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp 18

1.4.5 Áp lực từ phát triển ngành du lịch, dịch vụ 19

Trang 7

1.4.6 Một số nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường nước mặt 20

1.5 Tổng quan về các nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận [11] 20

1.6 Một số đặc điểm lưu vực sông Cà Ty 23

1.6.1 Phạm vi 23

1.6.2 Đặc điểm địa hình [11] 25

1.6.3 Đặc điểm mạng lưới sông suối 25

1.6.4 Đặc điểm thủy văn 27

1.7 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 28

1.7.1 Ô nhiễm nước do nước thải khu dân cư 29

1.7.2 Ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp 31

1.7.3 Ô nhiễm do nước thải y tế 34

1.7.5 Ô nhiễm nước do nước thải từ các hoạt động du lịch, dịch vụ 35

1.7.5 Ô nhiễm nước do nước chảy tràn mặt đất 35

1.8 Một số tác nhân gây ô nhiễm nước mặt 36

1.8.1 Ô nhiễm nước do tác nhân vật lý và hóa học 36

1.8.2 Ô nhiễm nhiệt 37

1.8.3 Các hợp chất hữu cơ 37

1.8.4 Dầu mỡ 38

1.8.5 Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học 38

1.9 Các chỉ số chỉ tiêu đo lường 39

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 Đối tượng nghiên cứu 43

2.2 Phương pháp nghiên cứu 44

2.3 Phương pháp phân tích và khảo sát 49

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

3.1 Diễn biến hiện trạng chất lượng nước sông Cà Ty đoạn chảy vào Tp Phan Thiết52 3.1.1 Sự biến đổi của pH 52

3.1.2 Diễn biến hàm lượng TSS 55

3.1.3 Diễn biến hàm lượng DO 59

3.1.4 Diễn biến hàm lượng BOD 5 62

3.1.5 Diễn biến hàm lượng COD 65

3.1.6 Diễn biến hàm lượng NO 3 69

3.1.7 Diễn biến hàm lượng PO 4 72

3.1.8 Diễn biến hàm lượng Cl - 75

3.1.9 Diễn biến hàm lượng Fe 79

3.1.10 Diễn biến hàm lượng dầu mỡ động thực vật 84

3.1.11 Diễn biến hàm lượng Coliforms 87

3.2 Nhận xét đánh giá tổng quát mức độ ô nhiễm sông Cà Ty đoạn chảy vào thành phố Phan Thiết 91

3.3 Tác động do suy thoái môi trường nước tới sức khỏe con người và các vấn đề kinh tế - xã hội 93

Trang 8

3.3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 93

3.3.2 Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội 97

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT 98

4.1 Thực trạng quản lý môi trường ở địa phương 98

4.1.1 Những thành công 98

4.1.2 Những tồn tại, thách thức 100

4.2 Đề xuất biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 100

4.2.1 Quy hoạch chiều cao đất xây dựng 100

4.2.2 Quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải 100

4.2.3 Quy hoạch cấp nước 102

4.3 Đề xuất biện pháp hoàn thiện khung pháp lý về môi trường 103

4.3.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 103

4.3.2 Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường nước 103

4.3.3 Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường nước 104

4.3.4 Tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường nước 105

4.3.5 Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường 106

4.4 Đề xuất biện pháp tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh 107

4.5 Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tại thành phố Phan Thiết đến năm 2020110 4.5.1 Đề xuất các dự án về xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt110 4.5.2 Đề xuất các dự án về giải quyết các vấn đề môi trường do các nguồn thải điểm gây ô nhiễm 110

4.5.3 Đề xuất các dự án về chương trình thu gom và xử lý chất thải khu vực đô thị 111

4.5.4 Đề xuất các dự án về chương trình quản lý và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 111

4.5.5 Đề xuất các dự án về triển khai áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn 112

4.5.6 Đề xuất các dự án về bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn 112

4.5.7 Đề xuất các dự án về chương trình phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý và kiểm soát ô nhiễm vùng du lịch 112

4.5.8 Đề xuất các dự án các chương trình hành động hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường 113

4.6 Tổ chức thực hiện 113

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤLỤC 1

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANQP : An ninh quốc phòng;

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường;

TNMT : Tài nguyên và Môi trường;

BVMT : Bảo vệ môi trường;

BVTV : Bảo vệ thực vật;

CCN : Cụm công nghiệp;

KCN : Khu công nghiệp;

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học;

COD : Nhu cầu oxy hóa học;

DO : Nhu cầu oxy hòa tan;

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam;

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam;

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép;

QLNN : Quản lý nhà nước;

QĐ : Quyết định;

UBND : Ủy ban Nhân dân;

U.S EPA : Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh

tế (giá hiện hành) [9] 12

Bảng 1 2: Các đặc trưng chính của các sông tỉnh Bình Thuận 21

Bảng 1 3: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Cà Ty 27

Bảng 1 4: Dự báo lượng nước thải phát sinh tại vào năm 2012, 2020 30

Bảng 1 5: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (chưa xử lý) 30

Bảng 1 6: Dự báo tải lượng trung bình các chất thải sinh hoạt năm 2011, 2015 30

Bảng 1 7: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải KCN, CCN 33

Bảng 1 8: Ước tính lưu lượng nước thải do hoạt động du lịch phát sinh năm 2011, 2015 35 Bảng 2 1: Công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Phan Thiết 45

Bảng 2 2: Tọa độ nguồn thải cố định trên sông Cà Ty (đoạn khảo sát) 46

Bảng 2 2: Phương pháp phân tích và dụng cụ lấy mẫu thiết bị phân tích 50

Bảng 3 1: Kết quả đo độ pH tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, và vị trí cầu Trần Hưng Đạo 52

Bảng 3 2: Kết quả đo độ pH tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 54

Bảng 3 3: Kết quả phân tích hàm lượng TSS tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 55

Bảng 3 4: Kết quả phân tích hàm lượng TSS tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 58

Bảng 3 5: Kết quả phân tích hàm lượng DO tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 59

Bảng 3 6: Kết quả phân tích hàm lượng DO tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 61

Bảng 3 7: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 62

Bảng 3 8: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 64

Bảng 3 9: Kết quả phân tích hàm lượng COD tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 65

Bảng 3 10: Kết quả phân tích hàm lượng COD tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 68

Bảng 3 11: Kết quả phân tích hàm lượng NO3- tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 69

Bảng 3 12: Kết quả phân tích hàm lượng NO3- tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 71

Bảng 3 13: Kết quả phân tích hàm lượng PO43- tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 72

Trang 11

Bảng 3 14: Kết quả phân tích hàm lượng PO43- tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 74 Bảng 3 15: Kết quả phân tích hàm lượng Cl-

tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 76 Bảng 3 16: Kết quả phân tích hàm lượng Cl-

tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 78 Bảng 3 17: Kết quả phân tích hàm lượng Fe tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 80 Bảng 3 18: Kết quả phân tích hàm lượng Fe tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 82 Bảng 3 19: Kết quả phân tích hàm lượng dầu mỡ động thực vật tại điểm cầu Cà Ty, Cầu

Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 84 Bảng 3 20: Kết quả phân tích hàm lượng dầu mỡ động thực vật tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 86 Bảng 3 21: Kết quả phân tích hàm lượng Coliforms tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 87 Bảng 3 22: Kết quả phân tích hàm lượng Coliforms tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 89

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3 1: Diễn biến của pH lưu vực sông Cà Ty tại thời điểm triều cường 53 Biểu đồ 3 2: Diễn biến của pH lưu vực sông Cà Ty tại thời điểm triều kiệt 53 Biểu đồ 3 3: Diễn biến của pH tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 54 Biểu đồ 3 4: Diễn biến hàm lượng TSS tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 56 Biểu đồ 3 5: Diễn biến hàm lượng TSS tại cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 56 Biểu đồ 3 6: Diễn biến hàm lượng TSS tại đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 58 Biểu đồ 3 7: Diễn biến hàm lượng DO tại cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 60 Biểu đồ 3 8: Diễn biến hàm lượng DO tại cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 60 Biểu đồ 3 9: Diễn biến hàm lượng DO tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 62 Biểu đồ 3 10: Diễn biến hàm lượng BOD5 tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 63 Biểu đồ 3 11: Diễn biến hàm lượng BOD5 tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 64 Biểu đồ 3 12: Diễn biến hàm lượng BOD5 tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 65 Biểu đồ 3 13: Diễn biến hàm lượng CODtại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 66 Biểu đồ 3 14: Diễn biến hàm lượng CODtại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 67 Biểu đồ 3 15: Diễn biến hàm lượng COD tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 68 Biểu đồ 3 16: Diễn biến hàm lượng NO3- tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 70 Biểu đồ 3 17: Diễn biến hàm lượng NO3- tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 70 Biểu đồ 3 18: Diễn biến hàm lượng NO3- tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 71 Biểu đồ 3 19: Diễn biến hàm lượng PO43- tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 73 Biểu đồ 3 20: Diễn biến hàm lượng PO43- tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 73 Biểu đồ 3 21: Diễn biến hàm lượng PO43- tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 75

Trang 13

Biểu đồ 3 22: Diễn biến hàm lượng Cl- tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 77 Biểu đồ 3 23: Diễn biến hàm lượng Cl- tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 77 Biểu đồ 3 24: Diễn biến hàm lượng Cl- lưu vực sông Cà Ty tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 79 Biểu đồ 3 25: Diễn biến hàm lượng Fe tổng tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 81 Biểu đồ 3 26: Diễn biến hàm lượng Fe tổng tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 81 Biểu đồ 3 27: Diễn biến hàm lượng Fetc tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 83 Biểu đồ 3 28: Diễn biến àm lượng dầu mỡ động thực vật tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo 84 Biểu đồ 3 29: Diễn biến hàm lượng dầu mỡ động thực vật tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 85 Biểu đồ 3 30: Diễn biến hàm lượng dầu mỡ tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 86 Biểu đồ 3 31: Diễn biến hàm lượng Coliforms tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường 88 Biểu đồ 3 32: Diễn biến hàm lượng Coliforms tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 89 Biểu đồ 3 33: Diễn biến hàm lượng Coliformstại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m 90

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Phan Thiết 6

Hình 2: Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Bình Thuận 22

Hình 3: Sông Cà Ty đoạn chảy qua Tp Phan Thiết 23

Hình 4: Bản đồ vệ tinh Sông Cà Ty đoạn chảy qua Tp Phan Thiết 24

Hình 5: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 28

Hình 6: Cống thải nước thải trực tiếp ra sông 29

Hình 7: Hình ảnh hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn xung quanh bờ sông Cà Ty 36

Hình 8: Bản đồ nguồn thải cố định trên sông Cà Ty và các điểm lấy mẫu phân tích 48

Trang 15

MỞ ĐẦU

Thành phố Phan Thiết là đô thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, công nghiệp, khai thác chế biến hải sản của tỉnh Bình Thuận Đây là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng

về an ninh quốc phòng Thành phố có 14 phường nội thị và 04 xã ngoại thị (Thiện Nghiệp, Phong Nẫm, Tiến Lợi, Tiến Thành), tổng diện tích tự nhiên là 206,4659

km2, và có chiều dài bờ biển 57,4 km

Bên cạnh việc phát triển về kinh tế và xã hội thì các hoạt động có liên quan đang góp phần làm cho chất lượng môi trường bị xuống cấp về mọi mặt Đó là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở dịch vụ thương mại, phát triển công nghiệp… Trong đó, tác động của phát triển đô thị đối với tài nguyên thiên nhiên được xác định một cách rõ nhất là những tác động đến tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất và các hệ sinh thái Có thể phân loại các tác động

về môi trường của hoạt động này đối với tài nguyên nước như là những tác động trước mắt và lâu dài Nên việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường dựa trên việc phân tích chất lượng nước mặt tại các khu vực trên địa bàn thành phố Phan Thiết, đối chiếu với các chỉ số cho phép theo quy chuẩn quy định là vấn đề cần thiết hiện nay

Do đó, Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông

Cà Ty – Đề xuất biện pháp quản lý” nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá hiện trạng

và từ đó đề xuất các biện pháp để bảo vệ chất lượng nước sông Cà Ty nói riêng, chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn Tp.Phan Thiết nói chung Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hiện trạng chất lượng môi trường nước trên địa bàn thành phố Phan Thiết, và góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường tiến tới phát triển bền vững

1 Đặt vấn đề

Từ các động lực nêu trên các câu hỏi nghiên cứu của đề tài được đặt ra là:

Trang 16

- Hiện trạng thu gom, xử lý nước thải và xả thải của các cơ sở kinh doanh dịch

vụ, các công ty, doanh nghiệp, các nguồn nước thải của thành phố Phan Thiết

- Thực trạng quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đối với việc thu gom, xử lý nước thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các công ty, doanh nghiệp

- Hiện trạng chất lượng nước sông Cà Ty

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cà Ty đoạn chảy qua thành phố Phan Thiết nhằm đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ chất lượng nguồn nước

2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cà Ty

Mục tiêu 2: Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn thải vào sông Cà Ty Mục tiêu 3: Đề xuất các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sông Cà Ty

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài là chất lượng nước sông Cà Ty

Phạm vi nghiên cứu: Sông Cà Ty lưu vực chảy qua Tp Phan Thiết và khu vực

cửa sông Cà Ty

Phạm vi: Một số vị trí dọc theo sông Cà Ty trên địa bàn Tp.Phan Thiết Cụ thể lấy mẫu tại các vị trí: Cầu Phú Hội; Cầu Cà Ty; Cầu Lê Hồng Phong; Cầu Trần Hưng Đạo

Trang 17

4 Nội dung nghiên cứu

4.1 Kế thừa số liệu quan trắc, lấy mẫu phân tích chất lượng nước sông Cà Ty (lưu vực chảy vào Tp.Phan Thiết)

Điều tra, thu thập số liệu có sẵn về hiện trạng chất lượng nước sông Cà Ty từ công tác quan trắc hiện trạng môi trường – Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Thuận, Chi cục Bảo vệ môi trường Bình Thuận

4.2 Đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động của các cơ

sở xả thải vào nguồn nước sông Cà Ty

- Dự báo, thống kê, lưu lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở hoạt động gắn với quy hoạch phát triển KT-XH và công nghiệp chung của tỉnh Bình Thuận đến năm 2015

- Phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng và khả năng gây ô nhiễm đến môi trường nước sông Cà Ty do các hoạt động của các cơ sở phát sinh nước thải

4.3 Đề xuất các giải pháp khả thi

Các giải pháp công trình bao gồm:

- Công nghệ thích hợp xử lý nước thải sinh hoạt quy mô khác nhau

- Xử lý nước thải các ngành công nghiệp chính trên lưu vực sông

- Nạo vét khơi thông dòng tăng khả năng tự làm sạch của sông Cà Ty

- Vận hành hệ thống công trình thu nước, hồ chứa nước

Các giải pháp phi công trình bao gồm:

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sông Cà Ty cho cộng đồng và doanh nghiệp

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường lưu vực sông

- Giải pháp thể chế và chính sách

- Áp dụng các công cụ kinh tế

Trang 18

- Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường

- Giải pháp bảo vệ rừng đầu nguồn, canh tác nông nghiệp bền vững

Xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ khai thác nguồn nước sông Cà Ty lưu vực qua Tp Phan Thiết:

- Cơ sở và căn cứ xây dựng

- Xây dựng các nhiệm vụ và kế hoạch hành động cụ thể quản lý và xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nguồn nước với các nội dung và mục tiêu cụ thể

- Đề xuất các lộ trình triển khai kế hoạch hành động cải thiện chất lượng nguồn nước bảo vệ dòng sông

5 Phương pháp nghiên cứu , kỹ thuật sử dụng

Đề tài được thực hiện dựa trên một số phương pháp như sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp thông tin, tài liệu về đối tượng nghiên cứu trên các nguồn như: giáo trình, sách báo, internet,…

- Phương pháp kế thừa: sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về

hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khí tượng thủy văn, và các vấn đề có liên quan khác trên lưu vực sông Cà Ty phần chảy qua thành phố Phan Thiết

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: thực hiện điều tra thống kê tại các nguồn

phát sinh nước thải (các cơ sở, doanh nghiệp, bệnh viện, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…) các biểu mẫu được xây dựng sẵn và phỏng vấn để thu thập các thông tin cần thiết, đồng thời kiểm tra các tài liệu đã có

- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực tế phục vụ đánh giá kinh tế xã

hội xác định các nguồn thải, các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, khảo sát địa hình, thủy văn dòng chảy… đánh giá việc chấp hành luật lệ môi trường…

- Phương pháp đo đạc hiện trường,lấy mẫu phân tích: khảo sát đo đạc bổ sung

tài liệu về địa hình, thủy văn, thủy lực, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường phục vụ đánh giá dự báo

Trang 19

- Phương pháp so sánh: kết quả phân tích được so sánh với quy chuẩn quy

định hiện hành

- Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp số liệu/ tài liệu

- Phương pháp mô hình toán: sử dụng mô hình thủy lực và mô hình chất lượng

nước để đánh giá đặc trưng thủy lực, động lực

6 Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

6.1 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả này có thể sử dụng cho các Sở, Ban ngành liên quan tham khảo và

hỗ trợ trong công tác báo cáo và cảnh báo hiện trạng môi trường lưu vực nước sông nói chung và sông Cà Ty nói riêng

6.2 Ý nghĩa khoa học

- Công tác điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cà Ty

là bước đầu tiên quan trọng tiến tới việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm hiệu quả, bằng cách đề ra các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững

- Kết quả đề tài là bước mở đầu cho các công trình nghiên cứu tiếp theo dựa trên số liệu điều tra và thu thập được chất lượng nước sông Cà Ty

- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên hay học viên chuyên ngành môi trường thực hiện thực tập tốt nghiệp hay khóa luận tốt nghiệp

Trang 20

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SÔNG NGÒI TP

PHAN THIẾT 1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên thành phố Phan Thiết

1.1.1 Vị trí địa lý [9]

Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Phan Thiết Thành phố Phan Thiết có tổng diện tích tự nhiên là 206,4659 km2, chiều dài

bờ biển 57,4km Với tọa độ địa lý:

Trang 21

- Từ 10o42’10’’ đến 11o

Vĩ độ Bắc

- Từ 108o00’10’’ đến 108o21’30’’ Kinh độ Đông

Và được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp 02 huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình

- Phía Nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam

- Phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam

- Phía Đông giáp biển Đông

Thành phố Phan Thiết có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua, nối với

Tp Hồ Chí Minh và Tp Nha Trang, Quốc lộ 28 nối với Tp Đà Lạt và vùng Tây Nguyên, có hệ thống đường biển nối với các vùng kinh tế biển

1.1.2 Điều kiện tự nhiên [9]

Phan Thiết có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương và có nền nhiệt độ cao quanh năm Một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 với đặc điểm khô nóng và ít mưa Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, đặc biệt tháng 9, 10 thường có mưa lớn gây ngập úng, lũ lụt

c Mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm 1151 mm.

- Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất P = 1%: 211mm, P = 10%: 135,7mm

- Thời gian mưa kéo dài lâu nhất không vượt quá 24 giờ

Trang 22

d Lượng bốc hơi, độ ẩm

- Độ ẩm không khí trung bình 79,9%

- Độ ẩm không khí cao nhất 85%, độ ẩm không khí thấp nhất 71%

- Lượng bốc hơi 1.192mm

e Gió: chủ đạo theo 2 hướng chính

- Gió Đông thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Gió Tây thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9

- Tốc độ gió trung bình năm 3,2m/s

- Tốc độ gió mạnh nhất 23m/s (gió Tây)

g Bão: Theo tài liệu khí hậu vùng biển Việt Nam, vùng Thành phố Phan Thiết nằm

trong tọa độ ít bị ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới

- Khu vực xã Tiến Lợi, Tiến Thành có độ cao trung bình 45m, thấp nhất 84 m,

độ dốc < 10%, là khu vực thuận lợi xây dựng

Khu vực từ trung tâm thành phố đến Hòn Rơm: trừ phần đồi cát cao độ 50

-113 m không thuận lợi xây dựng, còn lại đất xây dựng thuận lợi và tương đối thuận lợi

1.1.4 Địa chất, thủy văn và địa chấn

a Địa chất:

- Đất yếu: ở vùng đầm lầy ven biển với độ dày 0,5 -1,5 m

Trang 23

- Đất mềm: phân bố ở vùng trung tâm của thành phố với độ dày từ 3 – 7 m

- Đất dính: phân bố trong toàn bộ thành phố với độ dày lớn hơn 4 m đến 10 m, gồm có 3 tầng: Đất cát có màu vàng nâu phân bố ở trên mặt; đất á sét có màu vàng nâu và đất sét phân bố ở tầng thấp hơn 7 m, màu xám

b Địa chất thủy văn:Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 10m Nước ngầm mạch nông xuất hiện ở độ sâu 1,5 – 3 m

Trang 24

Hmax: 1,12 m (tháng 12) ; Htrung bình: - 0,11m ; Hmin: -1,42 m

Biên độ triều cường 1,22 m, có thể sử dụng để tàu thuyền ra vào neo đậu tại cửa sông, cửa biển Một số năm gần đây do chế độ dòng chảy ven biển có sự đột biến gây xói lở nghiêm trọng bờ biển ở một số khu vực (phường Hưng Long, Mũi Né, ) Do đó, cần có biện pháp xây dựng kè đập chắn sóng,… để hạn chế tình trạng này

1.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Điều kiện tinh tế [9]

- Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận [7] Dân số trung bình của thành phố Phan Thiết theo thống kê năm 2011 là 218.007 người với 123.151 người trong độ tuổi lao động Mật độ dân số 1.058 người/km2 Tỷ lệ sinh là 18,01%, tỷ lệ chết là 4,98%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,03%

- Trong những năm qua, theo đà phát triển chung của xã hội, nền kinh tế của thành phố Phan Thiết có bước tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện và bắt đầu phát huy hiệu quả Tiềm năng, lợi thế của Thành phố được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm được từng bước nâng cao gắn với chế biến và xuất khẩu

- Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn Tp.Phan Thiết, từ năm 2010 đến năm

2011 tăng trưởng như sau: năm 2010: 15,68%, năm 2011:15,81% Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP theo nhóm ngành trên địa bàn Tp.Phan Thiết: Nông – Lâm – Thủy sản đạt 7,60%; Nông, Lâm nghiệp đạt 7,08%; Thủy sản đạt 7,08% GDP của Công nghiệp – xây dựng đạt 15,96%; trong đó Công nghiệp khai thác mỏ 4,22%; Công nghiệp chế biến 15,77%; Công nghiệp sản xuất phân phối điện nước 18,16% Xây dựng cơ bản giảm chỉ đạt 15,92% so với năm 2007 là 18,82% GDP của ngành Dịch vụ đạt 16,64%, trong đó Thương nghiệp đạt 11,67%, từ các hoạt động của Khách sạn, Nhà hàng đạt 21,35% Giáo dục và đào tạo tăng so với các năm 2006

Trang 25

(16,22%), 2007 (16,93%) và đạt GDP là 17,24%, Y tế, cứu trợ xã hội gia tăng so với các năm 2005(14,25%), 2006 (17,75%), 2007 (17,32%) và GDP đạt 19,91%

Trang 26

Bảng 1 1: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế (giá hiện hành) [9]

GDP theo giá hiện hành

Phân theo nhóm ngành

Phân theo ngành chi tiết

Trang 28

1.2.2 Điều kiện xã hội [9]

Lĩnh vực xã hội có nhiều mặt chuyển biến tích cực

- Thực hiện cuộc vận động "hai không" trong giáo dục đi dần vào nề nếp, đạt kết quả tiến bộ; việc tổ chức thi học kỳ, xét tốt nghiệp tiểu học, THCS, thi tốt nghiệp THPT được tổ chức khá nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng quy định, chú trọng nâng chất lượng dạy và học ở các cấp phổ thông

- Các xã phường đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

- Các xã phường được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường không để dịch bệnh xảy ra; các chương trình y tế quốc gia được triển khai đều ở các tuyến trên toàn thành phố Công tác khám chữa bệnh người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới

6 tuổi được tập trung thực hiện Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được đẩy mạnh Trên toàn tỉnh có 23 cơ sở y tế của nhà nước và 2 cơ sở y tế dân lập và 18 phường, xã có trạm y tế và cán bộ y tế

+ Các cơ sở của y tế của nhà nước bao gồm 04 bệnh viện với 990 giường bệnh,

01 phòng khám đa khoa khu vực với 30 giường bệnh, và 18 trạm y tế xã phường với

90 giường bệnh 893 cán bộ y tế ngành Y trong đó 199 bác sỹ trên đại học, 580 y

sỹ, kỹ thuật viên, 114 y tá và nữ hộ lý, 264 cán bộ y tế ngành dược với 20 dược sỹ cao cấp, 204 dược sỹ trung cấp, và 60 dược tá

+ Các cơ sở của Y tế dân lập bao gồm 101 giường bệnh: trong đó có 02 bệnh viện với 101 giường bệnh 117 cán bộ y tế ngành Y trong đó 26 bác sỹ trên đại học,

60 Y sỹ, kỹ thuật viên, 14 y tá và nữ hộ lý, 16 cán bộ y tế ngành dược với 01 dược

sỹ cao cấp, 15 dược sỹ trung cấp, và 05 dược tá

- Hoạt động văn hoá, thể thao, phát thanh truyền hình bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân

- Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm

2011 trên toàn thành phố nói chung với các khu phố đăng ký xây dựng bao gồm

Trang 29

42.901 hộ gia đình đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”, trong đó 37.547 hộ được công nhận đạt gia đình văn hóa

1.3 Các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển KT-XH ảnh hưởng đến môi trường

1.3.1 Thuận lợi

- Thành phố Phan Thiết có vị trí rất chiến lược, nằm trong Vùng kinh tế Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên và nằm trong khu vực ảnh hưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thành phố nằm cách không xa thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi cho việc giao lưu trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại và dịch vụ du lịch, dịch vụ dầu khí, gắn với trục phát triển kinh tế biển, trục phát triển hệ thống đô thị vùng và trục kinh tế quốc gia Tp Phan Thiết là cửa ngõ trung chuyển khách du lịch, thương mại dịch vụ giữa Tp Hồ Chí Minh và khu vực phía Bắc, chia sẻ về thương mại dịch vụ, các ngành công nghiệp đa ngành …

- Thành phố Phan Thiết có khí hậu thời tiết, các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, rừng, nước, khóang sản, tài nguyên du lịch…) đa dạng, phong phú là nguồn lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế như thương mại, dịch vụ du lịch, nông lâm nghiệp tạo động lực phát triển đô thị

- Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, người dân cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo và đoàn kết Khả năng thu hút dân cư, lao động và các nguồn đầu tư cao, vùng lân cận đô thị phát triển khá thuận lợi, là động lực thúc đẩy cho đô thị phát triển bền vững

1.3.2 Những khó khăn – hạn chế:

- So với các đô thị khác trong vùng là Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang thì Tp Phan Thiết không có sân bay, chưa có cảng biển đi trực tiếp ra quốc tế, hạn chế rất lớn đến việc giao lưu hàng hóa, thương mại, dịch vụ du lịch, làm giảm tốc

độ phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa của thành phố

Trang 30

- Hạn chế lớn nhất của vùng này là khí hậu khô hạn, diện tích đất cát lớn, thiếu nước vào mùa khô, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Nhiều khu vực đất cồn cát, khu vực ven sông, ven biển dễ bị ngập lụt, sạt lở bờ biển, gây thiệt hại nhiều về kinh tế xã hội và phát triển đô thị

- Các khu dân cư và làng nghề chế biến cá, nước mắm hiện một số còn nằm xen kẽ với khu dân cư; vì vậy mùi cá, nước mắm gây khó chịu

- Tp Phan Thiết chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Toàn bộ nước thải sinh hoạt của thành phố chảy ra 2 con sông chính là sông Cái và sông Cà Ty

- Hiện tượng xâm thực bờ biển ngày càng gia tăng để khắc phục tình trạng này

kè đá đã được xây dựng dọc theo bãi biển để bảo vệ Tuy nhiên, đến nay, thuỷ triều lên cao sát kè đá làm ngập nhiều đoạn bờ biển khiến cho du khách không còn chỗ tắm biển hoặc gây nguy hiểm khi tắm biển

- Môi trường một số điểm du lịch, dân cư không đảm bảo, có nguy cơ suy thoái về môi trường nếu không có các giải pháp khắc phục Trong đó đặc biệt là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế biển như:

+ Vấn đề xử lý rác thải, chất thải, mùi hôi của các cơ sở chế biến hải sản và các loại phương tiện đánh bắt hải sản cũng như sinh hoạt của dân cư

+ Vấn đề di dời dân cư, di dời các khu chế biến hải sản nằm trong đô thị và nằm trong các khu du lịch

+ Vấn đề bố trí luồng lạch, neo đậu ghe thuyền, đánh bắt hải sản ven bờ với việc tổ chức các dịch vụ du lịch ven biển

- Vấn đề quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản với quy hoạch phát triển du lịch 1.4 Các áp lực đến môi trường nước mặt trên địa bàn Tp Phan Thiết

1.4.1 Áp lực gia tăng dân số và khía cạnh dân sinh

Dân số thành phố Phan Thiết năm 2011 là 218.007 người, mật độ dân số 1.058 người/km2 [9] Ước tính đến năm 2015, dân số Tp.Phan Thiết sẽ vào khoảng 328.000 người [10] Từ nay đến năm 2015, một lượng lớn người di dân tự do từ nông thôn lên

Trang 31

thành thị và từ các huyện, tỉnh khác về Tp.Phan Thiết sinh sống lập nghiệp Điều này có khả năng đẩy mật độ dân cư tại Tp.Phan Thiết lên cao

Việc gia tăng dân số cũng như tập trung dân số lớn sẽ gây áp lực mạnh đối với chính quyền sở tại trong việc giải quyết việc làm, chỗ ở và các tiện ích công cộng, nhất là các tiện ích về bảo vệ môi trường tại địa phương cần phải được đầu tư thích đáng Bởi vì quá trình gia tăng và tập trung dân cư đồng nghĩa với việc gia tăng và tập trung chất thải (rác thải, nước thải sinh hoạt, khí thải do phương tiện giao thông, khí thải và chất thải từ quá trình xây dựng, từ các họat động dịch vụ…) Ngoài ra, việc quản lý hành chính và công tác ngăn ngừa tệ nạn cũng là một áp lực lớn khi có

sự gia tăng dân số, dân sinh

1.4.2 Áp lực của quá trình đô thị hóa

Sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa Tp.Phan Thiết, điều này làm nảy sinh nhiều áp lực hơn đối với các đô thị Đó là: Sự gia tăng và tập trung dân số tại các đô thị sẽ phát sinh nhiều chất thải sinh hoạt, chất thải thương mại dịch vụ và xây dựng

Sự gia tăng dân số tại các đô thị gây sức ép đối với việc tập trung giải quyết các tiện ích công cộng như y tế, giáo dục, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải

và việc hình thành các công viên cây xanh, khu giải trí…

Áp lực giải quyết chất thải phát sinh trong nội tại đô thị và chất thải do các KCN thải ra ảnh hưởng đến các khu dân cư là khá cao trong trong giai đoạn sắp tới

1.4.3 Áp lực của quá trình công nghiệp hóa

Năm 2011, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.152 tỷ đồng, tăng 1,03% (1.152/1.118,2 tỷ đồng) so với cùng kỳ [9] Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phan Thiết, các cơ sở sản xuất nước đá và ngành tiểu thủ công nghiệp cơ bản ổn định Các cơ sở chế biến hải sản hoạt động thuận lợi nhờ có đủ nguồn nguyên liệu Khu công nghiệp Phan Thiết giai

Trang 32

đoạn I tiếp tục hoạt động ổn định; giai đoạn II san lắp mặt bằng được 85% (35/40,7 ha) và đang thi công các tuyến giao thông nội bộ Cụm chế biến hải sản Nam Cảng Phan Thiết có 23/95 cơ sở đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động Dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu quy hoạch chế biến nước mắm Phú Hài đang trình phê duyệt, các cụm công nghiệp còn lại đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hồ sơ đầu tư. [10]

Việc phát triển các khu/cụm công nghiệp trên một diện rộng mang lại lợi ích kinh tế khá rõ nét Tuy nhiên, những áp lực do quá trình phát triển này mang lại là khá cao, đặc biệt là các áp lực mang tính xã hội, môi trường

- Quá trình công nghiệp hóa gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính và ngăn ngừa các tệ nạn xuất phát từ các khu dân cư gần các khu/cụm công nghiệp

- Công nghiệp hóa làm chuyển dịch một cách sâu sắc cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế tại các địa phương Nguồn thu ngân sách các địa phương giảm xuống do phần lớn lao động, các họat động kinh tế khác chuyển sang công nghiệp, vốn không thuộc quản lý của địa phương đó

- Công nghiệp hóa làm gia tăng mạnh mẽ các chất thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải Một mặt ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; một mặt gia tăng áp lực giải quyết các chất thải này

1.4.4 Áp lực của quá trình phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp

Trong 6 tháng năm 2011 sản lượng hải sản khai thác ước đạt 23.800 tấn, đạt 45,80% kế hoạch và bằng 108,9% so cùng kỳ Tình hình ngư trường tương đối thuận lợi, các thuyền nghề công suất nhỏ sản lượng khai thác đạt khá Sản xuất tôm giống tương đối ổn định, 6 tháng đầu năm sản xuất tôm giống ước đạt 155 triệu post, đạt 51,7% kế hoạch và bằng 91,93% so cùng kỳ, đóng mới được 01 thuyền/400CV đạt 20% kế hoạch Năng lực tàu thuyền trên địa bàn thành phố là 2.374 thuyền/203.750CV, trong đó: tàu có công suất trên 20CV là 1.818 thuyền/197.289CV, tàu có công suất trên 90CV là 646 chiếc, dưới 20CV là 556 chiếc [9]

Trang 33

Phần lớn diện tích nông, lâm nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích phát triển giao thông, đô thị và công nghiệp Đất nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi một diện tích khá lớn, để đảm bảo sản lượng cũng như thu nhập, nông dân với thói quen từ lâu sẽ sử dụng càng nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu để canh tác nông nghiệp Đây là một áp lực lớn đối với môi trường Bên cạnh đó hầu như các cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV không đảm bảo vệ sinh môi trường, số lượng các cơ sở kinh doanh loại hình này không ngừng gia tăng hàng năm

Các cơ sở chế biến thủy hải sản quy mô hộ gia đình, công nghệ thủ công nên

dễ gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra, do quy mô nhỏ, vốn ít nên khả năng đầu tư bảo vệ môi trường là rất thấp

Việc phát triển ngư nghiệp cũng tạo áp lực đối với môi trường Đây là loại hình kinh tế khá đặc thù, chúng vừa chịu ảnh hưởng bởi chất thải từ các hoạt động khác nhưng cũng là nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sinh họat cũng như họat động nông nghiệp trong vùng

1.4.5 Áp lực từ phát triển ngành du lịch, dịch vụ

Trong thời gian tới Bình Thuận sẽ là điểm dừng quan trọng của tour du lịch

"Con đường di sản miền Trung" Khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né mang tầm quốc gia và quốc tế Thành phố Phan Thiết là trung tâm du lịch của tỉnh, liên kết chặt chẽ với các cụm du lịch trong tỉnh và các vùng du lịch trong cả nước Xây dựng các khu

du lịch trọng điểm tại Tiến Thành - Phú Hài - Mũi Né - Hòn Rơm - Hòa Thắng - Bình Thạnh - Vĩnh Hảo, Thuận Quý - Kê Gà - La Gi một số khu, điểm du lịch tầm

cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước trong khu vực Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, thể thao biển, thương mại – hội nghị, hội thảo

Phát triển thương mại dịch vụ, xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ quốc tế tại Tp Phan Thiết – Mũi Né, chợ đầu mối ở Phan Thiết, Hàm Thuận Nam Gia tăng

Trang 34

xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị, giảm xuất thô để tăng kim ngạch xuất khẩu

Việc đẩy mạnh phát triển ngành thương mại dịch vụ, du lịch sẽ đem lại bộ mặt mới cho Tp.Phan Thiết trong tương lai nhưng cũng là áp lực nặng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước

1.4.6 Một số nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường nước mặt

Các nguyên nhân sâu xa của vấn đề ô nhiễm nước ở mức độ nghiêm trọng:

- Việc đầu tư xây dựng các hệ thống cống thu gom nước thải chưa hoàn chỉnh,

hệ thống xử lý nước nước thải tập trung ở khu vực còn chưa được đầu tư xây dựng

- Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đầu tư xây dựng, chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường

- Ý thức về vệ sinh môi trường của người dân và doanh nghiệp còn yếu, kém., hạn chế

- Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa thường xuyên và chưa sâu sát

- Sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng

- Ưu tiên phát triển kinh tế mà chưa chú ý đến các hậu quả về mặt môi trường

- Các văn bản pháp luật về việc loại thải các chất thải còn hạn chế, chưa thống nhất và chưa có hướng dẫn rõ ràng

- Sự phân tán quyền lực: Thường thì một lưu vực nằm dưới nhiều quyền hạn chính trị khác nhau Trong một số nước hay một số quốc gia, các tổ chức chịu trách nhiệm về nước sạch không kiểm soát được các hoạt động gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước

1.5 Tổng quan về các nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận [11]

Kết quả tổng thống kê, tổng hợp một số đặc trưng của các sông chính của tỉnh Bình Thuận được trình bày ở bảng sau đây:

Trang 35

Bảng 1 2: Các đặc trưng chính của các sông tỉnh Bình Thuận

Tên sông

Chiều dài sông (km)

Chiều dài lưu vực (km)

Bề rộng bình quân lưu vực (km)

Diện tích lưu vực (km 2 )

Mật độ lưới sông (km/km 2 )

Hệ số uốn khúc

Trang 36

Hình 2: Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Bình Thuận

Trang 37

1.6 Một số đặc điểm lưu vực sông Cà Ty

1.6.1 Phạm vi

Sông Cà Ty là hợp lưu của 02 sông là sông Móng và sông Ka Bét tại ngã ba thuộc xã Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam Sông Móng và sông Ka Bét đều bắt nguồn từ huyện Tánh Linh ở cao độ 1.300 m và tiếp giáp với lưu vực sông La Ngà

Sông Cà Ty là một trong những sông lớn thuộc tỉnh Bình Thuận, có chiều dài hơn 50 km, bắt nguồn từ xã Hàm Thạch, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua đồng bằng Phan Thiết rồi đổ ra cửa biển tại cửa Phan Thiết

Hình 3: Sông Cà Ty đoạn chảy qua Tp Phan Thiết

Trang 38

Hình 4: Bản đồ vệ tinh Sông Cà Ty đoạn chảy qua Tp Phan Thiết

Trang 39

Các đặc điểm hình thái lưu vực sông Cà Ty:

- Diện tích lưu vực : 753 km2;

- Chiều dài sông chính : 56 km;

- Chiều dài lưu vực : 45 km;

- Cao độ bình quân lưu vực : 159;

1.6.3 Đặc điểm mạng lưới sông suối

Trong lưu vực còn có một số nhánh sông, suối nhỏ sau:

- Suối Cẩm hang: Bắt nguồn từ những dẫy núi cao phía Bắc chảy theo hướng

Bắc Nam, đến tuyến đường phan Thiết – Mương Mán dòng chảy được phân chia thành hai nhánh Nhánh suối Bà Tiên là nhánh chính, chảy theo hướng Tây - Đông,

Trang 40

có chiều dài 12 km (tính từ phân lưu đến hợp lưu Suối Lớn) Lòng sông quanh co nhiều gấp khúc, độ dốc bé Nhánh rạch Mương cái chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là nhánh phụ, có chiều dài 03 km, lòng sông tương đối thẳng Đoạn đầu lòng sông hẹp và nông, chiều rộng bình quân 3 m – 5 m, đoạn cuối lòng dẫn rộng và sâu hơn, chiều rộng bình quân 5 m – 7 m

- Mương Thị: bắt nguồn từ Bàu Lúa, chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam,

chiều dài suối tính đến hợp lưu Suối Chối vào khoảng 2,3 km

- Suối Choi: Chảy theo hướng Bắc – Nam

- Suối Găng làng: Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

- Suối Sâu: bắt nguồn từ những dẫy núi cao có độ cao trung bình +170 m,

chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài 14 km, diện tích lưu vực 24 km2

- Suối Bà Thiềm: đoạn trước Bầu chảy theo hướng bắc Nam đoạn sau bầu

chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài tính từ thượng nguồn đến hợp lưu suối khoảng 13 km

- Suối Tân Định: chảy theo hướng Tây bắc Đông nam, có chiều dài khoảng

4,5 km, dòng chảy đoạn đầu khá quanh co và sâu, đoạn sau tương đối thẳng, lòng dẫn cạn

- Sông Bến lội (Sông Cầu kè): Là hợp lưu của suối Lớn và suối Bà Trường,

dòng sông quanh co, lòng dẫn mở rộng dẫn ra phía cửa biển Đoạn đầu lòng dẫn bị

co hẹp do việc lấn chiếm để nuôi trồng thuỷ sản

Thượng nguồn Sông Cà Ty là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho đồng bằng Phan Thiết, ngoài ra sông Cà Ty còn là đường giao thông thủy và là nơi neo đậu thuyền bè của Thành phố Phan Thiết

Ngày đăng: 20/12/2015, 06:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê Huy Bá (2000). “Sinh thái môi trường ứng dụng”. NXB Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái môi trường ứng dụng
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2000
[2]. Lê Huy Bá, GS.TS Lâm Minh Triết 2002. “Sinh Thái Môi Trường học cơ bản”. NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh Thái Môi Trường học cơ bản
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
[3]. Hoàng Hưng (2005). “Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước”. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Tác giả: Hoàng Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2005
[4]. Hoàng Hưng (2007). “Thủy lực học ứng dụng trong môi trường”. Giáo trình trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủy lực học ứng dụng trong môi trường
Tác giả: Hoàng Hưng
Năm: 2007
[5]. Hoàng Hưng. “Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
[6]. Nguyễn Thanh Sơn (2005) “Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam” – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
[7]. Nguyễn Thế Chinh (2003) “Kinh tế và quản lý môi trường” – NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và quản lý môi trường
Nhà XB: NXB Thống kê
[9]. Cục thống kê tỉnh Bình Thuận (2012) “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2012
[10]. Nguyễn Viết Phổ (1990) “Sông ngoài Việt Nam”, NXB Khoa học – Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sông ngoài Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học – Kỹ thuật
[11]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Thiết đến năm 2025” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Thiết đến năm 2025
[8]. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Khác
[14]. Tình hình Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 của.Tp.Phan Thiết Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w